Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/s


 
Những Ngày Thảm Kịch Đen Tối Nhất Nước MỸ Khi Nội Chiến  Xảy Ra Liên Miên
 
Những Người Kiến Tạo Nước Mỹ 
 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs





 (Tiếp theo)


***
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhân chủng học, khảo cổ học thì người da đỏ ở châu Mỹ có nguồn gốc từ người tiền sử châu Á, thiên di sang từ trước đây khoảng 25.000 năm theo ngả vượt eo biển Bêrin đến Alaska rồi từ đó lan tỏa xuống phía nam. (Trong hoang tưởng, chúng ta cho rằng điều đó chưa chắc đúng. Nếu qui ước khái niệm “thiên di” là sự du cư của những quần thể còn mang tính bầy đàn thì sự xuất hiện người da đỏ ở châu Mỹ là kết quả của một cuộc lan tỏa dân cư từ một quần thể bán định cư, thịnh vượng nhờ phương thức kiếm sống trồng trọt - chăn nuôi mà tính quần cư - xã hội đã trở nên nổi trội. Nếu thực sự có Địa Đàng như chúng ta suy diễn thì cuộc lan tỏa dân cư đó phải bắt nguồn từ Đại Lục Mẫu như là một quá trình đi khám phá thiên nhiên để khai thác tài nguyên và có tính cao trào, cách mạng.
 Con người xuất hiện lần đầu tiên ở châu Mỹ, vì thế, phải là tại đâu đó ở phần cuối của khu vực phía nam của Lục địa này. Rất có thể người Indônêdiêng, người da đỏ châu Mỹ và cả ngươi da đỏ châu Úc đều có chung một thủy tổ gần. Lúc đó chắc là cự ly giữa bờ biển đối diện của hai đại lục có thể “dễ dàng” vượt qua bằng thuyền. Đảo Phục Sinh có thể đã từng là “ngọn hải đăng” thiên nhiên của một thời kỳ thuyền bè đi về “tấp nập” và kiến thức thiên văn - hàng hải của loài người cũng có thể xuất phát từ đây. Phải chăng những hiểu biết thiên văn của “thời đại Mặt Trời” ấy còn lưu dấu tích khắp Nam Mỹ cho đến tận ngày nay? Nếu đúng thế thì trí tuệ loài người lúc đó đã đạt đến cao siêu, dù vẫn là “đồ đá”. 
 
'Kham pha' doi song tinh duc nguoi nguoi tho dan da do - Anh 8
Những người da đỏ cũng nổi tiếng là kiên cường, bất khuất trong việc chiến đấu bảo vệ quê hương, mảnh đất của mình. Ảnh: Americaneo.
'Kham pha' doi song tinh duc nguoi nguoi tho dan da do - Anh 9
Cho đến tận bây giờ trong quân đội Mỹ vẫn tồn tại những đơn vị đặc biệt lấy tên Thổ dân Da đỏ để làm biểu tượng cho sức mạnh, lòng kiên cường và bất khuất trong chiến đấu của người lính. Ảnh: AWNC.

Sự phân tầng học thức trong xã hội là một hiện thực. Không cần thiết mà cũng không thể là mọi người trong xã hội đều đạt được đến trình độ học thức siêu việt một cách toàn diện. Cuộc mưu sinh không đòi hỏi phải như thế mà chỉ cần một bộ phận làm “đầu lĩnh” đóng vai trò “kim chỉ nam” cho hoạt động xã hội là đủ. Nhất là thời kỳ chưa xuất hiện chữ viết hoặc xuất hiện sơ khai dưới dạng dây thắt nút thì hiện tượng phân tầng học thức ấy biểu hiện ra càng rõ rệt. Những người có học vấn cao nhất sẽ được qui tụ về thành một trung tâm trí tuệ của “xã hội Địa Đàng” đóng ở trong một khu vực mà chúng ta tạm gọi là “thủ đô Mặt Trời” nằm ở vị trí cũng được gọi là “trung tâm” của Đại Lục Mẫu. Cuộc lan tỏa dân cư đang ở thời kỳ “rầm rộ” nhất của nó thì, đùng một cái, “tai biến thiên nhiên vĩ đại” đã đột ngột chấm dứt tất cả. Cái bộ phận chủ yếu của “trí tuệ xã hội Địa Đàng” bỗng chốc mất đi đến độ không thể hồi phục được, đã đem theo biết bao nhiêu “bí quyết khoa học” gặt hái và tích lũy được trước đó của loài người. Chúng ta thử tưởng tượng rằng trong thời đại hiện nay, bỗng dưng vào một “ngày đẹp trời” nào đó, tất cả các sách vở, tài liệu lưu trữ về kiến thức khoa học tự nhiên tan biến hết, các nhà bác học, chuyên gia kỹ thuật cũng bỏ đi chơi mất dạng không bao giờ quay về nữa thì trí tuệ của xã hội sẽ như thế nào? Có thể là phải lùi về thế kỷ XVIII hoặc thậm chí là sâu hơn nữa vào quá khứ!). Cho đến nay hình như khảo cổ học chưa phát hiện được một di chỉ nào thuộc thời đại tiền đồ đá cũ ở châu Mỹ.
 
'Kham pha' doi song tinh duc nguoi nguoi tho dan da do - Anh 1
Những thổ dân da đỏ bản địa ở châu Mỹ có tục lệ rất kỳ lạ đó là "bắt chồng". Ảnh: Legends.
'Kham pha' doi song tinh duc nguoi nguoi tho dan da do - Anh 2
Người da đỏ vẫn theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ là những người có quyền hành cao nhất trong xã hội và họ có thể tự chỉ định người làm chồng của mình. Ảnh: Westernclippings.
Khi nói về hiện tượng “Lục địa trôi dạt”, chúng ta quen mường tượng đến một quá trình xảy ra từ từ và đều đặn. Nhưng chắc là không hẳn thế. Vận động nội tại của Trái Đất không thể không mang bản chất chuyển hóa tương phản lưỡng nghi mà biểu hiện nổi trội của nó trước quan sát của con người là những quá trình nhiệt động vừa liên tục vừa không liên tục, vừa đều đặn vừa không đều đặn, cũng là sự xuất hiện và mất đi của các quá trình bộ phận vừa tất yếu vừa ngẫu nhiên. Đó chính là nguyên nhân làm cho vỏ trái đất có kiến tạo mảng, hội tụ và phân ly, trôi dạt như những khối bọt, xỉ trên một chảo lửa khổng lồ. Sự tồn tại và trôi dạt của các lục địa vì thế mà cũng có tính chu kỳ, biến đổi ổn định nhưng cũng có những lúc đột biến. Chắc chắn là sự tan chảy suy sụp đồng thời với đông kết tạo sơn đã làm cho bề mặt Trái Đất có hình thái đại dương - lục địa. Quá trình đó cũng làm cho tổng diện tích bề mặt lục địa và cả tốc độ trôi dạt của các lục địa cũng tăng giảm tương đối. Phải chăng sự biến mất của Đại Lục Mẫu do tan vỡ, bùng nổ cùng với hiện tượng tăng đột ngột tốc độ trôi dại của các lục địa còn lại không những đã làm nên một trận đại hồng thủy mà đồng thời là cả một trận  “đại hồng hỏa” có qui mô toàn cầu và đó cũng là nguyên nhân biến mất của thời đại Địa Đàng?).
Nhiều khả năng người tiền sử châu Á cũng theo con đường vượt qua eo biển Bêrin để xâm nhập vào châu Mỹ từ phía bắc. Nhưng chắc sự kiện này chỉ xảy ra vào khoảng hơn 10 ngàn năm cách nay.
Có thể cho rằng cuộc thám hiểm phát hiện ra châu Mỹ vào thế kỷ XVI của Crixtốp Côlôngbô đã mở đầu cho một cao trào lan tỏa dân cư lần thứ ba của loài người đến đó. Nếu cuộc lan tỏa dân cư lần thứ nhất và thứ hai có tính chất khai phá miền đất thiên nhiên hoang dã thì có thể nói cuộc lan tỏa dân cư lần thứ ba nổi trội lên tính chất thực dân xâm lược.
 
Cristoforo Colombo
Ridolfo Ghirlandaio Columbus.jpg
Chân dung Cristoforo Colombo do Ridolfo Ghirlandaio vẽ sau khi ông đã chết. Hiện chưa có tranh chân dung gốc của ông.
Sinh khoảng 1451
Có thể ở Genova, Liguria
Mất 20 tháng 5, 1506 (khoảng 55 tuổi)
Valladolid, Castile

Sự kiện Phát hiện ra châu Mỹ là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo làm trưởng đoàn đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492. Theo lệnh của vua Fernando và hoàng hậu Isabel xứ Castilla và Aragon, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía. Trong 2 tháng và 9 ngày sau đó, đoàn đã vượt qua biển Đại Tây Dương và đến một số đảo thuộc lục địa châu Mỹ, cụ thể là các đảo thuộc quần đảo Bahamas hiện nay. Khi trở về, Colombo đã thông báo cho châu Âu biết về sự tồn tại của một Thế giới mới.
Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của nhân loại.
Trong những thế kỷ tiếp sau đó, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả Vương Quốc Anh cũng như Pháp, bên cạnh các cường quốc châu Âu khác, đã ra sức cạnh tranh để khám phá, chinh phục và thực dân hóa châu mỹ, từ đó dẫn đến sự hình thành của nhiều sắc dân, nhiều nền văn hóa và quốc gia mới.
Cho đến nay vẫn còn có nhiều tranh luận xung quanh việc sử dụng từ "khám phá" hay "phát hiện" với nhiều học giả cho rằng cụm từ này chỉ dành cho những người đầu tiên đặt chân lên châu lục này cách đây khoảng 14.000 năm, hoặc ít ra là cho những người Viking đại diện cho văn minh Âu châu khi đến châu Mỹ vào thế kỷ thứ 10.
Một trong những nguyên nhân làm cho châu Âu trở thành khu vực đã từ lâu xuất phát nhiều cuộc viễn chinh và có một nền khoa học kỹ thuật phát triển đột khởi sau “đêm trường trung cổ” là nhờ tính năng động sáng tạo của dân cư ở một vùng đất “chật chội”. Sau khi đã tiếp thu những thành quả tri thức từ phương Đông, đến lượt họ trở thành ngọn cờ đầu của những phát kiến khoa học - kỹ thuật, phất cao và tiến nhanh về phía trước. Việc người châu Âu tìm thấy châu Mỹ và nhanh chóng chinh phục nó là một tình cờ tất yếu của cái quá trình vận động xã hội ấy.
.
a
Theo Thư viện Quốc hội Mỹ, khi người Anh Điêng đặt chân lên lục địa này vào thế kỷ 15 thì ở đây đã có đến hơn 900.000 cư dân sinh sống với hơn 300 ngôn ngữ khác nhau. Trong ảnh là Tù trưởng John và người anh em bộ tộc Cree. Cree là một trong những bộ tộc lớn nhất ở Bắc Mỹ với hơn 200.000 người. Ngày nay, người Cree sinh sống tập trung tại Montana.
Người da đỏ đã sống từ lâu đời, rải rác ở những vùng đất phì nhiêu khắp Bắc Mỹ. Vào thời Crixtốp Côlôngbô phát hiện ra châu Mỹ thì trình độ xã hội ở đây vẫn mang hình thức các bộ lạc. (Có tình trạng phát triển xã hội chậm chạp đó phải chăng chủ yếu là do mật độ dân cư thưa thớt, miếng ăn kiếm được từ thiên nhiên khá đầy đủ và tương đối dễ dàng…?). Sự hình thành và phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa châu Âu đã “hối thúc” các nước ở đó đi tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu mới từ bên ngoài và họ đã thấy tiềm tàng to lớn về tài nguyên thiên nhiên ở miền đất này.
Vùng Bắc Mỹ khi đó bị coi như vùng đất vô chủ nên các nước thực dân châu Âu đều tìm cách xâm chiếm. Lúc đầu là Pháp rồi đến Hà Lan, Thụy Điển và Anh đến tranh giành.
Do có ưu thế của một nền kinh tế mạnh hơn nhờ sớm bước vào thời kỳ sản xuất công nghiệp tập trung tư bản chủ nghĩa, sự bành trướng của nước Anh ở Bắc Mỹ trở nên vượt trội hơn hẳn. Năm 1607, người Anh chính thức đặt chân lên khu vực Viếcginia. Cuộc đấu tranh giành quyền lợi gay gắt trong lòng xã hội Anh trước cuộc cách mạng tư sản nổ ra vào năm 1640; đã tạo ra một làn sóng di cư, rộng lớn đến Bắc Mỹ mà thành phần chủ yếu là nông dân bị mất đất làm ăn. Làn sóng đó trở nên cao trào vào những năm 20 của thế kỷ XVIII. Đến năm 1752, Anh đã thành lập được 13 vùng thuộc địa. Năm 1754, trên đất thực dân Anh ở Bắc Mỹ đã có 1,3 triệu người. Tiếng Anh dần thành ngôn ngữ giao tiếp phổ biến…
Vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, nước Anh coi Bắc Mỹ chỉ là vùng nông nghiệp phụ thuộc chính quốc. Đối tượng bóc lột của Anh ở đây là người da đỏ, nô lệ da đen và những dân di cư. Nhiệm vụ hàng đầu của Bắc Mỹ là cung cấp các loại nguyên liệu và lương thực cho nước Anh. Quí tộc tư bản Anh muốn duy trì những tàn dư phong kiến ở Bắc Mỹ để trở thành những đại địa chủ. Vua Anh phân phong những vùng đất mới cho quí tộc, có vùng rộng lớn tới hàng vạn cây số vuông. Chính sách tập trung ruộng đất vào tay quí tộc và những luật lệ ràng buộc khắt khe cũng như sự bóc lột kiểu phong kiến và chiếm hữu nô lệ đã tạo ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt trong cái xã hội đang định hình ở Bắc Mỹ; dẫn đến tình trạng nông dân nghèo di cư đến, phản kháng chống đối lại, thậm chí là khởi nghĩa vũ trang. Những vùng đất trống ở phía tây còn nhiều làm xuất hiện phong trào nông dân tự động đi về phía tây chiếm những vùng đất trống để khai khẩn lập nên những nông trại, đồn điền. Năm 1763, vua Anh ra sắc lệnh cấm khai khẩn vùng đất đai rộng lớn bên kia dãy núi Alêgơnít và lưu vực sông Mitxixipi. Năm 1774, nhà vua ra lệnh cấm cư dân 13 bang thuộc địa không được di cư về phía tây. Những sự kiện đó càng làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt: quyền lợi của quí tộc phong kiến chính quốc đã không thể dung hòa được với quyền lợi của Đại Chúng thuộc địa, luật lệ phi lý của nhà vua đã đối chọi với xu thế phát triển đặc thù của kinh tế Bắc Mỹ.

a

Chiến tranh da đỏ bắt đầu từ đó, kéo dài từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Đây là một loạt cuộc tranh chấp vũ trang giữa quân đội thuộc địa (Liên bang Mỹ) và các bộ lạc dân bản địa Bắc Mỹ. Trong sách tựa đề American Holocaust, nhà sử học người Mỹ David Stannard cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa tại châu Mỹ qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (Anglo Americans - người da trắng Mỹ) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại.
a
Trong ảnh là vị tù trưởng nổi tiếng Sitting Bul của bộ tộc người da đỏ Lakota Hunkpapa. Ông lãnh đạo bộ tộc của mình trong suốt những năm kháng chiến chống lại chính phủ Mỹ. Trận chiến đáng ghi nhớ nhất diễn ra ngày 25/06/1876 gần sông Little Bighorn, phía đông Montana Territory, gần khu vực Crow Agency MT ngày nay. Trung đoàn Kỵ binh 7 của Mỹ, bao gồm 700 người chỉ huy bởi tướng George Armstrong Custer, đã bị đánh bại. Năm tiểu đoàn của trung đoàn bị tiêu diệt.
Một đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp Bắc Mỹ là sự hình thành chế độ đồn điền. Sản xuất kiểu đồn điền cần nhiều lao động làm thuê và vào những giai đoạn đầu thì lực lượng tại chỗ lại không đủ đáp ứng. Bản chất độc ác, tham lam của thực dân - phong kiến cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình tích lũy tư bản thuở ban đầu đã làm cho tầng lớp thống trị ở các nước châu Âu “khám phá” ra một nguồn lao động vừa rẻ vừa hết sức dồi dào, đó là dân da đen ở châu Phi. Một ngành kinh doanh không kém phần béo bở ra đời: buôn bán nô lệ da đen. Đã có một thời thị trường mua bán này hết sức sôi nổi, rầm rộ kéo theo “nghề” dụ dỗ, mua chuộc, săn bắt người dân châu Phi cũng trở nên “phát đạt”. Những đồng tiền tích lũy được, sự giàu có từ ngành nghề này đã thấm đẫm biết bao nhiêu nỗi thống khổ, đau thương, biết bao nhiêu máu và nước mắt của đồng loại. Như thế gọi là gì nếu không phải là tội ác?
Những người nô lệ da đen đầu tiên đến Bắc Mỹ là bị thực dân Hà Lan chở sang vào năm 1619. Buôn bán nô lệ có khi lãi tới 1.000%. Những người nô lệ da đen bị khinh miệt như súc vật, phải lao động kiệt lực và nhận khẩu phần rất ít ỏi. Họ có thể bị giết, bị đánh đập và đem bán bất cứ lúc nào nếu chủ muốn. Hàng triệu nô lệ đã phải chết do áp bức, bóc lột. Nô lệ làm việc ở các đồn điền không loại trừ người da trắng (gồm tù nhân, con nợ, trẻ em bị bắt cóc bán sang thuộc địa…) nhưng chủ yếu là người da đen và họ là những người bị đối xử tàn tệ nhất. Chế độ nô lệ đồn điền đặc biệt phát triển ở vùng kinh tế miền Nam. Nó giữ vai trò quan trọng trong nghề trồng bông và cả trong công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dệt…
Có thể nói sự giàu có của các chủ đồn điền để rồi trở thành các nhà tư sản lớn thời kỳ đó chủ yếu là nhờ vào chế độ nô lệ, nghĩa là nhờ vào xiềng xích chứ không phải tự do. Và nước Mỹ hình thành nhờ cuộc khám phá địa lý của Colombo, sự lan tỏa dân cư châu Âu (chủ yếu là nông dân Anh) trong thời kỳ đầu tích lũy tư bản của cách mạng tư sản Anh.

Người da đỏ là cộng đồng người dân bản địa sống tại Hoa Kỳ từ hàng nghìn thậm chí hàng triệu năm trước. Họ là những người dân du mục được cho là đến từ châu Á khoảng hơn 12.000 năm trước đây, thông qua “cầu nối” là vùng đất Alaska hiện nay. Theo thống kê vào đầu thế kỉ XX, có khoảng gần 80 bộ tộc người da đỏ khác nhau sinh sống trên khắp nước Mỹ.
 
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét