Chuyển đến nội dung chính

MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 25

-Đã là người thì ai cũng có nhân tính. Nhân tính gồm hai mặt trái, phải của nó.
-Tùy vào hành động của một hay nhiều người trong xã hội như thế nào mà theo qui ước, nó được cho là thuộc mặt nào của nhân tính.
-Thường những hành động xấu xa, đê hèn, đi ngược với tình nhân ái...đều được qui ước là mặt trái nhân tính.
-Loài vật chỉ có thú tính.
-Bản chất của nhân tính là có lý trí nhưng nhiều khi mù quáng bởi ác quỉ lũng đoạn. Bản chất của thú tính là bản năng, không hiền không ác, trung tính.
-Một hành động ở người dù có như thế nào cũng không thể gọi là thú tính. Trái lại, một hành động ở con vật dù có như thế nào cũng không được gọi là nhân tính. 
-Nhân tính và thú tính không thể chuyển hóa thành nhau.
- Không nên gọi mặt trái nhân tính là thú tính. Đừng vu oan giá họa cho con vật, tội nghiệp chúng!

-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Không YÊU được CON GÁI ĐẠI GIA, nửa đêm đột nhập GIẾT CHẾT 6 NGƯỜI, cướp tài sản | GMTLTP | ANTG

Thi hành án tử tù Nguyễn Hải Dương, kẻ gây ra vụ thảm án ở Bình Phước

11:01 17/11/2017
Sau 2 năm xảy ra vụ thảm sát 6 người kinh hoàng ở Bình Phước, cơ quan thi hành án đã thực hiện tiêm thuốc độc đối với kẻ chủ mưu, tử tù Nguyễn Hải Dương, 26 tuổi, quê An Giang vào 6 giờ 20 phút ngày 17-11.
Theo đó, Hội đồng thi hành án sẽ đưa Nguyễn Hải Dương từ trại giam giữ ở tỉnh Bình Phước xuống tỉnh Bình Dương để thực hiện tiêm thuốc độc. Nói chuyện với PV Báo CAND, Dương cho biết: “Em rất hối hận về việc làm đã qua. Nếu thời gian có quay trở lại, em sẽ không hành động tội lỗi như vậy. Sau khi em chết, em có nguyện vọng thi thể mình được mang thiêu để đem tro cốt vào chùa”.
“Đồng phạm của Dương, Vũ Văn Tiến cũng bị TAND Cấp cao y án tử hình. Hiện Chủ tịch nước vẫn chưa quyết định đơn xin giảm án của Tiến nên chưa xác định ngày thi hành án với tử tù này”, ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước cho biết.
 Nguyễn Hải Dương viết thư cho người thân
Như Báo CAND đã đưa tin, sáng 5-7-2015, Nguyễn Hải Dương cùng Trần Đình Thoại, 29 tuổi, quê Vĩnh Long đến nhà ông Mỹ với mục đích giết người cướp tài sản nhưng thất bại. Sau đó Thoại không đi nữa nhưng vẫn mua dao giúp Dương gây án. Dương tiếp tục lôi kéo Vũ Văn Tiến, 26 tuổi, quê Bình Phước, hỗ trợ nhưng nói dối Tiến là đến đòi nợ vợ chồng ông Mỹ và hứa cho Tiến một khoản tiền lớn.
Đến rạng sáng 7-7-2015, Dương cùng Tiến từ Hóc Môn, TP HCM xuống Bình Phước, sau đó đột nhập vào căn biệt thự của ông Mỹ tọa lạc cạnh QL13 thuộc tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng huyện Chơn Thành gây ra vụ án giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng. Hai hung thủ đã ra tay sát hại 6 người gồm: ông Lê Văn Mỹ (47 tuổi, chủ công ty gỗ Quốc Anh), bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi, vợ ông Mỹ), Lê Quốc Anh (15 tuổi, con trai của ông Mỹ và bà Nga) bị giết chết tại tầng trệt căn biệt thự.
Lê Thị Ánh Linh (20 tuổi, con gái của ông Mỹ và bà Nga, là người yêu cũ của Dương) và Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi, cháu của bà Nga) bị sát hại trên lầu. Còn Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cháu của bà Nga) bị sát hại ngay gần tường rào ngoài cổng. Duy nhất con gái út của ông Mỹ là Lê Thị Gia Linh (tên thường gọi bé Na, 22 tháng tuổi) khi thấy bé khóc, Dương không giết hại mà dỗ cho bé ngủ rồi rời khỏi hiện trường.
Sau khi gây án, cả 2 còn lấy đi tiền và một số tài sản trị giá gần 50 triệu đồng. Hai nghi can bị bắt ngày 10-7-2015 cùng với nhiều vật chứng có liên quan và bị khởi tố tạm giam 4 tháng từ ngày 13-7-2015. Đây là vụ án gây chấn động dư luận năm 2015 vì mức độ nghiêm trọng của sự việc. Ngày 17-7-2015, tại huyện Chơn Thành, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, lưu động và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến án tử hình, Trần Đình Thoại 16 năm tù về 2 tội danh Giết người và Cướp tài sản.
Dương không kháng cáo song vẫn được triệu tập đến phiên tòa phúc thẩm, diễn ra ở TP HCM ngày 18-7-2016, do Tòa Cấp cao TAND TP HCM xét xử để khai báo. Tiến kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Thoại cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và kêu oan là không đồng phạm giết người mà chỉ đồng phạm tội cướp tài sản. Tự trình bày lý do kháng cáo, Tiến cho rằng bình thường mình vốn có tâm lý yếu, không hề biết trước việc giết người. 
Nghe Chủ tịch Hội đồng thi hành ánh công bố các Quyết định không kháng nghị của TAND và VKSND tối cao; Quyết định thị hành án tử hình của Chánh án TAND tỉnh BP.
Khi thấy Dương xuống tay với Vỹ, Tiến đã hoảng loạn và từ đó về sau không còn biết phải làm gì nữa. Tiến nhiều lần ngăn Dương nhưng không được. Vì sợ Dương nên Tiến phải làm, “lúc siết cổ nạn nhân, bị cáo không dám siết mạnh tay”. Tiến thừa nhận mình sợ chết và xin được sống để có cơ hội bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân.
Còn Thoại thì kêu oan, khẳng định mình không đồng phạm tội giết người với Dương. Hung khí mà Thoại chuẩn bị cho Tiến chỉ nhằm mục đích cướp tài sản. Sau nghị án, HĐXX nhận định bản án sơ thẩm đã đúng pháp luật, đáp ứng được mong mỏi của dư luận. Tiến mặc dù có bị Dương khống chế nhưng đã chấp nhận làm đồng phạm tích cực. Hành vi của Tiến quá tàn ác, không còn khả năng cải tạo, không có tình tiết giảm nhẹ nào mới.
Với bị cáo Thoại, tòa cho rằng bị cáo này không trực tiếp thực hiện vụ án nhưng đã biết trước được kế hoạch. Thoại không tham gia vì bất ngờ có tin bà ngoại bệnh, do đó không có cơ sở giảm án cho Thoại. Cuối cùng, tòa tuyên giữ nguyên hình phạt tử hình đối với bị cáo Tiến và mức án 16 năm tù đối với bị cáo Thoại về hai tội giết người và cướp tài sản. Tòa cũng tuyên bố bị cáo Tiến có quyền viết thư cho Chủ tịch nước để xin ân xá trong vòng bảy ngày.
Hiện, Hội đồng thi hành án đã hoàn tất thủ tục bàn giao thi thể Dương cho gia đình tổ chức an táng.


Minh Thùy – Đức Tiến

Trước giờ tử tù Nguyễn Hải Dương trả giá


"Giờ có đào sâu vào tội lỗi thì cũng chỉ làm con cháu đời sau thêm uất hận”, ông Dinh vừa nói vừa quay đi đốt nhang thắp lên bàn thờ đặt 6 di ảnh người thân bị sát hại.

ơn 2 năm sau khi xảy ra vụ án đau lòng cướp đi sinh mạng của cô gái trẻ Lê Thị Ánh Linh cùng 5 người khác, tường ngôi biệt thự của ông Lê Văn Mỹ (cha Linh) nằm bên quốc lộ 13, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, cây cỏ phủ kín.
Chiều 16/11, căn biệt thự vẫn khóa kín cửa; nhìn qua hàng rào, bên trong những bức tượng Phật được thắp đèn rực sáng. Cạnh đó là bàn thờ đặt di ảnh của 6 người xấu số.

Ngày đền tội

"Đến ngày nó đền tội rồi. Nhanh thật, mới đó đã 2 năm rồi, nhanh như một chớp mắt", chị Vân (32 tuổi, hàng xóm nhà Linh) quay sang nói với tôi khi nghe tin ngày mai (17/11) hội đồng thi hành án sẽ tiêm thuốc độc đối với tử tù Nguyễn Hải Dương.
Chị Vân là người đã nhiều lần tiếp xúc với Dương, ấn tượng trong chị về gã là một chàng trai hiền lành, ít nói. Vậy nên, chị cũng như nhiều người khác đều không thể tin chính con người này lại là kẻ thủ ác.
"Hồi đó nó (Dương - BTV) hay về nhà con Linh chơi, bế cháu qua đây, cái mặt nó hiền khô à. Lúc nó bị bắt, ai cũng bất ngờ hết trơn", chị vừa nói vừa chỉ vào màn hình điện thoại đang mở bài báo có hình Dương.
Trái lại với chị Vân, ông Nguyễn Dinh (74 tuổi, ông ngoại của Linh) tỏ ra bất ngờ vì không đọc tin tức và cũng không được ai thông tin về việc Dương bị thi hành án.
“Chúng tôi không hề hay biết gì cả,...”, ông Dinh ngỡ ngàng. Nói rồi, ông vội cầm điện thoại và gọi cho nhiều người để thắc mắc rằng tại sao gia đình lại không hề biết tin.
Truoc gio tu tu Nguyen Hai Duong tra gia hinh anh 1
Ông Dinh thất thần bên bàn thờ đặt di ảnh của 6 người thân. Ảnh: Hoài Thanh.
Đã hơn 2 năm từ khi vụ án xảy ra, ông Dinh vẫn không tin chỉ trong một đêm, gia đình ông mất đi 6 người thân. Và điều ông càng không thể nào ngờ kẻ thủ ác chính là chàng trai vốn hiền lành được gia đình ông xem như người thân - Nguyễn Hải Dương.
“Trước đó, tôi vẫn dẫn thằng Dương qua bên nhà nội ngoại chơi. Đi du lịch cũng cùng nhau đi. Có ngờ đâu…”, ông Dinh ngừng lại, thở dài.
Ông kể từ sau khi chuyện xảy ra, phía gia đình Dương không hề có một lời hỏi han hay đến gia đình thắp một nén nhang cho người đã khuất. Nỗi đau quá lớn khiến gia đình ông cũng không còn thời gian quan tâm xem Dương bị giam ở đâu. Tuy nhiên, ông Dinh cũng như người nhà tin rằng kẻ thủ ác phải đền tội vào ngày gần nhất.
"Vẫn biết con người sống chết có số nhưng đằng này con cháu tôi chết quá oan ức", ông Dinh nói.

Đứa trẻ duy nhất thoát chết

Người duy nhất trong nhà không bị sát hại vào đêm 7/7/2015 là bé Na (18 tháng tuổi, con gái út của ông Mỹ). Lúc Dương vừa gây án, bé gái thức giấc và khóc. Sau khi hung thủ dỗ bé ngủ tiếp mới bỏ trốn khỏi hiện trường.
Kể từ khi án mạng xảy ra, con gái áp út của ông Dinh đã đưa bé Na về Sài Gòn nuôi dưỡng. Hiện bé đang đi học mẫu giáo.
“Nó vui chơi khỏe mạnh. Gia đình tôi tuyệt đối không kể cho bé nghe chuyện gì, nó chỉ biết là ba mẹ đã lên trên trời rồi thôi. Chúng tôi muốn cho nó lớn, đủ hiểu biết rồi sẽ kể, câu chuyện lúc ấy cũng đã nguôi ngoai”, ông Dinh chia sẻ.
Về phần căn nhà, sau khi lo xong ma chay, gia đình ông Dinh đã xây thêm tượng Phật trước nhà, sửa sang lại tầng dưới thành nơi thờ tự. Ông lão kể lúc đầu cũng vấp phải sự phản đối của nhiều người vì nghĩ ông xây chùa không xin phép, nhưng sau đó cũng êm xuôi do việc thờ cúng chỉ ở trong phạm vi gia đình chứ không phải nơi công cộng.
Truoc gio tu tu Nguyen Hai Duong tra gia hinh anh 2
Bên ngoài căn nhà với tường cỏ phủ kín. Ảnh: Hoài Thanh.
Suốt buổi trò chuyện, nỗi oán hận đối với kẻ nhẫn tâm sát hại 6 mạng người của gia đình vẫn còn trong những lời ông Dinh nói. Thế nhưng đâu đó, khách đến nhà vẫn thấy ánh lên sự vị tha trong ông.
"Tôi hận, rất hận thằng Dương. Hai năm rồi, tôi nhớ con, nhớ cháu lắm. Nhưng mà rồi sao? Chết cũng đã chết rồi. Giờ có đào sâu vào tội lỗi thì cũng chỉ làm con cháu đời sau thêm uất hận”, ông Dinh vừa nói vừa quay đi, đốt nhang thắp lên bàn thờ đặt 6 di ảnh người thân mỉm cười.
Tôi quay xe rời đi khỏi nhà của Linh mà vẫn nhớ như in nụ cười trên di ảnh của 2 cô gái trẻ đang ở tuổi đẹp nhất của đời người, 2 cậu bé khôi ngô vẫn đang tuổi ăn, tuổi lớn. Giá như Linh không yêu Dương, giá như Dương kiềm chế được thú tính để không trở thành tên sát thủ máu lạnh....
Nhưng mà cuộc đời này làm gì có hai từ "giá như"...
Truoc gio tu tu Nguyen Hai Duong tra gia hinh anh 3

Đồ họa: Như Ý - Hoàng Lam

Những bí mật chưa từng công bố trong vụ thảm án ở Bình Phước

Vụ án 6 người trong gia đình Công ty Chế biến gỗ Quốc Anh (Công ty Quốc Anh) ở Bình Phước bị thảm sát vào nửa đêm về sáng ngày 7.7.2015 khiến dư luận bàng hoàng. Ngay từ khi nhận được tin báo, xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, lãnh đạo Công an Bình Phước vừa tập trung lực lượng bảo vệ hiện trường vừa gửi báo cáo xin Bộ chi viện.
Tại hiện trường, hầu như hung thủ không để lại dấu vết nào khả thi để lần ra manh mối, ngoài 6 tử thi với những vết sát thương chí mạng.
Áp lực từ dư luận quần chúng, áp lực từ nỗi đau thống thiết của thân nhân các nạn nhân, toàn bộ lực lượng phá án tập trung trí lực cao độ buộc nghi phạm lộ diện sau 3 ngày.
Tập trung toàn lực
Ngay buổi sáng ngày 7.7, Trung tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an) làm Trưởng ban chuyên án và Trung tướng Triệu Văn Đạt (Phó tổng cục trưởng) đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác phá án. Các đơn vị được trưng dụng phá án gồm Cục C44, C45, C53, C54 và một số đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an Bình Phước.
Ngoài ra, một số đơn vị trinh sát của Công an thị xã Đồng Xoài, Bình Long, Chơn Thành, Lộc Ninh, Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) và Công an TP HCM cũng được triệu tập hỗ trợ các nghiệp vụ ngoại vi.
Kết quả giám định pháp y cho thấy các nạn nhân đều tử vong do vật sắc nhọn đâm, cắt. Hiện trường có nhiều xáo trộn nhưng số tài sản bị mất không đáng kể so với gia thế của nạn nhân.
Điều đáng ngạc nhiên là, tuy ra tay sát hại 6 nạn nhân có mặt trong biệt thự rất tàn ác nhưng hung thủ lại tha một cháu bé gần 2 tuổi.
Lần lượt hàng trăm nhân chứng được mời đến trụ sở công an lấy lời khai. Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) - trực tiếp giám sát các lời khai.
Song song đó, Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hồ sơ nghiệp vụ (C53) trực tiếp chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ rà soát tàng thư, hồ sơ lưu trữ các đối tượng nghi vấn. Hàng trăm trinh sát được điều đi nhiều mũi khác nhau thu thập thông tin liên quan đến vụ án.
Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến cùng tang vật.
Lúc đầu, rất nhiều nguồn tin của dư luận cho rằng do cạnh tranh trong làm ăn, đối thủ của Công ty Quốc Anh thuê sát thủ chuyên nghiệp người nước ngoài xâm nhập vào nước ta gây án. Nhiều chỉ dấu tại hiện trường cũng cho thấy động cơ gây án của hung thủ không đơn thuần chỉ là giết người, cướp tài sản mà còn mang tính chất trả thù. Tuy nhiên, qua truy xét, bộ phận C53 bác bỏ ngay "yếu tố nước ngoài".
Lực lượng đánh án chuyển hướng truy xét các mối quan hệ tình cảm của các nạn nhân.
Một số nguồn tin cho biết, cách nay hơn 3 năm, nạn nhân Ánh Linh (con gái đầu của vợ chồng nạn nhân, ông Lê Văn Mỹ và bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga) đã từng có mối quan hệ tình cảm với một thanh niên có tiền sự, tiền án. Người này thuộc diện thích xăm mình, ăn chơi lêu lổng với nhiều đối tượng xấu ngoài xã hội. Sau khi người này dính đến một vụ án phải nhận án tù, Ánh Linh chủ động chia tay và có bạn trai mới. Người này mới được tha tù một thời gian ngắn. Nhận định, có thể người này đã ra tay sát hại cả gia đình nạn nhân để trả thù tình, một mũi điều tra được cắt cử thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để truy xét.
Sau khi truy xét, lực lượng phá án nhận thấy anh ta có nhiều chứng cứ ngoại phạm và không có dấu hiệu bất minh. Trưa ngày 8.7, lực lượng phá án mời người yêu của Ánh Linh là Nguyễn Hải Dương (SN 1991, hộ khẩu thường trú tại ấp Long Hạ, xã Kiến An, Chợ Mới, An Giang; nơi cư trú: 290/10 ấp 1, tổ 2, xã Nhị Bình, Hóc Môn, TP HCM) đến trụ sở Công an huyện Chơn Thành - nơi Ban chỉ huy chuyên án trưng dụng làm văn phòng chỉ huy.
Tại cuộc "trò chuyện thân mật" này, với bộ dạng thiểu não, Dương cho biết anh ta rất đau khổ khi hay tin người yêu Ánh Linh "ra đi". Dương kể, cuộc tình với Ánh Linh vẫn đang mặn nồng mặc dù "hai đứa đang giận hờn".
Sau khi ghi nhận lời khai, Dương được cho về. Anh ta vẫn quanh quẩn ở đám tang 6 nạn nhân xấu số. Anh ta hoàn toàn không biết, kể từ lúc đó, mọi cử chỉ nhỏ nhất của anh ta đều lọt vào tầm ngắm của các trinh sát dày dạn kinh nghiệm.
Khi so sánh lời khai của Dương với những thông tin nghiệp vụ thu thập được, lực lượng phá án nhận thấy người này có dấu hiệu bất minh.
Lực lượng phá án tìm dấu vết.
Mấu chốt từ một mẩu tin nhắn
Tối ngày 8.7, Dương trở về nơi cư trú ở Hóc Môn. Lúc này, lực lượng điều tra phát hiện điện thoại của Vỹ có lưu một tin nhắn yêu cầu mở cổng. Thời điểm nhắn tin chỉ ít phút trước khi Vỹ bị giết. Lực lượng điều tra xác định chủ nhân của số điện thoại này là Dương.
Sáng ngày 9.7, Ban chuyên án tiếp tục triệu tập Dương đến trụ sở. Cùng thời điểm đó, một mũi trinh sát tiến hành rà soát khu vực cư trú của Dương ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn.
Tại văn phòng tạm của Ban chuyên án, đích thân Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến "trò chuyện" với Dương. Dương thừa nhận đã nhắn tin cho Vỹ nhờ lấy trộm điện thoại của Ánh Linh để lấy lại những bức ảnh "kỷ niệm" thời yêu nhau. Dương vẫn cho rằng mình ngoại phạm với bằng chứng, tối ngày 6.7 Dương có nhậu với một số bạn bè tại xưởng gỗ ở Hóc Môn rồi sau đó đi ngủ. Dương gợi ý, lực lượng điều tra có thể kiểm tra camera giám sát của xưởng.
Dù Dương thề thốt, lực lượng phá án vẫn quyết định câu lưu. Kể từ đó, Dương bắt đầu tỏ thái độ bất hợp tác, thậm chí còn đề nghị thực hiện "quyền im lặng cho đến khi có luật sư".
Sau khi hoàn tất mọi biện pháp nghiệp vụ cần thiết, đến 13 giờ ngày 10.7, Trung tướng Phan Văn Vĩnh triệu tập cuộc họp gồm tất cả các đầu mối nghiệp vụ để tổng hợp thông tin. Mặc dù vật lộn suốt 3 ngày, hầu như ai cũng đuối sức nhưng cuộc họp xuyên đêm đã khiến mọi người phấn chấn vì manh mối hung thủ đã lộ rõ. Nhiều chứng cứ thu thập tại hiện trường cho thấy Dương là nghi phạm chính của vụ án chứ không ai khác.
Sáng ngày 10.7, trước những chứng cứ thuyết phục của Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, nghi phạm Dương từ thái độ bất hợp tác chuyển sang trạng thái sửng sốt rồi suy sụp. Sau khi suy nghĩ rất lâu, Dương bắt đầu khai nhận mình là chủ mưu vụ sát hại và Vũ Văn Tiến là người giúp sức.
Các cán bộ điều tra nín thở nghe Dương thú nhận tội ác. Ngay lúc đó, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến yêu cầu mũi trinh sát hỗn hợp tiến hành mật phục, bám sát mọi di biến động của Vũ Văn Tiến tại nhà trọ ở khu vực Suối Nhum, ấp 1, tổ 2, xã Nhị Bình, Hóc Môn và chuẩn bị "cất vó". Song song đó, bộ phận hồ sơ cũng tiến hành truy xét nhân thân 2 kẻ tình nghi.
Đến 15 giờ ngày 10.7, các trinh sát ập vào khống chế bắt giữ Tiến ngay khi hắn chuẩn bị đào tẩu. Bị bắt, Tiến vờ như không hiểu chuyện gì đang xảy ra và cương quyết phủ nhận mình có liên can đến vụ án. Các trinh sát gọi điện thoại để Dương và Tiến nói chuyện với nhau. Dương bảo: "Mấy ổng biết hết rồi. Tao không còn đường chối tội. Tao khai hết rồi". Tiến vẫn ngoan cố: "Mày khai thì khai chứ tao có chết cũng không khai". Câu phủ nhận của Tiến cũng chính là lời thú nhận!
Vài phút sau, trước lý lẽ của các trinh sát, Tiến đồng ý khai hết sự thật vào máy ghi âm, ghi hình của các trinh sát. Các trinh sát đưa Tiến đi thu hồi các tang vật của vụ án. Trưa 11.7, Tiến được di lý về Bình Phước.
Lúc 21 giờ 30 phút ngày 10.7.2015 được ghi nhận là thời điểm kết thúc giai đoạn phá án làm rõ chân dung nghi phạm. Ban chuyên án tiếp tục bước vào giai đoạn củng cố hồ sơ truy tố.
Khẩu súng bắn bi do Dương trang bị để gây án.
Hành trình tạo chứng cứ ngoại phạm
Lời khai cho thấy, trước khi gây án, Nguyễn Hải Dương đã chuẩn bị rất kỹ quy trình tạo chứng cứ ngoại phạm đồng thời chuẩn bị kế hoạch gây án rất chi tiết. Dương lên mạng lùng mua 1 súng bắn bi sát thương giá 6 triệu đồng, 1 khẩu súng điện gây choáng ngất giá 2 triệu đồng, 1 con dao Thái Lan dài 30cm, 1 dao bấm lưỡi dài 7cm, 10 dây rút nhựa để trói nạn nhân, 1 cuộn băng keo dính để bịt miệng, găng tay, giày, khẩu trang bịt mặt, mua 1 điện thoại và sim rác. Sau đó, Dương mượn xe máy của dì ruột làm phương tiện gây án.
Dương còn gọi điện thuyết phục em Dư Minh Vỹ giúp mình đột nhập vào biệt thự với lý do vào gặp Ánh Linh năn nỉ xin nối lại tình cảm. Dương hứa sẽ cho Vỹ tiền và chim cảnh. Vỹ tin lời Dương.
Chiều 6.7, để tạo chứng cứ ngoại phạm, Dương rủ một số bạn bè uống cà phê ở quận 12 rồi về xưởng gỗ - nơi cha của Dương làm bảo vệ và cũng là nơi làm việc của Dương - tổ chức nhậu trước ống kính camera quan sát.
Tại buổi uống cà phê, Dương rủ Tiến sang Bình Phước đòi nợ. Dương hứa chỉ cần Tiến đi theo hỗ trợ, mọi việc Dương sẽ lo hết. Nghe vậy, Tiến đồng ý. Cả hai hẹn nhau khởi hành lúc 0 giờ, giao thời giữa đêm 6.7 và 7.7.
Đến giờ hẹn, Dương dùng chiếc xe máy mượn của dì ruột chở Tiến lên Bình Phước. Gần 2 giờ sáng ngày 7.7, Dương và Tiến đến nơi. Dương nhắn tin cho Dư Minh Vỹ vào 2 giờ sáng (7.7) bảo xuống mở cổng biệt thự cho Dương vào.
Vỹ mở cổng, Dương và Tiến nhanh chân bước vào. Kinh ngạc vì thấy ngoài Dương còn có người lạ, lại ăn mặc kín đáo, Vỹ phản ứng. Ngay lập tức, Tiến dùng dây siết cổ Vỹ cho Dương đâm. Vỹ đổ gục xuống, bất động.
Dương và Tiến cùng vào nhà tra khảo nơi cất giấu tiền rồi giết từng người một. Dương trực tiếp giết 5 người. Trước khi giết Ánh Linh, nghi phạm Dương dành thời gian gần 5 phút để "hỏi tội bội tình" (?).
Do bà Nga đánh lạc hướng nơi cất giấu tiền nên hai nghi phạm chỉ lấy được một số ít. Trong cơn cuồng sát, Dương vẫn còn chút tình người khi tha mạng cho cháu bé 2 tuổi (con út bà Nga).
Đến gần 4 giờ cùng ngày, Dương lấy 5 điện thoại của các nạn nhân và 1 máy tính bảng rồi dùng quần của ông Mỹ thay. Sau đó, cả hai chạy xe máy về nhà trọ ở xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn). Tại đây, Dương giao toàn bộ tài sản và tang vật cho Tiến bỏ vào balô mang đi cất giấu ở 2 địa điểm gần bờ sông Sài Gòn cách nơi cư trú vài cây số. Sau đó, Dương trở lại hiện trường vụ án mạng lúc khoảng 10 giờ ngày 7.7 nhằm đánh lạc hướng điều tra và dò la tin tức. Tiến rúc trong phòng trọ cho đến khi bị bắt.
Một lần nữa, chiến công của lực lượng Công an lại khẳng định: Không có tội ác nào trốn tránh được ánh sáng pháp luật!
Theo Nguyễn HK (Báo Công an nhân dân điện tử)

Trước giờ bị tiêm thuốc độc: Tử tù Nguyễn Hải Dương mong Vũ Văn Tiến được giảm tội

© Ảnh: baomoi
Việt Nam
URL rút ngắn
202
Trước khi bị tử hình, Nguyễn Hải Dương tỏ ra sẵn sàng về mặt tâm lý, mong thi hành án càng sớm càng tốt. Dương cho biết, 2 năm qua, anh ta uôn bị lương tâm dày vò, hàng đêm vẫn mơ thấy người yêu cũ Ánh Linh hiện về oán trách.
Vụ thảm án chấn động dư luận
Cách đây hơn 2 năm, vào đầu tháng 7/2015, dư luận cả nước chấn động vì vụ thảm sát dã man 6 người trong căn biệt thự ở Bình Phước.
Nạn nhân là một gia đình buôn gỗ giàu bậc nhất vùng Chơn Thành (Bình Phước). Cả gia đình 6 người gồm ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi, chủ nhà), vợ Nguyễn Lê Thị Ánh Ngọc (42 tuổi), 2 con là Lê Quốc Anh (15 tuổi), Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi), 2 cháu Dư Minh Vỹ (14 tuổi), Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi) đều bị sát hại đẫm máu. Duy nhất có bé Na (con gái út của ông Mỹ) may mắn được sát thủ buông tha.
Sau đó, kẻ thủ ác là Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang), Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại đã phải đứng trước vành móng ngựa.
Tình tiết vụ án càng khiến dư luận hoang mang hơn khi kẻ cầm đầu lại là người yêu cũ của Ánh Linh (con gái ông Mỹ). Theo lời khai của sát thủ tại cơ quan điều tra, Dương có thời gian làm việc tại xưởng gỗ của gia đình ông Mỹ. Tại đây, anh ta và nạn nhân Ánh Linh có cơ hội quen biết rồi nảy sinh tình cảm.
Bất chấp việc Dương có gia cảnh khó khăn, con gái của đại gia buôn gỗ số 1 Bình Phước vẫn hết mực thương yêu. Linh còn từng giúp cho Dương mượn 500 triệu để lo việc làm ăn, phía gia đình ông Mỹ cũng từng rất thương yêu Dương. Trong các chuyến du lịch, tiệc tùng của gia đình, Dương cũng thường góp mặt.
Nguyễn Hải Dương tại tòa
© Ảnh : BÙI LIÊM
Nguyễn Hải Dương tại tòa
Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu, phía gia đình Ánh Linh liên tục phản đối mối quan hệ giữa cô và Dương. Vì bị ngăn cấm tình cảm, Dương quyết định trả thù tình bằng cách giết người cướp của.
Mong muốn thi hành án càng sớm càng tốt 
Ngày 17/11, Hội đồng thi hành án sẽ dẫn giải tử tù Dương từ trại giam tỉnh Bình Phước về tỉnh Bình Dương để thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Đại diện TAND tỉnh Bình Phước cho biết, hiện tại tâm lý của tử tù Nguyễn Hải Dương đã dần ổn định và mong muốn sớm nhận thi hành án.
Ba bị cáo trong vụ án, Nguyễn Hải Dương ngoài cùng bên phải.
Ba bị cáo trong vụ án, Nguyễn Hải Dương ngoài cùng bên phải.
Trước đó, sau khi Dương bị toà sơ thẩm tuyên án tử hình về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" thì Dương không kháng cáo. Anh ta chấp nhận toàn bộ những gì hồ sơ điều tra của cơ quan CSĐT.
Nguyễn Lưu T. — em ruột của Nguyễn Hải Dương cho biết, trong những lần vào thăm Dương, tâm lý tử tù thường không ổn định. Dương chia sẻ, từ khi gây án, anh ta thường bị lương tâm dày vò. Trong giấc mơ, cứ cách 2-3 ngày, Dương lại thấy người yêu cũ Ánh Linh về oán trách.
Không chịu nổi những đau đớn hành hạ về mặt tinh thần, tử tù này vẫn luôn chờ đợi đến ngày chấp án và sẵn sàng chết để chuộc tội.
Không được hiến xác cho y học, tử tù muốn được hỏa thiêu rồi đưa lên chùa
Nguyễn Hải Dương - chủ mưu gây ra vụ thảm sát Bình Phước gây chấn động dư luận năm 2015
© Ảnh : NLD
Nguyễn Hải Dương - chủ mưu gây ra vụ thảm sát Bình Phước gây chấn động dư luận năm 2015
Hồi cuối tháng 10/2016, tử tù Nguyễn Hải Dương tiếp tục khiến dư luận xôn xao khi thể hiện mong muốn được hiến xác cho y học với để chuộc lại một phần lỗi lầm trong thời gian qua. Quyết định này cũng được phía gia đình Dương đồng thuận, ủng hộ.
Tuy nhiên, nguyện vọng này đã không được cơ quan chức năng chấp nhận với lý do gặp nhiều rào cản về pháp lý và tâm linh.
Theo ông H. — cha Nguyễn Hải Dương — khi biết ý nguyện cuối đời không thể thực hiện, Dương đã quyết định rút đơn đề nghị.
Ông H. cũng từng chia sẻ, trong khoảng thời gian chờ thi hành án, Dương có sức khỏe tốt, nhưng tinh thần hay hoảng loạn. Trong khi đó, gia đình ông vì chịu sức ép dư luận quá lớn nên đã phải rời bỏ quê hương, lên Sài Gòn làm thuê sống qua ngày.
Trước việc con trai sắp chịu án tử hình, gia đình ông H. đã chuẩn bị sẵn tâm lý. Ông cho biết muốn xin nhận xác con về, sau đó sẽ tiến hành hoả thiêu rồi đưa tro cốt lên chùa theo đúng tâm nguyện của Dương.
Không kháng cáo, chỉ xin giảm án cho tử tù Vũ Văn Tiến
Trong quá trình gây án, Tiến đã nhiều lần khuyên can Dương ngừng tay. Tuy nhiên, mỗi khi Tiến có ý định rút lui, Dương liền dùng dao đe dọa.
Vì hành động này, sau khi gây án, Dương tỏ ra vô cùng hối hận. Trước vành móng ngựa, Nguyễn Hải Dương chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, y có mong muốn duy nhất là xin pháp luật khoan hồng cho Vũ Văn Tiến thoát khỏi án tử.
3 bị cáo trong phiên xử lưu động ngày 17/12 (từ trái qua phải) gồm: Vũ Văn Tiến, Nguyễn Hải Dương và Trần Đình Thoại
3 bị cáo trong phiên xử lưu động ngày 17/12 (từ trái qua phải) gồm: Vũ Văn Tiến, Nguyễn Hải Dương và Trần Đình Thoại
Ông H. cũng cho biết, gia đình cảm thấy rất có lỗi với gia đình đồng phạm Vũ Văn Tiến. Ông cũng như Dương luôn cầu mong sự tha thứ của gia đình. Tử tù Dương khẩn thiết cầu mong Tiến sẽ thoát khỏi án tử và vẫn luôn dằn vặt vì việc đã lôi kéo, ép buộc bạn gây án.
Hai năm trôi qua, bé Na — người sống sót duy nhấ trong vụ thảm sát ở Bình Phước giờ ra sao?
Gần hai năm sau ngày xảy ra vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, cuộc sống ở căn biệt thự dần trở lại nhịp sống thường ngày, những công nhân đã đi làm lại. Riêng bé Na — thành viên duy nhất may mắn sống sót trong gia đình ông Mỹ đã rời Bình Phước lên Sài Gòn ở với dì và bà ngoại. Đến cuối tuần thì bé Na lại được đưa về căn biệt thự.
Bé Na hiện đã 3 tuổi và đang đi học mẫu giáo. Dì của bé chưa có gia đình riêng nhưng có công việc, thu nhập ổn định tại TP.HCM và rất yêu thương bé.
Về ngôi nhà và xưởng gỗ của nạn nhân, luật sư Đào Xuân Thành — Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước, là người đại diện quyền lợi cho gia đình bị hại tại tòa sơ thẩm cho hay, hiện nay gia đình nạn nhân đã thống nhất toàn bộ tài sản do bé Na thừa kế.
Trong thời gian chờ bé Na tới tuổi trưởng thành, một người em gái khác của bà Ánh Nga được giao quản lý khối tài sản này. Được biết, hiện nay xưởng gỗ của Công ty Quốc Anh đã được khôi phục sản xuất trở lại.
Nguồn: saostar

Thi hành án tử tù Vũ Văn Tiến trong vụ thảm sát Bình Phước


Sáng sớm 20/9, lực lượng chức năng đã đưa tử tù Vũ Văn Tiến đến điểm thi hành án ở một trại giam để tiêm thuốc độc.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước cho biết, 4h hôm nay (20/9), Hội đồng thi hành án tỉnh Bình Phước đã thi hành án với tử tù Vũ Văn Tiến (26 tuổi) bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Tiến là người đã cùng với Nguyễn Hải Dương gây ra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (ngụ xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước) vào tháng 7/2015.
Ngay sau khi Dương bị thi hành án vào ngày 17/11/2017, bà Vũ Thị Thi (mẹ của Tiến) đã gửi đơn xin giảm án tử hình lên Chủ tịch nước. Tuy nhiên, đơn này đã bị bác.
Thi hanh an tu tu Vu Van Tien trong vu tham sat Binh Phuoc hinh anh 1
Tiến bật khóc tại tòa sơ thẩm tháng 12/2015. Ảnh: Hải An.
"4h sáng, Vũ Văn Tiến được dẫn giải ra khu công bố thủ tục thi hành án tại trại tạm giam Công an tỉnh Bình Phước để ăn bữa ăn cuối cùng. Tuy nhiên, tử tù này không ăn cơm mà chỉ uống ly cà phê rồi viết thư gửi lại cho thân nhân", ông Trí nói.
Sau khi nghe các quyết định, Tiến được áp giải đến trại tạm giam Bố Lá (xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương). Đến khoảng gần 8h, quá trình thi hành án tử hình với tử tù này kết thúc. Thi thể của Vũ Văn Tiến được đưa về nhà xác Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước và bàn giao cho gia đình để hỏa táng.
Theo nội dung vụ án, sáng 5/7/2015, Dương cùng Trần Đình Thoại đến nhà ông Mỹ với mục đích giết người cướp tài sản nhưng thất bại. Sau đó Thoại không đi nữa nhưng vẫn mua dao giúp Dương gây án.
Đến rạng sáng 7/7/2015, Dương cùng Tiến từ Hóc Môn xuống Bình Phước, sau đó đột nhập vào căn biệt thự của ông Mỹ rồi khống chế 6 nạn nhân để Dương ra tay sát hại. Sau khi gây án cả 2 còn lấy đi tiền và một số tài sản trị giá gần 50 triệu đồng.
Dương khai nhận thực hiện hành vi sát hại 6 người trong gia đình ông Mỹ là để trả thù tình khi bị chị Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ) từ chối tình cảm.
Ngày 17/12/2015, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, lưu động và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến án tử hình, Trần Đình Thoại 16 năm tù về 2 tội danh Giết người và Cướp tài sản.
Chiều 18/7/2016, tòa cấp phúc thẩm tuyên y án, giữ nguyên mức án dành cho các bị cáo.

Tội ác của tử tù Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở Bình Phước Sau khi sát hại 6 người trong căn biệt thự, 3 kẻ giết người lần lượt đền tội. Ngày 17/11, cơ quan chức năng thi hành án đối với tử tù Nguyễn Hải Dương.

Thảm án Bình Phước: Mẹ tử tù Vũ Văn Tiến cạn nước mắt ngày con bị thi hành án

Sau hơn 3 năm gây ra vụ sát hại 6 người trong một gia đình ở Bình Phước gây rúng động dư luận, tử tù Vũ Văn Tiến đã bị thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Cái giá phải trả

Ngày 20/9, hội đồng Thi hành án tỉnh Bình Phước đã tổ chức thi hành bản án tử hình đối với tử tù Vũ Văn Tiến (SN 1991, HKTT xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước).
Trước đó, Tiến bị kết án tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản khi gây ra vụ án mạng chấn động giết 6 người trong một gia đình tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Thông tin từ TAND tỉnh Bình Phước cho biết, tử tù Tiến được thi hành bản án bằng hình thức tiêm thuốc độc. Sáng 20/9, Tiến được dẫn giải ra khu công bố thủ tục thi hành án tại trại tạm giam Công an tỉnh Bình Phước để ăn bữa ăn cuối cùng và viết thư để lại cho người thân.
tham an binh phuoc me tu tu vu van tien can nuoc mat ngay con bi thi hanh an
Nước mắt người mẹ trước tội ác mà con mình gây ra.
Tuy nhiên, Tiến không ăn cơm mà chỉ uống ly cà phê rồi viết lá thư cuối cùng gửi lại cho người thân. Sau khi hội đồng Thi hành án công bố và tống đạt cho tử tù Vũ Văn Tiến các quyết định không kháng nghị của VKSND và TAND Tối cao, quyết định bác đơn xin ân xá giảm án tử hình của Chủ tịch nước và quyết định thi hành án tử hình của Chánh án TAND tỉnh Bình Phước, tử tù bị áp giải đến nơi thi hành án tử hình tại trại tạm giam Bố Lá (Công an TP.HCM) đóng trên địa bàn xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Đến 8h cùng ngày, quá trình thi hành án tử hình đối với tử tù Vũ Văn Tiến được thực hiện xong. Thi thể tử tù Vũ Văn Tiến được đưa về nhà xác bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước. Sau đó thi thể tử tù này được bàn giao cho gia đình mai táng theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 5/7/2015, Nguyễn Hải Dương cùng Trần Đình Thoại (SN 1988, HKTT ấp Tường Hưng, xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đến nhà ông Lê Văn M. (ngụ xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) với mục đích giết người cướp tài sản nhưng thất bại. Sau đó Thoại không đi nữa nhưng vẫn mua dao giúp Dương gây án.
Đến rạng sáng 7/7/2015, Dương cùng Tiến từ huyện Hóc Môn (TP.HCM) đến tỉnh Bình Phước. Sau đó, cả hai đột nhập vào căn biệt thự của ông M.. Tại đây, Tiến giúp Dương khống chế 6 nạn nhân để đối tượng này ra tay sát hại.
Sau khi gây án, cả hai lấy tiền và một số tài sản trị giá gần 50 triệu đồng. Dương khai nhận thực hiện hành vi sát hại 6 người trong gia đình ông M. là để trả thù tình khi bị chị Lê Thị Ánh L. (con gái ông M.) từ chối tình cảm.
Ngày 17/7/2015, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lưu động và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến tử hình, Trần Đình Thoại 16 năm tù về 2 tội danh Giết người và Cướp tài sản. Tại các phiên toà phúc thẩm, Giám đốc thẩm các bị cáo đều bị giữ nguyên tội danh và hình phạt.
Ngày 20/7/2017, Nguyễn Hải Dương đã bị tử hình. Đến nay, tử tù Vũ Văn Tiến cũng đã đền tội. Riêng đồng phạm Trần Đình Thoại cũng bị đưa đi thi hành bản án 16 năm tù giam tại trại giam An Phước (xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương).
Trao đổi với báo chí, bà Vũ Thị Th. (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho biết con trai bà là Vũ Văn Tiến vừa bị thi hành án về tội Giết người và Cướp tài sản trong vụ thảm sát 6 người trong cùng một gia đình tại tỉnh Bình Phước. Người mẹ đã khóc quá nhiều, nay cạn khô nước mắt khi nhận tin con thi hành án. Gia đình gửi Tiến vào một ngôi chùa ở TP.HCM và việc an táng hoàn tất trong buổi trưa cùng ngày.
Con dại một lần, đau cả đời...
Ba năm qua với bà Vũ Thị Th. là những chuỗi ngày dài đằng đẵng, thấm đẫm nước mắt. Còn nhớ trong phiên phúc thẩm, nhiều người đến tham dự tại phiên tòa đã nhói lòng trước cảnh mẹ tử tù Vũ Văn Tiến giàn giụa nước mắt, cùng con gái chắp tay vái lạy cầu xin gia đình nạn nhân tha thứ cho lỗi lầm của con mình.
Suốt từ lúc diễn ra phiên xét xử, tra hỏi, thẩm vấn, luận tội..., mẹ Tiến vẫn không ngừng khóc, đôi mắt đỏ hoe. Gương mặt khắc khổ, bà vẫn không dám ngước lên nhìn đứa con trai tội đồ. Cúi đầu và chắp tay cầu nguyện, đó là những gì người phụ nữ này đã làm trong suốt thời gian diễn ra xét xử.
Sau này, mỗi lần đi thăm con là một lần trái tim người mẹ thắt lại vì đau đớn, xót xa khi câu đầu tiên Tiến nói với mẹ là: "Không ai cứu được con đâu". Dù vậy, người mẹ này cũng đã động viên con: “Mẹ sẽ giúp con. Mẹ sẽ gửi đơn khắp nơi để cầu cứu".
Bà Th. cho biết bà có 5 người con, Tiến là con út và rất nghe lời. Dù biết con đã gây nên tội lớn nhưng với tình yêu thương của một người mẹ, bà vẫn muốn con mình có cơ hội được sống. Bà bảo, hoàn cảnh nhà bà cũng khó, không đủ tiền thuê luật sư riêng nên bà đã tự soạn thảo một bức thư gửi Chủ tịch nước.
Trong lá thư, bà Th. trình bày: “Tôi không biết lấy gì để chuộc lại lỗi lầm mà con trai tôi góp phần gây ra. Tôi chỉ biết tụng kinh niệm Phật mong họ yên nghỉ nơi chín suối. Về Tiến, tôi cầu xin Chủ tịch nước cho nó một cơ hội được sống, để sửa chữa lỗi lầm mà nó gây ra”.
Theo bà Th., Tiến rất khéo tay và giỏi nghề thợ mộc. Trong tù, Tiến đã theo học cách làm đồ thủ công do một số phạm nhân cùng phòng dạy. Khi gặp mẹ, Tiến đã tặng một con heo làm bằng nilon có dòng chữ “Gia đình vui vẻ!”. Mỗi lần lên thăm, Tiến còn dặn bà Th. đừng lên thăm nhiều vì sợ bà đi xa tốn kém. Khi bà Th. hỏi con muốn ăn gì, Tiến chỉ bảo mẹ mua cá khô gửi vào vì món đó rẻ, gia đình Tiến quá nghèo.
Từng chia sẻ với nhiều báo chí, bà Th. nói rằng, tâm nguyện cuối đời của bà là mong Tiến được sống. Nếu điều đó thành hiện thực bà sẽ cạo đầu quy y nơi cửa Phật. Thế nhưng, vì tội ác mà Tiến đã gây ra không thể khoan dung tha thứ nên tâm nguyện của người mẹ đã không trở thành hiện thực. Và nỗi đau này, mẹ của Tiến sẽ còn đeo mang đến hết cuộc đời...
Hơn 3 năm sau vụ thảm sát ở Bình Phước, gia đình nạn nhân vẫn còn nguyên nỗi đau và những ám ảnh khôn nguôi. Ngôi biệt thự nơi xảy ra vụ thảm sát đã từng có dự tính cho người phá bỏ để họ hàng không còn phải nhớ lại những cảnh đau thương. Nhưng cuối cùng mọi người vẫn quyết định giữ lại làm kỷ niệm, chỉ sửa lại kết cấu bên trong để có nơi thờ Phật và 6 người đã mất. “Những kẻ có tội sẽ bị pháp luật trừng trị nhưng còn nỗi đau của người thân nạn nhân có lẽ chẳng bao giờ nguôi”, bà Thiên Nga (em gái nạn nhân Ánh Nga) từng chia sẻ.




Phùng Sơn
Đời sống & Pháp luật
  
Trực tiếp mới nhất :Toàn cảnh Vũ Văn Tiến trên đường đi thi hành án - Lời nói r.ùng r.ợn sau cuối

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH