CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 171
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kỳ lạ vụ án mạng mà hung thủ và nạn nhân đều là...ẩn số
Sáu vụ án mạng tàn độc, bí ẩn nhất lịch sử
Các vụ án mạng đều khiến cảnh sát sau hàng chục năm vẫn không tìm ra dấu vết thủ phạm.
Giải mã mỗi vụ án giết người đều là thách thức với các nhà điều tra, tuy
nhiên với sự phát triển của công nghệ hiện đại, không khó để cảnh sát
tìm ra thủ phạm. Tuy vậy trong lịch sử vẫn có những vụ giết người
mà đến nay sự thật vẫn chưa được phơi bày, hung thủ là ẩn số không có
lời giải đáp.
Tạp chí Time đã thống kê 6 vụ án giết người bí ẩn trong 150 năm qua. Nhiều năm trôi qua mà thủ phạm chưa phát hiện ra hoặc thậm chí không tìm nổi một nghi phạm phù hợp.
1. Jack the Ripper (Jack đồ tể)
Kẻ giết người đã làm rúng động khu vực East End (London, Anh) vào năm 1888 bằng việc sát hại ít nhất năm cô gái mại dâm. Các nạn nhân đều bị ném xác ra đường.
Ban đầu, chính quyền địa phương nghi ngờ thủ phạm là người bán
thịt hoặc một bác sĩ do phương pháp giết người và kỹ năng sử dụng dao.
FBI đã phân tích lại vụ án vào năm 1988 theo yêu cầu của một công ty sản
xuất phim và nhận định các nạn nhân đều là gái bán dâm và đều nghiện
rượu. Họ bị coi là mục tiêu vì “dễ tiếp cận”, đều bị giết vào đầu giờ
sáng.
FBI cho biết thời điểm đó các cuộc điều tra đã bị tạm dừng bởi thiếu công nghệ pháp y và các phương tiện tiên tiến để xác minh.
Cơ quan Lưu trữ Quốc gia đã thu thập được các bức thư trao đổi
giữa các lãnh đạo thực thi pháp luật vào năm 1888 trong đó mô tả sự quá
tải của các cơ quan cảnh sát lúc đấy. Nhiều nhà sử học và các nhà tội phạm học - cả nghiệp dư và chuyên nghiệp - đã suy đoán nhân dạng của kẻ giết người. Nhưng cuối cùng "Jack the Ripper" vẫn là ẩn số.
2. Xác chết lõa thể của nữ diễn viên trẻ
Năm 1947, người mẹ và cô con gái đang đi trên đường thì bắt gặp cảnh
tượng kinh hãi. Xác lõa thể không toàn vẹn của một phụ nữ ở trên vỉa hè,
trên người không có máu. Nạn nhân được xác định là nữ diễn
viên Elizabeth Short, 22 tuổi, có mái tóc đen và sở thích diện đồ màu
đen.
Nhà chức trách xác định, xác Elizabeth Short đã bị chảy đến khô máu
trước khi bị ném tại một khu đất trống trong khu dân cư Los Angeles
(Mỹ).
Vụ án Elizabeth Short được báo giới gọi là "Black Dahlia" vì sở thích màu đen của nạn nhân.
|
FBI đã giúp chính quyền địa phương điều tra vào thời điểm đó, cho
biết họ đã kiểm tra hồ sơ các nghi phạm tiềm năng và thực hiện các cuộc
phỏng vấn trên toàn quốc. Tuy nhiên, thủ phạm vẫn chưa được phát hiện.
Vụ án mạng đã thành chủ đề của cuốn tiểu thuyết trong năm 1987 và dựng thành phim vào năm 2006.
Sở Cảnh sát Los Angeles gần đây nói với Time rằng họ vẫn đang
điều tra vụ án này, dù vẫn không có thêm bất kỳ chi tiết nào được cung
cấp. "Đây là một vụ án chưa được giải quyết", Giám đốc Sở Cảnh sát Los
Angeles cho biết.
3. Tên sát nhân đùa cợt cảnh sát
Zodiac đã giết 5 người ở miền bắc California (Mỹ) trong vòng một
năm từ 1968 đến 1969. Tháng 12/1968, hai thanh thiếu niên bị bắn chết
trong bãi đậu xe. Bảy tháng sau đó, hai người khác bị bắn trong chiếc xe
đang đậu trong bãi, may mắn một người đã sống sót. Nạn nhân tiếp theo
là một nam tài xế taxi bị bắn chết.
Nhiều ngày sau, Zodiac gửi một mảnh áo chứa đầy máu nạn nhân gần nhất của mình tới tờ Chronicle.
San Francisco Examiner, tờ báo địa phương, bắt đầu nhận được
thư từ một người ẩn danh tuyên bố chịu trách nhiệm về các vụ giết người
kèm theo những ghi chú bí ẩn giải thích động cơ. "Zodiac đang nói chuyện qua bức thư", hắn viết trong một bức thư gửi vào tháng 8. "Con người là loài động vật nguy hiểm nhất", FBI công bố một phần nội dung bức thư khác.
Một trong số các bức thư được gửi từ Zodiac.
|
Cảnh sát vẫn chưa xác định ai là nghi can gây án. Sở Cảnh sát San Francisco thông báo việc điều tra vẫn đang diễn ra. Thậm chí, Zodiac còn được cho là chỉ là tên giả.
4-5. Cái chết của rapper Tupac Shakur và The Notorious B.I.G
Thế giới âm nhạc được một phen chao đảo vào cuối những năm 1990
khi hai ngôi sao nhạc rap Tupac Shakur và Notorious B.I.G. lần lượt bị
bắn chết trong vòng sáu tháng. Sự việc xảy ra tại thời điểm các hãng thu
âm đang ganh đua mãnh liệt. Hai rapper là những nghệ sĩ hàng đầu cho
các công ty thu âm của họ. Nhiều người nói rằng những vụ giết người là
âm mưu cạnh tranh được đẩy đi quá xa.
Shakur bị giết khi lái xe tại Las Vegas vào ngày 13/9/1996. Vào thời
điểm đó, hãng thu âm Death Row của siêu sao 25 tuổi này đang cạnh
tranh trực tiếp với đối thủ Bad Boy. Sáu tháng sau, Christopher Wallace
của Bad Boy - hay còn gọi là Notorious B.I.G., Biggie Smalls hay Biggie -
cũng bị giết trong cách tương tự.
Rapper bị bắn chết trong lần lái xe khi vừa đi ra từ một công ty âm nhạc ở Los Angeles.
Hai ngôi sao này từng là bạn khi cùng ký hợp đồng làm việc dưới
tên Bad Boy. Tình bạn trở nên mờ nhạt sau khi Tupac bị giam trong tù vì
tội hiếp dâm còn Biggie tiếp tục thăng tiến trong công việc. Tupac sau
đó chuyển sang nhóm Death Row.
Cả hai vụ án khiến cảnh sát phải đau đầu, một phần do các nhân
chứng không hợp tác. Hàng loạt giả thiết về động cơ gây án được đưa ra
nhưng chưa có lời giải thuyết phục, thậm chí có người nghi ngờ cả hai
rapper vẫn còn sống và cái chết chỉ là giả.
6. 'Nữ hoàng nhí' chết trong tầng hầm
Một ngày sau giáng sinh năm 1996, JonBenet, cô bé vừa chiến thắng cuộc thi sắc đẹp đươc phát hiện trong tầng hầm nhà tòa Colorado của gia đình cô tại khu phố giàu có ở Boulder, Colorado (Mỹ).
Cảnh sác xác định, cô bé đã bị đánh đập và bóp cổ với băng keo dính đầy trên miệng và cổ họng. Nạn nhân tử vong do nghẹt thở.
Mẹ của JonBenet nói với cảnh sát rằng sáng sớm hôm ấy cô đã dậy
sớm để tìm con gái. Cô đã tìm thấy "thư" đòi tiền chuộc dài gần 3 trang
giấy với yêu cầu đưa 118.000 USD.
Gương mặt non nớt của JonBenet Ramsey với nụ cười tươi trải khắp
các trang báo và chương trình truyền hình trên khắp đất nước trong các
bản tin về vụ án mạng này suốt nhiều tháng. Gia đình Ramseys nằm trong diện tình nghi, nhưng không ai bị buộc tội liên quan đến cái chết của JonBenet.
20 năm sau, cảnh sát Boulder cho biết cuộc điều tra vẫn còn mở. "Mục
tiêu của chúng tôi vẫn là bắt giữ và truy tố thành công", cảnh sát nói.
5 vụ án bí ẩn khiến chúng ta đứng giữa ranh giới mong manh của sự thật và hư cấu
Những thứ hay ho bạn thấy trên TV thường dựa trên những câu chuyện điên rồ khó tin, thậm chí vô lý đến mức dù nó có được "tô lông vẽ cánh" từ sự thật thì vẫn quá khó chấp nhận. Đó chỉ là truyền hình thôi, liệu thực tế có khác gì không?
Ngạc nhiên thay, không chỉ phim ảnh, thực tế cũng chứa
đựng cả khối câu chuyện khiến bạn chỉ muốn lôi "tác giả" của chúng ra
mắng một trận vì tội dụ dỗ người khác tin vào những thứ kì quái. Tiếc là
bạn nên tin đi, vì chúng đều là sự thật cả đấy!
1.Câu chuyện về người đàn ông tên Kaspar Hauser
Nếu có câu chuyện cuộc đời nào xứng đáng được dựng thành chương trình truyền hình trên Netflix thì đó chính là chuyện của Kaspar Hauser.
Sử sách ghi chép rằng Hauser được tìm thấy khi đang lang thang trong một khu phố ở Nuremberg vào ngày 26 tháng 5 năm 1828. Lạ thay, người đàn ông ấy gần như chẳng biết gì ngoài cái tên Kaspar Hauser của mình. Sau đó, khi mọi người không ngừng hiếu kì về sự xuất hiện của người lạ mặt này, anh ta mới kể rằng mình đã bị nhốt trong một căn phòng tối tăm bởi những kẻ anh ta chưa từng thấy bao giờ. Điều này phần nào giải thích cho việc Hauser không hề biết cách cư xử, cũng như anh ta thích ăn bánh mì và uống nước.
Mọi chuyện ngày càng kì lạ hơn khi chỉ trong vòng vài năm tiếp theo, anh ta bị ám sát ít nhất ba lần. Không ai trông thấy hung thủ, và Hauser được cho là ở một mình khi những vụ tấn công ấy xảy ra. Đến năm 1833, anh ta cuối cùng đã chết trong một vụ tấn công bí hiểm như vậy.
Hàng loạt giả thuyết được đưa ra về việc anh ta là ai và chuyện gì đã thật sự xảy ra. Những giả thuyết này bao gồm từ việc anh ta là kẻ lừa đảo cho đến việc anh ta có vấn đề tinh thần và cảm xúc vì bị bạo hành lúc nhỏ. Một giả thuyết kì quặc hơn cho rằng đây là người có khả năng kế vị ngai vàng nhưng chưa hợp pháp và ai đó muốn diệt trừ anh ta… Dù sao đi nữa, chúng ta có lẽ chẳng bao giờ biết được sự thật là gì.
2.Danh tính người đàn ông đeo mặt nạ sắt
Bạn có thể từng nghe qua về Người đàn ông đeo mặt nạ sắt. Câu chuyện mà bạn nhớ có lẽ được viết vào thế kỉ 19 của tác giả Alexandre Dumas. Nhưng dù tác phẩm là hư cấu, câu chuyện trong thực tế là có thật.
Theo The Times Literary Supplement, người đàn ông này trong thực tế cũng bí ẩn chẳng khác gì nhân vật trong truyện của Dumas. Chuyện kể rằng Benigne de Saint-Mars là một trong những quản ngục dưới trướng nhà vua. Khi Saint-Mars di chuyển từ nhà ngục này sang nhà ngục khác, có một tù nhân bí ẩn không rõ danh tính luôn luôn đi cùng ông. Người này đeo mặt nạ (được cho là bằng sắt, hoặc bằng nhung, theo các ghi chép khác nhau) mỗi khi xuất hiện.
Người đàn ông kì lạ ấy đã chết ở nhà ngục Bastile vào năm 1703, và cái tên Marchioli được ghi lại trên giấy báo tử. Chẳng ai tin vào cái tên đó và nỗ lực tìm ra thân phận của tù nhân này bao gồm hơn 50 khả năng khác nhau, từ việc anh ta là đứa trẻ 12 tuổi đã dám đấm Thái tử cho đến việc anh ta là con riêng của vua Charles II. Chúng ta vẫn chưa biết được người này thật sự là ai, nhưng những lời đồi đại dần trở nên kì lạ hơn.
3.Lý do không nên nhận kẹo từ tay người lạ
Chắc hẳn bạn từng nghe qua rằng không nên nhận kẹo từ tay người lạ. Vậy bạn có biết rằng, theo blog The Shelf của Havard Library Collections, câu nói trên bắt nguồn từ một vụ bắt cóc có thật mà đến nay vẫn chưa được giải quyết - vụ bắt cóc Charley Ross.
Câu chuyện được đăng tải vào năm 1876 trong "Câu chuyện của cha Charley Ross" (The Father’s Story of Charley Ross), viết bởi Walter Lewis Ross. Tháng 6 năm 1874, một người đàn ông ngồi trong xe ngựa đã phát kẹo cho những đứa trẻ ở vùng Germantown thuộc Philadelphia. Vào ngày 1 tháng 7, Charley mất tích. Theo lời kể của anh trai cậu bé, Walter thì "Charley đang ở trong xe ngựa". Khi Walter kể tiếp câu chuyện, cậu tiết lộ rằng những kẻ bắt cóc Charley đã dùng kẹo để dụ dỗ bọn trẻ, và khi chúng bảo sẽ đưa mấy cậu đến cửa hàng mua pháo (dù sao thì đây vẫn là năm 1874). Bọn trẻ chẳng chút do dự mà đi theo chúng.
Vào năm 2013, một quản lý thư viện tình cờ tìm thấy thứ mà Viện Smithsonian nhận định là những khoản tiền chuộc đầu tiên được gửi đi tại Mỹ, cũng chính là khoản tiền chuộc Charley Ross. Bọn bắt cóc đã đòi 20.000 USD (khoảng 400.000 USD ngày nay) để đổi lấy đứa bé bốn tuổi. Trong 5 tháng kế tiếp, gia đình Charley đã nhận 23 lá thư từ bọn bắt cóc và điều tra được hơn 600 đứa trẻ khác đang gặp tình trạng như Charley. Cậu bé mãi mãi không được tìm thấy.
4.Ai là Người viết thư ở Circleville?
Đây thật sự là màn dọa dẫm kinh điển: có một thực thể kì bí nào đó dường như biết mọi điều về bạn. Điều này đã xảy ra ở Circleville, Ohio, và không ai biết về người đứng sau những lá thư bí mật bắt đầu xuất hiện vào năm 1976.
Gizmodo điểm lại những điều chúng ta biết về Người viết thư bí ẩn ở Circleville - những điều đủ để chúng ta đóng kín rèm cửa mỗi tối. Một loạt những lá thư nặc danh bắt đầu bằng lá thư tố cáo một người phụ nữ tên Mary Gillispie đã có quan hệ với giám thị trường học. Chồng cô, Ron, cũng nhận được vài lá thư báo với anh về mối quan hệ này. Họ đã đi hỏi bạn bè và gia đình, các lá thư bỗng nhiên dừng lại… nhưng vẫn không tìm ra ai đã viết những lời buộc tội này.
Ngày 17 tháng 8 năm 1977, Ron nhận được một cuộc điện thoại khiến anh nổi điên, mang theo súng và rời khỏi nhà. Anh ta đã chết trong ngày hôm đó. Ron đã tông vào một cái cây. Điều khó hiểu là, súng đã nổ. Không ai biết người nào đã gọi đến, họ đã nói gì với nhau hay điều gì gây ra cái chết của Ron.
Anh rể của Mary, Paul Freshour, cuối cùng bị bắt vì toàn bộ sự việc, nhưng bài kiểm tra chữ viết tay cũng như các bằng chứng khác không mang lại được kết luận. Dù vậy, Freshour vẫn bị tòa tuyên là có tội và bị kết án 10 năm tù giam. Cũng trong khoảng thời gian ở tù, hắn ta nhận được lá thư kì lạ gửi cho mình. Hắn xác nhận sự vô tội của mình cho đến khi chết vào năm 2012 - và vẫn không ai biết được toàn bộ sự thật về nơi xuất phát của những lá thư kia cũng như làm thế nào người viết thư biết nhiều bí mật đến vậy.
5.Hai vụ sát hại Mary Ashford và Barbara Forrest
Birmingham Mail đăng tải bộ đôi câu chuyện kì lạ cách nhau 150 năm, đều diễn ra tại Công viên Pype Hayes thuộc thành phố Birmingham, nước Anh. Vào chiều tối ngày 27 tháng 5 năm 1817, Mary Ashfold, 20 tuổi, rời khỏi một quán rượu khiêu vũ và đi về nhà tầm nửa đêm. Vài giờ sau, một người đàn ông trên đường đi làm băng qua công viên và trông thấy xác của cô gái. Không lâu sau đó, cảnh sát bắt được Abraham Thornton, 25 tuổi, người được cho là đã ở cùng với cô trước khi cô bị sát hại. Anh ta biện hộ mình vô tội và được trắng án, sau đó rời khỏi thành phố này để bắt đầu cuộc sống mới.
Tua nhanh đến năm 1974, Barbara Forrest, 20 tuổi, được phát hiện đã chết trên đường về nhà sau ngày nghỉ May Bank Holiday cùng bạn trai. Xác của cô được tìm thấy vào ngày 4 tháng 6, cũng tại Công viên Pype Hayes (cách nhà cô chỉ 500 yards - khoảng hơn 450 mét). Cả hai vụ án có những điểm giống nhau kì quái. Barbara cũng được nhìn thấy lần cuối vào ngày 27 tháng 5, cả hai người phụ nữ này đều đi ăn mừng cùng một dịp lễ (Whit Monday - Lễ Hiện xuống). Abraham Thornton là nghi phạm cho vụ án trước thì Michael Thornton là nghi phạm cho vụ thứ hai. Cũng như Abraham, Michael được trắng án. Cả hai vụ việc đều chưa có lời giải đáp.
1.Câu chuyện về người đàn ông tên Kaspar Hauser
Nếu có câu chuyện cuộc đời nào xứng đáng được dựng thành chương trình truyền hình trên Netflix thì đó chính là chuyện của Kaspar Hauser.
Sử sách ghi chép rằng Hauser được tìm thấy khi đang lang thang trong một khu phố ở Nuremberg vào ngày 26 tháng 5 năm 1828. Lạ thay, người đàn ông ấy gần như chẳng biết gì ngoài cái tên Kaspar Hauser của mình. Sau đó, khi mọi người không ngừng hiếu kì về sự xuất hiện của người lạ mặt này, anh ta mới kể rằng mình đã bị nhốt trong một căn phòng tối tăm bởi những kẻ anh ta chưa từng thấy bao giờ. Điều này phần nào giải thích cho việc Hauser không hề biết cách cư xử, cũng như anh ta thích ăn bánh mì và uống nước.
Mọi chuyện ngày càng kì lạ hơn khi chỉ trong vòng vài năm tiếp theo, anh ta bị ám sát ít nhất ba lần. Không ai trông thấy hung thủ, và Hauser được cho là ở một mình khi những vụ tấn công ấy xảy ra. Đến năm 1833, anh ta cuối cùng đã chết trong một vụ tấn công bí hiểm như vậy.
Hàng loạt giả thuyết được đưa ra về việc anh ta là ai và chuyện gì đã thật sự xảy ra. Những giả thuyết này bao gồm từ việc anh ta là kẻ lừa đảo cho đến việc anh ta có vấn đề tinh thần và cảm xúc vì bị bạo hành lúc nhỏ. Một giả thuyết kì quặc hơn cho rằng đây là người có khả năng kế vị ngai vàng nhưng chưa hợp pháp và ai đó muốn diệt trừ anh ta… Dù sao đi nữa, chúng ta có lẽ chẳng bao giờ biết được sự thật là gì.
2.Danh tính người đàn ông đeo mặt nạ sắt
Bạn có thể từng nghe qua về Người đàn ông đeo mặt nạ sắt. Câu chuyện mà bạn nhớ có lẽ được viết vào thế kỉ 19 của tác giả Alexandre Dumas. Nhưng dù tác phẩm là hư cấu, câu chuyện trong thực tế là có thật.
Theo The Times Literary Supplement, người đàn ông này trong thực tế cũng bí ẩn chẳng khác gì nhân vật trong truyện của Dumas. Chuyện kể rằng Benigne de Saint-Mars là một trong những quản ngục dưới trướng nhà vua. Khi Saint-Mars di chuyển từ nhà ngục này sang nhà ngục khác, có một tù nhân bí ẩn không rõ danh tính luôn luôn đi cùng ông. Người này đeo mặt nạ (được cho là bằng sắt, hoặc bằng nhung, theo các ghi chép khác nhau) mỗi khi xuất hiện.
Người đàn ông kì lạ ấy đã chết ở nhà ngục Bastile vào năm 1703, và cái tên Marchioli được ghi lại trên giấy báo tử. Chẳng ai tin vào cái tên đó và nỗ lực tìm ra thân phận của tù nhân này bao gồm hơn 50 khả năng khác nhau, từ việc anh ta là đứa trẻ 12 tuổi đã dám đấm Thái tử cho đến việc anh ta là con riêng của vua Charles II. Chúng ta vẫn chưa biết được người này thật sự là ai, nhưng những lời đồi đại dần trở nên kì lạ hơn.
3.Lý do không nên nhận kẹo từ tay người lạ
Chắc hẳn bạn từng nghe qua rằng không nên nhận kẹo từ tay người lạ. Vậy bạn có biết rằng, theo blog The Shelf của Havard Library Collections, câu nói trên bắt nguồn từ một vụ bắt cóc có thật mà đến nay vẫn chưa được giải quyết - vụ bắt cóc Charley Ross.
Câu chuyện được đăng tải vào năm 1876 trong "Câu chuyện của cha Charley Ross" (The Father’s Story of Charley Ross), viết bởi Walter Lewis Ross. Tháng 6 năm 1874, một người đàn ông ngồi trong xe ngựa đã phát kẹo cho những đứa trẻ ở vùng Germantown thuộc Philadelphia. Vào ngày 1 tháng 7, Charley mất tích. Theo lời kể của anh trai cậu bé, Walter thì "Charley đang ở trong xe ngựa". Khi Walter kể tiếp câu chuyện, cậu tiết lộ rằng những kẻ bắt cóc Charley đã dùng kẹo để dụ dỗ bọn trẻ, và khi chúng bảo sẽ đưa mấy cậu đến cửa hàng mua pháo (dù sao thì đây vẫn là năm 1874). Bọn trẻ chẳng chút do dự mà đi theo chúng.
Vào năm 2013, một quản lý thư viện tình cờ tìm thấy thứ mà Viện Smithsonian nhận định là những khoản tiền chuộc đầu tiên được gửi đi tại Mỹ, cũng chính là khoản tiền chuộc Charley Ross. Bọn bắt cóc đã đòi 20.000 USD (khoảng 400.000 USD ngày nay) để đổi lấy đứa bé bốn tuổi. Trong 5 tháng kế tiếp, gia đình Charley đã nhận 23 lá thư từ bọn bắt cóc và điều tra được hơn 600 đứa trẻ khác đang gặp tình trạng như Charley. Cậu bé mãi mãi không được tìm thấy.
4.Ai là Người viết thư ở Circleville?
Đây thật sự là màn dọa dẫm kinh điển: có một thực thể kì bí nào đó dường như biết mọi điều về bạn. Điều này đã xảy ra ở Circleville, Ohio, và không ai biết về người đứng sau những lá thư bí mật bắt đầu xuất hiện vào năm 1976.
Gizmodo điểm lại những điều chúng ta biết về Người viết thư bí ẩn ở Circleville - những điều đủ để chúng ta đóng kín rèm cửa mỗi tối. Một loạt những lá thư nặc danh bắt đầu bằng lá thư tố cáo một người phụ nữ tên Mary Gillispie đã có quan hệ với giám thị trường học. Chồng cô, Ron, cũng nhận được vài lá thư báo với anh về mối quan hệ này. Họ đã đi hỏi bạn bè và gia đình, các lá thư bỗng nhiên dừng lại… nhưng vẫn không tìm ra ai đã viết những lời buộc tội này.
Ngày 17 tháng 8 năm 1977, Ron nhận được một cuộc điện thoại khiến anh nổi điên, mang theo súng và rời khỏi nhà. Anh ta đã chết trong ngày hôm đó. Ron đã tông vào một cái cây. Điều khó hiểu là, súng đã nổ. Không ai biết người nào đã gọi đến, họ đã nói gì với nhau hay điều gì gây ra cái chết của Ron.
Anh rể của Mary, Paul Freshour, cuối cùng bị bắt vì toàn bộ sự việc, nhưng bài kiểm tra chữ viết tay cũng như các bằng chứng khác không mang lại được kết luận. Dù vậy, Freshour vẫn bị tòa tuyên là có tội và bị kết án 10 năm tù giam. Cũng trong khoảng thời gian ở tù, hắn ta nhận được lá thư kì lạ gửi cho mình. Hắn xác nhận sự vô tội của mình cho đến khi chết vào năm 2012 - và vẫn không ai biết được toàn bộ sự thật về nơi xuất phát của những lá thư kia cũng như làm thế nào người viết thư biết nhiều bí mật đến vậy.
5.Hai vụ sát hại Mary Ashford và Barbara Forrest
Birmingham Mail đăng tải bộ đôi câu chuyện kì lạ cách nhau 150 năm, đều diễn ra tại Công viên Pype Hayes thuộc thành phố Birmingham, nước Anh. Vào chiều tối ngày 27 tháng 5 năm 1817, Mary Ashfold, 20 tuổi, rời khỏi một quán rượu khiêu vũ và đi về nhà tầm nửa đêm. Vài giờ sau, một người đàn ông trên đường đi làm băng qua công viên và trông thấy xác của cô gái. Không lâu sau đó, cảnh sát bắt được Abraham Thornton, 25 tuổi, người được cho là đã ở cùng với cô trước khi cô bị sát hại. Anh ta biện hộ mình vô tội và được trắng án, sau đó rời khỏi thành phố này để bắt đầu cuộc sống mới.
Tua nhanh đến năm 1974, Barbara Forrest, 20 tuổi, được phát hiện đã chết trên đường về nhà sau ngày nghỉ May Bank Holiday cùng bạn trai. Xác của cô được tìm thấy vào ngày 4 tháng 6, cũng tại Công viên Pype Hayes (cách nhà cô chỉ 500 yards - khoảng hơn 450 mét). Cả hai vụ án có những điểm giống nhau kì quái. Barbara cũng được nhìn thấy lần cuối vào ngày 27 tháng 5, cả hai người phụ nữ này đều đi ăn mừng cùng một dịp lễ (Whit Monday - Lễ Hiện xuống). Abraham Thornton là nghi phạm cho vụ án trước thì Michael Thornton là nghi phạm cho vụ thứ hai. Cũng như Abraham, Michael được trắng án. Cả hai vụ việc đều chưa có lời giải đáp.
(theo Grunge)
Vụ giết người hàng loạt chưa có đáp án ở Hàn Quốc: Sát thủ giết 10 mạng người với cùng phương thức, nhiều nạn nhân bị cưỡng bức trước khi chết
Dù đã xảy ra cách đây hơn 3 thập kỷ nhưng người dân Hàn Quốc vẫn không khỏi rùng mình mỗi khi nhắc lại vụ án giết người hàng loạt ở thành phố Hwaseong, tỉnh Gyeonggi.
Sự việc bắt đầu vào ngày 15/9/1986, cụ bà 71 tuổi họ
Lee được phát hiện trong tình trạng đã tử vong do bị thắt cổ và phần
dưới cơ thể không mảnh vải che thân tại một khu vực thuộc thành phố Hwaseong, tỉnh Gyeonggi.
Cơn ác mộng bắt đầu từ đó đến năm 1991, chỉ trong vòng 5 năm, lần lượt 9
nạn nhân còn lại từ độ tuổi 13 đến 69 lần lượt bị giết hại. Địa điểm
xảy ra 10 vụ án mạng chỉ nằm cách nhau trong bán kính 2 km.
Đặc điểm chung của những vụ án giết người hàng loạt này nằm ở chỗ tất cả nạn nhân đều là nữ và bị giết chết với cùng 1 phương thức thắt cổ. Một số nạn nhân có dấu hiệu bị cưỡng bức và 4 người trong số đó bị phát hiện trong tình trạng cơ thể chi chít vết thương nghiêm trọng. Cảnh sát còn tìm thấy trong âm hộ của nạn nhân mẫu dịch cơ thể, tóc, tàn thuốc lá… nhưng tất cả đều không giúp xác định danh tính chính xác của kẻ sát nhân.
Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện nhiều điểm trùng hợp đáng nghi ngờ về tên sát thủ và khoảng thời gian gây án của hắn. Cụ thể, ngoại trừ vụ đầu tiên thì 9 vụ còn lại đều xảy ra trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 23 giờ. Dẫu biết buổi tối hành sự có thể tránh được ánh mắt của mọi người nhưng cũng không loại trừ khả năng tên hung thủ sau khi trở về từ trường học hay chỗ làm đã ra tay giết người.
Sau khi vụ án thứ 7 xảy ra, phải đến 2 năm 2 tháng sau, kẻ sát nhân mới trở lại. Cảnh sát cho rằng khoảng thời gian này trùng khớp với đợt nhập ngũ và có thể đây cũng là lý do khiến tên hung thủ tạm thời dừng tay. Ngoài ra, kẻ giết người không bao giờ đem theo hung khí, hắn sử dụng trang phục của nạn nhân từ quần áo, khăn choàng đến vớ để siết cổ họ đến chết.
Dựa vào mẫu ADN được tìm thấy ở hiện trường, cảnh sát xác nhận hung thủ là một người đàn ông nhóm máu B. Theo lời khai của một người may mắn thoát khỏi móng vuốt của kẻ cuồng sát 2 tuần trước khi vụ án thứ 4 xảy ra, hắn nằm trong độ tuổi từ 24 đến 27 tuổi, cao khoảng 165 đến 170 cm và thân hình mảnh mai. Sau khi tìm thấy nạn nhân thứ 7 trong vụ giết người hàng loạt, cảnh sát đã phác họa được chân dung của kẻ bị tình nghi.
Vụ
án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, mang tính tàn ác này làm rúng động dư
luận Hàn Quốc, gây áp lực lên tổ điều tra. Chính phủ nước này cũng huy
động toàn bộ nguồn nhân lực để tìm ra hung thủ, trấn an lòng dân.
180.000 cảnh sát trong tổng số hơn 2 triệu nhân viên chức năng tham gia
công cuộc điều tra. Số lượng nghi phạm và nhân chứng lên đến 21.280
người. Đó là chưa kể đến 40.116 cá nhân tham gia lấy dấu vân tay, 570
mẫu ADN và 180 mẫu tóc được đưa đi phân tích.
Tuy nhiên, chỉ có duy nhất vụ án thứ 8 được giải quyết nhờ mẫu tóc được cho là do hung thủ để lại được thu thập từ hiện trường. Sau đó, nó được dùng làm bằng chứng quyết định, xác định hung thủ là một nam thanh niên 22 tuổi tên Yoon Mo. Người này sau đó nhận án tù chung thân nhưng không liên quan đến những vụ gây án khác. Đây cũng là vụ án duy nhất được tháo gỡ trong khi 9 vụ còn lại đều có chung số phận đi vào ngõ cụt. Ngoài ra, còn có nhiều tin đồn rằng cảnh sát đã chỉ ra được 3 kẻ tình nghi trong vụ án thứ 7, 9, 10 nhưng cả 3 sau đó đều treo cổ tự vẫn.
15 năm điều tra trôi qua, vụ giết người hàng loạt ở Hwaseong khép lại như một uẩn khúc không có lời giải đáp vào năm 2006. Sở dĩ tiêu tốn biết bao nhiêu thời gian vẫn chưa tìm ra được hung thủ là do công nghệ pháp y thời đó còn chưa phát triển, cộng với năm tháng trôi qua làm hiện trường và nhiều bằng chứng bị hao mòn không ít.
Sau khi bộ luật quy định về thời hạn tố tụng hình sự được bãi bỏ năm 2015, cảnh sát tiến hành lật lại những vụ án chưa tìm được hung thủ. Với trình độ công nghệ điều tra tiên tiến, cơ quan chức năng hy vọng có thể tìm lại công bằng cho người đã khuất cũng như gia đình của họ. Vụ án giết người hàng loạt ở Hwaseong cũng nằm trong hạng mục những vụ án được quan tâm hàng đầu.
Vụ giết người hàng loạt ở Hwaseong trở thành chất liệu hấp dẫn cho các nhà làm phim khai thác. Tiêu biểu là phim điện ảnh Hồi ức kẻ sát nhân của đạo diễn Bong Joon Ho gặt hái thành công vang dội khi đưa mọi người trở ngược dòng thời gian, tham gia vào cuộc điều tra căng thẳng cùng cảnh sát để tìm ra tên sát nhân máu lạnh ở Hwaseong. Những bộ phim truyền hình đề tài kinh dị, hình sự sau này như Gapdong, Tunnel, Signal… cũng thu hút đông đảo khán giả theo dõi khi tái hiện lại vụ án giết người hàng loạt gây rúng động Hàn Quốc thế kỷ trước.
Đặc điểm chung của những vụ án giết người hàng loạt này nằm ở chỗ tất cả nạn nhân đều là nữ và bị giết chết với cùng 1 phương thức thắt cổ. Một số nạn nhân có dấu hiệu bị cưỡng bức và 4 người trong số đó bị phát hiện trong tình trạng cơ thể chi chít vết thương nghiêm trọng. Cảnh sát còn tìm thấy trong âm hộ của nạn nhân mẫu dịch cơ thể, tóc, tàn thuốc lá… nhưng tất cả đều không giúp xác định danh tính chính xác của kẻ sát nhân.
Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện nhiều điểm trùng hợp đáng nghi ngờ về tên sát thủ và khoảng thời gian gây án của hắn. Cụ thể, ngoại trừ vụ đầu tiên thì 9 vụ còn lại đều xảy ra trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 23 giờ. Dẫu biết buổi tối hành sự có thể tránh được ánh mắt của mọi người nhưng cũng không loại trừ khả năng tên hung thủ sau khi trở về từ trường học hay chỗ làm đã ra tay giết người.
Sau khi vụ án thứ 7 xảy ra, phải đến 2 năm 2 tháng sau, kẻ sát nhân mới trở lại. Cảnh sát cho rằng khoảng thời gian này trùng khớp với đợt nhập ngũ và có thể đây cũng là lý do khiến tên hung thủ tạm thời dừng tay. Ngoài ra, kẻ giết người không bao giờ đem theo hung khí, hắn sử dụng trang phục của nạn nhân từ quần áo, khăn choàng đến vớ để siết cổ họ đến chết.
Dựa vào mẫu ADN được tìm thấy ở hiện trường, cảnh sát xác nhận hung thủ là một người đàn ông nhóm máu B. Theo lời khai của một người may mắn thoát khỏi móng vuốt của kẻ cuồng sát 2 tuần trước khi vụ án thứ 4 xảy ra, hắn nằm trong độ tuổi từ 24 đến 27 tuổi, cao khoảng 165 đến 170 cm và thân hình mảnh mai. Sau khi tìm thấy nạn nhân thứ 7 trong vụ giết người hàng loạt, cảnh sát đã phác họa được chân dung của kẻ bị tình nghi.
Cơ
quan chức năng yêu cầu người dân hỗ trợ tìm kiếm kẻ tình nghi với mức
tiền thưởng lên đến 5 triệu won (khoảng hơn 100 triệu đồng).
Tuy nhiên, chỉ có duy nhất vụ án thứ 8 được giải quyết nhờ mẫu tóc được cho là do hung thủ để lại được thu thập từ hiện trường. Sau đó, nó được dùng làm bằng chứng quyết định, xác định hung thủ là một nam thanh niên 22 tuổi tên Yoon Mo. Người này sau đó nhận án tù chung thân nhưng không liên quan đến những vụ gây án khác. Đây cũng là vụ án duy nhất được tháo gỡ trong khi 9 vụ còn lại đều có chung số phận đi vào ngõ cụt. Ngoài ra, còn có nhiều tin đồn rằng cảnh sát đã chỉ ra được 3 kẻ tình nghi trong vụ án thứ 7, 9, 10 nhưng cả 3 sau đó đều treo cổ tự vẫn.
15 năm điều tra trôi qua, vụ giết người hàng loạt ở Hwaseong khép lại như một uẩn khúc không có lời giải đáp vào năm 2006. Sở dĩ tiêu tốn biết bao nhiêu thời gian vẫn chưa tìm ra được hung thủ là do công nghệ pháp y thời đó còn chưa phát triển, cộng với năm tháng trôi qua làm hiện trường và nhiều bằng chứng bị hao mòn không ít.
Sau khi bộ luật quy định về thời hạn tố tụng hình sự được bãi bỏ năm 2015, cảnh sát tiến hành lật lại những vụ án chưa tìm được hung thủ. Với trình độ công nghệ điều tra tiên tiến, cơ quan chức năng hy vọng có thể tìm lại công bằng cho người đã khuất cũng như gia đình của họ. Vụ án giết người hàng loạt ở Hwaseong cũng nằm trong hạng mục những vụ án được quan tâm hàng đầu.
Vụ giết người hàng loạt ở Hwaseong trở thành chất liệu hấp dẫn cho các nhà làm phim khai thác. Tiêu biểu là phim điện ảnh Hồi ức kẻ sát nhân của đạo diễn Bong Joon Ho gặt hái thành công vang dội khi đưa mọi người trở ngược dòng thời gian, tham gia vào cuộc điều tra căng thẳng cùng cảnh sát để tìm ra tên sát nhân máu lạnh ở Hwaseong. Những bộ phim truyền hình đề tài kinh dị, hình sự sau này như Gapdong, Tunnel, Signal… cũng thu hút đông đảo khán giả theo dõi khi tái hiện lại vụ án giết người hàng loạt gây rúng động Hàn Quốc thế kỷ trước.
Hồi ức kẻ sát nhân, Tunnel và Signal là 3 bộ phim tiêu biểu lấy ý tưởng từ vụ giết người hàng loạt ở Hwaseong.
(Nguồn: Tổng hợp)
"Những cậu bé ếch" - Vụ án giết người rúng động Hàn Quốc 26 năm chưa lời giải đáp
Do quy định về hiệu lực điều tra vụ án đã kết thúc, hồ sơ của án giết người này đã bị đóng lại và trở thành một trong những vụ án ám ảnh và gây xúc động mạnh mẽ bậc nhất trong dư luận Hàn Quốc.
Một ngày cuối tháng 3/1991, một nhóm học sinh tiểu học gồm 5 cậu bé
độ tuổi từ 9-13 rủ nhau đi bắt ếch tại vùng núi Waryong. Cả 5 đứa trẻ
đều cùng học tại trường tiểu học Seongseo, thành phố Daegu và nơi
ở của các em chỉ cách khu vực núi 3,5 kilomet. Đến mãi chiều muộn, mặt
trời đã xuống núi nhưng gia đình vẫn không thấy bóng dáng của 5 cậu bé
đâu cả. "Những cậu bé ếch" - tên của truyền thông đặt cho các em - đã
mãi mãi không bao giờ trở về nữa.
Sau khi các gia đình đến trình báo tại sở cảnh sát địa phương về vụ án mất tích, toàn bộ dân làng và cả lực lượng cảnh sát đều tỏa ra tìm kiếm, lùng sục khắp khu vực xung quanh nhưng không hề tìm được một dấu vết nào của 5 cậu bé. Vụ án mất tích bí ẩn đã tạo được sự chú ý trong dư luận. Tất cả báo chí, truyền thông đều vào cuộc đưa tin trong khi đội ngũ điều tra và tìm kiếm của cảnh sát thì vẫn giậm chân tại chỗ bất lực.
Vụ án rúng động và tạo nhiều áp lực đến mức tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Roh Tae Woo cũng phải điều động hơn 300.000 nhân viên cảnh sát, quân đội và người dân tình nguyện viên tham gia vào quá trình tìm kiếm. Các bản tin quốc gia cập nhật vụ án từng phút một, cả đất nước đều mong ngóng theo dõi, ai cũng cầu mong những đứa trẻ đều có thể bình an vô sự trở về nhà.
Khoảng thời gian tìm kiếm đó, đã có khoảng 8 triệu tờ rơi được phân phát trên toàn quốc gia, thậm chí chính quyền còn treo thưởng 42 triệu won (khoảng 35 nghìn đô la) cho ai tìm được tung tích của các cậu bé ếch. Một số gia đình nạn nhân đã bỏ hẳn mọi thứ từ công việc đến cuộc sống của mình vì muốn dành hết tất cả thời gian và sức lực để tìm kiếm con mình.
Mặc dù công cuộc điều tra được tiến hành vô cùng ráo riết và rộng rãi trên đủ mọi phương tiện nhưng mọi thứ đều như vào ngõ cụt vì chẳng có một chút manh mối nào tìm được. Các cuộc gọi báo tin giả ngày một nhiều, có lần cảnh sát còn nhận được một cuộc gọi nặc danh của một gã đàn ông nói rằng: "Tôi đã bắt cóc bọn trẻ để lấy tiền chuộc nhưng chúng đã chết vì suy nhược cơ thể hết cả rồi".
Cứ thế thời gian trôi qua, 11 năm tìm kiếm, 11 năm gia đình của các nạn nhân nhỏ tuổi sống không bằng chết, mỗi ngày đều thấp thỏm, lao đao và mỗi ngày trôi qua, niềm hy vọng về sự sống sót của các con mình càng tàn lụi dần…
Tháng 9 năm 2002, có một cuộc điện thoại nặc danh gọi đến cảnh sát cho biết: "Các người sẽ tìm được xác bọn trẻ tại núi Waryong", nhưng lúc ấy cảnh sát chỉ nghĩ là một cuộc gọi đùa giỡn, giả danh như tất cả những cuộc gọi trước đây. Đáng sợ là chỉ vài ngày sau, có người trong lúc đến vùng núi Waryong nhặt quả thông thì phát hiện ra vài bộ quần áo rách rưới và giày trẻ con trải khắp nơi thì liền lập tức gọi báo cảnh sát. Sau khi tìm kiếm, cảnh sát đã tìm được ra 5 bộ hài cốt trong một cái hố cạn, xác định chính là của 5 cậu bé ếch. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao cảnh sát đã từng kiếm hơn 500 lần khu vực này mà không hề phát hiện ra dấu vết nào?
Ban đầu, cảnh sát nghi ngờ 5 đứa trẻ bị đi lạc, lạnh cóng và chết dần do 5 bộ hài cốt được tìm thấy trong tư thế quây tròn lại như thể đang sưởi ấm cho nhau. Thế nhưng gia đình các nạn nhân đều phản đối kịch liệt bởi chúng đều là những đứa bé tinh khôn, khỏe mạnh và rất thông thạo khu vực, tại sao chỉ cách nhà khoảng 3 cây số mà không thể tìm được đường về? Hơn thế nữa, lúc xảy ra vụ án là vào mùa mưa, nếu các em đang bị lạnh, tại sao lại cởi quần áo ra để làm gì?
Sau khi tiến hành khám nghiệm kỹ lưỡng, cảnh sát nhận định họ đã phán đoán sai ban đầu. Họ tìm được dấu vết bị đánh bằng vật cùn trên hộp sọ của 3 nạn nhân. Họ còn tìm thấy vết máu trên 2 hộp sọ và hai lỗ đạn trên hộp sọ còn lại. Gần hiện trường, cảnh sát tìm thấy vài đầu đạn và vỏ đạn nhưng được biết khu vực này trước đây là bãi tập bắn nên không thể kết luận được có liên quan đến vụ án hay không. "Những cậu bé ếch" không còn là vụ án mất tích nữa, mà đã trở thành một vụ giết người.
Từ sau khi các bộ hài cốt được tìm thấy, cảnh sát cũng không phát hiện thêm được manh mối nào cho vụ án. Ngày 25/3/2004, tròn 13 năm sau ngày 5 cậu bé mất tích, gia đình cuối cùng cũng đã hoàn thành được nghi lễ chôn cất cho các con mình. Phần hộp sọ của các nạn nhân được hiến cho đại học Gyeongbuk để tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu y học.
Đến năm 2006, thời hạn 15 năm điều tra vụ án đã hết hiệu lực, cuối cùng hồ sơ án mạng bí ẩn của "những cậu bé ếch" xem như đã bị khép lại chẳng bao giờ có lời giải đáp. Mãi đến tháng 7 năm 2015, đạo luật này đã bị bãi bỏ, vì vậy những nạn nhân trẻ tuổi và gia đình họ có lẽ vẫn còn cơ hội đòi lại được công lý.
Năm 2011, dựa trên tình tiết bí ẩn của vụ án, các nhà làm phim đã sản xuất một bộ phim điện ảnh mang tên Children, do Lee Kyu Man làm đạo diễn. Bộ phim kể về hành trình điều tra vụ án của một nhà sản xuất chương trình truyền hình với sự giúp đỡ của một giáo sư tâm lý. Phim đưa ra một giả thuyết rằng hung thủ chính là phụ huynh của một trong những đứa trẻ mất tích nhưng cuối cùng bị bác bỏ. Sau màn đấu trí và đuổi bắt căng thẳng, cuối cùng cảnh sát cũng bắt được kẻ thủ ác cũng là một người trong làng. Đáng tiếc kết thúc này chỉ là phim mà thôi.
Sau khi các gia đình đến trình báo tại sở cảnh sát địa phương về vụ án mất tích, toàn bộ dân làng và cả lực lượng cảnh sát đều tỏa ra tìm kiếm, lùng sục khắp khu vực xung quanh nhưng không hề tìm được một dấu vết nào của 5 cậu bé. Vụ án mất tích bí ẩn đã tạo được sự chú ý trong dư luận. Tất cả báo chí, truyền thông đều vào cuộc đưa tin trong khi đội ngũ điều tra và tìm kiếm của cảnh sát thì vẫn giậm chân tại chỗ bất lực.
Vụ án rúng động và tạo nhiều áp lực đến mức tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Roh Tae Woo cũng phải điều động hơn 300.000 nhân viên cảnh sát, quân đội và người dân tình nguyện viên tham gia vào quá trình tìm kiếm. Các bản tin quốc gia cập nhật vụ án từng phút một, cả đất nước đều mong ngóng theo dõi, ai cũng cầu mong những đứa trẻ đều có thể bình an vô sự trở về nhà.
Khoảng thời gian tìm kiếm đó, đã có khoảng 8 triệu tờ rơi được phân phát trên toàn quốc gia, thậm chí chính quyền còn treo thưởng 42 triệu won (khoảng 35 nghìn đô la) cho ai tìm được tung tích của các cậu bé ếch. Một số gia đình nạn nhân đã bỏ hẳn mọi thứ từ công việc đến cuộc sống của mình vì muốn dành hết tất cả thời gian và sức lực để tìm kiếm con mình.
Mặc dù công cuộc điều tra được tiến hành vô cùng ráo riết và rộng rãi trên đủ mọi phương tiện nhưng mọi thứ đều như vào ngõ cụt vì chẳng có một chút manh mối nào tìm được. Các cuộc gọi báo tin giả ngày một nhiều, có lần cảnh sát còn nhận được một cuộc gọi nặc danh của một gã đàn ông nói rằng: "Tôi đã bắt cóc bọn trẻ để lấy tiền chuộc nhưng chúng đã chết vì suy nhược cơ thể hết cả rồi".
Cứ thế thời gian trôi qua, 11 năm tìm kiếm, 11 năm gia đình của các nạn nhân nhỏ tuổi sống không bằng chết, mỗi ngày đều thấp thỏm, lao đao và mỗi ngày trôi qua, niềm hy vọng về sự sống sót của các con mình càng tàn lụi dần…
Tháng 9 năm 2002, có một cuộc điện thoại nặc danh gọi đến cảnh sát cho biết: "Các người sẽ tìm được xác bọn trẻ tại núi Waryong", nhưng lúc ấy cảnh sát chỉ nghĩ là một cuộc gọi đùa giỡn, giả danh như tất cả những cuộc gọi trước đây. Đáng sợ là chỉ vài ngày sau, có người trong lúc đến vùng núi Waryong nhặt quả thông thì phát hiện ra vài bộ quần áo rách rưới và giày trẻ con trải khắp nơi thì liền lập tức gọi báo cảnh sát. Sau khi tìm kiếm, cảnh sát đã tìm được ra 5 bộ hài cốt trong một cái hố cạn, xác định chính là của 5 cậu bé ếch. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao cảnh sát đã từng kiếm hơn 500 lần khu vực này mà không hề phát hiện ra dấu vết nào?
Ban đầu, cảnh sát nghi ngờ 5 đứa trẻ bị đi lạc, lạnh cóng và chết dần do 5 bộ hài cốt được tìm thấy trong tư thế quây tròn lại như thể đang sưởi ấm cho nhau. Thế nhưng gia đình các nạn nhân đều phản đối kịch liệt bởi chúng đều là những đứa bé tinh khôn, khỏe mạnh và rất thông thạo khu vực, tại sao chỉ cách nhà khoảng 3 cây số mà không thể tìm được đường về? Hơn thế nữa, lúc xảy ra vụ án là vào mùa mưa, nếu các em đang bị lạnh, tại sao lại cởi quần áo ra để làm gì?
Sau khi tiến hành khám nghiệm kỹ lưỡng, cảnh sát nhận định họ đã phán đoán sai ban đầu. Họ tìm được dấu vết bị đánh bằng vật cùn trên hộp sọ của 3 nạn nhân. Họ còn tìm thấy vết máu trên 2 hộp sọ và hai lỗ đạn trên hộp sọ còn lại. Gần hiện trường, cảnh sát tìm thấy vài đầu đạn và vỏ đạn nhưng được biết khu vực này trước đây là bãi tập bắn nên không thể kết luận được có liên quan đến vụ án hay không. "Những cậu bé ếch" không còn là vụ án mất tích nữa, mà đã trở thành một vụ giết người.
Từ sau khi các bộ hài cốt được tìm thấy, cảnh sát cũng không phát hiện thêm được manh mối nào cho vụ án. Ngày 25/3/2004, tròn 13 năm sau ngày 5 cậu bé mất tích, gia đình cuối cùng cũng đã hoàn thành được nghi lễ chôn cất cho các con mình. Phần hộp sọ của các nạn nhân được hiến cho đại học Gyeongbuk để tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu y học.
Đến năm 2006, thời hạn 15 năm điều tra vụ án đã hết hiệu lực, cuối cùng hồ sơ án mạng bí ẩn của "những cậu bé ếch" xem như đã bị khép lại chẳng bao giờ có lời giải đáp. Mãi đến tháng 7 năm 2015, đạo luật này đã bị bãi bỏ, vì vậy những nạn nhân trẻ tuổi và gia đình họ có lẽ vẫn còn cơ hội đòi lại được công lý.
Năm 2011, dựa trên tình tiết bí ẩn của vụ án, các nhà làm phim đã sản xuất một bộ phim điện ảnh mang tên Children, do Lee Kyu Man làm đạo diễn. Bộ phim kể về hành trình điều tra vụ án của một nhà sản xuất chương trình truyền hình với sự giúp đỡ của một giáo sư tâm lý. Phim đưa ra một giả thuyết rằng hung thủ chính là phụ huynh của một trong những đứa trẻ mất tích nhưng cuối cùng bị bác bỏ. Sau màn đấu trí và đuổi bắt căng thẳng, cuối cùng cảnh sát cũng bắt được kẻ thủ ác cũng là một người trong làng. Đáng tiếc kết thúc này chỉ là phim mà thôi.
(Tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét