LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG 32
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sát nhân diễn tuồng mèo khóc chuột để qua mặt công an | Hành trình phá án | ANTG
Vụ án khó điều tra bậc nhất lịch sử phá án Công an Hải Phòng
Hiện trường vụ tai nạn giao thông (TNGT) gần như không còn
dấu vết lạ nào. Tuy nhiên bằng các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát Công
an TP Hải Phòng nhận định đây là vụ án giết người.
Rà soát gần 2km thu thập chứng cứ liên quan, trinh sát phát
hiện hiện trường gây án. Tuy nhiên thời điểm xảy ra sự việc vào đêm tối,
manh mối không có, vụ án tưởng đã đi vào ngõ cụt.
Vụ TNGT có nhiều điểm lạNgười phát hiện ra sự việc đầu tiên là ông Nguyễn Văn Mát (57 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, Nam Hải, Hải An, Hải Phòng). Khoảng 4h20 ngày 24/5/2014, ông dậy sớm ra chợ thì phát hiện nam thanh niên nằm bên lề đường gần nhà.
Ông Mát cứ nghĩ rằng người này say rượu nên không để ý, vẫn tiếp tục rảo bước đi. Khoảng 2 tiếng sau quay lại chỗ cũ, ông Mát thấy người đàn ông vẫn nằm đó, liền đến gần kiểm tra thì thấy người này bất tỉnh, vết thương trên mặt bị chảy máu.
Vụ việc được cấp báo lên Công an phường Hải An và PC45. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong vào khoảng 18h cùng ngày, được xác định tên Trần Văn Quý (40 tuổi, ngụ Lương Khê 1, Tràng Cát, Hải An).
Một số đối tượng trong vụ án. |
Anh này làm nghề tự do, có biểu hiện nghiện ma túy và thường xuyên say rượu. Bởi vậy gia đình cho rằng anh Quý say rượu dẫn đến tự ngã và tử vong.
Theo thân nhân, đây là vụ TNGT nên gia đình không đồng ý cho khám nghiệm tử thi, tự nguyện cam kết không khiếu nại, tự đưa thi thể về mai táng. Trong khi đó, theo cảnh sát, phải khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết mới biết được đây có phải án mạng hay không. Thương tích để lại trên thi thể sẽ biết được hung khí gây án là gì. Từ đó đưa ra giả thiết điều tra phù hợp.
Quan sát bằng mắt thường dễ thấy nạn nhân có 5 vết thương tại các vị trí: Xương đòn trái, mi mắt trái, thái dương trái. Nhưng vết thương nặng nhất trên đỉnh thái dương trái gây vỡ hộp sọ được cho là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Trinh sát phân tích, nếu là vụ TNGT thì phải có dấu vết tại hiện trường như vết trượt hay mảnh vỡ của các phương tiện nhưng ở đây không có. Thông thường, nếu ngã do TNGT thì thân thể có vết trầy xước, quần áo nhuốm bẩn. Nhưng ở đây, trên đỉnh đầu có dấu hiệu bầm dập, vết thương lan tỏa ở nhiều vị trí khác nhau nên không trùng khớp với nhận định nạn nhân chết do tự ngã.
Dựa vào hồ sơ bệnh án, thương tích trên tử thi và hiện trường xảy ra sự việc, cơ quan chức năng nhận định đây không phải vụ TNGT. Tuy nhiên, khó khăn cho lực lực trinh sát là gia đình nạn nhân không phối hợp điều tra, không muốn mổ thi thể.
Lúc này, Đại tá Nguyễn Đức Cường, Trưởng phòng PC45 kiên quyết yêu cầu các trinh sát thuyết phục gia đình nạn nhân đồng ý mổ tử thi. Đích thân lãnh đạo PC45 xuống gia đình vận động.
Ban đầu việc thuyết phục gia đình nạn nhân gặp nhiều khó khăn. Sau đó, trinh sát phải "xé nhỏ" từng thành viên trong gia đình để thuyết phục. Đến khoảng 23h30 cùng ngày, người thân nạn nhân mới đồng ý cho mổ nhưng với điều kiện chỉ xem xét ở những nơi có thương tích.
Lộ diện manh mối vụ án mạng
PC45 đã phối hợp cùng PC54, Công an quận Hải An, VKSND TP Hải Phòng và VKSND quận Hải An khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để xác định chính xác nguyên nhân cái chết của nạn nhân. Khó khăn nữa là vị trí nạn nhân ngã không có xáo trộn, các trinh sát cũng xác định đây không phải hiện trường gây án.
Lúc này lãnh đạo phòng phát động phong trào vận động quần chúng để tìm manh mối. Nhưng vụ án gần như đi vào ngõ cụt bởi người dân không thấy điểm gì bất thường. Hàng chục trinh sát gõ cửa từng nhà hỏi từng người dân thu thập manh mối. Trong bán kính 2 km, những hộ gia đình có máy quay an ninh đều được các trinh sát nghiên cứu kỹ.
Từ hình ảnh camera có được, cho thấy trước đó anh Quý đi bộ. Câu hỏi đặt ra là phương tiện của nạn nhân ở đâu? Rà soát, trinh sát phát hiện chiếc xe máy của nạn nhân được một người bạn tên Vũ Quang Trung cất giữ. Người này lập tức được mời lên trụ sở lấy lời khai.
Theo lời Trung, đêm xảy ra sự việc, anh được nạn nhân rủ đi uống rượu. Trên đường về, Quý lái xe vượt qua, Trung đi tiếp thì thấy chiếc xe nạn nhân dựng ngoài đường. Thấy anh Quý ngồi trên xe nhưng không nổ máy, anh Trung tưởng bạn mình say nên đến giúp bạn đưa xe máy về nhà cất giúp.
Cùng lúc này, bác sĩ xác định thời điểm nạn nhân bị đánh thương tích đến nơi nạn nhân nằm cách nhau chừng 30 phút. Các trinh sát phải quan sát lại camera người dân cung cấp, dựng hiện trường ước lượng tốc độ di chuyển của nạn nhân khi say để đo quãng đường 30 phút, từ đó tìm địa điểm xảy ra vụ án. Đây là những thông tin quan trọng để lần ra manh mối vụ án.
Tiếp tục vận động quần chúng, một người cung cấp thông tin quan trọng: Đêm anh Quý chết, tại số nhà 1029 là điểm kinh doanh dịch vụ mát xa có xảy ra cãi lộn đánh nhau. Chủ nhà là Phạm Văn Mí và vợ Nguyễn Thị Nguyệt được triệu tập ngay sau đó. Tuy nhiên, vợ chồng Mí khai nhận không biết gì, hôm đó đi ngủ từ sớm.
Các điều tra viên dày dặn kinh nghiệm được cử lấy lời khai vợ chồng Mí đã kiên trì đấu tranh tâm lý, hỏi tỉ mỉ những chi tiết liên liên quan. Khai thác từ chiều 25/5 đến sáng hôm sau thì Nguyệt mới khai nhận anh Quý có vào quán gây gổ với nhân viên.
Trong quán có một nữ nhân viên quê Thanh Hóa chứng kiến sự việc nhưng đã về nhà, địa chỉ của chị này ở đâu mọi người không rõ. Việc lấy lời khai của nhân chứng tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Có những khi tưởng chừng vụ án đi vào bế tắc nhưng với tinh thần quyết tâm, các trinh sát đã lần ra được manh mối từ vợ chồng Nguyệt.
Có lần 3h sáng Đại tá Cường xuống cùng anh em lấy lời khai vợ chồng Nguyệt. Lúc đó chỉ có bánh mỳ, nước lọc lót dạ nhưng ai cũng quyết tâm cao.
Lãnh đạo phòng họp bàn chiến thuật tìm ra hướng điều tra mới. Sau khi đấu tranh khai thác, Nguyệt "bật" ra được thông anh Quý có va chạm với một nhóm khách quen của quán.
Hung thủ lộ diện
Nguyệt khai đã can ngăn khi xảy ra mâu thuẫn giữa anh Quý và nhóm khách quen. Sau đó Quý quay lại đập phá bên ngoài quán nên nhóm đối tượng cầm cán xẻng đánh nạn nhân. Nguyệt khai không biết nhóm này ở đâu, làm gì mà chỉ mô tả đặc điểm hình dáng và cho biết đều là người cùng ngụ tại quận Hải An. Từ thông tin này mơ hồ này, PC45 cử khoảng 50 trinh sát đi khắp địa bàn rà soát sàng lọc đối tượng.
Sau 2 ngày làm việc, trinh sát phát hiện ở phường Đông Hải nhóm thanh niên có những biểu hiện tương đồng với lời chủ quán mát xa khai. Để tránh việc nhóm này thông cung gây khó khăn, trinh sát tức tốc triệu tập, "xé lẻ" từng người khai thác, so sánh lời khai của đối tượng này để đấu tranh với đối tượng khác.
Nhóm nghi phạm biết đã bị lộ, phải cúi đầu nhận tội gồm: Lương Xuân Khánh (32 tuổi), Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi), Lương Văn Thắng (34 tuổi, đều ngụ tại Đông Hải, Hải An).
Ba nghi can khai nhận: Khoảng 22h30 ngày 23/5/2014, chúng đến quán của vợ chồng Mí thì thấy anh Quý mâu thuẫn với một người trong quán. Lúc này Dũng nói hai người này "chửi nhau thì đi ra ngoài". Nạn nhân cự cãi lại. Tức giận, Khánh đánh Quý thì được mọi người can ngăn.
Thấy mình "yếu thế", nạn nhân về nhà chị gái là Trần Thị Cật (44 tuổi, ngụ tổ dân phố 1, phường Tràng Cát, quận Hải An) vác dao quay lại đòi "tính sổ", đập phá đồ đạc. Khánh và Thắng từ trong quán chạy ra dùng gậy gỗ đánh 2 nhát vào đầu và mặt khiến nạn nhân ngã gục. Còn Dũng sau khi thấy nạn nhân bất tỉnh đã hô hào đồng bọn bỏ đi.
Khánh và Thắng sau đó đã bị xử về tội "giết người", Dũng và chủ quán Mý phạm tội không tố giác tội phạm.
Theo Trịnh Ninh - Tuyết Lan/Pháp luật Việt Nam
3 thập kỷ rơi vào bế tắc, vụ án nữ sinh bị giết năm 1986 cuối cùng đã bắt được hung thủ
Nhiều năm theo đuổi tưởng chừng vụ án sẽ không thể giải quyết được, cảnh sát cho biết cuối cùng họ đã tóm được kẻ thủ ác đã ra tay tàn độc với cô gái tuổi teen Tracy Gilpin vào 32 năm trước tại Mỹ.
Hôm chủ nhật (11/3) vừa qua, các nhà chức trách quận Plymouth,
Massachussets, Mỹ, xác nhận họ đã bắt được tên hung thủ trong vụ án giết
người từ năm 1986.
Hai ngày trước đó, cảnh sát Troutman, North Carolina, phối hợp cùng cảnh đội Massachussets đã vây bắt thành công tên Michael A. Hand, 61 tuổi, được xem là nghi phạm đã giết chết cô bé 15 tuổi, Tracy Gilpin, 32 năm về trước. Tên Michael sau đó đã được đưa về Massachussets để tiếp nhận xử lý.
Nạn
nhân Tracy Gilpin sống tại khu vực Kingston được báo cáo mất tích vào
ngày 1 tháng 10 năm 1986. Ba tuần sau đó, người ta tìm thấy xác cô bé
trong một công viên gần Plymouth. Xét nghiệm pháp y cho thấy xương sọ
của nạn nhân đã bị nứt, nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn
thương nặng vùng đầu và có thể vụ tấn công xảy ra vào đêm mà Tracy mất
tích.
Chị gái của Tracy, Kerry Gilpin, hiện đang là đại tá cảnh sát tại tiểu bang Massachussets đã gửi lời khen ngợi và cảm ơn chân thành đến các lực lượng điều tra, dù cho rất nhiều năm trôi qua nhưng họ vẫn không bỏ cuộc mà vẫn nỗ lực tiến hành xác định và bắt giữ được nghi phạm.
“Trong 3 thập kỷ qua, chúng tôi vẫn luôn mong rằng hung thủ giết chết Tracy sẽ được nhận diện. Khi nhận được thông tin cập nhật về tên nghi phạm đã bị bắt, chúng tôi thật sự rất vui mừng và hy vọng rằng công lý cuối cùng sẽ được trả lại cho Tracy. Tôi không chỉ chia sẻ tâm tư này với gia đình mình mà còn với tất cả những gia đình đã mất đi người thân vì bạo lực. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ để trả lại công bằng cho tất cả các nạn nhân”.
Những hàng xóm của tên Michael tại Troutman cho biết hắn ta là một người chuyên sinh sự và chẳng bao giờ có được một công việc cho ra hồn.
“Lúc nào hắn cũng thiếu thốn tiền bạc”, bà Shirley Parker, 81 tuổi, trả lời phỏng vấn qua điện thoại với NYTimes cho biết.
Bà Shirley đã quen biết với Michael khoảng 10 năm trước, khi hắn dọn đến khu phố bà đang sống. Bà Shirley nhớ lại tên Michael khá côn đồ, hắn thường xuyên đi lại trong khu vực với cây súng đeo ở bên hông. Mãi sau này hắn mới bỏ thói quen đó.
“Hắn rất khác với những người miền Nam. Hắn luôn ồn ào, luôn có ý kiến. Hắn sống một mình với một chú chó và có cả một bộ sưu tập súng”, bà Shirley cho hay.
Ông Calvin Ostwalt, 68 tuổi, sống đối diện nhà tên nghi phạm cho biết ông có một nỗi sợ vô hình với tên này và sẽ cố gắng tránh mặt hắn hết mức có thể.
“Hắn thật sự có vấn đề khi hòa nhập với mọi người”, ông Calvin nói.
Ông Calvin cũng cho biết thêm, khi tên Michael mới chuyển đến, hắn từng nói với ông và mọi người rằng hắn là cựu nhân viên cảnh sát và dọn đến đây theo một chương trình bảo vệ nhân chứng.
Không có thông tin vì sao đội điều tra có thể tìm được tên Michael. Thông báo được phát hành bởi văn phòng luật sư quận chỉ đề cập rằng đó là kết quả sau quá trình điều tra của Sở cảnh sát tiểu bang Massachussets, Sở cảnh sát Plymouth và Sở cảnh sát Kingston.
Tên Michael đang bị tạm giam tại Văn phòng cảnh sát trưởng Idredell, North Carolina và đã tham dự phiên tòa đầu tiên vào hôm thứ hai vừa qua. Được biết tên Michael không có luật sư, hắn sẽ tự đại diện cho mình.
Vụ giết người 32 năm trước đã từng gieo rắc nỗi sợ hãi trên toàn vùng ngoại ô Kingston, cách Boston 40 dặm về phía nam.
“Tôi nghĩ nó đã khiến cho mọi người cẩn trọng hơn về những quyết định của mình, phải chắc rằng mình không đi đâu ra đường một mình”, đại tá Kerry chia sẻ với NBC News vào năm ngoái. “Phải chăng có một gã nào đó chỉ chực chờ để tấn công người khác từ bên đường? Không ai biết được điều đó”.
Hai ngày trước đó, cảnh sát Troutman, North Carolina, phối hợp cùng cảnh đội Massachussets đã vây bắt thành công tên Michael A. Hand, 61 tuổi, được xem là nghi phạm đã giết chết cô bé 15 tuổi, Tracy Gilpin, 32 năm về trước. Tên Michael sau đó đã được đưa về Massachussets để tiếp nhận xử lý.
Nạn
nhân Tracy Gilpin mất tích vào tháng 10 năm 1986, sau đó 3 tuần, người
ta tìm thấy thi thể cô bé tại một công viên gần Plymouth.
Chị gái của Tracy, Kerry Gilpin, hiện đang là đại tá cảnh sát tại tiểu bang Massachussets đã gửi lời khen ngợi và cảm ơn chân thành đến các lực lượng điều tra, dù cho rất nhiều năm trôi qua nhưng họ vẫn không bỏ cuộc mà vẫn nỗ lực tiến hành xác định và bắt giữ được nghi phạm.
“Trong 3 thập kỷ qua, chúng tôi vẫn luôn mong rằng hung thủ giết chết Tracy sẽ được nhận diện. Khi nhận được thông tin cập nhật về tên nghi phạm đã bị bắt, chúng tôi thật sự rất vui mừng và hy vọng rằng công lý cuối cùng sẽ được trả lại cho Tracy. Tôi không chỉ chia sẻ tâm tư này với gia đình mình mà còn với tất cả những gia đình đã mất đi người thân vì bạo lực. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ để trả lại công bằng cho tất cả các nạn nhân”.
Những hàng xóm của tên Michael tại Troutman cho biết hắn ta là một người chuyên sinh sự và chẳng bao giờ có được một công việc cho ra hồn.
“Lúc nào hắn cũng thiếu thốn tiền bạc”, bà Shirley Parker, 81 tuổi, trả lời phỏng vấn qua điện thoại với NYTimes cho biết.
Bà Shirley đã quen biết với Michael khoảng 10 năm trước, khi hắn dọn đến khu phố bà đang sống. Bà Shirley nhớ lại tên Michael khá côn đồ, hắn thường xuyên đi lại trong khu vực với cây súng đeo ở bên hông. Mãi sau này hắn mới bỏ thói quen đó.
“Hắn rất khác với những người miền Nam. Hắn luôn ồn ào, luôn có ý kiến. Hắn sống một mình với một chú chó và có cả một bộ sưu tập súng”, bà Shirley cho hay.
Ông Calvin Ostwalt, 68 tuổi, sống đối diện nhà tên nghi phạm cho biết ông có một nỗi sợ vô hình với tên này và sẽ cố gắng tránh mặt hắn hết mức có thể.
“Hắn thật sự có vấn đề khi hòa nhập với mọi người”, ông Calvin nói.
Ông Calvin cũng cho biết thêm, khi tên Michael mới chuyển đến, hắn từng nói với ông và mọi người rằng hắn là cựu nhân viên cảnh sát và dọn đến đây theo một chương trình bảo vệ nhân chứng.
Không có thông tin vì sao đội điều tra có thể tìm được tên Michael. Thông báo được phát hành bởi văn phòng luật sư quận chỉ đề cập rằng đó là kết quả sau quá trình điều tra của Sở cảnh sát tiểu bang Massachussets, Sở cảnh sát Plymouth và Sở cảnh sát Kingston.
Tên Michael đang bị tạm giam tại Văn phòng cảnh sát trưởng Idredell, North Carolina và đã tham dự phiên tòa đầu tiên vào hôm thứ hai vừa qua. Được biết tên Michael không có luật sư, hắn sẽ tự đại diện cho mình.
Vụ giết người 32 năm trước đã từng gieo rắc nỗi sợ hãi trên toàn vùng ngoại ô Kingston, cách Boston 40 dặm về phía nam.
“Tôi nghĩ nó đã khiến cho mọi người cẩn trọng hơn về những quyết định của mình, phải chắc rằng mình không đi đâu ra đường một mình”, đại tá Kerry chia sẻ với NBC News vào năm ngoái. “Phải chăng có một gã nào đó chỉ chực chờ để tấn công người khác từ bên đường? Không ai biết được điều đó”.
(Nguồn: NYTimes)
Manh mối mới trong vụ án chấn động nước Pháp cách đây 30 năm: Ai mới chính là hung thủ giết hại cậu bé Grégory?
Sau cái chết thương tâm của cậu bé Grégory, 4 tuổi, hai nghi can hàng đầu của vụ án đã bị bắt giữ để điều tra suốt ba thập kỷ. Đó lại là người bác trai và bác gái thân thuộc của cháu bé. Liệu mọi thứ đã ngã ngũ và đâu mới là chân tướng của sự thật?
Người mẹ mang mũ cho con và phát hiện cậu bé mất tích
Vào 17h30’ chiều ngày 16/10/1984, khi thời tiết khá lạnh, chị Christine Villemin định mang một chiếc mũ len cho con trai 4 tuổi của mình, cậu bé Grégory thì chị sợ hãi nhận ra rằng, Grégory không nô đùa trong vườn nhà và đã mất tích.
Ngay sau đó, chị Christine lái xe "điên cuồng" đến mọi ngóc ngách trong ngôi làng ở thị xã Lépanges-sur-Vologne, thuộc vùng Vosges, phía đông nước Pháp để tìm cậu bé Grégory. Song không ai thấy bóng dáng đứa con trai bé bỏng của chị. Đó chính là thời điểm bắt đầu chuỗi bi kịch kinh hoàng đối với gia đình nhỏ của hai vợ chồng Jean và Christine.
Sau 4 ngày mất tích, thi thể Grégory được tìm thấy tại một nghĩa trang cách nhà em khoảng 7 km trong tình trạng bị trói chặt tay chân. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân bị kéo lê dọc theo bờ sông Vologne, vào khoảng 21h30’ ngày xảy ra vụ việc.
Người mẹ Christine lúc đó đã khóc nức nở: "Grégory, con yêu, đừng bỏ rơi mẹ, hãy quay về đây! Tại sao bọn họ lại đối xử với con như thế này?"
Đâu là động cơ giết hại cậu bé?
Ngay từ đầu, mọi nghi vấn được hướng đến các thành viên trong gia đình bố cậu bé, gồm có ông bà, một người chú, cặp vợ chồng bác trai và một người họ hàng sống gần đó. Ba năm trước, anh Jean Marie Villemin, cha của cậu bé được thăng chức và trở thành giám đốc. Điều này khiến vài thành viên trong gia đình sinh lòng đố kỵ.
Liệu đây có phải là động cơ gây án hay còn uẩn khúc nào khác đằng sau việc này? Và nếu đúng vậy, ai là hung thủ trong số rất nhiều nghi can ở gia đình anh Jean Marie?
Kể từ khi anh Jean được bổ nhiệm vào chức vụ mới, gia đình anh đều bị quấy rầy bởi các cuộc gọi điện thoại nặc danh, từ một người biết rất rõ về cuộc sống của anh cũng như những người thân xung quanh. Gia đình Villemin cảnh cáo, họ sẽ báo cảnh sát và bắt đầu ghi âm cuộc gọi. Kể từ đó, thay vì thực hiện những cuộc gọi quấy rầy, tên tội phạm quay sang gửi các bức thư nặc danh.
Một bức thư có nội dung như sau: " Tôi căm thù anh, ngày anh chết, tôi sẽ nhổ nước bọt vào mộ của anh. Tôi hy vọng anh chết trong đau khổ, thưa ngài giám đốc. Tiền của anh không thể làm con trai của mình sống lại. Đây là sự trả thù của tôi, đồ khốn."
Vào tháng 11, Bernard Laroche, anh họ của Jean Marie, đã bị bắt với tội danh giết người. Hắn che đậy hành vi phạm tội một cách cực kỳ hoàn hảo: chuyên gia phân tích chữ viết tay lập luận rằng, hắn đã viết hai trong số các bức thư nặc danh.
Em vợ của hắn, Bolle, khai với cảnh sát rằng, cô ấy chở hắn đến nhà của Villemin, bắt cóc cậu bé Grégory rồi lái xe đến bờ sông. Sau đó, cô để anh ta ở đó với đứa bé và quay về nhà một mình. Đây quả là lời khai mang tính quyết định trong việc xác định hung thủ gây ra án mạng này!
Thế nhưng hai ngày sau, Bolle rút lại lời khai trên của mình. Sau đó, thẩm phán Jean Michel Lambert tuyên bố, bác cậu bé, anh Laroche được thả tự do.
Vụ án tiếp tục rẽ sang một hướng khác khi ba nhân chứng thề thốt trước toà rằng, họ đã nhìn thấy mẹ của Grégory tại bưu điện vào ngày trước khi cậu bé qua đời. Và khi lá thư có nội dung trả thù được trình lên, các chuyên gia cho rằng, 80% xác suất cô ấy chính là chủ nhân của chữ viết. Sợi dây thừng được xác định dùng để trói tay chân cậu bé được tìm thấy trong căn hầm nhà của cô.
Như vậy, từ chỗ 95% khả năng hung thủ là người bác của cậu bé, Bernard Laroche thì giờ người mẹ của nạn nhân lại trở thành đối tượng đáng khả nghi nhất. Liệu có bà mẹ nào lại nhẫn tâm giết chết đứa con ruột của mình không?
Kinh hoàng hơn nữa, trong lúc quá căm giận, cha cậu bé, anh Jean Villemin lại dùng súng săn bắn chết Bernard Laroche. Hành động trả thù nông nổi này ngay lập tức biến anh thành một tên tội phạm với mức án 3 năm tù, bỏ lại người vợ đang mang thai đứa con thứ hai và lại đang bị tình nghi là kẻ giết hại đứa con đầu lòng.
Cũng vì hành động thiếu suy nghĩ của cha đứa trẻ, việc điều tra lại trở nên khó khăn hơn khi nghi can Bernard Laroche đã bỏ mạng và cảnh sát không thể khai thác thêm thông tin nào từ anh ta.
Mẹ cậu bé được tuyên bố vô tội
Vụ kiện khép lại vào năm 2001 sau khi các thử nghiệm DNA trên tem bưu thiếp không trùng khớp với lập luận trước đó. Cuối cùng, sau bao khó khăn, chị Christine, mẹ cậu bé được tuyên bố vô tội.
Mãi
đến năm 2004, chị Christine và anh Jean-Marie Villemin mới được bồi
thường 35.000 euro (khoảng 850 triệu đồng) vì quá trình điều tra đã gây
ra nhiều sai sót, khiến họ "bị tổn hại danh dự" và vẫn chưa biết rõ hơn
về nguyên nhân cái chết của con trai.
Năm 2008 và 2010, toà án lại được mở lại vì các nhà điều tra có trong tay nhiều phân tích pháp y hơn nhưng cũng không thu được kết quả nào cụ thể.
Vụ án chìm vào quên lãng và công lý vẫn chưa được thực thi.
Bắt giữ hai người bác của đứa trẻ - Liệu họ có phải là hung thủ?
Cho đến mùa hè năm nay, dựa vào kiểu chữ viết tay và phân tích ngôn ngữ của khoảng 2000 lá thư và bản ghi âm, công tố viên đã đi đến kết luận rằng, chủ nhân của chúng bao gồm một người đàn ông và phụ nữ. Do vậy, mọi lời cáo buộc lại hướng đến người bác trai và bác gái của Grégory, bao gồm Marcel 72 tuổi và Jacqueline Jacob 73 tuổi.
Nguồn tin tình báo cho hay, chính hai người này đã tiếp tay cho người bác của đứa trẻ, Bernard Laroche thực hiện hành vi "mất hết nhân tính".
Phản đối lại lập luận trên, luật sư phía bị cáo mạnh mẽ cho rằng: "Không có bằng chứng nào xác thực để đưa ra kết luận như vậy".
Luật sư của gia đình Laroche tưởng rằng, vụ án sẽ có hướng phát triển mới sau 30 năm nhưng nhiều tình tiết vẫn chưa được làm rõ. Trong khi đó, luật sư của vợ chồng Villemins lại mong rằng, chị Christine và anh Jean Marie sẽ sớm biết được danh tính của kẻ giết người.
Sau hơn ba thập niên, các nhà điều tra vẫn chưa thể vén được tấm màn bí mật về sự ra đi của cậu bé Grégory. Liệu kẻ thủ ác Bernard đã tự lãnh hậu quả hay hung thủ vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật? Tất cả vẫn là câu hỏi lớn, chưa có lời đáp. Nhưng mẹ cậu vẫn nuôi hy vọng, họ sẽ tìm ra sự thật về cái chết của Grégory, đứa con trai đáng thương của mình.
Vào 17h30’ chiều ngày 16/10/1984, khi thời tiết khá lạnh, chị Christine Villemin định mang một chiếc mũ len cho con trai 4 tuổi của mình, cậu bé Grégory thì chị sợ hãi nhận ra rằng, Grégory không nô đùa trong vườn nhà và đã mất tích.
Ngay sau đó, chị Christine lái xe "điên cuồng" đến mọi ngóc ngách trong ngôi làng ở thị xã Lépanges-sur-Vologne, thuộc vùng Vosges, phía đông nước Pháp để tìm cậu bé Grégory. Song không ai thấy bóng dáng đứa con trai bé bỏng của chị. Đó chính là thời điểm bắt đầu chuỗi bi kịch kinh hoàng đối với gia đình nhỏ của hai vợ chồng Jean và Christine.
Sau 4 ngày mất tích, thi thể Grégory được tìm thấy tại một nghĩa trang cách nhà em khoảng 7 km trong tình trạng bị trói chặt tay chân. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân bị kéo lê dọc theo bờ sông Vologne, vào khoảng 21h30’ ngày xảy ra vụ việc.
Người mẹ Christine lúc đó đã khóc nức nở: "Grégory, con yêu, đừng bỏ rơi mẹ, hãy quay về đây! Tại sao bọn họ lại đối xử với con như thế này?"
Christine (chính giữa) và Jean-Marie Villemin (bên phải) tham dự phiên tòa xét xử vụ án mạng của đứa con trai xấu số.
Ngay từ đầu, mọi nghi vấn được hướng đến các thành viên trong gia đình bố cậu bé, gồm có ông bà, một người chú, cặp vợ chồng bác trai và một người họ hàng sống gần đó. Ba năm trước, anh Jean Marie Villemin, cha của cậu bé được thăng chức và trở thành giám đốc. Điều này khiến vài thành viên trong gia đình sinh lòng đố kỵ.
Liệu đây có phải là động cơ gây án hay còn uẩn khúc nào khác đằng sau việc này? Và nếu đúng vậy, ai là hung thủ trong số rất nhiều nghi can ở gia đình anh Jean Marie?
Kể từ khi anh Jean được bổ nhiệm vào chức vụ mới, gia đình anh đều bị quấy rầy bởi các cuộc gọi điện thoại nặc danh, từ một người biết rất rõ về cuộc sống của anh cũng như những người thân xung quanh. Gia đình Villemin cảnh cáo, họ sẽ báo cảnh sát và bắt đầu ghi âm cuộc gọi. Kể từ đó, thay vì thực hiện những cuộc gọi quấy rầy, tên tội phạm quay sang gửi các bức thư nặc danh.
Một bức thư có nội dung như sau: " Tôi căm thù anh, ngày anh chết, tôi sẽ nhổ nước bọt vào mộ của anh. Tôi hy vọng anh chết trong đau khổ, thưa ngài giám đốc. Tiền của anh không thể làm con trai của mình sống lại. Đây là sự trả thù của tôi, đồ khốn."
Vào tháng 11, Bernard Laroche, anh họ của Jean Marie, đã bị bắt với tội danh giết người. Hắn che đậy hành vi phạm tội một cách cực kỳ hoàn hảo: chuyên gia phân tích chữ viết tay lập luận rằng, hắn đã viết hai trong số các bức thư nặc danh.
Em vợ của hắn, Bolle, khai với cảnh sát rằng, cô ấy chở hắn đến nhà của Villemin, bắt cóc cậu bé Grégory rồi lái xe đến bờ sông. Sau đó, cô để anh ta ở đó với đứa bé và quay về nhà một mình. Đây quả là lời khai mang tính quyết định trong việc xác định hung thủ gây ra án mạng này!
Thế nhưng hai ngày sau, Bolle rút lại lời khai trên của mình. Sau đó, thẩm phán Jean Michel Lambert tuyên bố, bác cậu bé, anh Laroche được thả tự do.
Vụ án tiếp tục rẽ sang một hướng khác khi ba nhân chứng thề thốt trước toà rằng, họ đã nhìn thấy mẹ của Grégory tại bưu điện vào ngày trước khi cậu bé qua đời. Và khi lá thư có nội dung trả thù được trình lên, các chuyên gia cho rằng, 80% xác suất cô ấy chính là chủ nhân của chữ viết. Sợi dây thừng được xác định dùng để trói tay chân cậu bé được tìm thấy trong căn hầm nhà của cô.
Như vậy, từ chỗ 95% khả năng hung thủ là người bác của cậu bé, Bernard Laroche thì giờ người mẹ của nạn nhân lại trở thành đối tượng đáng khả nghi nhất. Liệu có bà mẹ nào lại nhẫn tâm giết chết đứa con ruột của mình không?
Kinh hoàng hơn nữa, trong lúc quá căm giận, cha cậu bé, anh Jean Villemin lại dùng súng săn bắn chết Bernard Laroche. Hành động trả thù nông nổi này ngay lập tức biến anh thành một tên tội phạm với mức án 3 năm tù, bỏ lại người vợ đang mang thai đứa con thứ hai và lại đang bị tình nghi là kẻ giết hại đứa con đầu lòng.
Cũng vì hành động thiếu suy nghĩ của cha đứa trẻ, việc điều tra lại trở nên khó khăn hơn khi nghi can Bernard Laroche đã bỏ mạng và cảnh sát không thể khai thác thêm thông tin nào từ anh ta.
Mẹ cậu bé được tuyên bố vô tội
Vụ kiện khép lại vào năm 2001 sau khi các thử nghiệm DNA trên tem bưu thiếp không trùng khớp với lập luận trước đó. Cuối cùng, sau bao khó khăn, chị Christine, mẹ cậu bé được tuyên bố vô tội.
Jean Michel Lambert (ở giữa) được tìm thấy tự tử ở nhà riêng bằng cách dùng một chiếc túi nhựa trùm quanh đầu.
Năm 2008 và 2010, toà án lại được mở lại vì các nhà điều tra có trong tay nhiều phân tích pháp y hơn nhưng cũng không thu được kết quả nào cụ thể.
Vụ án chìm vào quên lãng và công lý vẫn chưa được thực thi.
Bắt giữ hai người bác của đứa trẻ - Liệu họ có phải là hung thủ?
Cho đến mùa hè năm nay, dựa vào kiểu chữ viết tay và phân tích ngôn ngữ của khoảng 2000 lá thư và bản ghi âm, công tố viên đã đi đến kết luận rằng, chủ nhân của chúng bao gồm một người đàn ông và phụ nữ. Do vậy, mọi lời cáo buộc lại hướng đến người bác trai và bác gái của Grégory, bao gồm Marcel 72 tuổi và Jacqueline Jacob 73 tuổi.
Nguồn tin tình báo cho hay, chính hai người này đã tiếp tay cho người bác của đứa trẻ, Bernard Laroche thực hiện hành vi "mất hết nhân tính".
Phản đối lại lập luận trên, luật sư phía bị cáo mạnh mẽ cho rằng: "Không có bằng chứng nào xác thực để đưa ra kết luận như vậy".
Luật sư của gia đình Laroche tưởng rằng, vụ án sẽ có hướng phát triển mới sau 30 năm nhưng nhiều tình tiết vẫn chưa được làm rõ. Trong khi đó, luật sư của vợ chồng Villemins lại mong rằng, chị Christine và anh Jean Marie sẽ sớm biết được danh tính của kẻ giết người.
Sau hơn ba thập niên, các nhà điều tra vẫn chưa thể vén được tấm màn bí mật về sự ra đi của cậu bé Grégory. Liệu kẻ thủ ác Bernard đã tự lãnh hậu quả hay hung thủ vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật? Tất cả vẫn là câu hỏi lớn, chưa có lời đáp. Nhưng mẹ cậu vẫn nuôi hy vọng, họ sẽ tìm ra sự thật về cái chết của Grégory, đứa con trai đáng thương của mình.
Người mẹ bức xúc khi con mình bị giết bởi băng đảng của tên “tội phạm đẹp trai” đang được cả thế giới tung hô
Jeremy Meeks hiện đang là cái tên người mẫu đình đám sàn catwalk có quá khứ không hề trong sạch chút nào khi từng được đánh giá là tên tội phạm nguy hiểm nhất của khu vực Stockton, Mỹ.
Jeremy Meeks là một trong những cái tên đặc biệt của làng mẫu nước Mỹ
bởi anh chàng 33 tuổi này từng có tiền án vào tù và trở nên nổi tiếng
khắp thế giới vào năm 2014 sau khi bức ảnh hồ sơ tội phạm của anh được
đăng tải trên trang Facebook của Sở cảnh sát Stockton. Sau khi mãn hạn
tù, Jeremy Meeks chính thức ký kết hợp đồng làm người mẫu với Công ty
quản lý White Cross. Kể từ đó đến nay, tên “tội phạm đẹp trai nhất thế giới” nhận về hàng tá hợp đồng quảng cáo và vinh dự được sải bước trên những sàn catwalk hàng đầu thế giới.
Thế
nhưng, quá khứ đen tối của Jeremy Meeks lại một lần nữa bị lôi ra ánh
sáng khi một người phụ nữ mới đây đã nhắc lại việc con trai Eric 15 tuổi
của cô, từng bị người của Crips, một trong những băng đảng nguy hiểm
bậc nhất nước Mỹ, bắn chết. Đáng nói hơn, Jeremy Meeks cũng là thành
viên của băng đảng này và vẫn chưa có bằng chứng xác nhận anh đã rời
nhóm hay chưa.
Sự việc xảy ra hồi tháng 9/2014, Eric cùng những người bạn đang chơi bóng rổ tại bữa tiệc sinh nhật thì bất ngờ bị bắn 3 viên đạn trúng vào thái dương, bụng, chân và gục chết ngay sau đó. Thủ phạm được xác định là David Lewis, thành viên của Crips, bị tuyên án 142 năm và 4 tháng tù cho tội ác của mình.
Dù đã hơn 10 năm trôi qua nhưng nỗi đau mất con chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng của mẹ Eric, chị Castillo. Nhất là khi chứng kiến cả thế giới tung hô Jeremy Meeks càng khiến chị cảm thấy tức giận hơn, dù anh không phải là người trực tiếp giết chết con trai chị. Ngoài ra, chị còn đặt nghi vấn cho rằng chàng người mẫu này vẫn chưa rời khỏi băng đảng nguy hiểm ấy.
Viên
chức thông tin công cộng Joseph Silva từng tiết lộ Jeremy Meeks từng bị
đánh giá là một trong những tên tội phạm bạo lực nhất trong khu vực
Stockton. Hai trong số những án phạt trong quá khứ của anh đều liên quan
đến Crips. Tháng 6/2014, Jeremy Meeks bị bắt trong vụ đàn áp các băng
nhóm.
Đến năm 2015, anh tiếp tục bị tống giam 27 tháng vì tội danh sử dụng vũ khí trái phép. Nhờ thái độ ăn năn hối cải, anh được mãn hạn tù sớm và nhanh chóng gia nhập giới người mẫu với nhiều lời mời béo bở sau khi bức ảnh hồ sơ tội phạm trở thành hiện tượng trên mạng xã hội.
Về
phía Jeremy Meeks, anh cho biết đã từ bỏ băng nhóm của mình ở một mức
độ nhất định từ sau khi nổi danh trên sàn calwalk. Hiện tại, chàng người
mẫu sở hữu gương mặt góc cạnh cũng không còn hoạt động gì cùng Crips và
khẳng định bản thân đã trưởng thành so với những bồng bột thời trẻ. Dù
vậy, những hình xăm, tiền án và các vết nhơ gợi nhớ lại quá khứ đen tối
ấy sẽ chẳng bao giờ phai nhòa trong tâm trí gia đình Jeremy Meeks cùng
những nạn nhân liên quan đến anh và băng đảng Crips của anh.
Jeremy Meeks sở hữu gương mặt điển trai góc cạnh, đặc biệt là đôi mắt xanh quyến rũ. (Ảnh: dailymail)
Sự việc xảy ra hồi tháng 9/2014, Eric cùng những người bạn đang chơi bóng rổ tại bữa tiệc sinh nhật thì bất ngờ bị bắn 3 viên đạn trúng vào thái dương, bụng, chân và gục chết ngay sau đó. Thủ phạm được xác định là David Lewis, thành viên của Crips, bị tuyên án 142 năm và 4 tháng tù cho tội ác của mình.
Dù đã hơn 10 năm trôi qua nhưng nỗi đau mất con chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng của mẹ Eric, chị Castillo. Nhất là khi chứng kiến cả thế giới tung hô Jeremy Meeks càng khiến chị cảm thấy tức giận hơn, dù anh không phải là người trực tiếp giết chết con trai chị. Ngoài ra, chị còn đặt nghi vấn cho rằng chàng người mẫu này vẫn chưa rời khỏi băng đảng nguy hiểm ấy.
Hình
xăm "NC" trên cổ của Jeremy Meeks tượng trưng cho "Northern Crips" và
hình xăm giọt nước mắt cạnh khóe mắt là biểu tượng của một băng đảng
giết chóc. (Ảnh: dailymail)
Trên tay của tên "tội phạm đẹp trai nhất thế giới" cũng không thiếu hình xăm "Crip". (Ảnh: dailymail)
Đến năm 2015, anh tiếp tục bị tống giam 27 tháng vì tội danh sử dụng vũ khí trái phép. Nhờ thái độ ăn năn hối cải, anh được mãn hạn tù sớm và nhanh chóng gia nhập giới người mẫu với nhiều lời mời béo bở sau khi bức ảnh hồ sơ tội phạm trở thành hiện tượng trên mạng xã hội.
Jeremy
kết hôn với nữ y tá Melissa và con trai họ hiện tại đã lên 7. Cuộc hôn
nhân của cặp đôi đang đứng trên bờ vực đổ vỡ do chàng người mẫu vừa bị
bắt gặp tình tứ bên bạn gái mới cách đây không lâu. (Ảnh: dailymail)
ruy tìm sát nhân từ hiện trường những vụ án mờ “kinh điển” ở Thủ đô
Trong điều tra, nhất là
những vụ mà đối tượng gây án, nguyên nhân gây án còn rất mờ mịt, việc
khám nghiệm hiện trường tìm manh mối là việc hết sức quan trọng.
Bằng
việc phân tích, truy tìm vật chứng hết sức cẩn trọng, tỉ mỉ lực lượng
điều tra hình sự Công an TP Hà Nội đã nhiều lần khám phá thành công
nhiều vụ án mà lúc đầu tưởng như bế tắc.
Từ đầu đạn colt 45, tìm ra nhóm cướp hung hãn
Khoảng 20 giờ ngày 23/1/2002, khu chợ trung tâm thị trấn Văn Điển bắt đầu thưa thớt người qua lại. Bỗng một tiếng nổ đinh tai, rồi bóng hai chiếc xe gắn máy vọt qua với tốc độ kinh hoàng. Định thần lại, người dân hốt hoảng khi phát hiện ông Nguyễn Văn Học (SN 1951, chủ tiệm vàng Thanh Học) tay ôm ngực, máu loang ra khắp người và từ từ gục xuống. Người dân nhanh chóng đưa ông đi bệnh viện cấp cứu, song vì vết thương quá hiểm nên ông Học đã không qua khỏi.
Nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân, lực lượng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã có mặt khẩn trương tiến hành bảo vệ hiện trường, tổ chức điều tra.
Theo một nhân chứng, khoảng 20 giờ 5 phút cùng ngày, ông bà Học, vợ chồng con gái và người giúp việc, đều ở dưới tầng trệt, đang chuẩn bị dọn hàng thì 4 thanh niên trùm kín mặt, đeo găng tay, đi 2 xe máy Best màu đỏ và Wave màu xanh không biển kiểm soát dừng lại trước cửa. Lúc đó, bà Thanh (vợ ông Học) đang bế đứa cháu mới sinh, ngồi trước quầy hàng.
Hai tên điều khiển xe vẫn ngồi trên yên, nổ máy chờ sẵn, hai tên còn lại xông vào tiệm vàng. Vừa xông vào nhà, một đối tượng chĩa ngay súng vào người ông Học. Khi bà Thanh kêu cứu, đối tượng đã nhả đạn ngay. Ông Học ôm ngực khuỵu xuống. Đối tượng còn lại rút dao đe dọa, rồi nhanh tay gom toàn bộ số vàng trong quầy gồm nhiều dây chuyền, nhẫn vàng... tổng cộng khoảng 30 lượng nhét vào chiếc túi màu sẫm.
Khi chuẩn bị rút chạy đối tượng cầm súng bắn tiếp lần hai nhưng đạn không nổ. Chúng nhanh chân leo lên xe máy của đồng bọn tẩu thoát. Ông Học được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai, nhưng do vết thương quá nặng nên đã chết trước khi vào viện.
Đối tượng Hoàng Minh Đức (ảnh trái) - kẻ đã bắn chết chủ tiệm vàng Thanh Học và đối tượng Trần Văn Dũng. |
Thượng
tá Ngô Văn Đáp, nguyên điều tra viên cao cấp Đội Điều tra trọng án 1,
Phòng CSHS Công an TP Hà Nội kể lại, nhận thấy tính chất vụ án là vô
cùng nghiêm trọng, Ban giám đốc Công an TP Hà Nội đã thành lập Ban
chuyên án để tổ chức điều tra. Tuy nhiên, công việc gặp rất nhiều khó
khăn. Vụ án xảy ra vào thời điểm nhập nhoạng tối, bốn đối tượng đều trùm
kín mặt nên rất khó để xác định danh tính đối tượng. Tại hiện trường,
Cơ quan Công an hầu như không thu được gì nhiều, ngoài một vỏ đạn và một
viên đạn được xác định là bắn ra từ một khẩu Colt45.
Ban chuyên án đã thành lập nhiều tổ công tác, tiến hành rà soát các nhân chứng phục vụ điều tra. Đồng thời viên đạn cũng được chuyển cho đơn vị nghiệp vụ để tiến hành truy tìm nguồn gốc của khẩu súng. Nhiều ngày trôi qua, vụ việc dường như lâm vào bế tắc. Ban chuyên án đã tập trung rà soát những đối tượng từng sử dụng súng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Bốn ngày sau khi vụ án xảy ra, Cơ quan Công an nhận được thông tin tại khu vực quận Thanh Xuân từng xảy ra một vụ nổ súng. Dù thông tin nghe rất mong manh, nhưng Thượng tá Đáp cùng đồng đội lập tức có mặt tại khu vực phố Nguyễn Quý Đức (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) để xác minh. Tại đây, anh gặp ông Đoàn - là chủ một quán phở.
Ông Đoàn cho biết, cách đây chừng ba tuần lễ đối tượng Đức, từng có thời gian sống tại phường Thanh Xuân Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) đã dùng súng để uy hiếp ông. Gã lên đạn nhằm ông Đoàn định bắn thì một viên đạn nảy ra ngoài do súng đã lên đạn từ trước rồi. Tuy nhiên súng vẫn nổ. Rất may tên này đang say rượu nên viên đạn chỉ cày xuống đường. Thoát chết trong gang tấc, ông Đoàn đã tìm đủ cả viên đạn lẫn đầu đạn mang về đặt lên… bàn thờ!
Với linh cảm nghề nghiệp, Thượng tá Đáp đã theo ông Đoàn về nhà để tìm hiểu về nguồn gốc viên đạn. Nhưng một điều không may là bà vợ của ông Đoàn đã ném cả viên đạn lẫn ca-tút sang phía ngôi nhà đối diện. Bà này phỏng đoán có thể viên đạn đã bay vào trong đống xà bần phía sân của một ngôi trường tiểu học. Nhiều trinh sát nhìn đống xà bần ngổn ngang đều lắc đầu ngao ngán: "Thế này có mà giời tìm".
Không nản chí, Thượng tá Đáp đưa cho bà vợ ông Đoàn một viên bi ve, bảo bà thử làm mẫu lại khi ném viên đạn. Kết quả cho thấy viên bi không rơi vào đám xà bần mà bay thẳng vào khu vực phía sau mấy khu nhà tập thể của trường học. Các trinh sát liền căn cứ theo đó và đi tìm. Quả nhiên sau nửa giờ tìm kiếm thì Thượng tá Đáp và một đồng đội đã tìm thấy cả viên đạn lẫn đầu đạn nằm ở đường ống thoát nước của khu nhà.
Thoạt nhìn, Thượng tá Đáp reo lên sung sướng vì ông phát hiện viên đạn này có nhiều đặc điểm trùng khớp với viên đạn đã tìm được tại hiện trường vụ cướp tiệm vàng Thanh Học. Lập tức đối tượng Hoàng Minh Đức (SN 1962, trú tại Đống Đa, Hà Nội) được đưa vào vòng ngắm. Rà soát nơi ở, được biết Đức đã vào TP HCM trước đó ít ngày.
Một tổ công tác của Phòng Cảnh sát điều tra lập tức lên đường vào TP HCM lần theo dấu vết đối tượng. Hoàng Minh Đức thật sự ngỡ ngàng khi bị các trinh sát tra tay vào còng số 8. Ngay sau đó, ba đồng phạm của Đức lần lượt sa lưới pháp luật gồm: Trần Văn Dũng (SN 1983, trú tại tập thể Đại học An ninh) là kẻ cầm dao uy hiếp và cướp vàng; Nguyễn Anh Tú (SN 1984, trú tại Tập thể Đại học An ninh) và Nguyễn Đình Giáp (SN 1984, trú tại phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông) là kẻ điều khiển xe máy chờ ở ngoài.
Tháng 4/2003, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội đã mở phiên xử vụ cướp của giết người xảy ra tại tiệm vàng Thanh Học. Hoàng Minh Đức bị tuyên án tử hình. Giáp và Tú cùng mức án 5 năm về tội cướp tài sản, Trần Văn Dũng nhận mức án 26 năm tù về 3 tội giết người, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và cướp tài sản.
Bọc thuốc nổ ở nhà bà thẩm phán
Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 4/4/2000, nhiều người dân tại tổ 21 Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) giật mình bởi một tiếng nổ lớn. Sau phút bàng hoàng, mọi người ùa ra khu vực phát ra tiếng nổ. Khu vực nhà ông Nguyễn Văn L. (SN 1935, trú tại tổ 21) khói bụi mù mịt. Dưới sức ép của quả nổ, bức tường của nhà ông L. đã bị sập một mảng lớn. Rất may không có thiệt hại về người.
Phòng Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã cử lực lượng xuống hiện trường tổ chức điều tra. Quá trình khám nghiệm hiện trường được tổ chức kỹ lưỡng. Từ đó nguyên nhân của vụ nổ được xác định là từ một quả mìn tự chế, thuốc nổ là loại Amonit. Tuy nhiên, kẻ thủ ác là ai vẫn là một dấu hỏi lớn.
Ít ngày sau, Cơ quan Công an bất ngờ nhận được thông tin từ gia đình bà H. (trú tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội - nguyên thẩm phán TAND quận Đống Đa) về việc họ phát hiện ra một quả mìn được gài cạnh cửa sổ (dưới ban công tầng 2) của gia đình. Qua giám định cho thấy chất nổ của quả mìn này cũng là Amonit, dạng mìn tự chế. Từ những thông tin đó, Cơ quan Công an xác định nhiều khả năng chủ sở hữu của hai quả mìn chỉ là một.
Tích cực rà soát các mâu thuẫn của hai gia đình ông L. và bà H. thấy nổi lên một đối tượng. Hắn là Lê Đình Chỉ (SN 1938, cùng trú ở tổ 21 Khương Thượng). Tập trung đấu tranh với Chỉ, Cơ quan Công an đã buộc hắn phải thú nhận hành vi gài mìn để trả thù gia đình ông L. và bà H.
Do có tranh chấp một mảnh đất tại tổ 21 Khương Thượng, Lê Đình Chỉ đã
nhiều lần xảy ra hục hặc với ông L. Chỉ cũng đâm đơn kiện ông ra tòa.
Cuối năm 1999, TAND quận Đống Đa đã mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp
đó. Bà H., thẩm phán - chủ tọa phiên tòa đã xác định mảnh đất này thuộc
sở hữu hợp pháp của ông L., tuyên ông L. thắng kiện. Chính vì lý do này
mà Lê Đình Chỉ rắp tâm phải "tiêu diệt" hai kẻ đã "cướp không" mảnh đất
của hắn.
Ban chuyên án đã thành lập nhiều tổ công tác, tiến hành rà soát các nhân chứng phục vụ điều tra. Đồng thời viên đạn cũng được chuyển cho đơn vị nghiệp vụ để tiến hành truy tìm nguồn gốc của khẩu súng. Nhiều ngày trôi qua, vụ việc dường như lâm vào bế tắc. Ban chuyên án đã tập trung rà soát những đối tượng từng sử dụng súng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Bốn ngày sau khi vụ án xảy ra, Cơ quan Công an nhận được thông tin tại khu vực quận Thanh Xuân từng xảy ra một vụ nổ súng. Dù thông tin nghe rất mong manh, nhưng Thượng tá Đáp cùng đồng đội lập tức có mặt tại khu vực phố Nguyễn Quý Đức (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) để xác minh. Tại đây, anh gặp ông Đoàn - là chủ một quán phở.
Ông Đoàn cho biết, cách đây chừng ba tuần lễ đối tượng Đức, từng có thời gian sống tại phường Thanh Xuân Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) đã dùng súng để uy hiếp ông. Gã lên đạn nhằm ông Đoàn định bắn thì một viên đạn nảy ra ngoài do súng đã lên đạn từ trước rồi. Tuy nhiên súng vẫn nổ. Rất may tên này đang say rượu nên viên đạn chỉ cày xuống đường. Thoát chết trong gang tấc, ông Đoàn đã tìm đủ cả viên đạn lẫn đầu đạn mang về đặt lên… bàn thờ!
Với linh cảm nghề nghiệp, Thượng tá Đáp đã theo ông Đoàn về nhà để tìm hiểu về nguồn gốc viên đạn. Nhưng một điều không may là bà vợ của ông Đoàn đã ném cả viên đạn lẫn ca-tút sang phía ngôi nhà đối diện. Bà này phỏng đoán có thể viên đạn đã bay vào trong đống xà bần phía sân của một ngôi trường tiểu học. Nhiều trinh sát nhìn đống xà bần ngổn ngang đều lắc đầu ngao ngán: "Thế này có mà giời tìm".
Không nản chí, Thượng tá Đáp đưa cho bà vợ ông Đoàn một viên bi ve, bảo bà thử làm mẫu lại khi ném viên đạn. Kết quả cho thấy viên bi không rơi vào đám xà bần mà bay thẳng vào khu vực phía sau mấy khu nhà tập thể của trường học. Các trinh sát liền căn cứ theo đó và đi tìm. Quả nhiên sau nửa giờ tìm kiếm thì Thượng tá Đáp và một đồng đội đã tìm thấy cả viên đạn lẫn đầu đạn nằm ở đường ống thoát nước của khu nhà.
Thoạt nhìn, Thượng tá Đáp reo lên sung sướng vì ông phát hiện viên đạn này có nhiều đặc điểm trùng khớp với viên đạn đã tìm được tại hiện trường vụ cướp tiệm vàng Thanh Học. Lập tức đối tượng Hoàng Minh Đức (SN 1962, trú tại Đống Đa, Hà Nội) được đưa vào vòng ngắm. Rà soát nơi ở, được biết Đức đã vào TP HCM trước đó ít ngày.
Một tổ công tác của Phòng Cảnh sát điều tra lập tức lên đường vào TP HCM lần theo dấu vết đối tượng. Hoàng Minh Đức thật sự ngỡ ngàng khi bị các trinh sát tra tay vào còng số 8. Ngay sau đó, ba đồng phạm của Đức lần lượt sa lưới pháp luật gồm: Trần Văn Dũng (SN 1983, trú tại tập thể Đại học An ninh) là kẻ cầm dao uy hiếp và cướp vàng; Nguyễn Anh Tú (SN 1984, trú tại Tập thể Đại học An ninh) và Nguyễn Đình Giáp (SN 1984, trú tại phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông) là kẻ điều khiển xe máy chờ ở ngoài.
Tháng 4/2003, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội đã mở phiên xử vụ cướp của giết người xảy ra tại tiệm vàng Thanh Học. Hoàng Minh Đức bị tuyên án tử hình. Giáp và Tú cùng mức án 5 năm về tội cướp tài sản, Trần Văn Dũng nhận mức án 26 năm tù về 3 tội giết người, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và cướp tài sản.
Bọc thuốc nổ ở nhà bà thẩm phán
Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 4/4/2000, nhiều người dân tại tổ 21 Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) giật mình bởi một tiếng nổ lớn. Sau phút bàng hoàng, mọi người ùa ra khu vực phát ra tiếng nổ. Khu vực nhà ông Nguyễn Văn L. (SN 1935, trú tại tổ 21) khói bụi mù mịt. Dưới sức ép của quả nổ, bức tường của nhà ông L. đã bị sập một mảng lớn. Rất may không có thiệt hại về người.
Phòng Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã cử lực lượng xuống hiện trường tổ chức điều tra. Quá trình khám nghiệm hiện trường được tổ chức kỹ lưỡng. Từ đó nguyên nhân của vụ nổ được xác định là từ một quả mìn tự chế, thuốc nổ là loại Amonit. Tuy nhiên, kẻ thủ ác là ai vẫn là một dấu hỏi lớn.
Ít ngày sau, Cơ quan Công an bất ngờ nhận được thông tin từ gia đình bà H. (trú tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội - nguyên thẩm phán TAND quận Đống Đa) về việc họ phát hiện ra một quả mìn được gài cạnh cửa sổ (dưới ban công tầng 2) của gia đình. Qua giám định cho thấy chất nổ của quả mìn này cũng là Amonit, dạng mìn tự chế. Từ những thông tin đó, Cơ quan Công an xác định nhiều khả năng chủ sở hữu của hai quả mìn chỉ là một.
Tích cực rà soát các mâu thuẫn của hai gia đình ông L. và bà H. thấy nổi lên một đối tượng. Hắn là Lê Đình Chỉ (SN 1938, cùng trú ở tổ 21 Khương Thượng). Tập trung đấu tranh với Chỉ, Cơ quan Công an đã buộc hắn phải thú nhận hành vi gài mìn để trả thù gia đình ông L. và bà H.
Chỉ đã mò xuống khu vực mỏ đá ở quê hắn là Ứng Hòa (Hà Tây cũ) để mua thuốc nổ Amonit cùng nhiều kíp nổ. Trước đó, Chỉ từng đi xe máy đèo đối tượng Hoàng Văn Triệu (SN 1981 trú tại Phù Lưu Tế, Mỹ Đức, Hà Tây - là con vợ hai của hắn) đến nhà hắn tại Khương Thượng để Triệu biết nhà. Ngày 3/4/2000, Chỉ chở Triệu trên xe máy từ quê mang theo thuốc nổ và kíp nổ ra Hà Nội. Đến khu vực Ngã Tư Sở, để tránh bị lộ Chỉ bảo Triệu xách "đồ" đi bộ đến nhà hắn ở Khương Thượng.
Chỉ chế 2 quả mìn với trọng lượng tương đương nhau, nhồi kíp nổ đem gắn lên tường nhà ông L. và bà H. Hắn chế dây cháy chậm bằng diêm sinh tán nhỏ trộn với bông. Khi que hương cháy đến đoạn tiếp xúc với dây cháy chậm thì sẽ gây kích nổ. Sau đó hắn đốt một nén hương, cắm vào dây cháy chậm rồi bỏ đi. Hậu quả của vụ nổ đã làm sập tường nhà ông L. Rất may cho nhà bà H., khi nước mưa hắt vào đã làm tắt hương nên không gây nổ.
Ngày 20/4/2000, Lê Đình Chỉ đã bị Cơ quan Công an bắt giữ. Trước đó, Hoàng Văn Triệu cũng bị tóm tại một tỉnh phía Nam. Một tháng sau, ba đối tượng bán thuốc nổ cho Chỉ cũng lần lượt phải tra tay vào còng.
Nhận xét
Đăng nhận xét