Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/h


 
Cửu Bình 3 Chính quyền bạo lực Đảng Cộng Sản Trung Quốc
                                                                       

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs


 

 

  (Tiếp theo)

 

Thiên tai và nạn dịch họa từ bên ngoài có thể làm cho đất nước điêu đứng, suy tàn. Nhưng đó là những sự cố tương đối ngẫu nhiên, có vẻ đột ngột và vô cớ. Trong nhiều trường hợp, nhất là trường hợp do thiên tai, những sự cố đó là có thể lường trước, chế ngự, ngăn chặn, hóa giải kịp thời được, còn không thì cũng mau chóng khắc phục được. Sự điêu tàn ở một vài khu vực, đối với riêng bản thân nó thôi, chẳng có ý nghĩa đáng kể nào trước sự thịnh - suy của một đất nước. Chúng ta quan niệm rằng điêu tàn là một kết quả chứ không phải là nguyên nhân của sự suy vi có tính xã hội. Ngay cả nạn địch họa từ bên ngoài (ngoại xâm), cũng chỉ chủ yếu là sự làm  tan hoang đi chứ không phải là làm suy vi xã hội đi. Nói lạ lùng như thế bởi chúng ta nghĩ thịnh vượng hay suy vi mang ý nghĩa bao hàm, không phải chỉ nói lên của cải vật chất nhiều hay ít, sung túc hay không sung túc, mà còn nói lên trạng thái tinh thần xã hội lành mạnh hay suy đồi nữa.
 
Hình (EyePress News/AFP): Mùa xuân năm 1966, Hồng vệ binh gồm học sinh trung học và sinh viên bị lóa mắt bởi các bài diễn văn của Mao, đã hăng hái tuần hành trước thần tượng của mình. Ở khán đài trên cao, Mao Trạch Đông vỗ tay tán thưởng. Bên cạnh ông ta là nhân vật số 2 của Đảng – thống chế Lâm Bưu (Lin Biao) – người sẽ thay thế Lưu Thiếu Kỳ (thứ ba trong ảnh) bị cách chức sau đó ít lâu.
  Cách mạng Văn hóa lan rộng, vượt ra ngoài vòng kiểm soát. Các phe nhóm Hồng vệ binh đối địch tấn công lẫn nhau, dù tất cả đều lớn tiếng khoe trung thành với Mao. Tại một số nơi, đã trở thành một cuộc nội chiến thực sự. Tình hình hỗn loạn cho đến nỗi Mao Trạch Đông phải yêu cầu tổng tham mưu trưởng quân đội Lâm Bưu tái lập trật tự kể từ 1967. Sau khi lợi dụng giới thanh niên để lật đổ những kẻ thù trong Đảng, Mao bèn tống khứ họ. Những « kẻ nổi loạn », bị kết án là đồng lõa với tư sản, bị hành quyết công khai và hàng triệu Hồng vệ binh bị đày về nông thôn để « được quần chúng cải tạo ». Ảnh chụp tháng 8/1968.
 
cach mang
Quân lính ĐCSTQ hành quyết “địa chủ” và “phần tử phản cách mạng” tại Phụ Khang – Tân Cương năm 1953 (National Archives)
Vào thời kỳ thịnh vượng, điều dễ thấy nhất là giai tầng Đại Chúng nói chung được ấm no sung túc, có của ăn của để, làng quê rộn rã tiếng cười nói, hội hè thường xuyên, chùa chiền cũng tươi rói vàng son, khách viếng chùa không ngớt, mâu thuẫn quyền lợi giữa Đại Chúng và triều đình tạm lắng xuống, nhân tính con người giảm hẳn “ác” đi mà dồn về hướng “thiện” làm cho tinh thần xã hội trở nên trẻ trung, lành mạnh. Vào thời kỳ suy vi, cũng dễ thấy nhất là Đại Chúng nói chung lầm than đói rách, trâu bò dơ xương, nhà cửa xơ xác, làng xóm tiêu điều, trộm cướp, giặc giã xoành xoạch, hội hè thưa thớt lạnh tanh, chùa chiền cô quạnh vắng đanh, mâu thuẫn quyền lợi giữa Đại Chúng và triều đình nổi lên nhức nhối, nhân tính con người mất dần lương thiện để quay về với những thủ đoạn thấp hèn, tàn nhẫn, vị kỷ làm cho tinh thần xã hội già nua, suy đồi.
Có thể nói đại khái rằng: thịnh, suy là những quá trình kế tiếp nhau trong sự vận động nội tại của một xã hội có nền sản xuất hàng hóa, là kết tụ của nhiều quá trình, nhiều yếu tố xảy ra trong xã hội, mà nổi bật lên là sự vận động của hai lực lượng tương phản trong mối quan hệ lưỡng nghi thống nhất: yêu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng. Thực ra, thịnh - suy là quá trình có tính phổ quát trong Tự Nhiên và biểu hiện đặc thù trong xã hội loài người nên nền sản xuất hàng hóa khó lòng hủy bỏ nó, nhưng con người khôn ngoan và tỉnh táo có thể giảm thiểu mức độ tương phản giữa thịnh và suy. Vì rằng trong thịnh có suy và trong suy có thịnh và cũng vì rằng con người ngày một khôn ngoan hơn, biết cách tác động có lợi hiệu quả hơn vào quá trình thịnh suy nên nhiều khi khó nhận biết được đâu là thịnh, đâu là suy.

Hình  (RIA Novosti/AFP): Nhiều lãnh đạo Đảng bị đưa ra đấu tố trước nhân dân, chẳng hạn tướng La Thụy Khanh (Luo Ruiqing), từng là bạn chiến đấu của Mao Trạch Đông trong cuộc Trường Chinh, thành viên Ban bí thư Trung ương Đảng và tổng tham mưu trưởng quân đội. Tội của ông là dám phản đối Mao và Lâm Bưu. Sau nhiều lần bị đấu tố công khai, ông tự tử bằng cách nhảy từ tầng ba xuống, nhưng không chết mà chỉ bị gãy chân. Trong tấm ảnh chụp vào tháng 2/1967, người ta thấy tướng La Thụy Khanh lại bị lôi ra đấu tố, mặc dù chân đang bị bó bột. Hàng ngàn trí thức, tu sĩ nhiều tôn giáo khác nhau và những người bị tình nghi là « phản cách mạng » đã bị Hồng vệ binh hành quyết.
Phan cach mang
Mục đích của phong trào trấn áp phần tử “phản cách mạng” để củng cố chính quyền mới. Trong hình là các “địa chủ” bị thanh trừng vào năm 1951 (National Archives).

Nhà văn Vương Thực Vị (Wang Shiwei) là phần tử trí thức đầu tiên bị giết hại trong chỉnh đốn Diên An.Nhà văn Vương Thực Vị (Wang Shiwei) là phần tử trí thức đầu tiên bị giết hại trong chỉnh đốn Diên An. (Ảnh: Epoch Times)

Trong xã hội sản xuất hàng hóa phong kiến, do bản chất của chế độ quân chủ chuyên chế mà quá trình suy vi thường đưa xã hội đến trạng thái hết sức thảm hại, Đại Chúng bị dồn đến đường cùng, buộc phải đứng dậy đấu tranh vũ trang, giành lại quyền lợi cơ bản của mình, tức là quyền được làm lụng và được sống ấm no, hạnh phúc nhờ sự làm lụng ấy. Lúc đó mới là lúc mở ra khả năng cho một quá trình thịnh đạt mới. Nói một cách siêu hình thì trong một quốc gia phong kiến, nếu trời bày ra sự suy vi thì chính “con trời” cùng với triều đình của nó phải chịu trách nhiệm trực tiếp và chính yếu đến thảm cảnh loạn lạc, can qua, huynh đệ tương tàn, đói khát thê lương xảy ra tràn lan.
Cũng là thịnh rồi suy, suy rồi lại thịnh… như phong kiến châu Âu, nhưng xã hội phong kiến phương Đông có một đặc trưng lớn: vòng đời của một vương triều thường mở đầu bằng quá trình thịnh đạt đến trạng thái thịnh vượng, rồi từ đó bắt đầu quá trình suy vi, kết thúc trong trạng thái suy tàn. Khi vương triều cũ tiêu vong thì đồng thời xuất hiện vương triều mới. Vương triều mới này nếu không “chết yểu” thì cũng sống một cuộc đời có vòng đời giống hệt vương triều cũ, nghĩa là cũng thịnh đạt đến thịnh vượng, rồi suy vi và “băng hà” trong suy tàn, nhường chỗ cho một vương triều tiếp theo…

Hình (AFP) : Sự sụp đổ của « Tứ nhân bang » tức « bè lũ bốn tên », nhóm tư tưởng cực đoan do Giang Thanh cầm đầu đánh dấu hồi kết của Cách mạng Văn hóa. Bị kết án đã đàn áp 730.000 người và làm cho 35.000 người chết, họ bị lãnh những bản án nặng nề năm 1980. Phiên tòa xử « bè lũ bốn tên » được truyền hình tường thuật, giúp lên án Cách mạng Văn hóa mà không đặt lại vấn đề về di sản của Mao cũng như tính chính danh của Đảng. Ảnh chụp các bị cáo trước tòa ngày 27/11/1980, gồm Trương Xuân Kiều (Zhang Chunqiao), Vương Hồng Văn (Wang Hongwen), Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên (Yao Wenyuan).
Như đã nói, trạng thái thịnh vượng làm xuất hiện những yếu tố đưa xã hội vào quá trình suy vi. Triều đình phong kiến nói chung không những không khắc phục được mà còn đẩy quá trình đó tiến triển nhanh hơn. Việc giải quyết những bất đồng quyền lợi giữa hai tầng lớp bằng cách sử dụng vũ khí của triều đình nhằm trấn áp, đàn áp Đại Chúng đã kích hoạt một vài bộ phận của Đại Chúng tổ chức khởi nghĩa vũ trang chống lại. Từ đó cũng sẽ tìm được câu trả lời trước câu hỏi: vì sao khởi nghĩa nông dân xảy ra thường xuyên, hết cuộc này tới cuộc khác, trong suốt thời kỳ tồn tại chế độ phong kiến.
Trong hai giai tầng thống trị và bị trị thì giai tầng bị trị - tức là quần chúng nhân dân mà Đại Chúng cần lao là đại diện - đóng vai trò nền tảng. Cũng tương tự như Tự Nhiên Tồn Tại đối với Vũ Trụ, tương tự như thiên nhiên hoang dã đối với thế giới sinh vật, tương tự như thế giới sinh vật đối với loài người, cái nền tảng nhân dân ấy không làm nhưng không phải không làm (vô vi, vô bất vi), không làm mà làm tất cả. Khi sự sống còn của nhân dân bị đe dọa nghiêm trọng, cũng có nghĩa là cộng đồng xã hội có nguy cơ chấm dứt tồn tại bởi cái triều đình đáng lẽ ra phải có nhiệm vụ duy trì sự tồn tại ấy, thì nó sẽ lên tiếng, sẽ “làm tất cả” thông qua đại diện của nó là Đại Chúng. Khi khởi nghĩa vũ trang của bộ phận Đại Chúng nổ ra thì cũng là lúc quyền lực tản mát của Đại Chúng bắt đầu quá trình qui tụ về, cũng là lúc Đại Chúng bắt đầu cuộc sử dụng bạo lực để không những đi tước đoạt lại danh lợi từ tay giai cấp thống trị mà còn và chủ yếu là đi đòi lại quyền lực mà trước đây đã ủy quyền cho vua và vua đã chiếm giữ một cách bất chính đem “trang bị” cho triều đình. Nhà vua đâu có thể ngờ rằng trong thiên hạ, ngoài quyền lực mà vua đã trang bị cho triều đình (nên cũng tạm gọi là quyền lực triều đình, hay quyền lực của giai cấp thống trị) còn có một quyền lực khác, tương phản với nó là quyền lực Đại Chúng có tính ẩn dấu. Khi vua làm thuận lòng dân thì quyền lực của vua trở nên vô địch, quyền lực Đại Chúng lặn đi, và nếu sự “thuận lòng dân” ấy là hoàn toàn vì dân thì cũng có nghĩa vua đã làm được việc thống nhất quyền lợi giữa hai giai tầng, xóa đi sự phân tầng xã hội, lúc này trong xã hội chỉ tồn tại duy nhất một quyền lực, không phải của vua, không phải của Đại Chúng mà là của cộng đồng nhân dân mà vua được ủy quyền đại diện. Đây là trường hợp lý tưởng, nhưng một cách tương đối, gần đúng thì cũng có thể quan sát thấy trong lịch sử: đó là trường hợp cộng đồng xã hội Công xã nguyên thủy, hay sự đồng lòng của quân dân nhà Trần - Việt Nam trong thời đoạn ba lần đại thắng quân Nguyên… Khi vua làm nghịch lòng dân thì quyền lực nhà vua trở nên suy yếu, quyền lực Đại Chúng nổi lên phản kháng lại quyền lực nhà vua và nếu nhà vua sử dụng vũ lực trấn áp thì nó cũng sẵn sàng “nghênh chiến”. Khi sự “nghịch lòng dân” ấy trở nên quá ư bạo ngược, hoàn toàn phản động thì cũng là khi vua làm cho quyền lực Đại Chúng lớn mạnh nhanh chóng và trở nên vô địch; tự làm cho quyền lực của mình tiêu tan đi để rồi cả vua lẫn triều đình không thể tránh khỏi bị diệt vong và giai tầng thống trị vì thế cũng tan rã theo.


Hình 7 (AFP) : Trên khắp mọi miền đất nước, tất cả các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tấn công. Tại Bắc Kinh, hàng ngàn công trình lịch sử giá trị đã bị phá hủy. Các nhân vật lỗi lạc quá cố bị quật mồ, đốt di cốt. Những nơi thờ tự đều bị phá hoại. Ở Tây Tạng, hầu như toàn bộ 6.000 tu viện đều bị đặt chất nổ phá hủy.
Hình 8 (AKG): Hồng vệ binh cũng phá hủy hoàn toàn nhiều thư viện, sau đó vào các nhà dân tịch thu tùy thích, đốt cháy tất cả những gì bị cho là « tư sản » như sách báo, tranh ảnh, dĩa hát…Lo sợ bị chúng nhắm đến, nhiều gia đình đã tự tiêu hủy mọi thứ văn hóa phẩm trong nhà.

Khi trong xã hội thực sự chỉ còn một quyền lực tối cao nhằm bảo vệ một cách bình đẳng, quyền lợi của mọi công dân, nghĩa là bảo vệ sự tồn tại lành mạnh của cả cộng đồng thì xã hội đó được gọi là phi giai cấp. Lúc này, mọi sự tranh giành danh lợi xảy ra trong xã hội, thậm chí là bằng vũ lực đều không phải là đấu tranh giữa giai tầng này với giai tầng khác mà chỉ có tính chất cá nhân, cá thể, cá biệt giữa công dân với công dân, có nguồn gốc từ sự “chênh lệch” quan niệm, nhận thức về thị phi cũng như từ sự biểu hiện đa dạng của nhân tính.
 Từ đây, chúng ta thấy rằng không phải nền sản xuất hàng hóa làm phân chia giai tầng mà chính là sự xuất hiện nhà nước và sự lũng đoạn nhà nước bởi lòng tham mù quáng của con người mới là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng xã hội đó.


Karl Marx, triết gia cho rằng đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội.

Theo định nghĩa của wikipedia: "Giai cấp xã hội đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác".
Quan niệm của Karl Heinrich Marx về giai cấp nhằm mục đích giải thích sự biến đổi xã hội và xây dựng một lý thuyết về lịch sử phát triển xã hội, ông đưa ra câu hỏi:

  • Tại sao xã hội lại biến đổi?
  • Xã hội biến đổi như thế nào?
  • Tương lai xã hội sẽ ra sao?
Karl Marx tin rằng câu trả lời nằm trong mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội. Những cuộc đấu tranh giai cấp tạo ra động lực thúc đẩy lịch sử phát triển xã hội, hình thành nên những hình thái kinh tế, xã hội mới. Lịch sử loài người là một lịch sử của sự thay thế giai cấp cũ bằng giai cấp mới. Marx cho rằng không có sẵn câu trả lời đơn giản cho vấn đề có bao nhiêu giai cấp được hiện diện trong xã hội; ngược lại, câu trả lời này phụ thuộc vào xã hội đó là gì và đang ở giai đoạn lịch sử nào. Bởi vậy, Marx xác định có 4 giai cấp trong xã hội La Mã cổ đạiquý tộc, hiệp sĩ, bình dânnô lệ, và một số lượng giai cấp lớn hơn trong xã hội thời Trung cổ ở châu Âu. Marx cho rằng, trong xã hội tư bản chủ nghĩa chỉ có 2 giai cấp chính: tư sảnvô sản.

[​IMG]
                                              Lính Việt bị bắt sang đánh nhau với Đức​

 
 Theo Marx và Lenin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I.Lênin định nghĩa đấu tranh giai cấp là "cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản".
Có lẽ cần xét lại quan niệm phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác. quan niệm của Mác cho rằng: đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội có thể cũng đúng nhưng phải mở rộng ra là đấu tranh của hai tầng lớp bị trị và thống trị và đó là hiện tượng phổ biến trong lịch sử xã hội loài người. 
Trong suốt chiều dài của lịch sử xã hội loài người, có thể phân chia loài người tương đối ra nhiều tầng lớp khác nhau dựa vào quan hệ sản xuất. Nhưng nhìn chung, chỉ có sự phân tầng giữa thống trị và bị trị là chủ yếu, là mang tính cơ bản. Tùy thuộc vào trình độ văn minh cũng như mức sống của xã hội mà mức độ mâu thuẫn giữa tầng lớp bị trị và tầng lớp thống trị xét trong những giai đoạn khác nhau là khác nhau: lúc căng thẳng đối kháng, lúc hòa dịu nhạt nhòa. Ví dụ trong thời đại chủ nghĩa tư bản, tầng lớp bị trị nổi trội lên gồm giai cấp công - nông, còn tầng lớp thống trị chủ yếu là giai cấp tư sản. 
Vào giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, do máy móc còn lạc hậu, chưa đáp ứng được hiệu quả trong sản xuất, việc tích lũy tư bản vẫn dựa vào bóc lột thặng dư sức lao động là chính, và do còn tàn dư thô bạo của lòng tham ích kỷ trong quan hệ giữa kẻ trên người dưới thời phong kiến, mà mâu thuẫn giữa giai cấp công - nông và giai cấp tư sản trở nên đối kháng, thậm chí nhiều khi bị đẩy lên đến một mất một còn. Ngày nay mâu thuẫn đó đã hầu như hoàn toàn lắng dịu, thậm chí là không thấy nữa. Trái lại, như ở nước ta hiện nay, chính quyền đã thuộc về tầng lớp trí thức đã thoái hóa cách mạng (chứ không phải hoàn toàn về tay nhân dân như mục đích đề ra ban đầu của cách mạng!) và từ tầng lớp ấy, đã âm thầm xuất hiện một giai cấp mới, lấy moi móc "lộc nước" làm mục đích cuộc đời, được gọi một cách mỉa mai là "Tư sản đỏ". Tầng lớp thoái hóa cách mạng là bộ phận người tin tưởng một cách bảo thủ và ngoan cố vào lý tưởng của một học thuyết đã tỏ ra lỗi thời, tham quyền cố vị một cách đạo đức giả và trung thành với chế độ một cách máy móc, mù quáng.
 
Gia Đình Nga Hoàng NICOLAI II
[​IMG]
- Kinh tế: suy sụp
- Xã hội: mâu thuẫn xã hội gay gắt
[​IMG]


[​IMG]
[​IMG]
MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG​



Rồi đây, loài người sẽ phải trải qua một cuộc cách mạng nữa gọi là "cách mạng về nhận thức". Cuộc cách mạng này sẽ do bộ phận tiến bộ trong tầng lớp trí thức tiến hành nhằm vạch ra những luận điểm sai lầm, không tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê. Phải có cuộc cách mạng ấy, vì tương tự như chính quyền tư sản, do có sức ỳ tồn tại mà chính quyền cộng sản không tự sụp đổ!
Những hiện tượng nói trên thật khó giải thích nếu dựa trên quan niệm của chủ nghĩa Mác về sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhưng thật ra là hoàn toàn dễ hiểu!


                                      Đột chiếm ngục Bastille, 14 tháng 7 1789
                                                    Hành quyết Vua Louis XVI
                               10 tháng 8 1792 Công xã Paris - Bạo loạn tại cung Tuilerie
Tranh biếm của George Cruikshank về thời kỳ Khủng bố dưới sự thống trị của Maximilien Robespierre
                                             Hành hình nhà Độc tài Robespierre
                              Napoleon trong chiến dịch ở miền Bắc nước Ý-1796Hiến pháp mới đã lập ra Hội đồng Đốc chính và Lưỡng viện lập pháp đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Quốc hội bao gồm Hạ viện gồm 500 đại biểu và Thượng viện gồm 250 đại biểu. Quyền hành pháp nằm trong tay 5 đốc chính do Thượng viện bổ nhiệm hàng năm từ danh sách do Hạ viện đưa lên.
Khi đại đa số dân chúng Pháp muốn loại bỏ họ, họ đã chỉ có thể giữ được quyền lực của mình bằng những biện pháp bất thường. Họ đã từng bước lờ đi các điều khoản của hiến pháp, và dùng đến vũ khí khi kết quả bầu cử chống lại họ. Họ đã quyết tâm kéo dài chiến tranh - cách tốt nhất để kéo dài quyền lực của mình. Do đó, họ bị dẫn đến việc dựa vào quân đội - phe cũng muốn chiến tranh.
Chế độ mới vấp phải sự chống đối từ những người bảo hoàng và các phần tử Jacobin còn sót lại. Quân đội đàn áp các cuộc nổi dậy và các hoạt động phản cách mạng. Nhờ đó quân đội và vị thống lĩnh xuất sắc của họ, Napoleon Bonaparte càng có thế lực hơn.
Ngày 9 tháng 11 năm 1799 (ngày 18 tháng Sương mù của năm thứ 8 theo lịch Cách mạng Pháp), Napoléon tổ chức một cuộc đảo chính, lập nên chế độ tổng tài. Sự kiện Napoléon xưng Hoàng đế vào năm 1804 đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa, thành quả tiêu biểu của Cách mạng Pháp.
 
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét