CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 77
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận không chiến ở Anh là trận oanh tạc trên không nổi tiếng nhất lịch sử quân sự, theo National Interest. Đây là cuộc đối đầu dai dẳng giữa Đức Quốc xã và Anh từ ngày 10/7 đến 31/10/1940 trong Thế chiến II. Sau khi xâm chiếm Pháp
thành công, lãnh tụ Đế chế Đức Adolf Hitler và Bộ Tư lệnh Tối cao Đức
đã mở một cuộc không chiến tấn công Không quân Hoàng gia Anh, nhằm giành
ưu thế trước Anh, buộc nước này rút khỏi chiến trường châu Âu.
Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với những điều kỳ vọng của Hitler, Không quân Phát xít Đức đã phải đối mặt với một đối thủ mạnh nhất về quy mô, khả năng phối hợp cao, trang bị tốt và hiện đại. Phía Anh điều động 1.963 phi cơ, gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, trong khi Đức phái tới 2.550 máy bay các loại.
Dù quân Đức ra sức đánh phá dữ dội các mục tiêu sân bay của Không quân Anh, tiêm kích Spitfires và Hurricanes của Anh đã khống chế thành công các máy bay ném bom của đối thủ. Quân Đức sau đó xoay sở bằng cách đánh bom các thành phố của Anh, đặc biệt là London, nhưng không ghi nhận kết quả tốt hơn.
Trận chiến nước Anh đánh dấu thất bại đầu tiên của các lực lượng quân sự của Hitler, khi mà ưu thế không quân được xem như chìa khóa của thắng lợi. Với chiến thắng này, nước Anh đã làm nên một trận phòng không mẫu mực của thế kỷ 20.
Trận Big Week, Thế chiến II
Sự kiện Big Week (từ ngày 20 đến 25/2/1944) là một phần của chiến
dịch ném bom chiến lược châu Âu do Mỹ và quân Đồng minh thực hiện, nhằm
chống lại quân Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Giới chuyên gia Mỹ có ý
định kéo Không quân Đức vào một trận đánh quyết định bằng cách tung
nhiều trận tấn công lớn nhằm vào các nhà máy sản xuất phi cơ của Đức.
Trong giai đoạn này, lực lượng không quân số 8 của Mỹ điều động máy bay chiến đấu tầm xa P-51 tham gia chiến dịch, cùng sự hỗ trợ của Không quân Anh. Không quân Mỹ đã thực hiện nhiều đợt tấn công vào các nhà máy lắp ráp và mục tiêu khác tại nhiều thành phố của Đức.
Trong 6 ngày, các cỗ máy ném bom của lực lượng không quân số 8 đã thực hiện 3.000 đợt xuất kích và không quân số 15 tiến hành 500 đợt dội bom. Tổng cộng Mỹ đã dội khoảng 10.000 tấn bom xuống lãnh thổ Đức. Tuy vậy, lực lượng không quân số 8 của Mỹ cũng chịu tổn thất 97 máy bay ném bom B-17, 40 chiếc B-24 bị hư hại và 20 cỗ đài bay khác phải tháo dỡ, do phía Đức đáp trả. Trong khi đó, hơn 500 tiêm kích của Đức tan xác.
Không chiến Saint-Mihiel, Thế chiến I
Trận không chiến Saint-Mihiel là một trận đánh quan trọng giữa Đức
với liên quân Pháp, Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trận đánh
diễn ra từ ngày 12 đến 16/9/1918. Khoảng 1.476 máy bay của liên quân đối
chọi với khoảng 500 máy bay của Đức trong 4 ngày. Trong hai ngày đầu
của chiến dịch, quân Đức chiến đấu quyết liệt nhằm giành quyền kiểm soát
bầu trời. Tuy nhiên, kết cục, 63 máy bay Đức bị phá hủy trong trận
chiến, trong khi liên minh chịu tổn hại 62 chiếc. Phần thắng cuối cùng
thuộc về liên quân Pháp, Mỹ.
Trận chiến trên biển Philippines, Thế chiến II
Trận chiến trên biển Philippines diễn ra từ ngày 19 đến 20/6/1944.
Đây là trận đánh giữa Nhật Bản với Mỹ trong Thế chiến II. 700 máy bay
của Nhật đã phải gồng mình chiến đấu chống 1.000 chiến đấu cơ của Mỹ
trong 4 đợt tấn công liên tiếp. Chỉ trong ngày đầu, 330 máy bay Nhật đã
bị bắn hạ, trong khi Mỹ chỉ tổn thất 23 máy bay. Vì cuộc đại bại này của
không lực Nhật Bản mà trận đánh có biệt danh "Cuộc bắn gà ở quần đảo
Mariana".
Kết quả trận đánh là sự đại bại của hải quân Nhật khi họ mất đến 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Thất bại này là do phía Nhật đã không đánh giá đúng sự hữu hiệu của radar, tài năng của các phi công đối phương, loại tiêm kích mới của Mỹ Grumman F6 Hellcat và nhất là họ không nắm vững khả năng của các phi công Nhật, những người hầu hết là còn trẻ và thiếu kinh nghiệm.
"Ngày thứ Năm đen tối", chiến tranh Triều Tiên
Không quân Mỹ gọi ngày 12/4/1951 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên là "Ngày thứ Năm đen tối", theo trang Militarydegreeprogram. Khi
đó, 30 tiêm kích MiG-15 do Liên Xô sản xuất đã tấn công và nghiền nát
12 trong số 36 pháo đài bay B-29 cùng 100 phi cơ hộ tống của Mỹ trong
khu vực hành lang Mig, đông bắc Triều Tiên. Kết quả, Liên
Xô thắng trong trận giao tranh mà không chịu tổn thất, trong khi Mỹ
thiệt hại 12 tiêm kích. Cuộc tấn công này đã chứng minh sự lạc hậu của
B-29.
Ảnh minh họa.
Cuộc Không Chiến Đầu Tiên - Phần 1 | Khám phá thế giới
Cuộc Không Chiến Đầu Tiên - Phần 2 | Khám phá thế giới
5 trận không chiến kinh điển trong lịch sử quân sự
Quân đội Hoàng gia Anh huy
động 1.963 phi cơ, trong khi Không quân Phát xít Đức điều động 2.550 máy
bay các loại trong trận oanh tạc trên không nổi tiếng nhất lịch sử.
Trận không chiến ở Anh, Thế chiến IIMáy bay Heinkel He 111 của Đức trong trận không chiến nước Anh năm 1940. Ảnh: Wikipedia |
Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với những điều kỳ vọng của Hitler, Không quân Phát xít Đức đã phải đối mặt với một đối thủ mạnh nhất về quy mô, khả năng phối hợp cao, trang bị tốt và hiện đại. Phía Anh điều động 1.963 phi cơ, gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, trong khi Đức phái tới 2.550 máy bay các loại.
Dù quân Đức ra sức đánh phá dữ dội các mục tiêu sân bay của Không quân Anh, tiêm kích Spitfires và Hurricanes của Anh đã khống chế thành công các máy bay ném bom của đối thủ. Quân Đức sau đó xoay sở bằng cách đánh bom các thành phố của Anh, đặc biệt là London, nhưng không ghi nhận kết quả tốt hơn.
Trận chiến nước Anh đánh dấu thất bại đầu tiên của các lực lượng quân sự của Hitler, khi mà ưu thế không quân được xem như chìa khóa của thắng lợi. Với chiến thắng này, nước Anh đã làm nên một trận phòng không mẫu mực của thế kỷ 20.
Trận Big Week, Thế chiến II
Trong trận Big Week, Không quân Mỹ tiến hành các đợt oanh tạc nhiều nhà máy sản xuất phi cơ của Đức. Ảnh minh họa: Blogspot |
Trong giai đoạn này, lực lượng không quân số 8 của Mỹ điều động máy bay chiến đấu tầm xa P-51 tham gia chiến dịch, cùng sự hỗ trợ của Không quân Anh. Không quân Mỹ đã thực hiện nhiều đợt tấn công vào các nhà máy lắp ráp và mục tiêu khác tại nhiều thành phố của Đức.
Trong 6 ngày, các cỗ máy ném bom của lực lượng không quân số 8 đã thực hiện 3.000 đợt xuất kích và không quân số 15 tiến hành 500 đợt dội bom. Tổng cộng Mỹ đã dội khoảng 10.000 tấn bom xuống lãnh thổ Đức. Tuy vậy, lực lượng không quân số 8 của Mỹ cũng chịu tổn thất 97 máy bay ném bom B-17, 40 chiếc B-24 bị hư hại và 20 cỗ đài bay khác phải tháo dỡ, do phía Đức đáp trả. Trong khi đó, hơn 500 tiêm kích của Đức tan xác.
Không chiến Saint-Mihiel, Thế chiến I
Liên quân Pháp, Mỹ giành thắng lợi trong trận không chiến Saint-Mihiel năm 1918. Ảnh minh họa: militarydegreeprograms.org |
Trận chiến trên biển Philippines, Thế chiến II
Các thủy thủ trên chiến hạm USS Birmingham đang xem cảnh không chiến giữa máy bay Nhật và Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
Kết quả trận đánh là sự đại bại của hải quân Nhật khi họ mất đến 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Thất bại này là do phía Nhật đã không đánh giá đúng sự hữu hiệu của radar, tài năng của các phi công đối phương, loại tiêm kích mới của Mỹ Grumman F6 Hellcat và nhất là họ không nắm vững khả năng của các phi công Nhật, những người hầu hết là còn trẻ và thiếu kinh nghiệm.
"Ngày thứ Năm đen tối", chiến tranh Triều Tiên
Máy bay B-29 của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh:Wikipedia |
200 tiêm kích Israel và Syria đánh quần: Trận không chiến đẫm máu nhất, vô tiền khoáng hậu
Bình Nguyên |
96 chiến đấu cơ Israel lao vào đánh quần với 100 tiêm kích Syria đã tạo nên một trận không chiến vô tiền khoáng hậu, lớn nhất và chưa từng có trong lịch sử không quân thế giới.
Trận không chiến vô tiền khoáng hậu
Trong cuộc chiến ở thung lũng Bekaa năm 1982, Không quân Israel và Không quân Syria
đã có một trận đối đầu nảy lửa, lớn nhất trong lịch sử các trận không
chiến thời hiện đại khi 96 tiêm kích Do Thái cùng 1 đơn vị UAV đương đầu
với 100 tiêm kích Syria được hỗ trợ bởi 19 tổ hợp tên lửa phòng không.
Israel
có một cuộc đối đầu quân sự lịch sử dai dẳng với các quốc gia láng
giềng, đặc biệt là từ những năm 1960 cho tới những năm 1980. Đã có hàng
loạt trận chiến quy mô nhỏ xảy ra với Ai Cập mà kết quả là Không quân
Israel đã nhận được nhiều bài học đau đớn khi mất một lượng lớn máy bay
chiến đâu do bị tên lửa phòng không bắn hạ.
Tuy
nhiên Không quân Do Thái rút kinh nghiệm rất nhanh từ những bài học
thất bai, và vào ngày 09/06/1982, họ đã tấn công 19 đơn vị tên lửa phòng
không của Syria triển khai ở gần biên giới.
Chỉ
trong vòng 2 giờ đầu tiên của cuộc chiến, Không quân Israel đã phá hủy
17 tổ hợp tên lửa phòng không Syria mà không để mất một máy bay nào. Sau
đó sự việc đã khiến một cuộc đối đầu bùng phát dữ dội.
Syria
đã tung tới 100 tiêm kích MiG (chủ yếu là MiG-21) lên đối đầu với 96
chiến đấu cơ F-15, F-16 và F-4 của Israel sau khi các máy bay này tấn
công các trận địa tên lửa phòng không.
Máy
bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-2C Hawkeye Israel lập tức phát
hiện ra sự xuất kích ồ ạt của máy bay tiêm kích Syria và truyền tình
báo trên không cho chiến đấu cơ quân nhà.
Các
chiến đấu cơ của Israel hiện đại so với Syria đã bắn cả 2 loại tên lửa
gồm Sidewinder tầm nhiệt và Sparrow điều khiển bằng radar, tiêu diệt 29
tiêm kích của Syria.
Tuy nhiên, nhiệm
vụ của Không quân Israel vẫn chưa được coi là hoàn thành. Họ vẫn còn 2
trận địa tên lửa phòng không nữa cần phải tiêu diệt. Do vậy, vào ngày
10/06, các chiến đấu cơ Israel lại xuất kích.
Một
lần nữa, nhiều tiêm kích Syria cất cánh nghênh chiến, và với lối đánh
sáng tạo, Không quân Israel lại một lần nữa đè bẹp đối phương và bắn hạ
tổng cộng 35 máy bay của Syria trong khi họ không phải chịu bất cứ tổn
thất nào.
Nhờ đâu Israel khiến Syria chịu thất bại nặng nề?
Chiến thắng vang dội này có được là nhờ nhiều yếu tố. Thứ nhất,
phi công Israel đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu từ các trận
không chiến cũng như được đào tạo huấn luyện hết sức kỹ càng.
Hơn
nữa, họ còn có những "mắt thần" trên không E-2C biết địch, biết ta một
cách chính xác để cung cấp "bức tranh toàn cảnh" cho tiêm kích quân nhà
chọn mục tiêu, hướng tiếp cận hợp lý để công kích
Thứ hai,
Syria "tự bắn vào chân mình". Không quân Syria dẫn bay cho phi công của
mình từ một trạm chỉ huy mặt đất nhưng lại không thể liên lạc được với
tiêm kích quân nhà do bị Israel gây nhiễu nặng. Tiêm kích Syria dù đông
nhưng lại "như mù", lúng túng không thể triển khai thế trận đánh trả hữu
hiệu.
Trong bài viết trên tờ Air Power, một nhà bình luận quân sự phương Tây theo dõi trận không chiến lịch sử này đã nói:
"Tôi thấy một nhóm chiến đấu cơ Syria bay theo hình số 8. Họ bay lòng
vòng và dường như trước đó không có ý đồ chiến thuật là sẽ định tác
chiến như thế nào".
Trung
tướng Leonard Perroots, Giám đốc Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ thời
điểm đó đã chỉ ra rằng chính sự lười nhác của các chỉ huy trận địa tên
lửa phòng không Syria đã khiến họ phải chịu tổn thất nặng:
"Phòng
không Syria sử dụng các tổ hợp tên lửa cơ động trong một đội hình cố
định, họ đưa cá đài radar vào các thung lũng thay vì đưa lên đồi cao bởi
vì họ không muốn đào đắp công sự".
Cuộc
chiến quy mô giữa Israel và Syria còn tiếp diễn cho tới tận tháng
7/1982. Trong vòng hơn 1 tháng không chiến liên tục, Không quân Israel
chỉ mất có 2 chiến đấu cơ, trong khi đó Không quân Syria phải trả một
cái giá rất đắt khi chịu tổn thất tới ít nhất 87 chiếc tiêm kích hiện
đại.
Cuộc không chiến đẫm máu trên bầu trời Triều Tiên
20/04/2017
04:00
GMT+7
Trong
trận không chiến được cho là dữ dội nhất mọi thời đại, vào ngày
23/10/1951, 200 chiến đấu cơ của Mỹ và đồng minh đã đụng độ với lực
lượng MiG của Nga, với số lượng không bằng một nửa. Tuy nhiên, đội MiG
đã gần như tiến hành một cuộc “tắm máu” trên không với máy bay phương
Tây.
SỰ THẬT BỊ CHE GIẤU
Trong nhiều năm, màn sương mờ ảo của chiến tranh đã phủ lên tất cả các tuyên bố và phản ứng của các bên. Nhưng theo thời gian, các sử gia quân sự đã có thể tiếp cận được tài liệu giải mật từ tất cả các bên liên quan, nhờ thế ngày nay công chúng đã có một bức tranh thực tế hơn về những gì xảy ra trong những cuộc không chiến ác liệt thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 là cuộc chiến duy nhất mà hầu hết các trận không chiến đều diễn ra giữa các phi công Nga và Mỹ chứ không phải giữa chính các phi công hai miền Triều Tiên.
Cuộc xung đột cũng đánh dấu những tuyên bố phi lý của quân đội Mỹ. Trong những tài liệu từng được công bố vào thập niên 1960, người Mỹ khẳng định tỉ lệ máy bay bị bắn rơi giữa Mỹ và Nga trong trận chiến MiG Alley là 1:14, tức là với mỗi máy bay Mỹ, Anh và Australia bị bắn rơi thì người Nga tổn thất tới 14 chiếc MiG. Trong hai thập kỷ sau đó, tỉ lệ này dần dần giảm xuống còn 1:10 nhưng chưa bao giờ xuống dưới 1:8.
Khi người Nga giải mật kho tài liệu lưu trữ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, và các cựu phi công Xô viết được thoải mái kể lại sự việc, thì tuyên bố của không lực Mỹ không còn đứng vững. Trong cuốn sách có tựa “Trận không chiến trên bầu trời tiền tuyến phương Đông và Triều Tiên”, cựu phi công Nga Sergei Kramarenko cho rằng, “tỉ lệ tổn thất của không quân hai phía là 1:1”.
Tỉ lệ mới này được các sử gia quân sự phương Tây chấp nhận, nhưng vẫn chưa gần với sự thật. Trên thực tế, cuộc không chiến MiG Alley là một cuộc "tắm máu" với không lực phương Tây. Đó là một câu chuyện đã được giấu bởi nhiều lý do, khi niềm kiêu hãnh và thanh danh đã khiến phương Tây không thể thừa nhận chiến thắng với cách biệt quá lớn của Nga.
Khi không quân Nga bí mật can dự vào Triều Tiên
Ban đầu nhà lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin không có ý định tham chiến tại Triều Tiên. Thế chiến Thứ hai vẫn còn là một ký ức quá mới mẻ và Moskva không muốn một cuộc xung đột với phương Tây có thể dẫn đến cuộc Đại chiến toàn cầu tiếp theo. Vì thế khi chiến tranh mới bắt đầu, Trung Quốc là lực lượng chính hỗ trợ CHDCND Triều Tiên. Nhưng khi các nước phương Tây – núp dưới danh nghĩa Liên hợp quốc - đe dọa kiểm soát toàn bộ bán đảo, mà năng lực của phi công Trung Quốc thì có hạn, Stalin đã quyết định đưa không quân Nga tham chiến.
Tuy vậy, nhằm giữ bí mật về sự can dự của Nga, Stalin áp đặt một số hạn chế với các phi công của ông. Điều đầu tiên, họ sẽ bay với logo của không quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc hoặc Không quân Nhân dân Bắc Triều Tiên. Thứ hai, khi đang trên không, các phi công sẽ chỉ được liên lạc bằng tiếng Trung Quốc hoặc Triều Tiên, cấm sử dụng tiếng Nga. Và cuối cùng, phi công Liên Xô không được phép tiếp cận kinh tuyến 38 (biên giới giữa hai miền Triều Tiên) hoặc đường bờ biển, để tránh bị quân Mỹ bắt giữ.
Hạn chế thứ ba này đồng nghĩa các phi công Liên Xô bị cấm rượt đuổi máy bay địch. Do máy bay là phương tiện tẩu thoát dễ tổn thương nhất (vì dễ hết đạn, hết nhiên liệu hoặc trục trặc kỹ thuật), điều cấm đoán cũng có nghĩa là các phi công Nga bị khước từ những kỹ năng đuổi bắt mà họ thành thục. Hàng trăm máy bay phương Tây khi đó đã kịp tẩu thoát về phía Hàn Quốc do phi công Nga buộc phải quay đầu khi họ tiến gần đường bờ biển hoặc biên giới.
Nhưng bất chấp những hạn chế đó, không quân Nga vẫn thể hiện sự vượt trội. Trong 32 tháng lực lượng Nga can dự ở Triều Tiên, họ đã bắn rơi 1.250 máy bay địch. (Trong số này, lực lượng pháo binh phòng không của Nga bắn rơi 153 máy bay còn các phi công tiêu diệt tới 1.097 chiếc”, cựu phi công Karamenko viết. Về phần mình, không quân Xô viết chỉ tổn thất tổng cộng 319 chiếc MiG và Lavochkin La-11.
Karamarenko bổ sung: “Chúng tôi khẳng định rằng các phi công của Liên Xô đã bắn hạ nhiều hơn con số 1.097 máy bay địch, nhưng nhiều chiếc đã rơi xuống biển khi ‘lết’ về Hàn Quốc. Nhiều chiếc khác trở về với thương tích nặng nề đến mức chỉ còn nước thải loại vì không thể sửa chữa”.
Đón xem Kỳ cuối: Ngày Thứ Ba đen tối
TTXVN/Báo Tin Tức
Một chiếc MiG 15B của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên. |
Trong nhiều năm, màn sương mờ ảo của chiến tranh đã phủ lên tất cả các tuyên bố và phản ứng của các bên. Nhưng theo thời gian, các sử gia quân sự đã có thể tiếp cận được tài liệu giải mật từ tất cả các bên liên quan, nhờ thế ngày nay công chúng đã có một bức tranh thực tế hơn về những gì xảy ra trong những cuộc không chiến ác liệt thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 là cuộc chiến duy nhất mà hầu hết các trận không chiến đều diễn ra giữa các phi công Nga và Mỹ chứ không phải giữa chính các phi công hai miền Triều Tiên.
Cuộc xung đột cũng đánh dấu những tuyên bố phi lý của quân đội Mỹ. Trong những tài liệu từng được công bố vào thập niên 1960, người Mỹ khẳng định tỉ lệ máy bay bị bắn rơi giữa Mỹ và Nga trong trận chiến MiG Alley là 1:14, tức là với mỗi máy bay Mỹ, Anh và Australia bị bắn rơi thì người Nga tổn thất tới 14 chiếc MiG. Trong hai thập kỷ sau đó, tỉ lệ này dần dần giảm xuống còn 1:10 nhưng chưa bao giờ xuống dưới 1:8.
Khi người Nga giải mật kho tài liệu lưu trữ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, và các cựu phi công Xô viết được thoải mái kể lại sự việc, thì tuyên bố của không lực Mỹ không còn đứng vững. Trong cuốn sách có tựa “Trận không chiến trên bầu trời tiền tuyến phương Đông và Triều Tiên”, cựu phi công Nga Sergei Kramarenko cho rằng, “tỉ lệ tổn thất của không quân hai phía là 1:1”.
Tỉ lệ mới này được các sử gia quân sự phương Tây chấp nhận, nhưng vẫn chưa gần với sự thật. Trên thực tế, cuộc không chiến MiG Alley là một cuộc "tắm máu" với không lực phương Tây. Đó là một câu chuyện đã được giấu bởi nhiều lý do, khi niềm kiêu hãnh và thanh danh đã khiến phương Tây không thể thừa nhận chiến thắng với cách biệt quá lớn của Nga.
Khi không quân Nga bí mật can dự vào Triều Tiên
Ban đầu nhà lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin không có ý định tham chiến tại Triều Tiên. Thế chiến Thứ hai vẫn còn là một ký ức quá mới mẻ và Moskva không muốn một cuộc xung đột với phương Tây có thể dẫn đến cuộc Đại chiến toàn cầu tiếp theo. Vì thế khi chiến tranh mới bắt đầu, Trung Quốc là lực lượng chính hỗ trợ CHDCND Triều Tiên. Nhưng khi các nước phương Tây – núp dưới danh nghĩa Liên hợp quốc - đe dọa kiểm soát toàn bộ bán đảo, mà năng lực của phi công Trung Quốc thì có hạn, Stalin đã quyết định đưa không quân Nga tham chiến.
Tuy vậy, nhằm giữ bí mật về sự can dự của Nga, Stalin áp đặt một số hạn chế với các phi công của ông. Điều đầu tiên, họ sẽ bay với logo của không quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc hoặc Không quân Nhân dân Bắc Triều Tiên. Thứ hai, khi đang trên không, các phi công sẽ chỉ được liên lạc bằng tiếng Trung Quốc hoặc Triều Tiên, cấm sử dụng tiếng Nga. Và cuối cùng, phi công Liên Xô không được phép tiếp cận kinh tuyến 38 (biên giới giữa hai miền Triều Tiên) hoặc đường bờ biển, để tránh bị quân Mỹ bắt giữ.
Hạn chế thứ ba này đồng nghĩa các phi công Liên Xô bị cấm rượt đuổi máy bay địch. Do máy bay là phương tiện tẩu thoát dễ tổn thương nhất (vì dễ hết đạn, hết nhiên liệu hoặc trục trặc kỹ thuật), điều cấm đoán cũng có nghĩa là các phi công Nga bị khước từ những kỹ năng đuổi bắt mà họ thành thục. Hàng trăm máy bay phương Tây khi đó đã kịp tẩu thoát về phía Hàn Quốc do phi công Nga buộc phải quay đầu khi họ tiến gần đường bờ biển hoặc biên giới.
Nhưng bất chấp những hạn chế đó, không quân Nga vẫn thể hiện sự vượt trội. Trong 32 tháng lực lượng Nga can dự ở Triều Tiên, họ đã bắn rơi 1.250 máy bay địch. (Trong số này, lực lượng pháo binh phòng không của Nga bắn rơi 153 máy bay còn các phi công tiêu diệt tới 1.097 chiếc”, cựu phi công Karamenko viết. Về phần mình, không quân Xô viết chỉ tổn thất tổng cộng 319 chiếc MiG và Lavochkin La-11.
Karamarenko bổ sung: “Chúng tôi khẳng định rằng các phi công của Liên Xô đã bắn hạ nhiều hơn con số 1.097 máy bay địch, nhưng nhiều chiếc đã rơi xuống biển khi ‘lết’ về Hàn Quốc. Nhiều chiếc khác trở về với thương tích nặng nề đến mức chỉ còn nước thải loại vì không thể sửa chữa”.
Đón xem Kỳ cuối: Ngày Thứ Ba đen tối
TTXVN/Báo Tin Tức
Trận đối đầu giữa chiến đấu cơ Mỹ và tiêm kích Liên Xô năm 1952
Trận không chiến giữa Báo đen F9F-5 Mỹ và MiG-15 Liên Xô trên bầu trời Vladivostok đã được giữ bí mật suốt hơn 40 năm.
Một tiêm kích Báo đen F9F-5 của không quân Mỹ. Ảnh: National Interest.
|
Trưa 18/11/1952, bốn tiêm kích cơ màu xanh đen xuất phát từ tàu sân bay
USS Oriskany Mỹ để tuần tra trên Biển Nhật Bản sau khi nhận được tin báo
có các máy bay đáng ngờ xuất phát từ Vladivostok cách vị trí của tàu
132 km về phía bắc, theo National Interest.
Tàu USS Oriskany thuộc phiên chế Lực lượng đặc nhiệm 77, một hạm đội với
khoảng 25 tàu chiến, trong đó có 3 tàu sân bay thường được sử dụng làm
bệ phóng cho các vụ không kích nhằm vào những căn cứ hậu cần, cầu cảng
của Triều Tiên trong giai đoạn này.
Bốn chiếc tiêm kích Báo đen F9F-5 lao thẳng vào cơn bão đang vần vũ trên
biển, mây che kín trời, tầm nhìn không quá vài km. Radar của hạm đội
chỉ có thể phát hiện máy bay địch trong vòng 160 km, khoảng cách mà chỉ
mất vài phút oanh tạc cơ Il-28 của Liên Xô từ Vladivostok có thể xuất
hiện ở trước mặt.
Từ độ cao gần 5 km, họ phát hiện những vệt khói và ánh sáng bạc lóe lên
từ thân của 7 máy bay chiến đấu Liên Xô bay ở độ cao 12 km. Chúng không
phải là các máy bay ném bom Il-28 mà là các tiêm kích MiG-15 có vận tốc
nhanh hơn phiên bản mới nhất của Báo đen F9F-5 tới 100 km/h.
Đúng lúc đó, máy bay của phi đội trưởng, trung úy Claire Elwood
gặp vấn đề với bộ phận bơm nhiên liệu và phải quay lại tàu sân bay cùng
một chiếc yểm trợ, nên chỉ còn hai Báo đen do phi công Royce Williams và
David Rowland điều khiển đối diện với 7 chiếc MiG-15 có tính năng vượt
trội.
Một chiếc Mig-15 của không quân Liên Xô. Ảnh: Military History.
|
Khi hai phi công Mỹ áp sát các MiG-15 ở độ cao 5 km,
các máy bay Liên Xô liền quay đầu bay ngược lại. Họ chia thành hai nhóm,
4 chiếc vòng lại, bổ nhào và bắt đầu nhả đạn. Williams quay gấp máy bay
và để tụt lại sau chiếc MiG cuối cùng trong đội hình và khai hỏa pháo
bắn cháy một chiếc MiG-15.
Đồng đội của Williams là Rowland mải mê bám theo chiếc MiG-15 bị
bắn để ghi hình cho đến khi chiếc tiêm kích Liên Xô rơi xuống biển, để
lại Williams một mình chiến đấu với 6 đối thủ còn lại suốt 20 phút.
Tiêm kích MiG-15 nhanh hơn Báo đen, song Báo đen F9F có kết cấu chắc hơn
và được trang bị vũ khí tốt hơn với 4 khẩu pháo 20 mm, trong khi MiG
chỉ có 2 khẩu 23 mm và một khẩu 37 mm với tốc độ nhả đạn chậm hơn, kém
chính xác hơn. Williams tăng hết tốc độ và lao vào tấn công nhóm MiG.
Trung úy 26 tuổi nhả đạn vào chiếc MiG đi đầu và chiếc bên cạnh khiến
chúng bốc cháy trước khi làm thiệt hại nặng 4 chiếc MiG khác.
Tuy nhiên, Williams cũng phải trả giá khi đuôi, cánh và động cơ máy bay
bị trúng đạn, làm tê liệt hệ thống thủy lực. Williams chỉ điều khiển
được một phần cánh máy bay và tìm cách trốn chạy khỏi sự truy kích của
nhóm MiG. Phát hiện tàu sân bay của hạm đội hiện ra dưới tầng mây dày,
Williams bay zích zắc lên xuống hòng tránh đạn và cuối cùng cũng lết về
tới tàu Oriskany dưới sự bảo vệ của làn hỏa lực phòng không từ nhóm tàu
chiến Mỹ.
Để tránh đẩy Liên Xô và Mỹ lao vào một cuộc chiến tranh sau trận không
chiến, các phi công Mỹ đã được yêu cầu phải giữ bí mật về trận đánh,
nhưng chiến công của Williams không phải là không được ghi nhận. Một
tháng sau, phi công này được mời tới Seoul để dự bữa tiệc với Tổng thống đắc cử Dwight Eisenhower.
Chỉ tới thập niên 1990, Nga mới công bố thông tin mật về cuộc
không chiến gần Vladivostok và tiết lộ danh tính 4 phi công Liên Xô bị
tiêm kích Báo đen của Mỹ bắn hạ. Đến lúc đó, Williams mới được giải thoát khỏi cam kết giữ bí mật về vụ việc.
Cuộc đối đầu giữa Báo đen và MiG gần Vladivostok là lần cuối cùng một
chiến đấu cơ Mỹ bắn rơi tiêm kích Liên Xô, song chưa phải là lần cuối
xảy ra đối đầu quân sự giữa hai khối trong Chiến tranh Lạnh. Năm 1953,
chiếc Thunderjet F-84 đã bị một chiến đấu cơ Mig-15 của Cộng hòa Séc bắn
rơi tại Bohemia. Tới năm 1970, khoảng 12 máy bay do thám và vận tải Mỹ
đã bị tiêm kích và tên lửa Liên Xô tiêu diệt.
Nguyễn Hoàng
Tại sao trên máy bay chiến đấu phải có phi công phụ?
©
Sputnik / Maksim Blinov
Quan điểm-Ý kiến
URL rút ngắn
Bộ Quốc phòng Nga đặt mua hai loại máy bay chiến đấu hạng nặng: Su-30SM và Su-35S.
Sau
đây là bài viết của Sputnik giải thích tại sao trong buồng lái
của các máy bay chiến đấu đa năng, máy bay tiêm kích đánh chặn tên
lửa, máy bay ném bom chiến thuật, cũng như các máy bay trực thăng tấn
công hiện đại phải có 2 chỗ ngồi.
Ở giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (những năm
1941-1942), các máy bay cường kích một chỗ ngồi Il-2 của Liên Xô rất dễ
bị tổn thương trước máy bay địch. Đến cuối năm 1942, vấn đề này đã
được giải quyết một phần nào bằng cách chế tạo phương án Il-2 hai
chỗ ngồi (y như phiên bản ban đầu). Vùng không gian bán cầu phía sau
được bảo vệ bởi một xạ thủ được trang bị súng máy dùng đạn cỡ nòng lớn
hoặc đạn 7,62 mm cho súng trường mạnh. Kíp lái gồm mấy người đã
điều khiển các máy bay ném bom, máy bay trinh sát, máy bay vận tải.
Nhưng, trong thời gian Thế chiến II, hầu hết các máy bay cường
kích của Liên Xô đều có 1 chỗ ngồi. Tình hình đã thay đổi sau khi
xuất hiện các máy bay phản lực, đặc biệt là các máy bay ném
bom đa nhiệm.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, phi công quân sự công quân Nga Vladimir Popov cho biết:
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Nga về hàng không quân sự, Đại tá Makar Aksenenko nói:
Sự hiện diện của phi công phụ trên máy bay tiêm kích đánh chặn cũng là hợp lý. Ví dụ, máy bay MiG-31 có
2 chỗ ngồi. Phi công và điều hành viên có thể dễ dàng phân chia
nhiệm vụ khi điều khiển những vũ khí tinh vi. Ngoài ra, MiG-31 thường
hoạt động ở phạm vi rộng lớn, thực hiện các chuyến bay trên vùng
Bắc Cực, trên rừng taiga và vùng biển. Khi đó, hoa tiêu có thể sửa
những lỗi nhỏ cho phi công trong việc định hướng và thậm chí điều khiển
máy bay, giúp anh ta có thời gian nghỉ ngơi. Theo các chuyên gia, không
có gì ngẫu nhiên mà Bộ Quốc phòng Nga đã chọn lựa MiG-31 là
phương tiện mang tên lửa siêu thanh mới Kinzhal.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất với máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi không phải là vũ khí mang theo và thiết bị điện tử trong buồng lái mà là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phi công. Phi công lái chính và nhà vận hành máy bay kiêm hoa tiêu nên hiểu nhau không cần nói thành lời.
©
Sputnik / Uliana Solovieva
Su-30SM
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, phi công quân sự công quân Nga Vladimir Popov cho biết:
"Tôi đã thực hiện rất nhiều chuyến bay
trên máy bay tiêm kích- ném bom 2 chỗ ngồi Su-17 (phiên bản xuất khẩu
được gọi là Su-22) và máy bay ném bom tiền tuyến Su-24.
Trước đây, hệ thống máy tính trong buồng lái không phải là mạnh mẽ và
nhỏ gọn như hiện nay. Và các nhà chế tạo máy bay đã tách tổ hợp dẫn
đường- ngắm và tổ hợp dẫn đường — lái để hai người có thể điều khiển
chúng trong chuyến bay. Thực tiễn này đã mang lại kinh nghiệm bổ
ích cho chúng tôi. Với phi cơ chiếu đấu hiện đại, một phi công sẽ
cảm thấy vô cùng khó khăn vì phải theo dõi tất cả mọi thứ khi điều khiển
máy bay. Và nếu có hai người trong buồng lái, các khả năng của cỗ máy
chiến đấu sẽ có thể được triển khai một cách tối đa. Vì thế, trong kíp
lái máy bay chiến đấu đã xuất hiện thành viên thứ hai — hoa tiêu hoặc
nhà vận hành máy bay kiêm hoa tiêu".
Máy bay 2 chỗ ngồi được sử dụng nhiều hơn so với máy bay 1 chỗ
ngồi trong các hoạt động chiến đấu, để thực hiện nhiệm vụ dẫn đường.
Máy bay tiêm kích 1 chỗ ngồi Su-35S
trước hết thực hiện nhiệm vụ "chiếm ưu thế trên không". Nó được
trang bị động cơ nặng hơn và mạnh hơn với vector lực đẩy điều khiển
được, nhờ đó nó có sức kéo và tính cơ động lớn hơn. Việc thiếu các
thiết bị cho lái phụ cũng tác động tích cực đến các đặc tính bay của
Su-35S. Về phần mình, tiêm kích 2 chỗ ngồi Su-30SM có
thêm trang thiết bị được điều khiển bởi phi công phụ, nhờ đó nó có
thể phối hợp hành động với nhóm máy bay, thực hiện nhiệm vụ trinh sát,
chiến tranh điện tử, chỉ điểm mục tiêu, tấn công các mục tiêu trên mặt
đất và vân vân.
©
Sputnik / Ilya Timin
Su-35S
"Máy bay chiến đấu chủ yếu là một nền tảng để
mang vũ khí. Nếu mở rộng danh mục các loại vũ khí (đặc biệt là vũ
khí độ chính xác cao) thì sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
chiến đấu. Trong điều kiện phức tạp của cuộc không chiến không thể
sử dụng công nghệ lái tự động, đặc biệt khi phải phối hợp hành
động với những máy bay khác. Máy bay tiêm kích "kinh điển" có
một nhiệm vụ: đánh chặn và tấn công mục tiêu trên không, để thực
hiện nhiệm vụ này phi công có thể kết hợp việc lái máy bay và
tiến công hoả lực. Một phi công có thể thực hiện nhiệm vụ này.
Phạm vi nhiệm vụ của máy bay đa năng, như máy bay tiêm kích — bom
chiến thuật, là rộng hơn đáng kể: phi công còn phải tìm kiếm và phát
hiện những mục tiêu nhỏ trên mặt đất (hoặc trên mặt biển), bao gồm
cả các mục tiêu được ngụy trang và được bảo vệ bằng các hệ
thống phòng không và chiến tranh điện tử (REB), cần phải phân chia
hợp lý các mục tiêu này giữa các máy bay tiến công và sử dụng vũ khí
chính xác để tiêu diệt chúng. Ngoài ra còn có nhiệm vụ thực
hiện chiến tranh điện tử, truyền dòng dữ liệu thời gian thực cho các
hệ thống tên lửa trên mặt đất. Để thực hiện nhiệm vụ này phải có
nhà vận hành máy bay kiêm hoa tiêu, người này biến thành nhân vật
chính! Trong bối cảnh này kỹ năng bậc thầy của người lái máy bay
không phải là quan trọng nhất, kỹ năng được đặt lên hàng đầu là
khả năng nhanh chóng đánh giá tình hình chiến thuật dựa theo dòng dữ
liệu đa dạng, phân bổ hợp lý nguồn lực chiến đấu của máy bay, kiểm
soát và đánh giá kết quả đòn không kích (đã tiêu diệt mục đích hay
chưa, có cần thực hiện đòn tấn công tiếp theo) — nhà điều hành
đóng vai trò chủ chốt".
©
Sputnik / Vitaliy Ankov
Một trong ba máy bay MiG-31BM hiện đại hóa đầu tiên sau khi hạ cánh xuống sân bay quân sự ở Vladivostok
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất với máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi không phải là vũ khí mang theo và thiết bị điện tử trong buồng lái mà là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phi công. Phi công lái chính và nhà vận hành máy bay kiêm hoa tiêu nên hiểu nhau không cần nói thành lời.
Nhận xét
Đăng nhận xét