THÌ RA...(ĐL)
Phận Bạc | Phi Nhung
Đời thực bạc bẽo của nghệ sĩ sau đêm diễn
Khi
màn nhung mở ra, người nghệ sĩ có thể sống hàng trăm phận đời. Nhưng
khi màn nhung khép lại, họ chỉ còn lại những nỗi niềm, những trăn trở
day dứt về nhân vật, về nghề, về đờiHôm ấy, nghệ sĩ Ái Như
sắm vai Út Trâm - người con gái chịu nhiều bất công trong vở Chuyện bây
giờ mới kể. Dưới ánh đèn sân khấu, Ái Như đã sống một cuộc đời đớn đau:
một cô giao liên trẻ lặn lội tìm gặp người yêu với đứa con còn đỏ hỏn
trên tay nhưng bị anh ta bỏ rơi; khi hòa bình, cuộc hội ngộ bất ngờ
khiến Út Trâm tê tái nhận ra sự lạnh lùng đến đáng sợ của người đàn ông
mình chờ đợi. Út Trâm mặc áo bà ba trắng, nằm trên chiếc võng ngoài
trời, cắt cổ tay tự tử. Một cái kết buồn. Những tiếng vỗ tay không ngớt
vang lên.
Trống trải, cô đơn
Màn nhung hạ, khán giả lục tục ra về, riêng Ái Như ngồi lại sân khấu đến khi không còn một ai trên hàng ghế. “Nhìn anh em hậu đài dọn hết cảnh trí và những hàng ghế trống trơn, lặng như tờ, tôi bỗng thấy hụt hẫng. Mới đây thôi, còn tiếng vỗ tay và những tiếng khóc cười trên sân khấu. Không biết tối mai, tôi có còn được chứng kiến cảnh này nữa không?” - Ái Như tần ngần.
Có một nghệ sĩ sân khấu gạo cội từng nói rằng thời gian ngồi trong phòng hóa trang trước khi lên sân khấu là lúc nghệ sĩ thoải mái nhất. Khi rời bỏ những hào quang, phấn son để trở về với đời thực là lúc họ cô đơn nhất. Cảm giác không hẳn là buồn mà là chênh vênh, trống trải. Theo NSƯT Thành Lộc, nghệ sĩ rất nhạy cảm nên ai cũng có nỗi cô đơn xâm chiếm mỗi lần rời ánh đèn sân khấu sau những vai diễn mua vui cho thiên hạ. Sống càng lâu với nghề, càng yêu nghề thì sự trống trải, cô đơn càng nhiều. “Cô đơn vì không còn nhân vật, khán giả, ánh đèn sân khấu lung linh và vì không có ai bên cạnh mình. Tôi thường không thể chia sẻ cho bất cứ một người nào, mà luôn gặm nhấm nó” - NSƯT Thành Lộc nói.
Nghệ sĩ Ái Như thường ngồi thẫn thờ một mình trong khán phòng sân khấu sau mỗi suất diễn.
Nghệ sĩ Ái Như cho rằng nghệ thuật sân khấu luôn lung linh và huyền ảo. Khi ánh đèn bật sáng, diễn viên hóa trang bước lên sân khấu, nhân vật xuất hiện; khi ánh đèn tắt, họ bước xuống, tẩy trang ra về, nhân vật cũng mất theo. Diễn viên Hồng Ánh cũng bảo cái hay đồng thời cũng là “bi kịch” của sân khấu là “nhân vật được sinh ra trong đêm và… chết trong đêm”. “Với phim ảnh, chúng ta có thể lưu giữ lại nhân vật của mình. Nhưng một cuộc đời hỉ - nộ - ái - ố chỉ sống trên sàn diễn vỏn vẹn 3 giờ. Khi màn nhung khép lại cũng là lúc nhân vật đó không còn nữa” - Hồng Ánh nhìn nhận.
Đuối sức, mệt nhoài
Nghệ sĩ Thanh Thủy không ít lần bị choáng, xây xẩm mặt mày đến ngất xỉu sau những vai diễn gần như lấy đi toàn bộ sức lực của chị. Chẳng hạn vai Nguyễn Thị Anh trong vở Bí mật vườn Lệ Chi, người đàn bà có gương mặt sát thủ, lời nói nhọn như dao găm, ánh mắt lạnh như băng. “Vai diễn quá căng khiến tôi muốn ngất khi cảnh cuối vừa hạ màn. Tôi không thể diễn liên tiếp mấy đêm vì quá mệt” - Thanh Thủy kể.
Diễn viên Trung Dũng lúc sắm vai Hà Văn Tân trong vở Người điên trong ngôi nhà cổ cũng không thể về nhà liền vì chưa vai diễn nào anh khóc nhiều đến vậy. Khóc đến lả người, không còn sức để về nữa. Thực tế, nghệ sĩ nào rút ruột gan để diễn trên sân khấu cũng đuối sức và mệt nhoài khi hạ màn.
Giới nghệ sĩ sân khấu thường dùng từ “xả vai” để chỉ việc sau những giờ nhập vai, họ cần thoát ra khỏi nhân vật. “Diễn kịch mất rất nhiều tâm sức, toát cả mồ hôi, khản cả giọng. Không ít lần tôi rời sân khấu trong tình trạng không biết mình sẽ đi đâu về đâu trong đêm. Tôi thường đến quán rượu ngồi một mình nhiều giờ liền để thoát ra khỏi cảm xúc của nhân vật, trở lại với chính mình rồi mới về nhà” - NSƯT Thành Lộc tâm sự.
Với phim ảnh, diễn viên có thể cắt đoạn để diễn, riêng sân khấu thì người nghệ sĩ hầu như phải cháy hết mình trong 2-3 giờ diễn. “Đời nghệ sĩ, cười đó rồi khóc đó. Cười cho nhân vật nhưng khóc cho mình” - nghệ sĩ Cát Phượng chia sẻ. Một nghệ sĩ cải lương thở dài: “Sau những giờ phút làm vua chúa, công hầu, chủ tướng trên sân khấu, tôi giật mình khi thấy phận đời bé nhỏ, nghèo nàn, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm với bao vất vả, lo toan. Đời nghệ sĩ đôi khi rất bạc!”.
Bởi vậy, soạn giả Viễn Châu có 4 câu thơ trong bài ca cổ Kiếp cầm ca: “Khép cánh màn nhung danh vọng hết/Người về lòng rũ sạch sầu thương/Người vào cởi áo lau son phấn/Trả cả vinh hoa lẫn đoạn trường”. Trong bài thơ Khóc, cười mà nghệ sĩ Hoài Linh từng viết sau cánh gà cũng có đoạn: “Bán cười cho thiên hạ/Mua tiếng khóc cho mình/Khóc cho kiếp nhân sinh/Cười trần gian bạc bẽo”.
Theo Nld
Trống trải, cô đơn
Màn nhung hạ, khán giả lục tục ra về, riêng Ái Như ngồi lại sân khấu đến khi không còn một ai trên hàng ghế. “Nhìn anh em hậu đài dọn hết cảnh trí và những hàng ghế trống trơn, lặng như tờ, tôi bỗng thấy hụt hẫng. Mới đây thôi, còn tiếng vỗ tay và những tiếng khóc cười trên sân khấu. Không biết tối mai, tôi có còn được chứng kiến cảnh này nữa không?” - Ái Như tần ngần.
Có một nghệ sĩ sân khấu gạo cội từng nói rằng thời gian ngồi trong phòng hóa trang trước khi lên sân khấu là lúc nghệ sĩ thoải mái nhất. Khi rời bỏ những hào quang, phấn son để trở về với đời thực là lúc họ cô đơn nhất. Cảm giác không hẳn là buồn mà là chênh vênh, trống trải. Theo NSƯT Thành Lộc, nghệ sĩ rất nhạy cảm nên ai cũng có nỗi cô đơn xâm chiếm mỗi lần rời ánh đèn sân khấu sau những vai diễn mua vui cho thiên hạ. Sống càng lâu với nghề, càng yêu nghề thì sự trống trải, cô đơn càng nhiều. “Cô đơn vì không còn nhân vật, khán giả, ánh đèn sân khấu lung linh và vì không có ai bên cạnh mình. Tôi thường không thể chia sẻ cho bất cứ một người nào, mà luôn gặm nhấm nó” - NSƯT Thành Lộc nói.
Nghệ sĩ Ái Như thường ngồi thẫn thờ một mình trong khán phòng sân khấu sau mỗi suất diễn.
Nghệ sĩ Ái Như cho rằng nghệ thuật sân khấu luôn lung linh và huyền ảo. Khi ánh đèn bật sáng, diễn viên hóa trang bước lên sân khấu, nhân vật xuất hiện; khi ánh đèn tắt, họ bước xuống, tẩy trang ra về, nhân vật cũng mất theo. Diễn viên Hồng Ánh cũng bảo cái hay đồng thời cũng là “bi kịch” của sân khấu là “nhân vật được sinh ra trong đêm và… chết trong đêm”. “Với phim ảnh, chúng ta có thể lưu giữ lại nhân vật của mình. Nhưng một cuộc đời hỉ - nộ - ái - ố chỉ sống trên sàn diễn vỏn vẹn 3 giờ. Khi màn nhung khép lại cũng là lúc nhân vật đó không còn nữa” - Hồng Ánh nhìn nhận.
Đuối sức, mệt nhoài
Nghệ sĩ Thanh Thủy không ít lần bị choáng, xây xẩm mặt mày đến ngất xỉu sau những vai diễn gần như lấy đi toàn bộ sức lực của chị. Chẳng hạn vai Nguyễn Thị Anh trong vở Bí mật vườn Lệ Chi, người đàn bà có gương mặt sát thủ, lời nói nhọn như dao găm, ánh mắt lạnh như băng. “Vai diễn quá căng khiến tôi muốn ngất khi cảnh cuối vừa hạ màn. Tôi không thể diễn liên tiếp mấy đêm vì quá mệt” - Thanh Thủy kể.
Diễn viên Trung Dũng lúc sắm vai Hà Văn Tân trong vở Người điên trong ngôi nhà cổ cũng không thể về nhà liền vì chưa vai diễn nào anh khóc nhiều đến vậy. Khóc đến lả người, không còn sức để về nữa. Thực tế, nghệ sĩ nào rút ruột gan để diễn trên sân khấu cũng đuối sức và mệt nhoài khi hạ màn.
Giới nghệ sĩ sân khấu thường dùng từ “xả vai” để chỉ việc sau những giờ nhập vai, họ cần thoát ra khỏi nhân vật. “Diễn kịch mất rất nhiều tâm sức, toát cả mồ hôi, khản cả giọng. Không ít lần tôi rời sân khấu trong tình trạng không biết mình sẽ đi đâu về đâu trong đêm. Tôi thường đến quán rượu ngồi một mình nhiều giờ liền để thoát ra khỏi cảm xúc của nhân vật, trở lại với chính mình rồi mới về nhà” - NSƯT Thành Lộc tâm sự.
Với phim ảnh, diễn viên có thể cắt đoạn để diễn, riêng sân khấu thì người nghệ sĩ hầu như phải cháy hết mình trong 2-3 giờ diễn. “Đời nghệ sĩ, cười đó rồi khóc đó. Cười cho nhân vật nhưng khóc cho mình” - nghệ sĩ Cát Phượng chia sẻ. Một nghệ sĩ cải lương thở dài: “Sau những giờ phút làm vua chúa, công hầu, chủ tướng trên sân khấu, tôi giật mình khi thấy phận đời bé nhỏ, nghèo nàn, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm với bao vất vả, lo toan. Đời nghệ sĩ đôi khi rất bạc!”.
Bởi vậy, soạn giả Viễn Châu có 4 câu thơ trong bài ca cổ Kiếp cầm ca: “Khép cánh màn nhung danh vọng hết/Người về lòng rũ sạch sầu thương/Người vào cởi áo lau son phấn/Trả cả vinh hoa lẫn đoạn trường”. Trong bài thơ Khóc, cười mà nghệ sĩ Hoài Linh từng viết sau cánh gà cũng có đoạn: “Bán cười cho thiên hạ/Mua tiếng khóc cho mình/Khóc cho kiếp nhân sinh/Cười trần gian bạc bẽo”.
Theo Nld
THÌ RA...
Người đi đây đó phởn mày râu
Kẻ ngồi bó gối, hứng dãi dầu
Thì ra mưa nắng còn thiên vị
Thương người, ghét kẻ, mặc đâu đâu...
Mới hay Trời-Đất sao mà bạc
Chọn nhân tình mà tạc khổ đau!...
Trần Hạnh Thu
Kẻ ngồi bó gối, hứng dãi dầu
Thì ra mưa nắng còn thiên vị
Thương người, ghét kẻ, mặc đâu đâu...
Mới hay Trời-Đất sao mà bạc
Chọn nhân tình mà tạc khổ đau!...
Trần Hạnh Thu
Kiếp lãng du
Nét đẹp lãng du hồ Kẻ Gỗ
Ngày đăng: Thứ tư, 09/12/2015 - 15:24:50Nằm giữa miên man màu xanh của núi rừng Hà Tĩnh, hồ Kẻ Gỗ như một kẻ lãng du mộng mị nhởn nha rong chơi tháng ngày. Kẻ Gỗ là hồ nhân tạo, nhưng vẻ đẹp của nó thì không kém gì các hồ nước tự nhiên làm lay động lòng người khác. Chiều rủ, đến nơi đây giữa ngút ngàn cây lá, nước trong, ta thấy đời thật bình yên, phiêu lãng.
Kẻ Gỗ
được xem là hồ nước lớn nhất của Hà Tĩnh, là một phần của khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ trải rộng trên 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê.
Kẻ Gỗ là hồ chứa nước nhân tạo ra nhằm phục vụ thủy lợi là chính. Nhưng
ngày hôm nay, không chỉ phục vụ con người mà nó còn trở thành niền tự
hào của người Hà Tĩnh, là chốn bình yên đi về giữa những chùng chình cảm
xúc.
Hồ Kẻ Gỗ miên man trong ánh nước chiều, không còn bó hẹp trong vài trò của một công trình thủy lợi. - Ảnh: ncdung1910
Hồ xây dựng trên sông Rào Cái cũng được
gần bốn mươi năm rồi. Len lỏi giữ mênh mong núi rừng, hồ trở thành chiếc
gương lớn phản chiếc sắc núi, sắc đồi nơi đây. Không gian bao la,
thoáng đãng dạt bào cảm xúc nên tình nên thơ . Trước vẻ đẹp của nơi này,
nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sáng tác nên bài hát Người đi xây Kẻ Gỗ để kể
về câu chuyện xây dựng nên hồ. Từ ngày ấy, từ những giây phút đầu tiên,
Kẻ Gỗ đã gợi nên nguồn cảm hứng nghệ thuật cho biết bao con người.
Bài hát về Kẻ Gỗ là cái nỗi lòng mang
nặng tình quê hương. Đến Kẻ Gỗ gặp trực tiếp làn nước, bóng cây nơi đây
ta mới thấm, mới ngấm hết ân tình gửi gắm vào lời ca tiếng hát. Dòng cảm
hứng cùng dòng chảy của tự nhiên giao hòa, ấy là phút giây thăng hoa
của tạo vật, của người nghệ sĩ.
Hồ Kẻ Gỗ là điểm dừng chân tuyệt vời và
lí tưởng cho những người yêu thiên nhiên. Nơi đây bao phủ bởi các loài
cây, loài động vật quý hiếm không chỉ của nước ta mà còn của thế giới.
Đến nơi đây, lạc vào xứ sở diệu kì của thiên nhiên, lạc mình trong bóng
nước, bóng cây rừng. Chiều về, lòng miên miên, gợn gợn.
Giữa dòng Kẻ Gỗ lãng du nước chảy, cây
cối vẫn sinh trưởng và tỏa bóng rợp mát. Mặt hồ điểm xuyến những ốc đảo
lớn nhỏ. Ta có cảm giác mơ mộng về một thế giới thần tiên cổ tích, có
phần huyền bí nhưng thu hút vô cùng.
Cái sự thu hút của nơi này không chỉ
dành cho người yêu thiên nhiên thuần túy, thán phục trước vẻ đẹp của đất
trời mà còn khiến cho cho biết bao nhà khoa học ở khắp mọi nơi tìm đến
để nghiên cứu. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú và quý hiếm nơi
đây là báu vật của quốc gia, của nhân loại.
Sự xuất hiện của Kẻ Gỗ, ấy là thành quả
của thiên nhiên, là thành quả của con người. Lòng hồ lãng mạn kia, giúp
cho ta xả những nỗi muộn phiền và cũng giúp cho Rào Cái khỏi khô hạn mùa
nóng, khỏi trở thành dòng nước dữ mùa mưa.
Kẻ Gỗ ấy, cái dữ dội và cái cộc cằn ngày
nào nay dưới bàn tay con người được thuần hóa. Hồ trở nên mềm lại và
dịu êm níu chân người lữ khách. Nơi đây, xứ sở của các loài hoa, loài
cây, loài động vật quý hiếm. Nơi đây, được thiên nhiên hào phóng ban
tặng cho những gì tinh túy và đẹp đẽ nhất của đất trời
Lòng hồ lửng lơ trôi những xao xác lá
mùa về. Người đến Kẻ Gỗ, soi mình xuống tầng xanh dòng mây nước, chắn
hẳn sẽ nhung nhớ mãi không thôi. Kẻ lãng du mộng mị, kẻ lãng du của
tình, của đời. Công trình nhân tạo phục vụ thủy lợi nhưng vẫn mang cái
vẻ đẹp không thua kém bất kì nơi nào.
Về Hà Tĩnh một buổi chiều để thả lòng
mình vào dòng nước Kẻ Gỗ, vào mây trời Kẻ Gỗ. Mảnh đất xanh rì rào ôm
lấy ta vào lòng. Thảm thực vật nơi đây đã đang góp phần gìn giữ lại vẻ
đẹp thuần nhiên của mảnh đất nước. Mỗi chuyến đi là một hành trình trải
nghiệm thú vị. Có những lúc ta nhiệt huyết trước những đèo, có những khi
ta đắm say bất tận trong nương lúa bậc thang, có những khi ta thả hồn
vào lòng biển mênh mang và có đôi lúc ta lặng lẽ, ngẩn nga trước vẻ xao
xuyến nao lòng nơi Kẻ Gỗ.
Gặp nơi đây khi chiều nhẹ buông lơi, ấy
là khi lòng người mênh mang, chùng chĩnh những miền cảm xúc. Nắng gió
miền Trung đúc lên những con người kiên cường, những mảnh đất kiên trung
và cả những mảnh trời đất đẹp đến mê lòng. Nơi đây bình yên, lặng lẽ,
ta ngẩn ngẩn ngơ ngơ rồi thả hồn trôi lênh lênh Kẻ Gỗ từ khi nào chẳng
rõ.
Nguồn: Theo Iki Oleo - Mytour.vn
Green Fields - Brothers Four
Thả hồn trên cánh đồng xanh mượt đẹp như tranh ở Czech
Huy Phong (Theo BP) Thứ Bảy, ngày 27/05/2017 12:55 PM (GMT+7)
Sự kiện: Thế giới muôn màu
(Dân Việt) - Vùng Moravia ở miền nam Cộng hòa Czech được ví như thiên đường dành cho các nhiếp ảnh gia thích phong cảnh thiên nhiên.
Moravia là vùng đất lịch sử nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp ở miền nam Cộng hòa Czech.
Vào mùa xuân và mùa thu hằng năm, những
cánh đồng xanh mướt trên cao nguyên Moravia thu hút nhiếp ảnh gia từ
khắp nơi trên thế giới.
Cảnh đồng hoa nhiều màu sắc xen lẫn đồng cỏ nhấp nhô khiến vùng Moravia trông như một bức tranh đồng quê.
Người dân địa phương canh tác trên những ngọn đồi ở vùng Moravia.
Tên "Moravia" bắt nguồn từ con sông Morava trên lãnh thổ vùng này.
Người đàn ông đi trên cánh đồng xanh nhấp nhô lượn sóng.
Những ngọn đồn uốn lượn ở đây thay đổi màu sắc theo từng mùa.
Moravia là vùng đất màu mỡ, thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Ngôi nhà nhỏ nằm giữa những cánh đồng xanh mướt.
Cối xay gió cổ kính nằm giữa cánh đồng hoa rực rỡ.
Moravia được xem là viên ngọc của Cộng
hòa Czech. Người dân địa phương luôn tự hào không chỉ vì nơi đây chứa
đựng dấu ấn lịch sử khổng lồ mà còn sở hữu một vẻ đẹp choáng ngợp.
Màu sắc tương phản giữa những cánh đồng đã thu hoạch và chưa thu hoạch ở Moravia.
Những nét uốn mềm mại màu xanh tạo nên nét riêng của một vùng cao nguyên đầy nắng và gió.
Trải dài trên cao nguyên Moravia là những cánh đồng xinh đẹp màu xanh dương dịu mát.
Khung cảnh rộng lớn và xanh ngắt của vùng thảo nguyên Moravia dưới nền trời màu cam.
Màu xanh lan tỏa khắp các triền đồi mang lại cảm giác dịu mát và thanh bình.
Những cánh đồng hoa tạo nên họa tiết như một tấm thảm nhiều màu sắc.
Đến với cao nguyên này, du khách sẽ được hòa mình vào không khí thanh bình và yên ả.
Những ngọn đồi uốn lượn trông như sóng biển.
Moravia được coi là thiên đường dành cho những người thích phong cảnh đồng quê.
Em Yêu Anh Như Yêu Câu Hò Ví Dặm - Hồng Nhung & Thanh Điền Guitar
Nhận xét
Đăng nhận xét