Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/b


 
Sự Tiến Hoá Của Đôi Mắt - Khả Năng Kì Diệu

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 

 (Tiếp theo)


Sự vận động biến đổi của môi trường sinh thái đã là duyên cớ trực tiếp làm xuất hiện những qui luật sinh tồn và sự đấu tranh sinh tồn giữa muôn loài sinh vật, đến lượt nó, tác động trở lại làm cho môi trường sinh thái biến đổi. Qui luật đấu tranh sinh tồn, qua tác động thường xuyên của nó, đã tạo nên tính hoang dại, dã man, hung dữ và cả sự nhát sợ (mà người ta quen gọi là thú tính) ở động vật hoang dã. Đồng thời, nhờ qui luật đó mà thế giới sinh vật trở nên phong phú, đa dạng về giống loài và chính nhờ sự tác động mù quáng của nó mà loài người được hun đúc nên. Vậy thì sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất này là định mệnh hay tình cờ? Có thể là cả hai! Qui luật đấu tranh sinh tồn có nguồn gốc từ nguyên lý Tự Nhiên nên ở đâu có thế giới hữu sinh tồn tại đủ dài lâu thì ở đó tất yếu xuất hiện giống loài biết tư duy trừu tượng như con người. Tuy nhiên nếu điều kiện môi trường Trái Đất là một ngẫu nhiên có xác suất thấp trong Vũ Trụ thì việc xuất hiện ra một giống loài biết tư duy trừu tượng có hình dạng, cá tính giống hệt loài người là thật vô cùng hiếm hoi và có thể coi sự xuất hiện loài người trên Trái Đất này là một sự tình cờ “thú vị”. Tuy nhiên, biết đâu chừng trong lúc này đây, ở một nơi nào đó xa xôi trong mịt mùng Vũ Trụ, có một giống loài nào đó đang ăn những trái táo hảo hạng nhất như Trái Đất có và giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh chuẩn hơn cả người Mỹ!
Có thể nói không ngoa lắm rằng qui luật đấu tranh sinh tồn đã tạo nên động lực cho mọi hoạt động sống của sinh vật và mọi hoạt động sống của sinh vật đều nhằm mục đích đấu tranh để sinh tồn. Ở loài người, điều đó không thể là ngoại lệ. Cho nên khi đấu tranh sinh tồn tạo thành ở động vật cái gọi là thú tính như đã nói thì tương tự, nó cũng tạo nên ở loài người một thú tính. Tuy nhiên vì loài người là động vật được trang bị thêm tư duy trừu tượng nên thú tính ở loài người có tính đặc thù và chúng ta tạm gọi để phân biệt là “nhân tính” (đừng hiểu nhân tính theo nghĩa tốt đẹp như chúng ta vẫn thường hiểu).



 Khoảng khắc hai con đại bàng đánh nhau trên không để tranh mồi đã lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia người Anh Luke Massey
 Sư tử cũng tham gia "chiến đấu"
Nhờ được trang bị tư duy để nhận biết ngày một sâu sắc hơn về hiện thực và thân phận, loài người đã hành động một cách chủ động, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công cuộc đấu tranh sinh tồn của mình để rồi thực sự trở thành lực lượng thống trị trong thế giới sinh vật. Chính cái khả năng biết sử dụng năng lực của thiên nhiên để hỗ trợ mình chống lại thiên nhiên đã đặt loài người lên ngôi chúa tể. Xét về cơ thể sinh học thì rõ ràng con người yếu hơn nhiều loài vật khác nhưng nhờ có tư duy mà con người biết tổ chức bầy đàn, quần thể chặt chẽ, hợp lý hơn, và chủ yếu là có võ nghệ, vũ khí nên mạnh hơn hẳn loài vật. Chúng ta cho rằng khi con người lần đầu tiên biết lấy một cành cây làm gậy hỗ trợ cho những bước đi chập chững bằng hai chân của mình và dùng cây gậy đó để chống trả khi bị tấn công thì cũng là lúc con người biết đến vũ khí, hơn nữa khi cây gậy đó (hay là hòn đá?) được ném về phía “quân thù” thì nó cũng trở thành “mũi tên, hòn đạn” đầu tiên trong lịch sử đẫm máu của loài người. Cũng nên nói thêm rằng loài người thời tối cổ xưa, với nhận thức còn mông muội và vũ khí còn rất thô sơ (chủ yếu là nhờ chọn lựa và chế tác thì chỉ là được chăng hay chớ), dù có thể đã nhận biết sức mạnh của mình nhưng chưa đến độ “dám” tự phong mình là chúa tể muôn loài. Có thể rằng ở họ đã xuất hiện tính kiêu ngạo, song sự “khiêm tốn” vẫn chế ngự mạnh mẽ trong lòng họ. Có như vậy phải chăng chỉ là vì họ còn quá khiếp sợ trước sự thi triển sức mạnh quá đỗi phi phàm, quá đỗi kinh hoàng như động đất, núi lửa, hồng thủy… của thiên nhiên hoang dã?
Ưu thế vượt trội về sức mạnh đã giúp loài người kiếm được miếng ăn dễ dàng hơn, cơ thể khỏe hơn, đề kháng trước sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu tốt hơn do đó mà cũng “thọ” hơn và con cái khi sinh ra có cơ may sống sót nhiều hơn. Điều đó dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của loài người về mặt dân số. Sự tăng trưởng ấy đến một mức độ nào đó sẽ lại gây ra tình trạng “khủng hoảng thiếu” miếng ăn (thiếu miếng ăn là do nguồn cung cấp thức ăn không đủ và cũng do cách ăn nhiều hơn, “ngon” hơn đã định hình trong thời kỳ sung túc, hay cũng có thể nói mức độ tiêu dùng trên đầu người tăng lên). Tương lai thì chưa biết thế nào chứ lịch sử cho thấy hiện tượng thiếu ăn do tăng dân số là có tính chu kỳ, tất nhiên và không chỉ xảy ra ở loài người. Còn một kiểu thiếu ăn mà chúng ta gọi là ngẫu nhiên và cũng có vẻ lặp lại. Đó là thiếu ăn do môi trường sinh thái bị biến đổi đột ngột chẳng hạn như thiên tai, mất mùa, hạn hán, bão lụt.. và cả “địch họa” (loài khác có sức mạnh ưu thế hơn đến tấn công) nữa.

Ảnh đẹp: Voi đánh nhau giành quyền giao phối - 3
Đười ươi mẹ chơi với các con trong vườn thú ở Guadalajara, Mexico
Trước nạn thiếu ăn kiểu tất nhiên đe dọa sống còn như thế, loài vật xử sự thế nào? Chỉ có hai cách: giảm dân số và tìm nguồn thức ăn bổ sung có trong thiên nhiên (mờ rộng chủng loại thức ăn). Do cấu tạo sinh học cơ thể đã được định hình và do mù quáng nên cách thứ hai đem lại kết quả rất hạn chế, do đó, để giải quyết cấp bách thì cách thứ nhất được ưu tiên lựa chọn (thực ra thì Thượng Đế chọn cho chúng chứ chúng không tự chọn!). Nhưng giảm dân số bằng cách nào? Bằng cách: một số sẽ phải chết đói, số còn lại phải mở rộng địa bàn kiếm ăn (lan tỏa dân cư), trong đó có một số bị “lưu đày biệt xứ”, và giảm tốc độ tăng trưởng dân số (tuổi thọ ngắn bớt, giảm sinh đẻ, giảm tỉ lệ sống sót của con cái). Có một cách giảm dân số rất “hay”, vừa triệt để vừa kịp thời, đó là ăn thịt lẫn nhau trong cùng giống loài. Ăn thịt lẫn nhau sẽ giải quyết nhanh chóng cùng lúc hai vấn đề lớn: tạo được nguồn thức ăn mới (rất béo bổ!) và giảm dân số. Thế nhưng trong thế giới sinh vật, điều đó đã không xảy ra, trừ một vài trường hợp hiếm hoi và một đôi lúc ở trạng thái cùng cực hãn hữu. Trong thời hiện đại, lịch sử đã ghi lại những hiện tượng phát triển đột biến về số lượng và tạo ra những cuộc lan tỏa ào ạt dân cư như nạn châu chấu, nạn cóc nhái tràn ngập vào thành phố. Ở đại dương, người ta cũng quan sát thấy những sự kiện cá nhảy lên bờ chịu chết hàng loạt mà đến nay vẫn chưa biết dứt khoát tại nguyên nhân gì? Có bao giờ nguyên nhân sâu xa chính là do sự đòi hỏi bức thiết phải giảm dân số nên chúng đã rủ nhau tình nguyện “hy sinh” bớt để cứu giống loài mình? Trong dân gian còn có câu “Hổ dữ không ăn thịt con”. Tại sao hầu hết các giống loài thú ăn thịt lại không ăn thịt lẫn nhau trong nội bộ giống loài dù bị đói? Đấu tranh sinh tồn là để duy trì tồn tại. Nếu thiên nhiên để cho việc giống loài sống còn bằng cách tự ăn thịt mình trở nên phổ biến thì hóa ra sẽ đi ngược lại qui luật đấu tranh sinh tồn và giống loài đứng trên bờ tiêu vong (thậm chí là ngay từ buổi bình minh xuất hiện giống loài). Đành rằng lúc “đói kém”, trong nội bộ loài có xảy ra hiện tượng tranh đoạt, xâu xé nhau quyết liệt để giành miếng ăn và có thể dẫn đến chết chóc. Nhưng đại đa số trường hợp là sự phải ra đi của những “kẻ hèn yếu”, những kẻ thua cuộc trong cuộc “tranh hùng”, đến những vùng “hoang mạc” hoặc nơi “thâm sơn cùng cốc” để rồi trong những điều kiện khắc nghiệt, một số sẽ không chịu nổi, phải bỏ xác miền xa xứ, số còn lại, dẻo dai hơn đã cật lực “khai hoang”, điều chỉnh lối sống để cố sống còn và một bộ phận dần dần biến thành giống loài mới. Ở loài thú, hiện tượng trực tiếp tiêu diệt nhau trong nội bộ loài là cá biệt, hiện tượng gián tiếp nhờ môi trường thiên nhiên làm giảm dân số là phổ biến. Sự chết chóc làm giảm dân số của giống loài là một bộ phận kết quả do tác động trái chiều của qui luật đấu tranh sinh tồn gây ra.
Sau khi lan tỏa dân cư, dân số khu vực giảm xuống, lực lượng ở lại đã tạm thời có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, nguồn thức ăn (là những giống loài sinh vật khác) cũng luôn biến đổi thích nghi theo qui luật sinh tồn buộc giống loài đang nói tới phải biến đổi theo cho phù hợp và rất có thể cũng trở thành một giống loài khác. Nhưng chắc chắn phải cần đến một khoảng thời gian dài lâu.

5 de che hung manh nhat trong lich su loai nguoi hinh 2  
                                                 Thành La Mã bị tấn công. Ảnh: crystalinks.com
 
Đến lượt loài người xử sự như thế nào trước nạn đói triền miên do chủ yếu là sự tăng dân số gây ra? Thuở đầu tiên, nó xử sự hoàn toàn tương tự như loài vật, tức là đầy thú tính. Dần dần, nhờ có tư duy (hồi tưởng, suy nghĩ), loài người giải quyết vấn nạn đói khát ngày một tự giác: có tổ chức chặt chẽ hơn, có chủ đích rõ ràng hơn, quyết liệt hơn, tích cực tìm tòi học hỏi thiên nhiên hoang dã và từ đó mà tăng cường mạnh mẽ khả năng sáng tạo. Khi lượng thức ăn truyền thống đã không đủ đáp ứng, loài người cũng buộc phải cạnh tranh trong nội bộ loài để giành giật miếng ăn, cũng phải di cư ngày một xa và lan tỏa dân cư ngày một rộng. Đồng thời, loài người cũng chủ động khám phá ra những dạng thức ăn mới có trong thiên nhiên, từ hoa quả, lá cành, đến rau cỏ củ rễ, rồi đến các loại côn trùng, các loài thú nhỏ, cuối cùng là các loài thú dữ, to xác đều trở thành món ăn của họ. Quá trình đa dạng hóa nguồn thức ăn đã buộc loài người phải tìm đến công cụ hỗ trợ, phát hiện ra tính năng thứ hai của công cụ là vũ khí. Quá trình đó cũng dẫn dắt loài người đến với trồng trọt chăn nuôi và cuối cùng là đến với nguồn thức ăn có tính ổn định cao, đó là cây lúa. Hạt gạo bé nhỏ, nhưng vĩ đại khi nó trực tiếp nuôi sống con người, gián tiếp cung cấp cho con người loại thực phẩm đã quen ăn và trở nên bức thiết là thịt động vật. Cây lúa thời tối cổ chắc phải là loài cỏ dại, có sức sống mãnh liệt và vì thế cũng dễ trồng. Nó đã đóng vai trò quyết định tới lối sống định cư là chủ yếu ở loài người. Khi đã định cư với nghề trồng trọt chăn nuôi và có miếng ăn đã dồi dào, loài người tăng dân số đột biến. Sự lan tỏa dân cư tất yếu xảy ra, hình thành những cụm dân cư và cộng đồng xã hội ở khắp nơi trên thế giới. Những khu vực dân cư ấy, hầu hết tiếp tục tăng dân số và sự mất cân đối cung không đủ cầu thức ăn lại xảy ra và sự lan tỏa dân cư lại tiếp tục…
Phải nói, lan tỏa dân cư là hiện tượng phổ biến của loài người. Ngày nay, tuy nguyên nhân gây ra nạn lan cư không còn bức thiết nữa, nhưng vẫn còn.
Khi sự đói khát dần dần trở nên nghiêm trọng do sự tăng dân số lạm phát hoặc đột ngột trở nên trầm trọng hơn do thiên tai, hạn hán, lũ lụt… gây mất mùa, thất bát…, khả năng bị chết vì đói hiện ra ngay trước mắt, thì hiện tượng tranh giành, xâu xé nhau vì miếng ăn trong nội bộ loài người, trong khu vực bầy đàn, lãnh thổ quần cư cũng sẽ xuất hiện nổi trội. Lúc này công cụ hỗ trợ kiếm ăn bị biến tướng thành vũ khí để rồi theo thời gian sẽ được cải tạo thành vũ khí chuyên dùng có hiệu quả sát thương cao trong cuộc xung đột giành miếng ăn ấy. Có thể nói, chiến tranh xuất phát từ sự giàu - nghèo thiếu công bằng, là sáng tạo đầy hổ thẹn và đau thương trong việc tìm kiếm phương thức mưu sinh ở loài người. Nếu ở loài vật chết chóc do đấu đá nội bộ vì miếng ăn là không đáng kể thì ở loài người với việc sử dụng vũ khí, sự giết chóc lẫn nhau trong nội bộ loài một cách trực tiếp (chưa cần đến bàn tay của thiên nhiên) trở nên ngày càng phổ biến, như một tất yếu. Có lẽ rằng trước khi có hiện tượng giết chóc nhau trong nội bộ bầy đàn,  trong nội bộ khu vực quần cư, đã có hiện tượng bầy đàn này tấn công bầy đàn khác, lực lượng dân cư khu vực này kéo đến tấn công khu vực dân cư khác nhằm chiếm đoạt thức ăn, thành quả lao động của nhau. Ở loài người, hiện tượng ăn thịt lẫn nhau cũng hiếm thấy y hệt như ở loài vật. Nhưng giết chóc nhau không ghê tay để chiếm đoạt thức ăn, chiếm đoạt thành quả lao động của nhau, bắt nhau làm nô lệ, thì cũng coi như ăn thịt lẫn nhau một cách gián tiếp và chỉ có ở loài người. Không thể nói khác được, rằng: trên Trái Đất này, chỉ có loài người độc nhất vô nhị giết chóc lẫn nhau trong nội bộ giống loài! Rõ ràng có tư duy chưa hẳn là có văn hóa, văn minh!

Bức ảnh Em bé Napalm nổi tiếng của phóng viên Nick Ut. Trung tâm bức ảnh là bé gái 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc đang chạy trốn bom napalm trên con đường ở Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972. Quần áo của bé bị thiêu rụi và các mảng da rộp lên vì bỏng. Bức ảnh được cho là ám ảnh nhất về chiến tranh Việt Nam đã làm thay đổi cái nhìn của thế giới về cuộc chiến, thổi bùng lên phong trào phản chiến ở nhiều nơi. Năm 1973, bức ảnh được trao giải thưởng Pulitzer danh giá. Ảnh: Nick Ut/AP
Hình ảnh Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa chĩa súng bắn vào đầu chiến sĩ quân Giải phóng Nguyễn Văn Lém ngày 1/2/1968. Ảnh: AP

Không dừng lại ở đó, qua từng trải, sự hồi tưởng và suy diễn, sự cảm nhận của con người ngày một sâu sắc và được lưu giữ khó phai mờ trong tâm khảm nó. Sự khổ sở vì đói khát, những đau đớn vì giết chóc, cũng như khoái lạc khi giao cấu nam nữ, sự khoan khoái trong cảnh sung túc đã là những ám ảnh thường trực của con người, làm cho cảm giác ghê sợ và đồng thời là cảm giác thèm khát còn hời hợt, bản năng, ngắn hạn ở loài vật trở nên rõ ràng, “dữ dội”, thường trực ở loài người do có sự “chen vào” của ý thức (còn đắm chìm trong mù quáng, chưa được cải tạo). Đến lúc này thì cuộc đấu tranh sinh tồn ở loài người đã phát huy đến hết cung bậc của nó. Loài người chủ động, tích cực tìm ra những biện pháp, những công cụ hỗ trợ hữu hiệu (trong đó có cả vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân) để không những tấn công mạnh mẽ vào thiên nhiên, làm biến đổi ngày một toàn diện thiên nhiên, mà còn tập hợp lực lượng tấn công quyết liệt đồng loại, tiêu diệt một cách có ý thức những lực lượng phản kháng, tự vệ (để sống còn), nô dịch đồng loại nhằm không chỉ vì miếng ăn để sống còn trước mắt, tích cốc phòng cơ cho tương lai mà hơn thế nữa, còn vì muốn được sống một cuộc sống thỏa mãn danh lợi, quyền lực, sung túc, dư thừa, phè phỡn và an hưởng thật nhiều khoái lạc.
Hình ảnh chụp vào tháng 10/1965 cho thấy một lính quân đội Sài Gòn đá người lính Việt cộng trong khi người này bị khóa chặt tay. Ảnh: New York Times
Binh sĩ bịt mặt xuất hiện cạnh thi thể giữa đống đổ nát ở Tây Ninh ngày 11/4/1969. Ảnh: George McArthur
Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths ghi lại khoảnh khắc những người dân Sài Gòn mang theo các vật dụng gia đình đi tị nạn sau khi Mỹ ném bom, không kích dữ dội, khiến nhiều người mất nhà cửa năm 1968. Ảnh: Philip Jones Griffiths/Magnum Photos
Có thể nói với hành động giết chóc lẫn nhau “không thương tiếc” trong nội bộ loài, loài người đã tự làm giảm dân số mình một cách có ý thức theo mệnh lệnh mù quáng của thiên nhiên, của qui luật đấu tranh sinh tồn. Khi loài người khai thác một cách tàn phá thế giới sinh vật, thiên nhiên hoang dã để thỏa mãn nhu cầu “khoái lạc” ngày càng tăng của mình thì cũng là khi nó làm kiệt quệ nguồn sống của chính mình. Khi loài người làm xảy ra sự giết chóc hàng loạt lẫn nhau giữa các bộ phận đồng loại trong nội bộ loài để tranh đoạt vơ vét nguồn lợi một cách vị kỷ thì cũng là khi nó tự tha hóa, tự hủy diệt mình. Việc người này giết người khác, tập đoàn người này tiêu diệt tập đoàn người khác nhằm “kiếm chác”, cướp bóc danh lợi không phải do bản thân tạo ra hòng làm “của riêng”, xét trên quan niệm Đức Huyền Diệu, là sự chà đạp đến quyền được sống tự do, được mưu cầu hạnh phúc của con người và đó cũng chính là tội ác.
Mưu cầu hạnh phúc bằng bạo lực, bằng đấu tranh vũ trang, bằng tước đoạt sinh mạng và hạnh phúc đồng loại là sự biểu hiện mặt trái của thú tính đã chuyển hóa lên thành mặt trái của nhân tính. Nhân tính là thú tính đã được ý thức làm sâu sắc hóa đến cao độ. Loài người yêu thương lắm thì cũng hận thù nhiều, càng coi trọng đề cao nhân mạng thì càng tăng cường giết chóc triệt hạ nhân mạng, càng biết cuộc đời là ngắn ngủi, chết là hết tất cả thì lại càng tham lam thèm khát tất cả… Có thể nói nhân tính thánh thiện hơn thú tính bao nhiêu thì cũng xấu xa hơn thú tính bấy nhiêu. Và mặt xấu xa của nhân tính đã làm chiến tranh trở thành tất yếu, như một định mệnh đau thương, khốn nạn, đeo đẳng xã hội loài người suốt từ buổi đầu lịch sử đến nay. Việc gây tội ác cũng vì thế mà chưa bao giờ ngưng nghỉ, thậm chí là ngày một tồi tệ hơn, tàn bạo hơn.
Ấy vậy mà loài người ngạo mạn và hợm hĩnh luôn tự gán cho mình những mỹ từ đẹp nhất, nào là văn hóa, văn minh, nào là khôn ngoan tiến bộ, phát triển, nào là kỳ diệu, vĩ đại… và chê loài vật đủ thứ, nào là hoang dại, mù quáng, nào là dã man, hung bạo, nào là tàn ác, phi nhân tính (theo nghĩa xấu xa, chê bai)…
Thế thì sự xuất hiện loài người trên Trái Đất này có thực sự kỳ diệu và bản thân loài người có thực sự vĩ đại không? Có mà cũng không! Có, là vì con người tự thấy giống loài mình như thế nên tự nhận, tự gắn nhãn mác cho mình như thế. Không, vì loài người là giống loài điên rồ nhất mà Trái Đất đã “buộc” phải sản sinh ra theo sự áp chế của qui luật đấu tranh sinh tồn “mù quáng”. Đối với Trái Đất thì loài người không những chỉ là một lũ hoàn toàn vô tích sự, mà còn, do tính điên rồ của nó, đã và đang tàn phá tất cả những tạo tác trong thiên nhiên hoang dã, tức là tàn phá chính môi trường sống của nó, hủy diệt thế giới sinh vật, tức là hủy diệt chính nguồn sống của chính bản thân nó. Cho đến tận ngày nay, tình hình vẫn vậy, chẳng có gì thay đổi và có lẽ còn tệ hơn! Không thể tin được một giống loài khôn ngoan nhất hành tinh lại có thể hành động như thế. Vậy thì chỉ có thể tin rằng loài người, đến tận ngày nay, vẫn còn đang ở trạng thái tiến hóa: duy ý chí trong vô minh. Vì thế loài người càng văn minh thì càng tàn ác!
Trong tương lai gần, chắc chắn loài người không thể tiến hóa thích nghi thành một giống loài khác bởi vì nó không ngu dại gì mà rời bỏ ngôi chúa tể và cũng vì nó đã biết cách biến đổi môi trường  một cách sáng tạo nhằm phục vụ cho những đòi hỏi thích nghi của nó, cho mưu cầu sống còn của nó. Nhưng hy vọng rằng trí não loài người sẽ nhận thức rõ ràng thân phận của nó để biết cách khai thác triệt để thiên nhiên mà thiên nhiên vẫn muôn đời “tươi tốt” và biết làm cho chiến tranh mất đi tính "tất yếu" của nó.
Có thể nói:

-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.

-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người luôn tự vỗ ngực là khôn ngoan, có lý trí.



Ảnh Hiếm: Chiến tranh và tội ác của lính Mỹ, Ngụy tại Việt Nam

Ngày 4 tháng 12 năm 1966, Sài Gòn, Hình ảnh các chiến sĩ VC hi sinh sắp nằm cạnh nhau trên mặt đất (ảnh Bettmann © / Corbis)
Chân dung người lính VC từ bắc vào nam, nằm lại chiến trường đưòng 13
                                 Ngày 06 tháng 04 năm1972 tại Quảng Trị

Ngày 11/6/1967 một ngôi mộ tập thể lính VC bị giết và chôn tập thể (ảnh © Christian Simonpietri / Sygma / Corbis)
Vụ thảm sát tại Mỹ Lai tháng ba 1968  làm 500 người dân thiệt mạng  182 phụ nữ và 173 trẻ em (55 trẻ) (ảnh Telegram)
Ảnh chụp ngày 8/3/1965 tại một trận càn quét của Mỹ ở Đà Nẵng

Những các bạo hình, tra tấn kinh hoàng cứ ngõ trong địa ngục của lính VNCH
Một phụ nữ bị tình nghi là VC bị lính VNCH tra tấn năm 1965
Một người dân vô tội nằm chết bên đường năm 1972 tại Quảng Trị
 
Sau khi lính Mỹ càn vào một ngôi làng cách Sài Gòn 72 km, ngày 12/9/1966, những người tình nghi sẽ được bàn giao cho quân đội của chính quyền Sài Gòn. Hai đứa bé cũng bị bịt mắt.
Một người anh hùng yêu nước bị đem ra sử tội
Hình ảnh tra tấn của an ninh Nam Việt Nam với một người đàn ông nghi là VC ngày19 tháng tư năm 1965 ảnh của Bettmann © / Corbis
Ảnh lưu tại Gettyimages, chụp năm 1963, có chú thích "Lính Nam Việt Nam (tuyển từ các tộc thiểu số người Thượng) đang chụp ảnh với những cái đầu Việt Cộng bị chặt"
Một cảnh lính VNCH tra tấn tù nhân.
Ngày 26 tháng 4 năm 1965, Bình Hưng, Nam Việt Nam --- Một du kích Việt Cộng bị giam trong lồng sắt sau khi bị bắt ngày 25 tháng 4. Tù nhân này bị bắt khi một lực lượng tuần tra bờ biển tiến hành một cuộc đột kích bất ngờ vào ngôi làng đánh cá nhỏ (Hình ảnh của Bettmann © / Corbis)
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét