Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 30/u

                                                 TRẬN ĐÁNH CHIẾM BERLIN

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin


"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống".  

Thầy cãi

 
 
 
 (Tiếp theo)

Sau khi Ba Lan đã hoàn toàn giải phóng thì nhiệm vụ chủ yếu và cuối cùng của Hồng quân Liên Xô là đánh chiếm Béclin, sào huyệt của Đức quốc xã. Trong hội nghị Yanta đang diễn ra (từ ngày 4 đến ngày 12-2-1945 giữa ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh nhằm xác định kế hoạch chung trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít, thỏa thuận những vấn đề thế giới sau chiến tranh, thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc…), Hồng quân đã ở cách Béclin 60 km, còn quân Anh - Mỹ cách 500 km. Tướng Đônôvan, trùm tình báo chiến lược Mỹ, đã liên hệ với các chỉ huy cấp cao Đức, thỏa thuận về việc quân Đức bỏ ngỏ mặt trận phía Tây để quân Anh - Mỹ tiến nhanh về phía Đông, hy vọng chiếm Béclin trước Liên Xô. Đọc những tin tức do lực lượng tình báo Xôviết gửi về mà Stalin trao cho, Giucốp đã nhận xét: “Không loại trừ bọn Hitle mở đường cho quân đội Đồng Minh đến Béclin”.
Ngày 2-4-2945, Stalin ký lệnh cho phương diện quân Bêlarút 1 do Giucốp chỉ huy, đánh chiếm Béclin và tiến đến bờ sông Enbơ trong vòng 12 đến 15 ngày. 
Reichstag flag original.jpg
Người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Xô Viết trên tòa nhà Quốc hội Đức sau khi nơi này bị chiếm

Chiến dịch Berlin là chiến dịch tấn công cuối cùng của quân đội Xô Viết trong Chiến tranh Xô-Đức. Tại chiến dịch này – diễn ra từ ngày 16 tháng 4 đến 9 tháng 5 năm 1945 – Hồng quân Xô Viết đã đánh tan lực lượng vũ trang Đức bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức Quốc xã, buộc lãnh tụ (Führer) Quốc xã là Adolf Hitler phải tự sát vào ngày 30 tháng 4 năm 1945. Nước Đức quốc xã bị đánh bại hoàn toàn và đã đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai trên chiến trường châu Âu.
  Sau vụ mưu sát Hitler 20 tháng 7 năm 1944 hàng ngũ sĩ quan tướng lĩnh cao cấp Đức bị xáo trộn lớn, một bộ phận rất lớn tướng lĩnh Đức tuy không bị truy tố nhưng bị nghi kỵ không được tin dùng. Hitler nghi ngờ quân đội và chỉ tin tưởng lực lượng SS, thậm chí Hitler bổ nhiệm thủ lĩnh SS Reichsführer-SS Heinrich Himmler làm tư lệnh cụm tập đoàn quân Wisla – giờ đây là lực lượng chủ chốt phòng thủ đế chế – mặc dù nhân vật này chưa từng có chút ít kiến thức hay kinh nghiệm gì để đánh trận. Mâu thuẫn giữa SS và quân đội Đức ngày càng trầm trọng. Quân đội Đức trong năm cuối chiến tranh có chất lượng suy sụp trầm trọng quân số phần nhiều là các lực lượng mới động viên cả người già và thiếu niên từ các tổ chức bán quân sự, huấn luyện kém lại thêm tinh thần chiến đấu xuống thấp, tâm lý chán chường, trong quân đội ai cũng hiểu Đế chế đã thua trận. Tuy với những khó khăn khổng lồ như vậy, với sự vô vọng của chiến tranh nhưng cuộc kháng cự kiên cường dữ dội đến cùng trên chiến trường phía đông trong giờ phút cuối cùng của chiến tranh cho thấy bản lĩnh, tính chuyên nghiệp, lòng trung thành và kỷ luật cực cao của quân đội và người dân Đức.
Quốc trưởng Hitler động viên các thiếu niên thuộc lực lượng Volkssturm (Dân quân tự vệ) trong trận đánh bảo vệ Berlin
Ngay bản thân lãnh tụ Hitler trong tình hình khốn quẫn đã mất hết sự sáng suốt của nhà lãnh đạo quốc gia và người cầm quân. Führer càng ngày càng sa vào các cơn kích động thần kinh và các mệnh lệnh chiến đấu càng ngày càng giống với cơn mê sảng: cho đến ngày cuối cùng của Đế chế các mệnh lệnh tấn công, phản công không tưởng của Führer vẫn liên tiếp được đưa ra mà không cần biết có khả thi hay không.
Tại mặt trận phía Tây, mất Ý, Pháp, Bỉ và với sự thất bại trong các nỗ lực tấn công tuyệt vọng như tại chiến dịch Ardennes quân Đức đã bị nén chặt giữa hai gọng kìm. Mặc dù có mệnh lệnh của Hitler đứng vững tại mọi mảnh đất chống lại mọi kẻ thù, nhưng các tướng lĩnh Đức thấy rõ kết cục đầu hàng không thể tránh khỏi nên có xu hướng kiên quyết tử thủ tại mặt trận phía đông kìm hãm đến mức tối đa tốc độ tiến quân của quân đội Xô Viết, trong khi đó thả lỏng mặt trận phía tây, đến các tháng 3 tháng 4 năm 1945 thì không còn là xu hướng nữa quân Đức mở cửa mặt trận phía tây muốn liên quân Anh-Mỹ-Pháp càng tiến nhanh tiến mạnh vào đất Đức càng tốt, trong khi đó chiến sự tại mặt trận phía đông diễn ra cực kỳ ác liệt đến ngày cuối cùng. Thậm chí sau khi đã chính thức đầu hàng, quân Đức tại mặt trận phía đông tiếp tục chiến đấu dữ dội cố gắng chọc thủng vòng vây Xô Viết để chạy sang đầu hàng phía Đồng Minh.
Từ ngày 12 tháng 1 đến 3 tháng 2 năm 1945 Hồng quân tổ chức chiến dịch Wisla-Oder đây là chiến dịch đánh tan các lực lượng Đức trên hướng phòng thủ Warszawa – Berlin. Chiến dịch Wisla-Oder là một thắng lợi rất to lớn của quân đội Xô Viết vào giai đoạn cuối của chiến tranh, đã tiêu diệt hoàn toàn 35 sư đoàn Đức, và đánh thiệt hại nặng 25 sư đoàn khác, bắt sống 14 vạn tù binh và một lượng lớn khí giới của quân Đức. Đã giải phóng đại bộ phận Ba Lan, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho quân đội Đồng Minh trên mặt trận phía tây và là tiền đề để tiến hành các chiến dịch Pomerania và Silesia tiếp theo. Đặc biệt chiến dịch này đã đưa Hồng quân vào trung tâm nước Đức chỉ còn cách thủ đô Berlin của Hitler chỉ 60 km đường chim bay từ các bàn đạp này Hồng quân sẽ tiến hành chiến dịch Berlin chiếm thủ đô Đức bắt Đức Quốc xã đầu hàng.
 
Vì sao Liên Xô không kích ồ ạt Berlin ngay lúc họ chịu nhiều thất bại? |  VOV.VN
 
                       Không quân Xô Viết làm chủ bầu trời Berlin
Vì hình thế của mặt trận sau chiến dịch Wisla-Oder tại hướng Berlin đã tạo thành một mũi nhọn ăn sâu về phía lãnh thổ Đức và tại hai sườn bắc và nam của Hồng quân là các khối quân Đức còn rất mạnh tại Pomerania, Đông Phổ và Silesia rất có thể sẽ phản công mạnh vào sườn hai phương diện quân Belarus 1 của Nguyên soái Xô Viết Georgy Konstantinovich Zhukov và phương diện quân Ukraina 1 của Nguyên soái Ivan Stepanovich Konev nên Bộ chỉ huy tối cao Xô Viết vào ngày 3 tháng 2 năm 1945 đã chủ động chấm dứt chiến dịch và chuyển trọng tâm tấn công tiếp theo sang nhiệm vụ đánh tiêu diệt các khối quân Đức tại Pomerania, Đông Phổ và Silesia, đó là các chiến dịch Đông Pomerania, chiến dịch Đông Phổ, chiến dịch hạ Silesia và chiến dịch thượng Silesia diến ra từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1945, sau các chiến dịch này quân đội Đức về cơ bản đã trắng tay.
Sau các chiến dịch Đông Pomerania của hai phương diện quân Xô Viết Belarus 1 và Belarus 2 và chiến dịch Silesia của hai phương diện quân Ukraina 1 và Ukraina 4, các khối quân lực Đức tại hai sườn bắc và nam của hai phương diện quân Zhukov và Konev đã bị đánh tan không còn khả năng phản công vào sườn quân đội Xô Viết trên hướng Berlin. Hồng quân đã hội đủ điều kiện cho trận đánh cuối cùng dứt điểm Đế chế thứ Ba của Hitler. Kể từ năm 1941 qua các năm 1942, 1943, 1944 đến năm 1945, tương quan lực lượng giữa quân đội Liên Xô và Quân đội Đức Quốc xã đã có nhiều thay đổi, ưu thế về binh lực, vũ khí, khí tài và phương tiện chiến tranh từ chỗ nghiêng về quân đội Đức Quốc xã đã nghiêng về phía quân đội Liên Xô.
Đây là thời điểm rất nhiều tế nhị chính trị: càng gần thắng lợi cuối cùng thì sự nghi kỵ giữa Liên Xô và các đồng minh tư bản chủ nghĩa Anh, Mỹ càng tăng lên, mặc dù đã có sự thỏa thuận giữa lãnh đạo ba cường quốc Đồng Minh về khu vực chiếm đóng của từng bên sau chiến tranh nhưng quân đội Anh, Mỹ cũng không từ bỏ cám dỗ chiếm Berlin nếu có thể vì đánh chiếm thủ đô Đức gắn liền với uy tín và vai trò của quốc gia trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít. Stalin ra lệnh cho các nguyên soái Zhukov và Konev phải chạy đua với đồng minh nhanh chóng chiếm Berlin và chiếm lĩnh lãnh thổ Đức càng nhiều càng tốt để phục vụ cho các mục tiêu chính trị hậu chiến.
Chiến dịch Béclin là một chiến dịch tấn công binh chủng hợp thành vĩ đại. Để tiến hành chiến dịch, Đại bản doanh Xôviết đã điều động bộ đội của các phương diện quân Bêlarút 1 và 2, phương diện quân Ucraina 1, tập đoàn không quân tầm xa 18, hạm đội sông Đơnhiép, một bộ phận hạm đội Bantích, tập đoàn quân 1 và 2 của Ba Lan. Tổng cộng có tới 2,5 triệu người, trên 42 ngàn pháo và súng cối, 6.250 xe tăng và pháo tự hành, 7.500 máy bay chiến đấu. So với quân Đức, Hồng quân chiếm ưu thế gấp 2,5 lần về người, gấp 4,2 lần về pháo, gấp 4,1 lần về xe tăng và pháo tự hành, gấp 2,3 lần về máy bay.
Ngày 16-4-1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu đột phá tuyến phòng ngự Ôđe - Nâyxe, mở màn chiến dịch lớn Béclin. Sau 30 phút pháo cấp tập và máy bay oanh tạc dữ dội vào trận địa phòng ngự của đối phương, bật 140 đèn pha cực mạnh đặt cách nhau 200 m với tổng công suất lên tới 100 tỷ oát làm lóa mắt quân Đức, bộ binh và xe tăng Hồng quân xông lên, vượt qua dải phòng ngự thứ nhất không gặp sự kháng cự đáng kể nào. Quân Đức đã rút về dải phòng ngự thứ hai (các cao điểm Seelow).Quân Đức phòng thủ điểm cao Seelow rất rắn chắc dưới sự chỉ huy rất kinh nghiệm và bản lĩnh của tư lệnh Heinrici, Hồng quân thương vong rất lớn tại tuyến đầu Seelow nhưng không thể xuyên phá tuyến phòng thủ Đức theo đúng kế hoạch và có nguy cơ bế tắc. Để hâm nóng sự ganh đua giữa hai nguyên soái Xô Viết đầu bảng Zhukov và Konev, Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô Stalin nói với Zhukov rằng sẽ điều quân của Konev ngược lên phía bắc chiếm Berlin nếu phương diện quân Belarus 1 không thể vượt qua được Seelow. Zhukov dốc hết toàn lực vào trận kể cả các lực lượng xe tăng dùng để tấn công thọc sâu dự định dùng sau này... Và kết quả với sức mạnh rất to lớn Hồng quân đã dần đánh chiếm các tuyến chiến hào Seelow. Sau 3 ngày cận chiến rất quyết liệt, rất đẫm máu, đến 19 tháng 4 tuyến phòng thủ cuối cùng tại Seelow đã bị đè bẹp.

 
Thống chế Đức Wilhelm Keitel Tổng tư lệnh lục quân Đức ký biên bản đầu hàng không điều kiện tại Berlin
Khoảng 210.000 quân Đức phải rút chạy nhưng đã bị các lực lượng Liên Xô bao vây tại vùng Halbe (trong 2 tuần sau đó, 90% lực lượng Đức ở đây đã bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh). Từ đó đến Berlin là khoảng rộng chiến dịch, quân Đức không còn dự bị, không còn lực lượng nào có thể cản nổi phương diện quân Zhukov. Tại đây đã xảy ra những trận đánh dữ dội. Quân Đức bổ sung thêm 4 sư đoàn làm cho cuộc chiến đấu thêm ác liệt. Tuy nhiên, trong vòng một ngày, dải phòng ngự thứ hai đã bị chọc thủng.
Ngày 18-4, Hồng quân chọc thủng hai trận địa trung gian sau giải phòng ngự thứ hai và đến cuối ngày 19-4 thì hoàn thành việc đột phá dải thứ 3 của tuyến phòng ngự Ôđe. Trên cánh phải tập đoàn quân 47 và 3 đã tiến quân thắng lợi, chuẩn bị điều kiện vu hồi Béclin từ phía bắc và tây - bắc. Trên cánh trái, đã tạo điều kiện thuận lợi để đánh vu hồi tập đoàn Phơrăngphua Guben của Đức từ phía bắc và chia cắt tập đoàn ra khỏi Béclin. Ngày 22-4, tất cả các tập đoàn quân của cụm đột kích thuộc phương diện quân Bêlarút 1 đã bắt đầu chiến đấu trong thành phố.
Tại phía nam cuộc tấn công của phương diện quân Ukraina 1 của I.S. Konev ngay từ ngày đầu đã diến ra thuận lợi theo đúng kế hoạch. Cụm tập đoàn quân Trung tâm Đức của thống chế Ferdinand Schörner đã phối hợp không tốt: tập đoàn quân xe tăng số 4 của cụm quân này đã không hoàn thành nhiệm vụ che sườn phía nam cho tập đoàn quân số 9 của cụm Wisla đang phòng thủ hiệu quả tại Seelow. Phương diện quân Konev nhanh chóng đè bẹp phòng ngự Đức trên sông Neisse và xuyên phá vào tuyến ngăn cách giữa tập đoàn quân xe tăng số 4 và tập đoàn quân 9 của Đức, ào ạt tiến về phía tây. Chính sự đột phá mãnh liệt của phương diện quân Ukraina 1 đã làm rối loạn tuyến phòng thủ Đức và tạo điều kiện cho phương diện quân Zhukov đè bẹp nốt sự kháng cự của Đức tại Seelow.


    Để trợ giúp cho nguyên soái Zhukov đã chậm tiến độ tấn công, nguyên soái Konev theo chỉ đạo của Stalin, ngày 20 tháng 4 quay mũi tấn công xe tăng lên phía bắc đánh tập hậu để bao vây Berlin và mũi xe tăng này đã tiến vào Potsdam phía tây Berlin. Để chống lại phương diện quân Konev đang tập hậu Berlin từ phía nam Hitler ra lệnh cho tập đoàn quân 12 Đức đang đối mặt quân Mỹ ở phía tây quay sang phía đông kết hợp với tập đoàn quân 9 định đánh vào 2 sườn cánh quân xe tăng của Konev nhưng những lực lượng đã rệu rã này chỉ như muối bỏ biển không thể làm nên chuyện gì lớn trước đối phương quá mạnh.
Tại phía bắc phương diện quân Belarus 2 của nguyên soái Rokossovsky liên tiếp vượt sông đông Oder và tây Oder triển khai tấn công mãnh liệt, các trận đánh của phương diện quân này đã hoàn toàn trói chân tập đoàn quân xe tăng số 3 Đức của cụm Wisla định phản công giải cứu Berlin từ phía bắc. Các mũi tấn công của phương diện quân này vươn dài sang phía tây và tây bắc đến bờ biển Baltic và ở phía tây đã gặp tập đoàn quân Anh số 2 tại tuyến Vismar (Wismar)–Shverin (Schwerin)–Ludvigslust (Ludwigslust).
Phát xít Đức quyết tâm phòng thủ Béclin đến khả năng cuối cùng với khẩu hiện kích động của Hítle: “Trao Béclin cho quân Mỹ - Anh tốt hơn là để nó lọt vào tay quân Nga”; “các sĩ quan Đức phải dốc mọi cố gắng làm cho quân Nga không chiếm nổi Béclin”. Cũng trong ngày 22-4, Hítle ra lệnh cho tập đoàn quân số 12 (gồm 10 sư đoàn) đang hoạt động chống quân đội Mỹ phải quay về mặt trận phía đông, hợp quân với tập đoàn quân số 9 để tiến hành một cuộc đột kích gặp gỡ; đồng thời cụm tập đoàn quân của Xđâynerơ (gồm 5 sư đoàn) phải tập kích vào bộ đội Hồng quân đang bao vây thành phố từ phía bắc. Nhưng tất cả những ý đồ quân sự đó của quân Đức đều bị đánh ngăn chặn mạnh mẽ và không thực hiện được.











Tận dụng các thắng lợi của phương diện quân Ukraina tại cánh nam, phương diện quân Zhukov sau khi vượt qua tuyến Seelow ào ạt tiến sâu về phía Berlin trên hướng chính diện phía đông. Ngày 24 tháng 4 năm 1945 mũi tấn công của tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 và tập đoàn quân cận vệ số 8 của Zhukov đã gặp tập đoàn quân xe tăng số 3 và tập đoàn quân số 28 của Konev tại phía đông Berlin và đã hoàn thành việc bao vây cô lập khối quân Đức phòng thủ ngoại vi phía đông và đông nam Berlin. Ngày hôm sau 25 tháng 4 hai phương diện quân Xô Viết của Zhukov và Konev lại hợp vây tại phía tây Berlin và hoàn thành việc bao vây toàn bộ khối quân Đức phòng thủ trong nội đô Berlin, số phận Đế chế thứ Ba chỉ còn tính từng ngày. Cùng ngày tập đoàn quân cận vệ số 5 của phương diện quân Konev phát triển mạnh về phía tây đã gặp tập đoàn quân số 1 của Mỹ tại Torgau trên sông Elber.
      Berlin đã trong vòng vây dày đặc. Quân đội Xô Viết bắt đầu giai đoạn cuối cùng là đè bẹp các ổ kháng cự cuối cùng của Đức trong các trận đánh đường phố trong thủ đô Đức
Cuộc chiến đấu trong thành phố đã xảy ra rất khốc liệt. Hơn 10 ngày cuối cùng từ 26 tháng 4 đến 9 tháng 5 Hồng quân thủ tiêu nốt các ổ kháng cự tại Berlin. Với việc thành phố đã bị vây bọc hoàn toàn thì Berlin không thể cầm cự được lâu dài. Việc đánh chiếm Berlin được phương diện quân Belarus 1 tiến hành đồng thời với việc tiêu diệt khối quân Đức bị vây bên ngoài tại phía đông và đông nam thành phố, đến ngày 1 tháng 5 năm 1945 khối quân này gồm tập đoàn quân số 9, tập đoàn quân xe tăng số 4 về cơ bản đã bị tiêu diệt.

Máy bay và binh sĩ Hồng quân tấn công thành phố Berlin trong những ngày cuối tháng 4/1945. Ảnh: Corbis Máy bay và binh sĩ Hồng quân tấn công thành phố Berlin trong những ngày cuối tháng 4/1945. Ảnh: Corbis
Quân Đức chống cự một cách tuyệt vọng đến cùng. Hai bên đánh nhau giành giật từng khu phố từng ngôi nhà. Tại đây loại súng chống tăng không giật vác vai Panzerfaust của Đức được phát rộng rãi xuống cho dân Đức và các lực lượng bán vũ trang đã phát huy tác dụng rất tốt: trong các trận đánh đường phố: gần 2.000 xe tăng và cơ giới các loại của Liên Xô đã bị phá hủy chỉ tính riêng trong nội đô Berlin.
Để trục xuất các nhóm lính Đức cố thủ trong các ngôi nhà Hồng quân tách nhỏ các đơn vị xe tăng và pháo binh, đưa xuống cho các đơn vị bộ binh xung kích để hỗ trợ đánh nhau trong phố: đại bác, xe tăng Xô Viết nã thẳng trái phá vào các ô cửa sổ để trục quân Đức ra khỏi các chỗ ẩn náu. Quân đội Xô Viết đã có kinh nghiệm đánh nhau trong phố: Hồng quân trước tiên đánh tiêu diệt các khu kho tàng đạn dược của đối phương, sau đó đánh chia nhỏ các khu vực kháng cự, cô lập và tiêu diệt dứt điểm từng khu. Quân Đức dù chống cự rất quyết liệt đến cùng nhưng khi hết đạn thì hoặc phải tự sát hoặc đầu hàng. Hơn nữa lính Đức cố thủ trong phố đã không còn vũ khí nặng, không thể đấu lại được với xe tăng, máy bay và đại bác bắn thẳng của Hồng quân. Lính Đức, SS và Volkssturm dần dần bị đẩy khỏi các khối nhà và đến ngày 29 tháng 4 toàn bộ lực lượng Đức còn lại chủ yếu là các đơn vị SS trung thành nhất tập trung dày đặc tại khu vực Nhà quốc hội Đức và Văn phòng đế chế, nơi có hầm ngầm của führer. 
Ngày 29 tháng 4 đã diễn ra trận đánh cuối cùng chiếm khu Nhà quốc hội Đức: sau các đợt bắn phá dữ dội bằng pháo binh và không quân các đơn vị Xô Viết xung phong cận chiến đánh chiếm Reichstag, chiến sự cực kỳ ác liệt và không khoan nhượng hai bên giành giật từng căn phòng, từng đoạn cầu thang, từng tầng lầu. Đến ngày 30 tháng 4 hầu hết lính Đức và SS tại đây đều đã chết. Hai người lính trinh sát Xô Viết của trung đoàn bộ binh 150, Sư đoàn bộ binh 79 thuộc Tập đoàn quân xung kích số 3, Phương diện quân Belorussia 1: trung sỹ Mikhail Alekseyvich Egorov, người Nga và hạ sỹ Meliton Varlamovich Kantarya người Gruzia, đại diện cho các dân tộc Xô Viết chiến thắng đã cắm quốc kỳ Liên Xô lên mái vòm tòa Nhà quốc hội Đức.

Chau Au hau The chien II qua nhung buc anh chua tung cong bo hinh anh 4

Xác xe tăng Panther của Đức nằm trên một bãi đất trống ven đường ở Bỉ năm 1947. Nó bị quân đồng minh tiêu diệt trong chiến dịch tiến về Berlin.
Chau Au hau The chien II qua nhung buc anh chua tung cong bo hinh anh 5
Nhiều năm sau thế chiến, người dân Bastogne, Bỉ vẫn miệt mài công cuộc tái thiết. Đây từng là chiến trường chính giữa phe đồng minh và Phát xít Đức tháng 12/1944.
Chau Au hau The chien II qua nhung buc anh chua tung cong bo hinh anh 6
Bé gái đặt hoa trên mộ các binh sĩ Mỹ tử trận trên đường tiến vào Berlin ở Margraten, Hà Lan năm 1947. Khu vực này nay trở thành Nghĩa trang tưởng niệm của Mỹ ở Hà Lan.
Chau Au hau The chien II qua nhung buc anh chua tung cong bo hinh anh 7
Một cây cầu ở Nijmegen, Hà Lan, đóng vai trò sống còn trong chiến dịch Market Garden. Nếu không chiếm được cây cầu, mọi tính toán của quân đồng minh sẽ gặp nhiều trở ngại.
Chau Au hau The chien II qua nhung buc anh chua tung cong bo hinh anh 8
Một tòa nhà bị hư hại ở Nijmegen chưa được xây lại dù chiến tranh đã kết thúc.
Chau Au hau The chien II qua nhung buc anh chua tung cong bo hinh anh 9
Mộ lính Đức nằm trong một khu rừng ở Hurtgen, gần Aachen, Đức.
Chau Au hau The chien II qua nhung buc anh chua tung cong bo hinh anh 10
Khu vườn nơi người ta tìm thấy thi thể của Adolf Hitler và vợ ở trong cảnh hoang tàn nhiều năm sau cuộc chiến.
Chau Au hau The chien II qua nhung buc anh chua tung cong bo hinh anh 11
Một góc thành phố Berlin vào năm 1947. Nhiều năm sau Thế chiến 2, công cuộc tái thiết ở thủ đô nước Đức mới hoàn thành.

Cùng ngày để không rơi vào tay đối phương, führer Adolf Hitler cưới Eva Braun và sau đó cả hai đã tự sát. Trong di chúc Hitler trao quyền Tổng thống đế chế (Reichspräsident) cho đô đốc Karl Dönitz và Thủ tướng đế chế (Reichskanzler]) cho Bộ trưởng Tuyên truyền Joseph Goebbels. Reichskanzler mới cử đại tướng Hans Krebs – có thời từng là tùy viên quân sự Đức tại Moskva - đi gặp đối phương đề nghị đàm phán. Tư lệnh Xô Viết G.K. Zhukov cho phía Đức hơn 1 giờ để quyết định đầu hàng không điều kiện. Sau khi hết thời hạn, chiến sự lại tiếp tục bùng phát ác liệt như cũ. Ngày 1 tháng 5 năm 1945, ngay trước khi Hồng quân tràn vào văn phòng đế chế, vợ chồng tiến sĩ Goebbels tự tay tiêm thuốc độc cho 6 đứa con nhỏ của mình và tự sát.
 Ngày 2 tháng 5 năm 1945 không còn gì để tiếp tục chiến đấu tư lệnh phòng thủ thành phố Berlin trung tướng pháo binh Đức Helmuth Weidling (còn khoảng 70 ngàn người) đã ra lệnh đầu hàng, tuy rằng trong thành phố vẫn còn nhiều trung tâm kháng cự của SS tiếp tục chiến đấu nhưng về cơ bản Berlin đã thất thủ. 

Ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Rheims (Pháp) đại tướng Alfred Jold tổng tham mưu trưởng bộ tư lệnh hành quân Đức thay mặt chính phủ Đế chế của đô đốc Karl Dönitz đã ký biên bản đầu hàng các quân đội Đồng Minh cùng Hồng quân Xô Viết trước các đại diện quân đội Anh, Pháp, Mỹ. Tổng tư lệnh tối cao Xô Viết Stalin bất bình và phản đối thể thức đầu hàng như vậy và yêu cầu nghi thức đầu hàng chính thức phải được diễn ra tại Berlin với đại diện cao nhất của lực lượng vũ trang Đức và dưới sự chủ tọa của đại diện của quân đội Xô Viết để xứng đáng với sự đóng góp của Liên Xô vào sự nghiệp chung tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Lãnh đạo các nước Đồng Minh nhất trí coi việc ký đầu hàng ngày 7 tháng 5 là đầu hàng sơ bộ và sẽ tổ chức nghi thức ký chính thức đầu hàng của Đức tại Berlin. Hôm sau thống chế Tổng tư lệnh quân đội Đức Wilhelm Keitel cùng các đại diện hải, lục, không quân, các lực lượng vũ trang Đức đã được đưa đến Berlin.
Đêm 8 tháng 5 năm 1945, trước các đại diện quân đội Đồng Minh Anh, Pháp, Mỹ, nguyên soái Liên Xô Georgy Konstantinovich Zhukov thay mặt phía Liên Xô chủ trì nghi lễ ký và tiếp nhận sự đầu hàng chính thức của Đức Quốc xã.
Ngày 9-5-1945, tại thị trấn Cácxơkhoóctơ, ngoại ô Béclin, thống chế Tổng tư lệnh quân đội Đức là Câyten đã ký vào văn bản đầu hàng vô điều kiện. Phát xít Đức nát bét đầu, trở thành hồn ma lởn vởn đến tận ngày nay. Sau chiến thắng Béclin, nguyên soái Giucốp được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần thứ ba. Về sau, ông lại được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô một lần nữa. Không biết ở Liên Xô, có còn ai được tặng danh hiệu cao quý này tới bốn lần hay không?
 
Chien dich Berlin ket lieu so phan Duc Quoc xa-Hinh-3                       Nguyên soái G.K. Zhukov chỉ huy lực lượng chủ công đánh chiếm Berlin.
***
Chỉ riêng trận công phá Béclin lực lượng Hồng quân đã có đến gần 300 ngàn người thương vong và mất tích. Hầu hết trong số họ đã là vô danh trước lịch sử. Đó phải chăng là mặt trái phi nghĩa của mặt phải chiến thắng? Nếu không có những mất mát hy sinh to lớn như thế thì làm sao có được chiến thắng lừng lẫy? Hay đừng chiến đấu và mưu cầu chiến thắng trước bạo ngược, hung tàn? Nhưng nếu xử sự như thế thì đương thời ít mất mát hy sinh hơn hay nhiều mất mát hy sinh hơn và hậu thế nhân loại sẽ đi về đâu, có về được miền cực lạc trong niềm tin tôn giáo? Và Đức Huyền Diệu - được cho là lẽ phải, là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhân loại để sống còn, có còn được thể hiện ra như là một sức mạnh vô địch nữa không?
Trận đánh Béclin đã có thể được coi là trận cuối cùng của chiến trường Xô - Đức, kết thúc “Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”. Tuy nhiên, cuộc tạo dựng nên núi xương sông máu của quân dân Liên Xô nói riêng và của cả nhân loại nói chung vẫn chưa ngừng lại mà còn đang chờ bồi đắp thành khổng lồ hơn nữa, đổ chảy tràn trề hơn nữa vì chiến tranh thế giới thứ hai vẫn chưa kết thúc dù chiến sự ở Bắc - Phi đã chấm dứt (vào ngày 12-5-1943 với sự hạ vũ khí của quân Đức trước quân Mỹ - Anh) và chiến trường châu Âu đã im tiếng súng.

Anh dac biet Nhat Ban trong Chien tranh the gioi 2
Trên chiến trường châu Á - Thái Bình Dương, kể từ đầu năm 1944, phát xít Nhật đã phải tính tới việc phòng ngự chiến lược, cố thủ trên các đảo đã chiếm được, đồng thời triển khai một cuộc tiến công lớn ở Trung Quốc nhằm đánh chiếm các căn cứ không quân Mỹ ở Hoa Trung và Hoa Nam, thiết lập các đường giao thông trên bộ với các nước Đông Nam Á để qua đó cố gắng ổn định chiến trường, tiếp tục chiến tranh.
Tuy nhiên đã tập trung các lực lượng chính của lục quân và không quân ở Trung Quốc, Mãn Châu, Triều Tiên và ở ngay trên đất Nhật, phát xít Nhật không thể thực hiện được trọn vẹn kế hoạch xâm chiếm Hoa Trung, Hoa Nam. Và chính việc tập trung đó lại làm cho lực lượng tổ chức phòng ngự trong không gian rộng lớn ở Thái Bình Dương trở nên quá ít. Lúc này ở Thái Bình Dương, quân Đồng Minh đã có ưu thế lực lượng hơn nhiều, nhất là về không quân và hải quân so với Nhật. Cụ thể, quân Nhật có: 3 thiết giáp hạm, 4 tàu sân bay, 16 tàu tuần dương, 2 liên đội tàu ngầm và một số khu trục hạm, 13 sư đoàn, khoảng 600 máy bay. Trong khi đó, quân Đồng Minh có: 16 thiết giáp hạm, 33 tuần dương hạm, 35 tàu sân bay, 220 khu trục hạm, khoảng 24 sư đoàn và 4.150 máy bay. Ở trung tâm Thái Bình Dương, quân Đồng Minh có cụm chiến dịch do đô đốc Nimít chỉ huy và ở tây - nam Thái Bình Dương có cụm chiến dịch do tướng Mác Áctua chỉ huy đang hoạt động.
Anh dac biet Nhat Ban trong Chien tranh the gioi 2-Hinh-2
Các hoạt động quân sự của quân Đồng Minh ở trung tâm Thái Bình Dương lại trở nên tích cực từ ngày 1-2-1944. Quân Đồng Minh đã đánh chiếm các đảo MácXam trong tháng 2, đến ngày 10-8 thì chiếm hoàn toàn các đảo Marian và trong tháng 9 đã chiếm được các đảo Palau và Uluchi rồi bao vây quân Nhật ở các đảo Carôli. Bom napan (bom cháy) lần đầu tiên được không quân Mỹ sử dụng vào ngày 15-6-1944 ở vùng này.
Tại vùng tây - nam Thái Bình Dương, trong suốt hạ tuần tháng 2 và tháng 3-1944, quân Đồng Minh đã chiếm được các đảo Átmiran. Sau khi tiến vào bờ biển phía tây Tân - Ghinê, ngày 15-9 quân Đồng Minh đã đánh chiếm đảo Môrơtai, chuẩn bị điều kiện cho việc đánh chiếm quần đảo Philippin, bức tường ngăn cuối cùng bảo vệ cửa ngõ đi vào lục địa châu Á.
Ngày 20-10-1944, quân đội Đồng Minh tiến công đảo Lâytơ để lấy đó làm bàn đạp đánh chiếm các đảo còn lại. Cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh được thực hiện dưới sự yểm trợ của pháo binh trên các tàu chiến và các cuộc tập kích bắn phá của không quân. Trong một nỗ lực khôi phục lại tình hình, quân Nhật đã quyết định dùng các lực lượng chính của hạm đội (gồm 9 thiết giáp hạm, 4 tàu sân bay, 19 tuần dương hạm và 33 khu trục hạm) bí mật tiến vào khu vực Philippin và bất ngờ tập kích vào hạm đội Đồng Minh. Nhưng tình báo Mỹ đã phát hiện được kế hoạch này.

Anh dac biet Nhat Ban trong Chien tranh the gioi 2-Hinh-3 Máy bay B-25 của Mỹ dội bom oanh kích một tàu khu trục của Nhật Bản ở ngoài khơi Formosa tháng 4/1945
 
Từ ngày 23 đến ngày 25-11-1944, trận đánh lớn của hai hạm đội diễn ra ở phía đông mũi Enganô, gần đảo Xamarơ và trong vịnh Xungao. Đó là trận thủy chiến lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai. Kém hơn quân Đồng Minh rất nhiều về tàu sân bay, quân Nhật dự tính sử dụng tối đa hỏa lực của các thiết giáp hạm và tuần dương hạm. Muốn thế quân Nhật phải tiến áp sát được hạm đội Đồng Minh trong khu vực đổ bộ. Nhưng do tính bất ngờ của chiến dịch không còn và trước một hạm đội Đồng Minh quá áp đảo, hạm đội Nhật đã bị đánh tan. Sau ba ngày tác chiến, Nhật mất 4 tàu sân bay, 3 thiết giáp hạm, 10 tuần dương hạm và 11 khu trục hạm. Ngày 22-10, quân Nhật trên đảo Lâytơ đầu hàng. Mãi đến ngày 5-7-1945, quân Đồng Minh mới quét sạch được quân Nhật khỏi quần đảo Philippin.
Ivôgima và Ôkinaoa là hai đảo án ngữ cửa ngõ đi vào Nhật Bản. Sau khi đánh chiếm được Ivôgima trong tháng 3-1945, quân Mỹ với sự phối hợp của một lực lượng đặc nhiệm của hải quân Anh, mở chiến dịch tiến công Ôkinaoa. Đây là chiến dịch lớn, mang ý nghĩa thuần túy quân sự cuối cùng của Đồng Minh và - theo nhận định thống nhất của các nhà viết sử Mỹ - là chiến dịch kéo dài nhất, đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Thái Bình Dương.

Anh dac biet Nhat Ban trong Chien tranh the gioi 2-Hinh-4 Những chiếc xe tăng nối đuôi nhau tại vùng ngoại ô thành phố Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản ngày 27/5/1945
 
Ôkinaoa nằm trấn thủ ở phía tây - nam và chỉ cách bờ biển Nhật Bản 300 hải lý. Chiếm được nó, quân Mỹ sẽ có được bàn đạp lý tưởng đánh thẳng vào nội địa nước Nhật. Tầm quan trọng chiến lược của nó đòi hỏi quân Nhật phải cố thủ ở đó đến cùng một khi xảy ra chiến sự. Từ cuối năm 1944, sau khi bị đánh bật khỏi các vị trí chiến lược ở Philippin, phát xít Nhật thấy Ôkinaoa bị uy hiếp cho nên đã rút một phần lực lượng ở Trung Quốc về đó tăng cường phòng thủ.
Toàn bộ lực lượng tiến công Ôkinaoa của Mỹ gồm 548 ngàn quân, đặt dưới sự chỉ huy của Trung tướng Bớcnơ, tư lệnh tập đoàn quân 10. Số tàu chiến Mỹ được huy động vào trận đánh có tới 1320 chiến, trong đó có 33 tàu sân bay, 22 thiết giáp hạm, 50 tuần dương hạm, 430 tàu đổ bộ, tàu vận tải và nhiều hạm tàu khác (chưa kể lực lượng hỗ trợ của quân Anh). Từ khi bùng nổ chiến tranh Thái Bình Dương, chưa bao giờ Mỹ - Anh huy động được một lực lượng lớn hạm tàu như vậy vào một chiến dịch. Về lực lượng không quân, vào lúc cao trào, Mỹ đã huy động tới 1650 chiếc máy bay, kể cả “siêu pháo đài bay” (Super Flying Fortress) B29. Nếu so sánh lực lượng hai bên thì trước chiến dịch, Anh - Mỹ hơn Nhật 6 lần về quân số, hơn từ 4 đến 8 lần về số tàu chiến và máy bay.
Tờ mờ sáng ngày 26-3-1945, giữa lúc trận đánh trên đảo Ivôgima bước vào giai đoạn cuối thì quân Mỹ bất ngờ đổ bộ lên hòn đảo nhỏ Kêrama chỉ cách Ôkinaoa 30 hải lý, do 2 tiểu đoàn quân Nhật phòng giữ. Bị đánh bất thình lình bởi một lực lượng áp đảo, quân Nhật ở đây nhanh chóng bị tiêu diệt. Quân Mỹ khẩn trương tổ chức đảo Xêrama thành bàn đạp tấn công đảo lớn Ôkinaoa. Ngày 1-4-1945, chủ nhật và cũng là ngày lễ Phục Sinh, quân Mỹ lại một lần nữa tạo được bất ngờ khi đổ bộ lên Ôkinaoa.

tran chien saipan dam mau giua quan my va phat xit nhat hinh 1 Lính Mỹ khi đổ bộ lên bờ biển Saipan đã bị quân Nhật bắn tỉa. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.
Mũi đổ bộ chủ yếu của Mỹ nhằm vào Hagusi, khoảng giữa đảo và là nơi hẹp nhất của đảo. Sau khi nhanh chóng tạo lập được đầu cầu ở đây, hai sư đoàn Mỹ lập tức tiến tới Isicava, cắt ngang Ôkinaoa ra làm đôi. Thêm hai sư đoàn nữa tiếp tục đổ bộ, một sư đoàn đánh lên phía bắc, một sư đoàn đánh xuống phía nam, mở đường cho đại quân đánh chiếm toàn bộ đảo Ôkinaoa theo chiều dọc.
Trong 3 ngày đầu của cuộc tiến công, hơn 50 ngàn quân Mỹ đã triển khai trên một bàn đạp khá rộng ở miền trung đảo. Hai sân bay Yontan và Cadêna của Nhật bị chiếm. Số thương vong của quân Mỹ sau 3 ngày này không đáng kể, chỉ có 28 người chết, 27 người mất tích và 104 người bị thương.
Bước sang ngày 4-4, tình hình vụt thay đổi. Khi tiến xa hơn về phía nam và bắc đảo Ôkinaoa, cả hai mũi tiến công của quân Mỹ bắt đầu vấp phải sự chống cự rất quyết liệt của quân Nhật với những công trình phòng ngự vững chắc được xây dựng ở những triền núi đá.
Ngày 6-4, quân Nhật bất thình lình tung ra 355 chiếc máy bay “Thần phong” (Kamikadê), mỗi chiếc mang 1 tấn thuốc nổ do các phi công cảm tử lái, tìm cách đâm bổ xuống các tàu chiến của hải quân Mỹ đang đậu nhan nhản quanh đảo Ôkinaoa. Cùng lúc, hạm đội của Nhật do phó đô đốc Itô chỉ huy từ căn cứ Tôcưyama tiến xuống, giao chiến với hạm đội 5 của Mỹ.
Ngay trong ngày đầu tiên đã có 3 tàu sân bay, 9 tàu khu trục, 4 tàu đổ bộ và 5 tàu quét mìn của Mỹ bị loại khỏi vòng chiến.
Ngày 7-4, hạm đội Nhật bị đánh bại, phải rút chạy lên phía bắc. Máy bay “Thần phong” cảm tử vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu chiến Mỹ. Còn máy bay B29 của Mỹ cũng ra sức thả bom hủy diệt xuống đảo.
Trên bộ, trước sự kháng cự dữ dội của quân Nhật, quân Mỹ tiến rất khó khăn, nhích từng bước, chiếm từng ổ đề kháng với cái giá phải trả rất đắt. Cho tới ngày 26-4, quân Mỹ mới chiếm được bán đảo Môtôba do hơn 2 ngàn quân Nhật trấn giữ.
Cuộc chiến cứ thế kéo dài đến 83 ngày mới kết thúc. Đến ngày 22-6-1945, quân Mỹ mới hoàn toàn chiếm được đảo Ôkinaoa.
Thiệt hại trong chiến dịch này, về phía Mỹ có tổng cộng 49145 quân thương vong, 768 máy bay bị bắn rơi, 404 tàu chiến bị đánh chìm và phá hỏng; về phía Nhật có 72000 quân thương vong, chưa kể tàu chiến và máy bay.

tran chien saipan dam mau giua quan my va phat xit nhat hinh 3 Thủy quân lục chiến khiêng tử sĩ, trên đảo Saipan vào tháng 6/1944. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.
 
Chịu một tổn thất nặng nề như thế nên sau chiến dịch Ôkinaoa, quân Mỹ hầu như dẫm chân tại chỗ, không tổ chức được một chiến dịch lớn nào tiếp theo.
Ngày 11-4-1945, vào khoảng thời gian đầu của chiến dịch Ôkinaoa, Liên Xô đã công bố hủy bỏ “Hiệp ước trung lập” ký với Nhật ngày 13-4-1941 vì trong chiến tranh Nhật đã vi phạm hiệp ước đó.
Ngày 26-7-1945, Hội nghị Pốtxđam ra tuyên cáo chung của 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, yêu cầu Nhật phải đầu hàng nhưng Nhật đã khước từ với tuyên bố: “Nước Nhật sẽ tiến hành chiến tranh đến cùng theo đúng với chính sách đã đề ra”. Lúc này, dù các lực lượng vũ trang Anh - Mỹ đã gây cho quân Nhật một loạt thất bại, nhưng Nhật vẫn còn duy trì được một đội quân mạnh, gồm trên 7 triệu binh lính và sĩ quan, trên 10 ngàn máy bay, gần 500 tàu chiến, và còn các nguồn dự trữ to lớn về vật tư, nguyên liệu chiếm đoạt được ở lục địa (trước hết là ở Mãn Châu và Triều Tiên).
Giữ đúng cam kết tại Hội nghị Yanta, ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Tiếp theo, ngày 10-8, Mông Cổ cũng tuyên chiến với Nhật.
Lực lượng vũ trang của Nhật đóng ở Mãn Châu, Triều Tiên, Nam - Xakhalin, quần đảo Curin có tổng quân số (kể cả quân ngụy) là trên 1,2 triệu người. Trong đó riêng đội quân chủ lực nòng cốt của Quan Đông có gần 1 triệu người, 1155 xe tăng, 5360 khẩu pháo và 1800 máy bay. Để đánh lại lực lượng này, Hồng quân Liên Xô đã triển khai 3 phương diện quân với ưu thế so với quân Nhật về người là hơn 1,2 lần, về đại bác là 4,8 lần, về xe tăng là 4,8 lần và về máy bay là 1,9 lần.
Ngày 9-8-1945, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch Mãn Châu. Cũng ngày hôm đó, không quân Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ hai (quả thứ nhất được thả vào ngày 6-8 xuống thành phố Hirôsima) xuống thành phố Nagasaki, nước Nhật.
Sáng ngày 10-8, chính phủ Nhật gửi cho phe Đồng Minh bản đề nghị xin chấp nhận đầu hàng theo tuyên cáo Pốtxđam. Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên bộ tư lệnh đạo quân Quan Đông không chịu hạ vũ khí, vẫn tiếp tục chống cự lại Hồng quân một cách quyết liệt.
Ngày 11-8, Hồng quân mở tiếp chiến dịch tiến công Nam - Xakhalin và ngày 15-8 mở thêm chiến dịch đổ bộ quần đảo Curin.
Đến ngày 17-8, đạo quân Quan Đông bị đánh bại. Bộ tư lệnh của nó buộc phải ra lệnh ngừng chiến đấu, chấp nhận đầu hàng. Tuy vậy ở một số nơi, quân Nhật vẫn ngoan cố chống cự. Nhưng nhìn chung thì các chiến dịch của Hồng quân đều phát triển thắng lợi và đến 1-9 thì chiến trường Viễn Đông coi như được giải quyết.
Ngày 2-9-1945, chính phủ của nước Nhật phát xít đã phải ký văn bản đầu hàng vô điều kiện. Đến đây, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai mới thực sự kết thúc.
Cuộc chiến tranh này có hậu quả: thiệt hại về vật chất là 4600 tỷ đôla, số người chết là 60 triệu, số người bị thương và tàn tật là 90 triệu. Riêng quân dân Liên Xô có 27 triệu người chết (bằng 16,2% dân số năm 1939). Đó là một cuộc chiến lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại!). Và nó cũng có nhân tính nhất (hiểu theo nghĩa độc ác nhất, vô cảm nhất và man rợ nhất!).
Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 1

Đám mây nấm khổng lồ được hình thành sau khi máy bay B-29 thả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Ước tính 14.000 người đã thiệt mạng trong thảm họa này.

Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 2

Thành phố công nghiệp phát triển nhất của Nhật Bản bị san bằng chỉ trong chốc lát.

Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 3

Những người may mắn thoát khỏi sức công phá của quả bom nhưng không ngờ rằng họ đã bị phơi nhiễm phóng xạ do bom hạt nhân gây nên.

Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 4
Người sống sót bên cạnh những xác chết la liệt chỉ vài giờ sau khi quả bom được thả xuống Hiroshima.
Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 5
Thi thể của những đứa trẻ vô tội ở khắp nơi trên đường phố.
Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 6
Sức nóng khi quả bom phát nổ gây ra những vết bỏng kinh hoàng trên cơ thể một người đàn ông, xung quanh là khung cảnh đổ nát của thành phố.
Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 7
Người mẹ cho đứa con bị thương bú.
Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 8
Thi thể các nạn nhân của thảm họa bom hạt nhân Hiroshima. Đây là lần đầu tiên loại bom này được sử dụng trong chiến tranh. Những người sống sót phải gánh chịu tổn thất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 9
Một bé gái bị bỏng toàn thân do sức công phá của quả bom "tử thần".
Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 10
Đầu quấn đầy băng do thương tích, những người còn sống vẫn không hề hay biết họ đã phơi nhiễm phóng xạ.
Hình ảnh Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima số 11
7 thập niên đã trôi qua, nỗi đau và nước mắt vẫn chưa từng nguôi ngoai trong lòng người Nhật. Nỗi ám ảnh chiến tranh luôn đeo đẳng đất nước này.

(Hết chương XXX)
-------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét