Chuyển đến nội dung chính

ĐÂU LÀ SỰ THẬT 9

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Mâu Thuẫn Của Thuyết Tiến Hóa Darwin Full

Học thuyết tiến hóa của Darwin

Chiến thắng của tư tưởng Duy vật biện chứng và Chân lý khách quan khoa học 

Phép biện chứng duy vật

Thế giới quan là hệ thống những quan niệm của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới, nhằm giải đáp những vấn đề về nguồn gốc, mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người. Thế giới quan là sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin. Do đó có thể coi thế giới quan là lăng kính qua đó con người xem xét, nhìn nhận thế giới, từ đó định hướng cuộc sống, chi phối nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Khác với thần thoại và tôn giáo, triết học là lý luận về thế giới quan, diễn tả những vấn đề của thế giới quan không phải bằng niềm tin tôn giáo hay thuần thoại mà bằng hệ thống các khái niệm, các phạm trù lý luận. Chỉ có triết học mới có thể giải quyết được những vấn đề chung nhất của thế giới quan mà không một ngành khoa học cụ thể nào có thể làm được.
Phép biện chứng duy vật của Karl Marx là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, nhờ đó nó đã khắc phục được những hạn chế trước đây của phép biện chứng chất phác và biện chứng duy tâm, và thực sự trở thành một lĩnh vực khoa học. Có thể nói phép biện chứng duy vật là hệ thống tri thức lý luận khoa học, phản ánh thế giới một cách biện chứng, vạch ra những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Phép biện chứng duy vật gồm hai nguyên lý cơ bản là Nguyên lý về Mối Quan hệ Phổ biến và Nguyên lý Phát triển của các sự vật và hiện tượng. Từ hai nguyên lý cơ bản đó, phép biện chứng duy vật nêu lên ba quy luật cơ bản bao gồm: Quy luật Thống nhất và Đấu tranh giữa các mặt đối lập, Quy luật Lượng Chất và Quy luật Phủ định của Phủ định.
Nguyên lý về Mối Quan hệ Phổ biến là mối liên hệ giữa các sự vật với nhau bao gồm mối liên hệ bên ngoài và mối liên hệ bên trong. Nguyên lý này giúp ta thực hiện nguyên tắc toàn diện trong nhận thức, xem xét để tìm ra các mối liên hệ, trong đó có mối liên hệ chủ yếu quyết định và ảnh hưởng đến toàn bộ các mối liên hệ khác.
Nguyên lý Phát triển của các sự vật và hiện tượng xem bất kỳ sự vật nào cũng vận động và phát triển không ngừng. Nguyên tắc này giúp ta xem xét các sự việc trong trạng thái động, khái quát xu hướng chung của sự vận động là xu hướng đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Sự vận động đi lên có thể diễn ra theo chiều hướng từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.
Quy luật Thống nhất và Đấu tranh giữa các mặt đối lập có vị trí quan trọng vạch ra  nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Nghiên cứu quy luật này phải thừa nhận mâu thuẫn khách quan và là hiện tượng phổ biến. Mỗi sự vật và hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau nhưng lại liên hệ ràng buốc với nhau tạo thành mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn tạo tiền đề cho sự vật phát triển đi lên.
Quy luật Lượng Chất chỉ ra sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại. Đó là cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật. Sự thay đổi về lượng ở một giới hạn nào đó dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt chất và lượng tạo nên con đường vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần dần cho bước nhảy vọt tiếp theo, cứ thế làm cho sự vật không ngừng biến đổi và phát triển.
Quy luật Phủ định của Phủ định là quy luật chỉ ra khuynh hướng của sự vận động và phát triển của sự vật. Thông qua một số lần phủ định thì sự vật cũ mất đi, cái mới dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở mới cao hơn, hoàn thiện hơn và tiến bộ hơn, đó là sự phát triển theo đường xoáy trôn ốc. 

Học thuyết Tiến hóa của Darwin

Sự nhìn nhận và hiểu biết về bản chất sự sống tùy thuộc vào trình độ khoa học của từng thời đại và quan điểm triết học của nhà khoa học. Ngay từ khi con người nhận thức được sự hiện diện của mình trong thế giới xung quanh thì câu hỏi được đặt ra đầu tiên là về nguồn gốc sự sống và nguồn gốc của chính con người. Quan điểm về sự sống là lĩnh vực đấu tranh quyết liệt và không khoan nhượng giữa các trường phái triết học khác nhau qua mọi thời đại. 
Mặc dù những kiến thức sinh học đã được hệ thống lại ngay từ thời cổ Hy Lạp, nhưng lịch sử sinh học với tư cách là khoa học của sự sống cũng phải trải qua những thăng trầm và trì trệ do ảnh hưởng của những quan điểm triết học siêu hình, duy tâm, máy móc như quan điểm của các nhà Sinh Lực Luận về lực sống hay mầm sống. Điều này cản trở sự tìm kiếm bản chất đích thực của sự sống trong một thời gian rất dài .
Học thuyết Tế bào (Matthias Schleiden & Theodor Schwann 1838 – 1839) và Học thuyết Tiến hóa (Charles Darwin, 1859) ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử, đưa Sinh học từ một lĩnh vực nặng về quan sát và mô tả trở thành một ngành khoa học chính xác, đồng thời cũng là cơ sở vững chắc cho tư duy triết học duy vật biện chứng. Chính vì vậy, nhà duy vật biện chứng Fridrick Engels đã đánh giá rất cao các phát kiến này và cho rằng Học thuyết Tế bào, Học thuyết Tiến hóa và Định luật Bảo toàn Năng lượng là ba phát minh khoa học tự nhiên vĩ đại nhất của thế kỷ XIX.
Từ một nhà duy tâm theo tư tưởng Thiên chúa giáo coi muôn loài là do thượng đế sáng tạo ra và bất biến, Darwin sau những cuộc hành trình gian khổ nghiên cứu thực tế đã cho ra đời học thuyết Tiến hóa. Học thuyết Tiến hóa của Darwin cho rằng đặc tính thích nghi của cơ thể và sự đa dạng về loài là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, loài mới xuất hiện từ loài cũ, thông qua đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên.
Trong cuốn “Nguồn gốc các loài” Darwin cho rằng tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên là áp dụng cho tất cả các sinh vật, kể cả con người. Trong cuốn “Nguồn gốc loài người và chọn lọc sinh dục” ông khẳng định con người có nguồn gốc từ động vật và tổ tiên con người có chung nguồn gốc với khỉ.
Học thuyết Tiến hóa của Darwin như một bản tuyên ngôn chống lại quan điểm duy tâm siêu hình cho rằng loài có tính đứt đoạn, bất biến và không có mối liên hệ với nhau. Học thuyết Tiến hóa cũng thể hiện tính cách mạng trong tư duy về thế giới khi cho rằng thế giới là một thực thể khách quan luôn biến đổi và phát triển và có thể nhận thức được. Động lực của sự phát triển là những nhân tố tự nhiên, khách quan chứ không phải do một lực huyền bí siêu nhiên điều khiển. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý phát triển của sự vật và hiện tượng theo quan điểm biện chứng duy vật. Như vậy, Học thuyết Tiến hóa có thể được xem như là nền tảng của triết học duy vật biện chứng về thế giới sống. 

Học thuyết Tiến hóa Tổng hợp

Học thuyết Tiến hóa của Darwin đã làm cuộc cách mạng thực sự trong khoa học và tư duy. Tuy vậy, vào thời kỳ Học thuyết Tiến hóa ra đời, một số vấn đề vẫn chưa giải thích được và được xem là những điểm yếu của Học thuyết Tiến hóa của Darwin. Ngay cả Darwin cũng chưa lý giải được cơ chế di truyền các đặc điểm thích nghi. Darwin đề cập đến hiện tượng biến dị của cá thể trong quần thể. Ông cho rằng điều kiện tự nhiên đã chọn lọc các biến dị đó, nhưng chưa phân biệt rõ thường biến và biến dị di truyền và nguyên nhân của biến dị là gì. Chính vì vậy, nhiều người ủng hộ học thuyết Tiến hóa đã cho rằng nguyên nhân của biến dị là do điều kiện môi trường thay đổi. Theo quan điểm này, Lysenko (1940 -1960) cho rằng có thể dùng điều kiện ngoại cảnh để chọn lọc những biến dị có lợi và áp đặt quan điểm này trong thực tế ở Liên Xô trước đây. Với sai lầm này, trường phái Lysenko tồn tại hơn hai mươi năm đã làm tụt hậu đáng kể không chỉ nền sản suất nông nghiệp mà còn cản trở bước tiến của khoa học sinh học Xô Viết trong một thời gian dài.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học sinh học, đặc biệt là các Định luật di truyền của Melden phát hiện ra gene với tên gọi là “nhân tố di truyền cố định”, phát minh của Watson và Crick về cấu trúc phân tử của DNA và sự phát triển như vũ bão của di truyền học và sinh học phân tử trong  những năm 50 của thế kỷ XX đã làm sáng tỏ bản chất và khẳng định tính đúng đắn của thuyết Tiến hóa của Darwin. Đây được coi là Học thuyết Tiến hóa tổng hợp.
Học thuyết về đột biến của di truyền đã làm rõ bản chất học thuyết của Darwin khi chỉ ra rằng đột biến gene, đột biến thể nhiễm sắc cũng như biến dị tái tổ hợp là đặc tính của cơ thể xảy ra trong quá trình biến đổi của vật chất sống, không mang tính định hướng, là nguyên liệu cho tác động của chọn lọc tự nhiên. Theo thuyết Tiến hóa Tổng hợp thì biến đổi thích nghi là kết quả của đột biến di truyền và chọn lọc tự nhiên. Đột biến là hiện tượng phổ biến trong cơ thể sống từ virus cho đến con người và được xem là một đặc tính của sự sống, bởi đột biến là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên và bản chất của di truyền là truyền lại cho thế hệ sau gene và hệ gene (kể cả đột biến và không đột biến), tức là genotip chứ không phải di truyền trực tiếp các tính trạng phenotip.
Học thuyết của Darwin chủ yếu đề cập đến biến dị của từng cá thể trong quần thể và mối tương quan sinh sản giữa các cá thể, mà chưa đề cập đến vốn gene của quần thể. Darwin cũng chưa đưa ra được tiêu chí để xác định loài cũng như chưa làm sáng tỏ được cơ chế hình thành loài mới từ các thứ hoặc loài phụ. Sau khi di truyền học quần thể ra đời với các quy luật của Hardy – Weinberg, người ta mới hiều rõ rằng tác động của chọn lọc tự nhiên không chỉ ở mức cá thể mà còn thể hiện ở mức quần thể. Vốn gene của quần thể có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân như đột biến, gene nhảy, do dòng gene, do cách ly sinh sản hay cách ly địa lý sinh thái v.v. Chính nhân tố chọn lọc tự nhiên đã tác động lên vốn gene của quần thể, làm biến đổi các mức độ thứ, loài phụ thành loài mới. Vì vậy học thuyết Tiến hóa Tổng hợp đã xác định loài là đơn vị của tiến hóa và chia quá trình tiến hóa thành tiến hóa vi mô và tiến hóa vĩ mô.
Cho dù có những hạn chế nhất định, học thuyết Tiến hóa của Darwin thực sự là phát kiến thiên tài, đã mở ra một trang mới của lịch sử phát triển sinh học đồng thời khẳng định tính đúng đắn của tư duy duy vật biện chứng. Bản thân Darwin cũng là tấm gương lớn về nhân cách của một nhà khoa học chân chính không màng vinh hoa, không sợ chỉ trích, lao động quên mình và luôn kiên trì trên con đường gian nan vô tận để tìm kiếm chân lý khoa học khách quan. 

Thuyết tiến hóa—Giả thuyết và sự thật

Phút hiện tại 0:00
Duration 0:00
Một nhà khoa học tiến hóa nổi tiếng là giáo sư Richard Dawkins quả quyết: “Thuyết tiến hóa là chân lý giống như sức nóng của mặt trời”16. Dĩ nhiên, các cuộc thử nghiệm và quan sát trực tiếp chứng tỏ mặt trời rất nóng, nhưng chúng có chứng minh thuyết tiến hóa là chân lý một cách rõ ràng như thế không?
Trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần làm rõ một điểm. Nhiều nhà khoa học nhận thấy qua một thời gian dài, các thế hệ sau của sinh vật có thể thay đổi chút ít. Chẳng hạn, người ta có thể chọn những con chó giống để sau này chúng sinh ra những con chân ngắn hoặc lông dài hơn các thế hệ trước chúng *. Một số nhà khoa học gọi những thay đổi nhỏ như thế là “tiến hóa vi mô”.
Tuy nhiên, những người theo thuyết tiến hóa dạy rằng các thay đổi nhỏ tích lũy dần qua hàng tỷ năm dẫn đến những thay đổi lớn để loài cá tiến hóa thành loài lưỡng cư, vượn người thành con người. Những điều mà họ cho là lớn này được gọi là “tiến hóa vĩ mô”.
Ông Charles Darwin và cuốn sách của ông nhan đề Nguồn gốc các loài
Ông Charles Darwin và cuốn sách của ông nhan đề Nguồn gốc các loài
Thí dụ, ông Charles Darwin dạy rằng những thay đổi nhỏ chúng ta thấy ám  chỉ là những thay đổi lớn có thể xảy ra, nhưng không ai thấy17. Ông cho rằng qua thời gian dài, một số hình thái ban đầu, được gọi là hình thái sự sống đơn giản, tiến hóa dần thành hàng triệu hình thái sự sống khác nhau trên trái đất, nhờ “những thay đổi rất nhỏ”18.
Đối với nhiều người, điều này có vẻ hợp lý. Họ tự nhủ: “Nếu có những thay đổi nhỏ diễn ra trong một loài *, thì sao lại không có những thay đổi lớn sau các khoảng thời gian dài?”. Nhưng thật ra, học thuyết của thuyết tiến hóa dựa vào ba giả thuyết. Chúng ta hãy xem xét những điều sau đây.
Giả thuyết 1. Sự đột biến cung cấp các nguyên liệu cơ bản để tạo ra loài mới. Thuyết tiến hóa vĩ mô dựa trên giả thuyết sự đột biến (sự thay đổi ngẫu nhiên trong mã di truyền của động thực vật) không chỉ tạo ra loài mới mà còn cả họ động thực vật mới19.
Một cây đột biến có hoa lớn
Sự đột biến có thể làm thực vật thay đổi, như các hoa lớn đột biến này, nhưng nó chỉ có giới hạn
Sự thật. Nhiều đặc điểm của động thực vật có được do các thông tin trong mã di truyền, tức thông tin chi tiết chứa trong nhân mỗi tế bào *. Các nhà nghiên cứu khám phá rằng sự đột biến có thể làm thay đổi các thế hệ sau của động thực vật. Nhưng sự đột biến có thật sự làm xuất hiện các loài hoàn toàn mới không? Qua một thế kỷ nghiên cứu về lĩnh vực di truyền học, người ta biết được điều gì?
Vào cuối thập niên 1930, các nhà khoa học rất hào hứng đón nhận một ý tưởng mới. Họ cho rằng quá trình chọn lọc tự nhiên (quá trình một sinh vật thích ứng tốt nhất với môi trường sống thì có nhiều khả năng sống sót và sinh sản) có thể tạo ra loài thực vật mới nhờ sự đột biến ngẫu nhiên. Vì thế, họ cho rằng nếu con người lựa chọn các đột biến thì có thể cho ra cùng kết quả nhưng tốt hơn. Một nhà khoa học tại viện nghiên cứu về giống cây trồng ở Đức (Max Planck Institute for Plant Breeding Research) là ông Wolf-Ekkehard Lönnig nói: “Những nhà sinh học nói chung cũng như những nhà di truyền học và những người gây giống nói riêng đều rất phấn khích” *. Tại sao họ phấn khích? Ông Lönnig, người đã dành khoảng 30 năm nghiên cứu đột biến di truyền ở thực vật, cho biết: “Những nhà nghiên cứu này nghĩ rằng đã đến lúc để thay đổi phương pháp nhân giống động thực vật truyền thống. Họ  cho rằng qua việc kích thích và lựa chọn những đột biến có lợi, họ có thể tạo ra các loài động thực vật mới và tốt hơn”20. Thật vậy, một số người đã hy vọng sẽ tạo ra các loài hoàn toàn mới.
Loài ruồi giấm đột biến
Loài ruồi giấm đột biến, dù dị hình, nhưng nó vẫn là ruồi giấm
Những nhà khoa học tại Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu bắt đầu lập quỹ cho các chương trình nghiên cứu dùng các phương pháp hứa hẹn thúc đẩy sự tiến hóa. Sau hơn 40 năm nghiên cứu chuyên sâu, kết quả thế nào? Nhà nghiên cứu Peter von Sengbusch nói: “Dù chi tiêu nhiều nhưng nỗ lực để thúc đẩy sản sinh các loài tốt hơn nhờ tia phóng xạ [để tạo đột biến] đã thất bại trên bình diện rộng”21. Ông Lönnig nói: “Đến thập niên 1980, niềm hy vọng và sự phấn khích của các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tắt. Các nước phương tây đã bỏ môn nghiên cứu đột biến gây giống. Hầu hết các đột biến... đã chết hoặc yếu hơn những loài trong tự nhiên” *.
Dù thế, với dữ liệu được thu thập trong khoảng 100 năm nghiên cứu về đột biến nói chung và 70 năm gây giống đột biến nói riêng, các nhà khoa học đã có thể kết luận về khả năng đột biến làm xuất hiện các loài mới. Sau khi xem xét bằng chứng, ông Lönnig kết luận: “Sự đột biến không thể biến đổi loài [động thực vật] ban đầu thành một loài hoàn toàn mới. Kết luận này đúng với mọi thử nghiệm, kết quả nghiên cứu đột biến trong thế kỷ 20 và cả luật xác suất”.
Vậy, sự đột biến có thể khiến một loài tiến hóa thành loài hoàn toàn mới không? Bằng chứng cho thấy là không! Qua nghiên cứu của mình, ông Lönnig đưa ra kết luận: “Những loài mang gen khác nhau có ranh giới rõ ràng, không thể bị phá hủy hoặc xâm phạm bằng những đột biến ngẫu nhiên”22.
Hãy xem những điều được đề cập ở trên có nghĩa gì. Nếu các nhà khoa học có chuyên môn không thể tạo ra các loài mới bằng cách can thiệp và chọn lựa những đột biến thích hợp, thì làm sao một quá trình vô tri có thể làm được tốt hơn? Nếu việc nghiên cứu cho thấy sự đột biến không thể biến đổi loài ban đầu thành loài hoàn toàn mới, thì làm sao có sự tiến hóa vĩ mô?
Giả thuyết 2. Quá trình chọn lọc tự nhiên tạo ra các loài mới. Ông Darwin tin rằng điều mà ông gọi là chọn lọc tự nhiên sẽ chọn những hình thái sự sống thích hợp nhất với môi trường, còn những hình thái sự sống ít thích hợp hơn sẽ dần dần chết đi. Các nhà ủng hộ thuyết tiến hóa hiện đại dạy rằng khi các loài tản ra và chiếm lĩnh một nơi, sự chọn lọc tự nhiên chọn ra những loài có đột biến gen khiến chúng có khả năng tồn tại trong môi trường mới. Vì thế, họ suy đoán những nhóm riêng biệt này cuối cùng cũng tiến hóa thành loài hoàn toàn mới.
Sự thật. Như đề cập ở trên, các bằng chứng từ việc nghiên cứu cho thấy rõ sự đột biến không thể tạo ra loài động thực vật hoàn toàn mới nào. Tuy nhiên, những người ủng hộ thuyết tiến hóa đã đưa ra những bằng chứng nào nhằm ủng hộ niềm tin của họ về chọn lọc tự nhiên, chọn ra các đột biến thích hợp để tạo ra loài mới? Viện Hàn lâm Khoa học (National Academy of Sciences, viết tắt NAS) tại Hoa Kỳ đã xuất bản một cuốn sách vào năm 1999 đề cập đến “13 loài chim sẻ do ông Darwin nghiên cứu trên quần đảo Galápagos, nay được biết đến là các loài chim sẻ của Darwin”23.
 Vào thập niên 1970, một nhóm nghiên cứu do ông bà Peter R. và B. Rosemary Grant thuộc đại học Princeton dẫn đầu đã bắt đầu nghiên cứu các loài chim sẻ này và họ phát hiện là sau một năm hạn hán trên quần đảo, loài chim sẻ mỏ lớn có khả năng sống sót cao hơn những loài có mỏ nhỏ hơn. Việc quan sát kích cỡ và hình dạng của mỏ chim là một trong những cách chính để nhận ra chúng thuộc loài nào trong 13 loài chim sẻ này. Vì vậy, họ nghĩ những khám phá đó rất quan trọng. Sách của NAS cho biết thêm: “Cặp vợ chồng ấy đã dự đoán là nếu hạn hán xảy ra cứ 10 năm một lần trên quần đảo thì chỉ khoảng 200 năm sau, một loài chim sẻ mới có thể xuất hiện”24.
Tuy nhiên, sách này không đề cập đến việc loài chim sẻ mỏ nhỏ hơn lại sống sót nhiều hơn loài kia trong những năm sau hạn hán. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi điều kiện thời tiết trên đảo thay đổi, chim sẻ có mỏ lớn hơn chiếm ưu thế trong một năm nhưng sau đó thì tới loài chim có mỏ nhỏ hơn. Họ cũng để ý thấy một số “loài” chim sẻ khác nhau giao phối và sinh con có khả năng sống sót tốt hơn so với cha mẹ. Họ kết luận rằng nếu chúng tiếp tục giao phối thì có thể dẫn đến việc lai tạo giữa hai “loài”25.
Các loài chim sẻ của Darwin
Các loài chim sẻ của Darwin chỉ cho thấy rằng một loài có thể biến đổi theo sự thay đổi của khí hậu
Vậy, chọn lọc tự nhiên có thật sự tạo ra các loài hoàn toàn mới không? Cách đây vài thập kỷ, nhà sinh học tiến hóa George Christopher Williams bắt đầu đặt nghi vấn về khả năng đó của sự chọn lọc tự nhiên26. Trong năm 1999, nhà lý luận về tiến hóa Jeffrey H. Schwartz viết là sự chọn lọc tự nhiên có thể giúp các loài thích nghi để tồn tại nhưng không tạo ra loài mới nào27.
Thật vậy, các loài chim sẻ của Darwin không tiến hóa thành “bất cứ loài mới nào”. Chúng vẫn là chim sẻ. Việc chúng giao phối với nhau khiến người ta nghi ngờ về một số phương pháp mà các nhà ủng hộ tiến hóa dùng để định nghĩa một loài. Hơn nữa, những thông tin về loài chim này cho biết ngay cả những viện khoa học có uy tín cũng trình bày về các bằng chứng theo ý kiến chủ quan của mình.
 Giả thuyết 3. Mẫu hóa thạch chứng tỏ có sự thay đổi trong tiến hóa vĩ mô. Cuốn sách của NAS (được đề cập ở trên) khiến độc giả nghĩ rằng những mẫu hóa thạch do các nhà khoa học tìm ra chứng minh rõ ràng là có tiến hóa vĩ mô. Sách này cho biết: “Người ta đã phát hiện được rất nhiều loài trung gian giữa cá và loài lưỡng cư, giữa loài lưỡng cư và loài bò sát, giữa loài bò sát và động vật có vú, cũng như động vật linh trưởng, nên khó xác định rõ khi nào sự chuyển tiếp từ loài này sang loài khác xảy ra”28.
Một mẫu hóa thạch
Sự thật. Những lời quả quyết trong sách của NAS rất kỳ lạ. Tại sao thế? Một người kiên định ủng hộ thuyết tiến hóa là ông Niles Eldredge nói rằng những mẫu hóa thạch cho thấy sự thay đổi không tích lũy dần dần, nhưng trong thời gian dài “rất ít hoặc không có sự thay đổi nào diễn ra trong đa số các loài”29. *
Những mẫu hóa thạch cho thấy tất cả các nhóm động vật chính xuất hiện đột ngột và gần như không thay đổi
Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã khai quật và ghi vào danh mục khoảng 200 triệu mẫu hóa thạch lớn và hàng tỷ mẫu hóa thạch nhỏ. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng những dữ liệu khổng lồ này cùng những chi tiết được ghi lại cho thấy các nhóm động vật chính xuất hiện đột ngột và gần như không thay đổi, trong đó có nhiều loài biến mất đột ngột như khi chúng xuất hiện.

Tin nơi thuyết tiến hóa có cơ sở không?

Bộ xương của khủng long bạo chúa
Tại sao nhiều nhà ủng hộ thuyết tiến hóa nổi tiếng cứ cho rằng tiến hóa vĩ mô là có thật? Ông Richard Lewontin, một nhà ủng hộ thuyết tiến hóa có ảnh hưởng, thẳng thắn viết rằng những nhà khoa học sẵn sàng chấp nhận những thông tin khoa học chưa được chứng minh vì họ “có một niềm tin mạnh hơn, niềm tin nơi chủ nghĩa duy vật” *. Thậm chí, nhiều nhà khoa học cũng không nghĩ đến khả năng có một Đấng Tạo Hóa thông minh vì như ông Lewontin viết “chúng ta không thể để cho Chúa Trời chen chân vào”30.
Về vấn đề này, tờ Scientific American trích lời của nhà xã hội học Rodney Stark: “Qua 200 năm cổ vũ ý tưởng nếu bạn muốn theo đuổi khoa học thì đừng để mình bị tôn giáo ảnh hưởng”. Ông cho biết thêm rằng trong các đại học nghiên cứu khoa học, “những người có đạo không nói về Đấng Tạo Hóa”31.
Nếu bạn xem thuyết tiến hóa vĩ mô là có thật, bạn cũng phải tin rằng những nhà khoa học theo thuyết bất khả tri hoặc vô thần sẽ không để quan điểm riêng ảnh hưởng đến sự giải thích của họ về những khám phá khoa học. Bạn cũng phải tin rằng sự đột biến và chọn lọc tự nhiên tạo ra mọi hình thái sự sống phức tạp, dù qua một thế kỷ nghiên cứu cho thấy rằng những đột biến không thể biến đổi ngay cả một loài có gen riêng biệt thành loài hoàn toàn mới. Bạn cũng phải tin rằng mọi sinh vật tiến hóa dần dần từ một hình thái sự sống đầu tiên, dù mẫu hóa thạch cho thấy rõ các loài động thực vật chính xuất hiện đột ngột và không tiến hóa thành loài khác, thậm chí qua hàng triệu năm. Những niềm tin này dựa trên các sự kiện có thật hay dựa vào các giả thuyết? Thế thì niềm tin nơi thuyết tiến hóa có cơ sở không?

Tranh cãi "có một không hai" về Thuyết tiến hóa

  • 1 2 3 4 5
  • 19.540
Cách đây hơn 150 năm, cuốn sách “ Nguồn gốc các chủng loại” của nhà nghiên cứu sinh học người Anh Charles Darwin ra đời đã làm thay đổi nhận thức của con người về quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời cho đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều nhà khoa học đã tìm ra mâu thuẫn cũng như muốn bác bỏ học thuyết vĩ đại này.

Tranh cãi

Khi nói đến Thuyết tiến hóa, người ta thường nghĩ đến Charles Darwin. Tuy nhiên, sự thật thì Darwin không phải là người đầu, mà cũng không phải là người cuối làm cho Thuyết tiến hóa trở thành một sự kiện khoa học đã được công nhận sâu rộng như ngày nay. Trước Darwin đã có nhiều nhà khoa học như Paley , Lyell, và Malthus... đã có những tư tưởng về tiến hóa nhằm giải thích nguồn gốc con người, tuy nhiên đó chỉ là những tài liệu manh mún và chưa đầy đủ.

Chân dung Charles Darwin
Sau khi cuốn sách: “Nguồn gốc các chủng loại” ra đời, có những người đã thần thánh hóa lý thuyết của Darwin và cho rằng ông là một vĩ nhân đã tìm ra nguồn cội của con người. Hiện nay theo nhiều nhà khoa học đánh giá, nếu nhìn vào Thuyết tiến hóa một cách khoa học và khách quan sẽ tìm thấy nhiều lỗ hổng trong công trình nghiên cứu mang tính lịch sử này. Sở dĩ có quan điểm như vậy là do có những khảo cứu thực tiễn trong thời đại của Darwin mà sau này đã không còn thích hợp.
Theo nghiên cứu của một giáo sư người Anh cho biết, trong cuốn “Nguồn gốc các chủng loại” có nhắc tới một tộc người khá lạ lùng ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Đây là tộc người có ngoại hình vô cùng bé nhỏ, sinh sống trên đảo Tasmania mà sau này trở thành thuộc địa của Anh. Sau khi người Anh đến chiếm đóng thì tộc người bé nhỏ này cũng đã bị diệt vong một cách nhanh chóng.
Trong “Nguồn gốc các chủng loại”- Darwin khi viết về câu chuyện này đã có nhận định rằng: Sau khi thực dân Anh xâm chiếm đảo Tasmania, đã dẫn đến sự thay đổi kết cấu của thực vật bản địa. Kết quả là phụ nữ tại đảo Tasmania đã không thể có thai và dẫn tới sự tuyệt chủng.
Theo nhà nghiên cứu người Anh đã nói ở trên thì nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của tộc người này không nằm ở chỗ thay đổi kết cấu thực vật bản địa. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông cho biết: Trong kết quả điều tra dân số của đảo Tasmania thì tổng nhân khẩu khi đó có khoảng 53.700 người. 14 năm sau chỉ còn 36.359, tức là đã giảm mất 32.29%. Nếu so với tốc độ gia tăng dân số của đảo khi đó thì việc diệt vong của tộc người bé nhỏ chỉ nằm ở vấn đề thời gian.
Trong khi đó, bị bào mòn sức lao động rồi trở thành nô lệ trên ngay vùng đất của mình đã khiến cuộc sống của người dân trên đảo Tasmania trở nên vô cùng khó khăn. Hơn thế nữa, do bị lấy sạch nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng lại hạn chế đã khiến phụ nữ trên đảo ít người có khả năng thụ thai. Theo nghiên cứu tại thời điểm đó, cứ 22 phụ nữ của tộc người trên đảo Tasmania thì mới có 1 người có khả năng sinh con. Vì thế chỉ sau một thời gian ngắn tộc người này đã hoàn toàn biến mất.

Lỗ hổng không thể lấp đầy (?)

Không chỉ nêu ra một số nhận định được cho là sai lầm của Darwin trong công trình nghiên cứu vĩ đại của mình, một số người theo Kito giáo thời điểm đó cũng đã “nóng mặt” khi Darwin viết trong cuốn Nguồn gốc các chủng loại rằng: “Không có bàn tay Thượng Ðế trong việc tạo ra vũ trụ, nhất là việc tạo ra các chủng loại mới. Con người cũng như các sinh vật khác là những sản phẩm của sự tiến hóa từ các chủng loại trước”.

Quá trình tiến hóa của loài người theo học thuyết của Darwin.
Những người theo Kito giáo một cách cuồng tín cho tới ngày nay vẫn luôn chống đối Thuyết tiến hóa vì họ luôn có niềm tin vào sự “sáng tạo” của Thiên Chúa. Vì thế để xoa dịu tư tưởng “phản bác” khoa học của một số người cuồng tín, Giáo hoàng John Paul II , trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng: “Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết”.
Không chỉ có những người cuồng tín mới có tư tưởng phản bác “Thuyết tiến hóa”, trong bài viết của một nhà nghiên cứu khá nổi tiếng của Mỹ cũng ghi rằng: “Có nhiều hệ truyền giống song song với nhau nhưng không bao giờ gặp nhau. Giống như một hệ Khỉ kéo dài hàng triệu năm, một hệ Người chừng vài trăm ngàn năm, hai hệ này có một số đặc tính tương tự nhưng không giao thoa với nhau và không phải là truyền nhân của nhau”. Ý kiến này được đưa ra để phản bác lại học thuyết của Darwin rằng: “Những sinh vật xuất hiện trước là cha đẻ của nhửng sinh vật sau”.
Để minh chứng cho nhận định của mình, nhà nghiên cứu này đưa ra ví dụ gây sốc: Năm 1967, ở bang Texas của Mỹ xảy ra một vụ tai nạn mà “tang vật” thu được lại hết sức lạ lùng. Trong một cái lọ thủy tinh lớn, cảnh sát Texas dùng để chứa một cái thai “người” gần đủ, với tay chân, mắt mũi. Viên quản thủ tang vật cho biết đó là một cái thai “khỉ”! Một con khỉ Hắc tinh tinh cái, cao gần 5 bộ, có thai, đi lạng quạng từ trong một khu rừng gần nơi ở của người ra ngoài đường và bị xe cán chết. Thấy con khỉ có thai to lớn, các viên chức mới mổ bụng ra, lấy cái thai ra ngoài, và hết sức ngạc nhiên khi đó là một thai người! Giả thuyết cho rằng đó là kết quả giao hợp của một thổ dân nào sống gần đó với con khỉ cái Các bác sĩ phụ khoa đều xác nhận rằng đó là một phiên bản của một “bé trai” đã chín tháng!
Sau khi đưa ra ví dụ này, nhà nghiên cứu trên đã kết luận: “Đây chỉ là kết quả của một sự pha giống đột biến hiếm hoi trong một môi trường nào đó, một không – thời gian nào đó, mà không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Bằng chứng là cả vài chục ngàn năm nay, chưa có khám phá nào cho thấy những con khỉ có đột biến dần dần thành người như rụng bớt lông, như bập bẹ nói, như bỏ đặc tính leo trèo. Vài chục ngàn năm đối với vũ trụ thì như hạt cát, nhưng với sự tiến hóa của loài người thì đó là một con số lớn. Vậy mà từ khi có lịch sử loài người, không thấy biến đổi thêm gì. Vì thế học thuyết này của Darwin là một lỗ hổng không thể lấp đầy” (?).

Cái chết bí ẩn của Darwin

Mặc dù có rất nhiều tranh cãi và tư tưởng chống đối lại học thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng không một ai có thể phủ nhận rằng những đóng góp của ông cho nhân loại quá lớn lao vì nó đã đặt nền móng cho thuyết tiến hóa vạn năng. Không những thế, trong những giả định về cái chết của nhà khoa học này trước đây, nhiều học giả cho rằng: “Darwin đã chết là do quá đam mê công việc nghiên cứu của mình”.

Darwin và công trình vĩ đại "Nguồn gốc các chủng loại" của ông
Trong bệnh án của Darwin, các bác sỹ khi đó ghi rằng: “Darwin bị bệnh Chagas, do nhiễm ký sinh trùng nguyên sinh Trypanosoma Cruzii, thường giới hạn ở một số vùng thuộc Nam Mỹ, gây viêm nhiễm và tổn thương các nội tạng. Đồng thời ông còn bị viêm loét dạ dày do vi trùng Helicobacter pilori gây ra”. Tất cả những căn bệnh đặc biệt này là do ông ăn phải côn trùng gây bệnh khi tham gia cuộc hành trình nghiên cứu trên biển kéo dài 5 năm liền trên con tàu Beagle với các đồng nghiệp.
Sau cái chết bất ngờ của Darwin, đã có rất nhiều chuyên gia vào cuộc để truy tìm nguyên nhân. Có nhiều bác sỹ đã phủ nhận bệnh trạng Darwin mắc phải là do ăn nhầm ký sinh trùng. Họ cho rằng, do thời gian sống trên thuyền lênh đênh trên biển quá lâu nên ông đã mắc chứng tự kỷ… mà chết.
Tuy nhiên, trong một kết quả nghiên cứu gần đây bởi các nhà khoa học của Nga dựa trên các bức thư mà tác giả của Thuyết tiến hóa trao đổi với người thân và bè bạn lại chứng minh rằng: Darwin chết là do bị bệnh tim. Một bệnh lý khá phổ biến và rất khó chữa tại thời điểm đó.
Cập nhật: 19/05/2011 Theo Người đưa tin
Thuyết tiến hóa, nói cho cùng, vẫn còn là một giả thuyết đang tranh cãi, tuy nhiên, ở nhiều nơi, nó vẫn đang được rao giảng như một chân lý, và học sinh không được phép đặt câu hỏi hay phản biện về nó. Tuy nhiên, nếu thực sự có thể phản biện, người ta sẽ thấy thuyết này có quá nhiều sơ hở.
Trang New Scientist đã đăng bài “Darwin đã sai” với 9 luận điểm chính – những sơ hở to lớn của học thuyết này, dưới đây là bản dịch của trang Huyền Học, được PVHg’s home biên tập.
Đây là bài viết thứ 4 trong chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa

1. Quy luật Tạo Sinh (the Law of Biogenesis) của Louis Pasteur

Louis Pasteur (Ảnh: biography.com)
Louis Pasteur (Ảnh: biography.com)
Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 – 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học, tuyên bố: Sự sống phải bắt nguồn tự sự sống. Nói 1 cách đơn giản, con cái phải có bố mẹ sinh ra. Một sinh vật có ý thức dù là một tế bào nhỏ nhất, đơn giản nhất cũng không thể được tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử hóa học vô thức. Đây là một định luật đã được Pasteur chứng minh bằng thực nghiệm, được gọi là Định luật Tạo sinh (Biogenesis).
Đến nay câu hỏi nguồn gốc sự sống bắt nguồn như thế nào vẫn tiếp tục là một câu hỏi chưa có lời giải đáp đối với khoa học chính thống. Muốn cho Darwin đúng thì Định luật Tạo sinh – một trong những định luật nền tảng và vững chắc nhất của sinh học – phải sai. Sau thí nghiệm không thể tranh cãi, Pasteur tuyên bố dứt khoát:
Học thuyết sự sống tự phát (spontaneous generation) sẽ không bao giờ có thể hồi phục lại được từ cú đấm như trời giáng của thí nghiệm đơn giản này. Không, không có một trường hợp nào được biết để có thể khẳng định rằng vi sinh vật có thể có mặt mà không có vi trùng, không có cha mẹ giống chúng.

2. Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến

Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến, mà qua dị hợp cộng sinh (symbiosis). Sự kiện các vi khuẩn đơn bào tiến hóa thành những tế bào lớn hơn và phức tạp chúng gấp trăm lần là một câu chuyện bị bỏ trống hoàn toàn trong thuyết tiến hóa.
Tế bào nhân sơ thật ra có cấu trúc phức tạp hơn Darwin tưởng tượng rất nhiều.
Đúng là tế bào nhân chuẩn là những tế bào phức tạp nhất mà chúng ta biết. Nhưng các dạng sống đơn giản nhất mà chúng ta biết, các tế bào nhân sơ, bản thân chúng cũng cực kì phức tạp. Nếu nhân chuẩn là một chiếp laptop thì nhân sơ cũng là một chiếc điện thoại di động. Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có những dạng sống đơn giản hơn mà từ nó nhân sơ tiến hóa thành.” – Jonatthan Wells (nhà sinh học) và William Dembski (nhà toán học)
Ví dụ: ty lạp thể trong tế bào phức tạp tới mức nào? Ngoài mạng lưới các cỗ máy ATP, bên trong ty lạp thể còn có nhiều hệ thống máy móc khác:

3. Sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri

Đó là sự xuất hiện một cách đột ngột của hầu hết các nhánh ngành động vật chính cách đây khoảng 530 triệu năm như các lưu trữ hóa thạch đã chứng minh. Trước đó, hầu hết các sinh vật chỉ là những cá thể đơn giản. Chỉ trong vòng 70-80 triệu năm tốc độ tiến hóa đã gia tăng với một tốc độc ngạc nhiên đến bí ẩn. Chính Darwin đã ghi chú trong cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài của ông rằng, sự xuất hiện đột ngột các động vật chân đốt trong các lưu trữ hóa thạch trong kỷ Cambri nêu lên một khúc mắc cho học thuyết tiến hóa. (Thuyết Darwin nói sự tiến hóa diễn ra từ từ từng tí một và trải qua thời gian vô cùng dài, nhưng sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri trái ngược hoàn toàn với tưởng tượng của Darwin. PVHg)
ADVERTISEMENT

4. Không có các mắt xích nối kết trung gian

Số lượng các hình thái trung gian, đã phải từng tồn tại trên trái đất, phải là rất lớn. Vậy mà tại sao các nối kết trung gian này lại không thể được tìm thấy trong các lớp địa tầng? Đây có lẽ là sự phản đối rõ ràng và mạnh mẽ nhất có thể được nêu lên để chống lại giả thuyết của tôi.” – Charles Darwin, Nguồn Gốc Các Loài
Mọi nhà cổ sinh vật học đều biết rằng các lưu trữ hóa thạch chứa đựng rất ít các dạng sinh vật trung gian; quá trình chuyển đổi giữa các nhóm chính có thể nói là xảy ra một cách đột ngột.” – Stephen J. Gould, giáo sư đại học Harvard.

5. Tính cố định, không thay đổi, của sinh vật.

Tính cố định (stasis) của hầu hết các giống loài hóa thạch xuyên suốt quá trình tồn tại lâu dài của nó như được thấy trong địa chất đã được tất cả các nhà cổ sinh vật học công nhận một cách hiển nhiên, nhưng hầu như chưa bao giờ được nghiên cứu chi tiết vì cái giả thuyết [tiến hóa] thịnh hành xem nó như là một phản-bằng-chứng không thú vị. Sự đại trà áp đảo của tính cố định trong các tàn tích hóa thạch trở thành một đặc điểm đáng xấu hổ, nhưng đã bị bỏ lơ đi như là không có gì cả.” – Stephen J. Gould

6. Thông tin trong DNA

Thông tin là thông tin, thông tin không phải là vật chất hay năng lượng. Chủ nghĩa vật chất nào thất bại trong việc nhận thức điều này sẽ không sống sót nổi một ngày.” – Norbert Weiner (giáo sư toán học tại đại học MIT, được xem là cha đẻ của ngành điều khiển học, cybernetics)
Thông tin không phải là vật chất, nhưng nó có thể được chuyển tải thông qua vật chất. Chưa có một bằng chứng nào cho thấy thông tin có thể tiến hóa hay cải tiến thông qua đột biến.
Lỗi sao chép, còn gọi là đột biến điểm, xảy ra 1 lần trong 10 tỉ ký tự. Và mỗi chuỗi DNA con người chứa khoảng 3 tỉ kí tự di truyền.
DNA cũng giống như một chương trình điện toán, nhưng cao cấp hơn nhiều, rất nhiều bất cứ một phần mềm nào đã từng được tạo ra.” – Bill Gates
Số lượng thông tin có thể chứa trong DNA trên một đầu kim tương đương với một chồng sách bìa mỏng 500 lần độ dài từ trái đất đến mặt trời, với nội dung riêng biệt không lặp lại.” – Jonathan Sarfati, nhà vật lý học và hóa học.
Nói cách khác nếu chúng ta có một ổ cứng 40 GB, một đầu kim DNA có thể chứa một lượng thông tin lớn gấp 100 triệu lần ổ cứng đó.
Do đó không thể nào tin rằng có thể xẩy ra sự tiến hóa ngẫu nhiên và mù quáng.
Kiến thức về DNA đã cho thấy, bởi độ phức tạp hầu như là không thể tin được về sự sắp xếp cần thiết để có thể sản sinh ra sự sống, rằng một ý thức thông minh phải có dính líu để có thể làm cho các nguyên tố cực kì đa dạng này vận hành được.” – Antony Flew, nhà vô thần nổi tiếng người Anh.
Các cỗ máy phân tử phức tạp làm nhiệm vụ sao chép DNA trong tế bào:

7. Đấu tranh sinh tồn không phải là động lực chính cho tiến hóa.

Các nhà khoa học tại Đại học Bristol cho rằng “không gian sinh sống” mới chính là động lực chính.
Các nghiên cứu mới nêu ra rằng những thay đổi lớn trong tiến hóa xảy ra khi động vật di chuyển đến một không gian sinh sống mới, chưa bị chiếm cứ bởi những động vật khác.” – BBC News

8. Cây Sự Sống của Darwin không diễn tả đúng thực tế

Một mô hình diễn tả sự liên kết giữa các giống loài đúng hơn nên là một bụi rậm không phải một cái cây. “Chúng ta không có bằng chứng nào chứng minh cái cây sự sống là một hiện thực.” – Eric Bapteste, nhà sinh vật học tại Đại Học Pierre and Marie Curie của Pháp.
Những thí nghiệm di truyền trên vi khuẩn, cây cối và động vật càng ngày càng tiết lộ rằng các loài khác nhau lai hợp nhiều hơn là chúng ta từng nghĩ. Có nghĩa là thay vì các giống loài chỉ đơn giản truyền thừa xuống giống nòi riêng rẽ của nó, nó còn trao đổi, lai tạp với những nhánh tiến hóa khác. Dẫn đến kết quả là một bụi rậm sự sống phức tạp hơn nhiều cái gọi là cây sự sống.
Cây sự sống đang được chôn vùi một cách tế nhị. Điều ít được chấp nhận hơn là cái nhìn nền tảng về sinh học cần phải được thay đổi” – Michael Rose, nhà sinh học tại đại học UCI
cay su song darwin

9. Người không tiến hóa từ vượn

Quan niệm cho rằng DNA của vượn giống DNA của người đến 99% không còn đúng nữa. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy con số này chỉ còn 93%. Khác biệt lớn xảy ra ở cấu trúc cơ thể, não bộ, trí khôn, và hành vi….(“How Much DNA Do We Share With Chimps?” Softpedia, Nov. 20, 2006, p. 1)
LX tổng hợp và chuyển dịch

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH