CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44/8
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi.
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
“Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam. Thực chất, đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mĩ.
Quân đội Sài Gòn còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Mĩ còn dùng thủ đoạn ngoại giao như : lợi dụng mâu thuẫn Trung-Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hào hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
2.Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán.
Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đang trên đà thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969. Đó là một tổn thất vô cùng to lớn đối với dân tộc ta, đối với cách mạng ta.
Hình 73. Lế tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969
Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc lịch sử. Trong Di chúc, Người nêu rõ: “ Cuộc kháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn….Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Người cũng nhắc nhở “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta ở hai miền đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Trong hai năm 1970-1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sựu và chính trị.
Hình 74. N. Xihanúc, Nguyến Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, Xuphanuvông (từ trái sang phải) tại Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương
Trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Camphuchia họp, nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập của N. Xihanúc ở Campuchia (18-3-1970), để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới. Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.
Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của
quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của 4, 5
vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 22 000 tên
địch, buộc quân Mĩ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Đường 9-Nam Lào,
giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
Ở khắp các thành thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục. Đặc biệt ở Sài Gòn, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.
Tại khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven đô thị đều có phong trào cảu quần chúng nổi dậy chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” cảu địch. Đến đầu năm 1971, cách mạng giành quyền làm chủ thêm 3 600 âp với 3 triệu dân. CHính quyền cách mạng cũng đã cấp cho nông dân trên 1,6 triệu héc ta ruộng đất.
3.Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.
Đến cuối tháng 6-1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất
của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến
đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và
đông dân.
Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mĩ đã phản công, gây cho ta nhiều thiệt hại. Đế quốc Mĩ tiến hành trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).
Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.
Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.
Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara.
Ngày 13 tháng 12 năm 1966, họ đề xuất “bổ trợ chiến dịch tấn công quân chủ lực phía địch và ném bom tấn công bằng các nỗ lực tăng cường nhằm bình định hóa vùng nông thôn và tăng cường sức lôi cuốn” của chính quyền Nam Việt. Thuật ngữ “Việt Nam hóa chiến tranh” đã ra đời một thời gian dài trước khi trở nên phổ biến.
Để triển khai kế hoạch này, Johnson đã chọn ba người: Ellsworth Bunker làm đại sứ Mỹ tại Sài Gòn; Komer chỉ huy một tổ chức chống nổi dậy mới; và Tướng Creighton Abrams tăng cường năng lực quân đội Nam Việt Nam để đánh bại quân chính quy Bắc Việt.
Bunker phải làm việc với lãnh đạo Nam Việt và đảm bảo sự phối hợp của mọi lực lượng – cả dân sự và quân sự, người Mỹ, và các nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Komer và Abrams đảm nhiệm vị trí phó cho Tướng William Westmoreland tại trụ sở của ông này ở ngoại ô Sài Gòn.
Nhưng Bunker mới là người mà Johnson đánh giá có vai trò then chốt. Vai trò đó còn hơn cả nhiệm vụ ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Nam Việt Nam. Đó là giúp Mỹ thoát khỏi cuộc chiến. “Tôi đã giúp ông ấy thoát khỏi Cộng hòa Dominica và đạt được mục đích chính trị ở đó,” Bunker nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn. “Ông ấy muốn tôi làm điều tương tự ở Nam Việt Nam.”
Trong một cuộc gặp riêng không có tài liệu ghi lại, Johnson nói với Bunker rằng ông muốn bắt đầu rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam. Nhưng trước khi các lực lượng này có thể rời đi, một quân đội Nam Việt Nam mạnh hơn, hoàn thiện hơn phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong các chiến dịch tìm và diệt nhằm giữ chân quân đội Hà Nội trên núi và gần biên giới, tách biệt khỏi dân chúng.
Đồng thời, Johnson muốn người Nam Việt Nam phải tăng tốc quá trình phát triển dân chủ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về vận mệnh chính trị của Nam Việt. Nói ngắn gọn, Johnson muốn vai trò của Mỹ tại Việt Nam giảm đi với tốc độ tương ứng với sự tăng cường tự lực của Nam Việt.
Johnson và đội ngũ lãnh đạo mới ở Sài Gòn đã tổ chức một cuộc gặp tại đảo Guam vào ngày 20 tháng 3 năm 1967, với hai người đứng đầu chính quyền Nam Việt Nam, Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Họ trình bày với tổng thống một bản hiến pháp mới cho Nam Việt Nam, trong đó kêu gọi các hệ thống kiểm soát và cân bằng, và phân quyền xuống cho các hội đồng địa phương dân cử tại các tỉnh và làng xã.
Tổng thống Johnson đã coi nhẹ tầm quan trọng của cuộc gặp; ông nhấn mạnh trước công chúng rằng cuộc gặp này không bàn về những khía cạnh quân sự của nỗ lực chiến tranh, mà chỉ nói rằng “Tôi nghĩ chúng ta có một vấn đề khó khăn, nghiêm trọng, kéo dài, dai dẳng, đau đớn mà chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp.” Nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của cuộc gặp ở Guam. Johnson đã dùng nó để thiết lập một hệ tiêu chí mới nhằm đánh giá thành công trong nỗ lực chiến tranh: xây dựng nhà nước, rút khỏi chiến tranh.
Hai ngày trước cuộc gặp tại Guam, Tướng Westmoreland đã yêu cầu tăng viện 85.000 lính nhằm tăng cường các chiến dịch trên chiến trường để “tránh một cuộc chiến kéo dài phi lý.” Tại Guam, Westmoreland bảo vệ yêu cầu tăng viện của mình. Bunker đã theo dõi phản ứng của Johnson trước báo cáo của Westmoreland. Tâm trạng và vẻ mặt của ngài tổng thống thể hiện sự không thoải mái khi nghe bản phân tích đầy lo ngại của Westmoreland, nó gần như khẳng định lại đánh giá trước đây của McNamara rằng chiến lược chiến tranh cường độ cao của Lầu Năm Góc không thể nào dập tắt quyết tâm của Hà Nội.
Quả thật là Johnson đã phản đối tăng viện. Khi Westmoreland đến Washington một tháng sau đó để tiếp tục yêu cầu tăng quân, Tổng thống trả lời: “Khi chúng ta tăng thêm các sư đoàn, chẳng lẽ phía địch không thể tăng thêm các sư đoàn tương ứng? Nếu cứ như vậy thì khi nào tất cả mới kết thúc?” Vài tháng sau, Johnson đáp ứng một phần đòi hỏi của Westmoreland, gửi thêm 45.000 quân chiến đấu, khoảng một nửa số lượng ông này yêu cầu.
Bunker tới Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1967, nơi ông phải thể hiện rõ rằng cách tiếp cận của Washington đã thay đổi. Sẽ không còn là một cuộc chiến “sức mạnh cứng” được tiến hành chủ yếu bởi các đơn vị chiến đấu của Mỹ ở Nam Việt Nam, được hỗ trợ bởi chiến dịch ném bom miền Bắc của Mỹ, với tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến vũ trang này. Thay vào đó, ngày 28 tháng 4, Bunker nói với Thiệu rằng “bản chất của thành công” nằm ở việc đem lại an ninh cho tất cả các thôn ấp trên khắp vùng nông thôn.
Bunker đặt ra cho mình bốn nhiệm vụ chính: thuyết phục lãnh đạo Nam Việt Nam về nhu cầu xây dựng một chính phủ chính danh đại diện cho các lực lượng chính trị đa dạng trong nước; tiến hành một chương trình bình định hóa nhằm mang lại hòa bình và trật tự cho làng xã nông thôn; chuẩn bị cho quân đội Nam Việt Nam để tiếp quản gánh nặng chiến đấu trực tiếp với các lực lượng Cộng sản; và thúc đẩy sự phát triển kinh tế để cải thiện điều kiện sống và gây dựng ngân sách cho cuộc chiến chống lại Bắc Việt.
Nói cách khác, mục tiêu của Ellsworth là chuyển gánh nặng duy trì Nam Việt Nam tồn tại như một nước cộng hòa độc lập từ Hoa Kỳ sang cho chính Nam Việt Nam.
Được cử làm phó cho Westmoreland và phụ trách việc bình định hóa, Komer ngay lập tức bắt đầu xây dựng một tổ chức mới – tổ chức Phát triển Cách mạng và Hoạt động Dân sự (CORDS) – nơi tập hợp các cố vấn quân sự và dân sự Mỹ để phối hợp với Nam Việt Nam trong việc vận động dân chúng chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay Việt Cộng.
Tại thời điểm đó, mọi thứ có vẻ đang đi đúng hướng. Nam Việt Nam thông qua bản hiến pháp mới, các cuộc bầu cử mang lại một Quốc hội lưỡng viện, và hàng nghìn người đứng đầu các thôn ấp được người dân lựa chọn. Và một chiến dịch tranh cử tổng thống tương đối minh bạch kết thúc với kết quả là Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống và Nguyễn Cao Kỳ đắc cử phó tổng thống. Nam Việt Nam nay đã có một cơ sở hạ tầng chính trị để hỗ trợ các làng xóm, phát triển kinh tế và cung cấp nhiều nhân lực hơn cho lực lượng vũ trang.
Westmoreland cũng có những điều chỉnh đối với các nỗ lực quân sự theo chiến lược mới. Trong một bài phát biểu trước công chúng tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington ngày 21 tháng 11 năm 1967, ông công bố kế hoạch kết thúc cuộc chiến của Mỹ tại Nam Việt Nam. Ông gọi đây là “Giai đoạn IV” hay “giai đoạn cuối cùng,” trong đó lực lượng quân đội Mỹ trở nên “dần dần không còn cần thiết” đối với việc phòng thủ Nam Việt. “Các đơn vị Mỹ có thể bắt đầu giảm dần quân số bởi Quân đội Nam Việt đã được hiện đại hóa và tăng cường năng lực đến mức cao nhất.” Xuất hiện trên chương trình truyền hình “Gặp gỡ báo chí” sau bài phát biểu, Westmoreland dự đoán rằng các lực lượng Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi Nam Việt Nam trong “hai năm nữa hoặc ít hơn.”
Ông ấy đã đúng: các lực lượng Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi chiến trường vào tháng 8 năm 1969 – nhưng đó là sau khi thêm 21.000 lính Mỹ nữa tử trận.
Stephen B. Young là giám đốc điều hành toàn cầu mạng lưới Caux Round Table. Ông làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Hình: Đại sứ Ellsworth Bunker trình quốc thư lên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 28/04/1967. Nguồn: NYT.
Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.
Biên dịch: Phan Nguyên
Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này.
Chương trình Phụng Hoàng sẽ trở thành một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Được bảo trợ bởi Cục Tình báo Trung ương (CIA), Chương trình Phụng Hoàng sử dụng các lực lượng bán quân sự nhằm tấn công các đặc vụ cộng sản nằm vùng tại các thôn làng khắp Nam Việt Nam. Các nhân chứng cáo buộc rằng các thành viên của chương trình cùng các cố vấn Hoa Kỳ của họ thường xuyên tiến hành tra tấn, sát hại và ám sát, những cáo buộc mà các quan chức Mỹ đã bác bỏ.
Cho tới ngày nay, cuộc tranh luận về Chương trình Phụng Hoàng vẫn tập trung chủ yếu vào vai trò của CIA và các cá nhân người Mỹ trong chương trình này. Nhưng đại bộ phận nhân sự của Chương trình Phụng Hoàng, như binh sĩ, thẩm vấn viên và nhà phân tích, đều là người Việt Nam. Tìm hiểu vai trò của các nhân sự Việt Nam trong chương trình Phụng Hoàng mang lại những góc nhìn khác biệt về nguồn gốc và tầm quan trọng của chương trình này.
Trong tất cả những người Việt Nam đóng góp cho Chương trình Phụng Hoàng, có lẽ nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất là một sĩ quan quân đội Nam Việt Nam tên là Trần Ngọc Châu. Lúc còn trẻ, ông Châu đã đi theo phong trào độc lập Việt Minh và nhà lãnh đạo cuốn hút của phong trào này là Hồ Chí Minh. Ông từ chối gia nhập Đảng Cộng sản của ông Hồ và trở nên khó chịu với việc Việt Minh ngày càng nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Năm 1950, ông đào ngũ sang phía chính phủ chống cộng do Pháp hậu thuẫn.
Ông Châu cuối cùng đã thu hút được sự chú ý của Tổng thống Ngô Đình Diệm, người giao cho ông làm về chiến lược và chiến thuật chống nổi dậy. Năm 1962, ông Diệm bổ nhiệm ông Châu làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre ngày nay – ND), một tỉnh lớn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Châu dành phần lớn trong khoảng thời gian 3 năm ở Kiến Hòa để thử nghiệm các phương pháp chống nổi dậy khác nhau.
Ông Châu nhanh chóng nhận thấy chính phủ đối mặt với một số vấn đề liên quan tới nhau ở Kiến Hòa. Tỉnh này được coi là “chiếc nôi của cách mạng” bởi vì các cán bộ Cộng sản đã tổ chức một trong những cuộc nổi dậy địa phương đầu tiên chống lại Diệm tại một trong những huyện của tỉnh này vào năm 1960. Hơn nữa, ông Châu sau này hồi tưởng lại rằng hệ thống tình báo của chính phủ “như một trò đùa” bởi vì nó phụ thuộc vào những người cung cấp tin đã làm cho nhà nước trong nhiều năm và thường được cung cấp tin giả bởi kẻ thù. Do đó, các lực lượng chính phủ tại Kiến Hòa thường không biết những người nổi dậy là ai và họ đang hoạt động tại đâu. Thay vì tiến hành các chiến dịch có mục tiêu chọn lọc dựa trên các thông tin tình báo chính xác, các chỉ huy thường sử dụng các chiến dịch hỏa lực mạnh làm chết hoặc bị thương người dân địa phương. Dân làng càng trở nên tức giận hơn bởi các quan chức và sĩ quan cảnh sát địa phương, nhiều người trong số đó rất bất tài, tham nhũng, hoặc cả hai.
Để khắc phục những vấn đề này, ông Châu đã thiết kế nên chương trình Điều tra dân số kết hợp khảo sát ý kiến về các bất bình của người dân (Census – Grievance – sau đây gọi là Chương trình điều tra – khảo sát). Thông qua sáng kiến này, các nhóm cán bộ được phái xuống các thôn làng do chính phủ kiểm soát. Sau khi tiến hành điều tra dân số, các thành viên bắt đầu tiến hành hàng ngày các cuộc phỏng vấn bắt buộc đối với từng người lớn. Các câu hỏi có vẻ như vô thưởng vô phạt, ví dụ như ông bà có nhận thấy điều gì bất thường gần đây không, hay chính phủ có thể làm gì để giúp đỡ ông bà và gia đình. Các câu hỏi này một phần là nhằm tạo điều kiện cho người dân nêu lên những bất bình về các quan chức địa phương tham nhũng, những người mà ông Châu sau đó có thể kỷ luật hoặc cách chức. Nhưng mục tiêu cuối cùng là nhằm thu thập thêm các thông tin chính xác hơn về kẻ thù.
Sáng tạo thứ hai của ông Châu là việc tạo ra cái mà ông gọi là các Đội chống Khủng bố, tiền thân của Chương trình Phụng Hoàng. Được thành lập với sự hỗ trợ từ CIA, các đội nhóm này bao gồm các nhóm nhỏ nhân viên được huấn luyện để tiến hành các chiến dịch bí mật trong các vùng lãnh thổ do kẻ thù kiểm soát. Khi ông Châu nhận được tin tức tình báo về nhân dạng và vị trí của các đặc vụ kẻ thù, ông liền cử Đội chống Khủng bố tới giết hoặc bắt sống họ. Theo cách này, ông Châu và các đối tác CIA hi vọng có thể làm tiêu hao và tiêu diệt những gì mà sau này họ gọi là cấu trúc Việt cộng, tức mạng lưới các cán bộ và đặc vụ cộng sản nằm vùng trong dân cư nông thôn.
Ông Châu nhận thức rất rõ rằng các phương pháp của mình rất dễ bị lạm dụng. Một chủ doanh nghiệp bất lương trong làng có thể lợi dụng chương trình Điều tra – khảo sát để thuyết phục chính phủ rằng đối thủ địa phương của mình là một người cộng sản. Và các thành viên của Đội chống Khủng bố nếu không được huấn luyện và giám sát kỹ lưỡng có thể cảm thấy và hành động như thể họ được phép tiến hành giết người. Nhằm chống lại những vấn đề như vậy, ông Châu đã bổ nhiệm các thanh tra viên để điều tra các báo cáo về các sai phạm của cán bộ, quan chức. Ông cũng tuyên bố rằng việc sử dụng các lực lượng sát thủ sẽ chỉ là phương thức cuối cùng, chỉ được áp dụng sau khi các nỗ lực nhằm thuyết phục các đặc vụ của kẻ thù đào ngũ sang phe Chính phủ thất bại.
Mặc dù ông Châu nói tiếng Anh với giọng nặng nhưng ông có thể trình bày các ý tưởng của mình về chống nổi dậy theo một phương thức đơn giản và dễ hiểu, khiến cho ông trở nên nổi tiếng với các cố vấn Hoa Kỳ. Daniel Ellsberg, nhà phân tích của Công ty RAND mà sau này trở thành một nhà hoạt động phản chiến, đã gặp ông Châu khoảng giữa những năm 1960 và coi ông là chuyên gia Việt Nam hàng đầu về quy trình bình định hóa. Ông Châu cũng tương tác và làm việc với John Paul Vann, William Colby, Edward Lansdale và những nhân vật tiêu biểu khác trong đội ngũ chống nổi dậy của Hoa Kỳ. Những người Mỹ này đặc biệt thích việc ông Châu khẳng định rằng có thể tiến hành chống nổi dậy theo một phương thức nhân văn, có đạo đức, và làm giảm các thiệt hại không mong muốn đối với sinh mạng và tài sản của thường dân.
Nhờ một phần vào sự hỗ trợ của các bạn bè Hoa Kỳ, ông Châu đã được bổ nhiệm vào cuối năm 1965 làm lãnh đạo một chương trình huấn luyện chống nổi dậy mới dành cho cán bộ Nam Việt Nam. Sự đề bạt của ông là một phần trong nỗ lực của CIA nhằm thiết kế một chiến lược chống nổi dậy trên cả nước dành cho Nam Việt Nam, những nỗ lực mà cuối cùng dẫn tới sự hình thành Chương trình Phụng Hoàng. Trong quá trình thiết kế Chương trình Phụng Hoàng, các quan chức CIA đã đưa vào các ý tưởng của chương trình Điều tra – Khảo sát nhằm thu thập thông tin tình báo từ dân làng. Ảnh hưởng của ông Châu cũng rất rõ ràng trong bộ phận sau này trở thành phần gây tranh cãi nhất của Chương trình Phụng Hoàng, đó là các biệt đội chống khủng bố tinh nhuệ được gọi là các Đơn vị Thám sát Tỉnh (PRU). Được tuyển mộ và huấn luyện bởi CIA, các đơn vị này tiến hành hàng chục nghìn vụ “bắt và giết” các đặc vụ của kẻ thù từ năm 1968 tới năm 1972.
Tuy nhiên, có phần bất ngờ khi ông Châu không thực sự tham gia vào việc thiết kế hay thực hiện Chương trình Phụng Hoàng. Với tư cách là người đứng đầu của chương trình đào tạo cán bộ quốc gia Nam Việt Nam, ông sớm trở nên thất vọng với tình trạng đấu đá chính trị bất tận giữa các lãnh đạo cấp cao. Năm 1967, ông Châu rời bỏ vị trí chính thức của mình và giành được một ghế dân biểu trong Quốc hội Nam Việt Nam.
Sau đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, ông Châu bắt đầu kêu gọi một giải pháp thương lượng dành cho cuộc chiến. Điều này khiến ông trở thành kẻ thù của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người cho bắt giam, xét xử và tống giam ông về tội phản quốc. Ông sống phần thời gian còn lại của cuộc chiến trong tù hoặc trong tình trạng quản thúc tại gia. Sau chiến thắng của miền Bắc năm 1975, ông bị tống giam một lần nữa, lần này là trong một trại cải tạo của cộng sản. Ông được cho ra tù năm 1978 và di cư sang Mỹ cùng với gia đình.
Trong những thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông Châu và những người Mỹ ủng hộ ông đã than phiền rằng việc ông bị hạ bệ vừa là một sự phản bội vừa là một cơ hội bị bỏ lỡ. Theo quan điểm của họ, ông Châu đã thiết kế nên một công thức chống nổi dậy có hiệu quả: Bằng cách lôi kéo người dân địa phương ở Kiến Hòa tham dự thông qua các chương trình Điều tra – khảo sát, ông đã giành được trái tim và lý trí của họ trong khi vẫn có thể tiếp tục thu thập được các thông tin tình báo mà các Đội chống Khủng bố sử dụng để truy tìm các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Tuy nhiên, ông Châu cũng tin rằng lãnh đạo cấp cao của CIA đã không thể hiểu được những thành tố cốt lõi trong cách tiếp cận của ông.
Mặc dù Chương trình Phụng Hoàng vay mượn một số khía cạnh của mô hình Kiến Hòa, ông kết luận rằng nó quá nhấn mạnh sử dụng vũ lực và không coi trọng việc huy động người dân. Kết quả là ông Châu và các bạn bè người Mỹ của ông coi Chương trình Phụng Hoàng như là một sự “suy đồi hóa” các ý tưởng ban đầu của ông Châu. Ông Châu đã trình bày cách diễn giải này trong các cuộc phỏng vấn, trong cuốn hồi ký bằng tiếng Anh xuất bản năm 2012 của ông, và trong bộ phim tài liệu gần đây The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick.
Nhưng ông Châu đã thực sự đạt được những thành tựu gì ở Kiến Hòa? Những người ủng hộ ông thường dẫn các số liệu chính thức để chứng minh cho thành công của ông: Trong năm đầu tiên ông làm tỉnh trưởng, ước tính số dân thường sống trong vùng chính phủ kiểm soát của tỉnh đã tăng từ 80.000 lên 220.000 trong tổng dân số khoảng hơn nửa triệu người. Tuy nhiên, chính ông Châu cũng thường nói rằng những thành tựu đó ít có ý nghĩa nếu người dân địa phương không ủng hộ chính phủ và các tuyên bố của chính phủ về đảm bảo chủ quyền quốc gia – một nhiệm vụ tỏ ra quá khó khăn tại Nam Việt Nam trong thời kỳ giữa những năm 1960. Tính chất ngắn ngủi trong các thành quả của ông Châu đã bộc lộ rõ sau khi ông rời tỉnh Kiến Hòa: lực lượng cộng sản nhanh chóng giành lại phần lớn lãnh thổ và dân cư và họ đã mất.
Thành quả cụ thể nhất của ông Châu tại Kiến Hòa đó là chương trình Điều tra – khảo sát dân cư. Như một sử gia của CIA sau này ghi nhận, chương trình tỏ ra là một công cụ hiệu quả nhằm tạo ra các thông tin tình báo khả dụng về các lực lượng và đặc vụ của kẻ thù. Nhưng hiệu quả của nó bắt nguồn chủ yếu không phải từ việc giành được sự ủng hộ của công chúng là từ việc giám sát họ.
Thực sự, chương trình không chỉ thu thập thông tin tình báo về “cấu trúc Việt Cộng”, nó còn tổng hợp các thông tin chi tiết về mọi cư dân tại từng thôn ấp nơi chương trình được triển khai. Những thông tin này bao gồm dữ liệu về quan hệ họ hàng, các mối liên hệ chính trị, tôn giáo, và cả tình trạng sở hữu tài sản. Như ông Châu thừa nhận, các thông tin này thường được sử dụng để gây áp lực lên các gia đình và toàn bộ cộng đồng buộc họ tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Về khía cạnh này, chương trình ít tích cực và mang nhiều tính cưỡng bức hơn so với những người thúc đẩy nó thừa nhận.
Việc sử dụng các đội chống khủng bố ở Kiến Hòa cũng đôi lần không thể tuân theo các nguyên tắc tốt đẹp mà ông Châu đã đề ra. Bằng cách nhắm vào những cán bộ cộng sản cụ thể để “vô hiệu hóa” họ, chương trình đã làm gia tăng sức ép quân sự và tâm lý lên kẻ thù. Các chỉ huy cộng sản phản ứng lại bằng cách treo thưởng đặc biệt cho bất cứ người nào trong đơn vị của họ có thể tiêu diệt được một thành viên của đội chống khủng bố. Cuộc đấu tranh giữa hai bên nhanh chóng trở thành cuộc nội chiến ở cấp độ cộng đồng mà trong đó lời hứa của ông Châu rằng sẽ chỉ sử dụng vũ lực như là phương tiện cuối cùng thường bị phá vỡ. Khi một tuyên truyền viên cộng sản phân phối các tờ bướm ca ngợi một người bắn tỉa du kích tiêu diệt được một cố vấn quân sự Mỹ ở Kiến Hòa, ông Châu đã ra lệnh cho Đội chống Khủng bố thâm nhập vào thôn do kẻ thù kiểm soát nơi người lính bắn tỉa đang sống. Các thành viên của nhóm đã giết chết người lính bắn tỉa bằng cách tung lựu đạn vào nhà của anh ta trong lúc anh ta đang ngủ.
Những người chỉ trích hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ coi câu chuyện tiêu diệt tay súng bắn tỉa trên như là bằng chứng cho thấy các hoạt động của ông Châu ở Kiến Hòa đơn thuần chỉ là một chương trình ám sát. Ông Châu và những người bảo vệ ông có thể phản bác rằng những hành động giết chóc như vậy là cần thiết và được biện minh bởi việc những người cộng sản sử dụng biện pháp ám sát có chọn lọc, và rằng việc thi thoảng triển khai những chiến thuật như vậy nên được nhìn nhận trong bối cảnh những nỗ lực rộng lớn hơn của ông nhằm giành được trái tim và khối óc của người dân. Nhưng cả hai lập luận này làm giảm ý nghĩa của những thành tố cốt lõi trong chiến tranh chống nổi dậy được tiến hành tại Việt Nam.
Ông Châu không đề xuất đánh bại cộng sản ở Kiến Hòa chỉ bằng cách ám sát họ. Ông tạo ra các đội Điều tra – khảo sát như là một phương tiện để thu hút sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, quy trình mà ông đề xuất nhằm giành được sự hợp tác của người dân không dựa vào việc giành được sự đồng thuận hay sự tự nguyện tham gia của họ. Các đội Điều tra – khảo sát đã mang lại cho chính phủ một phương thức áp đặt một hệ thống giám sát và kiểm soát lên toàn bộ các cộng đồng dân cư và thu thập các thông tin tình báo từ mỗi người dân. Trong khi ông Châu hy vọng rằng người dân sẽ cung cấp những thông tin tình báo này một cách tự nguyện, mục tiêu bao trùm của ông là thu được thông tin cần thiết để phát hiện và phá hủy các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Hơn nữa, dù việc theo đuổi mục tiêu này bao gồm các nỗ lực nhằm bắt giữ những đặc vụ của kẻ thù hoặc thuyết phục họ đầu hàng, nó cũng bao gồm rất nhiều vũ lực, bao gồm một số vụ ám sát. Trong tất cả những khía cạnh này, mô hình mà ông Châu thiết kế nên tại Kiến Hòa có nhiều điểm tương đồng với Chương trình Phụng Hoàng sau này.
Sự nghiệp của Trần Ngọc Châu chỉ ra một sự thật lớn hơn về hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam về về lịch sử của chiến tranh chống nổi dậy nói chung. Giống như các đối tác người Mỹ của mình, ông Châu đã thúc đẩy cái mà bây giờ được gọi là phương thức chống nổi dậy lấy dân cư làm trung tâm, một cách tiếp cận nhấn mạnh việc bảo vệ và kiểm soát dân cư dân sự. Những người ủng hộ cách tiếp cận này thường mô tả nó như là một phương thức chiến tranh nhân bản, hoàn toàn phù hợp với pháp luật về chiến tranh, và với các lý tưởng tự do của người Mỹ.
Cách tiếp cận của ông Châu rõ ràng ít mang tính hủy diệt hơn so với những chiến thuật mà các chỉ huy Hoa Kỳ và Nam Việt Nam ưa thích, đó là chiến đấu với kẻ thù bằng đạn pháo và các cuộc không kích. Nhưng các phương pháp của ông cũng không hoàn toàn không đổ máu và chiến thắng mà ông muốn đạt được không dựa vào việc giành được trái tim và khối óc của người dân. Thay vào đó, cách tiếp cận của ông dựa rất nhiều vào việc thao túng, cưỡng ép, đe dọa và ám sát. Người Mỹ cần ghi nhớ những điều này khi nghĩ về các cuộc chiến tranh chống nổi dậy mà Mỹ tiếp tục tiến hành ngày nay.
Edward Miller là phó giáo sư lịch sử tại Dartmouth College và là tác giả cuốn “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam”.
Bữa “tiệc rượu” và chiến dịch “Opération Lam Sơn 719”…
Những ngày đầu năm 1971, có nhiều xe của Sứ quán ngụy Sài Gòn cắm cờ ba sọc chạy trên đại lộ Lane Xang ở Viêng Chăn. Bằng sự nhạy bén của người tình báo, Tống Văn Trinh đoán biết có lẽ đoàn quân sự và dân sự từ Sài Gòn sang để đàm phán với phía Lào vấn đề quan trọng.
Qua Trung tá Bảo, tùy viên quân sự của Đại sứ quán ngụy Sài Gòn, Trinh được biết có hai cuộc hội đàm về quân sự và dân sự để đi đến ký kết một thỏa hiệp quan trọng giữa hai nước.
Trinh gợi ý với Bảo, nhân có nhiều sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu sang công cán ở Lào, nên có cuộc gặp thân tình và chiêu đãi đặc biệt. Bảo tán thành ngay vì 7 tên sĩ quan này, theo Bảo biết, rất “chịu chơi”.
Thế là tiệc rượu được tổ chức tại một biệt thự trên đường đi That Luông, vừa là nơi làm việc của Phòng tùy viên quân sự, vừa là chỗ ở của Bảo (Bảo không đem vợ con theo nên rất tự do). Quan khách Việt - Lào trên 25 người, có 5 cô gái Thái gốc Hoa đưa từ Bangkok sang góp vui nên bữa tiệc càng thêm rôm rả.
Có rượu ngon, gái đẹp nên các sĩ quan tham mưu tác chiến tha hồ khoác lác, trong lúc no say để lộ nhiều bí mật quan trọng khiến Trinh mừng thầm vì nếu muốn nắm được những tin tức này anh phải mất nhiều thời gian và công sức.
Tiệc tàn, các cô gái bày ra hai mâm hút thuốc phiện và trổ tài làm thuốc, khiến các sĩ quan nằm hút hết sức hài lòng. Kế bên là sòng bạc chơi “xì phé” ăn thua bằng đô-la Mỹ. Không khí lúc này rất sôi nổi và dung tục.
Để tạo cớ vào phòng làm việc của Bảo, Trinh kêu nhức đầu vì uống rượu hơi nhiều. Bảo đề nghị Trinh vào phòng làm việc của hắn nằm nghỉ. Trinh tỏ ra ngần ngại, đợi Bảo giục đôi ba lần mới vô phòng khép cửa lại. Anh quan sát thấy trên tường treo tấm bản đồ quân sự khổ lớn, có cắm cờ nhỏ và các mũi tên tiến công.
Anh cẩn thận tìm quanh phòng xem có máy móc nghe nhìn gì không, rồi bước lại nhìn qua lỗ khóa thấy bọn chúng đang say sưa chơi bời, anh vững bụng đến bàn làm việc thấy tập hồ sơ đề chữ “tuyệt mật” bên góc trái và dòng chữ đậm ở giữa “Opération Lam Sơn 719”. Trinh mừng còn hơn bắt được vàng, vội mở ra đọc chớp nhoáng, thấy mục tiêu cuộc hành quân là đường 9 Nam Lào, các lực lượng tham gia đủ phiên hiệu, các địa điểm nhảy dù từ Khe Sanh đến Tchépone và ngày giờ bắt đầu hành quân chiến dịch.
Sau khi ghi lại trong đầu toàn bộ kế hoạch, Trinh mở cửa bước ra. Thấy Trinh, Bảo gọi: “Đỡ nhức đầu rồi hả? Lại đây làm một điếu cho khỏe đi!”, Trinh vờ nhăn mặt kêu: “Phải về nhà uống thuốc thôi. Còn nhức đầu lắm!”, rồi lặng lẽ rút lui.
Đêm hôm ấy, Trinh thức đến gần sáng để viết cho xong báo cáo. Báo
cáo được viết bằng mực hóa học theo mật mã và gửi khẩn cấp về trung tâm ở
Hà Nội một tháng trước khi chiến dịch nổ ra. Kế hoạch quân sự mà Trinh
đã báo cáo gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn I: bắt đầu từ ngày 30/1/1971, trực thăng Mỹ vận chuyển hai tiểu đoàn đến từ căn cứ Khe Sanh, hành quân theo đường 9, chở tiếp hai tiểu đoàn pháo và ba tiểu đoàn dù.
- Giai đoạn II: bắt đầu từ ngày 8/2/1971, 12.000 quân tiến sâu vào đất Lào, tập kết tại Tchépone ngày 6/3/1971.
- Giai đoạn III: mở rộng hành quân càn quét ra hai hành lang ven đường 9 để thiết lập vành đai an toàn cho con đường này.
Khi chiến dịch Lam Sơn 719 nổ ra, Đại tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh chiến dịch đường 9, đã chỉ huy cuộc phản công ở khắp nơi, nện ngay các tiểu đoàn địch.
Cánh đồng Chum
Các tiểu đoàn pháo được trực thăng đổ quân đến, đều đúng ngay vào tầm pháo của ta, bị đánh tan tác ngay từ những phút đầu tiên trên tất cả các ngọn đồi. Một số sống sót cố bám trận địa chống trả yếu ớt, cầm cự chờ quân tiếp viện.
Qua báo đài nước ngoài thì ngoài số quân bị chết, còn có một số đông sĩ quan bị bắt trong đó có Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù 3. Trực thăng Mỹ phải đến chở quân lính sống sót rút lui, bọn này hoảng loạn đạp nhau để leo hoặc bám càng trực thăng, chạy trốn chết. Hình ảnh đó được đăng tải trên báo chí, trên đài truyền hình lúc bấy giờ.
Tờ Paris Macth (Pháp) đăng bài về chiến dịch này, trong đó có đoạn viết: “Mọi việc được kết thúc ngày 24 tháng 3 và tổn thất về phía quân đội Sài Gòn là khoảng 10.000 người, gần phân nửa lực lượng đưa vào đất Lào, còn quân đội Hoa Kỳ chỉ có một nhiệm vụ hỗ trợ đã bị tổn thất 107 trực thăng, và thiệt mạng 176 phi hành đoàn”.
Những năm sau giải phóng, có đoàn quay phim của đài BBC, Luân Đôn sang làm phim về Đường mòn Hồ Chí Minh, họ cũng xin quay phim đường Nam Lào. Họ nhận xét: “Đây là một trận đánh có ý nghĩa quyết định của các ông để đẩy lùi quân Mỹ, và từ đây, bắt đầu quá trình thất bại của Mỹ. Nếu các ông không thắng trận này thì cục diện chiến tranh sẽ khác”.
Tướng K.X. và cuộc hành quân “Opération Kou Kèo”
Bị thất bại nặng nề ở đường 9 Nam Lào, quân Lào hết sức hoang mang, tinh thần chiến đấu của chúng bị ảnh hưởng rất lớn. Mỹ vội vã mở cuộc hành quân vào cánh đồng Chum - nơi căn cứ của quân Pathét Lào - bằng chiến thuật trực thăng vận một cách thần tốc, hòng vớt vát uy tín và củng cố tinh thần quân ngụy Lào. Chúng đặt tên cuộc hành quân này là “Opération Kou Kèo” bắt đầu từ tháng 4/1971.
Vào 11 giờ trưa, Tống Văn Trinh vừa về đến nhà thì đồng chí Th. liên lạc đến trao cho anh bức điện khẩn của trung tâm, nội dung: “Địch đã đổ quân nhảy dù xuống cánh đồng Chum, hãy báo cáo hỏa tốc: âm mưu, ý đồ quân sự địch, các lực lượng tham gia, địch sẽ chiếm đóng hay hành quân rồi rút. Ngày giờ rút, nếu rút thì rút bằng đường bộ hay bằng gì, rút theo con đường nào… Điện trả lời trước 24 giờ đêm nay”.
Trước tình hình khẩn cấp như vậy, Trinh lập tức rà soát lại các mối quan hệ có thể đáp ứng yêu cầu trên thì thấy có K.X. ở Bộ Tổng tham mưu là có khả năng nhất, và cũng có mối quan hệ tốt với Trinh nhiều năm qua. Anh lập tức điện cho K.X. hẹn khi tan sở 5 giờ chiều, sẽ gặp nhau ở nhà hàng Au bon goưt chuyên bán cơm Tây rất ngon.
Sau món rượu khai vị, câu chuyện giữa Trinh và K.X. thêm rôm rả, và kết quả là Trinh nắm được tin tức như: lực lượng hành quân gồm 1 trung đoàn của 5è_RM Chinaimo, 1 binh đoàn của quân khu Hạ Lào Savanakhet, trong đó có tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo của Paksme (cùng 5è_RM), 2 tiểu đoàn lính Mèo ở Sầm Thông, Long Chẹng của tướng Vàng Pao, trực thăng Mỹ từ các căn cứ Thái Lan qua đổ quân, chở quân nhảy dù và máy bay F4 (con ma) yểm hộ bắn phá, ném bom các mục tiêu trên đất Lào nhằm tiêu diệt căn cứ hậu cần Pathét Lào chứ không có kế hoạch chiếm đóng…
… Sau ba ngày càn quét (Opération de nettoyage) thì rút quân về theo Phone Hồng và Ban Ban Paksame (tức là có hai đường rút quân). Như vậy là còn 2 ngày nữa sẽ rút quân. Tin của K.X., sĩ quan cao cấp trong Bộ Tổng tham mưu độ chính xác là 100%.
Về nhà, Trinh vội vàng thảo báo cáo với đầy đủ chi tiết rồi đem đến đồng chí Th. để mã hóa và điện về trung tâm kịp trong đêm.
Sau này, khi về nước, làm việc với trung tâm, Trinh được đồng chí Ch. trợ lý Phòng tình báo Lào - Thái kể lại: “Khi địch mở chiến dịch Cánh đồng Chum, sau khi Cục điện cho anh thì tối đêm ấy đồng chí Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng thức đến 12 giờ khuya chờ bức điện báo cáo, đồng chí rất phấn khởi và chỉ thị ngay kế hoạch tác chiến cho Tư lệnh chiến dịch Cánh đồng Chum, cũng là Đại tướng Lê Trọng Tấn, đặc phái viên của ta bên cạnh quân giải phóng Lào”.
Thế là quân giải phóng Lào anh em có sự tăng viện của ta, đã chặn đánh quyết liệt các con đường rút quân gây tổn thất nặng nề cho quân địch. Và trong chiến thắng vẻ vang ấy, có phần đóng góp không nhỏ của Tống Văn Trinh, người tình báo Việt Nam trên đất nước “Triệu Voi” anh em năm xưa.
Theo Báo Hồn Việt
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi.
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình - Tập 8
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
1.Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của MĩSau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
“Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam. Thực chất, đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mĩ.
Quân đội Sài Gòn còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Mĩ còn dùng thủ đoạn ngoại giao như : lợi dụng mâu thuẫn Trung-Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hào hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
2.Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán.
Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đang trên đà thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969. Đó là một tổn thất vô cùng to lớn đối với dân tộc ta, đối với cách mạng ta.
Hình 73. Lế tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969
Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc lịch sử. Trong Di chúc, Người nêu rõ: “ Cuộc kháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn….Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Người cũng nhắc nhở “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Trong hai năm 1970-1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sựu và chính trị.
Hình 74. N. Xihanúc, Nguyến Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, Xuphanuvông (từ trái sang phải) tại Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương
Trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Camphuchia họp, nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập của N. Xihanúc ở Campuchia (18-3-1970), để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới. Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.
Ở khắp các thành thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục. Đặc biệt ở Sài Gòn, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.
Tại khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven đô thị đều có phong trào cảu quần chúng nổi dậy chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” cảu địch. Đến đầu năm 1971, cách mạng giành quyền làm chủ thêm 3 600 âp với 3 triệu dân. CHính quyền cách mạng cũng đã cấp cho nông dân trên 1,6 triệu héc ta ruộng đất.
3.Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.
Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mĩ đã phản công, gây cho ta nhiều thiệt hại. Đế quốc Mĩ tiến hành trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).
Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’
Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.
Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.
Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara.
Ngày 13 tháng 12 năm 1966, họ đề xuất “bổ trợ chiến dịch tấn công quân chủ lực phía địch và ném bom tấn công bằng các nỗ lực tăng cường nhằm bình định hóa vùng nông thôn và tăng cường sức lôi cuốn” của chính quyền Nam Việt. Thuật ngữ “Việt Nam hóa chiến tranh” đã ra đời một thời gian dài trước khi trở nên phổ biến.
Để triển khai kế hoạch này, Johnson đã chọn ba người: Ellsworth Bunker làm đại sứ Mỹ tại Sài Gòn; Komer chỉ huy một tổ chức chống nổi dậy mới; và Tướng Creighton Abrams tăng cường năng lực quân đội Nam Việt Nam để đánh bại quân chính quy Bắc Việt.
Bunker phải làm việc với lãnh đạo Nam Việt và đảm bảo sự phối hợp của mọi lực lượng – cả dân sự và quân sự, người Mỹ, và các nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Komer và Abrams đảm nhiệm vị trí phó cho Tướng William Westmoreland tại trụ sở của ông này ở ngoại ô Sài Gòn.
Nhưng Bunker mới là người mà Johnson đánh giá có vai trò then chốt. Vai trò đó còn hơn cả nhiệm vụ ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Nam Việt Nam. Đó là giúp Mỹ thoát khỏi cuộc chiến. “Tôi đã giúp ông ấy thoát khỏi Cộng hòa Dominica và đạt được mục đích chính trị ở đó,” Bunker nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn. “Ông ấy muốn tôi làm điều tương tự ở Nam Việt Nam.”
Trong một cuộc gặp riêng không có tài liệu ghi lại, Johnson nói với Bunker rằng ông muốn bắt đầu rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam. Nhưng trước khi các lực lượng này có thể rời đi, một quân đội Nam Việt Nam mạnh hơn, hoàn thiện hơn phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong các chiến dịch tìm và diệt nhằm giữ chân quân đội Hà Nội trên núi và gần biên giới, tách biệt khỏi dân chúng.
Đồng thời, Johnson muốn người Nam Việt Nam phải tăng tốc quá trình phát triển dân chủ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về vận mệnh chính trị của Nam Việt. Nói ngắn gọn, Johnson muốn vai trò của Mỹ tại Việt Nam giảm đi với tốc độ tương ứng với sự tăng cường tự lực của Nam Việt.
Johnson và đội ngũ lãnh đạo mới ở Sài Gòn đã tổ chức một cuộc gặp tại đảo Guam vào ngày 20 tháng 3 năm 1967, với hai người đứng đầu chính quyền Nam Việt Nam, Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Họ trình bày với tổng thống một bản hiến pháp mới cho Nam Việt Nam, trong đó kêu gọi các hệ thống kiểm soát và cân bằng, và phân quyền xuống cho các hội đồng địa phương dân cử tại các tỉnh và làng xã.
Tổng thống Johnson đã coi nhẹ tầm quan trọng của cuộc gặp; ông nhấn mạnh trước công chúng rằng cuộc gặp này không bàn về những khía cạnh quân sự của nỗ lực chiến tranh, mà chỉ nói rằng “Tôi nghĩ chúng ta có một vấn đề khó khăn, nghiêm trọng, kéo dài, dai dẳng, đau đớn mà chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp.” Nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của cuộc gặp ở Guam. Johnson đã dùng nó để thiết lập một hệ tiêu chí mới nhằm đánh giá thành công trong nỗ lực chiến tranh: xây dựng nhà nước, rút khỏi chiến tranh.
Hai ngày trước cuộc gặp tại Guam, Tướng Westmoreland đã yêu cầu tăng viện 85.000 lính nhằm tăng cường các chiến dịch trên chiến trường để “tránh một cuộc chiến kéo dài phi lý.” Tại Guam, Westmoreland bảo vệ yêu cầu tăng viện của mình. Bunker đã theo dõi phản ứng của Johnson trước báo cáo của Westmoreland. Tâm trạng và vẻ mặt của ngài tổng thống thể hiện sự không thoải mái khi nghe bản phân tích đầy lo ngại của Westmoreland, nó gần như khẳng định lại đánh giá trước đây của McNamara rằng chiến lược chiến tranh cường độ cao của Lầu Năm Góc không thể nào dập tắt quyết tâm của Hà Nội.
Quả thật là Johnson đã phản đối tăng viện. Khi Westmoreland đến Washington một tháng sau đó để tiếp tục yêu cầu tăng quân, Tổng thống trả lời: “Khi chúng ta tăng thêm các sư đoàn, chẳng lẽ phía địch không thể tăng thêm các sư đoàn tương ứng? Nếu cứ như vậy thì khi nào tất cả mới kết thúc?” Vài tháng sau, Johnson đáp ứng một phần đòi hỏi của Westmoreland, gửi thêm 45.000 quân chiến đấu, khoảng một nửa số lượng ông này yêu cầu.
Bunker tới Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1967, nơi ông phải thể hiện rõ rằng cách tiếp cận của Washington đã thay đổi. Sẽ không còn là một cuộc chiến “sức mạnh cứng” được tiến hành chủ yếu bởi các đơn vị chiến đấu của Mỹ ở Nam Việt Nam, được hỗ trợ bởi chiến dịch ném bom miền Bắc của Mỹ, với tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến vũ trang này. Thay vào đó, ngày 28 tháng 4, Bunker nói với Thiệu rằng “bản chất của thành công” nằm ở việc đem lại an ninh cho tất cả các thôn ấp trên khắp vùng nông thôn.
Bunker đặt ra cho mình bốn nhiệm vụ chính: thuyết phục lãnh đạo Nam Việt Nam về nhu cầu xây dựng một chính phủ chính danh đại diện cho các lực lượng chính trị đa dạng trong nước; tiến hành một chương trình bình định hóa nhằm mang lại hòa bình và trật tự cho làng xã nông thôn; chuẩn bị cho quân đội Nam Việt Nam để tiếp quản gánh nặng chiến đấu trực tiếp với các lực lượng Cộng sản; và thúc đẩy sự phát triển kinh tế để cải thiện điều kiện sống và gây dựng ngân sách cho cuộc chiến chống lại Bắc Việt.
Nói cách khác, mục tiêu của Ellsworth là chuyển gánh nặng duy trì Nam Việt Nam tồn tại như một nước cộng hòa độc lập từ Hoa Kỳ sang cho chính Nam Việt Nam.
Được cử làm phó cho Westmoreland và phụ trách việc bình định hóa, Komer ngay lập tức bắt đầu xây dựng một tổ chức mới – tổ chức Phát triển Cách mạng và Hoạt động Dân sự (CORDS) – nơi tập hợp các cố vấn quân sự và dân sự Mỹ để phối hợp với Nam Việt Nam trong việc vận động dân chúng chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay Việt Cộng.
Tại thời điểm đó, mọi thứ có vẻ đang đi đúng hướng. Nam Việt Nam thông qua bản hiến pháp mới, các cuộc bầu cử mang lại một Quốc hội lưỡng viện, và hàng nghìn người đứng đầu các thôn ấp được người dân lựa chọn. Và một chiến dịch tranh cử tổng thống tương đối minh bạch kết thúc với kết quả là Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống và Nguyễn Cao Kỳ đắc cử phó tổng thống. Nam Việt Nam nay đã có một cơ sở hạ tầng chính trị để hỗ trợ các làng xóm, phát triển kinh tế và cung cấp nhiều nhân lực hơn cho lực lượng vũ trang.
Westmoreland cũng có những điều chỉnh đối với các nỗ lực quân sự theo chiến lược mới. Trong một bài phát biểu trước công chúng tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington ngày 21 tháng 11 năm 1967, ông công bố kế hoạch kết thúc cuộc chiến của Mỹ tại Nam Việt Nam. Ông gọi đây là “Giai đoạn IV” hay “giai đoạn cuối cùng,” trong đó lực lượng quân đội Mỹ trở nên “dần dần không còn cần thiết” đối với việc phòng thủ Nam Việt. “Các đơn vị Mỹ có thể bắt đầu giảm dần quân số bởi Quân đội Nam Việt đã được hiện đại hóa và tăng cường năng lực đến mức cao nhất.” Xuất hiện trên chương trình truyền hình “Gặp gỡ báo chí” sau bài phát biểu, Westmoreland dự đoán rằng các lực lượng Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi Nam Việt Nam trong “hai năm nữa hoặc ít hơn.”
Ông ấy đã đúng: các lực lượng Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi chiến trường vào tháng 8 năm 1969 – nhưng đó là sau khi thêm 21.000 lính Mỹ nữa tử trận.
Stephen B. Young là giám đốc điều hành toàn cầu mạng lưới Caux Round Table. Ông làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Hình: Đại sứ Ellsworth Bunker trình quốc thư lên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 28/04/1967. Nguồn: NYT.
Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam
Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.
Biên dịch: Phan Nguyên
Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này.
Chương trình Phụng Hoàng sẽ trở thành một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Được bảo trợ bởi Cục Tình báo Trung ương (CIA), Chương trình Phụng Hoàng sử dụng các lực lượng bán quân sự nhằm tấn công các đặc vụ cộng sản nằm vùng tại các thôn làng khắp Nam Việt Nam. Các nhân chứng cáo buộc rằng các thành viên của chương trình cùng các cố vấn Hoa Kỳ của họ thường xuyên tiến hành tra tấn, sát hại và ám sát, những cáo buộc mà các quan chức Mỹ đã bác bỏ.
Cho tới ngày nay, cuộc tranh luận về Chương trình Phụng Hoàng vẫn tập trung chủ yếu vào vai trò của CIA và các cá nhân người Mỹ trong chương trình này. Nhưng đại bộ phận nhân sự của Chương trình Phụng Hoàng, như binh sĩ, thẩm vấn viên và nhà phân tích, đều là người Việt Nam. Tìm hiểu vai trò của các nhân sự Việt Nam trong chương trình Phụng Hoàng mang lại những góc nhìn khác biệt về nguồn gốc và tầm quan trọng của chương trình này.
Trong tất cả những người Việt Nam đóng góp cho Chương trình Phụng Hoàng, có lẽ nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất là một sĩ quan quân đội Nam Việt Nam tên là Trần Ngọc Châu. Lúc còn trẻ, ông Châu đã đi theo phong trào độc lập Việt Minh và nhà lãnh đạo cuốn hút của phong trào này là Hồ Chí Minh. Ông từ chối gia nhập Đảng Cộng sản của ông Hồ và trở nên khó chịu với việc Việt Minh ngày càng nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Năm 1950, ông đào ngũ sang phía chính phủ chống cộng do Pháp hậu thuẫn.
Ông Châu cuối cùng đã thu hút được sự chú ý của Tổng thống Ngô Đình Diệm, người giao cho ông làm về chiến lược và chiến thuật chống nổi dậy. Năm 1962, ông Diệm bổ nhiệm ông Châu làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre ngày nay – ND), một tỉnh lớn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Châu dành phần lớn trong khoảng thời gian 3 năm ở Kiến Hòa để thử nghiệm các phương pháp chống nổi dậy khác nhau.
Ông Châu nhanh chóng nhận thấy chính phủ đối mặt với một số vấn đề liên quan tới nhau ở Kiến Hòa. Tỉnh này được coi là “chiếc nôi của cách mạng” bởi vì các cán bộ Cộng sản đã tổ chức một trong những cuộc nổi dậy địa phương đầu tiên chống lại Diệm tại một trong những huyện của tỉnh này vào năm 1960. Hơn nữa, ông Châu sau này hồi tưởng lại rằng hệ thống tình báo của chính phủ “như một trò đùa” bởi vì nó phụ thuộc vào những người cung cấp tin đã làm cho nhà nước trong nhiều năm và thường được cung cấp tin giả bởi kẻ thù. Do đó, các lực lượng chính phủ tại Kiến Hòa thường không biết những người nổi dậy là ai và họ đang hoạt động tại đâu. Thay vì tiến hành các chiến dịch có mục tiêu chọn lọc dựa trên các thông tin tình báo chính xác, các chỉ huy thường sử dụng các chiến dịch hỏa lực mạnh làm chết hoặc bị thương người dân địa phương. Dân làng càng trở nên tức giận hơn bởi các quan chức và sĩ quan cảnh sát địa phương, nhiều người trong số đó rất bất tài, tham nhũng, hoặc cả hai.
Để khắc phục những vấn đề này, ông Châu đã thiết kế nên chương trình Điều tra dân số kết hợp khảo sát ý kiến về các bất bình của người dân (Census – Grievance – sau đây gọi là Chương trình điều tra – khảo sát). Thông qua sáng kiến này, các nhóm cán bộ được phái xuống các thôn làng do chính phủ kiểm soát. Sau khi tiến hành điều tra dân số, các thành viên bắt đầu tiến hành hàng ngày các cuộc phỏng vấn bắt buộc đối với từng người lớn. Các câu hỏi có vẻ như vô thưởng vô phạt, ví dụ như ông bà có nhận thấy điều gì bất thường gần đây không, hay chính phủ có thể làm gì để giúp đỡ ông bà và gia đình. Các câu hỏi này một phần là nhằm tạo điều kiện cho người dân nêu lên những bất bình về các quan chức địa phương tham nhũng, những người mà ông Châu sau đó có thể kỷ luật hoặc cách chức. Nhưng mục tiêu cuối cùng là nhằm thu thập thêm các thông tin chính xác hơn về kẻ thù.
Sáng tạo thứ hai của ông Châu là việc tạo ra cái mà ông gọi là các Đội chống Khủng bố, tiền thân của Chương trình Phụng Hoàng. Được thành lập với sự hỗ trợ từ CIA, các đội nhóm này bao gồm các nhóm nhỏ nhân viên được huấn luyện để tiến hành các chiến dịch bí mật trong các vùng lãnh thổ do kẻ thù kiểm soát. Khi ông Châu nhận được tin tức tình báo về nhân dạng và vị trí của các đặc vụ kẻ thù, ông liền cử Đội chống Khủng bố tới giết hoặc bắt sống họ. Theo cách này, ông Châu và các đối tác CIA hi vọng có thể làm tiêu hao và tiêu diệt những gì mà sau này họ gọi là cấu trúc Việt cộng, tức mạng lưới các cán bộ và đặc vụ cộng sản nằm vùng trong dân cư nông thôn.
Ông Châu nhận thức rất rõ rằng các phương pháp của mình rất dễ bị lạm dụng. Một chủ doanh nghiệp bất lương trong làng có thể lợi dụng chương trình Điều tra – khảo sát để thuyết phục chính phủ rằng đối thủ địa phương của mình là một người cộng sản. Và các thành viên của Đội chống Khủng bố nếu không được huấn luyện và giám sát kỹ lưỡng có thể cảm thấy và hành động như thể họ được phép tiến hành giết người. Nhằm chống lại những vấn đề như vậy, ông Châu đã bổ nhiệm các thanh tra viên để điều tra các báo cáo về các sai phạm của cán bộ, quan chức. Ông cũng tuyên bố rằng việc sử dụng các lực lượng sát thủ sẽ chỉ là phương thức cuối cùng, chỉ được áp dụng sau khi các nỗ lực nhằm thuyết phục các đặc vụ của kẻ thù đào ngũ sang phe Chính phủ thất bại.
Mặc dù ông Châu nói tiếng Anh với giọng nặng nhưng ông có thể trình bày các ý tưởng của mình về chống nổi dậy theo một phương thức đơn giản và dễ hiểu, khiến cho ông trở nên nổi tiếng với các cố vấn Hoa Kỳ. Daniel Ellsberg, nhà phân tích của Công ty RAND mà sau này trở thành một nhà hoạt động phản chiến, đã gặp ông Châu khoảng giữa những năm 1960 và coi ông là chuyên gia Việt Nam hàng đầu về quy trình bình định hóa. Ông Châu cũng tương tác và làm việc với John Paul Vann, William Colby, Edward Lansdale và những nhân vật tiêu biểu khác trong đội ngũ chống nổi dậy của Hoa Kỳ. Những người Mỹ này đặc biệt thích việc ông Châu khẳng định rằng có thể tiến hành chống nổi dậy theo một phương thức nhân văn, có đạo đức, và làm giảm các thiệt hại không mong muốn đối với sinh mạng và tài sản của thường dân.
Nhờ một phần vào sự hỗ trợ của các bạn bè Hoa Kỳ, ông Châu đã được bổ nhiệm vào cuối năm 1965 làm lãnh đạo một chương trình huấn luyện chống nổi dậy mới dành cho cán bộ Nam Việt Nam. Sự đề bạt của ông là một phần trong nỗ lực của CIA nhằm thiết kế một chiến lược chống nổi dậy trên cả nước dành cho Nam Việt Nam, những nỗ lực mà cuối cùng dẫn tới sự hình thành Chương trình Phụng Hoàng. Trong quá trình thiết kế Chương trình Phụng Hoàng, các quan chức CIA đã đưa vào các ý tưởng của chương trình Điều tra – Khảo sát nhằm thu thập thông tin tình báo từ dân làng. Ảnh hưởng của ông Châu cũng rất rõ ràng trong bộ phận sau này trở thành phần gây tranh cãi nhất của Chương trình Phụng Hoàng, đó là các biệt đội chống khủng bố tinh nhuệ được gọi là các Đơn vị Thám sát Tỉnh (PRU). Được tuyển mộ và huấn luyện bởi CIA, các đơn vị này tiến hành hàng chục nghìn vụ “bắt và giết” các đặc vụ của kẻ thù từ năm 1968 tới năm 1972.
Tuy nhiên, có phần bất ngờ khi ông Châu không thực sự tham gia vào việc thiết kế hay thực hiện Chương trình Phụng Hoàng. Với tư cách là người đứng đầu của chương trình đào tạo cán bộ quốc gia Nam Việt Nam, ông sớm trở nên thất vọng với tình trạng đấu đá chính trị bất tận giữa các lãnh đạo cấp cao. Năm 1967, ông Châu rời bỏ vị trí chính thức của mình và giành được một ghế dân biểu trong Quốc hội Nam Việt Nam.
Sau đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, ông Châu bắt đầu kêu gọi một giải pháp thương lượng dành cho cuộc chiến. Điều này khiến ông trở thành kẻ thù của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người cho bắt giam, xét xử và tống giam ông về tội phản quốc. Ông sống phần thời gian còn lại của cuộc chiến trong tù hoặc trong tình trạng quản thúc tại gia. Sau chiến thắng của miền Bắc năm 1975, ông bị tống giam một lần nữa, lần này là trong một trại cải tạo của cộng sản. Ông được cho ra tù năm 1978 và di cư sang Mỹ cùng với gia đình.
Trong những thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông Châu và những người Mỹ ủng hộ ông đã than phiền rằng việc ông bị hạ bệ vừa là một sự phản bội vừa là một cơ hội bị bỏ lỡ. Theo quan điểm của họ, ông Châu đã thiết kế nên một công thức chống nổi dậy có hiệu quả: Bằng cách lôi kéo người dân địa phương ở Kiến Hòa tham dự thông qua các chương trình Điều tra – khảo sát, ông đã giành được trái tim và lý trí của họ trong khi vẫn có thể tiếp tục thu thập được các thông tin tình báo mà các Đội chống Khủng bố sử dụng để truy tìm các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Tuy nhiên, ông Châu cũng tin rằng lãnh đạo cấp cao của CIA đã không thể hiểu được những thành tố cốt lõi trong cách tiếp cận của ông.
Mặc dù Chương trình Phụng Hoàng vay mượn một số khía cạnh của mô hình Kiến Hòa, ông kết luận rằng nó quá nhấn mạnh sử dụng vũ lực và không coi trọng việc huy động người dân. Kết quả là ông Châu và các bạn bè người Mỹ của ông coi Chương trình Phụng Hoàng như là một sự “suy đồi hóa” các ý tưởng ban đầu của ông Châu. Ông Châu đã trình bày cách diễn giải này trong các cuộc phỏng vấn, trong cuốn hồi ký bằng tiếng Anh xuất bản năm 2012 của ông, và trong bộ phim tài liệu gần đây The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick.
Nhưng ông Châu đã thực sự đạt được những thành tựu gì ở Kiến Hòa? Những người ủng hộ ông thường dẫn các số liệu chính thức để chứng minh cho thành công của ông: Trong năm đầu tiên ông làm tỉnh trưởng, ước tính số dân thường sống trong vùng chính phủ kiểm soát của tỉnh đã tăng từ 80.000 lên 220.000 trong tổng dân số khoảng hơn nửa triệu người. Tuy nhiên, chính ông Châu cũng thường nói rằng những thành tựu đó ít có ý nghĩa nếu người dân địa phương không ủng hộ chính phủ và các tuyên bố của chính phủ về đảm bảo chủ quyền quốc gia – một nhiệm vụ tỏ ra quá khó khăn tại Nam Việt Nam trong thời kỳ giữa những năm 1960. Tính chất ngắn ngủi trong các thành quả của ông Châu đã bộc lộ rõ sau khi ông rời tỉnh Kiến Hòa: lực lượng cộng sản nhanh chóng giành lại phần lớn lãnh thổ và dân cư và họ đã mất.
Thành quả cụ thể nhất của ông Châu tại Kiến Hòa đó là chương trình Điều tra – khảo sát dân cư. Như một sử gia của CIA sau này ghi nhận, chương trình tỏ ra là một công cụ hiệu quả nhằm tạo ra các thông tin tình báo khả dụng về các lực lượng và đặc vụ của kẻ thù. Nhưng hiệu quả của nó bắt nguồn chủ yếu không phải từ việc giành được sự ủng hộ của công chúng là từ việc giám sát họ.
Thực sự, chương trình không chỉ thu thập thông tin tình báo về “cấu trúc Việt Cộng”, nó còn tổng hợp các thông tin chi tiết về mọi cư dân tại từng thôn ấp nơi chương trình được triển khai. Những thông tin này bao gồm dữ liệu về quan hệ họ hàng, các mối liên hệ chính trị, tôn giáo, và cả tình trạng sở hữu tài sản. Như ông Châu thừa nhận, các thông tin này thường được sử dụng để gây áp lực lên các gia đình và toàn bộ cộng đồng buộc họ tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Về khía cạnh này, chương trình ít tích cực và mang nhiều tính cưỡng bức hơn so với những người thúc đẩy nó thừa nhận.
Việc sử dụng các đội chống khủng bố ở Kiến Hòa cũng đôi lần không thể tuân theo các nguyên tắc tốt đẹp mà ông Châu đã đề ra. Bằng cách nhắm vào những cán bộ cộng sản cụ thể để “vô hiệu hóa” họ, chương trình đã làm gia tăng sức ép quân sự và tâm lý lên kẻ thù. Các chỉ huy cộng sản phản ứng lại bằng cách treo thưởng đặc biệt cho bất cứ người nào trong đơn vị của họ có thể tiêu diệt được một thành viên của đội chống khủng bố. Cuộc đấu tranh giữa hai bên nhanh chóng trở thành cuộc nội chiến ở cấp độ cộng đồng mà trong đó lời hứa của ông Châu rằng sẽ chỉ sử dụng vũ lực như là phương tiện cuối cùng thường bị phá vỡ. Khi một tuyên truyền viên cộng sản phân phối các tờ bướm ca ngợi một người bắn tỉa du kích tiêu diệt được một cố vấn quân sự Mỹ ở Kiến Hòa, ông Châu đã ra lệnh cho Đội chống Khủng bố thâm nhập vào thôn do kẻ thù kiểm soát nơi người lính bắn tỉa đang sống. Các thành viên của nhóm đã giết chết người lính bắn tỉa bằng cách tung lựu đạn vào nhà của anh ta trong lúc anh ta đang ngủ.
Những người chỉ trích hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ coi câu chuyện tiêu diệt tay súng bắn tỉa trên như là bằng chứng cho thấy các hoạt động của ông Châu ở Kiến Hòa đơn thuần chỉ là một chương trình ám sát. Ông Châu và những người bảo vệ ông có thể phản bác rằng những hành động giết chóc như vậy là cần thiết và được biện minh bởi việc những người cộng sản sử dụng biện pháp ám sát có chọn lọc, và rằng việc thi thoảng triển khai những chiến thuật như vậy nên được nhìn nhận trong bối cảnh những nỗ lực rộng lớn hơn của ông nhằm giành được trái tim và khối óc của người dân. Nhưng cả hai lập luận này làm giảm ý nghĩa của những thành tố cốt lõi trong chiến tranh chống nổi dậy được tiến hành tại Việt Nam.
Ông Châu không đề xuất đánh bại cộng sản ở Kiến Hòa chỉ bằng cách ám sát họ. Ông tạo ra các đội Điều tra – khảo sát như là một phương tiện để thu hút sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, quy trình mà ông đề xuất nhằm giành được sự hợp tác của người dân không dựa vào việc giành được sự đồng thuận hay sự tự nguyện tham gia của họ. Các đội Điều tra – khảo sát đã mang lại cho chính phủ một phương thức áp đặt một hệ thống giám sát và kiểm soát lên toàn bộ các cộng đồng dân cư và thu thập các thông tin tình báo từ mỗi người dân. Trong khi ông Châu hy vọng rằng người dân sẽ cung cấp những thông tin tình báo này một cách tự nguyện, mục tiêu bao trùm của ông là thu được thông tin cần thiết để phát hiện và phá hủy các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Hơn nữa, dù việc theo đuổi mục tiêu này bao gồm các nỗ lực nhằm bắt giữ những đặc vụ của kẻ thù hoặc thuyết phục họ đầu hàng, nó cũng bao gồm rất nhiều vũ lực, bao gồm một số vụ ám sát. Trong tất cả những khía cạnh này, mô hình mà ông Châu thiết kế nên tại Kiến Hòa có nhiều điểm tương đồng với Chương trình Phụng Hoàng sau này.
Sự nghiệp của Trần Ngọc Châu chỉ ra một sự thật lớn hơn về hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam về về lịch sử của chiến tranh chống nổi dậy nói chung. Giống như các đối tác người Mỹ của mình, ông Châu đã thúc đẩy cái mà bây giờ được gọi là phương thức chống nổi dậy lấy dân cư làm trung tâm, một cách tiếp cận nhấn mạnh việc bảo vệ và kiểm soát dân cư dân sự. Những người ủng hộ cách tiếp cận này thường mô tả nó như là một phương thức chiến tranh nhân bản, hoàn toàn phù hợp với pháp luật về chiến tranh, và với các lý tưởng tự do của người Mỹ.
Cách tiếp cận của ông Châu rõ ràng ít mang tính hủy diệt hơn so với những chiến thuật mà các chỉ huy Hoa Kỳ và Nam Việt Nam ưa thích, đó là chiến đấu với kẻ thù bằng đạn pháo và các cuộc không kích. Nhưng các phương pháp của ông cũng không hoàn toàn không đổ máu và chiến thắng mà ông muốn đạt được không dựa vào việc giành được trái tim và khối óc của người dân. Thay vào đó, cách tiếp cận của ông dựa rất nhiều vào việc thao túng, cưỡng ép, đe dọa và ám sát. Người Mỹ cần ghi nhớ những điều này khi nghĩ về các cuộc chiến tranh chống nổi dậy mà Mỹ tiếp tục tiến hành ngày nay.
Edward Miller là phó giáo sư lịch sử tại Dartmouth College và là tác giả cuốn “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam”.
Chiến dịch Phượng Hoàng – vết nhơ của CIA ở VN
(Kiến Thức) - Trong thời gian tiến hành
chương trình Phượng Hoàng, CIA bị tố cáo là đã sử dụng các hình thức tra
tấn một cách có hệ thống.
Từ nửa cuối thập niên 1960, tại miền
Nam Việt Nam, mạng lưới chính quyền cách mạng bí mật phát triển mạnh, có
ảnh hưởng rộng rãi đối với quần chúng nhân dân. Nhằm đương đầu với mạng
lưới này, chính quyền Sài Gòn đã phối hợp của Cục Tình báo Trung ương
Hoa Kỳ (CIA) thực hiện chương trình Phượng Hoàng, hay chiến dịch Phượng Hoàng (Phoenix Program).
Diễn ra từ năm 1968 – 1975, mà đỉnh
điểm là các năm 1969 – 1971, chương trình Phượng Hoàng là chương trình
tình báo, ám sát bí mật, được hoạch định với mục đích phát hiện và "vô
hiệu hóa" – bắt giam, chiêu hàng, giết, hoặc kiềm chế – các cán bộ Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nằm vùng, những người tuyển dụng và đào
tạo cơ sở cộng sản tại các xã ấp Miền Nam Việt Nam, cũng đồng thời là
những người hỗ trợ các nỗ lực đấu tranh vũ trang.
Khác với các hoạt động quân sự, đây là
hoạt động mang tính chương trình của Cảnh sát quốc gia và được chỉ đạo
bởi các ủy ban Phượng Hoàng bao gồm đại diện phía dân sự và các tổ chức
quân sự bao gồm cứu tế xã hội, các cơ quan tình báo và tuyên truyền.
Chương trình được chỉ đạo bởi các chuyên gia tình báo Mỹ, ban đầu là
Evan J. Parker, sau đó là Ted Shackley cùng các cấp phó Thomas Clines,
Donald Gregg và Richard Secord.
Trong thời gian đầu, chương trình diễn
ra trong bí mật. Sau khi các hoạt động dưới quyền chỉ đạo của Gary
Leroy và Karl Sherrick gây ra cái chết của 23 người trong tháng 3/1969,
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải công bố chính thức về sự tồn tại của chương trình này.
Trong thời gian tiến hành chương trình Phượng Hoàng, CIA bị tố cáo là đã sử dụng các hình thức tra tấn một cách có hệ thống.
Theo lời K. Barton Osborn, một sĩ quan
tình báo quân đội tham gia chương trình thì đã có nhiều hình thức tra
tấn dã man như đóng đinh vào tai người bị hỏi cung cho tới chết, trích
điện vào chỗ kín của đàn ông và đàn bà... Trong suốt 18 tháng viên sĩ
quan này tham gia chương trình, anh ta không thấy bất cứ người nào còn
có thể sống sót sau quá trình hỏi cung.
Để
lấy lại thể diện, CIA cũng đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về
những khai nhận của Osborn và bác bỏ một số chi tiết nhỏ trong lời nói
của sĩ quan này nhưng về toàn cục sự tàn bạo của cả chương trình là
không thể chối bỏ.
Không chỉ đích thân thực hiện, các
viên chức CIA còn huấn luyện cho các đơn vị địa phương của chính quyền
Sài Gòn những hình thức khủng bố, bao gồm ám sát, tra tấn, tống tiền và
các "kỹ thuật" khác, để đối phó với cán bộ nằm vùng. Việc này giúp các
viên chức Mỹ đẩy những phần việc họ không thể làm một cách hợp pháp cho
các lực lượng bản địa.
Chương trình Phượng Hoàng đã gây hậu
quả xấu đối với cuộc sống của dân cư và làm tăng thêm sự bất mãn trong
dân chúng. Chương trình này nguy hiểm ở chỗ nó bị sử dụng để đàn áp
những người bất đồng quan điểm với chính quyền bất kể họ là bộ đội Việt
Nam hay không.
Chương trình Phượng Hoàng thường được
gọi bằng cái tên "chương trình ám sát", và bị chỉ trích là một ví dụ
tiêu biểu của những hành động tàn bạo mà CIA đã tiến hành.
Tin tài trợ
Theo thống kê của Mỹ, trong năm 1969,
6.187 người bị giết, 8.515 bị bắt. Tới năm 1971, William Colby đưa ra
con số người bị giết trong chương trình này là 20.857.
Con số của chính quyền Sài Gòn còn cao
hơn rất nhiều: 40.994 bị giết. Cá biệt, một nhóm dưới sự chỉ đạo của
Karl Sherrick và Gary Leroy giết tới 23 người trong một tháng. Các đơn
vị của hai người này chịu trách nhiệm về 200 cái chết trong các đợt hành
động của họ. Tuy nhiên, chỉ có dưới 10% số nạn nhân của chương trình
Phượng Hoàng đã thực sự là mục tiêu của chương trình này.
Sự kinh hoàng của chương trình Phượng
Hoàng còn thể hiện ở chỗ, cơ sở để định đoạt một đối tượng có phải là du
kích nằm vùng hay không rất thiếu cụ thể, dẫn đến cái chết của hàng
nghìn người không trực tiếp liên quan đến các hoạt động đấu tranh. Trong
nhiều trường hợp, người này vu khống người kia để mượn tay quân đội Mỹ
giết kẻ mình thù oán.
Có ý kiến thậm chí còn cho rằng mục
tiêu chính của các quan chức Sài Gòn trong chương trình Phượng Hoàng là
tiền bởi CIA treo thưởng 11.000 USD cho mỗi cán bộ nằm vùng bị bắt sống,
với những người bị giết chết số tiền này bị giảm một nửa. Tham gia
chương trình ám sát này còn có những người từng là tội phạm được CIA trả
tiền. Theo lời một người trong số này thì chỉ cần thu thập vài xác chết
để lấy tiền là họ có thể sống thoải mái. Một số sĩ quan địa phương thậm
chí còn bắt những người vô tội để hoàn thành "chỉ tiêu" của CIA hoặc
nhận hối lộ của những người bị bắt để thả họ.
Chương trình cũng góp phần làm trầm
trọng đáng kể sự nhũng loạn của hệ thống hành chính, khi nhiều quan chức
địa phương đe dọa người dân địa phương hoặc tha bổng người bị bắt vì
tiền.
Khi sự tai tiếng của chương trình
Phượng Hoàng bắt đầu thu hút sự chú ý của báo chí, CIA dần rút khỏi
chương trình này. Các tổ chức bí mật của Mỹ được thế chân bởi các cố vấn
tình báo quân sự Mỹ (quá trình này phát triển cùng tiến trình "Việt Nam
hóa chiến tranh") và chú trọng vào huấn luyện, tổ chức nhân viên chính
quyền Sài Gòn để duy trì áp lực với hệ thống cơ sở của Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam.
Có thể nói, chương trình Phượng Hoàng
là một trong những dấu mốc nhơ bẩn nhất trong lịch sử tồn tại của CIA.
Có ý kiến còn cho rằng, chương trình này gây mất lòng dân chúng hơn bất
kỳ hành động nào khác của quân đội viễn chinh Mỹ và chính quyền Sài Gòn
trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
T.B (tổng hợp)
Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (Từ 30-1 đến 23-3-1971)
QĐND - Chiến dịch phản công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (GPMNVN) phối hợp với lực lượng cách mạng Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 (30-1/23-3-1971) của quân đội Sài Gòn được Mỹ yểm trợ hỏa lực ở khu vực Đường 9-Nam Lào (trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và tỉnh Xa-va-na-khẹt của Lào), nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến vận chuyển chiến lược của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công địch...
QĐND
- Chiến dịch phản công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (GPMNVN)
phối hợp với lực lượng cách mạng Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719
(30-1/23-3-1971) của quân đội Sài Gòn được Mỹ yểm trợ hỏa lực ở khu vực
Đường 9-Nam Lào (trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và tỉnh Xa-va-na-khẹt của
Lào), nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến
vận chuyển chiến lược của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường khác
đẩy mạnh tiến công địch.
Diễn biến chiến dịch Đường 9-Nam Lào. Ảnh tư liệu
|
Tham
gia chiến dịch có 5 sư đoàn bộ binh (308, 304, 320, 324 và 2), 4 tiểu
đoàn tăng thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn pháo phòng
không, một số tiểu đoàn đặc công và lực lượng tại chỗ của các mặt trận
B4, B5, Đoàn 559. Lực lượng địch có 15 trung đoàn, lữ đoàn bộ binh, dù,
thủy quân lục chiến, 2 lữ đoàn thiết giáp (578 xe tăng, xe bọc thép), 21
tiểu đoàn pháo binh, 1000 máy bay các loại với tổng quân số 55.000
(15.000 quân Mỹ trợ chiến); ngoài ra có hai binh đoàn (GM30, GM33) quân
phái hữu Lào phối hợp tác chiến.
“Bắt sống” xe tăng địch sử dụng tiến công địch. Ảnh: Đoàn Công Tính
|
Chiến
dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (30-1/7-2), địch tiến hành nghi binh, điều
động lực lượng, chuẩn bị tiến công. Ta triển khai thế trận chiến dịch,
đánh nhỏ để tiêu hao, làm chậm bước tiến của địch. Đợt 2 (8-2/11-3),
địch tiến quân bằng ba cánh, kết hợp với đổ bộ đường không đánh chiếm
Bản Đông và một số điểm cao ở nam, bắc Đường 9. Ta chặn đánh trên toàn
khu vực, tập trung bẻ gãy cánh quân phía bắc Đường 9, đập tan mọi cố
gắng của địch tiến lên Sê Pôn, buộc địch phải co về phòng ngự. Đợt 3
(12/23-3), ta tiếp tục tiến công tiêu diệt địch ở phía nam Đường 9, tập
trung lực lượng vây ép Bản Đông. Bị uy hiếp tiêu hao lớn, địch bỏ xe,
pháo luồn rừng rút chạy, ta truy kích tiêu diệt thêm một số. Kết quả
diệt 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 4 thiết
đoàn xe tăng, thiết giáp, đánh thiệt hại nặng một số lữ đoàn, trung đoàn
khác, loại khỏi chiến đấu hơn 21.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy 556
máy bay, 528 xe tăng, xe bọc thép, 112 khẩu pháo, cối, thu 2 máy bay
trực thăng, 24 xe quân sự, 78 khẩu pháo, cối, hơn 2000 súng bộ binh…
Chiến
dịch Đường 9-Nam Lào giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, tác động
mạnh đến cục diện chiến trường, giáng đòn nặng vào chiến lược Việt Nam
hóa chiến tranh của Mỹ, đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật
chiến dịch Việt Nam.
H.V (Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam)
Người tình báo phát hiện kế hoạch Đường 9 Nam Lào
Dưới vỏ bọc là nhân viên Sở Công chánh Viêng Chăn, Tống Văn Trinh đã có mối quan hệ rộng rãi với viên chức Lào và Sứ quán chính quyền Sài Gòn ở thủ đô Viêng Chăn để thu thập tin tức về âm mưu hoạt động quân sự trên chiến trường Lào báo cho trung tâm (Cục 2) ở Hà Nội.
Thành tích nổi bật nhất của ông là phát hiện âm mưu địch mở “Chiến dịch Lam Sơn 719” (còn gọi là “Chiến dịch đường 9 Nam Lào” do Trung tướng ngụy Hoàng Xuân Lãm chỉ huy từ 30/1/1971 – 30/3/1971) và sau đó là “Chiến dịch Kou Kèo” hay còn gọi là “Chiến dịch Cánh đồng Chum” tháng 4/1971) của Mỹ-Ngụy đánh vào căn cứ quân Pathét Lào.Bữa “tiệc rượu” và chiến dịch “Opération Lam Sơn 719”…
Những ngày đầu năm 1971, có nhiều xe của Sứ quán ngụy Sài Gòn cắm cờ ba sọc chạy trên đại lộ Lane Xang ở Viêng Chăn. Bằng sự nhạy bén của người tình báo, Tống Văn Trinh đoán biết có lẽ đoàn quân sự và dân sự từ Sài Gòn sang để đàm phán với phía Lào vấn đề quan trọng.
Qua Trung tá Bảo, tùy viên quân sự của Đại sứ quán ngụy Sài Gòn, Trinh được biết có hai cuộc hội đàm về quân sự và dân sự để đi đến ký kết một thỏa hiệp quan trọng giữa hai nước.
Trinh gợi ý với Bảo, nhân có nhiều sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu sang công cán ở Lào, nên có cuộc gặp thân tình và chiêu đãi đặc biệt. Bảo tán thành ngay vì 7 tên sĩ quan này, theo Bảo biết, rất “chịu chơi”.
Thế là tiệc rượu được tổ chức tại một biệt thự trên đường đi That Luông, vừa là nơi làm việc của Phòng tùy viên quân sự, vừa là chỗ ở của Bảo (Bảo không đem vợ con theo nên rất tự do). Quan khách Việt - Lào trên 25 người, có 5 cô gái Thái gốc Hoa đưa từ Bangkok sang góp vui nên bữa tiệc càng thêm rôm rả.
Có rượu ngon, gái đẹp nên các sĩ quan tham mưu tác chiến tha hồ khoác lác, trong lúc no say để lộ nhiều bí mật quan trọng khiến Trinh mừng thầm vì nếu muốn nắm được những tin tức này anh phải mất nhiều thời gian và công sức.
Tiệc tàn, các cô gái bày ra hai mâm hút thuốc phiện và trổ tài làm thuốc, khiến các sĩ quan nằm hút hết sức hài lòng. Kế bên là sòng bạc chơi “xì phé” ăn thua bằng đô-la Mỹ. Không khí lúc này rất sôi nổi và dung tục.
Để tạo cớ vào phòng làm việc của Bảo, Trinh kêu nhức đầu vì uống rượu hơi nhiều. Bảo đề nghị Trinh vào phòng làm việc của hắn nằm nghỉ. Trinh tỏ ra ngần ngại, đợi Bảo giục đôi ba lần mới vô phòng khép cửa lại. Anh quan sát thấy trên tường treo tấm bản đồ quân sự khổ lớn, có cắm cờ nhỏ và các mũi tên tiến công.
Anh cẩn thận tìm quanh phòng xem có máy móc nghe nhìn gì không, rồi bước lại nhìn qua lỗ khóa thấy bọn chúng đang say sưa chơi bời, anh vững bụng đến bàn làm việc thấy tập hồ sơ đề chữ “tuyệt mật” bên góc trái và dòng chữ đậm ở giữa “Opération Lam Sơn 719”. Trinh mừng còn hơn bắt được vàng, vội mở ra đọc chớp nhoáng, thấy mục tiêu cuộc hành quân là đường 9 Nam Lào, các lực lượng tham gia đủ phiên hiệu, các địa điểm nhảy dù từ Khe Sanh đến Tchépone và ngày giờ bắt đầu hành quân chiến dịch.
Sau khi ghi lại trong đầu toàn bộ kế hoạch, Trinh mở cửa bước ra. Thấy Trinh, Bảo gọi: “Đỡ nhức đầu rồi hả? Lại đây làm một điếu cho khỏe đi!”, Trinh vờ nhăn mặt kêu: “Phải về nhà uống thuốc thôi. Còn nhức đầu lắm!”, rồi lặng lẽ rút lui.
- Giai đoạn I: bắt đầu từ ngày 30/1/1971, trực thăng Mỹ vận chuyển hai tiểu đoàn đến từ căn cứ Khe Sanh, hành quân theo đường 9, chở tiếp hai tiểu đoàn pháo và ba tiểu đoàn dù.
- Giai đoạn II: bắt đầu từ ngày 8/2/1971, 12.000 quân tiến sâu vào đất Lào, tập kết tại Tchépone ngày 6/3/1971.
- Giai đoạn III: mở rộng hành quân càn quét ra hai hành lang ven đường 9 để thiết lập vành đai an toàn cho con đường này.
Khi chiến dịch Lam Sơn 719 nổ ra, Đại tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh chiến dịch đường 9, đã chỉ huy cuộc phản công ở khắp nơi, nện ngay các tiểu đoàn địch.
Cánh đồng Chum
Các tiểu đoàn pháo được trực thăng đổ quân đến, đều đúng ngay vào tầm pháo của ta, bị đánh tan tác ngay từ những phút đầu tiên trên tất cả các ngọn đồi. Một số sống sót cố bám trận địa chống trả yếu ớt, cầm cự chờ quân tiếp viện.
Qua báo đài nước ngoài thì ngoài số quân bị chết, còn có một số đông sĩ quan bị bắt trong đó có Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù 3. Trực thăng Mỹ phải đến chở quân lính sống sót rút lui, bọn này hoảng loạn đạp nhau để leo hoặc bám càng trực thăng, chạy trốn chết. Hình ảnh đó được đăng tải trên báo chí, trên đài truyền hình lúc bấy giờ.
Tờ Paris Macth (Pháp) đăng bài về chiến dịch này, trong đó có đoạn viết: “Mọi việc được kết thúc ngày 24 tháng 3 và tổn thất về phía quân đội Sài Gòn là khoảng 10.000 người, gần phân nửa lực lượng đưa vào đất Lào, còn quân đội Hoa Kỳ chỉ có một nhiệm vụ hỗ trợ đã bị tổn thất 107 trực thăng, và thiệt mạng 176 phi hành đoàn”.
Những năm sau giải phóng, có đoàn quay phim của đài BBC, Luân Đôn sang làm phim về Đường mòn Hồ Chí Minh, họ cũng xin quay phim đường Nam Lào. Họ nhận xét: “Đây là một trận đánh có ý nghĩa quyết định của các ông để đẩy lùi quân Mỹ, và từ đây, bắt đầu quá trình thất bại của Mỹ. Nếu các ông không thắng trận này thì cục diện chiến tranh sẽ khác”.
Tướng K.X. và cuộc hành quân “Opération Kou Kèo”
Bị thất bại nặng nề ở đường 9 Nam Lào, quân Lào hết sức hoang mang, tinh thần chiến đấu của chúng bị ảnh hưởng rất lớn. Mỹ vội vã mở cuộc hành quân vào cánh đồng Chum - nơi căn cứ của quân Pathét Lào - bằng chiến thuật trực thăng vận một cách thần tốc, hòng vớt vát uy tín và củng cố tinh thần quân ngụy Lào. Chúng đặt tên cuộc hành quân này là “Opération Kou Kèo” bắt đầu từ tháng 4/1971.
Vào 11 giờ trưa, Tống Văn Trinh vừa về đến nhà thì đồng chí Th. liên lạc đến trao cho anh bức điện khẩn của trung tâm, nội dung: “Địch đã đổ quân nhảy dù xuống cánh đồng Chum, hãy báo cáo hỏa tốc: âm mưu, ý đồ quân sự địch, các lực lượng tham gia, địch sẽ chiếm đóng hay hành quân rồi rút. Ngày giờ rút, nếu rút thì rút bằng đường bộ hay bằng gì, rút theo con đường nào… Điện trả lời trước 24 giờ đêm nay”.
Trước tình hình khẩn cấp như vậy, Trinh lập tức rà soát lại các mối quan hệ có thể đáp ứng yêu cầu trên thì thấy có K.X. ở Bộ Tổng tham mưu là có khả năng nhất, và cũng có mối quan hệ tốt với Trinh nhiều năm qua. Anh lập tức điện cho K.X. hẹn khi tan sở 5 giờ chiều, sẽ gặp nhau ở nhà hàng Au bon goưt chuyên bán cơm Tây rất ngon.
Sau món rượu khai vị, câu chuyện giữa Trinh và K.X. thêm rôm rả, và kết quả là Trinh nắm được tin tức như: lực lượng hành quân gồm 1 trung đoàn của 5è_RM Chinaimo, 1 binh đoàn của quân khu Hạ Lào Savanakhet, trong đó có tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo của Paksme (cùng 5è_RM), 2 tiểu đoàn lính Mèo ở Sầm Thông, Long Chẹng của tướng Vàng Pao, trực thăng Mỹ từ các căn cứ Thái Lan qua đổ quân, chở quân nhảy dù và máy bay F4 (con ma) yểm hộ bắn phá, ném bom các mục tiêu trên đất Lào nhằm tiêu diệt căn cứ hậu cần Pathét Lào chứ không có kế hoạch chiếm đóng…
… Sau ba ngày càn quét (Opération de nettoyage) thì rút quân về theo Phone Hồng và Ban Ban Paksame (tức là có hai đường rút quân). Như vậy là còn 2 ngày nữa sẽ rút quân. Tin của K.X., sĩ quan cao cấp trong Bộ Tổng tham mưu độ chính xác là 100%.
Về nhà, Trinh vội vàng thảo báo cáo với đầy đủ chi tiết rồi đem đến đồng chí Th. để mã hóa và điện về trung tâm kịp trong đêm.
Sau này, khi về nước, làm việc với trung tâm, Trinh được đồng chí Ch. trợ lý Phòng tình báo Lào - Thái kể lại: “Khi địch mở chiến dịch Cánh đồng Chum, sau khi Cục điện cho anh thì tối đêm ấy đồng chí Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng thức đến 12 giờ khuya chờ bức điện báo cáo, đồng chí rất phấn khởi và chỉ thị ngay kế hoạch tác chiến cho Tư lệnh chiến dịch Cánh đồng Chum, cũng là Đại tướng Lê Trọng Tấn, đặc phái viên của ta bên cạnh quân giải phóng Lào”.
Thế là quân giải phóng Lào anh em có sự tăng viện của ta, đã chặn đánh quyết liệt các con đường rút quân gây tổn thất nặng nề cho quân địch. Và trong chiến thắng vẻ vang ấy, có phần đóng góp không nhỏ của Tống Văn Trinh, người tình báo Việt Nam trên đất nước “Triệu Voi” anh em năm xưa.
Theo Báo Hồn Việt
Điều gì đã khiến người Mỹ đại bại tại Đường 9 - Nam Lào?
Các chiến thuật tốn nhiều giấy mực và tiền của được tướng
lĩnh và cố vấn quân sự Lầu Năm Góc thiết kế ra đã thảm bại trong cuộc
hành quân quy mô lớn đầy tiếng tăm này khiến nước Mỹ phải muối mặt.
Trong chiến dịch hành quân được phía Sài Gòn và Mỹ gọi là Lam Sơn 719 còn phía ta gọi là Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào,
quân đội Mỹ đã tung gần như đủ mọi loại chiến thuật tiên tiến và hiện
đại nhất của nước này vào chiến trường nhưng kết quả vẫn là thất bại đầy
ê chề. Nguồn ảnh: Thevietnam.
Đầu
tiên phải nói tới chiến thuật trực thăng vận, chiến tranh Việt Nam là
cuộc chiến đầu tiên trực thăng lên thẳng được Mỹ sử dụng với quy mô lớn
và tất nhiên chiến thuật này được Mỹ sử dụng triệt để trong chiến dịch
Đường 9 - Nam Lào. Nguồn ảnh: DTL.
Kể từ trước khi Lam Sơn 719
diễn ra, các chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đã vấp phải nhiều chỉ
trích do nó gặp nhiều vấn đề và có nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, giới học
thuật quân sự thế giới lúc này vẫn có một phe bảo vệ ý kiến cho rằng
trực thăng vũ trang có khả năng thay thế hoàn toàn xe tăng trên chiến
trường. Nguồn ảnh: Tabas.
Với
hỏa lực mạnh, có động tốt ở độ cao thấp, các trực thăng vũ trang có thể
cung cấp yểm trợ rất tốt cho bộ binh và còn có thể tham gia vào nhiệm
vụ vận tải, tải thương,... Nguồn ảnh: Daum.
Tuy nhiên, ở
Đường 9 - Nam Lào, bộ đội ta đã chứng minh rằng chiến thuật trực thăng vận của Mỹ là thất bại thảm hại, thất bại mang tính toàn diện. Nguồn ảnh: Geographi.
Đường 9 - Nam Lào, bộ đội ta đã chứng minh rằng chiến thuật trực thăng vận của Mỹ là thất bại thảm hại, thất bại mang tính toàn diện. Nguồn ảnh: Geographi.
Cụ
thể, chiến thuật này của Mỹ rất thích hợp khi đối đầu với... du kích ta
do có hỏa lực trên không vượt trội hoàn toàn và bù lại, các lực lượng
chủ lực ta thường tránh đối đầu trực diện với trực thăng Mỹ trong các
chiến dịch quân sự trước chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Nguồn ảnh: GDR.
Tuy
nhiên, ở Đường 9 - Nam Lào, quân ta chủ động đánh lớn, đánh theo kiểu
quy ước với vũ khí phòng không từ súng, pháo tới cả tên lửa, điều này đã
khiến tất cả các loại trực thăng của Mỹ tham chiến phải chịu tổn thất
cực lớn. Với tổng cộng 168 trực thăng bị hạ, 618 chiếc bị bắn hư hỏng
nặng, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đã thất bại thảm hại tại Nam
Lào. Nguồn ảnh: Wiki.
Tiếp
đến là chiến thuật sử dụng pháo tự hành, loại pháo tự hành được Mỹ và
quân đội ngụy Sài Gòn sơn dòng chữ "Vua Chiến Trường" lên nòng được sử
dụng tại Đường 9 là loại pháo tự hành M107. Nguồn ảnh: Military.
Loại
pháo này có tầm bắn xa, sức công phá lớn và có độ cơ động cao, tuy
nhiên, nhược điểm của nó lại là không được bọc giáp và chính sự cơ động
cao đã khiến các sĩ quan pháo binh của Sài Gòn lúng túng, tính toán
đường đạn sai lệch lớn do các thiết bị định vị thời bấy giờ quá kém.
Nguồn ảnh: Wiki.
Kết
quả là khi pháo tự hành M107 của Mỹ phải đối đầu với pháo kéo M-46 cỡ
nòng 130 mm của ta, pháo binh ta đã "hủy diệt" lực lượng pháo tự hành
của Sài Gòn. Trong nhiều thước phim tư liệu, binh lính Sài Gòn còn phải
thừa nhận pháo binh của quân giải phóng quá khỏe, quá nhiều và quá chính
xác. Nguồn ảnh: Armo.
Với
việc không bọc thép, kíp lái của M107 cần phải chuẩn bị hầm và hào
trước khi khai hỏa để tránh bị phản pháo. Tuy nhiên việc chuẩn bị này
lại kéo độ cơ động của pháo tự hành M107 xuống bằng không. Các tài liệu
của Quân đội Mỹ cũng cho thấy, khả năng cơ động của M107 dù có nhưng
chưa đủ nhanh để thoát ra khỏi các đợt phản pháo rất nhanh và cực kỳ
nguy hiểm của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Cuối
cùng là yếu tố con người, phía Sài Gòn và Mỹ đã phán đoán sai lực lượng
của ta trong khu vực và chỉ tung vào ban đầu 17.000 quân, sau tăng lên
21.000 quân kèm theo 10.000 quân hỗ trợ ở tuyến sau. Tuy nhiên, con số
đó là không thấm vào đâu với quân số và lối đánh mới của Quân Giải
phóng. Nguồn ảnh: Know.
Bị
bất ngờ về quân số của ta, cộng thêm với việc quân đội ngụy Sài Gòn tỏ
ra yếu kém, chưa từng đụng trận với quy mô lớn tới như vậy đã kéo tụt
tinh thần của đội quân này xuống rất nhanh. Nguồn ảnh: World.
Các
phi công Mỹ trong chiến dịch này phụ trách nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực và
di tản thương binh đã bị lính Sài Gòn vắt kiệt sức do gọi yểm trợ và gọi
di tản quá nhiều. Thậm chí, nhiều phi công Mỹ còn khẳng định mỗi khi
trực thăng đến di tản thương binh, hàng chục lính Sài Gòn còn lành lặn
đã tranh chỗ trên trực thăng chỉ để thoát ra khỏi cuộc chiến. Nguồn ảnh:
VTG.
Với
những sai lầm nối tiếp sai lầm như vậy, không khó hiểu khi quân giải
phóng đã giành được chiến thắng mang tính tuyệt đối, một chiến thắng
mang tính bước ngoặt của cuộc chiến, khiến Mỹ "ngoan" hơn hẳn ở bàn đàm
phán Paris. Nguồn ảnh: TTVH.
</ifarme>
Nhật Vi
Nhận xét
Đăng nhận xét