TẬP HỢP BÍ ẨN THẾ GIỚI 3

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những hiện tượng bí ẩn nhất hành tinh - Tập3

Thâm nhập đại kim tự tháp Ai Cập: Giải mã những bí ẩn ngàn năm của nhân loại

Công Khanh |

Thâm nhập đại kim tự tháp Ai Cập: Giải mã những bí ẩn ngàn năm của nhân loại
Sâu bên trong kim tự tháp của Khufu.

Kim tự tháp Ai Cập, công trình ngàn năm bền vững với thời gian, vẫn là một trong những bí ẩn khiến giới khoa học hiện đại đau đầu.

Trải qua hơn 4.000 năm lịch sử, những kim tự tháp khổng lồ ở Giza vẫn đứng vững cho tới ngày nay. Chúng đã trở thành biểu tượng của nền văn minh Ai Cập cổ đại, thách thức trí tuệ của nhân loại suốt hàng ngàn năm qua.
Ai là người đã xây dựng những kim tự tháp này? Liệu có phải là những người nô lệ? Kỹ thuật xây dựng mà họ đã sử dụng là gì?
Bài viết dưới đây của José Miguel Parra, phóng viên National Geographic, sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về câu trả lời cho những câu hỏi này.
"Những gã khổng lồ" ở Giza
Vào cuối thế kỷ 19, Amelia Blanford Edwards là một trong những du khách châu Âu đặt chân đến Ai Cập để chiêm ngưỡng những kỳ quan của thế giới cổ đại. Trong cuốn sách được xuất bản năm 1877 - "A Thousand Miles Up the Nile", cô đã miêu tả cái nóng cháy da cháy thịt của sa mạc, cho tới khi "Đại kim tự tháp, trong kích thước khổng lồ và uy nghi, xuất hiện ngay trên đầu tôi... Một cảm xúc đột ngột dâng trào. Bầu trời dường như tắt nắng. Nó làm lu mờ các kim tự tháp khác. Mọi thứ bị xóa bỏ, chỉ còn cảm giác kinh ngạc và kỳ diệu".
Ngày nay, hầu hết các du khách hiện đại cũng sẽ sử dụng những từ ngữ như vậy khi đứng trước những kim tự tháp khổng lồ tại Giza. Chúng đã trở thành những biểu tượng của thế giới cổ đại. Thật khó tưởng tượng rằng cách đây 4.600 năm, cao nguyên nơi chúng đang đứng là một vùng sa mạc hoang vắng nằm dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt.
Cùng với Tượng nhân sư Sphinx bí ẩn, các ngôi mộ và tượng đài nhỏ khác, Giza có 3 kim tự tháp: Khufu (ban đầu cao 146m, còn được gọi là Cheops hoặc Đại kim tự tháp); Khafre (cao 143m) và Menkaure (cao 65m). Được xây dựng vào triều đại thứ 4 của Ai Cập, chúng là thành quả của một trong những dự án kỹ thuật táo bạo và sáng tạo nhất mà thế giới từng biết đến.
Thâm nhập đại kim tự tháp Ai Cập: Giải mã những bí ẩn ngàn năm của nhân loại - Ảnh 1.
Quần thể 3 kim tự tháp ở Giza.
Các vị pharaoh của triều đại thứ 4 cai trị Ai Cập từ năm 2575 đến 2465 TCN. Trong thời kỳ vàng son của Vương quốc cổ, trung tâm quyền lực của họ được đặt ở Memphis, thành phố bên bờ sông Nile, cách Giza 24 km về phía Nam.
Khufu, vị vua thứ 2 của triều đại, cai trị trong một thời kỳ tương đối hòa bình ở Ai Cập, mặc dù sau này sử gia Hy Lạp Herodotus đã mô tả ông và con trai là độc ác và ngạo mạn.
Các kiến trúc sư và kỹ sư của Khufu đã bắt tay vào một dự án vượt qua giới hạn của bất kỳ công trình kiến trúc nào khác trong thời đại đồ đồng. Khi hoàn thành, nó đã biến đổi hoàn toàn cao nguyên.
Tại sao lại là cao nguyên Giza?
Khufu đã chọn địa điểm này, một phần, để tách mình khỏi các kim tự tháp tráng lệ do cha ông - Snefru, đã xây dựng ở Dahshur, một thành phố khác gần Memphis. Bên cạnh đó, một vài yếu tố khác cũng biến nơi đây trở thành một địa điểm lý tưởng. Địa hình cao của cao nguyên giúp các kim tự tháp trông càng to lớn hơn.
Nó cũng gần Heliopolis, thành phố vốn sùng bái thần mặt trời Re. Vì đã có một số ngôi mộ ở Giza trước đó, vùng đất này đã được thần thánh hóa và rất phù hợp để xây dựng một lăng mộ của một pharaoh chưa từng thấy trước đây.
Sau khi Khufu chết, con trai ông là Redjedef đã cai trị trong một khoảng thời gian ngắn và bắt đầu cho xây dựng một lăng mộ ở Abu Ruwaysh, nhưng chưa bao giờ được hoàn thành. Vị pharaoh tiếp theo là Khafre - em trai của Redjedef, đã xây dựng một kim tự tháp - cũng như Nhân sư vĩ đại như một số học giả khẳng định, tại Giza.
Thế hệ tiếp theo cũng đi theo cùng một con đường: Menkaure - con trai của Khafre, cũng xây dựng kim tự tháp của ông ở Giza.
Mỗi pharaoh khi xây dựng kim tự tháp của mình ở Giza đều tuân theo một số quy tắc đơn giản để đảm bảo sự hài hòa trên cao nguyên: mặt tiền của ngôi đền cao của Khafre liên kết với mặt phía tây của kim tự tháp Khufu.
Và mặt tiền của ngôi đền cao của Menkaure liên kết với mặt phía tây của kim tự tháp Khafre. Đồng thời, một đường thẳng tưởng tượng gần như nối các góc phía đông nam của ba kim tự tháp hướng về phía đền thần Re ở Heliopolis.
Ai là người xây dựng những kim tự tháp?
Herodotus từng khẳng định công việc xây dựng Đại Kim tự tháp - theo tính toán đã tiêu tốn tới 6 triệu tấn đá - được thực hiện bởi các nô lệ. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã chứng minh được rằng, thực tế công việc này được đảm nhận bởi những người lao động được trả công đàng hoàng.
Những dự án xây dựng khổng lồ như vậy luôn để lại một số dấu vết khảo cổ học. Vào năm 1990, các nhà khảo cổ đã khai quật được một nghĩa trang của những người thợ đã xây dựng nên hai kim tự tháp sau này của Khafre và Menkaure.
Các ngôi mộ được chia thành những hàng phía trên và dưới dựa theo địa vị của người đã chết. Tiếp sau đó, vào năm 1999, một ngôi làng dành cho những người thợ xây cũng được phát hiện.
Thâm nhập đại kim tự tháp Ai Cập: Giải mã những bí ẩn ngàn năm của nhân loại - Ảnh 2.
Snefu - cha của Khufu, đã xây dựng một số kim tự tháp nhưng thất bại. Trong hình là một ví dụ, một kim tự tháp được xây dựng ở Meidum.
Cả 2 phát hiện quan trọng này đã giúp các nhà khảo cổ có một mỏ dữ liệu vô cùng giá trị về các điều kiện mà hai kim tự tháp nhỏ hơn ở Giza đã được xây dựng - từ đó, có thể đặt ra các giả thuyết về việc xây dựng kim tự tháp Khufu.
Một nghiên cứu trên xương của những người lao động cho thấy công việc xây dựng là hoàn toàn thủ công - theo nghĩa đen. Tuy nhiên, những người lao động này không phải là những nô lệ, mà trái lại còn được hưởng những đặc quyền đáng ghen tị.
Các phân tích cho thấy họ được hưởng một chế độ ăn giàu protein mà những cư dân còn lại của Thung lũng sông Nile có thể còn chưa từng nghe đến. Các bằng chứng cũng cho thấy, những cánh tay và chân bị gãy cũng được nối lại một cách chính xác cho thấy họ được chăm sóc y tế rất tốt.
Một trong những bộ xương trong nghĩa trang có một chân bị cắt bỏ một cách chính xác mà các chuyên gia ước tính rằng anh ta đã sống được thêm 20 năm sau cuộc phẫu thuật.
Việc khám phá ra ngôi làng của những người lao động cũng cho phép các nhà khảo cổ gỡ bỏ một tuyên bố sai lầm khác của Herodotus rằng: 100.000 người đã tham gia xây dựng kim tự tháp của Khufu. Trên thực tế, ngôi làng dường như chỉ có sức chứa tối đa 20.000 người, và có lẽ chỉ có một nửa trong số đó tham gia vào công việc xây dựng tại một thời điểm.
Vậy bằng cách nào mà họ có thể xây dựng được những công trình đồ sộ như thế này với một lượng nhân công "ít ỏi" như vậy?
Kỹ thuật xây dựng đầy bí ẩn
Những thách thức của việc xây dựng một công trình khổng lồ và việc quản lý hàng ngàn lao động đòi hỏi một kế hoạch tỉ mỉ. Người Ai Cập cổ cũng cần phải tính toán số khối đá cần thiết để xây dựng một kim tự tháp với vật liệu đã chọn.
Trong trường hợp của kim tự tháp Khufu, các mặt bên của nó hợp với mặt đáy một góc 52 độ - vấn đề này đã được ghi lại trong giấy cói của người Ai Cập, cho thấy họ là những người cực kỳ xuất sắc trong toán học.
Những hình vẽ và chữ được khắc trên tường của khu di tích cho phép các học giả có thể hình dung được cuộc sống của những người thợ đã xây dựng nên những công trình khổng lồ này. Những khối đá được tìm thấy với đầy đủ các ngày, các mùa trong lịch Ai Cập cho thấy công việc xây dựng được tiến hành quanh năm, chứ không chỉ vào dịp sông Nile bị ngập lụt.
Có nhiều loại kim tự tháp khác nhau và không phải tất cả đều được xây dựng theo cùng một cách. Những khối đá ở vị trí thấp nhất của kim tự tháp Djoser ở Saqqara - kim tự tháp đầu tiên ở Ai Cập, được xây dựng từ một thế kỷ trước triều đại của Khufu - là gạch.
Tuy nhiên, khi việc xây dựng tiến triển, các kỹ sư đã trở nên tự tin hơn, và bắt đầu sử dụng các khối đá lớn hơn. Trong đó, những khối đá lớn nhất ở Giza nặng khoảng 3 tấn, được sử dụng để xây dựng kim tự tháp của Khafre.
Phần lớn vật liệu để xây dựng các kim tự tháp ở Giza đến từ một mỏ đá chỉ cách Kim tự tháp Khufu khoảng 1 km về phía Nam. Những khối đá vôi trắng đã từng là vỏ bọc bên ngoài của kim tự tháp thì được di chuyển bằng thuyền dọc theo sông Nile từ Tura, cách đó khoảng 13 km.
Khi làm việc ở Karnak vào những năm 1930, học giả Henri Chevrier phát hiện ra rằng một khối đá nặng 5 tấn có thể được kéo dọc theo một con dốc bằng đất sét đã được làm ướt chỉ với 6 người đàn ông.
Những hình ảnh được tìm thấy trong các lăng mộ đã chứng tỏ điều đó, đôi khi những khối đá kích cỡ đó cũng được kéo bởi bò. Các con dốc được dùng để nâng các khối đá lên các vị trí của kim tự tháp cũng được mô tả trong các hình vẽ ở một số ngôi mộ, và vẫn còn những bằng chứng khảo cổ về những con dốc như vậy ở Giza.
Thâm nhập đại kim tự tháp Ai Cập: Giải mã những bí ẩn ngàn năm của nhân loại - Ảnh 4.
Bức bích họa được tìm thấy trong lăng mộ của Rekhmire, mô tả cách các thợ xây vận chuyển các vật liệu.
Dạng hình học của kim tự tháp cũng khắc phục những vấn đề hậu cần khi nâng những khối đá lớn lên cao: Khoảng 40% khối lượng của kim tự tháp được tập trung ở phần dưới cùng. Tuy nhiên, việc nâng các khối đá bằng một con dốc vẫn là một thách thức lớn, và người ta vẫn chưa biết người Ai Cập cổ đại đã giải quyết vấn đề này như thế nào.
Một giả thuyết là có thể họ đã sử dụng cấu trúc bên trong của kim tự tháp - vẫn còn nhìn thấy ngày nay, bởi vì vỏ bọc bên ngoài đã biến mất từ lâu.
Các hàng tạo nên Đại kim tự tháp Khufu cao hơn trung bình một chút. Vì vậy rất có khả năng, với đủ nhân lực, đòn bẩy đã được sử dụng để nâng các khối đá lớn vào vị trí - và cứ thế, cho đến khi công trình được hoàn thành dưới hình thức đỉnh cao, được gọi là kim tự tháp.
Thâm nhập đại kim tự tháp Ai Cập: Giải mã những bí ẩn ngàn năm của nhân loại - Ảnh 5.
Sâu bên trong kim tự tháp của Khufu, Hành Lang Lớn dẫn đến căn phòng nơi một số người tin rằng một chiếc quan tài được làm từ một khối đá granit rỗng để bảo quản cơ thể của Khufu
Phần ngọn trên đỉnh kim tự tháp Khufu từ lâu đã bị đổ, được cho là làm từ đá trắng ở Tura. Công trình được tạo thành từ tổng cộng hai triệu rưỡi khối đá, giúp nó trở thành một trong những công trình lớn nhất hành tinh, kỳ quan duy nhất trong số 7 kỳ quan của thế giới cổ đại vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay.
Nguồn: National Geographic

Nhà thờ Chartres, Pháp và những thông điệp gợi ý của thần linh



La Cathédrale de Chartres nằm ở thành phố Schalter, cách thủ đô Paris khoảng 80km về phía tây nam. Nhà thờ tọa lạc trên một ngọn đồi, đã được trùng tu và xây dựng nhiều lần, kết hợp giữa kiến trúc của phong cách Romanesque và phong cách Gothic với những bức tranh kính màu cổ nhất thế giới, là nơi hội tụ kỹ nghệ tranh thủy tinh khéo léo tinh tế với những thông điệp gợi ý của thần linh.
Trong thời Trung Cổ, các tác phẩm điêu khắc của nhà thờ đều có màu đỏ, xanh dương, vàng, xanh lá cây hay những màu sắc vô cùng tươi sáng. Nhưng đến thế kỷ XVI và XVII, kiến trúc các tòa nhà không còn sử dụng các màu sắc nữa; dường như màu sắc đã bị xóa sổ. Ngày nay, tới nhà thờ vào ban ngày sẽ là màu sắc thật của trời xanh mây trắng, trang nghiêm mà yên tĩnh; khi màn đêm buông xuống, thông qua các ánh đèn màu sắc sặc sỡ quang tú, mới có thể tái hiện được dáng vẻ ban đầu của nó vào thời Trung Cổ.

Nhà thờ Chartres (Ảnh: MesSortiesCulture)

Mê cung – Con đường sinh mệnh
Khi bắt đầu bước chân vào nhà thờ, thấy sàn phía trước có một mô hình mê cung; mô hình này có cùng kích thước với cửa sổ hoa viên của nhà thờ, và được gọi là “con đường sinh mệnh”. Mê cung này do 272 khối đá trắng tạo thành, 272 là thể hiện thiên số báo tin lành trước ngày chúa Giê-su ra đời, có ý nghĩa gắn với quá trình sinh mệnh của một vị thần. Trước kia những thánh giả khi tới này này đều phải cầu khấn và dùng đầu gối đi hết toàn bộ “con đường sinh mệnh” này trước khi tiến vào bên trong.

Nội thất của nhà thờ có một mê cung gồm 272 viên đá trắng, có cùng kích thước với đường kính của cửa sổ hoa viên của nhà thờ, còn được gọi là “Con đường sinh mệnh” (Ảnh: epochtimes)

Ý nghĩa của “con đường sinh mệnh” chính là nói với mọi người rằng: đời người giống như một mê cung, mặc dù chúng ta sẽ phải trải qua một vài thời điểm khó khăn quanh co trong cuộc đời, nhưng đến cuối cùng sẽ đều kết thúc tại một điểm. Quá trình đi qua mê cung cần một sự tha thứ bao dung, đôi khi bạn sẽ cảm thấy người này đang ở trước mặt bạn, nhưng thực ra họ lại ở phía sau bạn. Trong quá trình tiến lên, bạn phải học cách tôn trọng người khác và tôn trọng nhịp điệu của người khác. Bởi lẽ, người trước mặt bạn có thể đi rất chậm, nhưng bạn luôn không thể vượt qua được họ, nhất định bạn phải nhẫn nại chờ đợi. Đây chính là mê cung, phải dùng trái tim khoan dung để đi hết quãng đường của cuộc sống. Chúng ta không biết được số phận của chính mình, nhưng chúng ta biết rằng ở điểm cuối mọi người sẽ gặp nhau.
Câu chuyện của những bức họa thủy tinh
Những bức họa bằng thủy tinh trong các nhà thờ vừa có tác dụng kể chuyện vừa có tác dụng trang trí. Vào thời Trung cổ, các cha xứ dùng các bức tranh thủy tinh để giảng giải cũng như truyền thụ kiến thức Cơ Đốc giáo. Những tín đồ từ xa xôi trên khắp thế giới đến đây, họ có thể không biết chữ nhưng nhìn hình vẽ sẽ cho họ sự liễu giải dễ dàng.
Trong nhà thờ có 2.600 mét vuông tranh thủy tinh, 172 cửa sổ thủy tinh, với ba trong số đó là những bức tranh thủy tinh lâu đời nhất thế giới, được làm từ thế kỉ 12. Màu xanh da trời trong bức tranh này hoàn toàn khác với những bức tranh thủy tinh khác, thời kỳ ấy sử dụng thủy tinh Cô-ban (Co) trong suốt. Đến thời kỳ nghệ thuật Gothic thế kỷ thứ 13, đa số các cửa kính trong tòa nhà đều được dùng bằng thủy tinh Man-gan (Mn) vì thủy tinh Cô-ban quá đắt đỏ.

Cửa sổ hoa hồng đã được thực hiện vào năm 1233, trung tâm là Đức Trinh Nữ Maria. (Ảnh: pinterest)

Thiết kế màu sắc sặc sỡ của cửa sổ là để đề cao cảnh giới tinh thần của người xem, do đó thứ tự quan sát sẽ là từ dưới đi lên. Hình vuông đại biểu cho thế giới mặt đất, vòng tròn đại biểu cho thiên đàng. Trong văn hóa Cơ Đốc giáo, màu xanh thường biểu hiện cho sự tinh khiết, áo choàng của thánh Maria có màu đỏ đại diện cho sự chịu đựng khổ nạn; còn màu xanh lá tượng trưng cho hy vọng.
Có một bức mô tả toàn bộ câu chuyện về Chúa Giê-su. Bên phải là nguồn gốc của Chúa Giê-su, tổ tiên của ông nằm ở nơi đó, từ trên bụng mọc lên một cái cây. mỗi nhánh cây là một vị tổ tiên của Chúa, chỗ cao nhất là của tự thân ông. Ở giữa bức tranh có tên là “Hạ thế”, kể về câu chuyện Giê-su xuống thế gian với sự khắc họa của một khung hình vuông và hình tròn, vì ông được cho là con của Thượng đế, nên ông tồn tại đồng thời trên cả thế giới mặt đất và thế giới thiên quốc.

Cây phả hệ của gia đình Giê-su (l’arbre de Jessé ) (Ảnh: pinterest)

Ở phía bên trái phía dưới của một bức tranh thủy tinh khác có một bức họa màu đỏ, một thiên sứ có đôi cánh màu xanh nói với Maria rằng: “Người sẽ có một đứa con”. Maria đi gặp người em họ Isabella và nói rằng: “Ta đang đợi một đứa trẻ hạ xuống”. Isabella nói: “Ta cũng vậy”. Cả hai cùng mang thai. Tiếp đến là bức “Sự ra đời của Chúa Giê-su”. Tầng thứ hai là bức “Bữa ăn tối cuối cùng”. Tầng thứ tư là hình ảnh Chúa Giê-su bị đóng trên thập tự giá. Thập tự giá có màu xanh lá, báo hiệu sự hồi sinh của Chúa Giê-su, mang một sự kỳ vọng của mọi người về sự trở lại của ông. Ở tầng cao nhất chính là bức “Chúa Giê-su phục sinh”.

Bên trái: Thiên sứ báo giai âm. Bên phải: Sự ra đời của Chúa Giê-su (Ảnh: epochtimes)

Nhìn vào những bức tranh thủy tinh kể về câu chuyện của Thiên Chúa, chúng ta có thể cảm nhận được lòng kính ngưỡng tôn giáo của những người thợ thủ công; họ ca ngợi thần linh bằng những vật liệu cùng kỹ nghệ màu sắc tốt nhất. Khi ấy mọi người đều tin vào thần linh, họ vô cùng thành kính, rất nhiều người đã quyên góp cho nhà thờ. Tất cả phía dưới những bức tranh thủy tình đều có một phần miêu tả những người quyên góp. Có một bức họa miêu tả một đôi ủng màu trắng dưới những người thợ đang làm việc, thể hiện rằng bức tranh này được quyên góp bởi những người thợ sửa giày. Thời ấy, nghề sửa giày là một nghề làm ra tiền; họ rất giàu có, vì thế có thể quyên góp rất nhiều tiền trong việc làm những bức tranh thủy tinh cho nhà thờ. Ngoài thợ sửa giày còn có thợ mộc, thương nhân, công nhân vận chuyển nước v.v. đều đã quyên tặng tiền cho nhà thờ.

Đây là bức họa thủy tinh về những người thương nhân buôn rượu (Ảnh: epochtimes)

Điêu khắc trên vòm cửa
Ở trung tâm vòm cửa phía tây của nhà thờ (hay còn được gọi là cửa Vương Giả) là bức điêu khắc Chúa Giê-su nghênh tiếp mọi người, xung quanh là bốn biểu tượng gợi ý trong kinh thánh: con người, sư tử, bò và đại bàng.
Tác phẩm điêu khắc Chúa Giê-su bay lên không trung, chung quanh là kiến trúc hình vòng cung và các chòm sao theo các tháng. Mỗi vì sao đều có những câu chuyện liên quan tới thời gian. Tỷ như ở dưới tác phẩm điêu khắc chòm sao Scorpio (Thiên Yết) là cảnh mọi người giết lợn làm chân giò hun khói và giăm bông chuẩn bị cho mùa đông. Phía dưới chòm sao Capricorn (Ma Kết) là một người với hai đầu, một đầu là thanh niên, còn đầu kia là ông già; chòm sao này vào tháng một, vì thế mà nó có ý nghĩa năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu.  

Vòm cửa phía tây của nhà thờ (hay còn được gọi là cửa Vương Giả) (Ảnh: epochtimes)

Các tác phẩm điêu khắc trên cổng phía nam của nhà thờ mô tả câu chuyện của Tân Ước. Cánh cửa ở giữa có hình ảnh Chúa Giê-su đang truyền giáo. Các tác phẩm điêu khắc trên đỉnh của xà ngang là phán quyết cuối cùng: Thánh chúa Saint Michel đứng ở chính giữa đang sử dụng sự chiếc cân để đo lường linh hồn; những người tốt ở một bên, những kẻ xấu ở bên kia. Người bên trái có một nụ cười hạnh phúc và đang cầu nguyện, được dẫn dắt bởi các thiên sứ để đến thiên đàng. Những người bên phải có biểu hiện bất hạnh, họ đang bị quỷ kéo xuống địa ngục. Có một con quỷ nhỏ đang gánh một người phụ nữ trần truồng; một người đàn ông phạm tội ăn cắp tiền bị con quỷ nhỏ kéo đi và thậm chí bị lấy túi tiền. Hiện nay, chiếc cân trên tác phẩm điêu khắc đã bị hư hỏng và đang được sửa chữa tu bổ.

Pho tượng điêu khắc vòm cửa phía nam nhà thờ, chiếc cân trên tay thiên sứ đã bị hủy hoại (Ảnh: epochtimes)

Trong thời kỳ Trung Cổ, mỗi khi có một cuộc hành hương lớn, nhà thờ sẽ mở cửa suốt ngày đêm; một số người hành hương ngủ trong nhà thờ, ăn uống và sinh sống ở đây; nơi này vừa là nơi sinh hoạt vừa là nơi cúng tế địa phương. Ở bên ngoài tường rào nhà thờ có một dãy cửa hàng, để tạo thuận tiện cho khách hành hương ở lại.
Bởi vì những người hành hương đã trải qua một cuộc hành trình dài để đến đây, nên điều đầu tiên cần làm trước khi vào nhà thờ là sửa chữa giày. Gần nhà thờ có hẳn một “phố sửa chữa giày”. Ngoài ra, các thành phố khác nhau trong vương quốc tại thời điểm đó đều có các loại tiền tệ khác nhau, là cần thiết để đổi tiền địa phương ở những nơi khác nhau. Đường phố nơi có các cửa hàng đổi tiền hay được đặt tên là “phố đổi tiền”.
Đi bộ dọc theo những con phố quanh nơi này, dù là nhà thờ hay nhà dân, kiến trúc bên ngoài đều mang theo những triết lý sâu sắc, cho mọi người hiểu về thiện ác báo ứng, giải thích quan hệ giữa con người và trời đất. Mọi người dường như luôn được Thiên Chúa chăm sóc mọi lúc mọi nơi, chỉ cần chú ý xung quanh một chút, sẽ có thể khám phá được những gợi ý sâu sắc của các vị thần.
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch

Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp

  • 1 2 3 4 5
  • 704
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Pháp đã công nhận Nhà thờ Đức Bà Chartres của nước Pháp là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.

Nhà thờ Đức Bà Chartres - Di sản thế giới tại Pháp

Nhà thờ Đức Bà Chartres là một nhà thờ thuộc thành phố Chartres nằm ở tỉnh Eure-et-Loirr, cách thủ đô Paris của Pháp khoảng 80 Km về phía Tây Nam.
Có thể nói Nhà thờ Chartres là một nhà thờ còn nguyên vẹn nhất trong một loạt các nhà thờ quan trọng ở vùng Eure-et-Loirr, ngoại ô của nước Pháp. Nhà thờ nổi tiếng bởi phong cách kiến trúc Gothic hoàn hảo mà nó sở hữu.
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Trong lịch sử của nước Pháp, thời cổ Chartres là kinh đô của người Gôloa. Năm 858, những người Norman xâm chiếm đập phá thành phố tuy nhiên không thể chiếm được thành phố. Đến thế kỷ thứ X, vùng Chartres trở thành thái ấp của nhiều gia đình quý tộc rồi sát nhập vào lãnh địa của Hoàng gia. Từ đó các Hoàng đế phong cấp cho công tước thường cấp đất ở đây để cho họ xây dựng cung điện. Đến đời vua Louis 14, ông đã cho em trai là Philippe Orlean đến đây và phong hiệu công tước Chartres.
Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đây vào thế kỷ thứ IV, nhưng đến năm 473 nó đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Nhà thờ thứ hai được xây dựng năm 858 nhưng cũng bị cháy hoàn toàn vào năm 1020. Ngay sau đó nhà thờ này tiếp tục được xây dựng lại lần thứ 3 những lại tiếp tục bị cháy rụi trong một trận hỏa hoạn vào năm 1194. Lần thứ 4 được xây lại, chính quyền địa phương đã kêu gọi sự ủng hộ của người dân và các giáo xứ khác để quyên góp tiền. Trong 26 năm, nhà thờ mới được xây dựng xong về căn bản nhưng lần này do khoảng thời gian xây dựng kéo dài quá lâu nên kiến trúc nhà thờ không có được sự đồng nhất như những lần trước đó.
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Phần kiến trúc và nội thất bên trong nhà thờ. Những mái vòm, cột và các hình trạm khắc cho thấy sự tinh xảo và cầu kỳ trong thiết kế làm Nhà thờ Đức Bà có một vẻ đẹp không giống bất kỳ nhờ thờ nào.
Nhà thờ mà du khách thấy ngày nay được xây dựng vào khoảng năm 30 của thế kỷ thứ XIII, và được xây dựng trong 26 năm, nhiều năm sau đó nó vẫn còn tiếp tục được bổ sung những chi tiết nhỏ bên trong, Những trụ hành lang phía tây của Nhà thờ là tháp còn lại của công trình trước đó được xây dựng vào thế kỷ thứ XII.
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Hình ảnh và tượng trên cổng và mặt ngoài Nhà thờ với nội dung chính miêu tả cuộc đời của Đức Mẹ, Chúa Jesus và những nhân vật trong Kinh Thánh.
Gian chính điện của Nhà thờ có 3 cửa chính, bên trên có những hình vẽ về cuộc đời của Chúa Jesus. Cửa phía Bắc và Nam được trang trí những bức tượng với chủ để trong Kinh Cựu Ước và Kinh Thánh truyền thống. Mái của Nhà thờ có hình mũi nhọn chính là hai gác chuông cổ. Một gác được xây dựng vào thế kỷ thứ XII, còn cái kia lại được xây dựng sau đó 4 thế kỷ là thế kỷ thứ XVI. Người xây dựng nên gác chuông thứ hai có tên là Yehan de Beauce, ông xây dựng tháp chuông theo kiến trúc Gothic với ảnh hưởng từ kiến trúc thời phục hưng. Phần lan can đá chỗ mà ngày nay dàn đồng ca vẫn đứng hát cũng do Yehan de Beauce thiết kế cùng. Khu hầm mộ dưới giáo đường được xây dựng trong suốt 2 thế kỷ từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XI.
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Những ô kính màu được coi như những bức tranh kính tuyệt tác góp phần tạo nên sự nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà
Có thể nói toàn bộ Nhà thờ Đức bà là một viện bảo tàng tuyệt đẹp với những bộ sưu tập và những tác phẩm nghệ thuật cổ về Đức mẹ Đồng Trinh phong phú nhất trên thế giới. Bên cạnh kiến trúc Gothic đặc trưng, Nhà thờ còn sở hữu bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh nổi tiếng được đánh giá là kiệt tác của thế giới.
Thánh đường của nhà thờ rộng và cao hơn so với những nhà thờ xây dựng trước thời gian này. Nhà thờ có cổng cộng một đại sảnh ( gian chính điện ) và 7 gian không đều nhau được phan bổ hai bên cánh phía Đông và phía Tây. Tổng diện tích trong lòng thánh đường là 580 m2 với chiều cao 36,55 mét.
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Các cổng ra vào nhà thờ cũng được thiết kế rất đẹp. Cổng Nam có phù điêu và tượng miêu tả sự xuất hiện lần đầu tiên của Chúa Jesus, với hình tượng đứa trẻ sơ sinh nằm trong vòng tay Đức Mẹ Đồng Trình. Cổng Bắc có hình ảnh miêu tả sứ mệnh của Chúa Jesus nơi trần thế. Cổng giữa, cổng trung tâm có hình ảnh ngày chúa tái thế, cảnh Nữ thánh Anne đang bế Đức Mẹ Đồng Trinh lúc thơ ấu. Ngoài ra, hai bên cổng người ta còn nhìn thấy nhiều nhân vật của kinh Cựu ước, kinh Tân ước như: Thánh Pierre, thánh Baptiste, thánh Jean...Trên đỉnh của cổng vòm còn có hình ảnh Chúa sáng tạo ra thế giới với cuộc sống của Adam và Eva..
Mặc dù có kiến trúc đẹp và độc đáo như vậy nhưng điểm khiến cho nhà thờ nổi tiếng nhất lại là những giàn kính màu. Thời kỳ Trung cổ kính màu không có vẻ trong suốt và rực rỡ như bây giờ mà có màu đục, sẫm như đá quý. Nếu vào trong nhà thờ thì phải 1 lúc mới quen được với mức độ ánh sáng ở đây, chính khó khăn này lại là đặc điểm rất riêng của nhà thờ Đức Bà.
Nhà thờ Đức Bà Chartres không phải những năm gần đây mới nổi tiếng mà nó đã nổi tiếng từ thế kỷ thứ XIII bởi những bức tranh kính màu. Bốn tấm kính cổ nhất ở đây có từ giữa thế kỷ VIII, tổng cộng nhà thờ có 173 tấm kính gắn ở các cửa sổ với tổng diện tích lên tới 2.000 m2. Ánh sáng từ bên ngoài hắt qua các ô cửa kính tạo thành đủ màu sắc: đỏ, lam, lục, vàng, tím....bên trong nhà thờ. Mỗi tranh kính ở đây đều miêu tả một tình tiết trong Kinh Thánh hoặc trong lịch sử của Giáo hội. Nhờ những bức tranh kính này mà nơi đây giống như một thư viện lớn, một viện bảo tàng hơn là một nhà thờ. Tất cả những bức tranh kính đã tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp, nhẹ nhàng, làm giảm bầu không khí trang nghiêm vốn có ở các nơi thờ phụng.
Cho đến nay, nếu như đến thăm nước Pháp, du khách sẽ nhận thấy nhà thờ Đức Bà Chartres luôn là điểm đến được lựa chọn hàng đầu không chỉ bởi nó nổi tiếng mà thực sự kiến trúc và những tác phẩm trong nhà thờ là những tuyệt tác của nghệ thuật.
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres - Pháp
Cập nhật: 03/12/2015 Theo disanthegioi

11 công trình kiến trúc cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

Một số công trình cổ đại đồ sộ trên thế giới có niên đại hàng ngàn năm được xây dựng hết sức công phu và chính xác khiến các kiến trúc sư, kỹ sư, các nhà khoa học không khỏi ngỡ ngàng và thán phục.
Kể từ khi được phát hiện, các nhà khoa học đã mất hàng chục, thậm chí hàng trăm năm để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi ai, tại sao và làm thế nào mà những công trình độ sộ đó được dựng lên. Nhưng cho tới nay, những câu hỏi đó vẫn là bí ẩn chưa thể giải mã khiến các nhà khoa học đau đầu.

1. Stonehenge, Anh Quốc

Những cột đá bí ẩn ở nước Anh
Những cột đá bí ẩn ở nước Anh. (Ảnh: pixabay.com).
Theo truyền thuyết, những cột đá bí ẩn này được pháp sư Merlin xây dựng lên. Nhưng các nhà khoa học cho rằng, Stonehenge đã xuất hiện trước khi Merlin, người thân tín với vua Arthur ra đời khá lâu.
Khu vực quanh Stonehenge hàng trăm km không hề có nơi nào để khai thác đá, nghĩa là những tảng đá khổng lồ này đã được vận chuyển từ nơi rất xa đến. Nhưng người xưa đã làm thế nào thì đây vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời.
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn không biết rõ ai và mục đích xây dựng của công trình này là gì. Rất có thể đó là đài quan sát thiên văn do vị trí của các hốc đá nằm đúng với những thiên thể trong hệ Mặt Trời, hoặc là nơi cầu nguyện với thần thánh của các linh mục Celtic... Nhưng tất cả chỉ là giả thuyết chứ không có bằng chứng cụ thể nào.

2. Baalbek, Lebanon

 Baalbek, Lebanon
Ảnh: Anton Ivanov.
Ngôi đền này thuộc quần thể kiến trúc cổ tại Lebanon, là tàn tích để lại của thành phố Baalbek từng phát triển cực thịnh vượng. Theo truyền thuyết, ngôi đền này chính là nền móng của ngọn tháp Babel vĩ đại trong Kinh Thánh.
Ngôi đền được xây dựng bằng những khối đá có trọng lượng lên đến 1.000 tấn trong khi các khối đá lớn nhất ở Kim tự tháp Ai Cập chỉ nặng 90 tấn. Vậy bằng cách nào mà người La Mã cổ đại không có kỹ thuật, công nghệ nào mà vẫn có thể xếp chồng những khối đá có trọng lượng khổng lồ để xây nên ngôi đền kỳ vĩ này?

3. Newgrange, Ireland

Newgrange, Ireland
Ảnh: Internet.
Mặc dù được một công ty xây dựng phát hiện ra Newgrange từ thế kỷ 17, nhưng mãi 300 năm sau giới khoa học mới bắt đầu nghiên cứu về những bí ẩn của công trình này.
Các nhà khoa học đã tìm thấy những lối đi với đường tròn hoàn hảo, có niên đại còn lớn hơn các Kim tự tháp ở Ai Cập, ở trung tâm là những ngôi mộ.
Nếu quan sát từ bên trong lăng mộ này vào ngày Đông chí và Hạ chí, chúng ta có thể chiêm ngưỡng một hiện tượng cực kỳ thú vị, những tia sáng của các vì sao sẽ lấp đầy những căn phòng. Người Ailen tin rằng nơi đây là thế giới thần tiên, nơi ở của những chú lùn và tiên nữ.

4. Mộ người Celt, bắc Caucasus, Nga

Mộ người Celt, bắc Caucasus, Nga
Ảnh: mariakraynova.
Một ngôi mộ cổ có niên đại lên tới 5000 năm có cấu trúc rất đặc biệt. Nằm trên một sườn núi, ngôi mộ được xây bằng những khối đá nặng hàng tấn mài rất phẳng, có những lỗ nhỏ có thể đóng lại được bằng những cái nắp cùng khổ.
Đặc biệt, những kết cấu được kết nối với nhau chính xác đến mức, chúng không cần những thanh xà hay vật liệu gì để ghép nối.

5. Tikal, Guatemala

Tikal, Guatemala
Ảnh: Simon Dannhauer.
Tikal là một trong những thành phố cổ đông dân cư nhất của người Maya nằm sâu trong rừng rậm. Tại thành phố này có những ao nước nhân tạo, một cánh đồng lớn, một sân chơi các trò thể thao dân gian, một cung điện. Tikal được mệnh danh là "Thành phố của tiếng vọng" hay "Thành phố của sự thì thầm vang vọng" vì chỉ cần một lời thì thầm dù nhỏ nhất cũng bị dội âm khắp thành phố cổ này.
Đặc biệt, tại thành phố cổ này tồn tại những kim tự tháp có hình dạng vuông vức tuyệt đối nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết được chức năng của chúng là gì.

6. Mê cung đá trên đảo Bolshoi Zayatsky, Nga

Mê cung đá trên đảo Bolshoi Zayatsky, Nga
Ảnh: Internet.
Hòn đảo Solovetsky nằm bên bở biển Trắng ở Nga được tô điểm bởi những mê cung đá cổ đại kỳ lạ, có hình dạng bậc thang xoắn ốc, được gọi là Babylons. Mê cung đá đặc biệt này có lối vào và lối ra giống như nhau.
Rất nhiều giả thuyết đưa ra về nguyên nhân và mục đích tồn tại của nó từ hàng nghìn năm trước như một cái bẫy, một nơi dùng trong các nghi thức truyền thống, thực hiện các nghi lễ kết nối với thế giới tâm linh... Nhưng tất cả mới chỉ là giả thuyết và cho tới nay các nhà khoa học vẫn đang điên đầu đi tìm câu trả lời.

7. Petra, Jordan

Petra, Jordan
Ảnh: Pocholo Calapre.
Rất nhiều bức tượng được tạc trên vách đá cao hơn 900 mét so với mực nước biển trên sườn núi Hor. Những người thợ đã phải cực kỳ kiên nhẫn khi đục đẽo cả khối đá lớn để tạo nên một kiệt tác như thế.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, đây là cổng vào của một ngôi đền hoặc một lăng mộ cổ đại nhưng họ chưa tìm được bằng chứng lý giải cho giả thuyết đó. Ngoài mục đích tạo nên nó, các nhà nghiên cứu cũng không biết được cách những người cổ đại đã tạo ra nó ở độ cao như vậy, phải chăng họ sử dụng giàn giáo?

8. Đội quân đất nung, Trung Quốc

Đội quân đất nung, Trung Quốc
Ảnh: Internet.
Cho tới nay, các nhà khảo cổ mới phát hiện khoảng 2000 tượng binh sĩ bằng đất nung trong tổng số khoảng 8000 tượng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, sau 40 năm tìm kiếm. Đội quân đặc biệt này được tạo ra từ năm 200 trước Công nguyên.
Điều gây ngạc nhiên với các nhà khoa học, là mỗi bức tượng trong hàng ngàn bức tượng được tạo ra với kích thước như người thật và chính xác đến từng chi tiết này đều mang được điểm riêng từ quần áo, tóc tai cho tới nét mặt. Không thể tìm thấy hai bức tượng hoàn toàn giống nhau.

9. Angkor Wat, Cambodia

Angkor Wat, Cambodia
Ảnh: lastdjedai.
Cụm đền Angkor Wat tại Campuchia của người Khmer được coi là công trình tín ngưỡng rộng lớn nhất trên thế giới.
Đây là một quần thể với 200 đền thờ được đặt tại những vị trí được tính toán trước trải rộng trên diện tích 162ha. Điểm đặc biệt của quần thể kiến trúc này là dù đứng ở bất cứ góc nào, khách du lịch cũng chỉ có thể nhìn thấy được ba ngôi đền cùng một lúc.
Lối thoát nước cũng được người Khmer xây dựng rất khoa học, khi mùa mưa đến, nước sẽ ngập những nơi được vẽ ra và biến khu này thành một hòn đảo giữa biển nước bao la.
Những bức tường rất dày đặc, không thể tìm thấy những kẽ hở. Những viên đá rất phẳng, chúng được xây dựng và tính toán nhằm đảm bảo chịu được tổng khối lượng của công trình.

10. Đảo Phục Sinh, Chile

Đảo Phục Sinh, Chile
(Ảnh: Amy Nichole Harris).
Một hòn đảo nhỏ nằm giữa Thái Bình Dương được bao phủ xung quanh bởi 887 tượng đá hình người khổng lồ (Moai) được tạc bởi người Rapa Nui vào giữa những năm 1250 - 1500.
Mỗi bức tượng Moai có trọng lượng lên tới 75 tấn và cao khoảng 10m, thậm chí có bức nặng tới 270 tấn và cao 21m. Có nhiều bằng chứng được tìm thấy chứng minh rằng chúng đã được vận chuyển đến đây từ một nơi khác. Nhưng người Rapa Nui dựng những bức tượng Moai để làm gì và họ đã làm thế nào để di chuyển chúng chôn khắp hòn đảo?

11. Đại Nhân sư Giza, Ai Cập

Đại Nhân sư Giza, Ai Cập
Ảnh: Internet.
Những bức tượng nhân sư tồn tại qua hàng ngàn năm giữa sa mạc bao la có lẽ là bí ẩn lớn nhất mọi thời đại. Các nhà nghiên cứu cho rằng các bức tượng nhân sư là công trình của các Pharaohs và bên trong là những căn phòng với các lối đi được tạo ra rất khoa học.
Trải qua rất nhiều trận lụt lớn, nhưng các tượng nhân sư vẫn trường tồn mãi suốt hơn 5 thiên niên kỷ qua.
Thứ Năm, 01/06/2017 07:42

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH