Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/q

                         liên xô tấn công nhật bản ở Mãn Châu

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 

 (Tiếp theo)


Harry S. Truman lên làm tổng thống Mỹ. Vào ngày 25-4-1945, vị tổng thống mới đã được Steamson thông báo đầy đủ kế hoạch tuyệt mật về ném bom nguyên tử. Thời gian lúc này là rất quí báu đối với Szillard. Ông đã khẩn trương nhờ một cộng tác viên khoa học của mình ở Chicago có quen biết với thư ký của Truman, tên là Matt Connelly, tác động vào người này để xin được trực tiếp tiếp kiến. Có lẽ do quá bận bịu công việc trong những ngày đầu với vai trò tổng thống mà Truman đã không có thời giờ nói chuyện riêng với Szillard. Vì vậy, Connelly giới thiệu nhà bác học đến gặp James F. Bearns, một nhà hoạt động chính trị đang thành đạt và có thế lực của đảng Cộng Hòa, là thẩm phán của Tòa án tối cao (năm 1944 đứng đầu Cục động viên quân sự). Trước vị thẩm phán đang thăng hoa trên bước đường công danh, Szillard đã trình bày những điều ghi trong bị vong lục của mình. Nội dung trình bày của Szillard toát lên những gì đó xa xôi, lạ lẫm, chưa từng nghe thấy, chẳng hạn như việc cho rằng cần phải từ bỏ một phần chủ quyền quốc gia để cho các cơ quan kiểm soát của Liên Xô có mặt trên lãnh thổ Mỹ, và các cơ quan kiểm soát của Mỹ có mặt trên lãnh thổ Liên Xô; sự kiểm tra quốc tế đối với việc sản xuất urani và năng lượng nguyên tử… Đối với vị thẩm phán thì những ý nghĩ loại đó là không thực tế, có vẻ ngông cuồng, thậm chí là loạn thần kinh. Chẳng mấy chốc mà nhà vật lý học đã hiểu ra rằng những lý lẽ của ông không được vị thẩm phán tán thành, khi ông này, với thái độ lịch sự có thừa của một nhà chính trị, nói: “Ông có lo lắng quá nhiều đến những cái chẳng có gì thật cần lo lắm không? Theo chỗ tôi biết thì ở nước Nga hoàn toàn không có tí urani nào cả”. Vài tuần lễ sau Bearns được tổng thống Truman cử làm Quốc vụ khanh của nước Mỹ.

Phi công Mỹ tiết lộ giây phút ném bom nguyên tử xuống Nhật  ảnh 2Ông Raymond "Speedy" Biel trong một chiếc oanh tạc cơ B-29 trong thời gian thế chiến thứ II - Ảnh: Raymond Biel
Dù sao thì một tổ chức có tên “Ủy ban lâm thời” để xem xét về vấn đề - nói theo bản chỉ thị của Marshall - “năng lượng nguyên tử không những theo khía cạnh chiến tranh mà cả theo khía cạnh quan hệ mới của con người với Vũ Trụ”. Nhìn vào thành phần của Ủy ban, những nhà bác học đang lo lắng việc bom nguyên tử sẽ được đưa ra sử dụng, đã không bớt đi được sự lo lắng đó một chút nào. Trong ủy ban có 5 nhà hoạt động chính trị nổi tiếng là Bộ trưởng chiến tranh Steamson, phó của ông ta là (thứ trưởng) Harrison, đại diện riêng của tổng thống là Bearns, đại diện hải quân Berd và người của Quốc vụ viện là Cleiton; có 3 nhà bác học đứng đầu một cơ quan đặc biệt tiến hành những nghiên cứu có mục đích quân sự từ năm 1940: Bush, Carl. T. Compton và Conent; các chuyên gia nguyên tử đóng vai trò như “bác học đầu ngành”: Oppenheimer, Fermi, Arthur. H. Compton. Chính Arthur H. Compton nhớ lại rằng vấn đề được đặt ra trước nhóm bác học này, trong đó có bản thân ông, không phải là có nên chăng sử dụng bom nguyên tử, mà là sử dụng bom nguyên tử như thế nào. Có một người không có tên trong danh sách các thành viên của Ủy ban, nhưng cũng gây được những ảnh hưởng nhất định, người đó có cái tên mà chúng ta rất quen: Lesley R. Groves. Ông này đã nói thẳng thừng: “Nếu như tôi chính thức tham gia vào ủy ban mà thành phần là những nhân vật dân sự thì thật là không tiện. Nhưng tôi đã có mặt trong tất cả các cuộc họp của Ủy ban, và bao giờ tôi cũng coi nhiệm vụ của mình là phải khuyến nghị việc sử dụng bom nguyên tử. Suy đến cùng thì vào lúc đó, nhiều thanh niên của chúng ta hàng ngày bỏ mình trong những trận đánh với quân Nhật. Theo chỗ tôi biết, trong số các nhà bác học lên tiếng chống lại việc sử dụng bom nguyên tử, chẳng ai có người thân thích trên các chiến trường. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể cho phép mình tỏ ra độ lượng”.
Kết quả các buổi họp của Ủy ban lâm thời đã là thắng lợi hoàn toàn đối với Groves. Trong bản kết luận gửi lên tổng thống Truman, có những khuyến nghị sau:
1-     Phải sử dụng bom nguyên tử để chống Nhật càng sớm càng tốt.
2-     Cần dùng bom nguyên tử đánh vào đối tượng quân sự thuần túy hoặc nhà máy quân sự có tầm quan trọng lớn.
3-     Phải ném bom mà không cảnh báo trước.
Những khuyến nghị đó được giữ tuyệt mật, song vẫn lọt ra ngoài, tới Chicago, Ocridge, Los Alamos, nơi mà các nhà bác học, đặc biệt là giới trẻ, càng ngày càng công khai đứng lên chống việc sử dụng bom nguyên tử. Trường đại học Chicago đã lập ra một hội đồng để xem xét và bàn bạc về “những vấn đề xã hội và chính trị có liên quan đến năng lượng nguyên tử”. Đứng đầu hội đồng là James Franck, người được giải thưởng Nôben, nguyên là giáo sư ở Gottingen. Ngoài Franck ra, Szillard và nhà sinh hóa học Rabinovich đã đề xuất nhiều đề nghị nhất để đưa vào bản bị vong lục của hội đồng. Về sau này, bản bị vong lục đó được gọi là “Bản báo cáo của Franck”.

Tai sao Nhat Ban khong ban may bay nem bom nguyen tu?
Cách đây 70 năm trước, ngày 6-9/8/1945, hai máy bay B-29 của Không lực Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng ngay lập tức, để lại vô số di chứng do phóng xạ tới tận ngày hôm nay. Thực tế, không phải là Nhật Bản không phát hiện được các máy bay B-29 khi tiến vào không phận hai thành phố trên, mà họ đã phát hiện từ khi chúng còn cách rất xa. Tuy nhiên, thay vì đánh chặn hay bắn hạ chúng, lực lượng phòng không – không quân Đế quốc Nhật Bản khi đó đã không coi đó là mối đe dọa lớn.
Tai sao Nhat Ban khong ban may bay nem bom nguyen tu?-Hinh-2
Theo các tài liệu được giải mã sau này, khoảng một tiếng (ném bom xảy ra lúc 8h15 giờ Hiroshima) trước vụ tấn công khủng khiếp, lực lượng quân đội Nhật Bản bằng radar đã phát hiện một số máy bay Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía Nam (gồm cả Hiroshima). Trước 15 phút vụ tấn công, trạm radar ở Hiroshima đã thấy số lượng máy bay gồm 3 chiếc tiến vào.
Tai sao Nhat Ban khong ban may bay nem bom nguyen tu?-Hinh-3
Tuy nhiên, ở khoảnh khắc sống còn đó, họ đã bỏ lệnh đánh chặn bằng không quân. Hành động này được cho là để tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ lực lượng không quân, người Nhật không đánh chặn những đội hình máy bay nhỏ. Thậm chí họ còn đánh giá đó là cuộc do thám chứ không phải là đột kích bằng không quân.
Tai sao Nhat Ban khong ban may bay nem bom nguyen tu?-Hinh-4
Rõ ràng, quân đội Đế quốc Nhật Bản đã bỏ qua “thời gian vàng” chặn đánh máy bay ném bom nguyên tử ngay khi nó còn trên mặt biển. Ảnh: Máy bay ném bom B-29 cùng loại chiếc Enola Gay không kích hạt nhân Hiroshima bị bắn hạ năm 1944.
Ngày 11-6-1945, báo cáo của các nhà bác học Chicago được gởi tới Bộ trưởng chiến tranh, như một điều trần nhằm khuyến cáo không nên sử dụng bom nguyên tử đánh Nhật. Trong đó, có đoạn viết: “Như vậy, ưu thế quân sự đạt được bằng cách dùng bom nguyên tử bất thần tấn công Nhật sẽ bị thủ tiêu do sự mất lòng tin về sau này. Làn sóng sợ hãi và kinh tởm sẽ bao trùm thế giới chắc hẳn sẽ phân chia dư luận xã hội trong nước”.
“Báo cáo của Franck” cũng đã đề nghị thay thế việc ném bom nguyên tử xuống Nhật như đã hoạch định bằng việc biểu diễn sức mạnh của vũ khí mới trước tất cả các đại biểu của Liên Hiệp Quốc trong một hoang mạc, hoặc trên một hòn đảo không có người ở. Sẽ tạo được bầu không khí tốt đẹp nhất để đạt tới một sự thỏa thuận quốc tế nếu như nước Mỹ có thể nói với thế giới: “Các bạn thấy đấy, chúng tôi có thứ vũ khí như thế nào, nhưng chúng tôi không sử dụng nó. Chúng tôi sẵn sàng từ bỏ, không sử dụng nó cả trong tương lai nữa, nếu như các nước khác đồng ý với chúng tôi và tán thành lập ra một sự kiểm soát quốc tế có hiệu quả”.
Uy tín của các nhà bác học Chicago đã khiến Steamson gửi ngay bản “Báo cáo của Franck” cho Ủy ban lâm thời. Ủy ban này nhóm họp lần thứ hai ở Los Alamos vào ngày 16-6-1945 (nhóm họp lần thứ nhất vào ngày 31-5-1945). Oppi kể lại: “Người ta yêu cầu chúng tôi phát biểu ý kiến về vấn đề có nên sử dụng bom nguyên tử không. Nguyên cớ là có bản điều trần của các nhà khoa học nổi tiếng và có uy tín, họ đã đi đến kết luận là không nên sử dụng bom nguyên tử. Đối với tất cả chúng tôi, giá họ đừng làm như thế thì tốt hơn. Chúng tôi không biết về tình hình quân sự của Nhật, và vì vậy không biết được có thể bắt Nhật đầu hàng bằng những phương tiện nào khác không. Nhưng trong tiềm thức, chúng tôi cảm thấy rằng việc sử dụng bom nguyên tử là không thể tránh được… Dù sao thì việc sử dụng bom nguyển tử là có thể chấm dứt chiến tranh và có ảnh hưởng đến sự ổn định của thế giới sau chiến tranh. Chúng tôi cũng đã tuyên bố rằng việc cho nổ một quả bom như vậy trên hoang mạc chắc gì đã gây ra được một ấn tượng lớn”.
Thế là ước mơ ngăn chặn việc ném bom nguyên tử xuống đất Nhật đã tan biến.
Ngày 12 và 13-7-1945, những bộ phận cấu thành của cơ cấu nổ bên trong quả bom thí nghiệm được mang ra khỏi Los Alamos theo “cổng hậu”, đưa đến khu thử nghiệm mang tên “Miền chết” (Jornada del Muerto), ở gần làng “Tối tăm” (Oscuro). Tại đây, giữa hoang mạc, một cơ cấu thép được dựng lên để đặt quả bom trên đó. Vì ở đấy thường có những cơn giông mạnh nên người ta quyết định sẽ đợi đến tận lúc cuối cùng mới đặt quả bom lên. Để kiểm tra lại mọi điều kiện, ít lâu trước khi thử quả bom nguyên tử, người ta đặt lên cơ cấu đó một quả bom có kích thước gần như thế nhưng bên trong nhồi bằng chất nổ thông thường. Trong một cơn giông, sét đã đánh trúng nó. Quả bom đã nổ với một tiếng rền vang thật đáng sợ.
Quả bom thử nghiệm được quyết định cho nổ vào 5 giờ 30 phút. Vào 5 giờ 10 phút, người phó của Oppi là nhà vật lý nguyên tử S. C. Allison, một trong 20 người có mặt tại trạm quan sát, bắt đầu phát tín hiệu báo giờ. Mọi người phải nằm sấp và đeo kính bảo vệ để tránh bị mù.


Can canh hai qua bom nguyen tu nem xuong Nhat Ban-Hinh-6
Sau chiến tranh, ít nhất 25 quả bom nguyên tử Little Boy đã được lắp ráp vào năm 1947 và sử dụng cho máy bay tuần tra chống ngầm Lockheed P2V. Tất cả số bom này chính thức ra khỏi biên chế và bị phá hủy vào tháng 1/1951.
Can canh hai qua bom nguyen tu nem xuong Nhat Ban-Hinh-7
Quả bom nguyên tử thứ 2 được ném xuống Nhật Bản được định danh là “Fat Man” (ông mập) có kích cỡ rất lớn, khác xa so với Little Boy. Sau vụ đánh bom Nhật Bản, hơn 120 quả bom Fat Man được sản xuất từ 1947-1949, tuy nhiên nó đồng loạt cho nghỉ hưu trong năm 1950. Ảnh: Mô hình tương đương kích thước thật bom Fat Man.
Can canh hai qua bom nguyen tu nem xuong Nhat Ban-Hinh-8
Bom nguyên tử Fat Man có chiều dài 3,25m nhưng đường kính thân lên tới 1,52, trọng lượng 4,63 tấn chỉ nhỉnh hơn một chút so với Little Boy. Tuy nhiên, đường kính thân đã khiến cho Fat Man khiến người ta trông như là to gấp đôi Little Boy.
Can canh hai qua bom nguyen tu nem xuong Nhat Ban-Hinh-9
“Fat Man” là vũ khí hạt nhân thuộc loại kép-sử dụng lõi plutonium. Nó có một hình cầu nhỏ bằng plutonium được đặt ở trong tâm của một khối cầu bằng thuốc nổ mạnh rỗng giữa.
http://static.congnghe.vn/tinmoi/store/images/thumb/07082015/193/1973500/can_canh_hai_qua_bom_nguyen_tu_nem_xuong_nhat_ban_9.jpg
Bom nguyên tử Fat Man đang được đưa vào khoang bom máy bay B-29 mang tên “Block’s Car” do thiếu tá Charles Sweeny điều khiển. Quả bom có sức công phá lớn hơn so với Little Boy, 21 kiloton tương đương 21.000 tấn TNT.
Thuở hồng hoang, khi lần đầu tiên con người nguyên thủy tự nhóm lên ngọn lửa từ sự sáng tạo của mình, họ đã hân hoan biết chừng nào và vì nhận thức còn thấp kém mà vô tình không thấy được mặt trái tai hại của ngọn lửa. Đến giữa thế kỷ XX, sau một quá trình không ngừng nhận thức và sáng tạo ngày càng cao siêu và ngày một tài tình, con người đã biết thắp nên một ngọn lửa vĩ đại hơn nhiều: ngọn lửa nguyên tử. Điều dị thường là lần này họ cũng hân hoan không kém dù đã thấy trước mặt trái hủy diệt khủng khiếp của ngọn lửa nguyên tử, còn mặt phải thì chưa biết thế nào. Nền văn minh đã làm cho sự điên rồ hết thuốc chữa rồi chăng?...
Không một ai trông thấy những tia lửa đầu tiên của ngọn lửa nguyên tử. Tất cả chỉ là đột ngột bừng lên một ánh sáng trắng xóa, chói lòa, phản chiếu từ bầu trời và từ các quả đồi tới. Những người sau đó đánh liều quay đầu lại đã nhìn thấy một quả cầu lửa sáng chói càng ngày càng lớn mãi lên. Karson Mark, một trong những thành viên xuất sắc nhất của Ban lý thuyết cảm giác rằng quả cầu lửa sẽ không ngừng lớn lên, cho tới khi nó choáng hết bầu trời, dù ý thức mách bảo rằng điều đó không thể xảy ra. Vào lúc này, mọi người đều quên mất những công việc phải làm theo dự định. Groves viết: “Một vài người bị nỗi kích động xâm chiếm đã nhảy ra khỏi ô tô mà quên không đeo mặt nạ. Sau 2 hay 3 giây, họ bị mù và mất đi khả năng nhìn thấy quang cảnh mà họ đã chờ đợi suốt 3 năm”.
Nỗi bàng hoàng trước vụ nổ mãnh liệt đã bao trùm khắp mọi người. Oppi dán mình vào một chiếc cột chống trong căn phòng của trạm quan sát. Trong trí nhớ của ông bỗng hiện lên một đoạn trong thiên sử thi Bhagabad Gita của Ấn Độ cổ đại:
“Với sức mạnh bất tử và khủng khiếp
Bầu trời sẽ chói lọi trên cõi trần
Nếu như ngàn ánh Mặt trời
Đồng thời lóe lên trên đó…”
Tướng Farell diễn tả: “Tất cả khu vực đều được chiếu rọi bằng một thứ ánh sáng chói chang, cường độ của nó lớn gấp nhiều lần cường độ Mặt trời giữa trưa… Ba mươi giây sau vụ nổ, cơn gió mạnh đầu tiên đập vào mọi người và mọi vật. Kèm theo nó là tiếng gầm rú kéo dài khiến người ta kinh hoàng nghĩ đến Ngày xử án cuối cùng. Chúng tôi tự cảm thấy mình là sinh vật nhỏ mọn đã dám cả gan báng bổ Chúa mà động vào những sức mạnh cho tới nay chưa từng ai động đến. Ngôn ngữ là một phương tiện quá không hoàn chỉnh để diễn đạt tất cả những gì mà chúng tôi cảm xúc vào lúc đó”.
Có lẽ tướng Groves là người đầu tiên tự chủ lại được. Khi một nhà bác học nhảy bổ đến chỗ ông, suýt nữa thì phát khóc, nói rằng vụ nổ đã tiêu hủy hết cả dụng cụ quan sát và đo đạc của mình, thì Groves đã động viên: “Thế là tuyệt! Nếu dụng cụ đã không đứng vững được thì nghĩa là sức nổ khá mạnh và đó chính là cái mà chúng ta muốn biết”. Rồi ông nói với tướng Farell: “Chiến tranh phải chấm dứt! Chỉ một hay hai của cái này là bọn Nhật đi đời”.
Những người ở gần khu vực thử nghiệm trong phạm vi 200 km đã trông thấy một chớp sáng chói lọi khác thường trên trời.
Vài ngày sau, tin tức về cuộc thử bom thành công đã lan tới mọi phòng thí nghiệm của Đề án Manhattan. Một lần nữa, cuộc vận động chống sử dụng bom nguyên tử và sử dụng nó để đánh Nhật của các nhà bác học tiến bộ Mỹ lại nổi lên như một phong trào. Trong đó có việc Szillard cố gắng đi thu thập chữ ký càng nhiều càng tốt của các nhân viên Đề án Manhattan để phản đối. Song tất cả, vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, đã hoàn toàn thất bại.
Ngay từ tháng 5-1945, người Mỹ đã sống với những ấn tượng sâu sắc của những thông báo về những trận đánh quá ư đẫm máu trên đảo Okinawa. Chỉ riêng trên đảo này, quân Mỹ chết và bị thương nhiều hơn suốt toàn bộ chiến dịch đánh chiếm Philippines. Tình hình đó khiến người Mỹ lo sợ rằng nếu tiến quân vào chính nước Nhật thì số thương vong sẽ còn tăng cao đến mức nào nữa. Một tình thế được đặt ra là hoặc thả bom nguyên tử, hoặc để cho chiến tranh kéo dài vô hạn định.


Cảnh đổ nát tại Hiroshima sau vụ ném bom của Mỹ.
Cả thành phố dường như bị san phẳng trong phút chốc.
Toàn cảnh thành phố Hiroshima sau vụ tấn công bằng vũ khí hủy diệt.
Người dân Hiroshima sau vụ ném bom lịch sử.
Một thành phố lớn đã trở thành thành phố chết.
Di chứng để lại sau vụ tấn công vẫn còn kéo dài tới ngày nay.
Bức ảnh hiếm hoi chụp cảnh người dân Hiroshima sau vụ tấn công bằng bom nguyên tử.
Đám mây nấm khổng lồ xuất hiện trên bầu trời Hiroshima sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố này.

Tổng thống tạm quyền Harry S. Truman không hề biết dự án Manhattan cho đến khi Franklin D. Roosevelt qua đời. Truman đề nghị Bộ trưởng chiến tranh Hoa Kỳ lúc đó là Henry Lewis Stimson chủ trì một nhóm các nhân viên xuất sắc gọi là Ủy ban Nội chính bao gồm cả các nhà khoa học uy tín để cố vấn cho Tổng thống các vấn đề quân sự, chính trị và khoa học phát sinh từ việc sử dụng bom nguyên tử. Ngày 31 tháng 5, Stimson đệ trình các kết luận của ông ta trước Ủy ban này và nhóm khoa học của Ủy ban. Stimson ủng hộ việc sử dụng bom nguyên tử, "nhiệm vụ của chúng ta là kết thúc chiến tranh nhanh chóng và có lợi". Nhưng tiến sĩ Robert Oppenheimer, thành viên của nhóm khoa học, tuyên bố rằng một quả bom đó thôi cũng có thể giết tới 20 ngàn sinh mạng và nên hướng vào mục tiêu quân sự chứ không phải dân sự. Một nhà khoa học khác, Tiến sĩ Arthur Compton, đề nghị rằng nên thả quả bom vào một hòn đảo hoang vu của Nhật Bản để thị uy đồng thời giảm thiểu thiệt hại sinh mạng thường dân. Nhưng lời đề nghị này sớm bị từ chối với lý lẽ rằng, nếu phía Nhật biết trước về cuộc tấn công, máy bay ném bom sẽ bị bắn hạ hoặc quả bom đầu tiên có thể không phát nổ.



Ngày 6 và 9/8/1945, quân đội Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, để lại nhiều hậu quả thảm khốc.
Lúc 8h15 (giờ Hiroshima) ngày 6/8/1945, máy bay B-29 “Enola Gay” thả quả bom nguyên tử
Theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, lúc 8h15 (giờ Hiroshima) ngày 6/8/1945, máy bay B-29 “Enola Gay” của quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống trung tâm thành phố Hiroshima. Quả bom chứa khoảng 60 kg Uranium 235 và đương lượng 13 kiloton đã phát nổ cách mặt đất khoảng 600 m. Ngay lập tức, nó giết chết ít nhất 90.000 người. 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại. 
Một kỹ sư người Australia công tác tại thành phố cảng Kure đã ghi hình ảnh đám khói lớn bốc lên từ vụ nổ tại thị trấn Yoshiura thuộc Hiroshima. Tại thời điểm bị đánh bom, Hiroshima là thành phố quan trọng cả về mặt quân sự và công nghiệp. Ảnh:
Một kỹ sư Australia công tác tại thành phố cảng Kure đã ghi lại hình ảnh đám khói lớn bốc lên từ vụ nổ tại thị trấn Yoshiura thuộc Hiroshima. Tại thời điểm bị đánh bom, Hiroshima là thành phố quan trọng cả về quân sự và công nghiệp. 
Siêu pháo đài bay Boeing B-29 “Enola Gay” hạ cánh tại căn cứ quân sự Tinia sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Siêu pháo đài bay Boeing B-29 “Enola Gay” hạ cánh tại căn cứ quân sự Tinia sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Cận cảnh quả bom nguyên tử mang tên “Little Boy” có chiều dài 3 m, đường kính 71 cm và khối lượng 4.000 kg. Sức công phá của nó tương đương 13 đến 16 nghìn tấn thuốc nổ TNT. Ảnh: AP
Quả bom nguyên tử mang tên “Little Boy” có chiều dài 3 m, đường kính 71 cm và khối lượng 4.000 kg. Sức công phá của nó tương đương 13 đến 16 nghìn tấn thuốc nổ TNT. 
Phi hành đoàn nhận nhiệm vụ ném bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến II chụp ảnh trước “Enola Gay”. Cơ trưởng của phi cơ là Đại tá Paul Tibbets (đứng giữa). Đại úy William Sterling Parsons là người đưa quả bom
Tổ bay nhận nhiệm vụ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến II chụp ảnh trước “Enola Gay”. Cơ trưởng của máy bay là Đại tá Paul Tibbets (đứng giữa). Đại úy William Sterling Parsons là người đưa quả bom "Little Boy" vào tình trạng sẵn sàng sau khi máy bay cất cánh và phụ tá của ông là Morris R. Jeppson nhận nhiệm vụ dỡ các thiết bị an toàn của quả bom 30 phút trước khi tới mục tiêu. Đây là lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh. 
Vụ ném bom kinh hoàng đã phá hủy hầu hết cấu trúc của thành phố được coi là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản
Vụ ném bom kinh hoàng đã phá hủy hầu hết cấu trúc của thành phố vốn được coi là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản. Hiroshima cũng là mục tiêu ưu tiên số 1 của nhiệm vụ tấn công nguyên tử. Mục tiêu số hai là thành phố Kokura và mục tiêu dự bị là Nagasaki. 



Đầu tháng 7, trên đường đi dự Hội nghị Potsdam, Truman xem xét một lần nữa quyết định sử dụng bom nguyên tử. Cuối cùng, ông ra quyết định thả bom nước Nhật. Ông tuyên bố ý định của việc yêu cầu đánh bom là để nhanh chóng mang lại giải pháp cho chiến tranh bằng cách gây ra sự tàn phá và gieo rắc kinh hoàng về những thiệt hại tiếp theo, điều đó đủ làm cho Nhật Bản chấp nhận đầu hàng.
Ngày 26 tháng 7, Truman và các lãnh tụ phe Đồng minh ra bản Tuyên bố Potsdam, vạch ra điều kiện đầu hàng cho nước Nhật:

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức cho toàn bộ lực lượng vũ trang Nhật, và đưa ra sự đảm bảo thích đáng và đầy đủ đối với thiện ý của họ trong hành động như vậy. Sự lựa chọn khác cho Nhật Bản là sự hủy diệt toàn bộ ngay lập tức."
Ngày hôm sau, các báo chí Nhật nêu rằng, bản tuyên bố, văn bản được truyền bá và trong những tờ truyền đơn thả xuống Nhật Bản đều bị từ chối. Những quả bom nguyên tử vẫn được giữ bí mật và không hề đả động trong bản tuyên bố. Chính phủ Nhật Bản không thể hiện ý định chấp nhận tối hậu thư. Thủ tướng Nhật Suzuki Kantaro còn phát biểu tại họp báo rằng Tuyên bố Potsdam chỉ là sự lặp lại của Tuyên bố Cairo và chính phủ của ông không quan tâm đến nó.
Thiên hoàng Chiêu Hòa, người đang chờ đợi Liên Xô trả lời những thăm dò về hòa bình, đã không có bất kỳ thay đổi lập trường của chính phủ. Ngày 31 tháng 7, ông tuyên bố rõ ràng rằng quyền lực của hoàng đế phải được bảo vệ bằng mọi giá.
Như bây giờ người ta đã biết, tình thế đó được đặt ra không phải là một phản ánh đúng thực tại mà chỉ là do ý chí của một ai đó rất muốn “xài” bom nguyên tử. Cơ quan tình báo của bộ binh và hải quân Mỹ vào lúc đó đã cùng tin chắc như nhau rằng sự sụp đổ của phát xít Nhật chỉ còn là vấn đề của vài tuần lễ nữa mà thôi. Alfred Mac Cormac, chỉ huy cơ quan tình báo Mỹ trên chiến trường Thái Bình Dương đã nhớ lại: “Chúng ta nắm vững quyền kiểm soát trên không ở Nhật đến mức là đối với từng con tàu, chúng ta hoàn toàn biết được nó đã rời cảng nào và vào lúc nào để đi ra biển. Nhật đã sử dụng hết dự trữ lương thực, và dự trữ nhiên liệu trên thực tế cũng đã cạn. Chúng ta bắt đầu một chiến dịch bí mật thả mìn xuống tất cả các vịnh và các bến cảng của họ, điều đó tăng thêm không ngừng sự cô lập của họ đối với thế giới bên ngoài. Nếu như chúng ta đưa chiến dịch này đến sự hoàn tất lôgic của nó thì việc phá hủy các thành phố Nhật Bản bằng bom cháy và các loại bom khác sẽ là hoàn toàn không cần thiết”.
Nhà sử học Mỹ là Robert J. S. Batow, nghiên cứu những sự kiện xảy ra trước lúc Nhật sụp đổ còn cho rằng vào lúc đó có thể chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng bằng con đường ngoại giao.
Thế thì vì sao Mỹ vẫn cố tình ném cho được hai quả bom xuống hai thành phố của Nhật, giết chết trong nháy mắt hơn 200 ngàn người dân vô tội, chưa kể một số lượng người không ít chết “chậm”, từ từ, lần lượt đến mãi sau này, thậm chí là ở thế hệ kế tiếp do bị nhiễm bức xạ và di họa để lại của nó?


10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 1
Hai quả bom do Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945), Nhật Bản, cướp sinh mạng của ít nhất 250.000 người. Đây là một trong những vụ thảm sát khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiều năm sau, chính phủ Nhật công bố những bức ảnh kinh hoàng về 2 vụ nổ bom.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 2
Đúng 8h15 sáng 6/8/1945, quả bom mang biệt danh Little Boy phát nổ ở độ cao 580 m trên bầu trời thành phố Hiroshima. Nó tạo ra quả cầu lửa khổng lồ và khiến nhiệt độ bề mặt lên tới 4.000 độ C.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 3
Bức xạ và sóng nén áp suất cao tỏa ra các phía, thiêu sống hàng chục nghìn người và gia súc. Trong phút chốc, các tòa nhà và xe cộ tan chảy. Thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 4
Tất cả đồng hồ được tìm thấy ở thành phố Hiroshima dừng lại lúc 8h15 sáng, thời điểm quả bom nguyên tử Little Boy phát nổ.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 5
Bê tông và thép chảy nhão. Chỉ vài phút, 75.000 người chết và bị thương nặng, 65% trong số đó là trẻ dưới 9 tuổi. Số người chết tiếp tục tăng vài ngày sau do bức xạ.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 6
Với những người may mắn sống sót, sức khỏe của họ suy giảm trầm trọng. Họ mất cảm giác ngon miệng, tóc rụng, nhiều đốm xanh lợt xuất hiện trên cơ thể. Máu chảy ra từ tai, mũi, miệng.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 7
Mắt một người bị đục thủy tinh thể do ảnh hưởng từ vụ nổ.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 8
Phụ nữ không kết hôn vì lo sợ sinh con dị dạng. Đàn ông không thể lập gia đình vì không ai muốn lấy người chỉ có thể sống vài năm.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 9
Ngày 10/8/1945, một ngày sau khi quả bom nguyên tử thứ 2 Fat Man phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki, phóng viên ảnh Yosuke Yamahata tới hiện trường để ghi lại hiện thực thảm khốc.
10 khoanh khac am anh ve 2 vu no bom nguyen tu o Nhat hinh anh 10
Nagasaki giống như thành phố chết. Lửa cháy âm ỉ khắp nơi, nhà cửa đổ nát, xác người cháy rụi nằm la liệt.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét