Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 30/p


 
Cuộc chiến tranh vĩ đại - Tập 5: Phong tỏa Leningrad | Phim tài liệu lịch sử Thế chiến II

                                               

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin


"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống".  

Thầy cãi

 

 

 (Tiếp theo)

                                                                               ***
Trong tháng 7 và đầu tháng 8, cả hai cụm tập đoàn của phương diện quân tây - nam cùng một lúc tiến hành 2 chiến dịch: chiến dịch Côrốtchen và chiến dịch Umanski. Trong chiến dịch phòng ngự Côrốtchen, tập đoàn quân số 5 của Hồng quân phải trải qua những trận chiến đấu ác liệt, giam chân 8 sư đoàn Đức, gây cho chúng những thiệt hại lớn, góp phần làm giảm nhẹ tình hình của Hồng quân ở vùng Kiép, bảo vệ thủ đô Ucraina. Trong chiến dịch Umanski, cụm tập đoàn quân chủ yếu của phương diện quân Tây - Nam bị thu hút vào những trận đánh lớn trên Hữu ngạn Ucraina. Kết quả những trận đánh đó, dù có gây cho quân Đức nhiều thiệt hại (cụm xe tăng số 1 của Đức bị hao hụt hơn 50% khí tài), nhưng đều bất lợi cho Hồng quân. Quân Đức đã tiến được vào vùng Umana, bao vây cụm tập đoàn này. Các cánh quân bạn của phương diện quân Tây - Nam đã phải rút lui về phía đông làm cho lực lượng Hồng quân ở đây bị đe dọa bao vây cả hai bên sườn. Trước tình hình đó, Đại bản doanh đã lệnh cho các tập đoàn quân ở hướng tây - nam phải rút qua sông Đơnhiép, tổ chức phòng ngự ở bờ phía tây của vùng Kiép, Đờnheprôpêtrốpxca và các bàn đạp khác ở phía nam. Đến cuối tháng 8, Hồng quân đã rút qua sông Đơnhiép, một bộ phận khác rút về Ôđétxa. Quân Đức đã chiếm được bàn đạp ở Đétsna gần Cônôđốp.

Khoang khac song mai ve Hong quan Lien Xo Trong CTTG 2-Hinh-7
Nhung canh tuong hao hung trong Chien tranh Ve quoc vi dai-Hinh-7Nhưng ngay sau đó họ lại lao mình vào chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và những người thân yêu của mình. Nguồn ảnh: English Russia

Hồng quân Liên Xô thuộc Tập đoàn quân 20 phòng thủ tại Dorogobuzh, Smolensk. Ngày 1 tháng 10 năm 1941. (Ảnh:RIA Novosti)
Trận phản đột kích của phương diện quân Brianxcơ nhằm tiêu diệt cụm xe tăng số 2 của quân Đức không đem lại kết quả mong muốn, không xóa bỏ được mối đe dọa hở sườn phía bắc (sườn phải) của phương diện quân Tây - Nam.
Sau khi chọc thủng phòng tuyến của Hồng quân ở hướng Cônôđốp, quân Đức phát triển thắng lợi vào hậu phương của các lực lượng Hồng quân thuộc phương diện quân Tây - Nam đang phòng giữ tuyến Đơnhiép và Kiép. Quân đoàn cơ giới số 24 của Đức phát triển thắng lợi theo hướng Rômna và tập đoàn quân dã chiến số 2 của chúng tiến công từ Chécnhigốp vào Priluki.
Ngày 1-9-1941, cụm tập đoàn quân Nam của Đức vượt sông Đơnhiép. Những trận đánh giành giật bàn đạp phía Bắc Kiép, gần Klêmentrúc và Cakhốpca đã diễn ra ác liệt suốt 10 ngày đêm. Cụm xe tăng số 1 của quân Đức đã qua sông ở bàn đạp Klêmentrúc. Phương diện quân Tây - Nam của Hồng quân lâm vào tình thế nguy kịch. Việc Đại bản doanh không cho phép rút lui cùng một lúc bộ đội của phương diện quân Tây - Nam về phía đông đã làm cho các tập đoàn quân 5, 37, 26 và một bộ phận của các tập đoàn quân 21 và 38 bị bao vây ở phía đông Kiép. Chỉ sau này, phần lớn lực lượng đó mới tìm được cách rút ra khỏi vòng vây.
Các chiến sĩ Hồng quân ở Ôđétxa đã chống giữ anh dũng suốt 73 ngày, kìm chân 18 sư đoàn Đức trong một thời gian dài. Đến tháng 11, quân Đức đã tiến đến gần Rốtxtốp.
 
Những người Việt trong trang phục Hồng quân - Sputnik Việt Nam
Những người Việt trong trang phục Hồng quân - Sputnik Việt Nam

Sự thất bại của phương diện quân Tây - Nam của Hồng quân đã làm cho quân Đức tiến được vào Đônbát, chiếm được Tả ngạn Ucraina và có mặt ở cửa ngõ Crưm.
Hồng quân Liên Xô đã phải nỗ lực rất lớn, đưa các lực lượng dự bị mới vào chiến đấu, mới củng cố được mặt trận phòng ngự và đến cuối mùa thu thì chặn đứng được quân Đức. Bản thân cụm tập đoàn đột kích của cụm tập đoàn quân Nam của Đức lúc này cũng đã kiệt sức.
Nhìn chung, đến cuối tháng 9-1941, phát xít Đức đã tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Dù ở hai hướng chiến lược tây và tây - bắc, quân Đức phải chuyển sang phòng ngự tạm thời nhưng lực lượng của chúng còn rất lớn và vẫn đe dọa nghiêm trọng nền độc lập của đất nước Liên Xô.
Tháng 10-1941, phát xít Đức tập trung nỗ lực mở chiến dịch có mật danh là “Bão táp” nhằm mục đích chủ yếu là chiếm Mátxcơva. Mátxcơva là trung tâm động viên, tổ chức kháng chiến của nhân dân Liên Xô; là vùng tập trung phần lớn sản xuất công nghiệp có ý nghĩa quốc phòng; là đầu mối giao thông đường sắt và đường bộ lớn nhất đất nước; là biểu tượng của chính quyền Xôviết. Do đó, Tổng hành dinh Đức cho rằng chưa chiếm được Mátxcơva tức là chưa giành được thắng lợi quyết định đối với Liên Xô.
Ý đồ của chiến dịch “Bão táp” là: đột kích chọc thủng mặt trận phòng ngự chính diện trên cửa ngõ Mátxcơva, đồng thời bao vây tiêu diệt lực lượng chủ yếu của Hồng quân tại vùng Viadơma và Brianxcơ, rồi phát triển tiến công đánh vu hồi từ phía bắc và nam, hoàn thành chiến dịch trong thời gian ngắn.
Cụm tập đoàn quân “Trung Tâm” được giao nhiệm vụ tiến hành chiến dịch nói trên với một lực lượng hơn 1 triệu quân, hơn 14 ngàn pháo và súng cối, 1.700 xe tăng và 950 máy bay.
Đối đầu với lực lượng đó của quân Đức trong việc phòng thủ Mátxcơva là 3 phương diện quân Hồng quân: Miền Tây, Dự Bị và Brianxcơ, bao gồm 800 ngàn quân, 6.800 pháo và súng cối, 780 xe tăng và 545 máy bay (phần lớn là kiểu cũ).
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh những ngày đầu của cuộc vệ quốc vĩ dại                                                                      Nữ Hồng quân
Trong hội nghị các tướng lĩnh, Hitle huênh hoang tuyên bố biến Mátxcơva “thành một cái hồ lớn bao phủ vĩnh viễn thủ đô của dân tộc Nga”. Hitle còn lệnh cho Bộ chỉ huy cụm tập đoàn quân “Trung Tâm”: “Phải bao vây thành phố thế nào để không một người lính Nga nào, không một người dân nào, dù là đàn ông, đàn bà hay trẻ con có thể bỏ chạy”“phải hủy diệt nhân dân và thành phố Mátxcơva”.Trong nhật lệnh ngày 2-10-1941, Hitle yêu cầu phải tiêu diệt kẻ thù “trước khi mùa đông tới” và ấn định ngày 7-11-1941 sẽ “chiếm xong Mátxcơva và duyệt binh chiến thắng tại Hồng Trường”. Sự điên cuồng, ngạo mạn và vô văn hóa của Hitle lên đến tột đỉnh khi cho thành lập một đội đặc biệt để chờ phá hủy điện Cremli. Điều lạ lùng nhất là một kẻ mắc chứng thâm thù, khát máu, vĩ cuồng bệnh hoạn như thế đáng lẽ phải ở bệnh viện tâm thần thì lại nghiễm nhiên là Quốc trưởng của nước Đức ở thời văn minh, bắt cả dân tộc Đức thông thái mà ở quá khứ đã sản sinh ra những đứa con triết gia vĩ đại của nhân loại, tên tuổi còn lừng lẫy khắp địa cầu đến tận ngày nay, phải răm rắp phục tùng! Điều phi lý dị thường như thế phải chăng chỉ có thể giải thích được ở tầng nền tảng của nền tảng sinh học, tạm gọi nôm na là “Tầng thu phát bức xạ điện từ và cộng hưởng sinh học”?
Mở màn chiến dịch, các cụm tập đoàn đột kích của phát xít Đức đã đánh vào phương diện quân Brianxcơ ngày 30-9, đánh vào phương diện quân miền Tây và phương diện quân Dự Bị ngày 2-10-1941. Với lực lượng trội hơn từ 5 đến 8 lần, quân Đức nhanh chóng chọc thủng dải phòng ngự chính diện. Trên tất cả các hướng, Hồng quân nỗ lực tổ chức các cuộc phản đột kích nhằm làm chậm bước tiến đối phương nhưng vẫn không khôi phục lại được tuyến mặt trận đã bị chọc thủng. Cụm tập đoàn xe tăng Đức, sau khi đánh bật những cuộc phản kích của Hồng quân, đã tiến vào chiều sâu phòng ngự chiến dịch và đến 6-10 đã hợp quân được ở vùng Viadơma. Các tập đoàn quân 19, 20, 24, 32 của Hồng quân đã bị bao vây gần Viadơma, còn các tập đoàn quân 3, 13, 50 của phương diện quân Brianxcơ thì bị vây hãm tại khu rừng Brianxcơ. Tất cả các tập đoàn quân đó, trong tình thế hết sức khó khăn, vẫn tích cực chiến đấu một cách quyết liệt, gây cho quân thù những thiệt hại to lớn và mặc dù phải chịu những tổn thất nặng nề, đặc biệt là về trang bị vũ khí, cũng đã rút ra được khỏi vòng vây về tập kết ở tuyến qui định. Tại vùng Viadơma, tình hình cũng trở nên rất nghiêm trọng! Từ ngày 7 đến ngày 14-10, Hồng quân đã phải trải qua những trận đánh ác liệt trong vòng vây. Bằng những tốp nhỏ, một bộ phận lớn Hồng quân đã rút được về phía đông. 
Dù bị đánh tê liệt 28 sư đoàn, nhưng quân Đức vẫn còn rất mạnh. Đại bản doanh Hồng quân buộc phải điều lực lượng mới từ lực lượng dự bị và các phương diện quân khác về, tung vào hướng chủ yếu, chiếm lĩnh tuyến phòng ngự Môgiaiscơ. Phương diện quân Dự Bị được sát nhập vào phương diện quân miền Tây, dưới sự chỉ huy của tướng G. K. Giucốp, cũng đồng thời là tổng tư lệnh chỉ huy phòng thủ Mátxcơva.

          

Hình ảnh ấn tượng về nữ quân nhân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc - Ảnh 2.
Nữ y tá Hồng quân Valya Gribkova sơ tán một nam quân nhân bị thương từ mặt trận dưới làn đạn của kẻ thù.
Ngày 14-10, quân Đức chiếm được thành phố Calinin, tạo ra khả năng đột kích thẳng vào Mátxcơva và vào hậu phương của phương diện quân Tây - Bắc. Để loại trừ nguy cơ đó, ngày 17-10, phương diện quân Calinin của Hồng quân được thành lập. Từ ngày 18 đến ngày 20-10, lực lượng này đã mở cuộc phản kích vào cụm xe tăng số 3 của quân Đức, buộc quân Đức ở hướng Calinin phải chuyển sang phòng ngự.
Quân đoàn bộ binh cận vệ số 1 của Hồng quân được điều đến hướng Oóclốp-Tula trong vùng Mxenscô. Lữ đoàn xe tăng số 4 của quân đoàn đã tỏ ra rất xuất sắc (sau trận này được phong danh hiệu “Cận vệ”), đã đương đầu với 2 sư đoàn xe tăng Đức và chỉ trong vài ngày, bằng lối đánh phục kích, đã tiêu diệt 133 xe tăng  của chúng. Sự hoạt động thành công của quân đoàn bộ binh đã cải thiện rất nhiều tình hình của các tập đoàn quân 50, 3 và của phương diện quân Brianxcơ. Các đơn vị này đã rút lui có tổ chức về tuyến Beliép, Pônưri, Phategiơ, Lơgốp để tiếp tục phòng ngự.
Khi quân Đức tiến đến Tula, chúng tổ chức nhiều trận tiến công bằng xe tăng và bộ binh cơ giới vào thành phố, nhưng đều bị các đơn vị Hồng quân, dân quân bảo vệ thành phố cùng một lực lượng của tập đoàn quân 50 đến tăng cường, đánh lùi.
Vào hạ tuần tháng 10, tại tuyến phòng ngự Môgiaixcơ đã diễn ra những trận đánh ác liệt. Quân Đức đã chiếm được Caluga, Malôiarốtxláp, Môgiaixcơ và Vôlôcôlamscơ và như vậy đến tháng 10, chúng đã tiến quân được 230 - 250 km. Tuy nhiên, sự chiến đấu ngoan cường của các chiến sĩ Xôviết trong những hoạt động phòng ngự tích cực của các binh đoàn Hồng quân đã buộc quân Đức phải phân tán lực lượng trên chính diện rộng, phải tổ chức tiến công theo nhiều hướng phân tán với những tổn thất ngày một tăng cao. Đến cuối tháng 10-1941, quân Đức phải tạm dừng tiến công để tổ chức lại.
Trận tiến công đầu tiên của phát xít Đức vào Mátxcơva đến đây, đã bị bẻ gãy. Song tình hình vẫn còn rất căng thẳng. Bộ chỉ huy Đức vẫn quyết tâm chiếm Mátxcơva trước mùa đông.


Quân trượt tuyết Xô Viết phản công tại khu vực Staraiya Russa, mặt trận Kalinin
Những đợt phản công của Hồng quân đã đẩy lùi được quân Đức, đánh bật chúng ra khỏi những vùng chiếm đóng xung quanh Moscow. 
           
Trước cuộc tiến công lần thứ hai của quân Đức, nhìn trên toàn cục, lực lượng quân Đức hơn lực lượng Hồng quân về quân số là gần gấp 2 lần, về xe tăng là gấp 1,5 lần, về pháo binh và súng cối là gấp 2,5 lần, nhưng ít hơn về máy bay là 1,5 lần.
Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần bất khuất của nhân dân Liên Xô đã thể hiện rõ ràng nhất  trong công cuộc phòng thủ Mátxcơva. Sự xả thân của nhân dân Mátxcơva vì tổ quốc, vì thủ đô của họ thật vô cùng cảm động! Trong một thời gian ngắn, họ đã biến Mátxcơva thành một pháo đài quyết tử, một công binh xưởng khổng lồ hoạt động hết công suất dưới làn bom đạn. Ngay trong tháng 9 và tháng 10, gần 500 ngàn người dân Mátxcơva và các vùng phụ cận đã xây dựng những tuyến phòng ngự Viadơma và Môgiaiscơ. Tháng 11, trong giá rét và dưới những cuộc tập kích của máy bay Đức, họ tiếp tục xây dựng tuyến phòng ngự ngay trên các đường vào và trong lòng thủ đô. Họ đã đào được 676 km hố chống tăng, 445 km hào chống tăng, dựng trên 1.300 km hàng rào kẽm gai và ở hướng chính diện, đã đào đắp được 380 km các ụ chống tăng, xây dựng trên 30 ngàn điểm hỏa lực. trong các khu rừng phụ cận Mátxcơva, họ cũng dựng được 1.528 km các bãi cọc chống tăng.


                                  Người dân Moskva đào hào chống tăng, tháng 10 năm 1941
                     Hệ thống chiến lũy và vật cản chống tăng trên đường phố Moskva, mùa đông 1941
Theo sáng kiến của nhân dân và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng bộ Mátxcơva, 12 sư đoàn dân quân với nhiều tổ xung kích đánh xe tăng của thủ đô đã được thành lập. Có tới 41 đội du kích hoạt động ngay trong vùng quân Đức tạm chiếm, trên địa bàn tỉnh Mátxcơva.
Có hơn 500 nhà máy lớn đã được di chuyển an toàn vào sâu trong hậu phương đất nước Liên Xô. những xí nghiệp còn lại (gần 2 ngàn) đều được chuyển sang sản xuất súng máy, cối, pháo, hỏa tiễn, đạn dược và cả máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tàu hỏa bọc thép.
Sáng ngày 7-11-1941, kỷ niệm lần thứ 24 Cách mạng tháng Mười, tại Hồng Trường đã diễn ra cuộc duyệt binh như thường lệ. Có điều đặc biệt là những đơn vị duyệt binh với vũ khí và đạn dược sẵn sàng, diễu qua Hồng Trường chào tổ quốc rồi tiến thẳng ra mặt trận. Quân thù đã đến cửa ngõ và Mátxcơva đang lâm nguy!



Hồng quân Liên Xô bảo vệ Moskva năm 1941. Ảnh: RIA Novosti                            Hồng quân Liên Xô bảo vệ Moscow năm 1941. Ảnh: RIA Novosti



563e6488c361884c028b45ac

              Các binh sỹ Hồng quân trong cuộc duyệt binh huyền thoại

Đến giữa tháng 11, tình hình ở các hướng tây - bắc và hướng nam có khá hơn. Gần Chichvin và Rôtstốp, Hồng quân đã chuyển sang tấn công, làm nhẹ bớt cường độ chiến đấu ở hướng chiến lược phía tây.
Ngày 15 và 16 tháng 11, các cụm xe tăng số 3 và số 4 của quân Đức bắt đầu tấn công ở hướng Vôlôcôlamxcơ; ngày 18-11, tập đoàn quân xe tăng số 2 của Đức mở cuộc tấn công ở hướng Tula; vài ngày sau, tập đoàn quân số 2 của chúng tiến công phương diện quân Tây - Nam ở hướng Elét. Trên một chính diện rộng 600 km lại rộ lên những trận đánh ác liệt. Sức kháng cự của Hồng quân đã mạnh lên rất nhiều.


Tổ lái xe tăng T-34 của Dmitri Lavrienko giữa hai trận đánh, ngoại ô Moskva, 1-10-1941. Chiếc T-34 của Lavrienko đã tiêu diệt được 52 xe tăng Đức trước khi hy sinh trong chiến dịch này.
T-26 during the winter 1941-42.jpg
Các xe tăng T-26 của Liên Xô chuẩn bị cho cuộc phản công ở ngoại vi Moskva, mùa đông 1941-1942
Trong những trận đánh ở trước cửa ngõ Mátxcơva, các chiến sĩ Xô Viết đã tỏ ra vô cùng anh dũng. Ngày 16-11, một tổ Hồng quân thuộc sư đoàn bộ binh số 316, đã đương đầu với một đại đội quân Đức trang bị tiểu liên và có xe tăng yểm hộ. Dù chịu nhiều hy sinh nhưng các chiến sĩ Xô Viết đã không để trận địa lọt vào tay quân thù. Chính tại đây đã vang lên tiếng hô của chính ủy đại đội V. G.  Klốtrơcốp: “Nước Nga vĩ đại, quyết không lùi bước, đằng sau chúng ta là Mátxcơva!”.
Các tập đoàn quân cánh phải của phương diện quân Miền Tây bị các cụm xe tăng 3 và 4 của quân Đức tiến công, dù đã ra sức chiến đấu và chịu nhiều thương vong, vẫn không giữ được dải phòng ngự chính. Sau khi đã gây cho quân Đức những thiệt hại không thể khắc phục được, lực lượng này từ từ rút lui.
Đến cuối tháng 10, những binh đội đi trước thuộc cụm đột kích phía bắc của quân Đức đã đến được kênh đào Mátxcơva - Vônga và đã vượt qua kênh đào ở khu vực Iacrôma. Trước tình huống này, Hồng quân đã tổ chức những cuộc phản đột kích bằng một phần lực lượng các tập đoàn quân dự bị và quân Đức đã bị đẩy lui trở lại bờ tây kênh đào.
Ở cánh trái phương diện quân Miền Tây, tập đoàn quân xe tăng số 2 của Đức dù đã tiến sâu vào hậu phương của tập đoàn quân 50 của Hồng quân nhưng vẫn không chiếm được Tula. Việc thành phố Tula và vùng phụ cận được giữ vững đã tạo điều kiện củng cố phòng ngự ở cánh trái phương diện quân Miền Tây và cho phép tổ chức hàng loạt các đòn phản đột kích mạnh mẽ vào quân Đức. Trận phản đột kích lớn hơn cả là trận đánh lớn gần Casira, do lực lượng của quân đoàn kỵ binh vận vệ số 1 phối thuộc với sư đoàn xe tăng số 112 của Hồng quân tiến hành.


Kết thúc giai đoạn phòng thủ Moskva. Quân đoàn kỵ binh 2 Ukraina của tướng P. A. Belov được phong danh hiệu "Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1", ngày 26 tháng 11 năm 1941
Do kết quả của các trận đánh, ngày 4-12, tập đoàn quân xe tăng số 2 của quân Đức đã buộc phải ngừng tiến công và chuyển sang phòng ngự.
Trong thời gian ấy, tại vùng Riadan, việc tập kết tập đoàn quân số 10 thuộc lực lượng dự bị của Đại bản doanh cũng đã hoàn thành.
Ngày 5-12-1941, các mũi đột kích của quân Đức, thuộc cụm tập đoàn quân Trung Tâm đã bị chặn đứng trên toàn mặt trận. Cuộc tiến công thứ hai của phát xít Đức vào Mátxcơva đã bị đập tan.
Mặc dù còn nhiều khó khăn to lớn và xét đơn thuần về quân lực thì quân Đức vẫn còn ưu thế hơn Hồng quân, nhưng Đại bản doanh vẫn hạ lệnh quân đội Xôviết trên mặt trận Mátxcơva chuyển sang phản công, vì cho rằng: quân Đức đã mệt mỏi; chúng không có lực lượng dự bị chiến lược, chưa kịp tổ chức phòng ngự hoàn chỉnh và thiếu những tuyến phòng ngự có chiều sâu; quân đội Đức không chuẩn bị chu đáo cho chiến đấu trong điều kiện mùa đông lạnh giá; đã xuất hiện hình thái có lợi trên chiến trường tạo điều kiện cho Hồng quân đánh vào sườn và hậu phương quân Đức; tinh thần chiến đấu lên cao của chiến sĩ Xôviết.
Tham gia cuộc phản công này có phương diện quân Calinin, phương diện quân Miền Tây và phương diện quân Tây - Nam; trong đó phương diện quân Miền Tây đóng vai trò chính.

nhung chien si hong quan goc viet trong tran danh bao ve moscow, nga hinh anh 1
Ngày tháng 12 năm 1941, Liên Xô phản công chống lại hai triệu quân Đức Quốc xã, khi đó đã chạm tới cửa ngõ Moscow. Photo: RIA Novosti.
Ngày 5-12-1941, phương diện quân Calinin bắt đầu phản công. Ngày hôm sau, đến lượt hai phương diện quân Miền Tây và Tây- Nam cũng chuyển sang phản công.
Ở cánh phải của phương diện quân Miền Tây, Hồng quân đã bẻ gãy sự kháng cự của quân Đức, buộc chúng phải rút lui về tuyến Klin và Itstra. Ngày 13-12, cụm quân Đức tại vùng Klin bị bao vây. Để cố giữ tuyến phòng ngự dọc đường xe lửa Mátxcơva-Calinin, quân Đức ở đây đã chống cự quyết liệt. Ngày 13 và 14-12, quân Đức đã tổ chức bốn lần phản kích nhằm phá vây cho cụm tập đoàn ở Klin nhưng không thành công. Hồng quân đã đánh bật chúng về phía tây. Ngày 15-12, Hồng quân chiếm được thành phố. Trên hướng Itstra, quân Đức tổ chức phòng ngự mạnh tại vùng Kriucôvô. Sau khi chuẩn bị chu đáo, Hồng quân tấn công và chiếm được vị trí này và tiếp tục triển khai tấn công Itstra, cho hai lực lượng cơ động bao vây vu hồi. Để tránh bị vây, quân Đức ở đây đã vội vã rút chạy về Vôlôcôlamxcơ, bỏ lại khí tài, thiết bị. Hồng quân chuyển sang truy kích.

Một nhóm Quân đội Đức Quốc xã hạ vũ khí đầu hàng Quân đội Liên Xô tại khu vực Moskva ngày 20 tháng 12 năm 1941
Ngày 25-12, lực lượng Hồng quân cánh phải của phương diện quân Miền Tây tiến đến tuyến sông Lam và Rudơ, định đánh bật quân Đức phòng thủ ở đây trong hành tiến nhưng không thực hiện được.
Phương diện quân Calinin, phối hợp với các tập đoàn quân cánh phải của phương diện quân Miền Tây, chiếm lại được thành phố Calinin vào ngày 16-12. Lực lượng cánh trái của phương diện quân Miền Tây tiến công theo những hướng hợp vây vào Udơlốp, đánh bại tập đoàn quân xe tăng số 2 của Đức. Đến ngày 7-1-1942, Hồng quân đã tiến được 220 km và đã bao vây cụm tập đoàn quân Trung Tâm của Đức từ phía nam.
Quân của phương diện quân Tây- Nam, hiệp đồng với lực lượng cánh trái của phương diện quân Miền Tây, tiến về phía tây được từ 100 km đến 200 km.


            Pháo binh Liên Xô trong chiến dịch phòng ngự - phản công Moskva, ngày 3 tháng 12 năm 1941
Như vậy là trong thời gian từ 25 đến 30 ngày tiến công liên tục của Hồng quân, hai cụm đột kích của tập đoàn quân Trung Tâm ở vùng Kalinin và Elét đều bị đánh thiệt hại nặng. Mối đe dọa trực tiếp đối với thủ đô Xôviết đã bị loại trừ. Chiến dịch “Bão táp” hòng chiếm Mátxcơva của phát xít Đức đã hoàn toàn thất bại và cuồng vọng của Hitle cũng tan vỡ theo. Thất bại đó đã bộc lộ ra một vấn đề quan trọng như tướng Đức là Vétphan thú nhận: “Quân đội Đức, trước đây được coi là không thể đánh bại, nay sắp bị tiêu diệt.


Đại tướng G. K. Zhukov, Tư lệnh Phương diện quân Tây (Liên Xô) vạch kế hoạch phản công tại khu vực Moskva, tháng 10 năm 1941
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét