GIAN NAN TÌNH NGƯỜI 21

-Thiên nhiên ban cho sinh vật tính luyến ái để duy trì nòi giống, dung dưỡng sự sống. Luyến ái có nguồn gốc bản năng.
- Ở động vật, tính luyến ái có phát triển, nhưng ở mức độ vừa phải, đúng mức cần thiết.
-Ở người, vì có tư duy trừu tượng mà tính luyến ái phát triển vượt bậc thành tình yêu, tình thương, nhiều lúc tăng giảm vượt giới hạn, vô lối, từ đó mà có những  hành động như quỉ dữ, vì danh lợi phi lý trí, mù quáng, dẫn đến tội ác man rợ. 
-Có thể nói, tính luyến ái ở con người chính là tình yêu thương. Ở trong giới hạn, nó là mặt phải nhân tính, thánh thiện. Vượt giới hạn, nó là mặt trái nhân tính, trở thành ác quỉ.

---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
RANH GIỚI TRẮNG ĐEN ★ Mãnh hổ sa lưới| 

Điểm mặt những "con hổ" quyền lực TQ sa lưới

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, TQ đã tiến hành điều tra 25.000 người. Con số này tăng trung bình 14% mỗi năm. Trong đó, đã có 182.000 quan chức bị trừng phạt, tăng 13,3% mỗi năm.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều "con ruồi" thuộc giới truyền thông nước này đã bị bắt. Mới đây nhất, ngày 30/7 vừa qua, giám đốc kênh phim tài liệu CCTV9 của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) Lưu Văn vừa bị bắt giữ vì tình nghi tham nhũng. Theo China Daily,a Kiểm toán nhà nước phát hiện những sai trái về tài chính của ông Lưu trong vấn đề quảng cáo và thuê tư liệu từ đối tác.
Ông Lưu là lãnh đạo CCTV thứ hai bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng trên diện rộng do Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khởi xướng. Trước đó, tháng 5/2014, Quách Chấn Tỉ, người đứng đầu kênh tin tức tài chính CCTV2 đã bị bắt do tình nghi tham nhũng.
Đến tháng 7, thêm ba nhân viên CCTV khác bị bắt giữ để điều tra. Trong đó có phóng viên, phát thanh viên "sừng sỏ" trong lĩnh vực tài chính kinh tế của Đài Truyền hình trung ương (CCTV) Nhuế Thành Cương đã bị bắt vì liên quan đến tham nhũng, ngay trước giờ lên sóng vào ngày 11/7.
Nhưng không chỉ "diệt ruồi", hàng loạt hổ, những nhân vật tiếng tăm trong chính trường TQ, đã phải chịu điều tra và kết án.
Ngày 23/6, truyền thông đưa tin ông Lưu Thiết Nam, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC - chức vụ tương đương thứ trưởng) chính thức bị buộc tội tham nhũng. Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Viện Kiểm sát TQ cho biết quan chức này bị buộc tội lợi dụng chức vụ để làm lợi cho người thân và nhận "những món tiền hối lộ rất lớn."
Trước đó, tháng 5/2013, Cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản TQ thông báo trên trang web chính thức cho hay Lưu Thiết Nam "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Khi ấy, ngoài chức vụ tại NDRC, cơ quan duyệt xét tất cả các dự án công nghệ lớn, Lưu Thiết Nam còn lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Quốc gia TQ (NEA).
Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh. Ảnh: CFP
Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh. Ảnh: CFP
 
"Con hổ" tiếp theo bị kết án tù là Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị TQ. Ông Bạc bị án tù chung thân ngày 22/9/2013 vì các tội nhận hối lộ (20,4 triệu Nhân dân tệ, tương đương khoảng 3,3 triệu USD), biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Phiên xử ông Bạc thu hút sự quan tâm lớn của dư luận TQ vì được tường thuật trực tiếp thông qua tài khoản mạng xã hội của Tòa án Trung cấp Tế Nam, điều chưa từng có tiền lệ. Bạc Hy Lai kháng án, nhưng tháng 10/2013, Tòa án nhân dân tối cao tỉnh Sơn Đông tuyên giữ nguyên án sơ thẩm.
Chưa hết, ông Bạc cũng chính là đầu mối để ông Tập đào sâu hơn vào "đường dây tham nhũng cấp cao" trong bộ máy chính quyền Trung ương. Kết quả là Chu Trấn Hoành - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Đông, kiêm cựu Chủ tịch Mặt trận Thống nhất tỉnh đã bị tuyên án tử hình (ngày 28/2/2014) nhưng hoãn thi hành án 2 năm. Ông Chu đã nhận hối lộ hơn 4 triệu USD. Bên cạnh đó, ông này cũng không giải thích được nguồn gốc 6 triệu USD tài sản của mình. Ông này lần đầu tiên bị điều tra vào năm 2012.
Đầu tháng 7/2013, Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng đường sắt đã chịu án tử hình treo vì cáo buộc dính líu đến một vụ tham nhũng 130 triệu USD và lợi dụng quyền lực. Theo cáo trạng, ông Lưu đã lợi dụng quyền hành của mình để nâng đỡ 11 người thăng quan tiến chức và giành được các hợp đồng trong dự án đường sắt, nhận 64,6 triệu Nhân dân tệ (khoảng 10,5 triệu USD) tiền hối lộ từ năm 1986 đến 2011.
Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt cái tên đang bị điều tra tài sản như Tô Vinh, cựu bí thư Đảng ủy Cam Túc, Thanh Hải và Giang Tây trước khi trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Bên cạnh ông Tô, cảnh sát đã phát hiện Vi Bằng Nguyên, Phó Trưởng phòng Quản lý than thuộc Ủy ban Quản lý Năng lượng Quốc gia, cất giữ số tiền mặt có được do tham nhũng lên tới 100 triệu Nhân dân tệ (16 triệu USD) tại nhà, v.v...
Ông Từ Tài Hậu khi còn làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ảnh: THX
Ông Từ Tài Hậu khi còn làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ảnh: THX
 
Tuy nhiên, có hai vụ đáng chú ý hơn cả là Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu. Đầu tiên là việc khai trừ Đảng với cáo buộc tham nhũng nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương TQ Từ Tài Hậu trên giường bệnh vào 30/6/2014, trước sinh nhật lần thứ 71 tuổi một ngày. Chưa hết, việc đưa ông Từ ra trước tòa án binh được xem như bước đi quyết liệt của chính quyền của ông Tập. Bởi lẽ, Từ Tài Hậu là một trong những nguyên lão có tiếng nói quan trọng trong quân đội nước này.
Ông Từ Tài Hậu là quan chức cấp cao nhất của quân đội TQ từ trước tới nay bị khai trừ đảng và truy tố với tội danh nhận tiền, quà cùng các lợi ích khác để thăng quân hàm cho các sĩ quan cấp dưới. So với Trung tướng Cốc Tuấn Sơn bị sa thải vào tháng 3/2014, Từ Tài Hậu mới là "con hổ" thực sự.
Tiếp theo là vụ án "rúng động TQ" của Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Chỉ một tháng sau khi ban lãnh đạo đảng Cộng sản TQ khai trừ Từ Tài Hậu, cuối tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh đã công bố một cuộc điều tra chính thức đối với Chu Vĩnh Khang, người từng được coi là "vua an ninh" của TQ, đã về hưu trên cương vị ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vào năm 2012.
Cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Ảnh: Reuters
Cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Ảnh: Reuters
 
Nếu như Từ Tài Hậu là quan chức quân đội cấp cao cấp nhất bị bắt cho đến nay thì vụ án của Chu Vĩnh Khang là vụ án lớn nhất từ trước đến nay. Khoảng 14 tỉ USD tài sản của ông Chu đã bị thu giữ để điều tra. Trước đó, hàng loạt những đồng minh thân cận của ông Chu đã bị kết án, bao gồm: Bạc Hy Lai, Chu Bân, Lưu Hán. Bên cạnh đó, những quan chức thân cận của Chu Vĩnh Khang cũng đang bị điều tra như Quách Vĩnh Tường, Tưởng Khiết Mẫn, Ký Văn Lâm,...
Trang tin chính thức của Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương (Central Commission for Discipline Inspection) của ĐCS Trung Quốc hiện thời đã trở thành trang web có số lượng truy cập đông đảo của cộng đồng mạng nhằm theo dõi các diễn tiến mới nhất của chiến dịch này.
Hành động của chính quyền TQ cũng gây bất ngờ cho người dân. Vụ án Chu Vĩnh Khang mới đây cho thấy chính quyền sẵn sàng tiến hành điều tra cả cán bộ cấp cao đã về hưu. Theo các nhà nghiên cứu và bình luận, chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" một lần nữa cho thấy bản chất khó mà đoán trước được của nền chính trị TQ.
(Còn nữa)
Theo An Đỗ - Thụy Điển
Vietnamnet

Muốn làm người tốt lắm mà sợ làm ơn mắc oán

Không giúp thì áy náy lương tâm mà giúp rồi thì mang vạ. Đừng hỏi sao Lục Vân Tiên thời nay càng ngày càng hiếm.
Giúp người đi viện, bị đánh dã man
Câu chuyện “Đi trên đường thấy người bị thương liền đưa đi cấp cứu, ra cổng bệnh viện bị chính người mình vừa giúp đánh dã man” đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
Thầy Tôn Long Hạ (Trường ĐH Văn hóa TP.HCM). Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Theo chia sẻ, câu chuyện "éo le" này xảy ra khoảng 1 giờ chiều 22-11. Chúng tôi xin được trích đăng dưới đây:
“Một bạn gái đi đến ngã ba Thái Lan, Tam Phước, Biên Hòa để mua cơm thì gặp hai nhóm thanh niên đánh nhau, một số người bị thương và chảy máu khá nhiều.
Cô gái thấy họ chảy máu quá nhiều, sau đó đã đưa xuống BV Long Thành để băng bó vết thương và điều trị.
Cô gái chăm sóc người gặp nạn rất nhiệt tình, chu đáo dù không có thân quen. Thế nhưng sau đó tại cửa bệnh viện, cô gái đó lại bị chính những người mình đã cứu đánh tới tấp dẫn đến thương tích đầy người!
Ngay sau đó cô gái đã có trình báo đến cơ quan công an để giải quyết vụ việc.”
Hiện tại chưa xác thực được tính chân thật của câu chuyện này. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ “làm ơn mắc oán là chuyện đùa” thì nhân đây tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện tương tự. Bạn tôi, thầy Tôn Long Hạ (Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM) chính là nạn nhân.
Hôm đó, anh thấy một cô gái bị tông xe ngã. Kẻ tông trúng cô đã rồ ga bỏ chạy, chỉ còn cô gái ngã trên đất vẫn chưa dậy được. Anh vội vã dừng lại, dựng xe và đỡ cô gái vào lề đường.
“Tôi còn hỏi cổ xem có cần hỗ trợ gì không, bảo gọi liền cho người nhà tới đón, có gì còn đi bệnh viện khám. Chút xíu sau, có người nhà tới, là một người đàn ông. Anh ta không nói không rằng đạp tôi một cái lộn nhào. Tôi xua tay bảo nhầm rồi tôi chỉ là người đi đường dừng lại giúp, rồi những người xung quanh can ngăn nói thêm rằng tôi không phải là thủ phạm, anh ta mới dừng lại. Điều tôi buồn là cô kia cũng không một lời giải thích. Anh kia biết đánh nhầm người cũng không một lời xin lỗi” - thầy Hạ nhớ lại.
Chỉ cần tâm an yên là đủ”
Khi tôi hỏi: “Liệu những lần sau thấy người bị nạn vậy, anh còn giúp đỡ không?”. Anh cười, bảo thực ra anh bị đánh vì giúp người mấy lần rồi, đó không phải là lần đầu.
"Cứ tự an ủi mình người ta nóng nên mới hành động vậy, chứ chẳng lẽ thấy người ta vậy không giúp. Cứ đặt mình vào vị trí người ta để cảm thông thôi. Chỉ cần thấy nhẹ nhõm, về nhà tâm an yên là đủ. Nhưng nhiều khi nghĩ cũng buồn thiệt”, anh bảo vậy.
Đừng hỏi tại sao con người ngày càng vô cảm!
Thực ra những trường hợp giúp người rồi bị chính người mình giúp hại nhiều lắm. Bạn tôi thấy người bị tai nạn xe, đưa vào bệnh viện, nộp cả tiền viện phí giúp để cứu mạng. Vậy mà khi người nhà đến, “ân nhân” lại được một trận no đòn vì bị nghi là kẻ gây tai nạn. Lại có trường hợp nộp viện phí xong bị quỵt luôn vì “nhà nghèo quá không có tiền trả”.
Tôi kể lại những câu chuyện này không phải muốn gieo rắc suy nghĩ tiêu cực. Nhưng…
Trên đời không phải ai cũng nghĩ được như thầy Tôn Long Hạ.
Trên đời không phải ai cũng sẵn sàng giơ tay hỗ trợ người khác mọi lúc, mọi nơi dù bị đòn oan.
Cứ thử đọc những bình luận: “Giờ bỏ đi thì thấy chết mà không cứu lại dằn vặt lương tâm, cứu xong còn ăn cả quả hội đồng quyền cước vào mặt thế thì xin nghỉ thôi, làm ơn mắc oán quá”, “Vì thế nên ra đường cứ theo tiêu chí. Thương người hại mình”… thấy trong lòng vừa buồn mà lại không trách được.
Nếu đám đông cứ nóng giận là hành xử hồ đồ, không xét trước nhìn sau kiểu đánh trước nói sau hỏi sao Lục Vân Tiên thời nay càng ngày càng hiếm. Có khó gì đâu vài câu hỏi lại để minh định vấn đề, hỏi chính người mình nghi ngờ, hỏi những người xung quanh... rất nhiều nhân chứng mà.
Một người bạn tôi từng nói: “Kể cả đó là thủ phạm gây tai nạn thì ít nhất họ cũng dừng lại đưa mình vào viện, chớ không bỏ trốn. Họ bỏ mình nằm đó biết đâu chết queo rồi!”.
NGUYỄN TRÀ

Làm ơn mắc oán, cụ bà bị thanh niên mình cưu mang 12 năm sát hại

Bất mãn vì chủ nhà nghi ngờ mình trộm tiền, Lâm Côn Phong đã hẹn hai đồng bọn đến nhà, trói hai mẹ con chủ nhà vào ghế và đánh đập, lấy đi các tài sản có giá trị.
Sự việc cụ bà họ Lý Tô bị sát hại một cách dã man bởi chính thanh niên gia đình bà đã cưu mang 12 năm làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận Đài Loan hồi tháng 7/2018.
Theo báo cáo điều tra, bà Lý Tô (90 tuổi) có 3 người con trai và 6 người con gái, tuy nhiều con, bà vẫn ở một mình trong căn hộ chung cư ở khu Tân Trang, thành phố Tân Bắc. Hơn 12 năm trước, con trai út của bà quen biết Lâm Côn Phong (34 tuổi, ngụ Đài Bắc, Đài Loan) khi đó còn là một thanh niên chưa đến 20 tuổi.
Thấy Phong ngoan ngoãn biết điều, hoàn cảnh khó khăn nên gia đình mời về ở trong căn nhà rộng của bà. Như vậy, Phong vừa có chỗ ở, bà cũng có người trông nom hàng ngày. Bà cũng coi Phong như con cháu trong nhà.
Lam on mac oan, cu ba bi thanh nien minh cuu mang 12 nam sat hai hinh anh 1
Lâm Côn Phong khi bị bắt. Ảnh: Ettoday.

Những biểu hiện lạ

Anh này làm nghề tự do, lúc có lúc không có việc làm nên điều kiện kinh tế eo hẹp, gần đây trong nhà hay mất đồ, Phong cũng có những biểu hiện lạ. Phong thường xuyên mượn tiền bà chủ nhưng chưa trả lần nào. Lại thêm con trai bà nhờ Phong đi nộp thuế xe hơi 7.000 Đài tệ, Phong cũng không nộp, đến khi cục thuế thông báo gia đình mới vỡ lẽ hóa ra Phong đã tiêu số tiền đó và không hề nộp như đã nói.
Tình nghĩa bà cháu 12 năm bắt đầu có những rạn nứt. Tuy nghi ngờ Phong, gia đình Lý Tô không hề làm ầm chuyện, họ chỉ lịch sự mời Phong chuyển đi nơi khác ở. Phong cứ khất lần và vẫn tiếp tục ở lại. Vì chuyện này mà giữa Phong và gia đình bà chủ đã nhiều lần tranh cãi.
Bất mãn trong lòng, Phong ấp ủ kế hoạch trộm hết tài sản của bà Lý Tô rồi đi. Ngày 25/7/2018, Phong cùng hai người khác là Trương Hựu Hòa (37 tuổi), Bành Dịch Hạo (33 tuổi) thực hiện kế hoạch cướp của.
Đầu tiên Hòa giả bệnh đi khám để lấy thuốc an thần, sau đó đưa lại cho Phong. Chiều tối, Phong trở về nhà nói dối bà cụ anh ta có mua cho bà thuốc bổ gan, con gái thứ ba của bà năm nay 67 tuổi cũng ở đó nên anh cho cả hai cùng uống thuốc an thần. Không nghi ngờ gì “đứa cháu” mình cưu mang 12 năm, hai mẹ con cụ bà uống xong không lâu thì ngủ li bì.
Ngay sau khi hai mẹ con cụ bà ngủ say ba tên hung thủ ngay lập tức hành động. Chúng dùng băng keo dán chặt miệng nạn nhân. Cụ bà dù đã 90 tuổi vẫn bị chúng buộc dây thừng vào cổ, hai tay giơ cao buộc chặt vào lưng ghế, con gái bà bị trói tay trước ngực và trên mặt phủ lên một chiếc khăn lớn để che mắt, cả hai đều bị nhét mút cách âm vào tai.
Lam on mac oan, cu ba bi thanh nien minh cuu mang 12 nam sat hai hinh anh 2
Những chiếc dây thừng dùng để trói nạn nhân. Ảnh: Apple Daily.
Ba hung thủ bắt đầu lục soát căn nhà, chúng lấy đi 60.000 Đài tệ (khoảng 2.000 USD), nhẫn vàng, các trang sức có giá trị, và một số thẻ ngân hàng. Phong rời khỏi hiện trường ngay sau đó. Còn lại Hòa và Hạo, chúng dội nước cho nạn nhân tỉnh sau đó bức hỏi mật mã thẻ ngân hàng. Khi bị nạn nhân từ chối cung cấp hai tên hung thủ dùng vũ lực đánh đập, siết cổ hai mẹ con.
Khoảng 19h, con trai bà Lý Tô đến nhà, nghe tiếng gõ cửa hai tên hung thủ trốn thoát theo đường cửa sổ. Để lại nạn nhân trên nền nhà với thân thể đầy thương tích.
Con trai cụ không có chìa khóa nên rời đi, tuy nhiên sau đó do không liên lạc được với mẹ nên báo cảnh sát.

Làm ơn mắc oán

Sáng 26/7, sau khi phá cửa vào nhà cảnh sát phát hiện hai mẹ con cụ bà Lý Tô nằm dưới sàn nhà, toàn thân nhiều chỗ bị bầm dập, tay chân bị trói và miệng bị bịt chặt bằng băng keo, trên người phủ lên chiếc chăn dày. Căn phòng rất lạnh do máy lạnh được mở ở mức to nhất.
Cụ bà Lý Tô được xác định đã tử vong, con gái cụ bị thương nặng chỉ còn thở rất yếu và được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.
Sau khi biết tin cụ bà đã chết, 3 hung thủ hẹn gặp mặt để bàn bạc việc chạy trốn. Ngay tối đó Phong, Hòa lái xe máy trốn xuống khu vực phía nam Đài Loan. Hạo vẫn ở nhà.
Lam on mac oan, cu ba bi thanh nien minh cuu mang 12 nam sat hai hinh anh 3
Lâm Côn Phong trên đường chạy trốn. Ảnh: Apple Daily.
Các mũi trinh sát tỏa ra các hướng truy bắt tội phạm, tối 27/7, cảnh sát bắt được Hạo tại nhà riêng khu Bản Kiều, rạng sáng 28/7 bắt được Phong và Hòa vẫn đang say ngủ trong một khách sạn nhỏ thuộc thành phố Nam Đầu.
Trước cơ quan điều tra Phong vẫn biện hộ cho hành động của mình. Hắn khai trói nạn nhân lại để nạn nhân không chạy trốn được, bịt miệng nạn nhân lại là đề phòng họ kêu cứu, cho họ uống thuốc là để thuận tiện cho việc lục soát trộm đồ trong nhà. Anh ta còn nói mở máy lạnh lớn là để nạn nhân ngủ ngon hơn và hắn còn đắp chăn cho nạn nhân để họ tránh bị cảm.
Phong khai chỉ muốn cướp tài sản chứ không hề có ý giết người, sự việc chỉ là ngoài ý muốn. Khi được hỏi về việc giết cụ bà đã cưu mang mình 12 năm trời hắn có cảm thấy hối hận không? Phong gật đầu không nói. Không ai biết có hối hận thật hay không.
Ngày 24/10/2018 việc điều tra kết thúc. Với những hành động mất nhân tính, thủ đoạn dã man và máu lạnh, viện kiểm sát truy tố ba đối tượng Lâm Cao Phong, Trương Hựu Hòa, Bành Dịch Hạo tội danh Giết người, Cướp của và đề nghị tòa án tuyên phạt ba bị cáo mức án tử hình.

Trung Quốc: Giúp người sợ vạ đến thân?!

0 Đỗ Mai (Tổng hợp)
ANTĐ Nếu đang đi trên đường, thấy một người gặp nạn, bạn giúp đỡ hay không? Câu hỏi thường xuất hiện ở các bài giảng về giáo dục đạo đức và lối sống trong sách truyện mẫu giáo tiểu học, hiện nay lại trở thành tiêu điểm thu hút nhiều ý kiến trái chiều tại Trung Quốc.
ảnh 1
Tiểu Hóa, 9 tuổi, mếu máo kể lại trường hợp đỡ bà cụ nhưng lại bị bắt vạ

Làm ơn mắc oán

Tháng 11-2013, trên trang People.com Trung Quốc đăng tải vụ việc một phụ nữ 65 tuổi đòi tiền bồi thường từ gia đình một cậu bé vì cho rằng cậu bé này đã lao về phía bà và khiến bà ngã gẫy xương đùi. Gia đình cậu bé lại cho rằng, cậu bé và 2 người bạn vì đỡ bà cụ ngã mà đã bị bà này “tống tiền” vô cớ.  “Khi chúng cháu đang chơi thì nhìn thấy một cụ bà bị ngã cách đó không xa, bà cụ nhìn thấy chúng cháu đã gọi to, nhờ chúng cháu chạy ra đỡ dậy. Không ngờ khi vừa đỡ bà ngồi dậy, bà ấy đã nắm chặt tay cháu, rồi nói rằng chính chúng cháu lao vào bà” -  Tiểu Hóa, 9 tuổi, mếu máo kể lại. Một nhân chứng cho biết: “Vị trí bà lão ngã cách nhà tôi chưa đến 10m, chính mắt tôi nhìn thấy bà ấy tự ngã”. Tuy nhiên, bà lão vẫn nhất quyết nói bị đẩy ngã và cho biết “sẽ kiện đến cùng để đòi công lý”. Hiện sự việc đã qua nhiều tháng điều tra, nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Có lẽ nhờ “thấm nhuần bài học” từ nhiều trường hợp bị bắt vạ giữa đường nên ở Trung Quốc mới xảy ra một sự việc khá kỳ lạ. Tại tỉnh Triết Giang, một ông lão ngã ngay giữa đường đến 50-60 phút mà không ai dám đến gần đỡ hay hỏi han ông. Vào 7h ngày 10-11-2013, một cụ ông khoảng 80 tuổi ngã úp mặt xuống đường, có vẻ cụ đã cố gắng dùng tay để đứng dậy, nhưng chân không nhúc nhắc được, đành nằm sấp giữa đường. Đây là giờ cao điểm đi làm buổi sáng, trên đường rất nhiều người qua lại, có người nhìn thấy cụ ngã nhưng đi thẳng, cũng có không ít người dừng lại xem xét. Một người đàn ông trung niên cho biết, lúc đang đánh răng trong nhà nhìn ra đường thấy cụ ngã lần thứ nhất nhưng đã tự đứng lên được, không ngờ một lúc sau cụ lại ngã lần thứ hai. Đám đông nhốn nháo lúc lâu, mới có một phụ nữ tốt bụng họ Tôn dừng xuống đỡ ông lão. “Mọi người đều không dám đỡ, nhìn ông già nằm sóng soài như vậy, tôi rất lo lắng” - người phụ nữ nói. Sau khi biết trong đám đông chưa có ai gọi xe cấp cứu, bà Tôn đã gọi điện, rồi đứng lên ra hiệu cho các phương tiện đi vòng để tránh đâm vào ông cụ. Đám đông theo đó cũng xếp thành vòng tròn bảo vệ ông. Sau khi cụ được đưa lên xe cấp cứu, mọi người mới giải tán, nhưng đâu đó vẫn nghe rõ tiếng thở dài “Thật sự là không dám ra đỡ...”.

Mầm mống của thói vô cảm

Cuộc khảo sát được 3 trường đại học Trung Quốc kết hợp thực hiện, đề tài về trách nhiệm xã hội, trong đó tập trung vào câu hỏi “Có người bị ngã, nên đỡ hay không?”. Có 64,89% người được hỏi cho rằng nên đỡ, 8% người cho rằng không nên đỡ, và 26,9% người cho rằng tùy theo tình huống để xem xét. Trong câu hỏi “Nguyên nhân không đỡ”, 87,4% người trả lời do sợ tự chuốc rắc rối vào thân, 7,2% người quan niệm không phải chuyện của mình và 5,3% người cho rằng do không có kiến thức sơ cứu nên không hành động.

Dù câu chuyện về bé Duyệt Duyệt ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, đã xảy ra cách đây 3 năm nhưng những tình tiết nhẫn tâm và vô cảm đến bàng hoàng vẫn khiến dư luận trong và ngoài Trung Quốc phẫn nộ mỗi lần nhắc tới. Tháng 10-2011, khi Duyệt Duyệt lò dò đi bộ vào một con hẻm nhỏ cách nhà khoảng 100m, ở quận Nam Hải (thành phố Phật Sơn), một chiếc xe bảy chỗ đã đâm phải cô bé, nhưng chiếc xe không dừng lại mà cả 2 bánh đã lần lượt chèn lên đùi Duyệt Duyệt. Ít phút sau, một chiếc ô tô chở hàng loại nhỏ tiếp tục cán qua người bé. Cô bé đáng thương nằm trong vũng máu khoảng 7-8 phút sau tai nạn, trong khi 18 người đi lại trên đường không một ai tới gần giúp đỡ.

Ngay trong ngày xảy ra vụ tai nạn, lái xe thứ hai đã bị bắt giữ, vài ngày sau lái xe thứ nhất mới tự ra đầu thú. Lái xe thứ 1 tên Hồ Quân, 24 tuổi, cho biết lúc đó chỉ nghĩ là xe đã cán phải một vật gì đó, không biết rằng là một đứa bé. Tuy nhiên, một số nguồn tin báo chí Trung Quốc cho biết, tại cơ quan cảnh sát, Hồ Quân có nói một câu: “Nếu cô bé chết, có thể tôi chỉ phải bỏ ra 20.000 NDT, nhưng nếu cô bé bị thương, tôi sẽ phải bồi thường đến hàng trăm nghìn tệ”.

Cách cứu người có “một không hai”

Trợ giúp người bị nạn trên đường là nghĩa vụ đạo đức và pháp lý khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, rất nhiều lái xe đã gặp phải tình cảnh “làm ơn mắc oán”, khiến họ mất oan tiền bạc và thời gian. Bởi vậy, tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc mới xuất hiện cách giúp đỡ người có “một không hai”, đó là chụp ảnh trước khi cứu.

Khoảng 11h trưa 11-2-2014, một thanh niên va chạm với một cô gái trên đường, khi chuẩn bị xuống xe đỡ nạn nhân thì thấy cô gái kêu “đau đầu”, kẻ này bỏ lại cô gái với chiếc xe đổ rồi phóng xe chạy mất. Một người đàn ông khoảng 60 tuổi đi ô tô ngang qua nhìn thấy đã giúp nạn nhân. Tiểu Thẩm – một nhân chứng tại hiện trường cho biết, “người đàn ông khoảng 60 tuổi đó bước ra giữa đường, lấy di động, đứng đối diện với cô gái rồi chụp ảnh”. Khi Tiểu Thẩm đến gần 2 người thì thấy nạn nhân vẫn kêu đau đầu, trên chiếc mũ bảo hiểm có một vết nứt lớn. “Người đàn ông ấy đúng là dũng cảm” – Tiểu Thẩm thán phục cho biết và đã ghi lại quá trình ông này giúp đỡ cô gái. Người đàn ông tốt bụng này tên Tiếu Quốc Hoa. “Lúc đó tôi cũng rất lo lắng, giúp đỡ người nhưng cũng phải biết tự bảo vệ bản thân” – ông Quốc Hoa chia sẻ. Mặc dù vậy, ông vẫn tin rằng trường hợp bắt vạ vu khống chỉ là con số nhỏ. Tin tức về hành động xử lý tình huống một cách sáng suốt của ông Tiếu Quốc Hoa đã nhanh chóng lan truyền và nhận được nhiều tán đồng của dư luận.

“Làm phúc phải tội”, “làm ơn mắc oán”… liệu rằng Lục Vân Tiên có dám làm việc tử tế?

Thứ Ba, 03.04.2018, 15:31
Trong cuộc sống hiện đại, dường như đất sống đã không còn cái thiện, lòng nhân ái, sự tương thân, tương ái… mà thay vào đó là những căn bệnh vô cảm và hành động côn đồ lại trở thành “nấm mọc sau mưa”.
“Anh hùng” xe tải ở Hải Phòng và gánh nặng sau hành động tử tế
Khi xã hội tung hô hành động của anh tài xế ở Hải Phòng cố gắng đánh lái giúp 2 nữ sinh thoát nạn trong gang tấc, thì họ cũng chỉ là người bình thường như bao nhiêu người bình thường khác. Cái mà họ được vinh danh thành người tử tế, vì họ đại diện cho lòng nhân hậu, nhân ái để sẵn sàng cứu những mạng sống người khác.
Anh tài xế ở Hải Phòng chỉ là người bình thường, vì họ vẫn biết sợ, biết được nỗi đau của 2 nữ sinh và gia đình họ, khi họ đang nằm trong sự nguy hiểm bằng cả tính mạng con người. Anh tài xế cũng không phải là anh hùng, vì bởi sau cú lộn nhào đó, anh không bỏ đi, anh không vô cảm như 2 nữ sinh kia cố gắng thoát chạy để tránh sự phiền phức và quên lời cảm ơn.
Hành động của tài xế xe tải ở Hải Phòng trở thành tấm gương cho cánh tài xê
Phía sau câu chuyện đó chúng ta lại thấy được rằng xã hội của chúng ta vẫn chưa hẳn mất đi sự tử tế. Ở đâu đó vẫn còn có những người vượt lên cái danh lợi, nỗi sợ hãi để thể hiện lòng nhân hậu và đức độ. Hình ảnh anh tài xế đánh lái cứu mạng sống của 2 nữ sinh kia, có thể là một tấm gương trong sáng trong cái tối tăm của đạo đực thời đại.
Thành thật mà nói, trước nay chúng ta luôn ác cảm với những chiếc xe tải, xe contener… khi những chiếc xe đó gây tai nạn sẽ sẵn sàng “cán chết thêm mấy phát”, vào người bị nạn để mong nhận được sự thoát tội, tránh phiền phức về sau.
Đã có rất nhiều câu chuyện ghi lại những câu nỏi dửng dưng đến lanh người, trực tiếp từ chính những cánh tài xế. Dù tất cả họ không ai mong muốn để tai nạn xảy ra, nhưng vì lợi ích trên hết của cá nhân thì thà tàn nhẫn một lần, còn hơn là để phiền hà, dây dưa cả đời đến khi sạt nghiệp mới thôi.
Bởi nếu cánh tài xế sau khi xảy ra tai nạn mà nạn nhân nằm viện, thì tài xế sẽ phải chịu mọi chi phí bệnh viện, chăm sóc thương tật, ốm đau, lễ tết… cho nạn nhân cả đời. Còn nếu họ chết, thì chỉ cần chịu một khoản phí mai táng xong là hết.
Vì vậy, với cái gọi là “lợi ích cá nhân” đó, không ít những tài xế đã chấp nhận lùi xe lại để cán thêm một phát lên người nạn nhân để cho họ chết hẳn. Đây là một sự thật, một sự thật đau lòng đối với xã hội, nhưng lại được coi là “đành phải vậy” đối với cánh tài xế.
Tháng 10/2017, vụ việc tài xế đầu kéo xe container gây tai nạn giao thông ở vòng xoay Mỹ Thủy (phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM), sau đó tài xế này tiếp tục lùi xe cán cho người bị nạn chết hẳn, rồi bỏ trốn đã khiến dư luận phẫn nộ và cho thấy được những hành vi phi nhân tính của tài xế này.
Lựa chọn cứu 2 mạng người và đền bù hơn 200 triệu cho hệ lụy của hành động phía sau, hay chấp nhận cán qua 2 mạng người để bảo hiểm và công ty chi trả bồi thường an táng? Có lẽ là điều mà anh tài xế xe tải ở Hải Phòng không thể so sánh được khi đó.
Nếu trường hợp xe tải chở đá cán qua người 2 nữ sinh đang trong tình thế gang tấc của cái chết đó xảy ra. Thì về mặt pháp luật, theo điều 220 Bộ Luật hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, anh tài xế cũng chỉ chịu tổng mức bồi thường cả về ma chay, tinh thần cũng không vượt quá 120 triệu đồng/người/vụ.
Với khoảng 240 triệu đồng phải bồi thường cho gia đình nạn nhân, bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm về một nửa số tiền theo hợp đồng, số còn lại là do công ty và cá nhân tài xế sẽ lo chịu. Vậy nên, trường hợp nếu cái chết của 2 nữ sinh kia xảy thì anh tài xế cũng sẽ chỉ phải bồi thường chưa đến 100 triệu đồng. Ít hơn cả số kinh phí sửa chữa, khôi phục nguyên trạng ban đầu, mà chủ chiếc xe bị ảnh hưởng sau cú lật nhào yêu cầu.
Nhưng cái mà có lẽ anh tài xế xe tải lựa chọn được là cứu người, đó là điều lớn lao nhất trong tâm thức của anh. Lòng nhân ái đó đã tạo nên phản xạ tự vệ có ý thức giác quan thứ 6, của anh tài xế.
Hơn 30 năm sau bộ phim Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy
“Thế nào là sự tử tế?”, câu hỏi này của thời điểm năm 1985 có thể được coi là điều gì đó rất nực cười, mỉa mai và xa với với xã hội hậu chiến, kinh tế bao cấp đầy phức tạp.
Nhưng đối với xã hội hiện nay, câu hỏi đó của đạo diễn Trần Văn Thủy vẫn còn nguyên tính thời sự. Khi mà nền kinh tế thị trường, con người chạy theo đồng tiền và lợi danh, thì sự tử tế trong xã hội đã không còn “đất sống”.
Sau 30 năm đạo diễn Trần Văn Thủy chắc chắn sẽ an lòng khi thấy được hình ảnh những cô giáo cõng bàn ghế lên vùng cao để nuôi ước mơ cho con trẻ
Muốn làm một điều gì đó tử tế, điều đơn giản đó thôi, mà trong thời đại hiện nay những người bình thường lại phải gánh chịu một hậu quả “bất thường”. Cái mà những vị “Lục Vân Tiên” đó sau khi cứu người nghĩ lại thì họ lại chấp nhận “nhắm mắt làm ngơ”, còn hơn là chịu hậu quả phía sau.
Đó là câu chuyện thực tế của anh Nguyễn Hải Sơn (35 tuổi), vào tháng 2/2017 anh Sơn đang lưu thông trên đường thì gặp một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và taxi. Cô gái trong vụ tai nạn đã điều khiển xe máy bị mất lái đâm vào đuôi xe taxi và bất tỉnh giữa đường.
Nhưng sau khi đưa cô gái vào viện, thì ngươi nhà của người bị bạn đã “trả ơn” cho ân nhân của người thân mình, bằng một nhát dao thấu phổi. Làm vị “Lục Vân Tiên” này trong cơn nguy kịch suốt mấy tuần sau đó.
Bản chất của con người vê sự tử tế là “bẩm sinh” là “nhân chi sơ tính bổn thiện”, nhưng do cơ chế thị trường và cuộc chạy đua theo đồng tiền, đã khiến những con người trong xã hội hiện nay mất đi cái “bẩm sinh” và “bổn thiện”. Chính con người đã phá vỡ đi sự tử tế, để rồi khi nhận ra rằng cuộc sống có quá nhiều sự vô ơn thì lại đi tìm sự tử tế như tìm một ánh sáng le lói trong đêm đông lạnh lẽo.
Sự tử tế mất đi, dẫn đến những đại án nghìn tỷ trong các tập đoàn nhà nước, sự thiếu minh bạch của từng cá nhân đã bớt xén đi từng con ốc, từng viên gạch, từng thanh sắt… Người quyền cao lẫn người chức vụ bé nhỏ đều ăn chia, hưởng lợi, để rồi công trình thì vừa xây xong đã hỏng, máy móc vừa vận hành đã phải “đắp chiếu”.
Nền giáo dục thì phụ huynh đánh giáo viên, giáo viên bắt học sinh quỳ gối, học sinh hành hung giáo viên, hàng ngàn thạc sỹ, tiến sĩ ra đời như cái “trại gà công nghiệp”…
Vì đồng tiền người ta sẵn sàng phù phép thực phẩm bẩn thành “mác” thực phẩm sạch, sẵn sàng bán rẻ mạng sống của người khác; cùng nhau lập nên một công ty chuyên bán thuốc chữa ung thư giả, để lừa dối ngay cả những người đang sống trong danh giới của sự sống và cái chết…
Gia đình, nhà trường và xã hội cũng không còn đúng nghĩa, khi chữ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín đều được thay bằng chữ “tiền và quyền”.
Một nghĩa cử cao đẹp của nam sinh lớp 11 sau khi làm hỏng gương xe ô tô không chủ, chủ xe cũng đã không bắt đền cậu mà lấy đó làm tấm gương cho con mình học tập
Hơn bao giờ hết, người Việt cần nhìn nhận lại sự tử tế của chính mình, đừng để sự tử tế chỉ giống như những đàn chim thiên di, một đi không bao giơ trở lại. Đừng để đến lúc thiếu vắng lòng nhân ái, sự bao dung, mất đi truyền thống quý báo của dân tộc, thò mới hoảng hốt, báo động và khát sao sự tử tế.
Nghĩa cử cao đẹp và đơn giản như sự việc cậu họ sinh lớp 11 vô tình làm vỡ gương của một chiếc ô tô vắng chủ, để lại số điện thoai và lời nhắn “Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ! Liên lạc với cháu theo số đt để cháu đền ạ. (Do cháu không biết chủ ô tô là ai)”. Và hành động cú đánh lái của anh tài xế xe tải Hải Phòng, cho chúng ta thấy được niềm tin về một lối sống tủ tế, cách hành xử trong xã hội hiện nay chưa thể mai một.
Từ khóa:

Làm ơn mắc oán, cứu cô gái gặp tai nạn, bị người nhà nạn nhân đâm dao

Ngày 16/02/2017 11:15 AM (GMT+7)

Đưa cô gái bị tai nạn giao thông đi bệnh viện cấp cứu, người đàn ông có lòng tốt đã bị trả ơn bằng nhát dao xuyên thủng phổi.

Anh Nguyễn Hải Sơn (35 tuổi, thường trú huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đang nằm điều trị tại khoa Ngoại lồng ngực, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Đây không phải là lần đầu tiên anh đưa người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu. Thế nhưng chính anh cũng không ngờ lần này mình lại bị người quen của nạn nhân trả ơn bằng một nhát dao chí mạng.
lam on mac oan, cuu co gai gap tai nan, bi nguoi nha nan nhan dam dao - 1
Anh Nguyễn Hữu Sơn đang điều trị tại bệnh viện.
Ngày 11/2, bắt gặp vụ tai nạn giao thông của một cô gái đi xe máy và một chiếc taxi. Không ngần ngại, anh đã cùng tài xế taxi đưa cô gái bị tai nạn vào bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành để cấp cứu.
Cô gái bị choáng váng chỉ kịp nhớ anh gọi điện cho người quen tên Khá để thông báo tình hình. "Mình đã đưa người đi cấp cứu nhưng người đó lại hỏi 'Có làm sao không?', tôi bảo "Tôi là người đưa đi thì làm sao mà biết được". Lên đến nơi người đó hỏi "Ai là người gọi điện báo bị tai nạn?". Tôi nghĩ bình thường nên trả lời "Tôi đây" thì không ngờ khi quay lại chúng nó đánh mình luôn", anh Sơn kể lại.
Qúa bất ngờ, anh Sơn đã bị đâm nhát dao thấu ngực từ đằng sau, thủng phổi, tràn máu vào khoang màng phổi. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, công an tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng truy tìm thủ phạm. Đến 20h ngày 14/2, nghi phạm đã bị bắt giữ.
 Đối tượng tên là Nguyễn Hữu Khá (sinh năm 1991, trú tại Thuận Thành, Bắc Ninh). Đối tượng khai nhận đã to tiếng với anh Sơn do hiểu nhầm và do có hơi men trong người nên không kìm chế được bản thân đã lao vào hành hung và rút dao thủ sẵn trong người đâm anh Sơn.
Nguyễn Hữu Khá hiện đang bị tạm giữ hình sự tại công an huyện để tiếp tục điều tra mở rộng.
lam on mac oan, cuu co gai gap tai nan, bi nguoi nha nan nhan dam dao - 2
Đối tượng Khá đâm anh Sơn đã bị bắt.

Anh Sơn đã qua cơn nguy kịch nhưng phải mất nhiều thời gian nữa mới bình phục. Anh đã rút ra cho mình bài học nhưng khẳng định không vì thế mà không cứu người bị nạn. "Cứu người thì nên kết hợp thêm vài người nữa để tránh hiểu lầm. Mình vẫn làm theo trái tim của mình chứ không có suy nghĩ gì khác", anh Sơn khẳng định.

Theo T.N (Khai thác từ VTV) (Khám phá)

“Em tôi giúp người gặp nạn, ai ngờ làm ơn mắc oán, bị người quen nạn nhân đâm thấu phổi”

Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Hải Hà, anh trai anh Sơn, ở phố Trẹm (Thuận Thành, Bắc Ninh) bật khóc cho biết: “Em tôi giúp người gặp nạn vào viện, ai ngờ làm ơn mắc oán, còn bị người quen của nạn nhân đâm thấu phổi”.
Cứu giúp người nhưng lại “chuốc” lấy tai họa
Liên quan đến vụ việc anh Nguyễn Hải Sơn (35 tuổi, ở phố Trẹm, xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) giúp đưa cô gái trẻ bị tai nạn vào viện nhưng bị người quen của nạn nhân đâm trọng thương gây xôn xao dư luận hai ngày vừa qua, chiều 14/2, chúng tôi đã tìm về khu vực nơi xảy ra sự việc.
“Em tôi giúp người gặp nạn, ai ngờ làm ơn mắc oán, bị người quen nạn nhân đâm thấu phổi” - Ảnh 1.
Anh Hà đau xót khi kể về việc em trai giúp người nhưng lại nhận nhát dao oan nghiệt từ người quen nạn nhân.
Gặp chúng tôi tại nhà, chỉ cách hiện trường khoảng 20m, anh Nguyễn Hải Hà (45 tuổi, anh trai anh Sơn) vẫn chưa hết bàng hoàng kể từ sau việc cứu giúp người nhưng lại “chuốc” lấy tai họa của em trai.
Anh Hà cho biết, khoảng 19h tối ngày 11/2, gia đình anh đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng động rất lớn ngoài đường. Biết xảy ra tai nạn, anh vội vàng chạy lại. Lúc đó, anh Sơn cũng chạy ra và đang tìm cách giúp đỡ cô gái đi xe máy bị một chiếc xe taxi đâm phải, nằm bất tỉnh dưới đất.
“Em tôi giúp người gặp nạn, ai ngờ làm ơn mắc oán, bị người quen nạn nhân đâm thấu phổi” - Ảnh 2.
Khu vực xảy ra tai nạn ngay gần sát nhà anh Sơn.
“Sau ít phút, thấy cô gái động đậy nên Sơn bảo đưa vào nhà một bác sĩ gần đó khám. Lúc này, lái xe taxi xảy ra va chạm với cô gái trẻ bảo Sơn giúp, ngồi ghế sau đưa cô gái đi bệnh viện. Không chút đắn đo, Sơn nhận lời ngay. Chú ấy ngồi sau đỡ nạn nhân, còn tài xế nhanh chóng lái xe đưa cô gái đến Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành cấp cứu”, anh Hà kể lại.
Theo anh Hà, sau khi xe taxi đưa nạn nhân đi bệnh viện, anh cũng ra đưa chiếc xe máy của cô gái vào vỉa hè. “Chú ấy đi được một lúc lâu thì gọi điện cho tôi báo ‘anh ơi em bị chúng nó đâm rồi, máu chảy nhiều quá không cầm được”.
Ban đầu tưởng em tôi xảy ra va chạm giao thông, sau mới biết có người cầm dao đâm, tôi vội vàng chạy lên viện. Lên đến nơi, chú ấy đang nằm trước cổng viện, máu chảy rất nhiều nên gia đình vội đưa vào khoa cấp cứu. Do bị mất máu nhiều lại trúng phổi nên các bác sĩ nhanh chóng điều động xe cấp cứu đưa lên Bệnh viện đa khoa tỉnh”, anh Hà bàng hoàng nhớ lại.
“Em tôi giúp người gặp nạn, ai ngờ làm ơn mắc oán, bị người quen nạn nhân đâm thấu phổi” - Ảnh 3.
Anh Hà không kìm được nước mắt khi kể lại tai họa xảy ra với người em trai.
Tỉnh lại sau ca phẫu thuật, anh Sơn kể, khi đưa cô gái vào viện, người quen của cô vào tưởng anh là người gây tai nạn nên rút dao đâm anh trọng thương rồi nhanh chóng bỏ trốn.
“Chú ấy bị chấn thương tràn dịch phổi, nếu đến viện muộn chút nữa thì không biết sẽ ra sao. Thương em tôi, giúp người ai ngờ làm ơn mắc oán. Hôm xảy ra sự việc, may là chú ấy mặc 3 lớp áo dày nếu không nguy hiểm đến tính mạng. Mấy ngày nay, nghe tin chú gặp nạn, bà con xung quanh thi thoảng lại chạy sang hỏi thăm. Nghĩ mà tội quá”, anh Hà bật khóc.
“Em tôi giúp người gặp nạn, ai ngờ làm ơn mắc oán, bị người quen nạn nhân đâm thấu phổi” - Ảnh 4.
Theo anh Hà, vợ bỏ đi khiến anh Sơn cũng chán nản, không tập trung trong công việc.
Người thân cũng cho biết, bản tính anh Sơn là người hiền lành, thường xuyên cứu giúp người gặp nạn vì thế nên bà con lối xóm ai cũng quý mến. Nói về hoàn cảnh gia đình anh Sơn, anh Hà không khỏi buồn rầu. Anh cho biết, anh Sơn có 2 người con trai, cách đây 5 năm, vợ anh Sơn bỏ lại con cho anh nuôi rồi đi đâu không tin tức.
“Cũng vì vợ bỏ đi mà chú ấy sinh buồn chán, làm việc khác, không chú tâm được”, anh Hà tâm sự. Theo anh Hà, sau khi xảy ra sự việc đến nay không thấy người lái xe taxi và cô gái gặp nạn nhờ anh Sơn cứu giúp đến hỏi thăm tình hình sức khỏe em trai mình.
“Hôm nay gia đình tôi cũng vừa có đơn trình báo cơ quan công an điều tra làm rõ người đã đâm em trai tôi trọng thương như thế. Giờ gia đình chỉ biết nhờ cơ quan pháp luật giải quyết, có như vậy mới xử lý được những đối tượng manh động, chưa biết đầu đuôi đã dùng dao đâm người”, anh Hà nói thêm.
Công an truy bắt kẻ đâm anh Sơn trọng thương
Liên quan đến vụ việc trên, chiều 14/2, trao đổi với chúng tôi, một cán bộ đội điều tra (Công an huyện Thuận Thành) cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin lực lượng công an đã vào cuộc điều tra, làm rõ.
“Em tôi giúp người gặp nạn, ai ngờ làm ơn mắc oán, bị người quen nạn nhân đâm thấu phổi” - Ảnh 5.
Anh Sơn đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Theo đó, sau vụ tai nạn với một xe taxi, cô gái bị thương và bất tỉnh. Phát hiện vụ tai nạn, anh Sơn và một số người dân trong khu vực liền ra kiểm tra thì đúng lúc này cô gái bị nạn có phần tỉnh táo lại. Cùng lúc này, tài xế taxi đã nhờ anh Sơn bế cô gái bị nạn lên xe taxi và đưa đi Bệnh viện Đa khoa Thuận Thành để cấp cứu.
Khi vào đến Bệnh viện, cô gái đã đưa điện thoại cho anh Sơn nhờ anh gọi giúp thông báo cho người thân. Khoảng 10 phút sau, một nhóm nam thanh niên đến và đâm anh Sơn một nhát vào lưng.
Vị cán bộ đội điều tra khẳng định, qua điều tra ban đầu anh Sơn không hề liên quan gì đến vụ tai nạn giao thông xảy ra gần nhà mình vào tối ngày 11/2. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thuận Thành đã nhanh chóng xác định được người đâm anh Sơn là Nguyễn Hữu K. (trú tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Công an huyện Thuận Thành đã triệu tập nam thanh niên trên lên cơ quan Công an để làm việc nhưng hiện tại K. đang bỏ trốn khỏi địa phương.
“Hành vi của kẻ đâm anh Sơn là hết sức côn đồ và liều lĩnh. Hiện chúng tôi đang nỗ lực điều tra, làm rõ vụ việc để trừng trị kẻ gây án theo đúng pháp luật”, vị cán bộ đội điều tra Công an huyện Thuận Thành nói.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH