Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 30/s

 
Trận chiến cuối cùng Tập 5 Phần 1 Thế gọng kìm

                                          

                                                         Trận chiến cuối cùng Tập 5 Phần2

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin


"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống".  

Thầy cãi

 
 
  (Tiếp theo)

***
Cuộc phản công trong trận đánh lớn Stalingrát của Hồng quân Liên Xô đã tạo ra bước ngoặt trên chiến trường Xô - Đức: quyền chủ động chiến lược chuyển hẳn sang tay Hồng quân, và quân Đức, do không thể phục hồi, đã phải chuyển sang phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường để rồi bị đánh tới tấp, buộc phải rút lui dần đến tận sào huyệt của chúng là Béclin.
Đến giữa tháng 11-1942, tương quan lực lượng trên toàn mặt trận Xô - Đức là:
- Hồng quân có: 385 sư đoàn (hơn 6,1 triệu người), 72,5 ngàn pháo và súng cối, trên 6 ngàn xe tăng và pháo tự hành, 3.068 máy bay chiến đấu, 233 tàu chiến.
- Quân Đức có: 258 sư đoàn (6,2 triệu người; biên chế sư đoàn Đức hơn sư đoàn Hồng quân 1,5 lần); 70.980 pháo và súng cối, 6.600 xe tăng và pháo xung kích, 3.500 máy bay, 194 tàu chiến.
Tham gia vào cuộc phản công ở khu vực Stalingrát là 3 phương diện quân Liên Xô là phương diện quân Tây - Nam, phương diện quân Sông Đông và phương diện quân Xtalingrát; cụ thể gồm hơn 1 triệu người, 13,5 ngàn pháo và súng cối, 979 xe tăng, 1.350 máy bay. Còn phía quân Đức gồm: hơn 1 triệu người, 10.290 pháo và súng cối, 675 xe tăng và 1.200 máy bay. Theo đó, ưu thế của Hồng quân tại đây so với quân Đức là không đáng kể cho nên kết quả của chiến dịch to lớn này là do tài năng quân sự quyết định. Và ở đây, một cái tên rất nổi tiếng trong hàng ngũ tướng lĩnh Hồng quân lại xuất hiện: Ghêoócghi Giucốp. Chúng  ta sẽ kể đôi nét về ông.

  RIAN archive 2410 Marshal Zhukov speaking.jpg
Nguyên soái Georgy Konstantinovich Zhukov, khi còn là Đại tướng, tại một Hội nghị quân sự,
Moskva, ngày 5 tháng 2 năm 1942
Giucốp sinh ngày 1-12-1896 trong một gia đình nghèo tại làng Stơrencốtca, tỉnh Kaluga và mất năm 1974.
 Thuở nhỏ, phải sống rất cực khổ trong ngôi nhà chật chội vừa làm nhà ở, vừa làm nhà bếp nhưng ông rất ham học. Ông thường trích dẫn một câu ngạn ngữ Nga làm phương châm sống cho mình:
Năm 7 tuổi, ông được cha cho đi học tại trường dòng. Điểm các môn thi của ông rất cao và ba năm liền được nhận phần thưởng của nhà thờ. Năm lên 9 tuổi, trong một lần theo cha lên Moskva phụ giúp việc đóng giày, ông được chứng kiến tận mắt các cuộc biểu tình của công nhân tại thành phố này để ủng hộ cuộc Cách mạng 1905 tại thủ đô Sankt Peterburg. Năm 11 tuổi, do việc làm ăn khó khăn, gia đình không còn điều kiện cho ông đi học. Ông được gửi lên Moskva làm thợ học việc trong một cửa hàng đồ da. Trong thời gian làm thợ học việc, ông vẫn theo học hai năm sơ học vào ban đêm.
Ngày 1 tháng 8 năm 1914, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Anh họ của ông là Alexandr (cũng là con trai người chủ xưởng thuê anh) đã nhập ngũ và trở về nhà sau hai tháng vì bị thương nặng. Một người đồng nghiệp của Zhukov là bác thợ già Fiodor Ivanovich Coliosov khuyên ông không nên nhập ngũ vì cuộc chiến tranh này chẳng giúp gì cho việc cha của Zhukov bị xua đuổi khỏi Moskva và mẹ ông sẽ phải "gồng mình" cứu đói cho gia đình. Tuy nhiên, G. K. Zhukov có suy nghĩ khác. Ông cảm thấy nước Nga đang trong cơn nguy khốn và trả lời rằng:

Zhukov cũng kể lại tâm trạng bất mãn của binh sĩ cũng như thái độ vô cảm, hách dịch của tầng lớp sĩ quan cao cấp. Trong khi đó, Zhukov đánh giá cao những hạ sĩ quan và những người chỉ huy cấp thấp, theo ông chỉ có những viên chỉ huy này hiểu, yêu thương binh sĩ, và được binh sĩ ủng hộ, tin tưởng.

                                   G.K. Zhukov năm 1916
Ngày 7 tháng 8 năm 1915, Zhukov nhập ngũ. Ông được điều vào lực lượng kỵ binh, một điều mà ông cảm thấy rất vui vì lâu nay Zhukov luôn đam mê binh chủng "đầy lãng mạn" này. Sau khóa tập huấn tại trường hạ sĩ quan kỵ binh trong Trung đoàn kỵ binh dự bị số 106, cuối tháng 8 năm 1916 Zhukov được điều đến phục vụ tại trung đoàn long kỵ binh 10 mang tên "Novgorod", thuộc Mặt trận Tây Nam nước Nga. Trong thời gian chiến đấu, ông được tặng Huân chương chữ thập Thánh Georghi. Tháng 10 năm 1916, ông bị thương trong một trận đánh và được tặng Huân chương chữ thập Thánh Georghi lần thứ hai vì đã bắt sống được một sĩ quan Đức. Tháng 2 năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Hai nổ ra, Hoàng đế Nikolai II thoái vị, Aleksandr Fyodorovich Kerenskii thành lập Chính phủ lâm thời. Ngày 27 tháng 2 năm 1917, Zhukov và các sĩ quan phản đối lệnh đàn áp của viên đại úy chỉ huy người Đức Von der Goltz đối với đoàn biểu tình của người lao động Moskva. Những người lính trong trung đoàn long kỵ binh 10 đã bầu Zhukov vào Ban đại biểu Xô Viết của trung đoàn. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra. Chính quyền Bolshevik của Lenin tuyên bố rút ra khỏi cuộc chiến tranh. Do từ chối đi theo chính quyền của Simon Petlyura ở Ukraina, tháng 11 năm 1917, đại đội long kỵ binh của Zhukov bị giải thể. Ngày 30 tháng 11 năm 1917, G. K. Zhukov trở về quê hương, đem theo giấy chứng nhận giải ngũ và bệnh sốt phát ban (typhus) bị mắc từ mặt trận.
Tháng 8 năm 1918, Hồng quân Công nông được thành lập. Tháng 1 năm 1919, G. K. Zhukov gia nhập Hồng quân và được bố trí vào Trung đoàn 4 thuộc sư đoàn kỵ binh Moskva 1. Trong cuộc nội chiến Nga giữa Hồng quân và các lực lượng Bạch vệ của Denikin, Kolchak, Yudenit và Wrangel, G. K. Zhukov đã chiến đấu ở các mặt trận phía Đông, phía Tây và phía Nam, tham gia các chiến dịch Ural và Tsaritsyn (nay là Volgograd). Tháng 5 và tháng 6 năm 1919, Sư đoàn kỵ binh Moskva 1 đã đến Ural, chiến đấu chống lại lực lượng chống đối Colchak tại khu vực nhà ga Sipovo. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1919, ông đã cùng sư đoàn chuyển quân từ Uralsk đến tham gia các trận đánh tại các thành phố Vladimirovka và Nikolaevsk ở miền Nam Nga. Sau trận đánh này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik).


G. K. Zhukov trong trang phục kỵ binh Budyony năm 1923, trung đoàn trưởng trung đoàn 39 Buzuluk, sư đoàn kỵ binh 7 Samara.

Tháng 10 năm 1919, ông tham gia các trận đánh tại Tsaritsyn. Sau đó trong trận đánh chiếm các thị trấn Zaplavnev và Srednei Akhtuba thuộc vùng Privolzhe, ông đã bị thương do mảnh đạn pháo. Sau khi tốt nghiệp khóa học đào tạo sĩ quan chỉ huy trung cấp tại trường kỵ binh Ryazan, tháng 8 năm 1920, ông đã tham gia vào trận chiến với quân Kulac tại Ekaterinodar. Từ tháng 12 năm 1920 đến tháng 8 năm 1921, ông tham gia vào việc trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng phỉ Antonov ở Tambov. Năm 1922, ông được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ vì:
Từ cuối tháng 5 năm 1923, G. K. Zhukov được giao chức vụ trung đoàn trưởng Trung đoàn 39 của sư đoàn kỵ binh 7 mang tên "Samara". Năm 1924, ông được cử đi đào tạo bậc sĩ quan cao cấp tại trường kỵ binh Ryazan. Ông đã lần lượt học tiếp các khoá học quân sự ở Học viện Berlin, lớp tu nghiệp sĩ quan chỉ huy kị binh Leningrad và Học viện Quân sự Mikhail Frunze. Trong thời gian tại Đức, Zhukov đã tiếp nhận quan điểm chiến thuật tấn công chớp nhoáng dựa trên tổ chức lực lượng cơ giới hóa của Quân đội Đức. Học thuyết này gây ấn tượng lớn đối với ông, nên sau khi trở về nước, ông trở thành một trong những người ủng hộ việc cơ giới hóa Hồng quân.
Năm 1929, ông tốt nghiệp khóa học. Chỉ một năm sau, tháng 5 năm 1930, ông được giao chỉ huy Lữ đoàn 2 của Sư đoàn kỵ binh 7 "Samara" (lữ đoàn này sau đó đã được Rokossovsky chỉ huy). Sau đó, ông được điều về công tác tại Bộ tư lệnh Quân khu Bạch Nga. Năm 1932, ông được giao chức vụ Phó chánh Thanh tra kỵ binh, dưới quyền chỉ huy của Ieronim Petrovich Uborevich, Tổng thanh tra Hồng quân Liên Xô. Tiếp đó, ông được giao chỉ huy Sư đoàn kỵ binh 4. Trong thời gian ông làm Sư trưởng, cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Năm 1936, ông là một trong số các thành viên quan sát quân sự chủ chốt của Liên Xô được phái tới đó. Trở về nước, ông lần lượt được bổ nhiệm chỉ huy các quân đoàn kỵ binh 3 và 6. Tháng 7 năm 1938, ông được phong quân hàm Tư lệnh tập đoàn quân bậc 2, được giao chức vụ phó Tư lệnh quân khu đặc biệt miền Tây. Zhukov được nguyên soái S. M. Budiony đánh giá là một sĩ quan kỵ binh ưu tú. Ông chỉ huy đơn vị nghiêm minh, quản lý đúng phương pháp, các đơn vị được giao cho ông phụ trách bao giờ cũng là đơn vị tiên tiến, lập nhiều thành tích xuất sắc trong huấn luyện. Riêng sư đoàn kỵ binh 4 trong thời gian ông chỉ huy đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ.


Sau chiến dịch Khalkhin Gol, G. K. Zhukov được phong quân hàm Đại tướng
Trong thời gian của cuộc đại thanh trừng 1937-1938 của Stalin nhắm vào Hồng quân, ông bị viên chính ủy sư đoàn kỵ binh 4 S. P. Tikhomirop tố cáo về một loạt khiếm khuyết "vụn vặt" như hay nổi nóng với cấp dưới khi họ không hoàn thành nhiệm vụ, đã cùng ăn tối với I. P. Uborevich, một trong các tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân bị buộc tội là "kẻ thù của nhân dân" và đã bị xử tử. Tuy nhiên, Zhukov đã gửi điện cho Stalin và Voroshilov để nói rõ mọi chuyện, trong đó có mối quan hệ xã giao thông thường với I. P. Uborevich mà Tikhomirop đã cố tình buộc cho ông. Những kiến giải của Zhukov được chấp nhận và ông vẫn tiếp tục giữ vị trí của mình.
Tháng 5 năm 1939, quân đội Nhật Bản tiến hành khiêu khích vũ trang tại vùng Khalkhyn Gol (Mông Cổ). Ngày 5 tháng 6 năm 1939, Zhukov được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh tập đoàn quân 1 của Liên Xô tại Mông Cổ. Từ ngày 20 đến ngày 31 tháng 8 năm 1939, ông đã tổ chức chiến dịch bao vây, tiêu diệt cụm quân Nhật của tướng Komatsubara Michitarō tại Khalkhyn Gol. Trong chiến dịch này, G. K. Zhukov đã sử dụng hiệu quả lực lượng xe tăng - cơ giới hoá, phối hợp với không quân và hoả lực yểm hộ của pháo binh để bao vây, chia cắt các đơn vị Nhật. Phương pháp tác chiến này về sau được gọi là phương pháp hợp đồng binh chủng, ra đời trước phương pháp tương tự mà quân Đức áp dụng trong cuộc tấn công Ba Lan sau này. Trong trận đánh chia cắt và bao vây các tập đoàn quân được trang bị nặng của Nhật, Quân đội Liên Xô đã đuổi được quân Nhật ra khỏi khu vực Khalkhyn Gol, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 61.000 quân Nhật. Đây là lần đầu tiên G. K. Zhukov thể hiện tài năng về mặt chỉ huy và hiệp đồng tác chiến binh chủng.
Tuy nhiên, chiến thắng Khalkhin Gol và chiến thuật của Zhukov không được biết đến nhiều bên ngoài Liên bang Xô Viết. Kết quả là thảm bại của các nước Đồng minh phương Tây tại Trận chiến nước Pháp năm 1940 trước chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng của Đức. Chính vì thế, Zhukov cho rằng trận Khalkhin Gol là một bước chuẩn bị cần thiết cho Liên Xô trước cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Sau chiến dịch này, G. K. Zhukov được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết theo Quyết định số 435/MPR ngày 28 tháng 8 năm 1939. Tháng 6 năm 1940, ông được bổ nhiệm chức vụ tư lệnh quân khu đặc biệt Kiev. Trong cuộc cải tổ hệ thống cấp hàm quân đội Liên Xô, với quân hàm cũ là tư lệnh tập đoàn quân bậc nhì, ông được phong quân hàm đại tướng (tháng 5 năm 1940) theo chế độ quân hàm mới (tương đương với cấp hàm tư lệnh tập đoàn quân bậc nhất cũ).


                                  Đại tướng G. K. Zhukov, Tư lệnh Phương diện quân Tây

Ngoài năng lực tổ chức tác chiến. G. K. Zhukov còn được đánh giá cao trong việc năng cao khả năng chiến đấu hợp đồng quân chủng của quân đội. Ngày 9 tháng 6 năm 1940, ông được kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh quân khu Odessa theo các chỉ thị số 583/OU và 584/OU của Bộ trưởng dân ủy Quốc phòng để triển khai các kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia (KOVO), trong đó có nhiệm vụ phòng thủ biên giới tại vùng Bessarabia. Ngày 28 tháng 6 năm 1940, Phương diện quân Nam với 460.000 quân do ông làm Tổng tư lệnh, trung tướng N. F. Vatutin làm tham mưu trưởng đã vượt biên giới cũ tấn công và lấy lại vùng Bessarabia. Khi quân đội Romania tổ chức phản công, G. K. Zhukov đã điều động các lữ đoàn đổ bộ đường không 201 và 204, phối hợp với lực lượng hải quân đánh bộ và hai lữ đoàn thiết giáp đẩy lui quân Romania. Ngày 2 tháng 9 năm 1940, Xô Viết tối cao Liên Xô đã thông qua sắc lệnh thành lập nước CHXHCN Xô Viết Moldavia trên vùng đất Bắc Bukovina và ba huyện thuộc vùng Bessarabia với dân số 776.000 người trên diện tích 50.762 km vuông.
Từ tháng 2 năm 1941, trên cương vị Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng Liên Xô, ông tham gia soạn thảo tài liệu "Kế hoạch chiến lược cho việc triển khai của Liên Xô trong trường hợp chiến tranh với Đức và các đồng minh của nó". Bản kế hoạch đã hoàn thành không muộn hơn ngày 15 tháng 5 năm 1941. Trong tài liệu này, có đoạn chỉ rõ:
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, vào tối 14 tháng 5 năm 1941, Bộ trưởng dân ủy Quốc phòng S. K. Timoshenko và tổng tham mưu trưởng G. K. Zhukov đã báo cáo với I. V. Stalin một tài liệu đề nghị triển khai tấn công trước của quân đội Liên Xô qua lãnh thổ của miền Nam Ba Lan (với mục tiêu đánh chiếm tuyến phân giới Vistula) sau đó, có thể phát triển đến Katowice hoặc Berlin (trong trường hợp các cụm quân chủ lực của Đức rút lui đến Berlin), hoặc vùng bờ biển Baltic, khi các lực lượng chính của Đức không kịp rút và phải cố gắng giữ lãnh thổ Ba Lan và Đông Phổ. Cuộc tấn công trên cánh trái của Mặt trận phía Tây theo hướng dự kiến sẽ đến Siedlce, Deblin, đến các cụm quân tại Warsawa; đánh chiếm Warsawa và tấn công ở hướng Tây Nam của mặt trận để đánh bại đối phương tại Lublin.
Hiện nay, sử học hoàn toàn không có tài liệu gốc để xác định có hay không có bản kế hoạch nói trên, và nếu có thì liệu nó có được I. V. Stalin thông qua hay không vì không có một bằng chứng nào về việc ký tài liệu này, mặc dù khoảng dành cho chữ ký trong đó đã được đánh dấu. Theo một bản ghi lại cuộc phỏng vấn G. K. Zhukov ngày 26 tháng 5 năm 1965, kế hoạch này đã không được I. V. Stalin chấp thuận. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, có thể xác định Liên Xô không có kế hoạch nào khác cho cuộc chiến với Đức có chữ ký của Stalin mà không được công bố. Có điều chắc chắn là G. K. Zhukov đã nhận định rằng Chiến tranh Xô-Đức là không thể tránh khỏi, nên về mặt xây dựng quân đội, ông đã đề xuất thành lập các đơn vị thiết giáp độc lập để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Tuy nhiên ý kiến đúng đắn của ông đã không được giới lãnh đạo Liên Xô coi trọng. Điều này chỉ được chứng thực vào tháng 6 năm 1941, khi Chiến tranh Xô-Đức nổ ra, thực tế chiến trường đã chứng minh hầu hết các luận điểm của ông về sử dụng tập trung xe tăng trong chiến tranh hiện đại là chính xác.


               Nguyên soái G. K. Zhukov xem chiếc xe tăng Tiger-I của Đức Quốc xã bị bắt    giữ trong Chiến dịch Kursk, tháng 8 năm 1943
Theo hồ sơ lưu trữ của phát xít Đức do Hồng quân thu được sau chiến tranh thì tướng lĩnh Đức đã sớm coi Giucốp là đối thủ đáng gờm nhất, ngay từ sau chiến thắng của ông ở Khankhingôn. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông thực sự là vì sao sáng chói về tài năng quân sự. Quân dân Liên Xô đã thừa nhận ông là vị chỉ huy lỗi lạc nhất của quân đội Xôviết trong “Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”. Có thể nói rằng trên mặt trận Xô - Đức, ông luôn có mặt ở những nơi xung yếu nhất, lúc tình hình nghiêm trọng nhất. Với tất cả đức tính cần có của một nhà chỉ huy quân sự vĩ đại, ông đã được Stalin tin cậy, giao phó những mặt trận nóng bỏng nhất và ở đâu ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong những ngày đầu chiến tranh, trước sức tiến công vũ bão của quân thù, trong cuộc họp khẩn cấp của Bộ chính trị, Giucốp đã đề xuất các biện pháp phòng ngự ngăn chặn. Người ta đã bác ý kiến của ông: “Không phải ngăn chặn mà là tiêu diệt”. Nhưng thực tiễn cho thấy điều đó không thể thực hiện được.
Trong thời kỳ đặc biệt khó khăn ấy, trên cương vị Tổng tham mưu trưởng, Giucốp đã làm việc cật lực, chỉ huy các quân đoàn và nhiều khi trực tiếp đến cấp sư đoàn trong việc tổ chức phòng ngự chiến lược theo chiều sâu. Nhưng tầm nhìn chiến lược của ông đã không bị cuốn hút vào những trận đánh phòng ngự ác liệt. Ông đã lệnh cho rút các đơn vị cơ giới và pháo binh về làm dự bị và xây dựng lại. Quyết định đó đã đem lại sức mạnh to lớn cho Hồng quân sau này. Chưa đầy một năm sau, nhiều tập đoàn thiết giáp của Hồng quân được thành lập hoàn chỉnh và tiến ra mặt trận. Từ 1942, chính pháo binh và thiết giáp lực lượng dự bị của Bộ Tổng tư lệnh đã mở ra cho quân đội Xô Viết con đường tiến về phía Tây.
Sau khi quân Đức đã tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô tới 500 - 600 km và nhịp điệu tiến công đã bắt đầu chậm dần lại, Tổng tham mưu trưởng Giucốp và các phụ tá nhận định: khả năng quân Đức không phải là vô hạn; do bị tổn thất nặng bởi sự chống trả quyết liệt của Hồng quân nên không còn có thể tiến công trên toàn mặt trận mà chỉ có thể tập trung đột kích vào một trong những hướng chiến lược. Ông cho rằng quân Đức sẽ không đánh ngay vào thủ đô Moskva, mũi nhọn đột kích chủ yếu của quân Đức có thể nhắm trước hết vào phương diện quân Miền tây rồi tới phương diện quân Tây - Nam đang giữ Kiev. Ngày 29-7, Giucốp đề xuất một kế hoạch táo bạo: điều quân trấn thủ phía Tây Moskva đến tăng cường cho Phương diện quân Trung tâm, rút phương diện quân Tây Nam khỏi Kiev, lui về phía Tây sông Dnepr để tránh bị bao vây. Phương diện quân Tây sẽ tấn công vào chỗ lồi Ennhia để xóa sổ nguy cơ quân Đức dùng bàn đạp này để đánh vào Moskva. Ông báo cáo với Xtalin, đề nghị tăng cường phương diện quân Miền Tây, rút các đơn vị của phương diện quân Tây - Nam ở bên kia sông Đơnhiép, bỏ ngỏ Kiép và tổ chức ngay một cuộc phản kích trong khu vực Ennhia vì từ nơi này, quân Đức có thể uy hiếp Mátxcơva.


Thống chế Erich von Manstein sau cuộc họp ngày 21 tháng 6 năm 1943 triển khai việc chuẩn bị tấn công của quân đội Đức Quốc xã
Stalin phản đối bỏ Kiép.  Đêm 29 tháng 7, trong một cuộc tranh luận nảy lửa, Stalin gọi chủ trương bỏ Kiev để giữ quân đội của Zhukov là hồ đồ. Với cá tính bộc trực, Zhukov coi thái độ của Stalin là sự phủ định đối với tri thức, kinh nghiệm của bao nhiêu người trong bộ tham mưu, và đề nghị được thôi giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng và xuống chỉ huy các đơn vị đang chiến đấu. Ông nói:
Ngay ngày hôm ấy, Giucốp phải thôi giữ chức Tổng tham mưu trưởng để nhận chức Tư lệnh phương diện quân Dự Bị, tuy vẫn là Phó Ủy viên Nhân dân quốc phòng và thành viên Đại bản doanh.
Stalin đồng ý và phái ông đến làm tư lệnh Phương diện quân Dự bị. Tuy nhiên Stalin nhấn mạnh là Zhukov vẫn là một thành viên trong Bộ Tổng Tư lệnh tối cao. Vào giai đoạn cuối Chiến dịch Smolensk 1941, từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 năm 1941, ông chỉ huy Phương diện quân Dự bị tổ chức thành công trận phản kích vào Ennhia, xóa bỏ một bàn đạp quan trọng của quân Đức trước cửa ngõ Moskva, biến Ennhia thành mồ chôn của năm vạn quân Đức trong đó có cả sư đoàn "Đại Đức" của đảng phát xít Đức.
Vừa nhận chức mới, ngày 4-8, Giucốp ra lệnh cho tướng Kátsalốp rút ngay các đơn vị ở cánh trái và trung tâm về phía đông mà không chờ đội quân này được chuyển biên chế từ phương diện quân Miền Tây sang phương diện quân Dự Bị. Quyết định sáng suốt này được Tổng tham mưu trưởng mới là Sapốtxnhicốp hoàn toàn nhất trí. Quân Đức ở gần Rốtxláp đông gấp bội. Nếu chúng chiếm được Rốtxláp thì lực lượng của tướng Kátsalốp sẽ lâm vào tình thế nguy hiểm.

Nữ phi công Kurasova thuộc trung đoàn 46 Không quân Liên Xô sau một phi vụ trên máy bay tiêm kích La-5 tại vùng trời Kursk
Trên cương vị là thành viên của Đại bản doanh, khi Liên Xô đã tập hợp được những lực lượng vũ trang quan trọng điều về phòng thủ Mátxcơva thì Giucốp nhận định: quân Đức sẽ tạm thời dừng cuộc tiến công chính diện vào Mátxcơva, giữ thế phòng ngự tích cực ở hướng đó, đồng thời có thể chúng sẽ tổ chức đột kích mạnh vào vùng sườn trái của phương diện quân Miền Tây và Dự Bị để tiến vào vùng Chécnigốp - Cônôtốp - Prinxki, đánh tập hậu tiêu diệt các đơn vị của phương diện quân Tây - Nam, sau đó mới mở cuộc tiến công chính vào Mátxcơva, và cùng lúc sẽ đánh chiếm Đônét.
Nhận định ấy là một trong những thí dụ về sự sáng suốt đáng kinh ngạc của tài năng quân sự chiến lược tầm cỡ vĩ nhân của Giucốp, nếu biết rằng đúng lúc đó, Tổng hành dinh Đức cũng đã thông qua kế hoạch tấn công mới, trùng hợp với dự kiến của ông: chia mũi nhọn đột kích vào Ucraina và Lêningrát.


Trận Leningrad là một trong các trận đánh có tỉ lệ tử vong cao trong lịch sử thế giới và là trận đánh có số dân thường thiệt mạng cao nhất trong toàn bộ Chiến tranh Xô-Đức. ẢNH: Người Nga chế tạo và sử dụng những quả bóng bay khổng lồ để ngăn chặn máy bay oanh tạc của Đức bay ở vỹ độ thấp.

 
Trong khi đang chỉ huy Phương diện quân Dự bị, Zhukov vẫn nghiên cứu tình hình quân Đức và chú ý đến các mặt trận khác. Ngày 19 tháng 8 năm 1941, khi phát hiện Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) chuyển hướng tấn công xuống phía Nam vào Glukhov, Chernigov, Konotop, Lokhvitsa, ông đã gửi cho Stalin một bức điện dự báo quân Đức sẽ tập trung công kích sau lưng Phương diện quân Tây Nam, tiêu diệt Phương diện quân này để xóa bỏ nguy cơ Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị đánh thọc sườn, từ đó sẽ tấn công Donbass. Các mục tiêu này hoàn thành, thì đại bộ phận lực lượng thiết giáp sẽ lại tập trung vào hướng Moskva. Ông yêu cầu thành lập càng sớm càng tốt một cụm quân mạnh ở tuyến Glukhov, Chernigov, Konotop để ngăn chặn ý đồ bao vây Phương diện quân Tây Nam của quân Đức. Ba tuần sau, ngày 5 tháng 9, quân Đức đã thực hiện cuộc tấn công này. Mặc dù Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã tổ chức các Phương diện quân Trung tâm và Bryansk nhưng do không đủ lực lượng, phương tiện, do sự thụ động của các tướng F. I. Kuznetsov và A. I. Yeriomenko và do Stalin quyết định rút quân quá muộn; nên quân Đức với ưu thế binh lực vượt trội đã hợp vây và tiêu diệt Phương diện quân Tây Nam, chiếm Kiev.
Ngày 14 tháng 9, khi mặt trận vùng trước Lêningrát lâm vào tình huống cục kỳ khó khăn, cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức đã vây chặt và cố chiếm lấy thành phố, Giucốp đã lập tức đến đó chỉ huy Phương diện quân Leningrad theo lệnh của Đại bản doanh để tổ chức phòng thủ. Quân thù đông hơn bội phần và khí thế rất mạnh. Không hy vọng đẩy lùi chúng ngay được, nhưng cũng không thể để chúng vào được Lêningrát. Quyết định đầu tiên của Hội đồng quân sự phương diện quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Giucốp là phải bảo vệ Lêningrát đến người cuối cùng bằng lối đánh phòng ngự tích cực nhất: tiến công, tiến công hơn nữa. Ngay từ đầu, những mệnh lệnh của ông đã mang tư tưởng của lối đánh phòng ngự - tiến công, tích cực tiến công để phòng ngự, đánh mạnh, chớp thời cơ đánh mọi lúc, mọi nơi có thể, mở những cuộc hành quân phản đột kích táo bạo giáng cho quân thù những đòn sấm sét, không cho chúng rảnh tay tổ chức lại các binh đoàn xung kích và đồng thời bị tiêu hao, kiệt sức. Những sĩ quan chỉ huy kém cỏi cũng như những binh sĩ bỏ chạy khỏi trận tuyến đều bị xử tử. Zhukov ra lệnh bố trí những trận địa pháo mật độ cao che chắn các những hướng chủ yếu và rải mìn dày đặc ở những khu vực có nguy cơ cao, đồng thời tăng cường hệ thống phòng không, đề phòng nguy cơ quân Đức nhảy dù. Ông còn hạ lệnh cho thủy quân của Hạm đội Baltic bỏ chiến hạm lên bờ tác chiến, yêu cầu binh sĩ phải tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tổ chức phản kích, liên tục quấy rối ở mọi nơi, ngăn cản quân Đức tập trung binh lực tấn công mạnh vào thành phố. Sau đó ông tập hợp một lực lượng gồm 5 vạn binh sĩ mở một đợt tấn công dữ đội vào mũi tấn công vươn xa nhất của quân Đức vào Leningard. Được sự yểm hộ tích cực của pháo mặt đất và hải pháo, đợt tấn công này đã tước mất hơn một nửa binh lực tấn công của quân Đức tại khu vực đó. 
 
Như dự kiến của Kế hoạch Barbarossa thì Leningrad là một mục tiêu chiến lược mà nếu chiếm được nó, nước Đức Quốc xã sẽ làm giảm sút đáng kể khả năng phòng thủ của Liên Xô, mở đường tiến tới Arkhangelsk. ẢNH: Những thiệt hại đầu tiên của Liên Xô
Xác chết đầy trên phố 
 
Lực lượng quân Đức mở đường đến các vùng phụ cận Lêningrát được trang bị rất nhiều xe tăng. Giucốp tổ chức trước hết một lưới lửa bắn chặn ở vùng Uritxcơ - điểm cao Puncôvô bằng pháo binh, pháo cỡ lớn của hải quân và một số pháo phòng không được chuyển sang nhiệm vụ chống tăng. Ông đã điều cả một bộ phận lính thủy rời tàu ra mặt trận trên bộ, tạo ra khắp nơi những tuyến phòng ngự có chiều sâu và cuối cùng là rút cả một phần lực lượng Hồng quân ở eo đất Carêli để bố trí trước Uritxcơ (việc này quả thực táo bạo vì Hitle đang thúc dục Tổng tư lệnh Phần Lan là Mannéchem chuyển sang tấn công). Tổng tham mưu trưởng Sapốtxnhicốp đánh giá: “Đây là một quyết định đúng đắn duy nhất”.
Đồng thời, Zhukov cũng nhận ra rằng, bị kích thích bởi trận thắng lớn tại Kiev, Hitler sẽ tranh thủ mở ngay một đợt tấn công nhằm vào Moskva để kết thúc sớm chiến tranh. Như thế, Tập đoàn quân thiết giáp ở khu vực Leningrad sẽ được chuyển đến chiến trường Moskva, và cụm Tập đoàn quân Bắc khi mất lực lượng thiết giáp sẽ phải ngừng các cuộc tấn công. Mọi chuyện xảy ra như phán đoán của ông, và Thống chế chỉ huy Cụm quân Bắc Wilhelm von Leeb bị mất chức khi ngưng tấn công trái ý với Hitler. Ngày 21 tháng 9, Hitler đành ra lệnh ngưng công kích Leningrad và chuyển sang bao vây phong tỏa thành phố. Trong một thời gian ngắn sau sự kiện, Zhukov đã kịp củng cố các tuyến phòng ngự bằng lực lượng của Phương diện quân và Hạm đội Baltic, biến Leningrad thành một pháo đài vững chắc. 
 
                                               Trận Leningrad
 
Đó là suy luận xuất sắc về mặt chiến lược của tướng Giucốp.
Trong một thời gian rất ngắn, chỉ có 27 ngày, Giucốp đã hoàn thành được nhiệm vụ hết sức nặng nề. Xoay chuyển cục diện có lợi cho Hồng quân, ổn định được mặt trận phòng thủ Lêningrát. (Sau này Giucốp còn được cử đến Lêningrát lần thứ hai để phối hợp mọi cố gắng nhằm phá vỡ cuộc bao vây phong tỏa của quân Đức. Ngày 12-1-1942, các phương diện quân Lêningrát và Vônkhốp chuyển sang tấn công từ hai bên hành lang đi đến hồ Lađôga nối liền Lêningrát với phần còn lại của đất nước Liên Xô. Cần nói thêm điều này: Sau 900 ngày đêm sống và chiến đấu ngoan cường trong vòng bao vây phong tỏa khốc liệt của phát xít Đức, nhân dân Lêningrát đã phải chịu sự tổn thất hết sức nặng nề, riêng về nhân mạng đã có 16.747 người chết và 33.782 người bị thương vì phi pháo, trên 800.000 người chết vì đói, và bệnh tật do thiếu thốn).
                                          Lực lượng Hồng quân
 
Như đã kể, ngày 30-9-1941, mặt trận phòng ngự Brianxcơ bị chọc thủng, một bộ phận quân đội Xô Viết bị bao vây. Ngày 2-10, quân Đức đột kích mạnh mẽ từ hai hướng bắc và nam về phía thủ đô. Nhiều đơn vị thiết giáp của Đức đã bắt liên lạc được với nhau trong khu vực Viadơma. Ngày 7-10-1941, Giucốp được điều về lại Phương diện quân Dự bị, ông từ Lêningrát cấp tốc đáp máy bay về Mátxcơva. Lúc này, Phương diện quân này và Phương diện quân Tây đang bị ba Tập đoàn quân xe tăng và 3 tập đoàn quân dã chiến Đức bao vây tại khu vực Rzhev - Vyazma, Trước tai họa thực sự đang đe dọa thủ đô, Stalin đã cử Giucốp với tư cách đại diện Đại bản doanh, có toàn quyền chỉ huy mặt trận phòng thủ Mátxcơva.
Sau một thời gian ngắn, Zhukov bắt liên lạc được với lực lượng của phương diện quân Tây đang bị bao vây. Ông phân tích cho họ thấy chỗ mạnh yếu của quân Đức và hướng dẫn họ tổ chức chống trả. Dưới sự chỉ đạo của Zhukov, Hồng quân đã củng cố được trận địa và tiêu hao nặng sinh lực của quân địch, khiến sức tấn công của quân Đức càng lúc càng suy yếu.
Ngày 15-10-1941, quân Đức chỉ còn cách Matxcơva 27 km. Tình hình thật nguy ngập. Stalin hỏi Giucốp: “Anh có tin là chúng ta giữ được Matxcơva không? Tôi hỏi anh điều này với nỗi đau đớn. Anh hãy nói một cách chân thành với tư cách là một đảng viên!”. Giucốp trả lời: “Nhất định chúng ta giữ được! Nhưng chúng ta cần tăng cường ít nhất 2 quân đoàn và 200 xe tăng”. Stalin đồng ý và quyết định điều quân dự bị từ Xibêri về.
Theo Giucốp, hiểm họa chính nằm trong sự mỏng manh của tuyến phòng ngự Môgiaixcơ. Xe tăng Đức có thể bất ngờ thọc vào Mátxcơva bất cứ lúc nào. Ông cố gắng bắt liên lạc với các đơn vị đang chiến đấu trong vòng vây phía bên kia Viadơma để lên phương án thoát vây nhưng không kịp, liên lạc đã bị cắt đứt. Do đó các đơn vị này đã không thực hiện được một cuộc rút lui có tổ chức. Chỉ một vài đơn vị thoát ra, tìm được về căn cứ. “Chịu đựng mọi tổn thất và đổ máu không phải là vô ích”, về sau Giucốp đã viết như vậy. Hai mươi tám sư đoàn quân Đức đã bị giam chân tại đây trong vòng từ 9 đến 10 ngày đã tạo điều kiện cho quân đội Xô Viết tranh thủ được thời gian củng cố sự phòng thủ trên tuyến Môgiaixcơ.


Xe tăng Panzer III (Đức) tấn công gần làng Skirmanovo, khu vực Moskva, mùa đông năm 1941
Xe tăng Panzer III (Đức) tấn công gần làng Skirmanovo, khu vực Moskva, mùa đông năm 1941

Ngày 15 tháng 11, quân Đức lại mở một đợt tổng công kích Moskva. Trong khu vực Krasnaia Poliana và Kriukovo  ở phía Tây Bắc, quân Đức chỉ còn cách Moskva 20 km. Dưới áp lực nặng nề, Zhukov vẫn bình tĩnh nhận ra một sai lầm quan trọng trong kế hoạch tấn công của quân Đức: người Đức chủ trương bao vây Moskva nên dốc toàn lực đánh mạnh ở hai cánh, nhưng 6 quân đoàn bố trí ở chính diện hầu như không làm gì cả. Vì vậy ông đề xuất một kế hoạch táo bạo: rút bới một phần lớn lực lượng ở trung tâm để tăng cường cho hai cánh. Nhờ vậy mà Hồng quân đã không cần phải tung lực lượng dự bị vào trận mà "để dành" cho đợt phản công mở màn vào ngày 6 tháng 12 cùng năm.
Tuy nhiên, việc rút bớt quân ở khu vực chính diện đã khiến lực lượng trấn thủ nơi đây trở nên hết sức mỏng. Vì vậy Zhukov ra lệnh cho bộ đội tại khu vực này phải canh phòng hết sức cẩn mật, ngừa trường hợp quân Đức mở một đợt tấn công tại đây. Đúng như ông dự đoán, sau cùng quân Đức đã nhận thấy sai lầm của mình và bắt đầu tấn công vào khu vực chính diện. Tuy nhiên sự phòng thủ hết sức kỹ lưỡng của Hồng quân đã chặn đứng tất cả các đợt tấn công của quân Đức.
Mặc dù cả ba Phương diện quân của Liên Xô không chiếm ưu thế về binh lực so với Cụm tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức Quốc xã: về người 1,1 triệu/1,7 triệu, về xe tăng 774/1.170 chiếc; G. K. Zhukov vẫn quyết tâm phản công. Ngày 1 tháng 12, ông đã chỉ đạo Phương diện quân Tây phối hợp với Phương diện quân Briansk và Phương diện quân Kalinin tiến hành chiến dịch phản công tại khu vực Moskva. Sau hai tháng phản công đã tiêu diệt 581.900 quân Đức, đánh bật quân Đức khỏi khu vực Moskva và các vùng phụ cận từ 100 đến 250 km. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức bị đánh bại trong một trận đánh chiến lược, có quy mô lớn với hàng triệu quân mỗi bên tham gia. Sau trận này, Kế hoạch Barbarossa của nước Đức Quốc xã hoàn toàn phá sản. Trận đánh này đã củng cố niềm tin của liên minh chống phát xít toàn thế giới chống lại Hitler và các đồng minh trong phe Trục.

Phát xít Đức đã thất bại thảm hại trước Hồng quân Liên Xô ra sao? 6                           Nội đô Stalingrad trong trận chiến khốc liệt.
Và Zhukov, với tư cách là người cứu Moskva, trở nên nổi tiếng vang dội. Trong buổi lễ mừng công ngày 25 tháng 5 năm 1945 sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin đã hết lời khen ngợi Zhukov. Ông đã phát biểu như sau:


 Phán đoán chính xác, Giucốp đã tập trung nỗ lực đánh tan cả hai cánh quân Đức ở hai phía bắc và nam, tiến tới giải vây cho Mátxcơva như chúng ta đã biết.
Đến tháng 2 năm 1942, ảnh hưởng từ cuộc phản công thắng lợi của quân đội Xô Viết gần Moskva bắt đầu suy giảm vì quân đội Đức đã chuyển một số binh đoàn từ Tây Âu sang và tăng sức đề kháng. Mặc dù thiếu quân tiếp viện và thiếu đạn dược nhưng G. K. Zhukov vẫn tiếp tục tấn công quân Đức đang hồi phục phần nào sau khi thất bại tại Moskva. Do kết quả hành động nóng vội của Phương diện quân Kalinin, mùa hè năm 1942 tập đoàn quân 33, quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và quân đoàn đổ bộ đường không 4 đã bị quân Đức bao vây tại Rzhev. Ông đặt ra nhiệm vụ phải giải vây cho các đơn vị quân dội Liên Xô đang bị bao vây tại "chỗ lồi" Rzhev - Viazma. Hai chiến dịch được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1942 đã giải vây được quân đoàn kỵ binh cận vệ 1, quân đoàn đổ bộ đường không 4 và một phần tập đoàn quân 33. Phần lớn tập đoàn quân 33 bị đánh tan với quân số bị tổn thất là 193.683 người, chiếm 24,93% tổng quân số của Phương diện quân Tây và bằng 56,1% số quân bị vây lúc ban đầu. Trái với nhận xét của một số tướng lĩnh Liên Xô cho rằng các cuộc tấn công trên hướng Rzhev - Sychevka là không cần thiết, tướng Đức Kurt von Tippelskirch đánh giá:
Theo những tiết lộ của Trung tướng tình báo P. A. Sudoplatov, trong một "trò chơi điện đài" mang tên "Tu viện", cơ quan tình báo Liên Xô đã cố tình để lộ thông tin về chiến dịch Sao Hỏa đã được cho quân Đức biết đế thu hút binh lực quân Đức về đây, đảm bảo cho sự thành công của Chiến dịch Sao Thiên Vương sắp diễn ra ở Stalingrad. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cũng như các tướng lĩnh dưới quyền của I. V. Stalin hoàn toàn không biết gì và họ đã trở thành nạn nhân của "trò chơi" này:
                                     *** 

Sáng ngày 29-8-1942, Giucốp, lúc này đã là Phó tổng tư lệnh tối cao, nhận lệnh rời Mátxcơva đi Xtalingrát. Thế là ông lại đến với nơi xung yếu nhất của mặt trận Xô - Đức. Kẻ thù đã đến được sông Vônga. Đạo quân Đức đang tiến về Xtalingrát là tập đoàn quân xuất sắc nhất của Hitle trong những chiến dịch ở hướng tây năm 1940 và chưa từng bại trận nào.

Ba lính Đức bị băng tuyết phủ kín mặt trong suốt mùa đông ở mặt trận phía Đông. Ảnh: Hulton Archive/Getty Images
Đến nơi, qua tìm hiểu tình hình thực tế, ông thấy kế hoạch tiến công thì đã hoàn tất nhưng các đơn vị Hồng quân không đủ thời gian tập kết ở tuyến xuất phát. Ông vội gọi điện về cho Xtalin đề nghị hoãn, nhưng chưa nhận được trả lời. Với trách nhiệm của một tướng “ngoài biên ải”, Giucốp đã tự quyết định ngưng cuộc tấn công đến ngày 13-9. Sau đó, ông nhận được điện của Đại bản doanh báo tin quân thù chỉ còn cách Xtalingrát 3 vecxtơ (đơn vị chiều dài của Nga, bằng 1.067 m) và lệnh phải cho các tư lệnh bộ đội hướng bắc và tây - bắc lập tức tiến công nhằm hỗ trợ cuộc phòng thủ của Hồng quân trước cửa ngõ Xtalingrát. “Không được chậm trễ một phút! Sự chậm trễ trong tình thế hiện nay cũng tương tự như một tội ác!”. Mệnh lệnh trên do Xtalin ký với lời lẽ cả quyết hiếm có. Giucốp báo cáo ngay cho Tổng tư lệnh tối cao (Stalin) bằng điện thoại và được lệnh hoãn cuộc tiến công.
Ngày 12-9, Giucốp cùng Vaxilépxki, người vừa được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng, báo cáo cho Stalin tình hình ở vùng Cápcadơ và Xtalingrát. Sau đó, họ đã đi đến kết luận: trong cuộc tiến công ở hướng nam, quân Đức đã nắm quyền chủ động chiến lược, vậy cần phải giành lại quyền chủ động đó. Xét về tương quan lực lượng và sự bố trí lực lượng của quân Đức thì không thể đánh vào những đơn vị ưu tú còn rất mạnh của chúng. Vậy thì đánh vào đâu? Đạo quân tiến đánh Xtalingrát là mũi nhọn đột kích của một tam giác khổng lồ mà các cạnh kéo dài hàng trăm km, trong đó có đoạn do các đơn vị quân đội Hungari, Rumani, Ý, kém thiện chiến hơn nhiều đảm nhiệm. Cần phải đánh vào đúng chỗ này, nơi rất gần với cạnh đáy của tam giác.

                                      Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov

 
Tối 13-9, Giu cốp và Vaxilépxki báo cáo cho Stalin kế hoạch tác chiến. Chiến dịch sẽ chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là chọc thủng hệ thống phòng ngự của quân thù, bao vây đội quân Đức đang chiến đấu ở Xtalingrát, xây dựng một phòng tuyến bên ngoài đủ vững chắc để đẩy lui quân tiếp viện Đức; giai đoạn 2: tiêu diệt các đơn vị Đức đã bị bao vây. Mọi người  nhất trí kế hoạch đó.
Trong khoảng thời gian 5 ngày đêm trước cuộc phản công, ở các hướng đột kích chính, Hồng quân đã tiến hành những trận đánh thăm dò để trinh sát.
Ngày 19-11-1942, quân đội Xôviết trên mặt trận Xtalingrát chuyển sang phản công bắt đầu bằng những đòn đột kích của các phương diện quân Tây - Nam và Sông Đông. Bộ đội phương diện quân Xtalingrát chuyển sang tấn công vào ngày 20-11.
Sau khi hoàn thành việc đột phá trận địa phòng ngự đối phương, lực lượng của cả 3 phương diện quân Hồng quân tiếp tục phát triển tiến công theo chiều sâu. Các quân đoàn xe tăng và cơ giới của Hồng quân, sau khi đánh lui các đợt phản kích của quân thù, đã cơ động táo bạo, trong một vài ngày cá biệt, tiến được 50 - 70 km.
Ngày 22-11, quân đoàn cơ giới số 4 của tập đoàn quân 51 Hồng quân đã đến được vùng Xôvétski. Ngày hôm sau, các binh đoàn của quân đoàn xe tăng số 4 cũng đã tiến đến vùng này. Sự xuất hiện lực lượng xe tăng và cơ giới của các phương diện quân Tây - Nam và Xtalingrát ở vùng Calát và Xôvétski đã cho Hồng quân thực hành được việc bao vây 22 sư đoàn, tức là 160 binh đội độc lập của tập đoàn quân dã chiến số 6 và một phần lực lượng của tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức, gồm 330 ngàn quân. Bộ đội của phương diện quân Sông Đông không ngăn được quân địch ở khúc cong nhỏ của Sông Đông và từng bộ phận của chúng đã rút được về với lực lượng chủ lực đang hoạt động sát gần Xtalingrát.

                                 Nguyên soái Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky.

 
Tuy nhiên, kế hoạch giai đoạn 1 của chiến dịch đã hoàn thành, Hồng quân đã chọc thủng hệ thống phòng ngự của quân Đức và đã bao vây được lực lượng chủ yếu của chúng. Quyền chủ động chiến lược ở cánh phía nam của mặt trận Xô - Đức đã thuộc về quân đội Xôviết.
Để giải vây và khôi phục lại tình hình, Tổng hành dinh Đức vội vã rút bớt lực lượng từ những địa đoạn khác trên mặt trận Xô - Đức, từ Tây Âu, thành lập cụm tập đoàn quân đặt tên là “Sông Đông”, gồm 30 sư đoàn. Cụm tập đoàn quân này có nhiệm vụ đột kích phá vỡ vòng vây bên ngoài, phát triển tiến công về phía Xtalingrát.
Ngày 12-12, quân Đức tiến công từ khu vực Côtennhicôvô. Dù gặp sự kháng cự mãnh liệt của các lực lượng thuộc tập đoàn quân 51 và lực lượng dự bị tăng cường của Hồng quân, ngày 19-12 quân Đức vẫn đến được sông Mưsơcốp. Nhưng đến đây, gặp một lực lượng đánh chặn mạnh hơn của Hồng quân, chúng đã bị khựng lại.
Ngày 16-12, bằng lực lượng của phương diện quân Tây - Nam và tập đoàn quân 6 của phương diện quân Vôrônegiờ, Hồng quân tổ chức tấn công và chỉ trong có mấy ngày, đã đánh tan tập đoàn quân số 8 của Ý và bộ phận còn lại của tập đoàn quân số 3 của Rumani.
Do tiến công thắng lợi của phương diện quân Tây - Nam và sự phòng ngự vững chắc của phương diện quân Xtalingrát ở sông Mưsơcốp, quân Đức buộc phải từ bỏ ý đồ cứu nguy cho lực lượng đang bị bao vây của chúng và chuyển sang phòng ngự.
Ngày 24-12, phương diện quân Xtalingrát mở cuộc tiến công quyết định tiêu diệt lực lượng đối phương ở Côtennhicôvô, buộc chúng rút về phía nam. Ngày 29-12, Hồng quân chiếm được Côtennhicôvô. Vòng vây phía ngoài đã vững chắc bởi những cuộc tiến công, phản kích đánh quân tiếp viện Đức một cách hiệu quả.
Ngày 8-1-1943, để tránh đổ máu vô ích, quân đội Xôviết kêu gọi quân Đức đang bị bao vây chặt ra hàng, nhưng tư lệnh tập đoàn quân 6 Đức (lực lượng bị vây) là thống chế Vôn Pauluýt đã cự tuyệt.
Sáng ngày 10-1, sau đợt pháo và “Cachiusa” bắn chuẩn bị mãnh liệt, các lực lượng của phương diện quân Sông Đông bắt đầu tấn công. Đến cuối tháng 1, lực lượng trong vòng vây của quân Đức bị chia cắt thành hai bộ phận. Trước những đòn đột kích mạnh của Hồng quân, tình thế quân Đức bị vây trở nên vô vọng, ngày 31-1, bộ phận phía nam trong đó có Pauluýt, đầu hàng và ngày 2-2, bộ phận phía bắc cũng hạ vũ khí. Trận đánh lớn Xtalingrát đến đây kết thúc và đi vào lịch sử như một khúc ca nặng trĩu u uất cho thân phận con người nhưng cũng thật hùng tráng trong thiên anh hùng ca “Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại” mà quân dân Liên Xô đã phải viết bằng máu, xương, nỗi bất hạnh thấm ngập lệ của mình và của cả binh lính Đức.
 
                                            Đại tướng Nikolai Fedorovich Vatutin.
Sau này, Giucốp viết: “ Trận đánh trong vùng Xtalingrát cực kỳ ác liệt. Riêng tôi, tôi chỉ có thể so sánh nó với trận Mátxcơva…”.
Sáng ngày 3-2-1943, đài phát thanh ở nước Đức quốc xã loan tin về việc để tang toàn quốc. Giọng phát thanh viên trầm buồn: “Chiến dịch Xtalingrát đã kết thúc. Trung thành với lời thề của mình cho đến hơi thở cuối cùng, quân đoàn 6, dưới sự chỉ huy gương mẫu của thống chế Pauluýt, đã ngã gục trước lực lượng áp đảo của kẻ thù và trước những hoàn cảnh bất lợi. Trận đánh cuối cùng đã diễn ra dưới nếp gấp của lá cờ có chữ thập ngoặc cắm ở nơi cao nhất của đống hoang tàn Xtalingrát. Các tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ của chúng ta đã kề vai sát cánh chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.”
Trong mọi cuộc chiến tranh, không thiếu gì những lời dối trá “dễ tin” như thế ở cả hai phía đối địch. “Thật thà là cha đứa dại”, ai cũng nghĩ thế nên chẳng ai thấy xấu hổ trước sự dối trá được cho là có lợi. Nhưng hậu thế lại chẳng thích bị mắc lừa tý nào!
Sự đầu hàng để chọn lấy sống còn của quân đoàn 6 Đức và tư lệnh của nó là có thật. Panluýt đã từng là tù binh của Hồng quân, có mặt tại tòa án xét xử tội phạm chiến tranh Nurembe như một nhân chứng và còn sống đến tận năm 1957 cũng là những sự thật.
Chúng ta tin vào câu chuyện kể về Pauluýt của giáo sư tiến sĩ Alêchxăng Blăng, người đã từng phục vụ trong một trại giam tù binh Đức với tư cách là phiên dịch:
Pauluýt sử dụng phần lớn thời gian của mình trong trại giam để đọc sách. Ông ta đọc cả “Tư bản” của Mác, “Biện chứng của Tự nhiên” và “Chống Đuyrinh” của Ăngghen. Có lần Pauluýt nói:
- Nghĩ cũng lạ! Tôi, một người Đức mà lại ngồi ở nước Nga để đọc những triết gia lớn người Đức là Mác và Ăngghen, trong một trại tù binh.
Cuối tháng 6-1943, Pauluýt được nghe dịch lại bản thông cáo tổng kết 2 năm chiến tranh của Cục thông tin Liên Xô. Ông ta thừa nhận rằng phần lớn những kết luận trong bản thông cáo ấy là tương ứng với hiện thực. Riêng về tính trầm trọng của khủng hoảng ở nước Đức quốc xã và tình hình phát triển của phong trào phản kháng ở đó thì ông ta còn nghi ngờ. Pauluýt nói:
- Đó là sự thổi phồng trong việc tuyên truyền của riêng những nước đang tiến hành chiến tranh. Tôi khẳng định rằng nhân dân Đức tiếp tục đi theo quốc trưởng, rằng chẳng có kẻ nào dám đánh lại quốc trưởng, vì Đức là một dân tộc có kỷ luật.

Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-5
Khi Pansép, bí thư đảng ủy vùng Ivanôvô hỏi Pauluýt một cách phẫn nộ:
- Tại sao ông đã hành động tàn bạo như vậy chống lại thường dân trong cuộc chiến này?
Pauluýt khô khan trả lời:
- Tôi không hề biết tý gì về việc đó. Quân đội không quan tâm tới những hoạt động loại này.
Tuy nhiên một thời gian sau, khi nghe đọc dịch lại bài phóng sự nhan đề “Hận thù” đăng trên báo “Sự thật” (Pravđa) viết về một công nhân ở Xtalingrát trở thành xạ thủ ưu tú sau khi quân Đức tàn sát hết toàn bộ gia đình, trong đó có bốn người con trai cuả người này, Pauluýt đã lặng yên hồi lâu rồi nói:
- Cần phải biết bao thời gian để làm dịu nỗi đau khủng khiếp mà chúng tôi đã mang đến đất nước này. Không, chẳng thể nào làm dịu được, vì chẳng có ai có thể làm sống lại những đứa trẻ đã bị tàn sát. Chỉ có một điều mà người ta có thể làm được là phấn đấu để không bao giờ làm cho chuyện đó xảy ra nữa. Đó là nghĩa vụ của nhiều thế hệ tương lai.
Theo nhận xét của Blăng thì trong khoảng thời gian đầu ở trại tù binh, nội tâm Pauluýt đã phải chịu những day dứt, giằng xé trong một xung đột dữ dội, dẫn đến sự biến đổi tư tưởng dần dần nhưng rõ ràng của ông ta.
Cũng khoảng cuối tháng 6-1943, Vinhem Pich (Wilhelm Piek, 1876 - 1960, là một trong những người thành lập đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, sau này là chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa dân chủ Đức) đã gặp Pauluýt, tự xưng là đại biểu quốc hội Đức, đề nghị Pauluýt có ý kiến về số phận nước Đức và nhân dân Đức, đồng thời thông báo cho Pauluýt việc thành lập phong trào chống phát xít có tên gọi là “Nước Đức tự do” có sự tham gia của nhiều binh lính, sĩ qaun Đức đang là tù binh.
Lúc đầu Pauluýt tuyên bố:
- Tôi là một người lính được giáo dục theo những nguyên tắc của danh dự nhà binh, và rồi nếu tôi không thể chiến đấu bên cạnh các chiến hữu của tôi, thì với tư cách tù binh, tôi phải giữ im lặng. Đó là nghĩa vụ của tôi đối với tổ quốc, đối với quân đội.
Nhưng Vinhem Pich đã nói những lời chí lý:
- Có nhiều điều ngăn cách chúng ta và hẳn rằng chẳng bao giờ chúng ta hiểu và nhìn nhận những sự kiện bằng cùng một cách. Tuy nhiên, có một điểm hội tụ chúng ta lại. Cả hai ta đều là người Đức và cùng yêu nước Đức. Ai yêu nước mình thì phải làm tất cả những gì có thể làm để cứu nước và để cứu nước Đức, chỉ còn một con đường: lật đổ Hítle và ngừng chiến không thời hạn.
Về sau, Pauluýt nhớ lại:
“Cuộc hội đàm đó đã là một động lực đầu tiên đẩy tôi ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của cái lôgic quân sự nghiêm cách và bắt đầu lò dò quan tâm đến những vấn đề chính trị”.
Tháng 8-1943, trong một lần đi dạo, Pauluýt có nói với Blăng:
- Nếu không có những thèm muốn của quốc trưởng thì số phận tôi đã ngoặt khác đi…
Trong một lần đi dạo khác, bàn về con người Hítle, Pauluýt đã bộc bạch:
- Tôi trông thấy Hítle thường xuyên nên tôi nghĩ rằng tôi hiểu ông ta. Đó là một con bệnh suy nhượng thần kinh bẩm sinh: là “hiện tượng” nhớ dai. Ông ta thuộc lòng số hiệu của tất cả các sư đoàn và cả số hiệu của nhiều trung đoàn ở nhiều tiểu khu trên mặt trận, nhớ cả tên của hầu hết các tướng lĩnh. Trước mắt ông ta hình như bao giờ cũng có một bản đồ chiến cuộc. Song tất cả cái đó là phục vụ cho mục đích tội ác. Toàn bộ năng lực của ông ta, toàn bộ ý chí của ông ta đều hướng về việc chống lại quốc gia mình. Hítle có tính bảo thủ đến cùng trong những đánh giá của mình. Ông ta từ chối mọi lời khuyên, trong đó không thiếu những lời khuyên có lý. Ông ta là một người cuồng tín, cứ như người nửa điên nửa tỉnh, tính khí kỳ cục. Ông ta đánh giá sức mạnh của Liên Xô chỉ bằng một nửa so với thực tế, và cả chúng tôi nữa, bị ảnh hưởng của ông ta, cũng bị lừa bịp một cách tàn bạo. Ngay cả những ai biết rõ thực tế và nhìn thấy cái thực tế ấy cũng sợ không dám thú nhận. Hítle không muốn nghe ngay cả những cái khách quan dè dặt nhất. Tất cả những ai phản đối hoặc nghi ngờ, sẽ rơi vào sự ghét bỏ, bất hạnh…

Bundesarchiv Bild 183-B24575, Friedrich Paulus.jpg
Thống chế Friedrich Paulus
Có nhiều yếu tố dẫn đến sự chuyển biến tư tưởng và quyềt định tham gia vào phong trào chống phát xít “Nước Đức tự do” của Pauluýt, trong đó ắt hẳn tin tức về cuộc tiến công thắng lợi của Hồng quân trong những năm 1943 - 1944 đã là một yếu tố quan trọng. Khi đó Pauluýt đã viết: “Sự diễn biến chiến cuộc cho đến mùa hè năm 1944 giúp cho tôi hiều được rằng Hítle đã khước từ việc rút ra những bài học do tình hình mất hy vọng đặt ra. Ông ta vẫn thúc ép nhân dân Đức lâm vào một thảm họa không thể hình dung nổi. Ngoài ra tôi còn có thể có một khái niệm đầy đủ hơn về những tàn bạo có hệ thống và những biện pháp hủy diệt dân chúng được thực hiện theo lệnh của Hítle ở những lãnh thổ bị Đức chiếm đóng. Đối với tôi, đã rõ ràng là Hítle không những không thắng, mà còn không được thắng cuộc lần này”, và: “Tôi đau buồn không chịu nổi khi nghĩ rằng những hy sinh của quân đoàn 6 trong chiếc dịch Xtalingrát, đánh dấu bước ngoặt chiến tranh, là ngu xuẩn đến mức nào! Những hy sinh đó chỉ là để đóng góp cho việc kéo dài chiến tranh và gia tăng tổn thất cho nhân dân Đức”.
Ngày 8-8-1944, cùng cái ngày mà ở Béclin, Hitle ra lệnh treo cổ thống chế Witzleben, một trong những người cầm đầu nhóm sĩ quan Đức âm mưu ám sát Hitle, thống chế Pauluýt loan báo không úp mở việc ông ta tham gia phong trào chống phát xít, trên đài phát thanh “Nước Đức tự do”.
Nhiều năm sau này, Pauluýt viết: “Tôi đã đi đến kết luận rằng điều quan trọng tuyệt nhiên không phải là hoàn thành cuộc chiến trong những điều kiện có thể chịu đựng được, mà chính là cổ vũ những lực lượng hận thù với chủ nghĩa Quốc Xã, làm tan rã mặt trận để ngừng các cuộc xung đột và như vậy là để tránh khỏi một thảm họa có tính định mệnh”.
***
 
Cuộc phản công và bao vây tiêu diệt ở Xtalingrát đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Xôviết tổ chức những chiến dịch tiến công thắng lợi ở các khu vực khác trên mặt trận Xô - Đức. Cánh nam của quân Đức đã bị bẻ gãy, phá vỡ cuộc bao vây phong tỏa Lêningrát, mặt trận đã lùi xa Mátxcơva thêm 150 km…
   
Máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 Stuka đang oanh tạc Stalingrad

Sau chiến thắng ở Xtalingrát, Hồng quân Liên Xô đã giành lại quyền chủ động trên khắp chiến trường và liên tục tiến công, phát triển được theo chiều sâu là 600 - 700 km trên một chính diện rộng. Trong thời gian bốn tháng rưỡi liên tục tiến công, Hồng quân đã đập tan trên 100 sư đoàn địch, cụ thể là làm chúng mất: 1,7 triệu sĩ quan và binh lính, 24 ngàn khẩu pháo, trên 3.500 xe tăng và 4.300 máy bay. Uy tín sức mạnh quân sự Đức trước con mắt thế giới đã bị sụp đổ!
Ngay từ mùa xuân năm 1943, nước Đức phát xít đã khẩn trương sản xuất hàng loạt xe tăng hạng trung và hạng nặng (là “Con báo”, “Con hổ”), pháo tự hành “Phécđinăng”; đẩy mạnh sản xuất các loại vũ khí khác cũng như máy bay chiến đấu với nhịp điệu nhanh hơn so với năm 1942. Nhờ ban hành tổng động viên, Đức đã hầu như bổ sung được những thiệt hại về quân số cho lực lượng vũ trang.
Để giành lại quyền chủ động chiến lược, Tổng hành dinh của phát xít Đức quyết định tiến hành một chiến dịch tiến công lớn vào mùa hè năm 1943 lấy tên là “Xitađen”.
Quân Đức sẽ tiến công, nhưng chúng sẽ hành động ra sao? Câu hỏi đó được đặt ra tại Đại bản doanh từ khá sớm và đòi hỏi phải trả lời đúng để đề ra được phương án đối phó tối ưu. Đã có những ý kiến khác nhau. Người ta ra sức thuyết phục Xtalin rằng giáng một đòn tiến công ngăn ngừa trước trên trục Bengôrốt - Kháccốp là tốt hơn cả. Với cương vị là đại diện Đại bản doanh tại mặt trận, Giucốp nắm được tin tức cũng như các tư lệnh phương diện quân. chỉ có điều ông đã rút ra một kết luận hoàn toàn khác.
 phuong tay ha thap vai tro tran stalingrad? hinh 1               Pháo đối chọi với xe tăng tại mặt trận Stalingrad (ảnh tái hiện của IMFDB
Giucốp chủ trương chưa chuyển sang tiến công ngay mà làm cho quân Đức bị kiệt sức trên trận địa phòng ngự của Hồng quân; tiêu diệt các xe tăng của chúng rồi sau đó mới sử dụng những lực lượng dự bị còn nguyên vẹn chuyển sang tiến công toàn diện đánh tan binh đoàn chủ lực của chúng. Theo ông, quân Đức, với tiềm lực đã bị hạn chế, chỉ có khả năng mở cuộc tiến công trên một mặt trận thu hẹp, có thể chúng sẽ tổ chức đánh chủ yếu vào 3 phương diện quân Hồng quân là Trung Tâm, Vôrônegiơ và Tây - Nam. Trong báo cáo gửi cho Stalin, ông nêu rõ:
“- Có thể trong đợt đầu, quân địch sẽ tiến đánh và tràn ngập Cuốcxcơ từ phía đông - bắc và phía tây - nam…
- Địch có thể tung 15 hoặc 16 sư đoàn cơ giới và khoảng tối đa 2.500 xe tăng để tiến công binh đoàn Cuốcxcơ…
- Để làm cho quân địch bị tan vỡ trước hệ thống phòng ngự của chúng ta, ngoài những biện pháp về phòng ngự chống tăng… cần phải bố trí khối chủ yếu của các lực lượng dự bị chiến dịch trong vùng Elétxơ - Vôrônegiơ…”
Tóm lại, ngày 8-4-1943, Giucốp đã quyết đoán được địa điểm của trận đánh lớn sắp xảy ra, lực lượng mà quân Đức sẽ sử dụng và nêu ra những biện pháp đối phó cụ thể. Ngày 12-4, Đại bản doanh đã thông qua phương án của ông.
Tại sao Hồng quân trụ vững trong trận đánh thay đổi cục diện chiến tranh ở Stalingrad?
Tù binh phát xít Đức và phe Trục bị dẫn giải trên đường phố Stalingrad.

Trong khi đó, ngày 15-4-1943, tại Tổng hành dinh Đức, Hitle ban bố mệnh lệnh số 6: “Bằng một đòn tập trung kiên quyết và nhanh chóng do tập đoàn quân xung kích tiến hành từ khu vực Bengôrốt và bằng một đòn khác từ khu vực phía nam Ôriôn, dựa vào tiến công tập trung, thực hiện bao vây bộ đội địch trong khu vực Cuốcxcơ và tiêu diệt chúng…”.
Hitle không thể ngờ rằng trước đó một tuần lễ, nguyên soái Giucốp đã tiên đoán tình hình, chính xác đến kỳ lạ không chỉ hướng tiến công của các mũi đột kích mà cả về lực lượng tham gia chiến dịch của quân Đức. Thực tế Bộ chỉ huy Đức đã huy động vào chiến dịch Xitađen, 50 sư đoàn, trong đó có 16 sư đoàn xe tăng và cơ giới, cụ thể là khoảng 900 ngàn người, 10 ngàn pháo và súng cối, gần 2.700 xe tăng và trên 2.000 máy bay.
Ngày 15-7-1943, phát xít Đức tấn công mở màn chiến dịch Xitađen nhưng chỉ trong vòng một tuần lễ, chiến dịch đó đã hoàn toàn thất bại. Lúc đầu Hồng quân tổ chức phòng ngự chặt chẽ. Quân Đức đã phải trả giá rất đắt mới chọc thủng được vài chỗ ở tuyến phòng ngự đầu. Hai hướng chúng tiến được sâu nhất cũng chỉ là 12 km (ở hướng Ôriôn - Cuốcxcơ) và 35 km (ở hướng Bengôrốt - Cuốcxcơ). Bộ đội Hồng quân của các phương diện quân Trung Tâm, Vôrônegiơ phối hợp với một bộ phận Hồng quân của phương diện quân Thảo Nguyên đã đánh cho các lực lượng đột kích Đức bị suy yếu, kiệt quệ, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang phản công. Trước sự phòng thủ kiên cường và những đòn phản đột kích mãnh liệt của Hồng quân, cuộc tiến công của quân Đức đã bộc lộ ngày một rõ ràng sự khủng hoảng.
Sáng ngày 12-7, phương diện quân Vôrônegiơ tổ chức phản đột kích. Một trận đánh gặp gỡ rất lớn bằng xe tăng đã xảy ra tại vùng Prôkhôrốpxki và kéo dài đến tận khuya. Quân Đức tổn thất nặng nề buộc phải chuyển sang phòng ngự. Đây có thể là trận đánh gặp gỡ xe tăng lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai. Cũng ngày này, phương diện quân Brianxcơ và Miền Tây, theo lệnh Đại bản doanh đã chuyển sang tiến công trên hướng Ôriôn. Có thể nói ngày 12-7 là ngày đánh dấu bước ngoặt trên chiến trường lớn ở vòng cung Cuốcxcơ.
Ngày 3-8, Hồng quân mở chiến dịch tiến công Bengôrốt - Kháccốp. Trong chiến dịch này cũng có một trận đánh gặp gỡ xe tăng lớn, xảy ra tại Bôgôđukhốp.
Cả hai chiến dịch đều hoàn toàn thắng lợi. Quân Đức đã bị tổn thất không thể bù đắp được, ngay cả ý đồ muốn giữ vững bàn đạp chiến dịch Ôriôn - Kháccốp của chúng cũng bị phá vỡ.


                               Máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 Stuka đang oanh tạc Stalingrad.
Trận phản công Stalingrad cuối cùng cũng được phát động ngày 19 tháng 11 năm đó và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943. Trong chiến dịch, nguyên soái G. K. Zhukov chỉ huy phối hợp hành động của các Phương diện quân Đông Nam và Stalingrad, nguyên soái A. M. Vasilevsky chỉ huy phối hợp hành động các phương diện quân Tây Nam và Sông Đông. Thắng lợi to lớn của quân đội Liên Xô trên sông Volga đã trở thành bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trên chiến trường châu Âu. Trận Stalingrad đã trở thành một trong các trận đánh có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Không một nước Đồng minh nào trong cuộc chiến tranh này không tự hào về một chiến thắng vĩ đại như thế. Do có nhiều công lao đóng góp từ việc vạch kế hoạch chiến dịch đến trực tiếp chỉ huy quân đội, G. K. Zhukov được tặng thưởng Huân chương Suvorov hạng nhất cùng với A.M.Vasilevsky, N.N. Voronov, N.F.Vatutin, A.I.Yeryomenko và K.K.Rokossovsky. Riêng huân chương của Zhukov được đúc rõ chữ "hạng nhất".
Kết quả thắng lợi của trận đánh lớn Cuốcxcơ thuộc về Hồng quân, đã bẻ gãy xương sống của quân Đức, buộc chúng phải chuyển sang phòng ngự chiến lược vĩnh viễn trên mặt trận Xô - Đức. Cuộc tổng tiến công của Hồng quân trên toàn mặt trận đã đến giai đoạn chín muồi...

                                           ***
 (Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét