Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 182

(ĐC sưu tầm trên NET)


                                          

       Vợ chồng ông Dũng Lò Vôi nói phát hiện chân tướng từ bí mật đáng ngờ của ông Võ Hoàng Yên

Ăn xin kiếm được 100 triệu/tháng và những chia sẻ sốc trong 'nghề'

Theo chia sẻ, cả 2 vợ chồng không công ăn việc làm ổn định nhưng mỗi tháng có thể kiếm cả trăm triệu đồng. Nhưng "tài năng" đó không phải là của hiếm trong giới ăn xin.

Mỗi ngày khi di chuyển trên những con phố chẳng khó để bắt gặp nhóm người ăn xin tại những ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Và những năm gần đây, đội quân ăn xin này lại ngày một trở nên đông đảo hơn với đủ thành phần, lứa tuổi từ già tới trẻ nhỏ, từ đàn ông đến đàn bà, thậm chí cả những bà bầu dắt díu theo con nhỏ....
Mới đây, tình trạng "nở rộ" ăn xin đường phố đã được chuyển động 24h ghi lại và phát sóng thu hút sự chú ý và gây xôn xao dư luận.
Ăn xin kiếm được 100 triệu/tháng và những chia sẻ sốc trong 'nghề'

Ăn xin kiếm được 100 triệu/tháng và những chia sẻ sốc trong 'nghề'
Ăn xin kiếm được 100 triệu/tháng và những chia sẻ sốc trong 'nghề'
Những đối tượng ăn xin đủ các lứa tuổi
Có những người mang danh nghĩa là bán hàng rong nhưng bên trong những cái rổ lại chẳng có mấy món đồ. Mọi người vì thế cũng mặc nhiên cho đi mà không cần mua gì.
Chia sẻ với PV, một người dân bên đường cho biết, "Nó cầm nó bán nhưng mà thực ra nó có bán đâu. Họ chủ yếu họ cho nó tiền. Tóm lại là lười lao động thôi cháu ạ. Muốn tiền nhiều nhưng không muốn lao động".
Đứng hẳn dưới lòng đường để ăn xin, len lỏi vào những chiếc xe đang di chuyển, bất chấp nguy hiểm cho chính bản thân mình. Những cái rổ cứ thế được chìa ra để mong lấy được lòng thương cảm.
Ăn xin kiếm được 100 triệu/tháng và những chia sẻ sốc trong 'nghề'
Như người đàn ông này xin được 3 triệu một ngày
Theo ghi nhận của PV VTV24, khi hỏi chuyện một người đàn ông đi ăn xin bên đường vì sao không ở quê mà lại lặn lội ra thành phố thì nhận được câu trả lời khá bất ngờ. "Xây nhà ở quê vẫn còn nợ 35 triệu nữa". Người đàn ông này cũng bật mí, mỗi ngày đi ăn xin được khoảng 200.000 nghìn đồng.
Ăn xin từ sáng đến đêm muộn mà chỉ kiếm được có vài trăm nghìn thì cũng chưa phải là... giỏi nghề. Vì có những đồng nghiệp kiếm được hơn thế gấp nhiều lần.
Ăn xin kiếm được 100 triệu/tháng và những chia sẻ sốc trong 'nghề'

Ví như người đàn ông chỉ xuất hiện vào mỗi chiều tối nhưng lại có khoản thu nhập rất đáng nể. Sau một ngày đi ăn xin, người đàn ông vừa cầm sấp tiền vừa nói, "Mấy triệu bạc mà dày bịch thế này sợ không. Mỗi tối anh kiếm được 3 triệu tiền này. Đây, như tối nay là được ngần này. Chỗ này là gần 400 tiền này. Tức là chỗ này trừ tờ 500 này đi, trừ 1 triệu này đi thì toàn tiền 10 nghìn với 20 nghìn hết".
Cả hai vợ chồng đều không công ăn việc làm ổn định nhưng mỗi tháng phải kiếm cả trăm triệu đồng. Nhưng "tài năng" đó không phải của hiếm trong giới ăn xin.
Có người từng bị công an bắt đưa vào trung tâm bảo trợ cả chục lần nhưng mỗi lần ra khỏi đây lại tiếp tục tiến vào con đường cũ.
Ăn xin kiếm được 100 triệu/tháng và những chia sẻ sốc trong 'nghề'

"Hai người cho một triệu, người cho trăm nghìn. Tính ra tiền chẵn đã được 2 triệu đồng", một người phụ nữ ăn xin nói. Tương tự, một cụ già cũng cho biết, "Ăn xin như ri mà người ta toàn cho không thôi. Một ngày xin được triệu rưỡi, một ngày xin được 2,565 nghìn".
Một người xin được vài triệu đồng mỗi ngày thì một nhóm người cùng làm đúng là siêu lợi nhuận. Để san sẻ số tiền béo bở đó, đằng sau những cỗ máy kiếm tiền này luôn có những con người "thầm lặng". Nhiệm vụ cuối cùng trong ngày của những vị quản gia này không chỉ là chở những người ăn xin về nhà mà là tổng kết số tiền kiếm được của từng ngày.
(Theo Nhịp sống Việt/ Tổ quốc)


Cuộc đời đầy bí ẩn của nhà văn thiên tài được ví như "ông tổ của truyện trinh thám"

Chủ Nhật, ngày 02/08/2020 01:00 AM (GMT+7)

Cuộc đời ông là chuỗi ngày dài chìm đắm trong sự khổ cực, đến năm cuối đời thì tử vong không rõ nguyên nhân.

Bản sao cuốn sách đầu tiên của Edgar Allan Poe được bán đấu giá với số tiền lên tới 66,500 đô la  (1,5 tỷ đồng) sau khi ông qua đời. Nhưng thật bất ngờ, khi cuốn sách được phát hành lần đầu tiên, nó không được công chúng đón nhận. Nhà văn này dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình chìm đắm trong nợ nần. Tuy vậy, ông được giới văn học ví như "ông tổ của truyện trinh thám", là người tiên phong cho kiểu văn chương bí ẩn và rùng rợn.
Cậu bé mồ côi từ năm 2 tuổi
Sau khi sinh của Edgar, cha của ông, David Poe Jr đã từ bỏ cả sự nghiệp và gia đình vì vấn đề tiền bạc. Mẹ ông là Eliza, một diễn viên bình thường nhưng sớm qua đời vì bệnh lao. 3 ngày sau khi bà từ trần thì chồng bà cũng qua đời. Edgar sau đó được một thương nhân giàu có tên là John Allan nhận nuôi và đặt tên là Ed Edgar Allan Poe.
Cuộc đời đầy bí ẩn của nhà văn thiên tài được ví như "ông tổ của truyện trinh thám" - 1
Ở tuổi 18, Edgar vẫn không thể tự lo tài chính cho bản thân sau khi chỉ có thể làm một "chân" nhân viên bán hàng. Ông tự xuất bản một cuốn sách nhưng không nhận được sự chú ý. Sau đó, vì quá chán nản nên ông đã gia nhập quân đội. Quyết định này được coi là điều sáng suốt, bởi lương của ông tăng gấp đôi và nhanh chóng đạt được cấp bậc cao nhất của một sĩ quan.
Cắt đứt mối quan hệ với người giám hộ và bị đuổi ra khỏi nhà
Trong một lá thư mà John Allan viết, người này cho hay Edgar không phải là một thành viên sống tình cảm và xem gia đình mới như ruột thịt của mình. Egar không phải là người sống biết ơn với những người đã đối xử tốt và chăm sóc mình. Ông từng trả tiền cho một người khác và yêu cầu anh ta tống tiền người giám hộ mình.
Sự việc bại lộ, John Allan đã cắt đứt mối quan hệ với Egar và từ chối việc hòa giải. Ngay cả khi giây phút cận kề với cái chết, John Allan vẫn không muốn gặp Egar.
27 tuổi kết hôn
Edgar sau đó chuyển đến sống cùng với dì của mình, bà Maria Clemm, ở Baltimore. Sự nghiệp văn chương của ông đã trở nên ổn định. Ông đã xuất bản một vài câu chuyện và làm việc với tư cách là một biên tập viên.
Năm 1836, ông công khai kết hôn với người em họ của mình, Virginia Clemm lúc đó mới 13 tuổi. Nhưng, năm 24 tuổi, Virginia cũng chết vì bệnh lao phổi  giống như mẹ của Edgar.
Cuộc đời đầy bí ẩn của nhà văn thiên tài được ví như "ông tổ của truyện trinh thám" - 2
Sự nghiệp văn chương của Edgar từng bước có những chuyển biến tích cực. Tác phẩm "The Raven" đã mang tới cho ông danh tiếng vào những năm 1845. Ban đầu, Edgar chỉ được trả 9 đô la tiền nhuận bút nhưng sau đó tác phẩm này đã bán được hơn 1.500 bản, mang về cho ông 120 đô la tiền bản quyền. Nhưng trên thực tế, Edgar vẫn đang nợ nhà xuất bản khoản tiền lên tới 135 đô la.
Những năm cuối đời của ông
Edgar tìm thấy tình yêu một lần nữa với Sarah Helen, một nhà thơ đã ly dị chồng. Họ viết cho nhau những bài thơ lãng mạn và cùng nhau tính tới chuyện kết hôn. Khi Sarah đồng ý chuyện kết hôn, ông đã thề là mình sẽ không bao giờ uống rượu nữa. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, ông đã phá vỡ lời thề và mẹ của Sarah phát hiện ra.
Cùng lúc đó, Edgar cũng đang theo đuổi Sarah Elmira Royster, một cô gái tuổi teen nhưng cũng sớm chấm dứt mối quan hệ với ông.
2 tuần sau khi thú nhận tình yêu của mình với Sarah Royster, Edgar đã chết một cách bí ẩn. Nguyên nhân cái chết của ông chưa được xác định, nhưng người ta nói rằng có thể là ông tự tử hoặc bị tả, hạ đường huyết, bệnh dại, giang mai...
Cuộc đời đầy bí ẩn của nhà văn thiên tài được ví như "ông tổ của truyện trinh thám" - 3
Đám tang của Edgar lúc đó chỉ vỏn vẹn có 7 người tham dự và diễn ra trong vòng 3 phút. Ban đầu ông được chôn cất trong một cổ quan tài rẻ tiền không có bia mộ. Nhưng sau đó, có một người bí ẩn đã đánh dấu ngôi mộ của Edgar và hằng năm đều tới viếng thăm. Suốt 7 thập kỷ trôi qua, người này luôn để lại 3 bông hồng trên bia mộ. Những người từng bắt gặp chỉ miêu đó là một người mặc đồ đen với chiếc mũ rộng vành.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/cuoc-doi-day-bi-an-cua-nha-van-thien-tai-duoc-vi-nhu-34ong-to-cua-truyen...
Lời nói dối giúp con thành thiên tài vang danh thế giới sau 20 năm của mẹ Edison
Từ chỗ bị xem là đứa trẻ đần độn, Edison đã trở thành nhà phát minh của mọi thời đại nhờ vào cách dạy dỗ của...

Theo Phan Hằng (Theo Brightside) (Báo GT)

Sự lận đận chính trường của nguyên soái nổi tiếng Liên Xô

Lắm tài nhiều tật có lẽ là nét chung của nhiều người nổi tiếng. Zhukov cũng không ngoại lệ, thậm chí đến mức những tật đó đã hại chính ông.

Khi được hỏi điều gì là niềm tự hào của đời mình, Zhukov trả lời: “Niềm tự hào là ở chỗ: tôi bảo vệ được thủ đô nước nhà và đánh chiếm thủ đô kẻ địch”. Nhiều người không ưa Zhukov cho đây là biểu hiện của tính tự cao tự đại.
Người ta còn truyền nhau một giai thoại. Các tướng lĩnh ganh tỵ với vinh quang của Zhukov tố cáo “chủ nghĩa Bonapart” của ông, rằng Zhukov ví mình như Hoàng đế Napoleon. Nghe vậy, ông không hài lòng: “Sao lại ví ta với Napoleon? Napoleon bại trận còn ta thắng trận cơ mà”.
Cánh sỹ quan trẻ vốn khâm phục Zhukov, lại càng tán thưởng câu trả lời thông minh và quả là có phần thiếu khiêm tốn này. Trong khi đó, hố ngăn cách giữa Zhukov và các tướng lĩnh già ngày càng rộng, càng sâu hơn. Họ hẳn chưa quên chuyện cũ thời chiến tranh.
Sự lận đận chính trường của nguyên soái nổi tiếng Liên Xô
Nguyên soái Zhukov. Ảnh: TASS
Một sỹ quan Bộ tổng Tham mưu khi chuẩn bị kế hoạch tác chiến, để lấy lòng Zhukov, đã đề dưới chỗ phê chuẩn: “Phó tổng Tư lệnh Tối cao thứ nhất”. Tuy nhiên, khi duyệt kế hoạch, Zhukov nổi cáu: "Ta không phải là phó thứ nhất mà là phó duy nhất của đồng chí Stalin".
Tính độc đáo, gia trưởng cũng không bỏ quên Zhukov. Trong thời gian làm Tư lệnh Quân khu Odessa, Zhukov đã xung đột gay gắt với ban lãnh đạo địa phương, đến mức Bí thư Thứ nhất Tỉnh uỷ Odessa phải cầu cứu Moscow: “Hãy cứu chúng tôi khỏi nhà độc tài này”.
Không tham khảo ý kiến Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Zhukov triệu hồi Tư lệnh quân đội Liên Xô tại Hungary Kazakov về nước và bổ nhiệm làm Tư lệnh quân khu.
Việc đến tai nhà lãnh đạo Hungary-Kadar, ông này liền đề nghị để Kazakov ở lại. Khi Ban Bí thư trao đổi ý kiến với Zhukov, ông cự nự: “Tôi đã ra lệnh thì các anh phải nghĩ đến việc giữ uy tín cho tôi, một Uỷ viên Đoàn Chủ tịch chứ”.
Sau này, Bí thư Trung ương Suslov đặt vấn đề: “Vậy Trung ương có quyền hỏi Zhukov, việc giữ uy tín cho Trung ương phải chăng không phải là trách nhiệm thiêng liêng của đồng chí ấy?".
Trong những ngày chiến tranh, Phó Tổng tư lệnh tối cao không bao giờ thay đổi quyết định hay mệnh lệnh của mình. Đến khi thời cuộc đổi thay, nhưng nguyên soái vẫn không muốn thay đổi thói quen của mình.
Một trong những cách lí giải khác cho việc Khrushev loại bỏ Zhukov là do sợ Zhukov tiếm quyền. Khrushev rất lo lắng về vụ việc thành lập trường đặc nhiệm trực thuộc Tổng cục Tình báo. Bộ trưởng Quốc phòng cần lính đặc nhiệm làm gì đây mà không cho Trung ương biết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Zhukov thuộc vào dạng ít ỏi các tướng lĩnh mà chỉ xuất hiện vào thời điểm nguy cơ cực điểm của quốc gia. Họ sinh ra cho trận mạc. Nhưng dù thế nào, trong mắt nhân dân Nga, Zhukov vẫn là vị tướng thiên tài, lập những chiến công bất diệt.
Nguyên Phong

Chuyến đi định mệnh của nguyên soái nổi tiếng Liên Xô

Đầu tháng 10/1957, Bộ trưởng Quốc phòng G. Zhukov được cử đi thăm Nam Tư, giúp ban lãnh đạo Liên Xô hàn gắn quan hệ với nhà lãnh đạo nước này B. Tito.



Ông không biết rằng, cạm bẫy đang rình rập và lần này nó vĩnh viễn dứt ông khỏi chính trường và cuộc đời binh nghiệp.
Zhukov đến Nam Tư trên tàu tuần dương Kuibushev được trang hoàng rực rỡ cờ hoa và được các tàu ngầm hộ tống. Mãi sau này, Zhukov mới hiểu rằng bố trí đi bằng đường biển đơn giản là để ông ở cách Moscow xa hơn và lâu hơn.
Ngay sau khi tàu rời cảng, Bí thư thứ nhất Khrushev triệu tập hội nghị bất thường của Đoàn chủ tịch. Tiếp đó, Đoàn chủ tịch quyết định tiến hành hội nghị các đảng bộ quân đội để phê phán Zhukov vì “vi phạm các nguyên tắc sinh hoạt đảng, tiếm quyền lãnh đạo trong quân đội, đề cao vai trò cá nhân và hạ thấp vai trò công tác đảng, công tác chính trị”.
Chân dung bộ trưởng được dỡ khỏi các câu lạc bộ sỹ quan và nhà tuyên truyền. Báo Sao Đỏ đột ngột ngừng đưa tin về chuyến công du của bộ trưởng.
Zhukov không hề hay biết về tai họa sắp đến. Nhờ nắm được tình hình qua đường nghiệp vụ, Trung tướng S. Stemenko, thành viên trong đoàn, đã báo cáo cho Zhukov rằng ở Moscow vừa diễn ra hội nghị Đoàn chủ tịch và các hội nghị đảng bộ quân đội. 
Nhận được tin dữ và mất liên lạc với Tổ quốc, lòng đầy lo lắng, Zhukov ngay lập tức bay về Moscow. Chỉ một tiếng sau khi máy bay hạ cánh, Zhukov đã có mặt trong Điện Kremlin. Ông lập tức nhận thấy không khí căng thẳng tại phòng họp Đoàn chủ tịch.
Hội nghị nhanh chóng thông qua báo cáo về chuyến đi Nam Tư, rồi chuyển sang nghe Suslov, Mikoyan, Brezhnev… phát biểu ý kiến. Tất cả đều buộc tội Zhukov kiêu căng, coi thường Bí thư thứ nhất và Đoàn chủ tịch, coi nhẹ công tác chính trị trong quân đội…
Khrushev tóm tắt cuộc thảo luận, rằng có ý kiến để Zhukov thôi giữ chức bộ trưởng quốc phòng và đề cử Nguyên soái Malinovsky thay thế, đồng thời triệu tập Hội nghị Trung ương để xem xét hoạt động của Zhukov. Hội nghị nhất trí biểu quyết.
Một ngày sau đó, khai mạc Hội nghị Trung ương. Chương trình nghị sự chỉ có một vấn đề: “Về việc tăng cường công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội và hạm đội”. Nội dung vẫn là những lời cáo buộc Zhukov coi thường cấp dưới, không khiêm tốn...
Zhukov bác bỏ phần lớn những lời buộc tội. Ông hy vọng rằng cánh quân nhân trong hội trường sẽ lên tiếng ủng hộ ông. Thế nhưng, phần lớn các vị tướng soái đã khước từ ủng hộ, bênh vực người chỉ huy của mình.
Phút cuối cùng đã đến. Khrushev hướng về hội trường, hỏi "ai nhất trí đưa Zhukov ra khỏi Đoàn chủ tịch, xin đề nghị giơ tay!". Kết quả, trăm phần trăm nhất trí.
Bốn tháng sau, tháng 2/1958, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra quyết định nghỉ hưu và đãi ngộ cho Zhukov. Ông được hưởng lương hưu 5.500 rúp cộng phụ cấp, được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ và nhà ở ngang các nguyên soái đương chức...
Nguyên Phong 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét