KÝ ỨC CHÓI LỌI 107/3 (Rồng thiêng bất diệt)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 5
  
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 6

Tầm vóc và ý nghĩa chiến thắng trận đầu của Không quân nhân dân Việt Nam

Thứ ba - 03/04/2018 07:16
HVPKKQ - Trong dân gian từ xa xưa và cho đến tận ngày nay thường có câu: "Vạn sự khởi đầu nan" hay "Đầu xuôi đuôi lọt" để chỉ tính chất quan trọng mỗi khi bắt đầu triển khai, thực hiện những nhiệm vụ, công việc nào đó. Thực tế, trong mỗi một sự khởi đầu đều ẩn chứa tiềm tàng rất nhiều thách thức, mới mẻ cũng như muôn vàn những rủi ro khôn lường. Chính vì vậy, việc vượt qua được hay không "cửa ải" đầu tiên có một ý nghĩa, giá trị tinh thần, tâm lý hết sức to lớn, thậm chí có lúc người ta còn gắn kết quả của sự khởi đầu ấy với cả sự bại thành của một sự nghiệp, sự sống còn của một con người hay tổ chức, đơn vị. Trận đầu của một cá nhân, hay của bất cứ một đơn vị nào bao giờ cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó hội tụ đầy đủ các yếu tố phức tạp, quyết liệt trước các thành công hay thất bại, thắng hay thua, sống hay chết. Trận đầu đánh thắng là cái mốc lịch sử không thể quên, tạo đà, tạo thế cho những chiến thắng về sau:
      1. Chiến thắng ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 của Không quân nhân dân Việt Nam là sự tiếp nối truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam và chiến thắng đó mang tầm vóc, ý nghĩa đặc biệt to lớn.
        Thực hiện Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh: "Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi", chỉ 3 ngày sau khi thành lập, bằng lối đánh linh hoạt và sáng tạo, ngay lần đầu ra quân Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã liên tiếp tiêu diệt 2 đồn Phai Khắt (25-12-1944) và đồn Nà Ngần (26-12-1944), mở đầu truyền thống "đánh thắng trận đầu", truyền thống "đã ra quân là chiến thắng" của lực lượng vũ trang nhân dân ta. Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta, truyền thống "đánh thắng trận đầu" luôn được trao truyền, phát huy từ các đơn vị cho đến các binh chủng, quân chủng, các lực lượng thành lập, phát triển sau này.
         Đầu những năm 60 của Thế kỷ XX, bị thất bại liên tiếp và trước nguy cơ phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ tìm mọi cách để can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam, chúng khẩn trương lập kế hoạch đổ quân vào miền Nam, dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam.
        Nhận rõ dã tâm của đế quốc Mỹ, đồng thời thấy rõ sự lúng túng bị động của địch cả về chiến lược và chiến thuật quân sự trên chiến trường, cuối tháng 6 năm 1964, Bộ Chính trị chỉ thị cho các lực lượng vũ trang tăng cường sẵn sàng chiến đấu, phá tan âm mưu khiêu khích đánh phá miền Bắc của không quân Mỹ. Quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, Quân chủng Phòng không - Không quân đã nhanh chóng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu với quyết tâm đánh thắng địch ngay từ trận đầu. Do được chuẩn bị chu đáo cả về tư tưởng và tổ chức, nên ngày 5 tháng 8 năm 1964, khi đế quốc Mỹ gây ra cái gọi là "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" và sử dụng không quân mở cuộc tiến công "Mũi tên xuyên" ào ạt đánh phá duyên hải từ Quảng Bình ra đến Quảng Ninh để trả đũa, chúng đã bị quân và dân ta giáng đòn phủ đầu đích đáng, bắn rơi 8 máy bay, bắt sống giặc lái. Đúng một ngày sau khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, ngày 6 tháng 8 năm 1964, Trung đoàn Không quân Tiêm kích 921 đã bí mật, an toàn chuyển từ Sân bay Mông Tự (Trung Quốc) về Sân bay Nội Bài và khẩn trương bắt tay vào chuẩn bị chiến đấu.
        Là một trong những lực lượng ra đời sau nhất của Quân đội ta, Bộ đội Không quân được trang bị loại vũ khí hiện đại nhất, phải hoạt động chiến đấu ở trên không, trong môi trường tác chiến đặc biệt nhất chưa từng có trong lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chính vì vậy công tác chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên vừa khẩn trương nhưng cũng hết sức tỉ mỉ, công phu.
        Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng đã có chỉ đạo cụ thể, tạo mọi điều kiện chuẩn bị cho Trung đoàn 921 ra quân đánh thắng ngay từ trận đầu. Đảng ủy Quân chủng nhận định: Lúc này lực lượng phi công, máy bay của ta còn ít, chưa có kinh nghiệm chiến đấu trên không, trình độ chỉ huy kỹ thuật còn thấp, tính năng hoả lực máy bay ta không bằng máy bay địch. Nhưng chúng ta có tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, có tinh thần tập thể và tự giác cao. Đảng ủy đề ra tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Không quân là: "lấy ít đánh nhiều, tranh thủ thời cơ, bí mật bất ngờ, đánh chắc, đánh thắng ngay từ trận đầu".
          Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng, Trung đoàn Không quân 921 đã dấy lên phong trào thi đua với khẩu hiệu: "Tất cả cho đánh thắng trận đầu". Giữa lúc đó, ngày 9 tháng 11 năm 1964, Trung đoàn vinh dự được Bác Hồ đến thăm và động viên, Người nói: "Tổ tiên ta từ xưa đã có chiến công trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử, trên bộ như: Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa... ngày nay chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là ở các chú, nghệ thuật đánh giặc của Việt Nam rất độc đáo, vũ khí trong tay người Việt Nam dù thô sơ cũng giành hiệu suất cao, phát huy cách đánh của ta, không sợ không quân địch hiện đại, hãy bắt chước đồng bào miền Nam, nắm chắc thắt lưng địch mà đánh".

Bộ đội PK- KQ luôn khắc sâu tình cảm và những lời huấn thị Bác Hồ kính yêu. (Ảnh tư liệu)
       Ý chí của những chiến sĩ Không quân được Bác truyền thêm sức mạnh, sau thời gian chuẩn bị công phu, trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hoá), ngày 3 tháng 4 năm 1965, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, Biên đội MiG-17, gồm 4 phi công: Phạm Ngọc Lan, Hồ Văn Quỳ, Phan Văn Túc, Trần Minh Phương đã xuất kích, bắn rơi 2 máy bay F-8U của hải quân Mỹ và ngày 4 tháng 4, Biên đội MiG-17, gồm 4 phi công: Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm phát huy chiến thắng ngày đầu, tiếp tục xuất kích, bắn rơi 2 máy bay F-105 của không quân Mỹ. Góp phần vào chiến công to lớn của quân và dân Thanh Hóa bắn rơi 47 máy bay Mỹ, bảo vệ an toàn cầu Hàm Rồng - mục tiêu trọng yếu trên tuyến đường huyết mạch 1A.
       Để đánh giá được ý nghĩa, tầm vóc của sự kiện chúng ta đã đánh giá được mấy vấn đề cơ bản:
       Thứ nhất, đó là những đặc điểm (đặc trưng) của chiến đấu trên không:
       Thứ hai, là tương quan lực lượng giữa Không quân ta và không quân Mỹ:
        Chiến thắng trận đầu trong hai ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 của Không quân nhân dân Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt to lớn:
       + Đây là trận đánh đầu tiên của Không quân ta, đã thể hiện ý chí, quyết tâm của Đảng, toàn dân và toàn quân ta, biểu thị tinh thần quyết đánh, quyết thắng không quân Mỹ. Là một mốc son lịch sử, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc có chiến công trên không, Bộ đội Không quân trẻ tuổi của chúng ta đã "mở mặt trận trên không" thắng lợi, đánh thắng lực lượng không quân sừng sỏ của đế quốc Mỹ.
       + Vượt qua khuôn khổ của một trận đánh, chiến công đó làm nức lòng đồng bào và chiến sĩ cả nước, cổ vũ ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ của quân và dân ta, được Bác Hồ và Trung ương Đảng khen ngợi. Ngay ngày 5 tháng 4, Bác Hồ đã gửi thư khen Bộ đội Không quân: "...Các chú đã chiến đấu rất dũng cảm, đã tiêu diệt máy bay Mỹ. Các chú đã thực hiện được khẩu hiệu "Đã đánh là thắng". Như thế là xứng đáng với truyền thống anh hùng của quân và dân ta...". Cũng trong ngày 5 tháng 4, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã xuống Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân nghe báo cáo trực tiếp về hai trận đầu của Không quân. Sau khi nghe Tư lệnh Phùng Thế Tài báo cáo, Đại tướng đã đánh giá cao thành tích chiến đấu của Không quân nhân dân Việt Nam và chỉ thị cho Quân chủng củng cố lực lượng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giết giặc lập công.
      Trong niềm hứng khởi, tự hào trước chiến công đầu của Không quân nhân dân Việt Nam, nghệ sĩ Tường Vi, người con của miền Nam ruột thịt đã viết lên bài hát "Phi đội ta xuất kích" dành cho Bộ đội Không quân. "Rộn ràng tung cánh bay, phi đội ta xuất kích. Đại bàng vút cao lên trời mây. Trận đầu ta đã mang chiến thắng dâng Tổ quốc - Mẹ hiền mến yêu..."- Những lời ca rất đỗi thân thương, rất đỗi tự hào ấy đã trở thành bài hát truyền thống của Bộ đội Không quân anh hùng. Mỗi khi lời ca cất lên, cảm xúc trong mỗi chúng tôi lại trào dâng, thôi thúc chúng tôi, nhất là những phi công trẻ hăng hái lập công.
     + Chiến thắng trận đầu đã đặc biệt cổ vũ niềm tin của Bộ đội Không quân đối với sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; chiến thắng đã củng cố niềm tin của Bộ đội Không quân vào trình độ, khả năng kỹ, chiến thuật, vào vũ khí được trang bị của mình. Cùng với chiến thắng Núi Thành trên chiến trường Khu 5, tiêu diệt gọn một đại đội Mỹ vào đêm 25 và rạng 26 tháng 5 năm 1965, chúng ta đã giải quyết được tư tưởng ngại Mỹ, sợ Mỹ, trả lời được câu hỏi "có đánh được Mỹ hay không?"; giải quyết được vấn đề về cách đánh, mở ra khả năng và thực tiễn để đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta trên các chiến trường. Với những ý nghĩa to lớn đó, Bộ đội Không quân đã góp phần củng cố niềm tin, cổ vũ tinh thần, khí thế và quyết tâm chiến lược của Đảng, của quân và dân ta là "quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược". Ngoài ra trận thắng còn có ý nghĩa, vừa rèn luyện bộ đội nhiều mặt, vừa là tiền đề cho những chiến thắng sau này...
      Sau chiến công vang dội đó đã dấy lên trong Bộ đội Không quân phong trào thi đua sôi nổi: "Đã xuất kích là chiến thắng", "bắn rơi máy bay địch ngay từ loạt đạn đầu". Chiến công trong 2 ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 là niềm tự hào của mỗi cán bộ, chiến sĩ Không quân nhân dân Việt Nam. Ngày 3 tháng 4 năm 1965 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu vẻ vang của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
      + Không những thế, hai trận chiến thắng đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam đã gây tiếng vang lớn trên thế giới. Ngày 4 tháng 4 năm 1965, trong buổi họp báo ở Sài Gòn, tướng William Momyer (Uyliam Moay-ơ) - Tư lệnh Tập đoàn Không quân số 7 (Mỹ) đã phải thừa nhận: "... Các máy bay MiG của không lực Bắc Việt Nam đã dùng súng Cannon bắn hạ các máy bay phản lực siêu âm của Mỹ, trong khi chúng tôi không bắn rơi chiếc nào...". Hãng tin Mỹ - UPI thì đưa tin: "Việc máy bay MiG bắn hạ những máy bay phản lực bay nhanh gấp 2 lần tiếng động khiến Nhà Trắng phiền lòng, còn Lầu Năm Góc thì đang loay hoay tìm cách thay đổi chiến thuật oanh tạc ở Bắc Việt Nam...".
      Chiến thắng trận đầu của Bộ đội Không quân là một mốc son tất yếu trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta với quân xâm lược. Nó được hun đúc từ lòng yêu nước, ý chí quả cảm và sự sáng tạo vô bến bờ của Đảng, toàn dân ta. Nó chứng minh rằng, bất kể kẻ xâm lược nào, từ đâu đến, bất kể tiềm lực của chúng mạnh đến đâu, nhưng khi đến đất nước Việt Nam anh hùng thì chúng sẽ phải chuốc lấy những thất bại thảm hại.
Tác giả bài viết: Mạnh Nam (sưu tầm)

Khúc bi tráng của lịch sử không quân Việt Nam

Phong Điền |

Khúc bi tráng của lịch sử không quân Việt Nam

Máy bay vận tải tham chiến là sự kiện khá đặc biệt và ít được nhắc đến trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

Trong ghi chép và ký ức của mình về giai đoạn khốc liệt này, Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh không quân (Quân chủng Phòng không không quân), khái quát: "Đó là khúc bi tráng của lịch sử không quân Việt Nam trong cuộc tổng tiến công mang bước ngoặt lịch sử này".
Máy bay dân sự đi ném bom
Vị tướng 90 tuổi bảo 50 năm trước khi cả nước đang rạo rực đón Tết thì ông nhận lệnh tuyệt mật của Bộ Tổng tham mưu lệnh cho không quân thả dù tiếp tế vũ khí và tấn công mục tiêu mặt đất đồn Mang Cá, Huế nhằm chi viện trực tiếp cho cuộc tổng tiến công ở mặt trận Trị Thiên.
Ngày 27 Tết Mậu Thân năm 1968, ông trực chỉ Trung đoàn 919 vận tải (còn gọi khác là đoàn Hồng Hà) để triển khai nhiệm vụ đặc biệt này cho chỉ huy trung đoàn.
Cùng đó, các nhiệm vụ mật khác cũng được triển khai như công tác trinh sát, hậu cần… "Đây là nhiệm vụ khá nặng nề vì lần đầu ta sử dụng máy bay vận tải để tấn công mục tiêu mặt đất mà trước đó chưa có tiền lệ" - ông cho hay.
Để sẵn sàng cho cuộc chi viện và sẵn sàng tham chiến, ông cùng Trung tướng Nguyễn Văn Tiên, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân, trực tiếp động viên phi công, kỹ thuật, thông tin, dẫn đường…
Kế hoạch huấn luyện bay thực địa cũng được triển khai khẩn trương nhằm sẵn sàng xung trận. Và cái khó lúc đó là làm thế nào để gắn bom, ống phóng róc két lên máy bay dân sự để tấn công mục tiêu mặt đất.
Vậy là Ban Kỹ thuật Trung đoàn 919 do tổ trưởng Nguyễn Tường Long, một kỹ sư từ Pháp theo Bác Hồ về nước, đã bắt tay nghiên cứu, thử nghiệm việc gắn bom, róc két thành công. "Khi biết nhiệm vụ tối quan trọng này, anh em phi công dù biết nguy hiểm đang chờ phía trước nhưng vẫn xung phong ra trận" - tướng Hy chia sẻ.
Khúc bi tráng của lịch sử không quân Việt Nam - Ảnh 1.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc Tết cán bộ và chuyên gia Bộ Tư lệnh Phòng không không quân năm 1966. Ảnh: Nhân vật cung cấp
"Cầu hàng không" Hà Nội-Huế
Tướng Hy kể năm đó, người dân cả nước đón cái Tết trong cái rét cắt da, gió Đông Bắc thổi thông thốc, bầu trời nhiều mây đen bay thấp. Theo kinh nghiệm của anh em phi công, đây là điều kiện không thuận lợi để bay. Mùng 1, 2, 3, 4… Tết trôi qua trong sự hồi hộp của các biên đội đã chuẩn bị đầy đủ vũ khí sẵn sàng xung trận.
Bất ngờ chiều mùng 10 Tết, sáu tổ bay IL-14 chia làm nhiều đợt được lệnh xuất kích từ sân bay Gia Lâm men theo dãy Trường Sơn để áp sát Huế.
Mỗi chiếc IL-14 chở theo 10 người gồm lái chính, lái phụ, dẫn đường, thông tin, cơ khí và lực lượng dù lao vút lên bầu trời trực chỉ mặt trận Trị Thiên. Sở chỉ huy đêm đó trải qua một đêm dài đầy lo lắng vì các cánh bay trong điều kiện hiểm nguy cận kề.
Và như thế anh em tác chiến trong điều kiện hết sức nguy hiểm khi gió mùa lớn, mây đen bay thấp lại không có radar dẫn đường.
Nếu bay lệch ra hướng biển thì máy bay của ta trở thành mục tiêu tấn công của hải quân Mỹ đang kiểm soát biển Đông với vùng quét radar cực mạnh, nhất cử nhất động đều lọt vào tầm ngắm của đối phương. Bởi vậy kế hoạch vạch ra là bay sát dãy Trường Sơn để tránh radar địch phát hiện.
Tuy nhiên, cách bay "mò" này cũng nguy hiểm khôn lường vì không có radar dẫn đường, rất dễ húc nào núi.
Thiếu tướng Hy chùng giọng: "Dù lường trước điều kiện khắc nghiệt, hy sinh chờ phía trước nhưng anh em trong sáu biên đội bay vẫn quyết tâm chi viện miền Nam nên sáu tổ bay xuất kích thì có năm tổ không quay về. Một số bay ra biển bị Hạm đội 7 Mỹ bắn, một số va vào núi. Đây là tổn thất lớn của lực lượng không quân Việt Nam thời điểm bấy giờ".
Trong những cánh bay không về ấy, tướng Hy bày tỏ sự khâm phục kỹ thuật bay và tư tưởng chính trị của Đại đội trưởng Nguyễn Văn Bang là phi công chính của Trung đoàn 919.
Trang sử vẻ vang của quân chủng không quân
"Những năm 1960, tổng quân số của Trung đoàn 919 có khoảng 1.000 người. Sau một thời gian huấn luyện ở nước ngoài, năm 1964 Trung đoàn tiêm kích đầu tiên 921 của Quân chủng Phòng không không quân về nước tham gia chiến đấu. Năm 1965, ta mở mặt trận trên không và đánh thắng trận đầu. Trong hai ngày 3 và 4-4-1965 ta đã hạ hai chiếc F8U của hải quân và hai chiếc F105 của không quân Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng."
Thiếu tướng PHAN KHẮC HY, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh không quân
Nỗi canh cánh 50 năm
Tướng Hy day dứt vì 50 năm nay kể từ khi tham gia cuộc chiến Mậu Thân 1968, nhiều người trong số các biên đội bay năm 1968 đã nằm xuống nhưng họ vẫn chưa được ghi nhận công lao đầy đủ. Và ông nói bản thân ông cũng thấy có trách nhiệm trong vụ "cầu hàng không" này nhưng khi ấy tinh thần xung trận của các biên đội lên quá cao vì miền Nam thân yêu, khó khăn mấy cũng đi… Và các anh đã đi mãi không về.
Vị tướng già canh cánh trong lòng về hy sinh của những người lính dù vẫn chưa có danh sách đầy đủ về họ. "Hiện đã có danh sách đầy đủ anh em lái chính, lái phụ, cơ khí, dẫn đường nhưng không có danh sách đầy đủ của anh em lực lượng dù để tuyên dương, ghi nhận công lao của họ" - ông bùi ngùi.
Khi hỏi ông điều gì cần nói về sự kiện "cầu hàng không" này, ông dừng hồi lâu và nói: "Sự hy sinh của anh em là biểu hiện tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, vì miền Nam ruột thịt, dù hy sinh mất mát vẫn sẵn sàng xung phong.
Và những người lãnh đạo khi ấy cũng chung một bầu "máu nóng" để đóng góp cho đồng bào miền Nam nên khó khăn mấy cũng xốc ra tiền tuyến. Nhưng khoa học kỹ thuật về máy bay vận tải thời điểm ấy chưa cho phép nên đã để lại tổn thất lớn về người và khí tài".
Và vị tướng già bảo rằng ông vẫn nhớ như in lời căn dặn của Bác Hồ đối với lực lượng không quân: "Tổ tiên ta xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm đó trước hết là của các chú".
Cầu hàng không giải cứu Kong Le
Ngoài sự kiện "cầu hàng không", Trung đoàn 919 còn các chiến dịch tiếp tế vũ khí, lương thực khác giúp Lào như Nậm Thà năm 1962, cánh đồng Chum-Xiêng khoảng năm 1972.
Đặc biệt năm 1960, Trung đoàn 919 đã dùng trực thăng bay sang Lào đón Đại úy tiểu đoàn trưởng dù số 2 Kong Le trong sự kiện đảo chính lật đổ chính phủ hoàng gia Lào và đề nghị ta phối hợp.
Ban đầu ta dùng trực thăng bay sang Lào. Tuy nhiên, do tính năng của loại máy bay này có hạn lại bay đường dài và không có chỉ huy mặt đất hỗ trợ nên chiếc trực thăng này bị gió thổi dạt sang Thái Lan.
Giữa vòng vây truy kích của quân Thái Lan, những người có mặt trên chuyến bay định mệnh ấy đã mất 17 ngày đêm thoát khỏi vòng vây vượt sông Me Kong sang đất Lào an toàn. Đó là kỳ tích của lực lượng không quân. Về sau biên đội bay này đã được phong anh hùng.
Chuyến bay đầu bất thành, sau đó ta tiếp tục điều máy bay bà già An-2 sang Lào đón lần hai thành công.
theo Pháp luật TP.HCM

Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 1)

Thứ sáu, 29/04/2016, 22:10 (GMT+7)
(Xã hội - Pháp luật) - Ngày 13/4/2016, tại Hà Nội đã diễn ra một cuộc gặp gỡ lịch sử giữa một số phi công tiêm kích lừng danh của Việt Nam và một số phi công Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam từ những năm 1965-1972.
Tại cuộc gặp này, một số phi công Mỹ đã từng tham chiến ở chiến tranh Triều Tiên, đã đối đầu với phi công Liên Xô cũ, Trung Quốc, Triều Tiên đã phải công nhận rằng, phi công tiêm kích Việt Nam là những người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc.
BBT xin giới thiệu với bạn đọc hai trận đánh nổi tiếng của Không quân Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc trước cuộc chiến tranh phá hoại bằng Không quân của Mỹ.
I – CÁC TRẬN KHÔNG CHIẾN NGÀY 10/5/1972
(Một trong những ngày không chiến dài nhất trong chiến tranh trên không ở Việt Nam)
Ngày 10/5/1972 (ngày đầu tiên của chiến dịch) phía Mỹ tiến hành đồng thời hai chiến dịch Linebacker I và Operation Custom Tailor trên quy mô lớn, với 414 lần/chuyến cất cánh của lực lượng máy bay chiến đấu thuộc Bộ tư lệnh không quân số 7 và Bộ tư lệnh đặc nhiệm 77 của hải quân Mỹ. Phía Mỹ huy động lực lượng lớn các máy bay A-6 (Intruder), A-7 (Corsair) và F-4 (Phantom) từ các tàu sân bay trên biển Đông cất cánh bay vào đánh phá các mục tiêu quanh khu vực Hải Phòng và các mục tiêu phía đông nam Hà Nội. Lúc 8 giờ sáng, các phi đội tấn công đầu tiên cất cánh từ tàu USS Constellation và USS Kitty Hawk hướng về Hải Phòng, sau đó 20 phút là các biên đội từ hai tàu USS Coral Sea và USS Okinawa cất cánh để tiến hành chiến dịch tấn công mang mật danh Alpha Strike. Trong trận này các máy bay Mỹ đeo bom hạng nặng để ném bom sân bay Kiến An và các trận địa tên lửa phòng không.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 1
Ngày 10/5/1972, lần đầu tiên Không quân Việt Nam tiến hành xuất kích đánh hiệp đồng cả 4 trung đoàn không quân.
Trong khi đó tại các căn cứ không quân ở Thái Lan, các phi đoàn không quân chiến thuật Mỹ đã chuẩn bị cất cánh từ sáng sớm để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Trong ngày 10/5/1972, không quân Mỹ huy động 120 máy bay tham gia tấn công, trong đó 16 máy bay F-4 và 5 chiếc F-105 bay vào trước để chế áp lực lượng phòng không và máy bay MiG, 20 chiếc F-4 và năm chiếc F-105 khác làm nhiệm vụ đánh cầu Long Biên, 24 chiếc F-4 và 5 chiếc F-105 tham gia đánh nhà ga Yên Viên, ngoài ra còn có 88 chiếc máy bay các loại làm nhiệm vụ hỗ trợ. Một trong những nhiệm vụ của không quân và hải quân Mỹ trong ngày 10/5/1972 là phải đánh sập cầu Long Biên bắc qua sông Hồng mà trước đó, trong suốt bảy năm trời không quân Mỹ chưa đánh sập được.
Lúc 4 giờ sáng tại khách sạn Metropol, một nhóm các nhà báo quốc tế được đánh thức dậy để di chuyển xuống Hải Phòng, nơi dự kiến có thể ghi nhận các hình ảnh về các trận đánh phá của hải quân Mỹ xuống Hải Phòng và tham dự buổi họp báo về việc tố cáo Mỹ thả mìn phong tỏa cảng Hải Phòng. Trong số các nhà báo quốc tế có hai nhà báo Pháp Theodore Ronco và Claude Julien của tờ L’Humanité và tờ Le Monde. Đây sẽ là các nhân chứng sống chứng kiến các máy bay Mỹ đánh phá các mục tiêu dân sự.
Trước ý đồ của Không quân và Hải quân Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân quyết định tổ chức đánh hiệp đồng cả ba loại MiG của bốn trung đoàn Không quân tiêm kích với lực lượng tên lửa, pháo Phòng không. Ý định tác chiến của Bộ Tư lệnh là triển khai theo phương án đánh các tốp máy bay cường kích của Hải quân và Không quân Mỹ ở cả ba hướng: hướng Đông bảo vệ Hải Phòng, hướng Đông Bắc bảo vệ cầu Long Biên, các mục tiêu Đường 1 Bắc và hướng Tây, bảo vệ đập Bái Thượng, sân bay Yên Bái.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 1
Các phi công – Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân giai đoạn 1964 – 1973
Chủ trì kíp trực chỉ huy tại Sở chỉ huy Không quân là Tư lệnh Đào Đình Luyện, cùng có mặt gồm các Phó Tư lệnh Trần Mạnh, Trần Hanh, phó Chính ủy Hồ Luật, trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn, Khổng Đức Thi, Đỗ Cát Lâm, Lê Viết Diện. Trung đoàn 921 sử dụng các biên đội 2 chiếc Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Ngãi, Nguyễn Công Huy và Cao Sơn Khảo; Trung đoàn 927 là biên đội 2 chiếc Lê Thanh Đạo và Vũ Văn Hợp; Trung đoàn 923 sử dụng ba biên đội 4 chiếc và hai biên đội 2 chiếc MiG-17 trực ban chiến đấu tại sân bay Kép. Trung đoàn 925 tổ chức hai biên đội 4 chiếc trực ở hai đầu sân bay Yên Bái gồm: Hoàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Nguyễn Văn Cương, Lê Văn Tưởng và Phạm Ngọc Tâm, Phạm Hùng Sơn C, Nguyễn Văn Phúc, Lê Đức Oánh. Trong ngày 10/5, phía Không quân Việt Nam xuất kích 64 lần/chiếc (số lượng lớn nhất trong các trận không chiến giai đoạn hai).
Tại Trung đoàn Không quân 923: Lúc 7 giờ 53 phút, Bộ Tư lệnh cho trạm ra đa C-53 mở máy và phát hiện máy bay Mỹ hoạt động quanh khu vực Hải Phòng. Lúc 8 giờ 40 phút biên đội Mig-17 gồm Vũ Văn Đang, Nguyễn Công Ngũ, Trịnh Văn Quy, Nguyễn Văn Lâm cất cánh từ sân bay Kép, vào khu chờ Phả Lại, không gặp đối phương đã quay về hạ cánh. Đến 8 giờ 55 phút Sở chỉ huy Trung đoàn 923 cho biên đội MiG-17 Đỗ Hạng và Nguyễn Xuân Hiển cất cánh từ Kép, nhưng do không gặp đối phương đã quay về hạ cánh. Sau đó, từ 9 giờ 05 phút đến 17 giờ 08 phút chiều, đã có thêm 10 tốp Mig-17 với 32 lần/chiếc của Trung đoàn 923 cất cánh làm nhiệm vụ (trong đó có nhiều biên đội cất cánh hai lần, riêng các phi công Vũ Văn Đang, Nguyễn Xuân Hiển cất cánh ba lần).
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 1
Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Anh hùng LLVT trò chuyện với một cựu phi công Mỹ (ngày 13/4/2016)
Tại Trung đoàn Không quan 921, lúc 8 giờ 52 phút, Sở chỉ huy lệnh biên đội MiG-21 Ngự – Ngãi cất cánh từ sân bay Kép. Khi biên đội mới rời đất và thu càng thì hai chiếc F-4J (Silver Kite) phát hiện, xông vào công kích. Đây là hai chiếc F-4J do Đại úy Austin Hawkins thuộc Phi đoàn VF-92, tàu sân bay USS Constellation dẫn đầu đang bay tuần tiễu trên độ cao 5.000m. Khi bay ngang qua sân bay Kép, hai chiếc F-4 này đã phát hiện MiG của Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Ngãi cất cánh. Chiếc F-4 số 2 do Đại úy Curt Dose và thiếu tá James McDevitt điều khiển bám theo, phóng hai quả tên lửa AIM-9G, quả thứ hai đã trúng chiếc MiG số hai của Ngãi. Lúc đó anh mới lên độ cao 150-200m, Ngãi không kịp nhảy dù nên đã hy sinh.
Trong khi đó, Đặng Ngọc Ngự đã lên độ cao 600m, tốc độ 750-800km/h, phát hiện 2 chiếc F-4 phía sau đang phóng tên lửa về phía mình, anh nhanh chóng cơ động tránh tên lửa, ngay lúc đó anh phát hiện thêm 2 chiếc F-4 khác đang đối đầu cự ly 4-6km, anh nhanh chóng vứt thùng dầu phụ, bật tăng lực, tăng tốc độ lên 900km/h và cô động gấp. Lúc đó 2 chiếc F-4 cũng phát hiện chiếc MiG-21 nên cơ động vòng gấp bên trái bám theo anh.
Hai chiếc F-4 cơ động, theo chiến thuật tách đội hình, đan chéo, một chiếc trên cao, một chiếc dưới thấp. Phi công Đặng Ngọc Ngự rơi vào thế một mình đối đầu 2 chiếc F-4. Anh làm động tác giả định bám theo chiếc F-4 bên dưới, lúc đó chiếc F-4 trên cao liền đổi hướng bám theo, anh lập tức vòng gấp bám theo chiếc này, tức thì chiếc bên dưới quay lại bám theo anh. Phi công Đặng Ngọc Ngự quyết định đổi hướng, nhanh chóng bám theo chiếc F-4 bên dưới, đưa mục tiêu vào vòng ngắm, khi cự ly là 1.200m, tốc độ đạt 1.100km/h, độ cao 1.500m, anh ấn nút phóng quả tên lửa R-3S bên trái, sau đó anh nhanh chóng thoát ly, chuyển sang bám chiếc F-4 còn lại, đến cự ly 1.200m anh ấn nút phóng quả tên lửa thứ hai, nhưng rất may cho viên phi công F-4, quả tên lửa bên phải không đi. Phi công Đặng  Ngọc Ngự nhanh chóng thoát ly về Nội Bài hạ cánh, lúc 9 giờ 12 phút.
Như vậy trong trận không chiến ngày 10/5/1972, biên đội MiG-21, Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Ngãi của Trung đoàn 921, đã bắn rơi 1 chiếc F-4. Trong khi phi công Nguyễn Văn Ngãi số 2 đã hy sinh, tỷ số của trận không chiến là 1/1.
Ghi theo lời kể của phi công Lê Thanh Đạo:
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 1
Phi công Lê Thanh Đạo
“Lúc đó biên đội chúng tôi (Đạo – Hợp) đang ngồi trong buồng lái chờ cất cánh ở đầu đường băng sân bay, nên chứng kiến từ khi biên đội Ngự – Ngãi cất cánh, thấy rõ khi máy bay số 2 mới rời đất đang thu càng đã bị tên lửa Mỹ bắn trúng, lúc đó chúng tôi rất căm thù và quyết tâm nếu cất cánh phải đánh tốt trả thù cho đồng đội.
Cũng lúc ấy chúng tôi đã dùng liên lạc đối không thông báo cho số 1 Ngự biết có F-4 đang đuổi theo. Nhờ được Đạo-Hợp cảnh báo, Ngự đã cơ động với tốc độ lớn trên độ cao thấp nên tránh được tên lửa của F-4(F-4 số 1 bắn liên tiếp 3 quả AIM-9G, F-4 số 2 bắn 1 quả nhưng Ngự đều tránh được). Hai chiếc F-4 chỉ còn lại tên lửa điều khiển AIM-7 và không kịp sử dụng pháo, nên không làm gì được Ngự, mặc dù ở vị trí rất có lợi…”.
Sau đó chưa đầy một tiếng, ở hướng Tây Bắc, 84 chiếc F-4 và 5 chiếc F-105 với đội hình có cả máy bay ném bom, máy bay làm nhiệm vụ yểm trợ, tìm diệt MiG trinh sát, cứu nguy, trực thăng, thông qua phía Bắc Lào và Thái Lan bay vào miền Bắc Việt Nam. Do nắm trước được ý đồ không quân Mỹ sẽ đánh đập Bái Thượng và sân bay Yên Bái, Sở chỉ huy Không quân đã chuẩn bị phương án và quyết định sử dụng biên đội MiG-21 (Nguyễn Công Huy số 1 và Cao Sơn Khảo số 2) làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ cho MiG-19 đánh bảo vệ các mục tiêu ở khu chiến Yên Bái – Tuyên Quang.
Lúc 9 giờ 39 phút, chiến dịch bắt đầu, khi biên đội MiG-21 (Huy và Khảo) cất cánh, theo ghi chép nhật ký chiến đấu của Không quân Việt Nam, thì 2 chiếc MiG-21 của Trung đoàn 921 cũng cất cánh từ Nội Bài, hướng về Tuyên Quang (theo báo cáo của phi công Mỹ có đến 4 chiếc MiG-21).
Biên đội Huy số 1 – Khảo số 2, sau khi cất cánh bay hướng 320 độ, giữ độ cao 2.000m. Đến 9 giờ 53 phút, Sở chỉ huy cho lên 6.000m. Do bị nhiễu nặng không liên lạc đối không được, sở chỉ huy cho chuyển sang rãnh liên lạc số 5. Lúc này biên đội 4 chiếc F-4D (mật danh Oyster) của Mỹ do thiếu tá Robert A. Lodge và Đại úy Roger C. Locher dẫn đầu, bay số 3 là Đại úy S.Rittchie và Đại úy DeBellevue (2 phi công sau này sẽ trở thành các phi công Aces đầu tiên của Không quân Mỹ) làm nhiệm vụ chế áp MiG trên vùng trời Tuyên Quang yểm trợ đội hình cường kích tấn công cầu Long Biên, Hà Nội và ga Yên Viên.
Theo các tin tức tình báo thì máy bay F-4D này là thế hệ F-4 cải tiến, được lắp thêm cánh tà trước, và là những chiếc F-4D đầu tiên được trang bị hệ thống tác chiến điện tử – chỉ dẫn tập trung APX-80 Combat Tree IFF Interrogator, biên chế tại căn cứ Udorn, Thái Lan với thiết bị QRC-248 có khả năng thu và giải mã tần số (integrated) vào hệ thống phân biệt địch ta SRO-2 và SRZO-2 của MiG. Vì vậy mà biên đội F-4 tiếp cận các máy bay MiG trong khi biên đội MiG không hề hay biết.
Lúc 8 giờ 23 phút, nhiều khả năng, hệ thống cảnh báo sớm trên tàu USS Chicago đã cảnh báo cho đội hình F-4 có MiG xuất hiện, các máy bay F-4 đã tiếp cận từ độ cao thấp ở thế đối đầu và phóng 2 quả tên lửa AIM-7E-2 về phía biên đội MiG. Số 1 Huy, trong khi quan sát, tìm kiếm mục tiêu đã phát hiện 2 tên lửa từ bên trái phía sau lao đến, anh lệnh vòng phải gấp! Nhưng không thấy số 2 trả lời. Chiếc F-4 đã phóng tên lửa về phía chiếc MiG của Khảo do Trung úy nhất John D.Markle và Đại úy Steven D.Eaves thuộc Phi đoàn 555 Không đoàn 432 FFW điều khiển.
Ngay lúc đó số 1 phát hiện 4 chiếc F-4 ở phía sau hướng 160 độ bay theo từng đôi một, đang vòng phải bám theo anh. Sau khi 2 chiếc F-4 và MiG số 1 Huy vòng bám nhau một vòng không có kết quả, cả hai phía để mất mục tiêu. Số 1 Huy ngay lúc đó lại phát hiện 1 chiếc F-4 đang bay từ trái sang phải, kéo lên ở độ cao cao hơn anh khoảng 1.000m. Anh lập tức tăng lực, bám theo, đến cự ly 3.000m, tốc độ 850km/h, anh đưa mục tiêu vào vòng ngắm và khi ổn định, ấn nút phóng quả tên lửa bên trái, anh nhanh chóng lật úp máy bay, kéo xuống thoát ly.
Sau khi nghe Sở chỉ huy cảnh báo: “Chú ý cảnh giới bên ngoài phải”, số 1 Huy phát hiện từ phía bên phải, phía sau khoảng 4km, 2 chiếc F-4 khác đang phóng tên lửa về phía mình. Anh nhanh chóng lật úp, vòng lại đối đầu với 2 chiếc F-4, rồi bay vút ngang qua 2 chiếc F-4 này và thoát ly. Số 1 Huy hạ thấp độ cao, bay men theo triền dãy Tam Đảo quen thuộc, về sân bay Kép hạ cánh lúc 10 giờ 28 phút, khi máy bay lăn vào anh  nhìn thấy đồng hồ báo lượng dầu chỉ 300 lít, và sau đó các thợ máy đã đếm được 16 lỗ thủng trên thân máy bay.
Riêng về số 2 Cao Sơn Khảo, kể từ khi số 1 hô vòng phải gấp, không có liên lạc gì từ lúc 9 giờ 57 phút. Do vậy các thông tin chính xác về động tác trên không của số 2 cũng không có điều kiện dựng lại. Tuy nhiên, theo phản ánh, xác nhận của địa phương, những người chứng kiến hành động chiến đấu trên không của số 2 và công nhận của Quân chủng thì phi công Cao Sơn Khảo, trong trận này đã bắn rơi 1 chiếc F-4, trước khi bị trúng tên lửa địch và rơi ở Trấn Yên, Yên Bái, Cao Sơn Khảo nhảy dù nhưng không thành công. Anh hy sinh sau khi tiếp đất.
Trích từ cuốn “Tôi từng là phi công tiêm kích”:
“Biên đội chúng tôi (Huy – Khảo) xuất kích từ sân bay Đa Phúc, bay nhiệm vụ nghi binh yểm trợ cho biên đội MiG-19. Khi chúng tôi bay về phía Tuyên Quang và lên độ cao 6.000m thì được Sở Chỉ huy thông báo có mục tiêu phía trước. Ngay lúc đó tôi phát hiện các máy bay F-4 phía trước đang bay đối đầu, khi nhìn thấy dưới cánh tóe lửa màu xanh, tôi hiểu ngay là các máy bay F-4 đang phóng tên lửa uy hiếp về phía biên đội MiG. Tôi hô cho số 2 cơ động, rồi hô tiếp vứt thùng dầu phụ, tăng lực, vòng phải gấp.
Đúng lúc đó, tôi thấy 1 quả tên lửa bay vút về phía trước, ngay trên đầu mình và lao về phía chiếc máy bay phía trước. Do ở xa nên tôi không phân biệt rõ đó là MiG-21 hay F-4. Để chắc chắn, tôi hô số 2 “Cơ động gấp!”, nhưng không thấy phản ứng gì, quả tên lửa lao thẳng vào chiếc máy bay, bốc cháy bùng lên. Tôi lại hô: “Nhảy dù” nhưng cũng không thấy động tĩnh gì. Ngay lúc đó lai thấy chiếc máy bay vừa bắn rơi chiếc phía trước cũng trúng tên lửa bốc cháy, tôi lại hô: “Nhảy dù” lần nữa nhưng cũng không thấy động tĩnh gì. Tôi đoán, số 2 Khảo đã bắn rơi 1 chiếc F-4, nhưng ngay sau đó, do không động cơ kịp thời đã bị chiếc F-4 phía sau bắn rơi.
Khi thấy 1 chiếc F-4 phía trước, tôi nhanh chóng bám theo, đặt điểm ngắm rồi phóng 1 quả tên lửa. Cũng không kịp quan sát kết quả, tôi lập tức lật úp máy bay, kéo xuống thoát ly, tôi kéo máy bay ra ở độ cao thấp, rồi bay sát ngọn cây rừng Tam Đảo, ép sát dãy núi để tận dụng núi che chở một bên, chỉ phải quan sát, cảnh giới một bên. Khi về đến ngang hồ Đại Lải thì nghe thông báo có một tốp F-4 bay từ Hòa Lạc sang đang bay phong tỏa chế áp sân bay Nội Bài, tôi quyết định chuyển hướng về sân bay Kép hạ cánh.
Khi kéo máy bay về ụ cất giấu, các đồng chí thợ máy bất ngờ và kinh ngạc phát hiện ra hàng chục lỗ thủng trên thân chiếc MiG-21 của tôi. Tất cả có hơn 30 lỗ to nhỏ khác nhau chạy suốt từ đuôi lên thân và cánh, kể cả chóp nón cũng bị, riêng buồng lái không có vết nào…”.
(Theo Petrotimes)

Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 2)

07:30 | 30/04/2016
|
Tối ngày 10/5/1972, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp nghe Tư lệnh Không quân Đào Đình Luyện báo cáo về trận không chiến ác liệt và dài nhất trong ngày 10/5/1972.
Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 1)
Trận không chiến giữa 8 chiếc MIG-19 và các máy bay F-4D trên trời Yên Bái
Gần như cùng lúc với biên đội MiG-21 bay nhiệm vụ nghi binh cất cánh, Sở chỉ huy Trung đoàn 925 (chủ trì là Phó Trung đoàn trưởng Hồ Văn Quỳ, trực dẫn đường là Lưu Văn Cộng, Triệu Sỹ Việt) đã quyết định cho biên đội trực ban cất cánh. Lúc 9 giờ 44 phút, 4 chiếc MiG-19 ở đầu nam sân bay Yên Bái gồm các phi công Tâm, Sơn, Phúc và Oánh cất cánh, bay chờ trên đỉnh sân bay. 20 phút sau, bốn chiếc MiG-19 ở đầu bắc sân bay Yên Bái gồm các phi công Bổng, Hà, Cương và Tưởng cất cánh, cũng bay chờ trên đỉnh sân bay Yên Bái chuẩn bị đánh tốp cường kích của Không quân Mỹ.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 2
Ngày 10/5/1972 ghi nhận kỷ lục về số lần xuất kích của các máy bay Mỹ.
Sau khi rời đất, biên đội vòng trên đỉnh sân ba vòng, đến vòng thứ ba thì phát hiện mục tiêu bay từ phía Tây Nam lên. Đây là đội hình gồm 32 chiếc F-4 của Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 432 của Mỹ với đường bay theo hướng sẽ đánh phá cầu Long Biên, ga xe lửa Yên Viên. Chiếc F-4 do Thiếu tá Robert Alfred Lodge và Đại úy Roger C. Locher điều khiển làm đội trưởng, dẫn đầu biên đội bay nhiệm vụ chế áp MiG. Chắc lúc này đài ra đa “Red Crown” của Hải quân đã cảnh báo cho biên đội F-4 về sự xuất hiện của MiG.
Có thể lúc này biên đội F-4 đang tìm kiếm sự xuất hiện của 2 chiếc MiG-21 bay nghi binh (Huy - Khảo) trên độ cao 5.000m, thì bị 4 chiếc MiG-19 lao vào tấn công. Biên đội F-4 quay lại đối đầu với đội hình MiG-19, sau khi liên tục phóng tên lửa AIM-7 về phía biên đội MiG, các máy bay F-4 tách thành 2 tốp bay vượt qua các máy bay MiG. Thiếu tá Lodge (Oyster 01) quyết định vòng gắt lại, bám theo chiếc MiG số 1 và thông báo cho chiếc F-4 số 3 do Đại úy S. Ritchie và Đại úy DeBellevue điều khiển biết. Khi cách chiếc MiG-19 khoảng 8km, Lodge tăng tốc bám theo và phóng liên tiếp 2 quả tên lửa Sparrow vào MiG số 1.
Khi phát hiện đội hình máy bay Mỹ, biên đội MiG-19 lao về phía mục tiêu, do cự ly quá gần, góc vào lớn, nên số 1 Tâm bắn 45 viên đạn nhưng không trúng mục tiêu. Khia phát hiện dầu còn ít, anh quyết định quay về hạ cánh. Lúc này hai chiếc F-4 đang mải bám theo chiếc MiG-21 số 1 bay nhiệm vụ nghi binh trên độ cao 6.000m, nên không phát hiện hai chiếc MiG-19 (số 3 và số 4) đang lao đến với tốc độ rất lớn, thậm chí xông lên ngang với chiếc F-4 mà viên phi công vẫn không biết. Hai chiếc F-4 vẫn đang cố bám theo chiếc MiG-21 bay phía trước thì MiG-19 số 3 Nguyễn Văn Phúc bám sát được 2 chiếc F-4D, và nổ 2 loạt đạn pháo vào chiếc F-4D số 1 của Thiếu tá Lodge.
Tuy đã được chiếc F-4 số 2 cảnh báo, nhưng Lodge không kịp cơ động tránh đạn, chiếc F-4D số 1 trúng đạn, chững lại rồi đổ vào xoáy ốc, chiếc MiG-19 số 3 lao vào bồi tiếp loạt đạn thứ ba, chiếc F-4D gãy đôi và bốc cháy. Phi công trên chiếc F-4D bị bắn rơi này gồm thiếu tá Robert A. Lodge, chủ nhiệm về vũ khí chiến thuật (chủ nhiệm xạ kích) của Không đoàn 432 TFW, đây là viên phi công đầy triển vọng trở thành phi công Ace đầu tiên (vì trước đó đã tuyên bố bắn rơi 3 chiếc MiG),  và phi công ngồi buồng sau là đại úy Roger C. Locher. Thiếu tá Lodge được coi là chết trận, riêng đại úy C. Locher nhảy dù và lang thang trong rừng 23 ngày trước khi được cứu thoát. Locher trở thành phi công Mỹ có thời gian sau khi bị bắn rơi đến khi được giải cứu dài nhất, với một chiến dịch giải cứu cũng dài nhất.
Số 3 Nguyễn Văn Phúc về hạ cánh lúc 10 giờ 19 phút tại sân bay Yên Bái.
Số 4 Oánh, trong khi yểm hộ cho số 3 đã phát hiện một tốp phía sau, anh quyết định quay lại phản kích, bắn gần hết cơ số đạn nhưng không trúng mục tiêu. Cùng lúc đó 2 chiếc F-4 phía sau đã phóng tên lửa trúng máy bay của anh. Oánh nhảy dù nhưng bị tuột mất dù, rơi tự do ở chân núi Là, Tuyên Quang và hy sinh.
Trận đánh kéo dài 20 phút, các máy bay MiG-19 đã gần cạn dầu nhưng máy bay Mỹ tiếp tục vào. Lúc này Sở chỉ huy lệnh cho biên đội số 2 từ đầu bắc sân bay cất cánh yểm trợ cho biên đội số 1 về hạ cánh. Số 1 và số 3 biên đội 1 lúc quay về hạ cánh phải quay lại phản kích, nhưng sau khi máy bay Mỹ bỏ chạy đã hạ cánh an toàn. Số 2 khi về hạ cánh thì hết dầu, động cơ chết máy, từ độ cao 1.600m, anh lao xuống hạ cánh, tiếp đất 2/3 đường băng, máy bay lao ra ngoài, nhưng phi công an toàn.
Biên đội thứ 2 cất cánh từ đầu bắc lúc 10 giờ 2 phút, gồm các phi công Hoàng Cao Bổng số 1, Phạm Cao Hà số 2, Nguyễn Văn Cương số 3, Lê Văn Tưởng số 4 cũng đã gặp tốp máy bay F-4 của Không quân Mỹ. Đó là biên đội F-4E làm nhiệm vụ yểm hộ tốp cường kích ném bom laser (mật danh là Cleveland). Bốn chiếc MiG-19 tiếp cận đối phương với góc gần như 90 độ. Cả biên đội vòng gắt để cắt vào sau đội hình F-4.
Riêng số 4, do bay phía sau có cự ly đủ xa hơn, đã vòng cắt một cách đáng kinh ngạc và bám được phía sau chiếc F-4E số 4, anh nhanh chóng đặt điểm ngắm và bắn ra hai loạt đạn, trúng ngay cánh bên phải của chiếc F-4E. Chiếc F-4E rơi xuống phía Tây Nam sân bay. Tổ bay chiếc F-4E này gồm Đại úy Jeffrey Lyndon Harris và Đại úy Dennis Edward Wilkinson không nhảy dù được và đều coi đã chết. (Các thành viên trong biên đội và nhân chứng dưới đất đều nhìn thấy chiếc MiG-19 số 4 bắn cháy 1 chiếc F-4).
Trong lúc số 4 Tưởng bám theo công kích chiếc F-4E số 4 thì các F-4 khác vẫn bám theo phía sau anh. Khi gần hết dầu, anh quay về hạ cánh, từ trên độ cao 1.400m, động cơ chết máy, anh lao xuống hạ cánh, nhưng khi tiếp đất cao, xử lý chưa tốt máy bay xông ra ngoài, vượt qua đê sông Hồng, phi công Lê Văn Tưởng đã hi sinh. Số 1 Bổng và số 2 Hà quần nhau với F-4 nhưng không có điều kiện nổ súng. Số 3 Cương bắn hết 201 viên nhưng không trúng mục tiêu.
Trận đánh của biên đội MiG-19 thứ 2 đã kéo dài 18 phút, Sở chỉ huy lệnh cho biên đội thoát ly về hạ cánh. Số 1 và số 3 hạ cánh tốt, số 2 khi hạ cánh nghe Sở chỉ huy thông báo có F-4 phía sau đã quay lại phản kích, sau đó hạ cánh an toàn lúc 10 giờ 47 phút.
Mặt trận hướng Đông, chiều ngày 10/5/1972
Từ 12 giờ 15 phút chiều ngày 10/5/1972, Hải quân Mỹ huy động lực lượng lớn máy bay với khoảng 66 lần/chiếc, bao gồm cả F-4B, A-6, A-7 tổ chức các đợt tấn công (Alpha Strike) vào các mục tiêu khu vực Hải Phòng, Hải Dương, đặc biệt là các cây cầu Lai Vu và Phú Lương trên trục Đường số 5. Các máy bay của Hải quân Mỹ bay vào với các thiết bị gây nhiễu mới chế áp các trạm ra đa mặt đất của phía Việt Nam, khiến hệ thống chỉ huy mặt đất trợ giúp phi công MiG rất khó khăn, đồng thời giai đoạn này hệ thống APX-80 Combat Tree vẫn có khả năng xâm nhập vào hệ thống liên lạc trên không và hệ thống phân biệt địch-ta của MiG, đã thông báo cho các phi công F-4 về sự xuất hiện của MiG trên không.
Bộ Tư lệnh không quân giao cho Trung đoàn 923 sử dụng MiG-17 cất cánh từ sân bay Kép, hiện đồng theo độ cao với MiG-21 của Trung đoàn 927 để đánh chặn tốp cường kích của Hải quân Mỹ bay vào từ hướng Đông. Chủ trì kíp trực tại Sở chỉ huy Trung đoàn 923 là Phó Trung đoàn trưởng Lâm Văn Lích, trực ban dẫn đường Phạm Từ Tịnh và Đặng Văn Hảo A.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 2
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân tham gia chiến đấu giai đoạn 1964 - 1973
Trong kế hoạch hiệp đồng với MiG-21 của Trung đoàn 927, biên đội 4 chiếc MiG-17 bao gồm Nguyễn Văn Thọ - máy bay 2036, Tạ Đông Trung - máy bay 2056, Đỗ Hạng - máy bay 2069, Trà Văn Kiếm - máy bay 2012 được lệnh cất cánh lúc 12 giờ 56 phút từ sân bay Kép. Sau khi rời đất, vòng trái theo hướng 160 độ, giữ độ cao 500m bay về khu vực Bắc Giang. Sở chỉ huy liên tục thông báo tin về đối phương, và nhắc chỉ công tác trên độ cao thấp (để phối hợp với biên đội MiG-12). Khi bay gần đến Phả Lại, cự ly 20km, chú ý cảnh giới.
Lúc 12 giờ 58 phút, khi biên đội bay qua Phả Lại, và đang tăng lực kéo lên 1.000m thì số 1 Thọ phát hiện 4 máy bay Mỹ ở hướng Đông Nam đang bay vào. Anh lệnh biên đội vứt thùng dầu phụ, tăng tốc độ lên 850-900km/h, độ cao 1.500m. Số 1 nhìn rõ 4 chiếc A-7 tách thành 2 tốp đang kéo cao sau khi cắt bom. Anh quyết định  cắt vào bám chiếc A-7 số 3, nhưng do tốc độ của chiếc A-7 lớn, anh quyết định chuyển sang bám theo chiếc số 4.
Khi viên phi công chiếc A-7 số 4 vừa kịp cải bằng, số 1 nhanh chóng bao vòng quang điểm sáng về trước 30mm giác, góc vào 20-25 độ, anh bóp cò, thấy đạn pháo trùm lên đầu chiếc A-7, chiêc A-7 lật ngửa, chúi xuống. Số 1 nhanh chóng vòng phải, thì phát hiện 8 chiếc F-4 đang bay từ phía biển vào, anh quyết định xông thẳng vào đội hình F-4, nhưng 8 chiếc F-4 này không hiểu sao không tham chiến mà quay thẳng ra biển.
Anh quay lại quan sát thấy 4 chiếc F-4 khác nhau đang bám sau tốp 2 chiếc MiG-17 của Hạng và Kiếm và phóng tên lửa, anh hô to: “Cơ động!” nhưng chỉ có số 4 cơ động kịp, số 3 không kịp cơ động, chiếc MiG-17 số 3 trúng tên lửa, phi công Hạng nhảy dù, dù mở tốt, nhưng ngay sau đó F-4 lao đến dùng súng 20mm vào dù của Hạng. Phi công Đỗ Hạng hy sinh tại Toại An, Đông Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương. Sau này có một số tài liệu phía Mỹ cho rằng, do máy bay F-4 của Mỹ không có súng 20mm nên không thể bắn vào dù của Hạng, nhưng thực tế từ tháng 5-1967, một số máy bay F-4 đã được trang bị súng MK61 Vulcan 20mm để không chiến cự ly gần với MiG.
Số 2 Tạ Đông Trung, khi yểm hộ số 1, thấy số 1 chuyển sang bám chiếc số 4, anh đã quyết định vọt lên bám chiếc số 3 của tốp A-7. Chiếc A-7 số 3 hạ thấp độ cao chạy thẳng ra biển. Trung cố bám theo vừa đuổi vừa bắn, đến bờ biển thì anh quyết định quay lai, bay dọc theo sông Thái Bình về Kép hạ cánh lúc 13 giờ 23 phút.
Sau khi số 3 Đỗ Hạng hy sinh, số 1 Thọ đã quay lại yểm trợ cho số 4 Trà Văn Kiếm. Hai chiếc MiG-17 quần nhau với các máy bay F-4. Số 1 Thọ bám theo một chiếc, do cự ly với góc đón 66 ly giác, bóp cò, đạn rơi phía trước, anh tiếp tục bám theo nổ súng hai loạt nữa, nhưng hết đạn. Ngay lúc đó, anh nhận thấy máy bay rung mạnh, không điều khiển được, anh quyết định  nhảy dù ở độ cao 1.000m, đề phòng F-4 bắn dù, xuống đến 500m anh mới bật dù. Khi bay lơ lửng trên dù anh vẫn thấy Kiếm đang quần nhau với F-4. Thọ tiếp đất ở Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương.
Trong khi đó, phi công trẻ số 4 Trà Văn Kiếm, tiếp tục quần nhau với các máy bay tiêm kích của Hải quân Mỹ. Do số lượng máy bay Mỹ rất nhiều, một  mình Kiếm quần nhau, anh liên tục tránh tên lửa do máy bay Mỹ phóng ra. Số 4 Kiếm mất liên lạc, sau này tổ cấp cứu đi tìm, đến hiện trường, thấy máy bay của Kiếm rơi ở Tây Nam Thanh Hà, phi công Trà Văn Kiếm bị trúng tên lửa của máy bay Mỹ, anh không nhảy dù được, đã anh dũng hy sinh.
Một số tác giả Mỹ mô tả trận không chiến chiều ngày 10/5/1972 giữa Hải quân Mỹ và các máy bay MiG-17, MiG-19 rất ác liệt. (Nhưng thực ra tại thời điểm đó, tại khu chiến chỉ có 4 chiếc MiG-17 đụng độ với máy bay của Hải quân Mỹ). Theo thống kê của một số tác giả Mỹ, chiếc F-4J làm nhiệm vụ tiêm kích, hộ tống đã bắn rơi 1 chiếc MiG-17, 1 chiếc F-4J khác làm nhiệm vụ chế áp MiG (mật danh Showtime 100) do Đại úy Randal H. Cunningham và Trung úy William P. Driscoll thuộc Phi đoàn VF-96 tàu USS Constellation điều khiển đã tuyên bố bắn rơi 3 chiếc MiG-17. Ngoài ra chiếc F-4J mật danh Showtime 106 do Đại úy Matthew J. Connelly và Đại úy Thomas J.J. Blonski thuộc Phi đoàn VF-96, tàu USS Constellation điều khiển cũng tuyên bố bắn rơi 2 chiếc MiG-17.
Chiếc F-4J của Đại úy Cunningham sau khi thoát ly, đang trên đường rút về thì gặp 1 chiếc MiG-17 bay lẻ ở hướng đối đầu (đây có thể là Thiếu úy, phi công Trà Văn Kiếm), Cunningham áp sát chiếc MiG-17, định nổ súng uy hiếp thì MiG-17 đã nổ súng trước. Chiếc F-4 bị bất ngờ vội kéo lên thẳng đứng, hy vọng MiG-17 sẽ không theo kịp. Nhưng Trà Văn Kiếm tỏ ra có kỹ thuật không chiến rất điêu luyện, anh đã bám sát và cơ động trên mặt thẳng đứng cùng với chiếc F-4. Có những thời điểm, hai máy bay và hai buồng lái gần như áp sát nhau, cả 2 phi công nhìn rõ khuôn mặt của đối phương.
Hai chiếc quần nhau trên mặt phẳng đứng, phi công MiG-17 (Trà Văn Kiếm) nhiều lần bám được phía sau và nổ súng rất mãnh liệt. Viên Đại úy Cunningham áp dụng kỹ thuật “Feather Duster” kéo lên thẳng đứng rồi đột ngột thả giảm tốc, khiến máy bay MiG xông lên trước, lập tức chiếc F-4 bám theo phóng ra quả tên lửa AIM-9G, MiG-17 bị thương nhẹ, nhưng do thất tốc đã lao xuống đất. (Đã có một thời gian, truyền thông Mỹ tuyên truyền rằng đây chính là chiếc MiG Đại tá Nguyễn Tom (phi công huyền thoại bắn rơi đến 13 máy bay Mỹ). Nhưng thực tế, đây lại là Thiếu úy, phi công trẻ Trà Văn Kiếm. Dù lần đầu xuất kích gặp đối phương nhưng anh cũng có thể thực hiện các động tác cơ động tài chính khiến Cunningham tưởng rằng mình đang đối đầu với Đại tá Nguyễn Tom!). Sau khi không chiến với các máy bay MiG-17, trên đường trở về tàu sân bay, chiếc F-4J của Cunningham đã bị tên lửa SAM bắn rơi, 2 phi công nhảy dù và được cứu thoát.
Tại phía Đông Bắc, theo tình hình báo từ 12 giờ 40 phút đến 13 giờ 40 phút sẽ có đợt hoạt động lớn của Hải quân Mỹ đánh vào khu vực cầu Lai Vu và Phú Lương trên Đường số 5. Bộ Tư lệnh Không quân giao cho Trung đoàn 927 tổ chức hiệp đồng chiến đấu với MiG-17 đánh tốp cường kích tấn công hai cây cầu này.
Chủ trì kíp trực tại Sở chỉ huy Trung đoàn là Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị, các trực ban dẫn đường là Vũ Đức Bình, Nguyễn Văn Được, trực ban ra đa hiện sóng là Lê Thiết Hùng, Trung đoàn 927 phân công biên đội MiG-21 gồm Lê Thanh Đạo và Vũ Văn Hợp sẵn sàng cất cánh, đánh cường kích và tiêm kích đối phương trên tầng cao, phối hợp với biên đội MiG-17 đánh ở tầng thấp, bảo vệ cầu Lai Vu và cầu Phú Lương.
Lúc 12 giờ 47 phút, mạng ra đa phát hiện một tốp 24 chiếc máy bay đang bay vào từ phía Đông Thanh Hóa. Trước đó, lúc 9 giờ 53 phút sáng, Trung đoàn 927 đã cho biên đội Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư, Nguyễn Văn Nghĩa và Hạ Vĩnh Thành cất cánh từ Nội Bài lên Đại Từ để bảo vệ sân bay, nhưng không gặp đối phương đã quay về hạ cánh.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 2
Các cựu phi công Mỹ đang xem lại bản đồ tường thuật một trận đánh
Lúc 12 giờ 56 phút, Sở chỉ huy Không quân cho 4 chiếc MiG-17 cất cánh, bay về khu vực cầu Lai Vu. Lúc 12 giờ 57 phút, biên đội MiG-21 Đạo – Hợp cất cánh, bay hướng 360 độ, độ cao 2.000m, rồi vòng phải hướng 180 độ. Khi biên đội MiG-21 đang bay hướng 200 độ, nghe thông báo địch bên trái 30 độ cự ly 30km, đối đầu, Đạo số 1 lập tức thả thùng dầu phụ, tăng cường quan sát. Ngay sau đó cả 2 phi công MiG đều phát hiện mục tiêu đang bay đối đầu ở độ cao 5.000m. Biên đội đã nghiên cứu và nắm vững thủ đoạn chiến thuật mới của F-4, đó là thủ đoạn 2 chiếc tách ra, một dưới thấp, một trên cao, bay đan chéo, buộc biên đội MiG cũng phải tách ra, F-4 sẽ lợi dụng ưu thế độ cao và tốc độ để quay lại bám theo chiếc MiG lúc này đã không còn sự yểm trợ của đồng đội.
Nắm vững thủ đoạn của đối phương, số 1 Đạo vẫn quyết định chớp thời cơ bám theo chiếc số 1, lệnh cho số 2 Hợp đánh chiếc số 2. Số 2 Hợp ép độ nghiêng cắt và bám theo chiếc F-4 số 2. Khi cự ly đến 1.800m, tốc độ là 1.200km/h, âm lượng đầu tên lửa nghe tốt, anh ấn nút phóng quả R-3S, quan sát thấy quả tên lửa hơi lệch về phía bên phải, anh quyết định tiếp tục ổn định vòng ngắm để phóng nốt quả thứ hai, nhưng ngay lúc đó, anh thấy chiếc F-4 đã bốc cháy. Hợp hô to: “Cháy rồi!” và thoát ly bên trái, về hạ cánh ở sân bay Kép lúc 13 giờ 18 phút.
Số 1 Lê Thanh Đạo khi nghe thấy số 2 hô: “Cháy rồi!” anh lập tức quan sát, thấy chiếc F-4 bị số 2 bắn trúng đang bốc cháy. Anh tiếp tục tăng tốc độ đuổi theo chiếc F-4 số 1. Ở độ cao 5.000m, anh bám sát mục tiêu, khi chiếc F-4 vừa kịp cải bằng độ nghiêng, anh nhanh chóng ổn định điểm ngắm và ấn nút phóng quả tên lửa thứ nhất ở độ cao 5.000m, tốc độ 1.100-1.200km/h, cự ly 1.800m. Cũng như Hợp, khi thấy quả tên lửa thứ nhất của mình hơi lệch phải, anh quyết định tiếp tục ổn định điểm ngắm để bắn quả thứ hai, nhưng ngay sau lúc đó anh đã thấy chiếc F-4 số 1 bốc cháy. Phi công Lê Thanh Đạo báo cáo: “Cháy rồi!” và nhanh chóng hạ thấp độ cao về hạ cánh ở sân bay Kép lúc 13 giờ 18 phút.
Chiếc F-4J bị Lê Thanh Đạo bắn rơi do Trung tá Harry Lee Blackburn và Trung úy Stephen Anthony Rudlof thuộc Phi đoàn VF-92, tàu USS Constellation điều khiển, cả 2 phi công bị bắt (sau đó Trung tá Blackburn đã chết). Khi biên đội Đạo - Hợp thoát ly, biên đội 2 chiếc MiG-21 Dũng - Liêm cất cánh yểm trợ. Đến 16 giờ 49 phút, Sở chỉ huy Trung đoàn 927 lệnh biên đội MiG-21 Nguyễn Đức Soát - Ngô Duy Thư cất cánh từ Nội Bài vào khu chờ Ân Thi, nhưng không gặp mục tiêu đã quay về Nội Bài hạ cánh.
Như vậy, ngày 10/5/1972, những trận không chiến ác liệt đã kết thúc với kết quả phía Không quân Việt Nam bắn hạ 6 máy bay Mỹ (MiG-21 bắn rơi 4 chiếc, MiG-19 bắn rơi 2 chiếc), 3 phi công Mỹ bị chết. Trong khi đó, phía Không quân Việt Nam có 6 chiếc MiG bị rơi, bao gồm 2 chiếc MiG-21 (Ngãi, Khảo), 3 chiếc MiG-17 (Thọ, Hạng, Kiếm) và 1 chiếc MiG-19 (Oánh), 5 phi công hy sinh.
Tối ngày 10/5/1972, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp nghe Tư lệnh Không quân Đào Đình Luyện báo cáo về trận không chiến ác liệt và dài nhất trong ngày 10/5/1972. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi tinh thần dũng cảm và chiến đấu mưu trí của các phi công MiG và chỉ đạo: “Bộ đội Không quân cần tiếp tục chủ động tấn công, bí mật bất ngờ, đánh chắc thắng và phê phán tư tưởng: “một đổi một” mới nảy sinh là không đúng đắn, cần loại trừ ngay.
Như vậy kết thúc một ngày mà các tài liệu Mỹ gọi là “một ngày trong cuộc chiến kéo dài”, ngày 10/5/1972 cuộc chiến tranh trên không ở miền Bắc Việt Nam (One day in long war - 10 May, 1972, Air War, North Vietnam - tác giả Jeffrey Ethell và Afred Price). Ngoài ra, tháng 12/2007, kênh Truyền hình TV History Channel kênh chuyên về đề tài Lịch sử đã chiếu một loạt phim về các trận không chiến ngày 10/5/1972, với tiêu đề Ngày đẫm máu (The Bloodiest Day).
(Còn tiếp)

Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 3)

Những trận không chiến ngày 10/5/1972 chứng minh sự lớn mạnh của Không quân Việt Nam, khi trong các trận không chiến đã có hiệp đồng tác chiến giữa các loại MiG với nhau và giữa MiG với tên lửa, hỏa lực Phòng không.
Một vài nhận xét về chiến thuật của Không quân Mỹ và Việt Nam trong các trận không chiến ngày 10/5/1972
1. Những trận không chiến ngày 10/5/1972 chứng minh sự lớn mạnh của Không quân Việt Nam, khi trong các trận không chiến đã có hiệp đồng tác chiến giữa các loại MiG với nhau và giữa MiG với tên lửa, hỏa lực Phòng không. Ngày 10/5/1972 được ghi nhận là ngày có tần suất cất cánh cao nhất của MiG (22 tốp với 64 lượt MiG xuất kích), trong đó có 6 tốp gặp đối phương và tiến hành không chiến với các máy bay Mỹ. Các phi công MiG-21 và MiG-19 bắn rơi 6 máy bay F-4. Trong khi đó, các phi công MiG-17 gặp khó khăn, không bắn rơi được chiếc máy bay Mỹ nào, mà bị tổn thất lớn.
2. Đây là trận thứ hai mà MiG-19 đụng độ với không quân Mỹ, với đội hình lớn (2 biên đội, 8 chiếc). Sau những trận đầu ra quân đầu năm 1972, các phi công MiG-19 trẻ tuổi đã rút ra nhiều kinh nghiệm, tiến hành chuẩn bị công phu cho trận ngày 10/5. Các phi công MiG-19 đã phát huy được tính năng ưu việt của MiG-19 khi cơ động mặt bằng ở độ cao 3.000m trở xuống, kể cả cắt bán kính và tăng tốc độ cũng nhanh hơn F-4. Tuy nhiên khi chiến đấu có sử dụng tăng lực ở độ cao thấp, lượng tiêu hao nhiên liệu rất lớn, nên đa số các máy bay MiG-19 tiêu hao dầu rất nhanh, khi về hạ cánh chỉ còn rất ít dầu.
Các phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệm chiến đấu
Trong trận không chiến với các máy bay MiG-19 mới xuất hiện, phía Không quân Mỹ sử dụng chiến thuật bay từng đôi chờ sẵn trên đỉnh hai đầu sân bay, khi phát hiện MiG lập tức lao vào bắn đối đầu để uy hiếp buộc MiG-19 phải tác tốp, không có yểm hộ, lúc đó các đôi F-4 đang chờ sẵn trên cao sẽ lao vào công kích với số lượng tên lửa lớn. Các biên đội MiG-19 đã áp dụng chiến thuật đánh chặn tại khu vực, tạo thế buộc đối phương phải vòng trong khu vực để sử dụng hiệu quả 3 khẩu pháo. Trong trận này 2 phi công Phúc và Tưởng đã bắn rơi 2 chiếc F-4 bằng đạn pháo ở cự ly sở trường.
3. Những thay đổi về vũ khí và chiến thuật của Không quân Mỹ
Trận ngày 10/5/1972 là trận đầu tiên các biên đội của Hải quân và Không quân Mỹ tham gia Chiến dịch Linebacker I. Giai đoạn này, các phi công của Hải quân Mỹ rất muốn kiểm nghiệm kết quả của chương trình Top Gun. Ngoài ra về máy bay và vũ khí, trận không chiến ngày 10/5/1972 cũng chứng kiến sự xuất hiện của các máy bay F-4 mới được cải tiến, với các tính năng khí động học tốt hơn (do lắp thêm cánh tà trước). Đặc biệt là vũ khí đã được trang bị loại tên lửa mới, một số máy bay có lắp thêm súng Cannon 20mm để không chiến cự ly gần với MiG.
Thay đổi lớn nhất về vũ khí của Không quân Mỹ chính là những cải tiến, nâng cấp các thiết bị tác chiến điện tử. Trận ngày 10/5/1972, một số máy bay F-4 làm nhiệm vụ áp chế MiG đã được trang bị thiết bị điện tử thuộc hệ thống AXP-80 Combat Tree, có khả năng xâm phạm vào hệ thống liên lạc trên không và hệ thống phân biệt địch ta SRO-2 và SRZO-2 của MiG, đồng thời hệ thống nhiễu được rải ra với cường độ mạnh hơn, gây khó khăn cho hệ thống ra đa phát hiện và thiết bị vô tuyến điện chỉ huy của Không quân Việt Nam.
Ngoài ra về chiến thuật, các máy bay tấn công của Không quân và Hải quân Mỹ cũng rút ra nhiều kinh nghiệm từ các trận không chiến của những năm trước đó, bố trí số lượng lớn tiêm kích trong đội hình tấn công. Khi gặp MiG, các máy bay tiêm kích làm nhiệm vụ yểm trợ sẽ thực hiện thủ đoạn tách lốp cả theo hướng và theo độ cao. Ngoài các máy bay yểm trợ bay theo đội hình tấn công, một số lượng lớn máy bay tiêm kích sẽ bay chờ tại một số khu vực, đặc biệt là các đầu sân bay để đón đánh MiG khi cất cánh cũng như khi thoát ly về hạ cánh, khi dầu đã cạn.
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân tham gia chiến đấu giai đoạn 1964 - 1973
4. Ngày 10/5/1972 là ghi nhận nhiều kỷ lục nhất trong không chiến ở Việt Nam: ngày có nhiều trận không chiến nhất và kéo dài nhất; kỷ lục về số lần xuất kích của hai phía lớn nhất; ngày mà theo thống kê cả hai bên rơi nhiều máy bay nhất; phía Không quân Mỹ triển khai tấn công đồng loạt nhiều mục tiêu nhất; phía Không quân Việt Nam lần đầu tiên sử dụng cả bốn Trung đoàn hiệp đồng chiến đấu, xuất kích với số lượt nhiều nhất.
Về số lượng máy bay tham chiến, trong trận ngày 10/5/1972, Không quân và Hải quân Mỹ đã huy động hàng trăm máy bay gồm 22 loại máy bay (tiêm kích, cường kích, tác chiến điện tử, trực thăng, trinh sát, tiếp dầu trên không) tham gia ngày không chiến dài nhất và quy mô nhất trong chiến tranh Việt Nam. Phía Mỹ thống kê được 414 lần/chiếc xuất kích, trong đó oanh kích miền Bắc Việt Nam là 338 lượt (88lần/chiếc của Không quân, 250 lần chiếc của Hải quân) bao gồm cả các phi đội cất cánh từ 4 tàu sân bay của Mỹ ngoài khơi Việt Nam. Riêng Không đoàn Tiêm kích chiến thuật số 8 đã xuất kích 40 chiếc (10 biên đội) do Đại tá Carl Miller và Đại tá Richard Horne - Không đoàn trưởng và Phó không đoàn trưởng dẫn đầu tốp F-4 bay vào đánh phá cầu Long Biên; Đây cũng là ngày có cuộc tìm cứu phi công Mỹ với thời gian dài nhất (23 ngày mới tìm Đại úy, phi công Roger C. Locher); và cũng là ngày có nhiều phi công tham chiến sau này trở thành phi công Ace nhất (2 phi công Việt Nam, 2 phi công Mỹ).
Về phía Việt Nam, theo thống kê có 64 lượt chiếc xuất kích, gồm 3 loại máy bay tiêm kích của bốn Trung đoàn Không quân tiêm kích (38 lần/chiếc MiG-17; 8 lần/chiếc MiG-19; 18 lần/chiếc MiG-21), trong đó có 46 lần/chiếc trực tiếp tham chiến.
Một số khác biệt trong đánh giá kết quả trận không chiến ngày 10/5/1972
1. Các tài liệu, ghi chép của các đơn vị Không quân Việt Nam ghi nhận, trong các trận không chiến ngày 10/5/1972, các biên đội MiG của bốn Trung đoàn đã bắn rơi 6 chiếc máy bay F-4 của Không quân và Hải quân Mỹ. Trong khi đó cũng công nhận có 6 chiếc MiG bị rơi (2 chiếc MiG-21, 3 chiếc MiG-17, 1 chiếc MiG-19), 5 phi công hy sinh (riêng phi công MiG-19 Lê Văn Tưởng hy sinh khi hạ cánh).
2. Trong khi đó, theo một số tác giả Mỹ ngày 10/5/1972, các phi công Mỹ bắn rơi 11 chiếc MiG (7 chiếc-17 và 4 chiếc MiG-21). Bản thân phía Mỹ thừa nhận ngày 10/5 mất 10 chiếc máy bay (7 chiếc F-4, 1 chiếc A-6A, 1 chiếc RA-5C và 1 chiếc RF-4C), nhưng chỉ công nhận có 4 chiếc bị rơi, số còn lại chỉ bị thương.
Hai cựu phi công Việt - Mỹ trong buổi gặp mặt ngày 13/4/2016
Khi tra cứu các tài liệu lưu trữ của Việt Nam và phỏng vấn các phi công Việt Nam trực tiếp tham chiến ngày hôm đó, thì trên thực tế chỉ có 4 chiếc MiG-17 đụng độ với Không quân Mỹ (phía Việt Nam còn có 34 lần/chiếc MiG-17 khác cất cánh nhưng không đụng độ với Không quân Mỹ và tất cả đều trở về hạ cánh an toàn), phía Việt Nam ghi nhận 3 chiếc MiG-17 bị bắn rơi, 1 chiếc về hạ cánh an toàn (phi công Trung bay số 2). Như vậy, có thể suy luận rằng, 4 chiếc còn lại trong số lượng 7 chiếc MiG-17 phía Mỹ ghi nhận bắn rơi là không có cơ sở. Các phi công Mỹ báo cáo bắn rơi 4 chiếc MiG-21, trong khi ngày hôm đó 6 chiếc MiG-21 cất cánh thì 4 chiếc hạ cánh an toàn (chỉ có 2 phi công Ngãi và Khảo bị bắn rơi như thống kê của Việt Nam).
3. Ngược lại, trong khi phía Mỹ không thống kê chiếc MiG-19 nào bị bắn rơi, thì bản thân Trung đoàn Không quân 925 đã thừa nhận 1 chiếc MiG-19 (phi công Lê Văn Oánh) bị bắn rơi và một chiếc khác gặp tai nạn khi hạ cánh (phi công Tưởng hy sinh).
4. Tình tiết Đại úy, phi công Randy Cunningham và viên sĩ quan dẫn đường Trung úy William Driscoll báo cáo bắn rơi 3 chiếc MiG-17 trong trận không chiến ngày 10/5/1972 (do vậy trở thành các phi công Ace đầu tiên của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam) cho đến bây giờ vẫn là một câu hỏi lớn! Trong ngày 10/5/1972 có 38 lần/chiếc MiG-17 cất cánh, nhưng chỉ có một biên đội 4 chiếc gồm Thọ, Trung, Hạng, Kiếm là gặp và không chiến với các máy bay của Hải quân Mỹ, các biên đội còn lại có cất cánh nhưng không đụng độ với Hải quân Mỹ và đều trở về hạ cánh an toàn.
Biên đội MiG-17 đụng độ với các máy bay của Hải quân Mỹ, có 3 chiếc bị bắn rơi, nhưng khả năng cả 3 chiếc đều do một mình Cunningham bắn rơi ở nhiều vị trí và thời điểm khác nhau là rất khó diễn ra, vì tại thời điểm đó, phía Mỹ có 12 chiếc F-4 tham chiến và 2 phi công là Đại úy Matthew J. Connelly và Đại úy Thomas J J.Blonski thuộc Phi đoàn VF-96, tàu USS Constellation (mật danh Showtime 106) đã nhận bắn rơi 2 chiếc MiG-17, chỉ còn 1 chiếc có thể do Đại úy Randy Cunningham bắn hạ mà thôi! Đây là chưa kể hai tổ bay F-4B khác gồm Đại úy Kenneth L. Cannon và Đại úy Roy A. Morris, Phi đoàn VF-51 (mật danh liên lạc Screaming Eagle 111) và Đại úy Steven S. Shoemaker, cùng Đại úy Keith V. Crenshaw, Phi đoàn VF-96 (mật danh Showtime 111) cũng tuyên bố mỗi tổ bay bắn rơi 1 chiếc MiG-17.
Nếu việc Đại úy R. Cunningham trong trận ngày 10/5/1972 không bắn rơi đủ 3 chiếc MiG-17 như đã báo cáo, thì việc Cunningham được ghi nhận bắn rơi 5 chiếc (trước đó đã công bố bắn rơi 2 chiếc MiG) để trở thành phi công Ace đầu tiên của Hải quân là một câu hỏi (đó là chưa kể trong hai trận trước đó mà Cunningham ghi nhận “lập công” thì trận ngày 19/1/1972, phía Không quân Việt Nam không ghi nhận bất cứ tổn thất nào, còn trận ngày 8/5/1972 Cunningham được ghi nhận bắn rơi 1 chiếc MiG-17, nhưng thực ra ngày 8/5/1972, 3 biên đội MiG-17 của Việt Nam xuất kích đều hạ cánh an toàn, đầy đủ, không có bất kỳ chiếc MiG-17 nào bị bắn hạ trong ngày 8/5/1972).
5. Việc Đại úy Cunningham đã đụng độ và bắn rơi Đại tá huyền thoại “Nguyễn Tom” của Không quân Việt Nam trong trận ngày 10/5/1972 là không có thực. Trong lịch sử của mình, Không quân nhân dân Việt Nam không có ai là Đại tá Nguyễn Tom, và cũng không có ai bắn rơi 13 chiếc máy bay Mỹ, chiếc MiG-17 đi lẻ mà Cunningham gặp và tiến hành không chiến ngày 10/5/1972 là chiếc MiG của Thiếu úy trẻ tuổi Trà Văn Kiếm, người lúc đó mới chỉ có hơn 200 giờ bay và mới xuất kích trận đầu. Khi được hỏi tại sao biết chiếc MiG-17 bị bắn rơi chính là Đại tá Tom, Cunningham trả lời rằng, chính hệ thống thông tin – truyền thông xác định, và họ tin rằng, đó chính là Tom.
Thực ra tại thời điểm diễn ra không chiến, người phi công không thể biết viên phi công trong buồng lái của đối phương là ai. Trên thực tế, trong đội ngũ phi công Aces của Việt Nam không có ai là Đại tá Nguyễn Tom, người bắn rơi đến 13 máy bay Mỹ! Có lẽ đó chính là nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho sức mạnh, tài năng của phi công Việt Nam, nỗi ác mộng của các phi công Mỹ khi tham chiến trên bầu trời Bắc Việt Nam. (Giống như nỗi ác mộng, mà quân Mỹ nói về nữ phát thanh viên Hà Nội Hannah-madam của Đài Tiếng nói Việt Nam).
Một số thông tin về các phi công tham gia trận không chiến và các sĩ quan dẫn đường ngày 10/5/1972
1. Đại tá, phi công MiG-21 Lê Thanh Đạo sinh năm 1944 tại Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Anh là học viên đoàn học MiG-21 số 3 tại Liên Xô, tốt nghiệp về nước năm 1968. Lê Thanh Đạo trực chiến lần đầu tiên vào ngày 9/6/1968. Trong chiến tranh Việt Nam, anh xuất kích 82 lần, bắn rơi 6 máy bay Mỹ. Anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 1/1973. Sau trận không chiến ngày 15/10/1972, Lê Thanh Đạo nhảy dù và được bà con dân tộc Dao cứu sống. Sau thời gian dài điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Lê Thanh Đạo lại trở về Trung đoàn bay hồi phục trên MiG-21.
Sau chiến tranh, phi công Lê Thanh Đạo chuyển sang công tác tại Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và được bầu vào chức Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Việt Nam, rồi sau đó được bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, rồi Phó ban Dân vận Trung ương. Đại tá, phi công Lê Thanh Đạo về hưu năm 2006, hiện nay đang sống tại Hà Nội.
2. Sĩ quan dẫn đường Đỗ Cát Lâm sinh năm 1943 tại xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định, nhập ngũ năm 1961 tại Trường Không quân Việt Nam, năm 1963 được chọn đi học dẫn đường Sở chỉ huy tại Trường Hàng không Nam Uyển, Bắc Kinh, Trung Quốc. Đỗ Cát Lâm dẫn đường trận không chiến đầu tiên là ngày 29/9/1966, phi công Nguyễn Văn Biên bắn rơi 1 chiếc máy bay không người lái. Trong chiến tranh Việt Nam, Đỗ Cát Lâm tham gia dẫn khoảng 30 trận, tạo điều kiện cho các phi công MiG bắn rơi 27 máy bay Mỹ các loai. Sau chiến tranh, Đỗ Cát Lâm tốt nghiệp khoa dẫn đường Học viện Chỉ huy - Tham mưu mang tên nhà du hành vũ trụ Gagarin, Liên Xô. Năm 1981 ông được bổ nhiệm là Phó Tham mưu trưởng - Trưởng ban dẫn đường Sư đoàn 370, sau đó là Sư đoàn 372.
Đỗ Cát Lâm chuyển ngành sang Hàng không dân dụng năm 1990 và được bổ nhiệm là Giám đốc Trung tâm Quản lý bay miền Trung, ông nghỉ hưu năm 2004, hiện sống tại thành phố Đà Nẵng.
3. Đại úy Roger Clinton Locher, sinh ngày 13/9/1946, tại Sabetha, bang Kansas, Mỹ. Locher gia nhập lực lượng Không quân năm 1969, sau khi tốt nghiệp Trường đào tạo phi công - hoa tiêu trên máy bay F-4 Phantom tại căn cứ Davis Monthan ở Arizona, Locher được điều đến Phi đoàn 555, Không đoàn 432 TFW. Tổ bay của Thiếu tá Lodge và Đại úy Locher trước đó đã tuyên bố bắn rơi 3 chiếc MiG.
Trong trận ngày 10/5/1972, chiếc F-4 do Thiếu tá Lodge và Đại úy Locher điều khiển dẫn đầu biên đội làm nhiệm vụ chế áp MiG (Oyster). Mặc dù đã được hệ thống cảnh báo trên không Disco trên máy bay EC-121 bay trên đất Lào cảnh báo, nhưng chiếc F-4 vẫn bị MiG-19 bắn rơi. Viên Thiếu tá, phi công Lodge bị chết, còn Đại úy Locher nhảy dù xuống khu rừng quanh sân bay Yên Bái và lẩn trốn trong rừng, Locher đi lang thang trong rừng, ăn lá cây, củ rừng và uống nước suối suốt 23 ngày, lập kỷ lục được cứu thoát sau thời gian dài nhất cho đến khi được lực lượng giải cứu của Không quân Mỹ (SAR) cứu thoát.
Đại úy Locher đã thực hiện phi vụ thứ 407 trong chiến tranh, và cùng Thiếu tá Lodge báo cáo bắn rơi 3 chiếc MiG. Không hiểu Đại úy Locher có phải dòng dõi “hoàng tộc” hay có vai trò gì quan trọng mà sau khi chiếc F-4 của Locher bị rơi, đích thân Tướng John Vogt tư lệnh Tập đoàn Không quân số 7, ra lệnh ngừng toàn bộ các kế hoạch tác chiến đã chuẩn bị để đánh phá Hà Nội, và tập trung mọi lực lượng có trong tay bao gồm 150 máy bay (có 119 chiếc trực tiếp tham gia) cho chiến dịch “giải cứu Đại úy Locher”. Buổi trưa ngày 2/6/1972, các máy bay trực thăng HH-53 đã tìm được Đại úy Locher ở gần sân bay Yên Bái, được chở về sân bay Udorn. Tại đây, đích thân Tướng J. Vogt bay bằng T-39 từ Sài Gòn sang để đón Đại úy Locher.
(Còn tiếp)

Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ 4)

09:52 | 03/05/2016
|
Ngày 27/6/1972 là ngày đánh lớn của Không quân nhân dân Việt Nam. Các biên đội MiG-21 của cả hai Trung đoàn 921 và 927 đều cất cánh, hiệp đồng chiến đấu và lập công lớn, bắn rơi 5 chiếc máy bay Mỹ, cản phá thành công các đợt đánh phá của Không quân Mỹ, bảo vệ mục tiêu.
II - TRẬN KHÔNG CHIẾN NGÀY 27-6-1972
(Trong vòng 5 phút - Hai biên đội MiG-21 bắn rơi 4 chiếc F-4)
Trong 2 ngày trước đó (ngày 25 và 26/6/1972), Không quân Mỹ tổ chức đánh phá các mục tiêu khu vực Việt Trì, các mục tiêu giao thông trên Đường số 2, khu vực Sở chỉ huy Bạch Mai, Hà Nội. Quân Mỹ tập trung đánh phía Tây Nam Hà Nội (cầu Diễn, Xuân Mai) và khu vực Hải Phòng, Hòn Gai. Tin tình báo chiến lược cho biết, khoảng 10 giờ đến 11 giờ ngày 27/6 sẽ có 60 lần/chiếc Không quân và hải quân đánh phá sâu vào khu vực Hà Nội, ven biển Hải Phòng, Nam Định.
Trước khả năng sẽ có đánh lớn, Bộ Tư lệnh Không quân giao nhiệm vụ chiến đấu cho hai Trung đoàn MiG-21 cất cánh chặn đánh từ xa đội hình tấn công từ hai hướng của Không quân và Hải quân Mỹ, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm. Hướng đánh chính được xác định là hướng Tây. Đồng thời sẵn sàng phương án đánh các tốp máy bay Mỹ vào làm nhiệm vụ tìm cứu phi công (Rescap). Chủ trì kíp chỉ huy tại Sở chỉ huy Không quân là Phó tư lệnh Trần Hanh, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy, trực ban ra đa hiện hình Lê Thiết Hùng.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 4
Những chiếc "én bạc" MiG-21 đã trở thành nỗi khiếp sợ của Không quân Mỹ.
Tại Trung đoàn Không quân 927, ngày 27/6/1972, chủ trì kíp trực là Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị, hai biên đội trực chiến là Bùi Đức Nhu - Hạ Vĩnh Thành và Nguyễn Đức Soát - Ngô Duy Thư. Trung đoàn Không quân 921 phân công biên đội 2 chiếc Phạm Phú Thái máy bay số 33 (thợ máy Bùi Văn Kha) - Bùi Thanh Liêm máy bay số 66 (thợ máy Trần Hải) trực ban chiến đấu.
Trên thực tế, sáng sớm ngày 27/6/1972, từ 8 giờ 40 phút đến 9 giờ 40 phút, Không quân Mỹ sử dụng 44 lượt/chiếc (24 máy bay cường kích, 20 máy bay tiêm kích yểm hộ) đánh phá khu Sở chỉ huy Bạch Mai, khu Kim Liên và nhiều mục tiêu dân sự khác. Lực lượng tiêm kích Mỹ bay nhiệm vụ hộ tống khá đông (20 chiếc) và bay chờ trên 3 khu vực Đông Nam sân bay Nội Bài, Đông Nam sân bay Gia Lâm và khu vực Nghĩa Lộ - Yên Lập - Thanh Ba. Đặc biệt trận này có sự quay trở lại khá nhiều F-105 (phiên bản mới F-105G xuất hiện từ đầu năm 1972) làm nhiệm vụ áp chế Phòng không và ra đa.
Sau khi 1 chiếc F-4 làm nhiệm vụ gây nhiễu bị tên lửa SAM bắn hạ, biên đội 4 chiếc F-4 làm nhiệm vụ MIGGAP, nhận được tín hiệu báo động có SAM-2 đang phóng về phía đội hình F-4. Nhưng trên thực tế không có quả SAM nào đang phóng mà đây là “ví dụ điển hình” về cách đánh phối hợp giữa MiG và SAM của miền Bắc Việt Nam. Lúc 8 giờ 42 phút, biên đội Nhu số 1 - Thành số 2 cất cánh. Sau đó, Sở chỉ huy cho hướng 290 độ, lên độ cao 8.000m. Khi số 1 Nhu phát hiện 2 chiếc bên trái 90 độ cự ly 20km, đang bay theo đội hình kéo dài, Sở chỉ huy Trung đoàn lệnh vứt thùng dầu phụ và xin vào đánh, nhưng Bộ Tư lệnh Không quân không cho vì ở trong vùng hỏa lực Phòng không. Sở chỉ huy cho đi tiếp hướng 280 độ, độ cao 4.000m, phía xa là một chiếc đi lẻ. Khi 4 chiếc F-4 vòng trái về hướng 180 độ, số 1 Nhu vòng xuống theo và lệnh cho số 2 Thành tăng cường cảnh giới.
Số 1 quyết định bám theo 2 chiếc phía sau đang cơ động đan chéo. Anh bám theo chiếc F-4 số 4, nhưng thấy chiếc này cơ động quá xa, anh quyết định bám theo chiếc F-4 số 3. Khi các điều kiện xạ kích ổn định, cự ly 1.300m, tốc độ đạt 1.200km/h, anh ấn nút phóng tên lửa. Quả R-3S lao thẳng vào máy bay Mỹ, khi tắt điểm nổ thì cũng là lúc chiếc F-4 nổ tung, bùng cháy, rơi lả tả xuống đất. Số 1 nhanh chóng kéo thoát ly, giảm độ cao về sân bay Nội Bài hạ cánh lúc 9 giờ 02 phút.
Phi công số 2 Thành bám theo cảnh giới cho số 1. Anh thấy số 1 vào công kích và thấy máy bay đối phương trúng đạn bốc cháy. Khi thấy thời cơ thuận lợi, số 1 lao lên để chuẩn bị công kích, nhưng do các máy bay F-4 cơ động mạnh, vòng gấp xuống, thấy bám theo không có lợi, nên anh quyết định thoát ly về sân bay Nội Bài hạ cánh lúc 9 giờ 02 phút.
Sau đó khoảng gần 3 giờ, Không quân Mỹ quyết định triển khai các biên đội F-4 (mật danh liên lạc Memphis) cho chiến dịch tìm cứu phi công rất tích cực. Đoán trước được ý đồ của Không quân Mỹ, Bộ Tư lệnh Không quân lệnh triển khai phương án tìm diệt các máy bay làm nhiệm vụ tìm cứu. Tại sân bay Nội Bài, sau khi biên đội Nhu - Thành thắng lợi trở về, Sở chỉ huy quyết định điều 2 phi công Soát - Thư ra tiếp thu, nhận trực ban chiến đấu thay đôi Nhu – Thành. Lúc này tại khu vực  không chiến lúc buổi sáng, nhiều tốp máy bay Mỹ bay vào liên tục quần đảo để tìm cứu phi công. Sở chỉ huy nhận định đây là thời cơ tốt để đánh tốp máy bay Mỹ bay nhiệm vụ tìm cứu.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 4
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân giai đoạn 1964 - 1973
Bộ Tư lệnh hạ quyết tâm cho biên đội Nguyễn Đức Soát - Ngô Duy Thư từ Vĩnh Phúc chọc thẳng ra khu vực Tây Hòa Bình – Vạn Yên đánh tốp máy bay Mỹ làm nhiệm vụ tìm cứu. Đồng thời dẫn biên đội 2 chiếc Thái – Liêm của Trung đoàn 921 bay từ Yên Bái - Tây Nghĩa Lộ đánh xuống. Tạo thành hai gọng kìm đánh vào tốp máy bay Mỹ đang bay nhiệm vụ yểm trợ cho tốp tìm cứu phi công.
Tại Trung đoàn Không quân 921, lúc 8 giờ 50 phút, biên đội Thái - Liêm được lệnh cất cánh vào khu chờ Vạn Yên, nhưng do tốp máy bay Mỹ quá xa, không có điều kiện đuổi theo, đã quay về Yên Bái hạ cánh. Vào lúc 9 giờ 18 phút và 10 giờ 02 phút, biên đội 4 chiếc MiG-19 (Phạm Ngọc Tâm, Nguyễn Mạnh Tùng, Vũ Công Thuyết và Vũ Viết Tản) và 2 chiếc MiG-21 (Nguyễn Tiến Sâm và Lê Văn Kiền) cất cánh bay vào khu chờ ở đỉnh sân bay Gia Lâm và Nhã Nam - Tuyên Quang, nhưng không gặp địch đã quay về hạ cánh. Khi biên đội MiG-19 đang vào hạ cánh thì phát hiện F-4 đang bám theo, số 1 Tâm vội kéo lên, bị thất tốc, nhảy dù không thành công. Các số còn lại hạ cánh an toàn ở Gia Lâm.
Thực hiện mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tư lệnh, biên đội Soát – Thư của Trung đoàn 927 cất cánh lúc 11h giờ 53 phút, sau đó đi hướng 210 độ, độ cao 500m. Mạng ra đa của Sở chỉ huy bắt được một tốp đang bay ra và một tốp đang bay vào khu vực Suối Rút. Theo lệnh Sở chỉ huy, biên đội Soát-Thư vòng vào để đánh tốp đang bay vào biên giới Việt Nam, nhưng bất ngờ tốp này lại quay ra. Sở chỉ huy lệnh cho biên đội lên độ cao 5.000m và thông báo, mục tiêu bên trái 30 độ, cự ly 15-20km. Ngay lúc đó, số 1 Soát phát hiện 2 chiếc đang cơ động bên trái hướng 30 độ, cự ly 15km. Đây là tốp làm nhiệm vụ gây nhiễu cho đội hình cường kích, sau đó quay sang làm nhiệm vụ tìm cứu phi công. Số 1 Soát lệnh vứt thùng dầu phụ, tăng lực bám theo, tốp F-4 thấy bị bám đuổi cũng tăng lực chạy ra ngoài biên giới. Sở chỉ huy thông báo, mục tiêu đang bay ra, nếu thuận lợi thì công kích, nếu không thì thoát ly.
Khi thấy tốp F-4 đã bay sang phía bên kia biên giới, Sở chỉ huy hô thoát ly! Số 1 trả lời nghe tốt, nhưng số 2 nhìn thấy mục tiêu ở vị trí quá thuận lợi đã động viên số 1: “Ngon ăn lắm, xin cứ đánh tiếp đi, tôi yểm hộ”. Số 1 yên tâm, tiếp tục chỉnh để ổn định điểm ngắm vào chiếc F-4 số 2. Khi đến cự ly 1.500m, anh ấn nút phóng tên lửa, quả tên lửa lao rất căng về phía mục tiêu, anh quan sát thấy điểm nổ bên trái mục tiêu, có khói bốc ra từ cánh máy bay, nhưng để chắc chắn là tiêu diệt, anh quyết định bắn luôn quả tên lửa thứ hai, tên lửa lao thẳng vào máy bay Mỹ, khiến nó nổ tung, bùng cháy. Anh nhanh chóng thoát ly, bay hướng 90 độ về sân bay Nội Bài hạ cánh an toàn lúc 12 giờ 20 phút.
Căn cứ theo các tình tiết trận không chiến thì chiếc F-4E bị trúng tên lửa của Nguyễn Đức Soát do tổ bay gồm Đại úy John P.Cerak và Đại úy David B. Dingee, Phi đoàn 308, Không đoàn 31 TFW (tăng cường cho Không đoàn 432 TFW) điều khiển. Cả 2 phi công đều nhảy dù và bị bắt ở 60km phía Tây Hà Nội (ngoài vòng hỏa lực Phòng không Hà Nội). Đây là 2 phi công kỳ cựu của Không quân Mỹ, với tổng số hơn 600 phi vụ xuất kích.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky 4
Phi công Nguyễn Văn Bảy, Anh hùng LLVT với cựu phi công Mỹ (ngày 13/4/2016)
Theo sự phân công của số 1, số 2 Thư bám theo công kích chiếc F-4 số 1. Nhưng khi bám vào đến cự ly 3.000m thì phát hiện bên trái 45 độ có 2 chiếc khác, ở vị trí thuận lợi hơn, anh quyết định bám theo 2 chiếc này. Khi đến cự ly 2.000m, thì 2 chiếc F-4 tách đội, 1 chiếc vòng về bên phải, chiếc kia vòng về bên trái. Số 2 quyết định bám theo chiếc F-4 số 1, đến cự ly 1.600m, điểm ngắm ổn định, anh ấn nút phóng tên lửa. Quan sát không thấy điểm nổ, số 2 điều chỉnh tiếp điểm ngắm và phóng tiếp quả thứ hai ở cự ly 1.200m. Quả tên lửa lao thẳng về phía chiếc F-4, khiến nó bốc cháy, các mảnh vỡ rơi lả tả xuống đất.
Số 2 nhanh chóng thoát ly, bay hướng 90 độ và hạ thấp độ cao, do dầu còn ít xin về hạ cánh Hòa Lạc lúc 12 giờ 18 phút. Chiếc F-4E bị bắn hạ là chiếc F-4E do Trung tá Farell Junior Sullivan và Đại úy Richard Logan Francis thuộc Phi đoàn 308, Không đoàn 31 FTW điều khiển. Viên Trung tá Sullivan được coi là đã chết trận, Đại úy Francis bị bắt (cùng đơn vị với chiếc F-4E bị Soát bắn rơi).
Lúc 11 giờ 59 phút, đôi bay MiG-21 Phạm Phú Thái số 1 – Bùi Thanh Liêm số 2 cất cánh từ sân bay Yên Bái, sau đó được dẫn ra Nghĩa Lộ - Vạn Yên, lên độ cao 6.000m và đi hướng 120 độ. Lúc 12 giờ 08 phút, biên đội phát hiện tốp 4 chiếc F-4 đang bay đối đầu, có ý chui xuống dưới đám mây Cu. Số 1 quyết định không bám theo vào mây vì không có lợi. Trong lúc đang định đón đánh tốp F-4 phía sau đám mây, số 1 lại phát hiện tốp 2 chiếc khác bên trái 30 độ, nhưng ngay lập tức 2 chiếc F-4 này cũng tăng tốc bay mất. Chỉ sau đó 1 phút, biên đội phát hiện tốp F-4 ở phía trước 15 độ, cự ly 15km. Bốn chiếc F-4 (biên đội Tampa), khi biết có MiG lập tức tách tốp, 2 chiếc F-4 số 1 và 2 vòng trái rồi bay mất hút. Biên đội quyết định bám theo 2 chiếc F-4 số 3 và số 4.
Khi biên đội Thái-Liêm tiếp cận đến cự ly 4km, 2 chiếc F-4 bắt đầu cơ động đan chéo. Sau khi lệnh cho số 2 cảnh giới 2 chiếc vòng trái lúc trước, và nhận được báo cáo của số 2 không phát hiện đối phương, số 1 lệnh số 2 bay lên ngang hàng để thực hiện chiến thuật đồng thời công kích. Số 1 phân công số 2 đánh chiếc bay bên trái, còn mình đánh chiếc bên phải. Hai chiếc MiG-21 màu én bạc, với hình ngôi sao đỏ trên cánh, bật tăng lực toàn phần, dàn hàng ngang dũng mãnh lao về phía 2 chiếc F-4. Tiếng động cơ ầm vang, vọng đến tận dãy núi Hoàng Liên Sơn. Đến cự ly 1.200-1.300m, sau khi ổn định điểm ngắm, số 1 phóng quả tên lửa bên trái ở tốc độ 1.200km/h, ngay sau khi ấn nút phóng tên lửa, số 1 kéo thoát ly, khi lật lại để quan sát, anh thấy chiếc F-4 mục tiêu đang bốc cháy.
Căn cứ theo các tình tiết của trận không chiến, chiếc F-4E bị trúng tên lửa của Thái do Đại úy Lynn A. Aikman và Đại úy Thomas J. Hanton của Không đoàn số 366TFW, căn cứ Takhli điều khiển. Cả 2 phi công nhảy dù, Đại úy Aikman được cứu thoát, nhưng viên phi công ngồi buồng sau bị bắt (Không đoàn 366 TFW vốn đóng tại Đà Nẵng, nhưng do lo ngại an ninh đã di chuyển đến căn cứ Takhli – Thái Lan).
Trong khi đó, số 2 Liêm, cũng đồng thời bám theo chiếc F-4 bên trái, đến cự ly 1.500m, tốc độ đạt 1.200km/h, anh ấn nút phóng quả tên lửa bên trái, anh quan sát thấy quả tên lửa rời bệ phóng đi thẳng vào chiếc F-4, khiến nó bốc cháy. Chiếc F-4E nhiều khả năng do Thiếu tá R.C Miller và Trung úy nhất Richard H. McDow - thuộc Không đoàn 366 TFW điều khiển. Hai phi công nhảy dù, viên phi công buồn trước được cứu thoát, viên sĩ quan dẫn đường ngồi buồng sau bị bắt.
Khi thoát ly, để bám theo số 1 về hạ cánh, số 2 quay lại nhìn thấy 2 chiếc F-4 như hai đám lửa bùng cháy giữa bầu trời tháng 6 trong xanh, dưới cánh bay của biên đội, phía xa là thảo nguyên Mộc Châu trải dài đến các lô ruộng bậc thang ở chân dãy Hoàng Liên Sơn. Khi bắn rơi chiếc F-4E đầu tiên, chàng học sinh Hà Nội, phi công Bùi Thanh Liêm còn chưa đầy 22 tuổi. Biên đội Thái - Liêm hạ cánh tại sân bay Yên Bái lúc 12 giờ 28 phút.
Kết quả biên đội Thái – Liêm mỗi phi công bắn rơi 1 chiếc F-4 của Không đoàn 366 TFW, cất cánh từ căn cứ Takhli, Thái Lan. Các máy bay trực thăng HH-53 của Phi đoàn tìm cứu ARRS-40 đã cứu thoát hai viên phi công bị Phạm Phú Thái và Bùi Thanh Liêm bắn rơi, nhưng hai viên phi công Hoa tiêu ngồi buồng sau đều bị bắt.
(Còn tiếp)
P.V

Những trận không chiến nổi tiếng của Không quân Việt Nam và Mỹ (Kỳ cuối)

07:00 | 04/05/2016
|
Như vậy là kết thúc một trong những ngày không chiến “đen tối” của Không quân Mỹ, khi bị mất đến 5 chiếc máy bay, 5 phi công nhảy dù bị bắt, 1 bị chết, mà không bắt hạ được chiếc MiG nào. Đồng thời đây là ngày hiệp đồng chiến đấu thắng lợi, đạt hiệu quả cao nhất của hai Trung đoàn Không quân tiêm kích.


Ghi theo lời kể của phi công Phạm Phú Thái:
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky cuoi
Phi công Phạm Phú Thái
“Trận ngày 27/6/1972 là trận hiệp đồng chiến đấu của MiG-21 hai Trung đoàn 921 và 927, cất cánh từ hai sân bay khác nhau chặn đánh đội hình  tìm kiếm phi công Mỹ nhảy dù. Biên đội cất cánh từ sân bay Yên Bái, bay về Nghĩa Lộ - Vạn Yên.
Thời tiết ở khu chiến có mây nhưng tầm nhìn tốt. Khi đến gần khu chiến chúng tôi phát hiện các máy bay F-4 đang yểm trợ cho các máy bay tìm kiếm phi công. Khi thấy MiG xuất hiện, các máy bay F-4 tách đội cơ động đan chéo rất gấp, tôi quyết định bám theo 2 chiếc bay sau.
Khi xác định phía sau không có F-4 bám theo, tôi lệnh số 2 Liêm 1 phi công trẻ, chưa có nhiều cơ hội lập công, tăng tốc độ, chiếm vị trí để tiến hành đồng thời công kích. Sau đó khi tôi phóng tên lửa bắn rơi 1 chiếc F-4, số 2 cũng lao lên phóng tên lửa trúng chiếc F-4 bên trái…”.
Như vậy là kết thúc một trong những ngày không chiến “đen tối” của Không quân Mỹ, khi bị mất đến 5 chiếc máy bay, 5 phi công nhảy dù bị bắt, 1 bị chết, mà không bắt hạ được chiếc MiG nào. Đồng thời đây là ngày hiệp đồng chiến đấu thắng lợi, đạt hiệu quả cao nhất của hai Trung đoàn Không quân tiêm kích dùng máy bay MiG-21 bắn rơi 5 chiếc F-4E hiện đại mới được cải tiến của Không quân Mỹ.
Trận thắng này cũng chứng minh khả năng “đọc được” tình huống chiến dịch và điều hành chiến thuật của Bộ Tư lệnh Không quân, khi nhận định Không quân Mỹ bay vào tìm cứu phi công, sẽ không đề phòng đối phó với sự xuất hiện bất ngờ của 2 biên đội MiG-21, đây sẽ là thời cơ tốt để tiêu diệt đối phương.
Và thực tế đã chứng minh sự đúng đắn trong ý định tác chiến của Bộ Tư lệnh Không quân. 6 phi công MiG-21 trẻ tuổi (có tuổi đời bình quân chưa quá 24, người nhiều nhất chưa quá 26 tuổi), giờ bay bình quân trên MiG-21 chưa quá 250 giờ, đã chiến đấu dũng cảm, với kỹ năng không chiến và xạ kích tuyệt vời, bắn rơi 5 máy bay do 5 phi công lão luyện của Không quân Mỹ điều khiển, lập nên một trong những trận thắng đẹp nhất của MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam.
Xin nói thêm, chỉ trong 3 trận không chiến trong ngày 23/5/1972, ngày 24 và 27/6/1972, biên đội Nguyễn Đức Soát và Ngô Duy Thư đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ (1 chiếc A-7 và 4 chiếc F-4), riêng phi công Ngô Duy Thư bắn rơi 2 chiếc F-4.
Một số thông tin về phi công tham gia trận không chiến
Thiếu tá, phi công Bùi Thanh Liêm sinh năm 1950 tại Hà Nội, nhập ngũ tháng 1/1966, là học viên đoàn học bay MiG-21 khóa 4 tại Liên Xô, tốt nghiệp về nước năm 1970. Trong trận không chiến ngày 27/6/1972, phi công Bùi Thanh Liêm bắn rơi chiếc F-4E đầu tiên. Trong chiến tranh Việt Nam, Thiếu tá Bùi Thanh Liêm bắn rơi 2 chiếc máy bay Mỹ.
Sau chiến tranh, Bùi Thanh Liêm đã tốt nghiệp Học viện Chỉ huy – Tham mưu Không quân Liên Xô mang tên nhà du hành vũ trụ Yury Gagarin năm 1978. Năm 1980, Bùi Thanh Liêm được chọn là phi công Vũ trụ số 2 của Việt Nam, anh cùng nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân dự khóa huấn luyện phi công vũ trụ tại thành phố Ngôi Sao, ngoại ô thủ đô Mát-xcơ-va. Thiếu tá Bùi Thanh Liêm là Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 921 khi hy sinh trong bay nhiệm vụ huấn luyện năm 1981.
Một số nhận xét về chiến thuật của hai bên trong Chiến dịch Linebacker I
1.Căn cứ các thông tin tình báo chiến lược và phân tích của Sở chỉ huy Quân chủng cũng như các Sở chỉ huy Không quân và các Trung đoàn, các cán bộ chỉ huy - dẫn đường và các phi công MiG nhận thấy, sau một thời gian ngừng bắn và đánh hạn chế khá dài (1968-1971), Không quân và Hải quân Mỹ đã có nhiều nghiên cứu, tăng cường huấn luyện phi công.
Về máy bay và vũ khí, giai đoạn này Không quân Mỹ rất ít dùng F-105 mà tất cả các hoạt động tiêm kích và cường kích bom đều do F-4 thực hiện.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky cuoi
Hai biên đội MiG-21 sau chiến thắng trận ngày 27/6/1972.
2. Về chiến thuật, sau nhiều trận thất bại trước MiG, đội hình tấn công của Không quân và Hải quân Mỹ đã tăng số lượng tiêm kích bay nhiệm vụ yểm trợ.
Thủ đoạn mới là tiêm kích thường bay vào trước 7-15 phút, bay chờ trên đỉnh các sân bay hoặc tại khu chờ, đón trước tại những đường bay lên của MiG để khống chế, trước khi MiG tiếp cận tốp cường kích. Một thủ đoạn hay gặp là khi bị bắn trượt, các máy bay Mỹ lập tức, chúi xuống, giả như bị trúng đạn, rồi bay đi mất, làm cho MiG tưởng đã bị bắn rơi đối phương, không đuổi theo nữa.
3. Ngoài thủ đoạn cũ là phân tốp, bay đan chéo, bay về hai hướng ngược chiều nhau, các máy bay F-4 giai đoạn này còn có thủ đoạn lợi dụng tính năng vòng gấp trên mặt phẳng ngang tốt hơn để vòng gấp vào phía bụng MiG-21 khiến MiG không chiếm được vị trí tốt ở bán cầu sau để công kích.
4. Một số tác giả Mỹ công nhận từ 16/4 đến tháng 6/1972, Không quân và Hải quân Mỹ hoạt động không hiệu quả. Trong tháng 6/1972, tỷ số chiến công/tổn thất của Không quân Mỹ là 3-7 nghiêng về MiG. Riêng trong tuần cuối tháng 6, có 5 chiếc F-4 bị MiG bắn rơi mà không hạ được chiếc MiG nào.
Chính Tư lệnh Tập đoàn Không quân số 7 của Mỹ, Tướng J. Vogt đã phải thừa nhận, tính thiện chiến gia tăng của MiG, kết hợp với sự dẫn dắt của các đài chỉ huy mặt đất và đổi mới chiến thuật đã đưa tình hình quay trở lại như thời kỳ mà Chiến dịch Rolling Thunder kết thúc. Thậm chí, có phi công Mỹ, khi nói về tính cơ động và khả năng xuất hiện bất ngờ của MiG-21 đã phải thốt lên, nếu bạn (phi công Mỹ) bị mất dấu một chiếc MiG-21, thì chỉ trong 15 giây khi quay lại hướng 6 giờ phía sau, bạn đã thấy không phải là chiếc MiG, mà là làn khói của quả tên lửa không đối không đang bay với tốc độ M2 về phía bạn từ cự ly 1,5 dặm.
Trong khi đó, giai đoạn này các trận giao chiến giữa MiG và máy bay F-4 của Hải quân Mỹ rất ít diễn ra, có vẻ là các phi công MiG rất chủ động, chỉ giao chiến khi chắc thắng.
Những cải tiến của máy bay tiêm kích F-4E
Sau những nghiên cứu nhiều năm, qua kinh nghiệm thực tiễn chiến trường Việt Nam, các nhà sản xuất máy bay F-4 đã triển khai chương trình nghiên cứu với tên gọi “Rivet Haste”, mà mục đích là cải tiến các tính năng khí động học của F-4 để tăng tính không chiến với MiG. Một cải tiến rất quan trọng là lắp thêm cánh tà trước. Bộ cánh tà trước lắp thêm này không chỉ cho phép F-4 cơ động ngang, cắt bán kính tốt hơn, mà quan trọng là nó hầu như loại trừ được tình trạng dễ rơi vào xoáy ốc ngược (adverse yaw problem), khi cơ động đột ngột. Tuy cải tiến này làm cho động tác hạ cánh khó hơn một chút, nhưng nói chung cải tiến này là một bước tiến quan trọng nâng cao hiệu quả trong không chiến, đặc biệt là các trận không chiến đánh quần với MiG ở cự ly gần, trên độ cao trung bình.
nhung tran khong chien noi tieng cua khong quan viet nam va my ky cuoi
Các phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân tham gia chiến đấu giai đoạn 1964-1973
Ngoài ra các cải tiến về khí động học, các máy bay F-4E thế hệ mới còn được cải tiến về trạng bị vũ khí. Xuất phát từ những đánh giá về hiệu quả không cao của tên lửa AIM-7. Với hy vọng tăng thêm tính hiệu quả trong sử dụng tên lửa, Không quân Mỹ đã đặt hàng cải tiến loại AIM-7E thành AIM-7E-2 (dogfight Sparrow). Loại lên lửa AIM-7E-2 có tầm bắn xa hơn, phạm vị sát thương lớn hơn, có thể phóng với gia tốc lớn (AIM-7E chỉ phóng gia tốc hạn chế G-2).
Tuy nhiên, theo kết quả thực tế, loại tên lửa AIM-7E-2 đưa vào sử dụng vẫn không tăng được tỷ lệ bắn rơi (chỉ đạt khoảng 13%). Không quân Mỹ tiếp tục triển khai cải tiến tên lửa AIM-9J. Mặc dù tên lửa này có nhiều tính năng tốt hơn, nhưng chương trình thử nghiệm không được tiếp tục vì có ý kiến cho rằng việc thử nghiệm, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên sau đó vẫn thấy loại tên lửa này xuất hiện trên chiến trường Việt Nam.
Ngoài ra, qua các thông tin tình báo và nghiên cứu của các kỹ sư Không quân cho thấy, giai đoạn này trên các máy bay F-4E thế hệ mới còn được lắp thêm hệ thống điện tử mới APX-80-Tree Combat cho phép thu và giải mã được tần số của hệ thống phân biệt địch ta (IFF-Identifies Foes-Friend) của MiG.
Các máy bay F-4E phiên bản mới được trang bị cho các biên đội làm nhiệm vụ MIGCAP của Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 432, đóng tại Udorn, sau đó trang bị cho các Không đoàn khác đóng tại Thái Lan. Tuy nhiên thực tế chiến đấu cho thấy, sau giai đoạn chiến dịch có lúng túng, các phi công MiG đã nhanh chóng rút kinh nghiệm, tìm ra cách đối phó với các cải tiến mới về vũ khí và chiến thuật của Không quân Mỹ.
P.V


Ngày bi tráng của Không quân VN 48 năm trước: 5 chiếc Mig-21 bị bắn hạ

Ngày 2/1/1967. “Ngày dài” ấy đã có tới 5 chiếc Mig-21 của Không quân trẻ tuổi Việt Nam bị những chiếc F-4C của Liên đội không quân chiến thuật số 8 Không quân Mĩ bắn rơi trên bầu trời Nội Bài, Hà Nội.
Trong cuộc chiến chống trả các đợt tập kích đường không đối kháng với Không quân Mỹ, Không quân Việt Nam, đặc biệt là lực lượng không quân tiêm kích, tuy mới ra đời nhưng chiến công của họ thật hào hùng, khiến đối phương phải nể phục.
Trẻ tuổi đã lừng lẫy chiến công
Với 3 loại máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21 và MiG-19 của các trung đoàn không quân 921, 923, 925 và 927, chưa đầy chục năm, các phi công Việt Nam đã bắn rơi hơn 300 máy bay Mỹ với gần 20 kiểu loại khác nhau của địch, trong điều kiện thời tiết giản đơn và phức tạp, cả ban ngày và ban đêm.
Tác chiến hiệp đồng, lập công tập thể, Không quân Việt Nam đã đánh thắng ngay từ trận đầu mà còn đánh nhanh-diệt gọn, quyết liệt cản phá từng mũi tập kích, phá tan nhiều đợt tấn công đường không của địch, bảo vệ được mục tiêu. Có trận Không quân Việt Nam đánh áp đảo tốp (biên đội) 4 chiếc của ta tập trung hỏa lực bắn rơi 3 máy bay của địch, có trận (đôi bay) tốp 2 chiếc của ta bắn rơi 2 máy bay của địch.
Ngày bi tráng của Không quân VN 48 năm trước: 5 chiếc Mig-21 bị bắn hạ - ảnh 1
Tiêm kích đánh chặn MiG-21
Một số phi công Mỹ từng bị không quân Việt Nam bắn hạ, nay đã về hưu, trong câu chuyện kể với người ngoài cuộc, họ thường bảo rằng họ bị tên lửa SAM của Nga-Xô bắn rớt, không muốn kể là bị MiG của Việt Nam bắn hạ. Trong ẩn ý của họ, không muốn nói đúng sự thật “ bị hạ thấp uy thế” là bị lực lượng không quân non, trẻ bắn hạ. Điều đó càng chứng tỏ, tuy mới ra đời, nhưng chiến công của Không quân Việt Nam thật rạng rỡ. Những chương hồi ký của cuốn “ Lịch sử Ngành dẫn đường không quân”, hay cuốn sách "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965 - 1975) nhìn từ hai phía” cùng rất nhiều hồi ký, câu chuyện của các cựu chỉ huy bay, cựu sĩ quan dẫn đường, cựu phi công “hai phía” giờ đây đã bóc mở tất thảy sự thật.
Một ngày dài của không quân Việt Nam
Đã có những bài báo nói như vậy, ấy là nói về ngày 2 tháng 1 năm 1967. “Ngày dài” ấy đã có tới 5 chiếc Mig-21 của Không quân trẻ tuổi Việt Nam bị những chiếc F-4C của Liên đội không quân chiến thuật số 8 Không quân Mĩ bắn rơi trên bầu trời Nội Bài, vùng trời Hà Nội. Tổng hợp diễn biến này, không có gì khác nhằm nói lên một sự thật nghiệt ngã là cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời những năm tháng ấy thật quyết liệt, đầy thử thách cam go, không hề dễ dàng để có những chiến công lẫy lừng ở “mặt trận trên không”.
Trưa ngày 2 tháng 1 năm 1967, đội hình chiến dịch Bolo của Không quân Mỹ do đại tá phi công, tên là Robin Olds dẫn đầu bay vào miền Bắc Việt Nam với mật danh liên lạc “Olds”. Trong đội hình 90 máy bay của Olds có 56 chiếc F-4C, 28 máy bay F-105 làm nhiệm vụ chế áp tên lửa SAM và 8 máy bay F-104 Starfighters, tổng số gần 100 chiếc. Ngoài ra, ít nhất cũng có số lượng gần 100 chiếc máy bay trợ chiến (như các máy bay EB-66, EC-121, A-1 Skyraider, các máy bay trực thăng).
Khi trên bàn tiêu đồ của Sở chỉ huy không quân Hà Nội phát hiện nhiều tốp mục tiêu bay vào hướng Phú Thọ, có thể chúng sẽ đánh vào Hà Nội, điện từ Trung đoàn 921 ( căn cứ Nội Bài) xin xuất kích.
Lúc đó là 13 giờ 46 phút, biên đội MiG-21 thứ nhất, gồm Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Đăng Kính, Bùi Đức Nhu cất cánh. 4 chiếc MiG-21 đều đeo tên lửa R-3S. Khi xuyên mây ở địa bàn huyện Phù Ninh (Phú Thọ), cách sân bay chừng 43km thì gặp tốp bốn chiếc F-4 của Mỹ từ Phú Thọ (cách sân bay khoảng 55km) lao vào. Biên đội 4 chiếc MiG đang ở đội hình chiến đấu dạng so le, quay bám theo đến phía tây sân bay (Nội Bài) thì gặp bốn chiếc F-4 khác. Số 1 Vũ Ngọc Đỉnh tăng lực đuổi theo, tốp F-4 lập tức cơ động đội hình, bay đan chéo rất quyết liệt khiến Đỉnh không phóng được tên lửa. Đỉnh quyết định vòng trái quay về, thì phát hiện hai chiếc F-4 phía sau phóng tên lửa về phía anh ở thế cao hơn, Đỉnh không kịp cơ động tránh, máy bay bị trúng tên lửa chấn động mạnh không điều khiển được, Đỉnh nhảy dù.
Số 3 là Kính, phát hiện tốp bốn chiếc F-4 khác đã dũng mãnh bám theo, cả bốn chiếc F-4 tăng tốc kéo cao. Thế có lợi thuộc về tốp F-4 so với máy bay của Kính (cao hơn, góc bắn thuận). Đại tá Olds trong tốp này đeo bám bám ngay trên Kính , phóng ra hai quả tên lửa Sparrow và một quả Sidewinder. Chỉ trong giây lát, chiếc MiG của Kính bị chấn động mạnh, anh quyết định nhảy dù. Theo mô tả các tình tiết của trận đánh, nhiều khả năng chiếc F-4C do đại tá Robin Olds điều khiển đã phóng ra hai quả AIM-7 nhưng không trúng mục tiêu, sau đó R.Olds đã chuyển công tắc sang tên lửa nhiệt (heat) và phóng ra quả AIM-9B, quả tên lửa này đã nổ bên cạnh máy bay của Kính.
Ngày bi tráng của Không quân VN 48 năm trước: 5 chiếc Mig-21 bị bắn hạ - ảnh 2
Hai chiếc MiG-21 số 2 và số 4 sau khi bị mất đội với số 1 và số 3 đã đuổi theo, quần lộn với các máy bay F-4, nhưng do phía F-4 số lượng đông, phóng tên lửa từ nhiều góc tới, nên cả hai máy bay này lần lượt cũng bị trúng tên lửa. Như vậy, đội hình MiG-21 sau khi lên khỏi mây đã bị kẹp vào giữa, cả bốn chiếc đều trúng tên lửa của đối phương.
Tới 13g55, sở chỉ huy cho biên đội thứ hai gồm Nguyễn Ngọc Độ, Đặng Ngọc Ngự, Đồng Văn Đe và Nguyễn Văn Cốc cất cánh (hai chiếc MiG-21 của Ngự và Cốc đeo rocket). Sau khi lên khỏi mây, biên đội đang bay độ cao 3.000m, Đe hô phát hiện mục tiêu, vòng trái gấp. Lúc này số 1 Độ cũng phát hiện mục tiêu, vứt thùng dầu phụ, vòng trái. Sau khi cơ động kín một vòng, Độ thấy F-4 bắn hai phát tên lửa về phía đội hình MiG, Độ quyết định bám theo hai chiếc phía trước, đến cự ly 2.000m điểm ngắm vừa ổn định, Độ phóng một quả tên lửa, chợt thấy máy bay mình xoay nghiêng và mất độ cao, Độ quyết định nhảy dù và tiếp đất ở Tuyên Quang. Trong khi đó các số 2,3,4 của biên đội MiG thứ hai đã quần nhau với F-4 rất quyết liệt, nhưng cả hai phía đều không chiếm được vị trí để không kích, cả ba chiếc MiG-21 đành quay về sân bay.
Mất 5 máy bay trên vùng trời Hà Nội, tuy 5 phi công nhảy dù an toàn, nhưng đó là một ngày dài, tổn thất máy bay nặng nề, ngày không quên của Không quân tiêm kích.
Nhìn thẳng vào sự thật
Lịch sử ngành dẫn đường không quân ghi lại như sau: “Trưa 2 tháng 1 năm 1967, địch tăng cường hoạt động ở phía Sầm Nưa và nhiều tốp đã hướng về Phú Thọ. Có thể chúng sẽ vào đánh Hà Nội theo các đường bay như mấy ngày đầu tháng 12 năm ngoái. Địch qua Phù Yên, Trung đoàn 921 xin đánh. 13 giờ 56 phút, biên đội thứ nhất: Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu rời đất và xuyên lên trên mây. Các trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư tại Sở chỉ huy Quân chủng và Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 thực hiện dẫn phối hợp. Biên đội thứ nhất đến Phù Ninh thì gặp 4 F- 4 từ Phú Thọ vào. Ta đuổi địch về đến phía tây của sân bay Nội Bài lại gặp 4 F-4 nữa. Trong tình thế rất khó khăn, cả 4 chiếc của ta đều bị địch bắn và phải nhảy dù. Đúng lúc đó biên đội thứ hai: Nguyễn Ngọc Độ-số 1, Đặng Ngọc Ngự-số 2, Đồng Văn Đe-số 3 và Nguyễn Văn Cốc-số 4 cất cánh. Vừa lên khỏi mây, biên đội thứ hai được dẫn vào tiếp địch với góc 120 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và F- 105, cự ly 8km. Sau đó hai bên quần nhau, số 1 bị địch bắn, nhưng nhảy dù an toàn, các số còn lại tách tốp thoát ly về hạ cánh.”
Sau này phân tích chi tiết, về khí tượng, bầu trời cả 2 sân bay ( Nội Bài, Yên Bái) khi đó đều bị phủ mây dày với lượng che phủ 10 phần, đáy mây 1500 mét và đỉnh mây 3000 mét. Các bài viết phân tích, Hà Nội đã không cho cất cánh sớm, để thực hiên chiến thuật “đi thấp, kéo cao, tiếp cận nhanh vào cuối đội hình của địch, tạo thuận lợi cho phi công lần lượt hoặc đồng thời vào công kích” như những trận đánh trước đó. Nhưng mỗi trận đánh, hình thái địch-ta không giống nhau. Điều này Sở chỉ huy không nắm hết. Số là hệ thống đài ra đa cảnh giới đã không phát hiện đầy đủ số máy bay Mĩ tham gia chiến dịch.
“Về chiến dịch gọi là “Bolo” ngày 2 tháng 1 năm 1967, có hai biên đội “Con ma” do đích thân đại tá Olds chỉ huy đã lọt tới chiếm vị trí chiến đấu ngay trên đỉnh mây sân bay Nội Bài ở độ cao 3000 m mà không bị phát hiện. Khi đó dù lực lượng Mig đã được phép xuất kích, nhưng lại bay dưới trần mây và không được trang bị ra đa nên không phát hiện ra đám “Con ma” này”.
Không quân Mỹ triển khai chiến dịch Bolo rất bài bản, giữ bí mật ý đồ tác chiến nên đã gây bất ngờ cho không quân Việt Nam. Các phi công Mỹ tham gia trận không chiến được tập trung nghiên cứu kỹ mọi chi tiết của chiến dịch, cách sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử, cách nghi binh, sử dụng vũ khí.
Để nghi binh đánh lạc hướng mạng rađa của miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ kết hợp bố trí đội hình (đội hình bay, thời gian cất cánh, tốc độ, độ cao) và các thiết bị tác chiến điện tử, gây nhiễu (máy bay F-4 đeo khối ECM Pod với thiết bị gây nhiễu QRC-160 Jamming Pod, giống các máy bay F-105) làm cho không quân Việt Nam lầm tưởng máy bay tiêm kích là các tốp cường kích!
Khi chiến dịch bắt đầu, các máy bay tiêm kích Mỹ bay “rình sẵn” trên mây, ngay trên vùng trời sân bay, sẵn sàng tấn công khi các máy bay MiG-21 vừa xuyên mây lên khi chưa tập hợp xong đội hình.
Các tốp F-4 của đại tá R.Olds đã bay vào Hà Nội ở độ cao thấp, khiến rađa khu vực Hà Nội và phụ cận không phát hiện được, khi R.Olds qua dãy Tam Đảo đã triển khai bay phục kích MiG-21 ở ngay hai đầu sân bay sớm, trước khi các tốp F-4 giả cường kích ném bom F-105 bay vào. Khi MiG-21 cất cánh, chủ đích để đi đánh chặn đã bị phục kích bất ngờ, chịu tổn thất ngay khi mới xuyên mây lên.
Sau trận đánh, bài học xương máu về nắm chắc địch được rút ra: “Trong khu chiến, ra đa phải nắm chắc địch, dẫn đường và phi công phải tìm mọi cách giám sát chặt chẽ mọi hành động của từng tốp địch, nhất là khi gặp cả cường kích và tiêm kích hoặc chỉ gặp tiêm kích, thì mới tạo ra khả năng giành được phần thắng và hạn chế được tổn thất.” và “Các kíp trực ban dẫn đường đã kết hợp theo dõi địch bằng các nguồn tin tình báo kỹ thuật, tình báo xa và tình báo gần để dự đoán các đường bay vào và bay ra của địch; tính toán đúng thời cơ cất cánh cho các đôi bay của ta; lựa chọn khu chiến phù hợp.” Các sĩ quan dẫn đường của Việt Nam cũng thừa nhận, dẫn máy bay đánh đúng cường kích địch vẫn là bài toán cực kỳ khó khăn. Trong lúc dẫn vào bám địch, nếu phi công phát hiện chỉ có tiêm kích hoặc có cả tiêm kích và cường kích, thì trận đánh buộc diễn ra rất quyết liệt. Lúc này, đường bay ta-địch đan xen lẫn nhau như một mớ bòng bong, đa tầng, nhiều hướng nên "dẫn đường căng thẳng một, phi công căng thẳng mười".
Theo các tài liệu giải mật sau này, được nhiều báo đăng lại rằng chiến dịch Bolo chính thức được mở màn vào ngày 2/1/1967 .Trong điều kiện thời tiết xấu như vậy, tầm quan sát của phi công bị giảm nhiều, F-4 sẽ không thể bao quát được hoạt động của các căn cứ MiG-21…Tuy nhiên, MiG-21 cũng sẽ không thể phát hiện sớm F-4, sau khi xuyên qua các tầng mây chắc chắn sẽ rơi vào thế bị động.
Theo trang World Aviation History thì những đám mây dày đặc có đỉnh lên tới hơn 2km (7.000 feet) khiến “chỉ huy của Không quân Bắc Việt hoãn các chuyến cất cánh của MiG thêm 15 phút”. Các biên đội F-4 cố lượn nhiều lần trên bầu trời Hà Nội, đầu tiên là theo hướng đông-nam, sau đó theo tây-bắc.
World Aviation History cũng cho biết: Vào cận chiến, quần lộn, các máy bay Phantom đã phóng tổng cộng 18 tên lửa AIM-7E Sparrow và 12 AIM-9B Sidewinde. 2 biên đội mà MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam gặp phải khi đó chính là hai biên đội Olds và Ford. Trận chiến sinh tử thực sự bắt đầu. MiG-21 gặp quá nhiều khó khăn. Ngay khi chạm đối phương, họ đã bị bất ngờ vì phải đối mặt với F-4 đeo đầy tên lửa “chứ không phải F-105 mang bom”. Những bức tranh vẽ và hình ảnh lưu lại, cùng sự mô tả cho thấy, đại tá R.Olds khi được thống báo có MiG, đã nhanh chóng làm một cú “bay cuộn tròn, vọt ngược” hay còn gọi “cuộn máy bay theo trục dọc”, tạo ưu thế cao hơn đối phương, hình thành góc tiếp cận phóng tên lửa lợi thế cho F-4C. Những quả tên lửa đã phóng ra, khiến MiG trúng đạn, nhưng phi công kịp nhảy dù.
Sau những ngày gian nan ấy, cả hệ thống ra đa cảnh giới, ra đa dẫn đường và sở chỉ huy Không quân Việt Nam đã rút ra bài học xương máu, cả về nắm chắc địch, ở tầm cao, tầm thấp, cả về thời cơ cất cánh và cách đánh… “Địch càng đánh ác liệt, ta càng bền bỉ tìm ra những chỗ yếu, những chỗ sơ hở của chúng để dẫn bằng được các tốp máy bay ta vào tiếp cận. Cách thức dẫn trên bàn dẫn đường tại sở chỉ huy kết hợp với dẫn trên hiện sóng tại đài ra-đa dẫn đường càng trở nên phong phú”. Chỉ sau đó không lâu, một thời kỳ đánh thắng ròn rã không quân Mỹ lại mở ra, những đợt tập kích vào “vòng tròn đỏ” liên tục bị bẻ gãy.
Một tài liệu đã ghi “Cuộc tranh tài của máy bay MiG và Phantom(F4)trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía Mỹ, trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, có 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi F-4, nhưng cũng trong giai đoạn này, “20 chiếc MiG-21 đầu tiên” đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom”.
Điều đó khẳng định sự thay đổi thường xuyên về chiến thuật của cả hai bên tham chiến. Với mỗi một phương thức tác chiến mới của không quân Mỹ, lực lượng Phòng không-Không quân Việt Nam lại nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm khống chế ưu thế trên không của đối phương. 48 năm trước, buộc phải bay vào “ thánh địa Hà Nội” trở nên nỗi ám ảnh nặng nề với các phi công Mỹ.
Dẫu thế nào, trong lịch sử không chiến hiện đại, MiG-21, loại máy bay gắn liền với Không quân trẻ tuổi Việt Nam xứng đáng đứng ở vị trí cao nhất trong thực chiến, về số lượng và chủng loại máy bay đối thủ mà nó đã hạ gục. Có tới 13 phi công MiG-21 Việt Nam đạt danh hiệu “Át” ( Aces ), (chỉ những phi công có số lần bắn rơi từ 5 chiếc máy bay đối phương trở lên).
Theo Petrotimes
Tựa bài do Infonet đặt lại

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH