Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/k

                            Bí mật vũ khí tàn sát hàng triệu người của trùm phát xít Adolf Hitler

                                                               tội ác của đức quốc xã
 
Những thí nghiệm kinh hoàng trên người của phát xít Nhật
 

 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 (Tiếp theo)

***
Tiếp thu được những nhận thức bước đầu về tự nhiên từ thời cổ xưa hơn của phương Đông huyền bí, nhưng không theo hướng của triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Hoa cổ đại là đi vào “thân phận” con người để “mổ xẻ” tâm linh rồi từ đó suy ra thế giới, triết học Hi Lạp cổ đại hướng tập trung chủ yếu sự chú ý ra “bên ngoài”, soi mói “khách thể” để cố gắng mô tả hình dáng, cấu trúc của Vũ Trụ. 
Có lẽ vì thế mà Hi Lạp cổ đại với những đứa con kiệt xuất của nó, đã trở thành quê hương trù phú của nền triết học kiểu kinh viện và khoa học thực chứng Châu Âu. Vượt qua Đêm trường trung cổ, khoa học thực chứng châu Âu đã phát triển như vũ bão thành khổng lồ và phân nhánh thành nhiều ngành khoa học tự nhiên khác nhau mà mỗi ngành lại phân ra thành nhiều bộ phận, nhiều hướng nghiên cứu riêng biệt.
Trên cơ sở phát triển vũ bão của khoa học mà nền công nghiệp tập trung qui mô lớn đã sớm ra đời ở châu Âu, thúc đẩy trình độ sản xuất hàng hóa lên đến mức cao chưa từng thấy trước đó. Một xã hội với nền sản xuất công nghiệp hóa, tập trung qui mô lớn, lấy cạnh tranh làm lẽ sống còn, được đặt tên là “Xã hội Tư bản” xuất hiện. 

Ghe ron nhung kieu nhuc hinh phu nu thoi co dai - Anh 1
Vào thế kỷ 7 trước công nguyên, thời kỳ hoàng kim của vương quốc Assyria, rất thịnh hành nhục hình ném phạm nhân cho đám chó dữ, nhưng sở thích ác độc nhất là quăng cho cá sấu ăn thịt, và nổi tiếng độc ác nhất phải kể đến hoàng hậu của Madagascar.
Ghe ron nhung kieu nhuc hinh phu nu thoi co dai - Anh 2
Thế kỷ thứ 19, ở Ấn Độ phạm nhân sẽ bị voi giày. Con voi sẽ dùng vòi cuốn phạm nhân đưa lên cao và dùng ngà của mình đâm chết phạm nhân.
Ghe ron nhung kieu nhuc hinh phu nu thoi co dai - Anh 3
Cho chó cắn chết: Đây là một loại nhục hình được thịnh hành ở rất nhiều nước như Trung Đông, Nhật Bản, Châu Phi và thậm chí lan sang cả Châu Âu. Giai cấp thống trị đương thời còn luôn coi việc hành hình này làm niềm vui, cùng nhau thích thú xem đàn chó dữ cắn xé phạm nhân đến chết mới thôi.
Ghe ron nhung kieu nhuc hinh phu nu thoi co dai - Anh 4
Ngựa xéo là một nhục hình với phụ nữ thường được dùng ở Đức thời cổ đại. Nữ phạm nhân sẽ bị buộc lên lưng ngựa hoang và sẽ bị ngựa lôi đến chết thì thôi.
Ghe ron nhung kieu nhuc hinh phu nu thoi co dai - Anh 5
Tứ mã phanh thây: Đây có lẽ là một trong những nhục hình tàn bạo, độc ác bậc nhất mà giai cấp thống trị của xã hội phong kiến thường áp dụng. Tứ chi của nạn nhân sẽ được buộc cố định vào 4 con ngựa sau đó 4 con ngựa sẽ được đánh chạy theo 4 hướng khác nhau. Phạm nhân sẽ bị xé nát thành tứ mảnh đầy đau đớn.

Từ rất xa xưa, tại khu vực Cận Đông và Châu Âu, nói tương đối thôi thì hình như hình thức chiến tranh chủ yếu là chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các nước láng giềng, hay gọi chung là chiến tranh chinh phục. Hình thức chiến tranh xâm lấn và đi chinh phục tiếp tục nổi trội trong thời đại phong kiến ở đó.
Chiến tranh xảy ra liên miên đặt ra đòi hỏi bức thiết về việc phải nâng cao trình độ chế tạo vũ khí, khí cụ chiến tranh cả về số lượng lẫn chất lượng, nghĩa là không những phải đáp ứng kịp thời trang bị cho lực lượng quân đội ngày càng đông đảo (có nguyên nhân từ việc tăng dân số tự nhiên và qui mô mở rộng chiến tranh) mà còn phải cải tiến, sáng chế ra các loại vũ khí ngày càng tinh xảo, đạt hiệu quả sát thương cao trong chiến đấu. Mặt trái tác dụng của khoa học kỹ thuật và nền công nghiệp tập trung, cơ khí hóa Châu Âu đã đáp ứng “mỹ mãn” đòi hỏi đó của “trò chơi vũ lực”.
Thoát thai từ xã hội phong kiến và kế thừa cả mặt tốt lẫn mặt xấu của cái xã hội ấy, cộng thêm với bản chất lấy cạnh tranh làm lẽ sống còn, đồng thời đã có trong tay các loại vũ khí tiên tiến hơn hẳn, hỏa lực mạnh, sát thương cao, đã có các phương tiện, khí cụ phục vụ chiến tranh cho phép đưa chiến tranh đi xa hơn nhiều…, xã hội tư bản châu Âu đã đưa hình thức chiến tranh xâm lược, chinh phục thời phong kiến của nó lên mức bùng phát, lan tỏa khắp thế giới với mức độ ngày càng khốc liệt và do đó mà sự chết chóc cũng không thể nào kể xiết.
Trong chiến dịch chinh phục Ai Cập của mình, Napôlêông có lần thốt lên khinh bạc: “Châu Âu chỉ là một cái hang chuột”. Lúc đó chắc ông ta chưa mường tượng ra được là chính ông, bắt đầu từ chiến dịch nước Ý, là nhân vật chính mở đầu cho một thời kỳ chiến tranh hiện đại ngày một đẫm máu, kéo dài lê thê đến tận chiến dịch Béclin trong thế chiến lần thứ hai, làm tan nát biết bao nhiêu của cải và sinh mạng trong cái “hang chuột” ấy. Hơn thế nữa, có thể cho rằng suốt thời kỳ trước cả lúc phát động chiến dịch nước Ý của Napôlêông đến sau cả khi kết thúc chiến dịch Mãn Châu của Hồng quân Liên Xô, nghĩa là suốt nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, cái “hang chuột” ấy vừa là chiến trường của chính nó vừa là lò lửa gieo rắc chiến tranh ra khắp thế giới, nhằm chinh phục, xâm lược, nô dịch để vơ vét của cải, tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia khác, của các dân tộc khác. Việc gây ra chiến tranh, đua nhau đốt phá, giết chóc, cướp bóc như thế đã là phạm tội ác chống lại nhân loại chưa?
 
Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 1
Đây là một trong những phương pháp tra tấn khủng khiếp nhất và đau đớn nhất được thực hiện từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, chủ yếu gắn với các đế chế Seleucid, Carthage, Ba Tư và La Mã. Người bị kết bán được gắn (hoặc đóng đinh) lên một cây thánh giá lớn bằng gỗ và để như vậy cho đến chết. Người đó sẽ bị chảy máu đến chết bằng không cũng thiệt mạng vì đói khát hoặc thời tiết khắc nghiệt.

Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 2
Lột da là phương pháp tàn bạo nhất và thiếu văn minh nhất thời trung cổ. Người ta lột da của những tù nhân vẫn còn sống. Sau khi da đã bị lột hết, người bị kết án vẫn bị quăng quật để chảy máu cho đến chết. Những người thực thi hình phạt này còn dùng muối để tăng thêm đau đớn cho phạm nhân. Biện pháp trừng trị này dành cho tội phạm, tù binh và “phù thủy”, được sử dụng cách đây 1 ngàn năm ở Trung Đông và Châu Phi.

Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 3
Bánh xe này còn có tên gọi là “Bánh xe Catherine”, một thiết bị tra tấn được dùng trong thời trung cổ và còn được sử dụng trong thế kỷ 19. Nó có nguồn gốc ở Hy Lạp cổ đại rồi lan sang các quốc gia khác như Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Thụy Điển. Một bánh xe bằng gỗ được sử dụng để kéo dài người nạn nhân ra. Tay và chân của họ được mở rộng, cố định vào các nan hoa. Sau đó người ta dùng búa hoặc một thanh sắt lớn đập nát xương tứ chi. Quá trình này diễn ra cho đến khi xương trong cơ thể nạn nhân bị phá vỡ hoàn toàn dẫn đến tử vong.
Những màn tra tấn dã man thời trung cổ

Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 4
Đây là biện pháp tra tấn dành cho những tên trộm hoặc những ai bị buộc tội ngoại tình. Một số cơ quan bên trong cơ thể bị lôi ra ngoài, chủ yếu là bộ phận nằm ở vùng bụng. Tin tức cho biết hình phạt này từng được thực hiện tại Anh, Hà Lan, Bỉ và Nhật Bản.

Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 5
Nếu bạn là một Dracula ở thế kỷ 15 tại Romania, bạn chỉ việc để nạn nhân của mình ngồi trên một cọc sắt sắc nhọn và để họ tự trượt xuống. Đây là hình phạt ghê tởm nhất mà loài người từng thực thi. Nó được biết đến tại La Mã, Trung Quốc, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước châu Á, châu Âu thời Trung cổ.
Nạn nhân bị chọc thủng trực tràng thông qua âm đạo, qua một bên hông hoặc thậm chí là thông qua miệng. Người ta sẽ chết vì bị chảy máu sâu và những vết thương quá đau đớn. Mặc dù hiếm khi được dùng đến song đây thực sự là một hình phạt kinh hoàng.

Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 6
Hình thức tử hình bằng cách nghiền nát, dày xéo được thực hiện khá phổ biến với nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cho voi dày. Cách tử hình này được sử dụng tại phía Nam và Đông Nam Á trong hơn 4.000 năm. Có nguồn tin cho biết nó từng được sử dụng bởi người La Mã và triều Nguyễn tại Việt Nam.
Phạm nhân sẽ bị kê đầu lên một hòn đá hoặc một bề mặt nhô ra sau đó bị một con voi đã được huấn luyện dày xéo lên đầu. Nạn nhân sẽ cảm nhận được tất cả những đau đớn kinh hoàng của mình trước khi trút hơi thở cuối cùng. Một số nơi dùng đá đè lên ngực nạn nhân khiến họ ngạt thở dẫn đến tử vong.

Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 7
Phương pháp khủng khiếp này chủ yếu được thực hiện tại Rome, Akragas ở Sicily, Ý, ở Anh và một số vùng Bắc Mỹ. Cơ thể phạm nhân sẽ bị đốt theo trình tự từ bắp chân, đùi, bàn tay, thân, cánh tay, ngực, ngực trên, mặt và sau đó là chết. Điều này cực kỳ đau đớn mặc dù đôi khi nạn nhân chết vì ngộ độc khí carbon monoxide trước khi ngọn lửa kịp chạm vào bắp chân. Người ta còn đổ cả nhựa thông vào để ngọn lửa cháy nhanh hơn.
                                           Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 8
Hình thức tử hình này được sử dụng thời La Ma, Tây Ban Nha và một số quốc gia châu Á. Phạm nhân sẽ bị treo ngược người lên. Chiếc cưa được đưa từ trên xuống đi dọc cơ thể, cắt người làm 2 mảnh. Người bị xử thường sẽ không chết cho đến khi bị cưa đến đỉnh đầu.

Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 9
Hình phạt này được sử dụng chủ yếu ở Anh. Phạm nhân bị gắn chặt vào một hàng rào hoặc một tấm bảng bằng gỗ rồi bị những con ngựa kéo đến nơi hành hình. Lúc này họ đã suy yếu. Sau đó, họ bị chặt làm 4 mảnh và bị mang đi bêu riếu khắp nơi. Hình thức xử phạt này chỉ dành cho đàn ông.

Hình ảnh 10 phương pháp tra tấn tàn bạo nhất của các nền văn minh cổ đại số 10
Đây là hình thức được dùng phổ biến tại Trung Quốc. Trong cách xử phạt này, người ta dùng một con dao cắt đi từng phần trên cơ thể của phạm nhân khiến họ chết dần chết mòn. Lăng trì được dùng cho những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chẳng hạn như tội phản quốc, giết người hàng loạt, con giết cha mẹ… Một số hoàng đế dùng nó để trừng phạt các thành viên trong gia đình kẻ thù.
Đã là chiến tranh thì phải đi liền với tàn bạo. Điều đó ai cũng biết nhưng điều trớ trêu nhất là mức độ dã man, tàn bạo, tàn sát sinh linh có tính diệt chủng lại cũng đi liền với mức độ văn minh, nghĩa là càng tiến bộ văn minh lại càng tàn bạo độc ác, và điều này nghiệm đúng cho đến tận ngày nay!
Chúng ta đã cố chứng minh tính tất yếu của chiến tranh trong lịch sử loài người từ trước đến nay, cố gắng chứng minh nội chiến là không thể tránh khỏi trong xã hội phong kiến để cố “thông cảm” cho nó khi mà con người tưởng đã khôn ngoan nhưng vẫn còn sa lầy trong mê muội, chưa được sáng suốt, khi mà tình yêu thương đồng loại vẫn chưa áp đảo được lòng tham ích kỷ vô độ lượng. Thế nhưng sự tàn bạo đến mức vô cảm của nó, những cuộc giết chóc hàng loạt vô cùng quá trớn và mang tính hận thù do nó gây ra đối với thường dân vô tội đã làm cho tâm hồn chúng ta không những không thể thông cảm được mà còn căm ghét nó, hận thù nó!
Tuy nhiên, đối với xã hội loài người của ngày hôm qua (chúng ta không bàn luận đến hôm nay và mai sau!), vì những thói hư tật xấu mà con người đã hun đúc nên được nhờ có tư duy trừu tượng, từ những mầm mống bản năng trong suốt quá trình mưu sinh xã hội dù không muốn, thì không thể không có chiến tranh. Nếu chỉ có bộ phận người dùng vũ lực để đi bóc lột và cướp đoạt quyền sống cơ bản của những bộ phận người khác mà không có chiến tranh thì nhân loại đi về đâu? Hoặc là sẽ tuyệt diệt giống loài hoặc lùi trở lại sống đời động vật thiểu năng và vô tri chăng? Rốt cuộc, vì sức ỳ tồn tại, vì sự cố gắng sống còn, phải xuất hiện một vũ lực được gọi là vũ lực của Đức Huyền Diệu để chống lại, để tiêu diệt cái vũ lực vô đạo đức kia nhằm bảo vệ, dung dưỡng sự sống còn của giống loài. Vậy thì, chúng ta không những thông cảm mà còn phải ủng hộ những cuộc kháng chiến của Đại Chúng (hoặc phục vụ nguyện vọng Đại Chúng) khi họ không còn con đường nào khác trong việc bảo vệ quyền sống cơ bản của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và của cả thế giới loài người. Cuộc kháng chiến đó không phải chỉ đơn thuần là phòng thủ mà có cả tấn công tiêu diệt nên nó cũng gây ra sự tàn bạo, chết chóc, nhưng mức độ thường là tối thiểu, không vô lối, bừa bãi, mà chỉ trong những tình huống bắt buộc, chẳng đặng đừng mới phải ra tay triệt hạ, giết chóc.
 
Thessalonica là một trong số những cuộc thảm sát quy mô lớn và sớm nhất trong lịch sử xảy ra vào năm 390 khi hoàng đế La Theodosius I phái quân tới Thessalonica nhằm dập tắt tình trạng bất ổn. Ban đầu, hoàng đế La Theodosius I ra lệnh cho binh sĩ dẹp tất cả các phiến quân phản loạn. Nhưng sau đó ông đổi ý và yêu cầu binh sĩ không giết hại dân thường. Tuy nhiên, sứ giả truyền lệnh tới quân lính đã tới Thessalonica quá muộn. 7.000 người vô tội, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị sát hại.
Thessalonica là một trong số những cuộc thảm sát quy mô lớn và sớm nhất trong lịch sử, theoList25. Sự việc xảy ra vào năm 390 khi hoàng đế La Theodosius I phái quân tới Thessalonica nhằm dập tắt tình trạng bất ổn. Ban đầu, Hoàng đế La Theodosius I ra lệnh cho binh sĩ dẹp tất cả các phiến quân phản loạn. Nhưng sau đó ông đổi ý và yêu cầu binh sĩ không giết hại dân thường. Tuy nhiên, sứ giả truyền lệnh đến quân lính đã tới Thessalonica quá muộn. Binh sĩ La Theodosius I đã sát hại 7.000 người vô tội.
Thảm sát Latin là vụ thảm sát quy mô lớn ở thời kỳ Công giáo La Mã do các tín hữu thuộc Giáo hội Chính thống Đông phương thực hiện tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine vào tháng 5/1182. Trên 60.000 người Latin đã bị giết chết hoặc chạy trốn khỏi nơi ở của họ trong vụ thảm sát này.
Thảm sát Latin là vụ giết chóc quy mô lớn ở thời kỳ Công giáo La Mã do các tín hữu thuộc Giáo hội Chính thống Đông phương thực hiện tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine, tháng 5/1182. Trên 60.000 người Latin bị giết hoặc chạy trốn khỏi nơi ở của họ trong vụ thảm sát này.
Vụ thảm sát Ngày lễ Thánh Bartholomew xảy ra vào năm 1572. Đây là một loạt các vụ bạo động của đám đông Công giáo chống lại người Huguenot (người Pháp theo đạo Tin Lành) trong cuộc chiến tôn giáo tại Pháp. Người ta ước tính số người chết trong cuộc thảm sát vào khoảng 5.000 tới 30.000 người. Đây là vụ việc tệ hại nhất trong tất cả các vụ thảm sát vì lý do tôn giáo xảy ra trong thế kỷ 16.
Vụ thảm sát Ngày lễ Thánh Bartholomew xảy ra vào năm 1572. Đây là một loạt các vụ bạo động của đám đông Công giáo chống lại người Huguenot (người Pháp theo đạo Tin Lành) trong cuộc chiến tôn giáo tại Pháp. Người ta ước tính số người chết trong cuộc thảm sát vào khoảng 5.000 tới 30.000 người. Đây là vụ việc tệ hại nhất trong tất cả các vụ thảm sát vì lý do tôn giáo xảy ra trong thế kỷ 16.
Vụ thảm sát Bolton hay “trận giông bão Bolton” là một phần của cuộc nội chiến tại Anh. Ngày 28/4/1644, cuộc tấn công và chiếm đóng một thị trấn ở Bolton do lực lượng Hoàng gia do hoàng tử Rupert of the Rhine dẫn đầu, đã khiến 1.600 người dân vô tội thiệt mạng.
Vụ thảm sát Bolton hay “trận giông bão Bolton” là một phần của cuộc nội chiến tại Anh. Ngày 28/4/1644, cuộc tấn công và chiếm đóng một thị trấn ở Bolton, do lực lượng Hoàng gia do hoàng tử Rupert of the Rhine dẫn đầu, đã khiến 1.600 người dân vô tội thiệt mạng.
Thảm sát Tháng 9 là một làn sóng bạo lực xảy ra tại Paris của Pháp vào mùa hè năm 1792. Một nửa tù nhân tại Paris đã bị hành quyết. Trong khi đó, 1.200 tù nhân khác, gồm phụ nữ và những bé trai bị mắc kẹt trong các nhà ngục. Bạo lực nhằm vào Giáo hội Công giáo tiếp diễn và lan rộng khắp nước Pháp trong gần một thập kỷ.
Thảm sát Tháng Chín là một làn sóng bạo lực xảy ra tại Paris của Pháp vào năm 1792. Một nửa tù nhân tại Paris đã bị hành quyết. Trong khi đó, 1.200 tù nhân khác, gồm phụ nữ và những bé trai bị mắc kẹt trong các nhà ngục. Bạo lực nhằm vào Giáo hội Công giáo tiếp diễn và lan rộng khắp nước Pháp trong gần một thập kỷ.
Vụ thảm sát đạo quân của Elphinstone xảy ra trong cuộc chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất (1839 đến 1842) khi thiếu tướng Sir Willian Elphinstone dẫn dắt quân đội và thường dân châu Âu, Ấn Độ từ Kabul trở lại đơn vị đồn trú của Anh tại Jalalabad. Ngay sau khi quân Anh bắt đầu hành quân trên những ngọn núi bị tuyết quét qua, họ bị rượt đuổi và tàn sát không thương tiếc. Trong số hơn 16.000 binh sĩ, chỉ một người đàn ông châu Âu duy nhất tên William Brydon may mắn thoát nạn.
Vụ thảm sát đạo quân của Elphinstone xảy ra trong cuộc chiến tranh Anh - Afghanistan lần thứ nhất (1839-1842) khi thiếu tướng Sir Willian Elphinstone dẫn dắt quân đội và thường dân châu Âu, Ấn Độ từ Kabul trở lại đơn vị đồn trú của Anh tại Jalalabad. Ngay sau khi quân Anh bắt đầu hành quân trên những ngọn núi bị tuyết quét qua, họ bị rượt đuổi và tàn sát không thương tiếc. Trong số hơn 16.000 binh sĩ, chỉ một người đàn ông châu Âu duy nhất tên William Brydon may mắn thoát nạn.
Vụ thảm sát Batak ở Bulgaria diễn ra vào ngày 30/4/1876. 8.000 quân Ottoman bắt đầu tiến hành cuộc
Vụ thảm sát Batak cướp sinh mạng của khoảng 15.000 người ở Bulgaria diễn ra vào ngày 30/4/1876 khi 8.000 quân Ottoman bắt đầu tiến hành cuộc "Trỗi dậy tháng Tư". Đa số người thiệt mạng là phụ nữ và trẻ em. Họ bị cưỡng hiếp, tra tấn rồi bị chặt đầu. Giới sử học coi sự kiện này là tội ác ghê tởm nhất thế kỷ 19.
Thảm sát Hamidian hay còn gọi là
Thảm sát Hamidian hay còn gọi là "Cuộc đại thảm sát" hoặc “Cuộc thảm sát Armenia” xảy ra trong thời gian từ năm 1894-1896. Nhằm tìm cách mở rộng lãnh thổ và xác lập hệ tư tưởng, đạo quân của đế chế Ottoman đã tàn sát từ 80.000 đến 300.000 người Armenia và khiến 50.000 trẻ em rơi vào cảnh mồ côi.
Nếu chúng ta đã “tặng” cho xã hội phong kiến một bức tranh ba màu với tên gọi: “Di tích của những oan hồn” thì cũng với ba màu ấy, chúng ta vẽ “tặng” cho xã hội tư bản ở nửa đầu thế kỷ XX như thế nào? Chúng ta sẽ bôi màu trắng làm nền, lấy màu vàng vẽ nước Nhật và dùng màu đỏ vẽ hai cái nấm khổng lồ mọc lên từ đó. Còn tên gọi của bức tranh thì chúng ta đặt là: “TƯỢNG ĐÀI CỦA VĂN MINH”!
Đúng là càng văn minh thì chiến tranh càng tàn bạo và độc ác. Nếu chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) đạt “thành tích” giết chóc là 13,6 triệu người, làm bị thương và tàn tật là 20 triệu người, đạt “thành tích” phá hoại là 388 tỷ đôla (thời giá), thì sau đó hơn 20 năm, chiến tranh thế giới thứ hai đã nâng “thành tích” lên nhiều lần, giết chóc được 60 triệu người, làm bị thương và tàn tật được 90 triệu người, phá hoại được 4.000 tỷ đôla (thời giá).
So sánh những con số, chúng ta thấy chiến tranh thế giới thứ hai chỉ sau chiến tranh thế giới thứ nhất có hơn 20 năm thôi mà “kỹ nghệ giết chóc” do văn minh đem lại đã tăng tiến vượt bậc đến cỡ nào! Cũng chỉ so sánh trên các con số thôi, không một ai không đồng ý rằng chiến tranh thế giới thứ hai có qui mô lớn nhất, nhiều nước tham gia nhất, xảy ra ác liệt nhất với những trận đánh kinh hoàng nhất, thường dân chết nhiều nhất, gây tan hoang nhất trong lịch sử loài người. Nhưng không chỉ có thế thôi. Trên thực tế, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai còn xuất hiện những hiện tượng giết thường dân vô tội một cách điên cuồng có hệ thống, có chủ đích, không vì bất cứ sự đòi hỏi nào của yêu cầu quân sự và số thường dân chết vì nguyên nhân đó là vô cùng nhiều. Do đó, phải nói thêm rằng chiến tranh thế giới lần thứ hai mang tội ác diệt chủng chống nhân loại ngút trời nhất, gây đau thương cho nhân loại nhiều nhất và có nhiều hiện tượng điên rồ nhất, khó hiểu nhất về hành vi con người trong suốt chiều dài của lịch sử loài người từ thuở mới lò dò bước đi đến thời đại “đủ lông đủ cánh” bay ngang dọc bầu trời.


Thảm sát Hamidian hay còn gọi là
Thảm sát Hamidian hay còn gọi là "Cuộc đại thảm sát" hoặc “Cuộc thảm sát Armenia” xảy ra trong thời gian từ năm 1894 – 1896. Nhằm tìm cách mở rộng lãnh thổ và xác lập hệ tư tưởng, đạo quân của đế chế Ottoman đã tàn sát từ 80.000 - 300.000 người Armenia và khiến 50.000 trẻ em rơi vào cảnh mồ côi.
Holocaust là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với sáu triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong thời gian Thế chiến II do Phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Dân Do Thái chiếm thành phần lớn nhất trong số các nạn nhân của cuộc thảm sát mà Đức Quốc xã gọi là
Holocaust là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong thời gian Thế chiến II do Phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Dân Do Thái chiếm thành phần lớn nhất trong số các nạn nhân của cuộc thảm sát mà Đức Quốc xã gọi là "Giải pháp tối hậu cho vấn đề Do Thái" .
Thảm sát Adana năm 1909 do Đế quốc Ottoman tiến hành nhằm vào những người theo đạo Ki tô diễn ra trong bối cảnh những biến động trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tới hàng loạt cuộc chống bạo động tại thành phố Adana. Theo các báo cáo, thảm sát Adana đã cướp sinh mạng của 15.000 tới 30.000 người.
Thảm sát Adana năm 1909 do Đế quốc Ottoman tiến hành nhằm vào những người theo đạo Ki tô diễn ra trong bối cảnh những biến động trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tới hàng loạt cuộc chống bạo động tại thành phố Adana. Theo các báo cáo, thảm sát Adana đã cướp đi sinh mạng của 15.000 tới 30.000 người.
Thảm sát Nam Kinh hay còn gọi là vụ “cưỡng hiếp Nam Kinh” là tội ác chiến tranh do quân đội Nhật Bản thực hiện bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc sau khi thành phố này rơi vào tay quân đội Thiên hoàng Nhật Bản ngày 13/12/1937. Trong khoảng thời gian này, hàng trăm ngàn dân thường và binh lính Trung Quốc đã bị sát hại. Nạn hiếp dâm và cướp bóc cũng xảy ra. Các nhà sử học ước tính từ 250.000 tới 300.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát Nam Kinh.
Thảm sát Nam Kinh là tội ác chiến tranh do phát xít Nhật thực hiện bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc, sau khi thành phố này rơi vào tay quân đội Thiên hoàng Nhật Bản ngày 13/12/1937. Trong khoảng thời gian này, hàng trăm ngàn dân thường và binh lính Trung Quốc đã bị sát hại. Các nhà sử học ước tính từ 250.000 tới 300.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát Nam Kinh.
Trong hai ngày 29 và 30 tháng 9/1941, quân Đức quốc xã đã hành quyết 33.771 người Do Thái tại hẻm núi Babi Yar gần thủ đô Kiev. Vụ thảm sát Babi Ya cũng đánh dấu bước khởi đầu cho lịch sử Holocaust ở Ukraine khi hơn 1,5 triệu người Do Thái đã biến mất khỏi thế giới chỉ để thỏa mãn tham vọng của Adolf Hitler về một châu lục không có người Do Thái.
Trong hai ngày 29 và 30 tháng 9/1941, quân Đức quốc xã đã hành quyết 33.771 người Do Thái tại hẻm núi Babi Yar gần Kiev. Vụ thảm sát Babi Ya cũng đánh dấu bước khởi đầu cho lịch sử Holocaust ở Ukraine khi hơn 1,5 triệu người Do Thái đã biến mất khỏi thế giới chỉ để thỏa mãn tham vọng của Adolf Hitler về một châu lục không có người Do Thái.
Tháng 10/1941, hơn 50.000 người Do Thái bị quân đội Romania giết hại. Người ta còn gọi sự kiện này là
Tháng 10/1941, hơn 50.000 người Do Thái bị quân đội Romania giết hại. Người ta còn gọi sự kiện này là "thảm sát Odessa". Vụ việc nằm trong chuỗi tội ác do Phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra trong cuộc thảm sát chủng tộc Holocaust thời Thế chiến II.
Tháng 2/1982, quân đội của cựu Tổng thống Syria Hafez Al Assad đã thực hiện cuộc thảm sát tại một ngôi làng thuộc thị trấn Hama nhằm ngăn cản các cuộc nổi dậy của lực lượng Anh em Hồi giáo. Khoảng 7.000 tới 35.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát này.
Tháng 2/1982, quân đội của cựu Tổng thống Syria Hafez Al Assad đã thực hiện cuộc thảm sát tại một ngôi làng thuộc thị trấn Hama nhằm ngăn cản các cuộc nổi dậy của lực lượng Anh em Hồi giáo. Khoảng 7.000 tới 35.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát này.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai có rất nhiều cuộc tàn sát dân lành ở qui mô diệt chủng không thể gọi bằng cái tên nào khác phù hợp hơn cái tên: TỘI ÁC THUẦN TÚY NHÂN TÍNH. Chúng ta liệt kê một số gọi là “vĩ đại” nhất:
-         Cuộc tàn sát nhân dân Liên Xô của Phát xít Đức.
-         Cuộc tàn sát nhân dân Ba Lan của Phát xít Đức.
-         Cuộc tàn sát có tính diệt chủng dân tộc Do Thái của Phát xít Đức.
-         Cuộc tàn sát nhân dân Trung Quốc của phát xít Nhật.
-         Cuộc làm chết đói nhân dân Việt Nam của Phát xít Nhật.
-         Cuộc tàn sát nhân dân Nhật của Đế quốc Mỹ.
Trong những cuộc tàn sát, bức tử “vĩ đại” đó, chúng ta thấy chúng chẳng mang lại một ý nghĩa quân sự nào cả, chẳng có lợi gì cho chiến tranh cả. Giả sử cứ cố mà cho rằng có đi chăng nữa thì cũng không đáng kể chút nào.


                                    Thủy thủ Mỹ với một sọ lính Nhật trên tàu USS PT-341
-Trong vụ thảm sát Malmedy lệnh bằng văn bản của Trung đoàn bộ binh 328 Quân đội Mỹ, ngày 21 tháng 12 năm 1944, nêu rõ: Không có binh lính SS hoặc lính nhảy dù sẽ được bắt làm tù binh, nhưng tất cả sẽ bị bắn. Thiếu tướng Raymond Hufft (quân đội Mỹ) đã hướng dẫn quân đội của mình không được có bất cứ tù nhân khi họ vượt qua sông Rhine năm 1945. "Sau chiến tranh, khi ông bị phản ứng về các tội ác chiến tranh và ông thừa nhận, nếu người Đức đã giành chiến thắng, tôi sẽ được xét xử tại Nuremberg thay vì chúng."
Gần ngôi làng Pháp Audouville-la-Hubert, 30 tù nhân Wehrmacht của Đức bị thảm sát bởi lính nhảy dù Mỹ...
-Khi đồng minh tiến vào và chiếm đóng lãnh thổ Đức trong những giai đoạn cuối của thế chiến thứ hai, những cuộc hiếp dâm tập thể đã xảy ra trong lúc còn đang chiến đấu cũng như trong thời gian chiếm đóng sau đó. Những nhà học giả phương Tây đồng ý là đa số các vụ cưỡng dâm là do binh lính Liên Xô thực hiện, nhưng những phỏng chừng về số vụ cưỡng bức thì lại rất khác nhau. Các sử gia Nga chỉ trích các phỏng đoán này và lý luận là những vụ hiếp dâm này không nhiều như phương Tây mô tả.

                                   hình chụp bởi công an, trong đó 2 phụ nữ bị hiếp chết
-Quốc hội Liên bang Nga ngày 25-11 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22.000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía tây nước Nga, năm 1940 do nhà lãnh đạo Josef Stalin ra lệnh.
“Đồng hồ dừng lại ở 6h30 phút sáng” – những “bản án” được thực hiện một cách lạnh lùng. Các tù nhân ở Kharkov và Kalinin bị bắn ngay trong nhà tù. Tại Katyn, tù nhân bị dẫn đến trước những hố to đã đào sẵn và bị bắn vào đầu ở cự ly gần bằng những khẩu súng lục, chủ yếu là súng Đức – “Walter” và “Browning” (đó cũng là một trong những cơ sở để sau này Liên Xô đổ lỗi cho quân đội Đức là thủ phạm).
Vụ xử bắn tù nhân kéo dài đến giữa tháng 5-1940 và diễn một cách suôi sẻ: Tại khu rừng gần làng Katyn cũng như trong một số trại giam trên đất nước Liên Xô, chỉ trong vài tuần đã có gần 22.000 tù nhân – công dân Ba Lan bị giết chết theo lệnh của Ủy ban Nhân dân Nội vụ. Sau khi “Chiến dịch giảm tải trại tù” kết thúc, “đã xử bắn 21.857 người; trong đó: 4.421 bị bắn tại Katyn (vùng Smolensk), 3.820 người bị bắn tại trại Starobelsk gần Kharkov, 6.311 người bị bắn tại trại Ostashkov (vùng Kalinin), 7.305 người bị bắn chết trong các nhà tù phía Tây Ukraine và Tây Belorusia”
Vụ thảm sát không chỉ diễn ra ở Katyn, nhưng thuật ngữ “Thảm sát Katyn” được gọi chung cho việc giết hại các tù nhân Ba Lan (đa phần là tầng lớp tinh hoa, sĩ quan từ cấp tá trở lên) vì vụ nổ súng tại làng Katyn xảy ra trước nhất. Sau đó, việc sát hại 7.000 người (trong số đó có 1.000 sĩ quan cao cấp Ba Lan) bị Liên Xô giam giữ trong các nhà tù ở miền Tây Ukraina và Belorusia cũng được gắn với cái tên “Thảm sát Katyn”.
Mồ chôn tập thể ở Katyn
              Mồ chôn tập thể ở Katyn

-Tàn sát chủng tộc của phát xít Đức:
 Vào khoảng thời gian nào đó gần với thời điểm Quốc xã thất bại trong cuộc tấn công Moscow hồi tháng 12 năm 1941, Hitler đã quyết định rằng người Do Thái ở châu Âu phải bị tận diệt ngay lập tức. Những kế hoạch nhằm xóa sổ toàn bộ số dân Do Thái ở châu Âu — khoảng 11 triệu người — được chính thức hóa tại Hội nghị Wansee diễn ra vào ngày 20 tháng 1 năm 1942. Theo đó, một số sẽ phải làm việc cho đến chết, và số còn lại thì sẽ bị giết trong quá trình thực thi kế hoạch Die Endlösung der Judenfrage (Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái). Ban đầu, Quốc xã hành quyết nạn nhân bằng xe hơi ngạt hoặc bằng súng (thi hành bởi các đội xử bắn Einsatzgruppen), nhưng những phương pháp này đã chứng minh chúng không thể đáp ứng được chiến dịch có quy mô lớn như vậy. Đến năm 1941, những trung tâm giết người tại trại tập trung Auschwitz, Sobibor, Treblinka, và những trại tử thần khác của Đức Quốc xã đã trở thành phương thức chủ đạo thay thế cho Einsatzgruppen. Tổng số người Do Thái bị Đức Quốc xã giết hại trong chiến tranh ước tính từ 5,5 đến 6 triệu người, trong đó có khoảng hơn một triệu trẻ em. Bên cạnh đó là 12 triệu người bị ép làm lao động khổ sai.
Trong giai đoạn Ba Lan bị chiếm đóng; Quốc xã đã sát hại khoảng 2,7 triệu người dân tộc Ba Lan. Dân thường Ba Lan bị buộc phải làm lao động khổ sai trong các ngành công nghiệp của Đức, bị bắt giam, hành quyết, hay trục xuất hàng loạt để dọn đường cho người Đức. Giới chức trách Đức tham gia vào nỗ lực hủy diệt nền văn hóa và bản sắc dân tộc Ba Lan.


Hành quyết công dân Ba Lan tại Bochnia trong thời kỳ Đức chiếm đóng Ba Lan, 18 tháng 12 năm 1939
Ước tính trong giai đoạn từ tháng 6 năm 1941 đến tháng 1 năm 1942, Đức Quốc xã đã sát hại khoảng 2,8 triệu tù binh chiến tranh Liên Xô. Rất nhiều nạn nhân trong số đó chết vì bị bỏ đói trong những bãi giam giữ ngoài trời tại Auschwitz và những nơi khác. Tỉ lệ tù binh thiệt mạng giảm dần khi Quốc xã cần nô lệ để phục vụ cho chiến tranh; đến năm 1943, nửa triệu tù binh đã được sử dụng làm lao động nô lệ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã cướp đi của Liên Xô 27 triệu sinh mạng; chưa đến 9 triệu người trong đó chết trên chiến trường.


                    Tù binh chiến tranh Liên Xô trần truồng trong trại tập trung Mauthausen-Gusen
Tất cả các vụ thảm sát đó đều thuộc chương trình Holocaust.
Holocaust (từ tiếng Hy Lạp: hólos, "toàn bộ" và kaustós, "thiêu đốt"), còn được biết đến với tên gọi Shoah (tiếng Hebrew:  HaShoah, "thảm họa lớn"), là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và nó đã dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái. Một số nhà sử học sử dụng định nghĩa Holocaust còn bao gồm cả năm triệu nạn nhân không phải Do Thái thiệt mạng vì các cuộc thảm sát của Đức Quốc xã, qua đó đưa tổng số nạn nhân lên khoảng 11 triệu người. Hoạt động tàn sát diễn ra trên toàn Đức Quốc xã và các vùng lãnh thổ bị quốc gia này chiếm đóng.
Trong giai đoạn từ 1941 đến 1945, người Do Thái đã bị sát hại một cách có hệ thống trong một cuộc diệt chủng có quy mô lớn thuộc nhóm hàng đầu trong lịch sử và nó là một phần của chương trình hành động tổng thể bao quát hơn mà chế độ Quốc xã thực hiện: đàn áp, tiêu diệt những nhóm sắc tộc và chính trị đối lập tại châu Âu. Mọi bộ phận của chính quyền Đức đều tham gia cung ứng hỗ trợ và hành động, điều này đã biến Đế chế Thứ ba thành "một nhà nước diệt chủng". Các thành phần nạn nhân khác bao gồm người Di-gan, người Slav, tù binh chiến tranh Liên Xô, người Cộng sản, người đồng tính, tín hữu Nhân chứng Jehovah, và những người khuyết tật về tinh thần và thể trạng. Tổng cộng, đã có khoảng 11 triệu người bị sát hại, trong đó bao gồm khoảng một triệu trẻ em Do Thái. Bằng việc sử dụng một mạng lưới liên hệ giữa 42.500 cơ sở tại Đức và các vùng lãnh thổ chiếm đóng, Quốc xã tập trung số nạn nhân lại để bắt làm lao động nô lệ, tàn sát, và thực thi các hành động vi phạm nhân quyền khác.Ước tính có khoảng 200.000 cá nhân được quy là thủ phạm gây ra Holocaust.
Sự khủng bố và diệt chủng được tiến hành theo từng giai đoạn, mà đỉnh cao là cái được gọi là "Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái", một kế hoạch tận diệt người Do Thái ở châu Âu. Ban đầu chính quyền Đức cho thông qua các đạo luật nhằm lọc bỏ người Do Thái ra khỏi xã hội, tiêu biểu nhất là Luật Nuremberg năm 1935. Kể từ năm 1933, một mạng lưới các trại tập trung, và tiếp theo sau sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1939 là các khu Do Thái, được thiết lập. Trong năm 1941, sau khi chinh phạt được vùng lãnh thổ mới ở Đông Âu, Quốc xã đã sử dụng các đơn vị bán quân sự chuyên biệt gọi là Einsatzgruppen để tàn sát khoảng hai triệu người Do Thái và những người thuộc phe kháng chiến bằng phương thức chủ đạo là xử bắn hàng loạt. Tới thời điểm cuối năm 1942, số nạn nhân lúc này được vận chuyển đều đặn trên những chuyến tàu chở hàng đến các trại hủy diệt, nơi mà những người sống sót sau chuyến hành trình đến trại sẽ bị sát hại một cách có hệ thống trong các phòng hơi ngạt. Chiến dịch tàn sát tiếp tục diễn ra cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai tại chiến trường châu Âu chấm dứt vào tháng 4/5 năm 1945.


                                            Hố chôn tập thể bên trong trại Bergen-Belsen 
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét