CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 103 (Sao chổi)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khám phá Sao Chổi - Dự án đưa bụi sao trổi về Trái Đất | Khám phá vũ trụ

Sao chổi - bí ẩn của vũ trụ

  • 1 2 3 4 5 42
Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.
Chất xyanogen - ở phần đuôi của sao chổi Halley sau vụ va chạm giữa trái đất và đuôi của sao chổi này, cũng bị đồn thổi là có thể gây ngộ độc cho con người.

Sao chổi là gì?

Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
Một học thuyết nữa đặt ra đã bác bỏ thuyết gọi sao chổi là “sao” vì người ta cho rằng nó chỉ là một khối khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ. Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.
Sao chổi Halley
Sao chổi Halley. (Ảnh: chimetv.com).
Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại: ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó.
Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng chẳng hạn. Nó được phát hiện vào thế kỷ 18 và là sao chổi đầu tiên được phát hiện quay trở lại trái đất. Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ quay trở lại trái đất trong thế kỷ 21, khoảng vào năm 2061.

Sao chổi bắt nguồn từ đâu?

Nghiên cứu của Cơ quan hàng không châu Âu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác. Sao chổi chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời, do vậy chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.
Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, phân bố ngẫu nhiên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là do khi đi qua mặt trời (quỹ đạo hình elip của sao chổi có tâm là mặt trời), băng của sao chổi tan chảy tạo thành chiếc đuôi, nhưng cũng vì những chuyến ghé thăm rất gần mặt trời đó mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.
Mỹ đã phóng tàu vũ trụ Deep Impact vào sao chổi Temple 1 để nghiên cứu nhân của nó. Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng sẽ có được những thông tin về hệ mặt trời của chúng ta với cấu tạo hóa học đầu tiên của sự sống.
Tàu vũ trụ Deep Impact được phóng vào sao chổi Temple 1
Tàu vũ trụ Deep Impact được phóng vào sao chổi Temple 1. (Ảnh: universetoday).
Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Nó gồm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn đậm đặc, ánh sáng tỏa xung quanh là các sợi chổi. Lõi kết hợp với sợi tạo thành đầu chổi, còn đuôi không phải có ngay từ lúc hình thành sao chổi mà có được khi nó đi ngang qua mặt trời. Những cơn gió mặt trời đã thổi bạt các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng phía sau. Có chiếc đuôi của sao chổi kéo dài hàng triệu km.
Ngay từ thế kỷ 18, Isaac Newton đã cho rằng sao chổi là vật thể đang giúp ích cho sự tồn tại của trái đất, nó cung cấp độ ẩm cho trái đất - điều kiện để duy trì sự sống của muôn loài. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hiện tượng vũ trụ hấp dẫn và đầy bí ẩn còn chưa được khám phá.

Khoa học hiện đại và sao chổi

Hàng loạt các chuyến thám hiểm để tìm hiểu về thiên thể này đã được thực hiện. Các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nga, Mỹ hay châu Âu đã vào cuộc, nhưng sao chổi vẫn là một bí mật với con người. Năm 2001, tàu Deep Space 1 của Mỹ đã bay qua hạt nhân của sao chổi Borrelly để tìm hiểu về cấu trúc của nó, hay tàu Stardust đã được phóng vào sao chổi Wild 2 để thu thập các hạt bụi để phục vụ nghiên cứu. Dự kiến năm 2014, tàu Rosseta sẽ đưa hẳn một trạm nghiên cứu lên bề mặt sao chổi Churyumov-Gerasimenko.
Sao chổi Churyumov-Gerasimenko
Sao chổi Churyumov-Gerasimenko. (Ảnh: astronomy).
Không phải lúc nào sao chổi cũng mang vẻ đẹp lung linh trên bầu trời mà còn tiềm ẩn những nguy cơ đối một khi nó bay gần quỹ đạo trái đất. Ở bất kỳ một hành tinh nào, sao chổi luôn bị lực hấp dẫn hút vào và những vụ va chạm giữa trái đất với các thiên thể ngoài vũ trụ là không thể tránh khỏi. Nó sẽ tạo nên các rung động mạnh trên bề mặt trái đất, thậm chí là tạo thành các trận động đất, lở tuyết hay các đợt sóng thần cao hàng trăm mét....
Theo các nhà khoa học, hằng ngày, trái đất phải hứng chịu hàng chục các mảnh thiên thạch nhỏ hay bụi từ vũ trụ, nhưng chỉ có những mảnh thiên thạch lớn như sao chổi mới nguy hiểm đối với trái đất của chúng ta. Tuy nhiên, các nhà khoa học luôn tính toán để trái đất tránh xa những vụ va chạm như vậy. Một tên lửa đẩy có mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá vỡ hoặc làm chệch quỹ đạo bay của sao chổi.
Ông K.Harpher, thuộc NASA cho biết, mặc dù được cấu tạo từ carbonic, metan, nước đóng băng, các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất nhưng nguồn gốc của sao chổi lại nằm trong hạt nhân của nó. Hạt nhân sao chổi gồm những khoáng chất nặng hay chất hữu cơ cao phân tử, bao phủ là một bề mặt tối đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh, nhờ thế nó bốc hơi các khí và tạo thành đám bụi xung quanh, có khi lên đến cả trăm nghìn km, tạo thành một vệt kéo dài. Nhờ ánh sáng mặt trời mà khi ta nhìn từ trái đất sẽ thấy nó là một vết sáng giống hình cái chổi. Một điều gây ngạc nhiên nữa cho giới khoa học là thiên thể này còn phát ra tia X, đó là do sự tương tác giữa gió mặt trời và sao chổi.
Mặc dù con người không ngừng tìm hiểu về sao chổi nhưng nó vẫn mang đầy bí ẩn và vẫn là một kỳ quan của tự nhiên, thu hút các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá. Và mỗi một sao chổi hình thành hay mất đi do va chạm với các thiên thể khác luôn đem đến cho các nhà khoa học những băn khoăn và cả câu hỏi phải đi tìm lời giải đáp.
Cập nhật: 04/07/2017 Theo Vnexpress

 

Khám phá "quả bóng tuyết bẩn"


Theo thieunien



Đó chính là tên gọi có 1-0-2 của Sao Chổi được các nhà khoa học đặt tên. Sở dĩ Sao Chổi có thêm tên gọi này là vì nó được tạo thành từ nước đóng băng lẫn với bụi bẩn và khoáng chất.
Sao chổi bắt nguồn từ đâu?
Nhiều nghiên cứu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort (đám mây bụi khí) bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác.
Cấu tạo của Sao Chổi
Sao Chổi có thể chỉ rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng 100m hoặc lớn đến 40km (kích thước này gần bằng một thị trấn nhỏ). Sao Chổi cấu tạo gồm 3 phần:
PHẦN NHÂN chứa đựng khối băng rắn, khí lạnh và bụi.
SỢI CHỔI hay còn gọi là Coma, là một màng không khí mờ dày đặc bao quanh phần nhân chổi và tỏa sáng xung quanh nhân. Coma chỉ hình thành khi Sao Chổi đi qua gần Mặt Trời.
ĐUÔI CHỔI chính là những cơn gió mặt trời thổi các phần tử của Sao Chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng phía sau. Khi quan sát, bạn sẽ dễ dàng thấy Sao Chổi có hai đuôi trên bầu trời – một đuôi bụi (chứa các hạt li ti khói bụi) và một đuôi khí – ion (chứa các phân tử khí).
Đường đi của sao chổi
Hầu hết các Sao Chổi có quỹ đạo hình elip rất dẹt. Mopotj số Sao Chổi “trẻ” có quỹ đạo 200 năm và những Sao Chổi già thì phải mất đến hàng triệu năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Tuy có quỹ đạo riêng của mình nhưng đôi khi Sao Chổi cũng va chạm với các hành tinh khác.
Sự sống trên Sao Chổi
Trên sao chổi không tồn tại sự sống tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng có thể “quả bóng tuyết bẩn” này đã mang các hợp chất hữu cơ và nước (những “nguyên liệu’ đầu tiên của sự sống) đến Trái Đất qua những va chạm trong quá khứ.

Sao chổi và các tiểu hành tinh reo rắc sự sống khắp thiên hà?

Dân trí Vi khuẩn ngoài vũ trụ có phải là nguồn gốc sự sống trên Trái Đất không? Chúng ta có thật sự là sinh vật sinh ra từ Trái Đất không?

Rất có thể là không. Một nhóm nhà nghiên cứu của Trường đại học Havard cho rằng tất cả chúng ta có thể là các sinh vật nhập cư từ ngoài vũ trụ, đến Trái Đất nhờ một cơ chế gọi là Thuyết tha sinh (panspermia).
Theo lẽ thường mà các nhà sinh vật học vẫn giải thích thì sự sống trên Trái Đất khởi nguồn từ Trái Đất. Khoa học viễn tưởng thì không trói gọn trong lí luận đó. Những bộ phim “Prometheus” hay “Alien” chẳng hạn, là những phim có cốt truyện cho rằng hành tinh của chúng ta được reo mầm sống bởi những sinh vật ngoài vũ trụ.
Trong phim, người ngoài hành tinh sử dụng một số loại hệ thống giao thông có công nghệ tối tân để đến Trái Đất. Thuyết tha sinh không cần đến kĩ thuật cao siêu như vậy, mà dựa vào ý tưởng cơ bản như sau: Một ngôi sao băng va vào một hành tinh có sự sống và sự va chạm đó bung vào vũ trụ những cục đất đá chứa vi sinh vật. Những cục đất đá này cuối cùng lại va vào thế giới khác và truyền sang đó sự sống nó mang theo.
Nhiều nhà khoa học về vũ trụ cho rằng thuyết tha sinh có thể đúng trong phạm vi hệ Mặt Trời. Ví dụ: rất có thể sự sống khởi phát trên sao Hỏa hơn 4 tỉ năm trước và nhờ có thuyết tha sinh, sự sống đó đã đến với Trái Đất, nơi mà mầm mống sự sống đó phát triển thành thực vật và động vật như chúng ta thấy hiện nay.
Nhưng lâu nay người ta vẫn cho thuyết tha sinh chỉ có thể áp dụng ở một phạm vi giới hạn thôi. Thậm chí cho dù các vi sinh vật có sức sống mãnh liệt, “dai ngoách” hơn cả những miếng bít tết rẻ tiền thì chúng cũng khó có thể sống sót qua một hành trình dài giữa các hệ sao.
Khi đến được nơi mới thì chúng đã chết rồi, bị phóng xạ trong vũ trụ tiêu diệt và thiếu nước trên đường đi. Cơ hội để một cục đất chứa vi khuẩn từ một hệ sao này thực sự tới được một hành tinh ở một hệ sao khác cũng chỉ nhỏ bằng cơ hội bắn được một con chim bồ câu bằng đất đi xa hàng nghìn tỉ dặm.
Sao chổi Oumuamua đã thay đổi những nhận định này. Vào năm ngoái, khi nó đi qua hệ Mặt Trời của chúng ta, các nhà khoa học ở Trường đại học Havard nhận thấy rằng các vật thể lớn có thể reo rắc sự sống qua hành trình dài nhiều năm ánh sáng, thậm chí là khắp cả thiên hà.
Họ cho rằng điều đó là hoàn toàn có thể, bởi vì có nhiều cách để tăng tốc “các gói mầm sống sinh học” lên đến vận tốc lớn hơn rất nhiều và được một hệ sao khác hút bằng trọng lực khi nó đến gần, và cuối cùng là va chạm với một hành tinh và để mầm sống lại đó.
Trò chơi tung bắt mầm sống này có cơ hội tốt nhất trong những hệ sao đôi. Khoảng một nửa số sao trong dải Ngân Hà có sao đồng hành và các trường trọng lực ở những hệ sao này luôn luôn thay đổi. Đôi khi chúng phóng các tiểu hành tinh, các sao chổi hay thậm chí là các mặt trăng hoặc các hành tinh vào vũ trụ với tốc độ rất lớn. Các hệ sao đôi cũng rất giỏi hút các vật thể lớn về mình khi chúng đi qua nhau.
Bằng các phép tính toán học, các nhà nghiên cứu kết luận rằng có thể có nhiều nhóm tiểu hành tinh, sao chổi, mặt trăng và hành tinh bị “bỏ rơi” và trôi trong thiên hà. Chúng có thể du hành qua những khoảng cách giữa các vì sao xa nhau đến hàng triệu năm. Đó có thể là chuyến đi dài, nhưng vẫn có một số vi khuẩn sống sót được.
Nếu kịch bản này là đúng thì thay vì nhận định tổ tiên chúng ta là người Bosnia hay Bengali, chúng ta phải nhìn nhận lại rằng tổ tiên thực sự của mình là từ một hành tinh “chưa biết là đâu”. Điều đó cũng có thể được hiểu là sự sống tồn tại ở khắp nơi trong vũ trụ.
Nhưng vẫn chưa rõ sự sống có thể du hành qua một chuyến đi như vậy hay không. Nhà khoa học Rocco Mancinelli làm việc cho NASA là một trong những người hoài nghi việc các vi khuẩn có thể sống sót qua những chuyến hành hương theo thuyết tha sinh như vậy.
Ông nói “nếu chuyến đi kéo dài nhiều triệu năm thì mầm sống đó sẽ chết và chả còn ý nghĩa gì dù nó là mầm sống giống như trên Trái Đất hay không giống như vậy. Nó sẽ bị phóng xạ trong vũ trụ tiêu diệt. Và thậm chí nếu nó có thể sống sót thì phóng xạ phát ra từ chính khoáng chất trong hòn đá mang nó cũng sẽ giết chết nó.”
Bên cạnh những ý kiến hoài nghi như vậy, thì vẫn có rất nhiều người tin vào thuyết tha sinh. Có lẽ họ tin như vậy là vì họ không hoàn toàn hài lòng với ý nghĩ rằng tổ tiên xa xưa của chúng ta là những người ăn lông ở lỗ, ý nghĩ rằng chúng ta có nguồn gốc văn minh xán lạn có vẻ thú vị hơn nhiều. Nếu con người không phải do các vị thần thánh sinh ra thì ít nhất chúng ta cũng có thể là hậu duệ của những sinh vật đến từ một hành tinh rất, rất xa nào đó
Phạm Hường (nbcnews)

Xem cảnh sao chổi bay với tốc độ 2,1 triệu km/h qua Mặt Trời bị đốt cho bốc hơi không còn dấu vết

NPQM , Theo Trí Thức Trẻ 2 năm trước

Cảnh tượng kỳ thú của vũ trụ mà không phải ai cũng có đủ điều kiện hay khả năng để được tận mắt chứng kiến.

Không thể phủ nhận đó là khoảnh khắc vô cùng choáng ngợp khi một sao chổi bị Mặt Trời làm cho "tan thành mây khói".
Cơ quan An ninh Trái Đất (ESA) cùng với Trạm theo dõi Không gian Mặt Trời (Soho) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ NASA mới đây đã ghi lại được cảnh tượng đầy thú vị đó khi Mặt Trời chính thức xuống tay không thương tiếc với nạn nhân của mình.
Sao chổi xấu số bị phá vỡ thành từng mảnh và... bốc hơi ngay sau đó do ảnh hưởng bởi lực tác động của Mặt Trời khi đến quá gần.
Cụ thể, ESA và NASA đã bắt được dấu hiệu của một sao chổi đang "liều mình" lao về phía mặt trời vào ngày 3-4/8, với tốc độ khoảng 1,3 triệu dặm/giờ.
Ngôi sao không đâm thẳng vào mà chỉ bay sượt qua xung quanh rìa Mặt Trời - chỉ tiếc là nó còn không có cơ hội được hoàn thành hành trình đó của mình.
Cũng như nhiều vật thể khác khi gặp phải trường hợp như vậy, sao chổi này đã nhanh chóng bị áp lực làm cho vỡ tan thành từng mảnh và bốc hơi khi đến gần. Nếu ở trong vòng 1,38 triệu km tính từ bề mặt Mặt Trời, đó sẽ là kết cục tất yếu.
"Sao chổi Thái Dương" là gì?
Những sao chổi bay trong giới hạn khoảng cách 1,38 triệu km kể từ bề mặt của Mặt Trời được gọi với cái tên như trên.
Theo công bố từ Space.com, những sao chổi nhỏ sẽ nhanh chóng bị phá tan và bốc hơi bởi nhiệt độ và áp lực, còn những ngôi sao kích thước lớn hơn thì có thể có cơ hội "tồn tại" qua khỏi thử thách đó.
Kích cỡ trung bình của một sao chổi Thái Dương thường vào khoảng 9-46m đường kính và tất nhiên là hầu hết trong số đó chưa bao giờ chịu đựng nổi áp lực của Mặt Trời.
80% số sao chổi được Soho theo dõi đi theo quỹ đạo Kreutz, với chu kỳ 800 năm để hoàn hoàn thành.
Những sao chổi Thái Dương thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia vì những mục đích nghiên cứu liên quan tới Mặt Trời.
Phần đuôi được cấu tạo bởi khí ion hóa sẽ làm phát sáng, để lộ từ trường xung quanh Mặt Trời, thứ vốn vô hình trước công cụ và thiết bị của con người hiện nay.
Những vệt đuôi của sao chổi đóng vai trò như một "ống hút gió" của gió mặt trời, giúp cho các nhà khoa học theo dõi, thu thập thêm dữ liệu về khía cạnh này.
Được phát hiện bởi Soho lần đầu tiên vào 1/8, sao chổi này là một phần của nhóm sao chổi Kreutz, hình thành từ vụ nổ của một sao chổi khổng lồ vài thế kỷ trước đó.
Sao chổi, về cơ bản, là một khối băng và bụi bay xung quanh Mặt Trời, thường theo quỹ đạo elip khá lệch nên nếu ở điểm xa nhất, nó còn có thể vượt qua cả khoảng cách so với sao Diêm vương.
Trước khi Soho được đưa vào phục vụ mục đích nghiên cứu vào năm 1995, chỉ tầm hơn 10 sao chổi được khám phá trong không gian, mặc dù con số thực sự đang tồn tại là khoảng 900 sao chổi.
Sao chổi bay qua Mặt Trời
Trạm theo dõi Soho đã giúp ích các nhà thiên văn học rất nhiều trong việc theo dõi và lần theo các sao chổi cho đến khi chúng bị diệt vong, và tất nhiên là một vài trong số đó cũng đã dại dột lởn vởn xung quanh Mặt Trời. Ba họ sao chổi mới, nhờ có Soho, đã được thêm vào danh sách nghiên cứu của giới khoa học.
Nhiệm vụ chính của trạm quan sát này là theo dõi Mặt Trời cùng không gian liên hành tinh - thức vốn có tác dụng ngăn chặn những bức xạ có hại từ Mặt Trời. Cụ thể, bề mặt Mặt Trời và môi trường xung quanh được ưu tiên hàng đầu, sau đó là những động thái của những phân tử và vật chất phát ra từ đó (gió mặt trời), và cuối cùng là những vụ nổ khí bị rò rỉ từ bên trong lõi.
Sao chổi có thể giúp khám phá ra nhiều thông tin về nguồn gốc của chúng cũng như tác động của Mặt Trời
Sao chổi có thể giúp khám phá ra nhiều thông tin về nguồn gốc của chúng cũng như tác động của Mặt Trời
Trong vòng hơn hai thập kỷ qua, những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu tại Soho đã thúc đẩy nhận thức của nhân loại lên một tầm cao mới về vũ trụ. Những sao chổi Thái Dương có thể được dễ dàng theo dõi và ghi lại dữ liệu, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và tính toán kỹ lưỡng.
Giáo sư Fred Whipple sử dụng một mô hình minh họa cấu tạo và hình dáng của sao chổi trong học tập
Giáo sư Fred Whipple sử dụng một mô hình minh họa cấu tạo và hình dáng của sao chổi trong học tập
Joe Gunman, chuyên gia khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland cho biết: "Soho có thể ghi lại hình ảnh bao quát 12,5 triệu dặm xung quanh Mặt Trời. Vì vậy chúng tôi mong rằng tất cả những sao chổi bay đến gần đều sẽ ngay lập tức được phát hiện - điều mà 2200 năm trước chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người."
Thành tích thứ 3000 của Soho
Trong khi một vài nhà khoa học thích tìm kiếm dữ liệu từ Soho để chuẩn bị cho công trình liên quan đến khám phá quan trọng, nhiều người khác trong cộng đồng thiên văn học lại có thói quen lục lọi, rà soát những bức ảnh đã qua chỉnh sửa kỹ lưỡng để không bỏ sót chi tiết đáng giá nào. Nhờ đó, 95% số sao chổi thực chất đưuọc tìm thấy nhờ những hành động tưởng chừng nhỏ nhặt mà quan trọng này.
Karl Battams, chuyên gia nghiên cứu thái dương học tại phòng nghiên cứu Naval tọa lạc ở Washington DC, người từng điều hành website phụ trách theo dõi sao chổi của Soho vào năm 2003, chia sẻ: "Bất kỳ ai cũng có thể truy cập và nghiên cứu những bức ảnh của chúng tôi. Các nhà khoa học, giáo viên, nhà văn... nếu có đam mê thì chả có gì phải do dự cả. Thậm chí còn có cả lứa tuổi 13."
Tham khảo: dailymail.co.uk

Sự khác nhau giữa sao chổi và tiểu hành tinh là gì?






Tiểu hành tinh thường được xem như là được tạo thành từ các kim loại và đá, trong khi đó sao chổi thì được tạo thành từ băng, bụi và đá. Tiểu hành tinh và sao chổi được hình thành sớm trong quá trình lịch sử của hệ Mặt Trời, vào khoảng 4,5 tỷ năm trước. Tiểu hành tinh được hình thành gần Mặt Trời, chính nhiệt năng giúp nó bền bỉ hơn. Sao chổi được hình thành xa Mặt Trời hơn  – những nơi có nhiệt độ thấp. Khi đến gần Mặt Trời, sao chổi mất dần quỹ đạo bởi băng dần tan chảy và bay hơi để tạo thành đuôi sao chổi. Còn tiểu hành tinh vẫn còn nguyên vẹn, ngay cả khi đến gần Mặt Trời.

Tiểu hành tinh A2
Sao chổi mọc đuôi khi đi vào gần Mặt Trời. Tiểu hành tinh, ngay cả những người gần Mặt Trời, thường không có đuôi, trừ một vài tiểu hành tinh ví dụ như tiểu hành tinh P/2010 A2 và như 3200 Phaethon (nguồn gốc của mưa sao băng Geminid). Nhiệt từ Mặt Trời là nguyên nhân làm cho băng và các vật liệu khác trên bề mặt của sao chổi bay hơi. Hơi đó được coi là đuôi sao chổi.
TIểu hành tinh cấu tạo từ đá với các kích cỡ khác nhau 
Một sự khác biệt nữa giữa sao chổi và tiểu hành tinh là quỹ đạo của chúng. Sao chổi có xu hướng có quỹ đạo mở rộng và kéo dài, có lúc ở vị trí cách Mặt Trời  50.000 AU (với 1AU tức 1 đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời). Các tiểu hành tinh có xu hướng có quỹ đạo ngắn hơn, tròn hơn.
 
Hình ảnh phản chiếu dưới nước của chổi Lovejoy của Mandurah Esturary ở Perth, Australia vào ngày 21/12/2011. Khi sao chổi đến gần Mặt Trời, chúng có đuôi phát sáng. 
Tóm lại: Tiểu hành tinh ở gần Mặt Trời hơn sao chổi và cấu tạo từ đá. Sao chổi ở xa mặt trời và cấu tạo từ băng. Nhưng một số yếu tố làm giảm sự khác biệt đó.
Tob DAC theo Earthsky.org

Tại sao sao chổi Halley lại liên quan đến nạn đói 1.500 năm trước?

Những người cổ xưa có lý do cho việc coi sao chổi như điềm báo của sự chết chóc.

Một mảnh của sao chổi Halley nổi tiếng có nhiều khả năng đã đâm vào trái đất năm 536 sau Công Nguyên (CN), vụ nổ đã khiến nhiều bụi bay vào khí quyển và làm mát hành tinh, theo một nghiên cứu mới đây cho biết. Sự thay đổi khí hậu ấn tượng đã liên quan đến hạn hán và nạn đói trên khắp thế giới, và có thể khiến loài người mắc “bệnh dịch Justinian” trong khoảng năm 541- 542 sau CN- mà được ghi chép dưới cái tên Cái Chết Đen của Châu Âu.
Tại sao sao chổi Halley lại liên quan đến nạn đói 1.500 năm trước?Bức ảnh sao chổi Halley chụp ngày 13 tháng 1 năm 1986 bởi James W. Young- nhà thiên văn học thường trú của Đài quan sát núi Table JPL trên dãy núi San Bernardino, sử dụng kính thiên văn phản xạ 24 inch.
Các kết quả mới xuất phát từ phân tích về tảng băng Greenland. Các lõi băng lưu giữ một lượng lớn bụi khí quyển trong khoảng thời gian 7 năm (giữa năm 533 và 540 sau CN), không phải tất cả đều có nguồn gốc trên Trái đất.
Một số đặc tính, chẳng hạn như hàm lượng thiếc cao, dẫn đến nhận định một ngôi sao chổi là nguồn gốc của bụi ngoài hành tinh, theo Dallas Abbott thuộc Đại học Columbia- trưởng nhóm nghiên cứu. Những đặc tính này cũng cho thấy có thể nó đến từ trận mưa sao băng Eta Aquarid - vật chất tạo ra bởi sao chổi Halley quệt qua Trái đất vào tháng 4- tháng 5.
Bụi từ Eta Aquarid có thể là nguyên nhân gây ra mát nhẹ năm 533 nhưng không thể giải thích cho sự kiện sáng mờ toàn cầu năm 536-537, hành tinh được làm mát nhiều tới 5,4 độ F (30C). Cần điều gì đó lớn hơn.
Dữ liệu lịch sử có ghi lại một vụ phun trào núi lửa năm 536, nhưng nó gần như chắc chắn là không đủ lớn để có thể thay đổi khí hậu như vậy.
Abbott và các cộng sự đã tìm thấy thêm bằng chứng gián tiếp. Các lõi băng Greenland có chứa hóa thạch của các sinh vật biển nhiệt đới bé nhỏ - đặc biệt là một số loài tảo cát và tảo silic.
Một tác động ngoài trái đất lên đại dương vùng nhiệt đới có khả năng thổi bay những sinh vật ở vĩ độ thấp khiến Greenland trở lên lạnh lẽo. Abbott tin rằng một mảnh vụn của sao chổi Halley là nguyên nhân.
Halley phóng của Trái đất 76 năm một lần hoặc lâu hơn. Nó xuất hiện trên bầu trời năm 530 sau CN với độ sáng đáng kinh ngạc vào thời điểm đó. (Trên thực tế, nghiên cứu trở lại đối với sao chổi Halley, những người Hy Lạp cổ đại đã nhìn thấy vệt sao chổi trên bầu trời vào năm 466 trước CN)
Trong hai lần xuất hiện sáng nhất của sao chổi Halley, một là vào năm 530. Sao chổi này thường là những quả bóng tuyết bẩn, khi chúng vỡ hoặc bắn ra nhiều mảnh vỡ, lớp ngoài cùng tối đen bắn ra phía xa, vì vậy sao chổi trông sáng hơn.
Không thể tìm hiểu chính xác nơi mà sao chổi va vào Trái đất hoặc giả định vụ va chạm lớn như thế nào. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2004 đã ước tính chỉ với một mảnh sao chổi rộng 2.000 feet (600 mét) có thể gây ra sự kiện làm mát năm 536-537 nếu nó phát nổ trong bầu khí quyển và bụi tạo thành trải khắp toàn cầu.
Thu Hng
Theo LiveScience


Người "trở về từ năm 2061" cảnh báo đáng sợ về sao chổi

Thứ Bảy, ngày 10/03/2018 19:00 PM (GMT+7)

Jeff cảnh báo sao chổi Halley có thể gây ra một sự kiện khủng khiếp trên Trái Đất.

Người "trở về từ năm 2061" cảnh báo đáng sợ về sao chổi - 1
Jeff Williams cảnh báo sao chổi Halley có thể đâm vào Trái Đất
Một người tự nhận là có khả năng du hành thời gian vừa nói rằng tận thế sẽ xảy ra trong vòng 50 năm nữa.
Jeff Williams, người tuyên bố mình vừa quay về từ năm 2061, cảnh báo mọi người về một sự kiện kinh hoàng sắp xảy ra, tờ Daily Star đưa tin.
Trong video đăng lên YouTube, Jeff nói: "Trong năm 2061, thế giới không còn tồn tại nữa.
"Vậy tại sao thế giới lại kết thúc vào năm 2061 và kết thúc như thế nào? Vâng, đó chính là khi sao chổi Halley xẹt qua Trái Đất".
Cứ mỗi 74-79 năm, người dân Trái Đất lại có thể nhìn thấy sao chổi Halley trên bầu trời. Ngôi sao này xuất hiện lần cuối trong Hệ Mặt trời vào năm 1986 và được dự đoán xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.
Jeff nói tiếp: "Các nhà khoa học sẽ nói rằng Không đâu, Haley sẽ không đâm vào Trái Đất. Chắc chắn vậy”.
"Nhưng những gì họ không biết là lần này, khi sao chổi Halley lao tới, nó sẽ tách ra và một phần lớn của sao chổi sẽ đâm vào Trái Đất.
"Tôi biết chính xác nơi nó sẽ rơi và điều này sẽ gây ra một sự kiện tận thế”.
Jeff, người theo thuyết âm mưu, cho rằng mảnh vỡ của sao chổi sẽ lao xuống hồ Eyrie - một trong Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ.
Tất nhiên, hiện nay không hề có bằng chứng nào cho thấy sao chổi Halley sẽ gây ra tận thế. Nhưng Jeff không phải là người duy nhất tuyên bố mình có thể du hành đến tương lai.
Daily Star gần đây trò chuyện với Alexander Smith, người nói rằng ông đến từ năm 2118.
Theo Smith, CIA đã che giấu việc du hành thời gian trong nhiều năm qua. Ông cũng tiết lộ cho Daily Star bức ảnh "chụp của một thành phố tương lai năm 2118”.
”Người về từ năm 6491” nói về ”quả bom hẹn giờ” khủng khiếp nhất Trái đất
Người tự nhận trở về từ tương lai cách đây hàng ngàn năm cảnh báo điều đáng sợ sớm muộn xảy đến đối với nhân...

Theo Trà My - Daily Star (Dân Việt)

Bằng chứng khẳng định sao chổi là điềm báo của bất hạnh

(Bí ẩn khoa học) - Người xưa có vô số lý do để cho rằng sao chổi là điềm báo của sự bất hạnh, do sự xuất hiện của nó từng trùng với thảm họa và dịch bệnh.

Kết quả nghiên cứu mới cho thấy một mảnh của sao chổi khét tiếng Halley nhiều khả năng đã rơi xuống trái đất vào năm 536. Sự va chạm này đã thổi bùng cơn bão bụi vào khí quyển và khiến hành tinh xanh nguội hẳn đi. 
Hậu quả là tình trạng thay đổi khí hậu đột ngột này đã kéo theo hạn hán và đói kém khắp thế giới, và có thể khiến nhân loại càng trở nên yếu đuối trước đại dịch Justinian diễn ra vào giai đoạn 541 - 542.
Đây là thời điểm ghi nhận sự trỗi dậy lần đầu tiên của “Hắc tử thần”, chỉ căn bệnh dịch hạch lan tràn tại châu u. Theo một số tư liệu, cơn đại dịch xuất hiện tại thủ đô Constantinople (ngày nay là Istanbul) của đế chế Byzantine.
Khoảng 5.000 người bị mất mạng mỗi ngày và trong vòng một thời gian ngắn, phân nửa dân số tại kinh thành Constantinople biến mất.
 Người xưa có vô số lý do để cho rằng sao chổi là điềm báo của sự bất hạnh
Người xưa có vô số lý do để cho rằng sao chổi là điềm báo của sự bất hạnh
Giả thuyết trên đã được rút ra từ cuộc phân tích băng tầng tại Greenland, được bồi đắp từ khoảng năm 533 đến 540. 
Các lõi băng đã ghi nhận dấu vết dư giả của bụi khí quyển trong giai đoạn 7 năm, và không phải thành phần bụi nào trong nhóm này cũng có nguồn gốc trái đất. “Lõi băng chứa đầy bụi vũ trụ”, trưởng nhóm Dallas Abbott, thuộc Đài quan sát trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia (Mỹ), phát biểu tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ.
Theo chuyên gia Abbott, kết quả phân tích cho thấy sao chổi là nguồn gốc tạo nên bụi vũ trụ vào thời điểm đó. 
Và do các lớp bụi tích tụ trong thời điểm mùa xuân ở Bắc Bán Cầu, điều này cho thấy chúng đến từ cơn mưa sao băng Eta Aquarid, tức vật liệu phát xuất từ sao chổi Halley.
Bụi Eta Aquarid có thể chịu trách nhiệm về tình trạng nguội đi của khí quyển vào năm 533, nhưng một sự kiện đơn lẻ như vậy vẫn không thể giải thích được tại sao khí hậu trên toàn cầu lại giảm đến 3 độ C từ năm 536 đến 537. 
Trong khi đó, dữ liệu lõi băng ghi nhận chứng cứ về một đợt phun trào núi lửa vào năm 536, nhưng vẫn chưa đủ xúc tác gây nên tình trạng thay đổi khí hậu. 
Do đó, chuyên gia Abbott cho rằng “đầu sỏ” của toàn bộ chuyện này phải là một thiên thể nào đó đã va vào bề mặt địa cầu. Từ hướng suy luận này, nữ khoa học gia và đồng sự đã tìm được chứng cứ của một vụ va chạm. 
Khi phân tích tiếp các lõi băng, họ phát hiện hóa thạch nhỏ của những sinh vật biển nhiệt đới, trong đó có tảo cát. Theo các chuyên gia, một vụ va chạm tại vùng biển nhiệt đới nhiều khả năng đã tống các vi sinh vật này đến Greenland lạnh giá. Và chuyên gia Abbott cho rằng vật thể vũ trụ này phải là một mảnh của sao chổi Halley.
Theo tính toán, cứ mỗi 76 năm sao chổi Halley lại đến gần trái đất. Nghiên cứu trước đây cho thấy người Hy Lạp cổ đại đã chứng kiến sao chổi này lướt dọc bầu trời vào năm 466 trước CN. 
Và nó cũng đã xuất hiện trên bầu trời trái đất vào năm 530, tỏa sáng rực rỡ. “Trong hai lần xuất hiện chói lọi nhất của sao chổi Halley thì có một lần rơi vào năm 530”, Science Now dẫn lời chuyên gia Abbott.
 “Các sao chổi thường được xem là những quả cầu tuyết “bẩn”, nhưng khi chúng vỡ ra hoặc trút bỏ các lớp vụn bên ngoài, đó cũng là lúc lớp ngoài cùng bị loại bỏ, và chúng cứ thế tỏa sáng”, theo chuyên gia Abbott.
Vẫn chưa rõ địa điểm va chạm, cũng như kích thước của mảnh sao chổi đã rơi xuống trái đất. 
Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu vào năm 2004 ước tính một mảnh sao chổi có bề ngang 600m có thể đã gây nên tình trạng sụt giảm nhiệt độ toàn cầu trong giai đoạn 536 - 537 nếu nó phát nổ trong khí quyển.
Theo TNO


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH