Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 30/t



                                                            CHIẾN DỊCH KURSK

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin


"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống".  

Thầy cãi

 
 
 
 (Tiếp theo)


Tiếng đại bác dưới chân thành Leningrad vẫn còn nổ, và Zhukov lại đến đó để tham gia chỉ huy mặt trận. Ông cùng với Voroshilov phối hợp hành động của các phương diện quân Leningrad, phương diện quân Volkhov và hạm đội Ban Tích trong chiến dịch Tia Lửa. Ngày 18 tháng 1 năm 1943, đúng vào ngày đầu tiên đột phá được sự bao vây của quân Đức, chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao đã phong cho G. K. Zhukov quân hàm Nguyên soái Liên bang Xô Viết. Ông là tự lệnh chiến trường đầu tiên được phong hàm Nguyên soái Liên Xô trong cuộc chiến tranh này...

Goc anh dac biet cuoc vay ham Leningrad 1941-1944-Hinh-2
Nguyên soái G. Giucốp đã tham gia hầu hết các chiến dịch quan trọng trong cuộc chiến tranh Xô - Đức, từ chiến dịch đầu tiên đến chiến dịch cuối cùng là chiến dịch Béclin. Có thể nói, ông chính là linh hồn của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Trong chiều sâu tâm linh, có thể đặt câu hỏi: phải chăng ông là hiện thân sống lại của Xuvôrốp, một tướng vĩ đại Nga chưa thua một trận nào (63-0), ở thế kỷ XVIII!?
Cuộc đời của nguyên soái G. Giucốp sau chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều thăng trầm và đau buồn riêng tư do “chữ tài đi với chữ tai một vần” trước thói đời ghen bạc. Lịch sử là quá khứ đã qua nhận thức nên nó bị sự chủ quan hóa làm méo mó đi và thậm chí là bị xuyên tạc bởi những mưu đồ, những thèm muốn vị kỷ. Một quá khứ có thể có nhiều lịch sử nhưng bản thân nó là duy nhất! “Nhớ lại và suy nghĩ” của Giucốp là một tác phẩm trong sáng, chúng ta cho là như vậy.
Sau chiến thắng tại Berlin, G. K. Zhukov được Chính phủ Liên Xô cử làm Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại phần lãnh thổ Đức bị Liên Xô chiếm đóng. Ngày 10 tháng 6, G. K. Zhukov về Moskva để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ. Ngày 20 tháng 6, ông cho đem lá cờ Liên Xô đã cắm trên nóc nhà Quốc hội Đức từ 30 tháng 4 về Moskva. Ngày 24 tháng 6, G. K. Zhukov được I. V. Stalin chỉ định là Tổng chỉ huy duyệt binh, nhận báo cáo của Nguyên soái K.K.Rokossovsky. Ông cưỡi con bạch mã Ả Rập "Tspeki" đến dự Lễ mừng chiến thắng được tổ chức tại Điện Kremli tối hôm ấy, và sao khi chào hỏi tướng sĩ ông đã đến bên Stalin ở chân tường lăng Lenin và đọc diễn văn ca ngợi thắng lợi của Hồng quân trước phát xít Đức. Hôm ấy mưa tầm tã khiến có lúc ông định ngưng đọc diễn văn và lau mũ nhưng khi thấy Stalin không hề có động tĩnh gì, ông đọc tiếp. Sau đó Zhukov chỉ huy cuộc duyệt binh và giữa đường, binh lính đã thả 200 lá cờ phát xít Đức xuống điện Kremlin, như thể các binh sĩ Nga thả các hiệu kỳ Pháp xuống chân Hoàng đế Aleksandr I sau khi đánh bại cuộc xâm lược của Napoléon năm 1812. Theo Geoffrey Roberts, không thời khắc chiến thắng nào trong đời Zhukov đáng sánh với ngày này, và việc Stalin chọn Zhukov làm Tổng chỉ huy duyệt binh không hề gây bàn tán: ông được nhìn nhận rộng rãi là kiến trúc sư trưởng của thắng lợi của Liên Xô trước phát xít Đức - một thắng lợi đã cứu cả châu Âu và nước Nga khỏi ách nô dịch của Đức Quốc xã. Phim thời sự về buổi duyệt binh này phát sóng khắp thế giới, chỉ càng tăng thêm vị thế của Zhukov là vị tướng giỏi nhất của Liên Xô thời Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngày 16 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8, G. K. Zhukov tham gia phái đoàn Liên Xô trong Hội nghị Potsdam. Là một trong bốn vị tổng tư lệnh quân đội các nước đồng minh thực hiện chế độ quân quản tại nước Đức trong "Hội đồng kiểm soát của đồng minh", ông đã gây dựng các mối quan hệ tốt với Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Anh Bernard Law Montgomery và Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny. Hai bên thường trao đổi với nhau về các vấn đề xử lý tội phạm chiến tranh, vấn đề tái thiết nước Đức, vấn đề quan hệ giữa các nước đồng minh và vấn đề Liên Xô tham chiến chống phát xít Nhật ở Viễn Đông. Trong quá trình làm việc Thống tướng Dwight David Eisenhower rất hài lòng và trân trọng tình bạn giữa ông và G. K. Zhukov. Người thay thế ông từ năm 1946, đại tướng Lucius Dubignon Clay cũng đề cao mối quan hệ này, ông cho rằng:
"Quan hệ Xô-Mỹ lẽ ra đã giữ được chiều hướng phát triển tốt đẹp nếu Eisenhower và Zhukov tiếp tục làm việc với nhau."
Bản thân Eisenhower cũng đến Liên Xô cùng với Zhukov trong một chuyến thăm nước này sau chiến tranh.
Có thể các mối quan hệ này đã làm cho I. V. Stalin nghi ngờ G. K. Zhukov nên vào tháng 4 năm 1946, I. V. Stalin triệu tập G. K. Zhukov về Moskva. Các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại Đức, Chủ tịch Ủy ban quân chính vùng chiếm đóng của Liên Xô tại Đức và Thành viên Hội đồng kiểm soát của đồng minh được trao lại cho người phó của ông là đại tướng V. D. Sokolovsky.


Từ trái qua phải: Clement Attlee, Harry S. Truman, Josef Stalin, đằng sau: William Daniel Leahy, Ernest Bevin, James F. Byrnes và Vyacheslav Molotov.

Tại Moskva, trong cuộc họp của Hội đồng Quân sự Trung ương, Zhukov bị chỉ trích dữ dội về các "tội" không đáng tin tưởng về mặt chính trị và có thành kiến với Ban Chấp hành Trung ương Đảng; vì vậy người ta đã cất bỏ chức vụ Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng quốc phòng nhà nước của ông, trong khi A. M. Vasilevsky được chỉ định là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và N. A. Bulganin được cử làm Phó Chủ tịch hội đồng này. Tháng 7 năm 1946, G. K. Zhukov được điều động đến nhận chức vụ tư lệnh quân khu Odessa, một chức vụ thường chỉ giao cho cấp thượng tướng là đủ. Ngoài ra, ông cũng bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
Cuối năm 1947, G. K. Zhukov bị mắc bệnh đau tim và ông đã phải chữa bệnh gần 3 tháng tại Krym. Tháng 2 năm 1948, ông đến Sverdlovsk nhận một chức vụ "nhỏ nhặt" khác là tư lệnh quân khu Ural. Đến năm 1951, số phận của Zhukov trở nên ít u ám hơn khi sự tầm soát của Stalin đối với ông giảm bớt. Một nhà máy sản xuất xe gắn máy ở địa phương đã bầu Zhukov làm đại diện của mình tại Xô Viết tối cao. Tháng 6 năm 1951, ông được phép tham dự ngày quốc khánh Ba lan tại Warszawa với tư cách là thành viên của phái đoàn Liên Xô. Trong Đại hội Đảng lần thứ XIX diễn ra vào tháng 10 năm 1952, Zhukov được đề cử làm ứng cử viên của chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương.
Tháng 2 năm 1953, I. V. Stalin cho ông thôi chức vụ Tư lệnh quân khu Ural và gọi ông về Moskva. Một số nguồn tin cho rằng ông được gọi về để tham gia cuộc chiến ở Triều Tiên, nhưng thực tế là trong suốt một tháng. I. V. Stalin không giao cho ông một công việc nào cả. Hồi 9 giờ 50 phút sáng ngày 5 tháng 3 năm 1953, I. V. Stalin qua đời và cuộc đời G. K. Zhukov đã sang một thời kỳ mới.Một trong những tai họa cuối cùng mà Beria gây ra cho đất nước Liên Xô là âm mưu hạ bệ G. K. Zhukov. Hai cấp dưới của ông là Nguyên soái tư lệnh không quân Alexander Alexandrovich Novikov và trung tướng Konstantin Fyodorovitch Teleghin (Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị Phương diện quân Belorussia 1) đã bị bắt giam, bị tra tấn trong nhà tù Lefortovo từ cuối năm 1945. Tại các cuộc đối chất, G. K. Zhukov đã lật tẩy các lời mớm cung của Cục trưởng tình báo F. I. Golikov vu khống ông phung phí các chiến lợi phẩm và thổi phồng sức mạnh của quân đội Đức Quốc xã. Một số người ghen tỵ với ông còn buộc tội ông theo chủ nghĩa Bonapart. (Chủ nghĩa Bonaparte (tiếng Pháp: Bonapartisme) mang hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp, nó dùng để ám chỉ những người có mục đích phục hưng Đế chế Pháp dưới triều đại Bonaparte, triều đại do Napoléon I thành lập khi lên ngôi hoàng đế Pháp năm 1804. Và năm 1852, Napoléon III (cháu trai Napoléon I) thiếp lập Đệ nhị đế chế Pháp. Theo nghĩa rộng, nó dùng để nói đến những phong trào chính trị mang tư tưởng ủng hộ Nhà nước tập quyền do duy nhất một lãnh đạo đứng đầu dựa trên chủ nghĩa dân túy).


G. K. Zhukov ký vào biên bản chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc xã. Berlin, ngày 9-5-1945
Vào tháng 6 năm 1946, người ta còn tổ chức một cuộc điều tra nhằm vào ông (sau này được giới quân sự Liên Xô mỉa mai gọi là "cuộc điều tra về chiếc cốc"). Một số xe hàng của Zhukov có nhiệm vụ chở các đồ vật từ Đức về Liên Xô bị chặn lại và tịch thu. Năm 1948, nhà của Zhukov bị lục soát và các báo cáo điều tra nói rằng đã "phát hiện" ra nhiều chiến lợi phẩm quý giá lấy từ Đức. Trong cuộc điều tra này. L. P. Beria đã bịa ra cả những chuyện không thể tưởng tượng được như G. K. Zhukov đã giữ 17 nhẫn vàng, 3 viên đá quý, 15 mặt dây chuyền vàng, và hơn 4.000 mét vải, 323 tấm da lông thú, 44 tấm thảm lấy từ cung điện của Đức, 55 bức tranh, 55 bộ đồ ăn, 20 súng săn..... Và G. K. Zhukov đã viết về điều này trong biên bản ghi nhớ để giải thích cho Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) A. A. Zhdanov như sau:
"Tôi không cần phải tự biện hộ vì một thực tế là những thứ này không hề cần thiết đối với tôi và nó có thể được người ta bỏ vào nhà kho của tôi. Tôi cần một cuộc kiểm tra công khai và cam kết đàng hoàng để tránh những sự hiểu lầm và vu khống. Chắc chắn tôi vẫn và sẽ vẫn phục vụ hết mình cho Tổ Quốc, Đảng và đồng chí Stalin vĩ đại."
Khi được biết về những điều "không may" xảy ra với G. K. Zhukov, mặc dù không thể nắm được thực chất vấn đề nhưng Dwight David Eisenhower đã tỏ ra thông cảm với người "bạn chiến đấu" của mình.Ngày 26 tháng 6 năm 1953, một phiên họp đặc biệt mở rộng của Bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô được Georgi Maximilianovich Malenkov tổ chức. L. P. Beria đến cuộc họp với tâm trạng băn khoăn vì nó được tổ chức một cách vội vã và không ngờ rằng đó là buổi họp Bộ Chính trị cuối cùng của ông ta. N. S. Khruchev phát biểu trước: "Cuộc họp hôm nay chỉ có một nội dung duy nhất, đó là thảo luận về việc làm gián điệp cho nước Anh, chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, gây chia rẽ của phần tử theo chủ nghĩa đế quốc là Beria". Tiếp đó là một loạt các liệt kê về các tội ác của Beria. Cuối cùng, N. S. Khruchev đề nghị khai trừ Beria ra khỏi Đảng và đưa ra tòa án binh. L. P. Beria chưa kịp phản ứng gì thì đội sĩ quan cận vệ do trung tướng K. S. Moskalenko theo lệnh của G. K. Zhukov đã xông vào. G. K. Zhukov đến trước mặt Beria hô lớn: "Giơ tay lên ! Đi theo tôi". Beria nói với họ: "Các đồng chí, có việc gì thế, ta hãy ngồi xuống đã". G. K. Zhukov quát: "Câm miệng, anh không phải là chỉ huy ở đây. Các đồng chí, hãy bắt giữ tên phản bội". Đội sĩ quan cận vệ đã tuân lệnh ông ngay tức khắc. Ngày 18 tháng 12 năm 1953, tại Tòa án quân sự của Tòa án tối cao Liên Xô, Chánh án I. S. Konev đã tuyên L. P. Beria chịu án tử hình. Ban đầu, việc thi hành án được giao cho trung tá V. P. Yuriev nhưng anh này không đủ can đảm thực hiện. Cuối cùng, trung tướng P. F. Batisky, một trong những người thực hiện bắt giữ Beria rút súng bước lên: "Để hắn đó cho tôi". Và P. F. Batisky được phép thi hành bản án. Lúc đưa Beria vào quan tài đem đi chôn cất, trong khi Nguyên soái I. S. Koniev nói: "Cái ngày mà tên này sinh ra thật đáng nguyền rủa." thì G. K. Zhukov chỉ phát biểu: "Tôi coi nghĩa vụ của tôi là phải đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc này".
Vào dịp sinh nhật lần thứ 60, G. K. Zhukov được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần thứ tư. Ông trở thành nhà quân sự chuyên nghiệp cao nhất có mặt trong Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hàng trăm triệu người dân Xô Viết đặt niềm tin vào ông và quân đội Liên Xô và coi đó là biểu tượng cho sự vững mạnh của quốc gia, còn hơn cả Đảng hay các cơ quan an ninh, cảnh sát. Điều đó đã gây lo ngại hay ít nhất cũng tạo ra sự ghen tỵ trong hàng ngũ lãnh đạo của Liên Xô. Và sự lo ngại ấy không phải không có lý do. Đi xa hơn N. S. Khruchev, ông yêu cầu các cơ quan chính trị trong quân đội phải báo cáo với ông trước khi báo cáo với Đảng. Ông muốn có một sự lên án chính thức đối với các cuộc thanh trừng của I. V. Stalin nhằm vào các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Ông đã vận động hết mình cho việc phục hồi danh dự của M. N. Tukhachevsky, V. K. Blyukher, A. I. Yegorov và nhiều người khác. Như ông từng nói, cái chết của Tukhachevsky là "sự lãng phí to lớn nhất của quân đội và toàn thể chính phủ Liên Xô của chúng ta". Nhiều vị lãnh đạo đã buộc tội ông theo "chủ nghĩa cải lương", "chủ nghĩa Bonapart" và hậu quả đã xảy ra. Sau cuộc đi thăm hữu nghị tại Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư theo lời mời của Nguyên soái J. B. Tito, ông bị cất bỏ mọi chức vụ trong Đảng, chính quyền và nhận quyết định nghỉ hưu. Sau đó, trong một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Zhukov bị buộc phải "nhận khuyết điểm" và hứng chịu nhiều lời chỉ trích nặng nề, trong đó đến từ một số tướng lĩnh từng là đồng chí của ông trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nặng nề hơn cả vẫn là chỉ trích từ phía Nguyên soái I. S. Koniev, người lâu nay luôn giữ mối hiềm thù và ganh ghét sâu sắc đối với Zhukov. Dường như Koniev không biết rằng chính G. K. Zhukov đã cứu ông ta khỏi bị I. V. Stalin trừng phạt vào năm 1941 khi Stalin không hài lòng về kết quả tác chiến của Koniev.


Thống chế Bernard Law Montgomery và Nguyên soái G. K. Zhukov cùng các tướng lĩnh Anh và Liên Xô sau Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Bath của Vương quốc Anh tại cổng Bradenburg (Berlin) ngày 12-7-194
Việc bị cho nghỉ hưu sớm như vậy là một sự sỉ nhục lớn đối với vị Nguyên soái, vì theo lệ thường, các Nguyên soái Liên Xô sau khi rời nhiệm sở thường được trao chức vụ Thanh tra hay một số chức vụ thấp hơn khác - tức là vẫn tiếp tục có hoạt động ở một mức độ nào đó trong binh nghiệp. Thậm chí, sau khi Zhukov bị cắt bỏ hết mọi chức vụ, quá trình thủ tiêu ảnh hưởng và tên tuổi của Zhukov không dừng lại. Nhiều người không ưa thích Zhukov cũng được dịp "dậu đổ bìm leo". Báo Pravda đã cho đăng một bài viết của Nguyên soái Koniev với nội dung chỉ trích vai trò của Zhukov trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Tháng 3 năm 1964, tướng Chuikov xuất bản quyển sách "Sự kết thúc của Đế chế Thứ Ba", một phần nội dung trong đó đã công kích nặng nề quyết định trì hoãn tấn công vào Berlin của Zhukov hồi tháng 2 năm 1945. Ngày 10 tháng 8 năm 1961, tờ Ivestiya đã đăng bài viết chỉ trích thái độ không coi trọng của Zhukov đối với binh chủng tên lửa chiến lược, tàu ngầm và vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, Zhukov chưa bao giờ phủ nhận vai trò của vũ khí hạt nhân, ông chỉ nhận xét rằng mặc dù nó quan trọng nhưng không đến mức đóng vai trò then chốt quyết định. Có thể nói, đối với Zhukov, việc bị đột ngột cắt bỏ chức vụ và bị sỉ nhục công khai như vậy là một đả kích lớn. Ông đã phải sử dụng thuốc ngủ để trấn an tinh thần của mình suốt 15 ngày liền. Theo tự thuật của Zhukov, trong suốt những ngày đó, ông gần như chỉ ngủ, thức dậy một thời gian ngắn, rồi ngủ tiếp. Tất cả mọi sự đắn đo, suy tư, đau khổ, khuây khỏa của ông đều diễn ra trong giấc mơ. Otto Chaney đã nhận xét rằng, Zhukov đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc cố giữ vững ý chí và sự bình tĩnh của mình. 

 
Bốn nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc của Đồng Minh chống phát xít; từ trái sáng phải: Bernard Montgomery (Anh), Dwight D. Eisenhower (Hoa Kỳ, Georgy Zhukov (Liên Xô) và Jean de Lattre de Tassigny (Pháp). Berlin, ngày 5-6-1945
         Sau khi ra khỏi vầng hào quang mà những người tôn vinh ông đã khoác cho ông, G. K. Zhukov cũng lánh xa tất cả các hoạt động chính trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không quên ông. Các tướng lĩnh dưới quyền ông trong Chiến tranh thế giới thứ hai thường đến thăm nhà riêng của ông, đi săn với ông và gợi lại những kỷ niệm vui để cho ông khuây khoả. Bản thân Nguyên soái Koniev cũng đến thăm Zhukov, xin lỗi ông về bài báo chỉ trích Zhukov hồi đó; hành động hòa giải này được Zhukov đón nhận một cách chân thành. Tháng 9 năm 1959, khi được N. S. Khrushchev đang trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ cho biết G. K. Zhukov đã nghỉ hưu và thích câu cá, Thống tướng Dwight D. Eisenhower, lúc đó đã là Tổng thống Hoa Kỳ đã qua Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moskva gửi tặng ông một bộ đồ câu cá và ông đã sử dụng bộ đồ câu này đến cuối đời.
Trong giai đoạn này, tên tuổi Zhukov thực sự biến khỏi lịch sử chiến tranh. Theo tác giả Hoa Kỳ Chaney thì tuy ông đã chịu tổn thương lớn, nhưng nền sử học Liên Xô còn là một nạn nhân lớn hơn. Nhiều người xót cho tình cảnh ấy, trong đó có Đại sứ Ấn Độ tới Liên Xô từ năm 1951 đến 1962 - K. P. S. Menon đã viết trong nhật ký của mình ngày 5 tháng 11 năm 1957:
      "Không ánh sao nào chiếu trên bầu trời nước Nga sau khi Stalin chết với vẻ đẹp lộng lẫy như Zhukov. Những cố gắng để che lấp nó chỉ có thể gọi là đáng khinh. Đảng (Cộng sản) có thể thành công trong việc dời hình ảnh Zhukov ra khỏi con mắt của dư luận, nhưng họ sẽ không thể nào loại trừ ký ức về ông ra khỏi con tim của binh sĩ… Sau cùng sự thật tất thắng, Clio sẽ đặt Zhukov bên cạnh những danh nhân như Aleksandr Suvorov, Mikhail KutuzovAleksandr Nevsky… Và mảnh đất Nga tri ân sẽ luôn giữ ký ức của ông trong vinh danh và tình cảm."
     Năm 1964, N. S. Khrushchev bị hạ bệ. L. I. Brezhnev lên cầm quyền và đã lại một lần nữa phải nhờ đến uy tín của G. K. Zhukov để làm nổi bật vai trò của mình trong cuộc chiến tranh Xô-Đức. Tên tuổi G. K. Zhukov xuất hiện trở lại ngày 8 tháng 5 năm 1965 khi L. I. Brezhnev nhắc đến tên ông trong diễn văn kỷ niệm 20 năm ngày chiến thắng phát xít Đức. Ngày 9 tháng 5 năm 1965, ông lại được mời lên Lễ đài trên lăng Lê Nin để xem duyệt binh tại Quảng trường Đỏ.

       Những năm cuối đời, ông dành phần lớn thời gian để tập trung viết bộ hồi ký "Nhớ lại và suy nghĩ", tác phẩm mà ông khởi thảo hồi năm 1958. Vì tuổi đã cao và làm việc căng thẳng, tháng 12 năm 1967, bệnh tim của ông tái phát trầm trọng hơn đã làm ông bị đột quỵ. Ông phải nằm viện và điều dưỡng đến tháng 6 năm 1968 mới trở về nhà và tiếp tục được điều trị bằng phương pháp trị liệu bởi người vợ thứ hai của ông, bà Galina Semyonova. Đến khoảng giữa thập niên 1960, một nhà xuất bản Pháp ngỏ lời muốn xuất bản một tác phẩm của Zhukov như là một phần trong bộ sách 20 cuốn của các nhà quân sự trong thế chiến thứ hai. Kết quả của lời đề nghị này là, vào tháng 4 năm 1968, cuốn hồi ký của Zhukov được xuất bản. Bất chấp việc nó không được các cơ quan truyền thông quảng bá rộng rãi, "Nhớ lại và suy nghĩ" nhanh chóng trở thành một thành công vang dội về mặt doanh thu. Trong vòng vài tháng, ông đã nhận được hơn 10.000 lá thư của các độc giả ca ngợi ông, cảm ơn ông, đề nghị chỉnh sửa và bình luận. Tất cả những việc này là một sự ủng hộ to lớn về mặt tinh thần đối với vị Nguyên soái và cũng là động lực để ông tiếp tục chỉnh sửa hồi ký, chuẩn bị cho việc xuất bản lần thứ hai.
Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 24 họp tháng 3 năm 1971 đã mời ông làm đại biểu danh dự. Do gặp phải mấy sự ngăn cản được viện lẽ từ nhiều lý do khác nhau, người ta đã làm cho ông mất đi cơ hội cuối cùng xuất hiện trước công chúng trong một hoạt động chính trị quan trọng. Bản thân Brezhnev đã nói thẳng rằng ông ta không hy vọng Zhukov sẽ tham dự, một điều khiến Zhukov hết sức thất vọng.
Ngày 18 tháng 6 năm 1974, trái tim của Georgi Konstantinovich Zhukov vĩnh viễn ngừng đập sau cơn đột quỵ cuối cùng, không lâu trước khi cuốn hồi ký của ông được xuất bản lần thứ hai. Thi hài của ông được hoả thiêu. Hộp tro thi hài của ông được an táng trên bức tường điện Kremli tại Quảng trường Đỏ ở Moskva, bên cạnh tro thi hài nhiều tướng lĩnh khác của Liên Bang Xô Viết và Liên Bang Nga. Tang lễ của vị nguyên soái được tổ chức trọng thể theo nghi lễ quốc gia, và gần một triệu người đã tham gia buổi lễ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.


                                Tượng G. K. Zhukov tại Ulan Bator (Mông Cổ).
    Ngày xưa cứ nghĩ, những chuyện "Được chim bẻ ná, được cá quên nơm" hay "Thỏ khôn hết thì chó săn bị nấu, chim cao hết thì cung tốt bị cất" chỉ có thể xảy ra ở thời phong kiến phương Đông. Đến bây giờ, khi đọc cuộc đời G. Giucốp, cuộc đời L. D. Trotsky và..., ở Liên Xô mới biết, đó là trường hợp không hiếm của thế giới. Nhưng khi đọc cuộc đời của Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ... ở Trung Quốc và nhất là cuộc đời của Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Chính... ở Việt Nam, mới đoan chắc đó là hiện tượng "ruột rà" của chế độ cộng sản, của tệ ganh ghét nhỏ mọn, thèm khát danh lợi thấp hèn. Nhưng thật kỳ lạ và linh thiêng, lịch sử sớm muộn vẫn là lời bình trung trinh của quá khứ!


Huân, huy chương và các giải thưởng của Nga, Liên Xô và các nước trên bộ lễ phục nguyên soái của G. K. Zhukov

                                                  ***


Thua trận ở Cuốcxcơ đã buộc Bộ chỉ huy phát xít Đức phải rút khỏi chiến trường Địa Trung Hải mọi hoạt động quân sự của các binh đoàn lớn và không quân, tạo điều kiện cho quân Mỹ - Anh chiến thắng trong cuộc chiến tranh Bắc - Phi để rồi tiến hành chiến dịch thắng lợi ở Ý.
Tháng 10-1943, Hội nghị các ngoại trưởng ba nước Xô - Mỹ - Anh đã họp ở Mátxcơva, thông qua nhiều quyết định quan trọng về việc tổ chức thế giới sau chiến tranh cũng như chuẩn bị điều kiện cho cuộc gặp gỡ những người đứng đầu ba nước lớn đó.
Ngày 23-11-1943, tại Têhêran (thủ đô của Iran), Hội nghị những người đứng đầu 3 cường quốc Xô - Mỹ - Anh lúc đó là Xtalin, Rudơven và Sơcsin khai mạc. Trong hội nghị này, Mỹ và Anh đồng ý mở mặt trận thứ hai, đổ bộ lên châu Âu qua miền Bắc và Nam nước Pháp, trước ngày 1-5-1944. Hội nghị cũng đã thỏa thuận nhiều vấn đề liên quan đến Đức, Ba Lan, Iran… sau chiến tranh. Hội nghị này đã làm cho những hy vọng chia rẽ liên minh chống phát xít tan vỡ và âm mưu ký hòa ước riêng rẽ với Mỹ, Anh của một số tướng lĩnh phát xít Đức nhằm tránh một sự đầu hàng nhục nhã và cũng nhằm chạy tội đã thất bại.


Eisenhower bàn chuyện cùng đại úy Wallace C. Strobel và Đại đội E, Trung đoàn 502, sư đoàn dù 101 - chiều ngày 5 tháng 6, 1944
Trên mặt trận Xô - Đức, bước sang năm 1944, các đơn vị tác chiến của Hồng quân đã có tới 6,1 triệu người, 88,9 ngàn khẩu pháo và súng cối, 2.167 dàn pháo phản lực (Cachiusa), gần 4,9 ngàn xe tăng và pháo tự hành, 8,5 ngàn máy bay chiến đấu. Xét tương quan số lượng thì Hồng quân hơn quân Đức 1,2 lần về quân số, 1,6 lần về pháo binh, 2,8 lần về máy bay. Quân Đức có ưu thế về xe tăng hơn Hồng quân một chút. Tuy nhiên Hồng quân còn có thêm ưu thế từ việc chất lượng vũ khí được nâng lên, tinh thần chiến đấu đầy khí thế, các cấp chỉ huy đã dày dạn kinh nghiệm trong việc tổ chức, điều phối chiến dịch và trình độ về nghệ thuật quân sự đã được nâng cao lên nhiều.
Ngày 24-12-1943, Hồng quân phát động tiến công ở Hữu ngạn Ucraina, mở ra giai đoạn tấn công vũ bão, ào ạt trên cả ba hướng chiến lược của mặt trận Xô - Đức.
Tại khu vực mặt trận Ucraina, Hồng quân đã tiến hành hàng loạt chiến dịch đánh tiêu diệt. Kết quả: 66 sư đoàn Đức bị loại khỏi vòng chiến đấu, Ucraina được hoàn toàn giải phóng, từ tháng 3 đến tháng 5-1944, Ôđétxa và Crưm cũng lần lượt thoát khỏi tay quân Đức.
Ở vùng bắc mặt trận Xô - Đức, từ tháng 1-1944, Hồng quân tiến đánh giải phóng Lêningrát, Nốpgôrốt và tiến tới sát biên giới Extônia. Hè năm 1944, Hồng quân tiến vào giải phóng các nước vùng Ban tích, đánh đuổi quân Phần Lan ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, buộc nước này phải ký hiệp ước đình chiến với Liên Xô ngày 19-9-1944 (đây là một hành động mã thượng, đậm nét nhân văn của Nhà nước Xô Viết!).
Hướng tây là hướng ngắn nhất để tiến đến biên giới nước Đức. Nhận thấy tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sinh mạng nước Đức của khu vực lãnh thổ Bêlarút, Tổng hành dinh Đức đã cho xây dựng ở đây một trận địa phòng thủ mạnh, có chiều sâu lên đến 250 - 270 km. Cụm tập đoàn quân Trung Tâm và các binh đoàn của các cánh thuộc cụm tập đoàn quân bạn chịu trách nhiệm chống giữ ở đây, với lực lượng tổng cộng là 1,2 triệu người, 9,5 ngàn pháo và súng cối, 900 xe tăng và pháo cường kích, gần 1.300 máy bay.
 

                                           Ổ đại bác của Đức tại bãi biển Omaha
Chiến dịch giải phóng Bêlarút (có mật danh là “Bagrachion”, tên một hoàng thân Nga và cũng là một vị tướng mà Napôlêông cho rằng giỏi nhất của quân Nga trong chiến dịch nước Nga năm 1812, chết ở trận Bôrôđinô) là một trong những trận đánh lớn nhất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Để tiến hành chiến dịch này, Bộ chỉ huy tối cao Xô Viết đã huy động 4 phương diện quân, không quân tầm xa, hạm đội sông Đơnhiép và các binh đoàn du kích bêlarút. Lực lượng của 4 phương diện quân gồm 1,4 triệu người, 31 ngàn pháo và súng cối, 5.200 xe tăng và pháo tự hành, gần 5.000 máy bay.
Chiến dịch được bắt đầu từ ngày 23-6 đến ngày 29-8-1944 thì coi như kết thúc, bước vào giai đoạn phát triển tiến công mới. Kết quả của chiến dịch là Hồng quân đã tiêu diệt những lực lượng chủ yếu của cụm tập đoàn quân Trung Tâm, giải phóng phần lớn lãnh thổ Bêlarút và thủ đô của nó là Minxcơ, giải phóng một phần Litva, giải phóng phần lớn Ba Lan.
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước Liên bang Xô Viết, Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng hoàn toàn Ba Lan, Rumani, Bungari, Nam Tư, Anbani và một phần đáng kể lãnh thổ Tiệp Khắc, Hungari và Áo. Ngày 19-1-1945, những đơn vị Hồng quân đầu tiên đã vượt qua đường biên giới cũ giữa Ba Lan và Đức, tiếp tục tiến tới sông Ôđe.
Ngay từ đầu mùa hè năm 1944, cuộc tổng tiến công vũ bão liên tiếp xuất hiện những thắng lợi vang dội của Hồng quân Liên Xô đã cho cả thế giới thấy rõ rằng sự diệt vong của phát xít Đức trong một tương lai gần là không thể đảo ngược được và hơn nữa là Hồng quân Liên Xô đã có thừa khả năng giải phóng cả châu Âu bị nô dịch mà không cần đến lực lượng vũ trang Đồng Minh. Chính điều đó đã buộc Anh - Mỹ không thể chây ì để vụ lợi ích kỷ được nữa mà phải vội vàng mở mặt trận thứ hai (nhằm mục đích cũng chỉ là… vụ lợi ích kỷ nốt!) ở châu Âu.

                  Quân đoàn 2 bộ binh Anh nằm chờ để vượt qua bãi biển 'Queen White' khu SWORD
Mặt trận thứ hai ở châu Âu chính thức được mở ra vào ngày 6-6-1944 với cuộc đổ bộ bằng đường biển lớn nhất chiến tranh thế giới thứ hai, thường gọi là cuộc đổ bộ Noócmăngđi.
Vào tháng 02 năm 1943, chiến thắng của Hồng Quân ở trận Stalingrad đã gần như kết thúc số phận của Đức Quốc xã. Anh và Mỹ thì chỉ phải chiến đấu chống lại 3 sư đoàn Đức ở Bắc Phi. Tổng thống Mỹ Roosevelt ở hội nghị Tehran vào tháng 11 năm 1943 đã cam kết với Nguyên soái Stalin (Liên Xô) rằng một mặt trận thứ hai sẽ được mở. Thủ tướng Churchill (Anh) đã phản đối nhưng không có kết quả. Hoạch định cho việc đổ bộ lên Normandy trở thành ưu tiên. Vào lúc các Đồng Minh Phương Tây đổ bộ lên Pháp vào tháng 06 năm 1944 thì quân Đức đã chắn chắn sẽ bị Liên Xô đánh bại. Nếu Anh và Mỹ không đổ quân vào Pháp, thì Hồng Quân Liên Xô sẽ quét sạch quân Đức trên khắp châu Âu và tiến tới tận Paris, đây là điều Anh-Pháp không hề muốn xảy ra.
 

                               Xe tăng Cromwell từ tàu chiến đổ bộ vào khu bờ biển Arromanches
Kế hoạch chung của Bộ chỉ huy quân sự Đồng Minh là trong khi tiếp tục tiến công ở Ý nhằm tiến vào đồng bằng sông Pô, sẽ mở hai cuộc đổ bộ vào châu Âu bằng đường biển, nhanh chóng tiến về nước Đức và chiếm những mục tiêu quan trọng nhất ở châu Âu trước khi Hồng quân đến. Chính Sớcsin, thủ tướng Anh lúc đó, đã viết trong hồi ký của mình: “Tôi muốn rằng chúng ta sẽ đến trước người Nga ở một số khu vực Trung tâm châu Âu”.
Trong hai cuộc đổ bộ thì cuộc đổ bộ Noócmăngđi đóng vai trò chính và xảy ra trước. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tạo nên thành công cho cuộc đổ bộ Noócmăngđi. Về mặt chủ quan, là do công tác tình báo hiệu quả, hoạt động nghi binh đánh lạc hướng rất tốt, khâu tổ chức chuẩn bị chu đáo, trình độ trang bị kỹ thuật cao… của quân Đồng Minh. Về mặt khách quan là do Bộ chỉ huy Đức mắc sai lầm nghiêm trọng: phán đoán sai địa điểm đổ bộ để rồi tập trung những lực lượng chính ở chỗ khác, trên bờ biển Pađờ - Calé. Nhưng đây là nguyên nhân chủ yếu: cuộc đổ bộ xảy ra khi mà đại bộ phận lực lượng vũ trang của phát xít Đức đã bị thu hút và giam chân ở chiến trường Xô - Đức. Lúc đó lực lượng quân Đức tập trung ở phía Đông để chống đỡ áp lực tiến công mãnh liệt của Hồng quân là 228 sư đoàn và 23 lữ đoàn. Ở phía Tây chỉ còn vỏn vẹn 61 sư đoàn, trong số đó nhiều sư đoàn đã bị đánh tơi tả trên mặt trận Xô - Đức được ném về đây. 22 sư đoàn toàn người già và thiếu niên 17 tuổi chưa kịp được huấn luyện quân sự đầy đủ. Với lực lượng quân Đức như vậy, về mặt so sánh số lượng thôi, quân Đồng Minh đã trội hơn là: 2,1 lần về người, 2,2 về máy bay chiến đấu, 2,2 lần về xe tăng, hơn hoàn toàn áp đảo về tàu chiến, ngoài ra còn một lực lượng du kích đáng kể của phong trào kháng chiến do Đảng Cộng Sản Pháp lãnh đạo đang hoạt động giam chân không ít lực lượng quân Đức.


                                  Xe tăng của quân đội Anh Quốc tại bãi biển Dieppe
Quân Đồng Minh thao dợt cho cuộc đổ bộ nhiều tháng trước nhưng giữ bí mật không để lộ cho Đức biết là sẽ đổ bộ lúc nào và vào khu nào. Các tình báo gián điệp hai bên ra sức đấu trí gài thông điệp láo để đánh lạc hướng đối phương. Tuy tổng thống lưu vong Pháp Charles de Gaulle có lên radio chính thức thông báo sẽ có cuộc đổ bộ tại Normandie nhưng tình báo Đức cho rằng đây là một trò bịp và cho tới ngày 6 tháng 6 vẫn đinh ninh rằng quân Đồng Minh sẽ đổ vào Pas-de-Calais. Do đó mà sức phòng thủ của quân Đức tại Normandie bị yếu đi nhiều. Mục đích chính của chiến dịch tấn công Normandie (Chiến dịch Overlord) là tạo một bước đầu chủ chốt để quân Đồng Minh lấy lợi thế tiến sâu vào châu Âu. Mục tiêu chiến lược đầu tiên là giành lấy thành phố Caen và tiếp theo là chiếm thành phố Cherbourg. Nếu đánh đuổi được quân Đức ra khỏi hai thành phồ này, quân Đồng Minh sẽ có đủ điều kiện để lập căn cứ làm hậu thuẫn cho các chiến dịch tại châu Âu.
Lực lượng gồm có:
Tổng tư lệnh quân Đồng minh: Đại tướng Dwight D. Eisenhower (Hoa Kỳ)
  • Lục quân: Khoảng 150.000 quân, do Đại tướng Anh Bernard Montgomery chỉ huy (trận Normandie sẽ được coi là thắng lợi lớn nhất của ông)
  • Hải quân: Khoảng 6900 chiến thuyền và 4100 ghe đổ bộ của quân Đồng Minh trong chiến dịch này, dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Anh quốc Bertram Ramsay
  • Không quân: 12000 máy bay do Thiếu tướng Anh quốc Trafford Leigh-Mallory chỉ huy; 10000 tấn bom; 14000 phi vụ (thả lính dù và trực tiếp không chiến)
Cũng trong thời gian chuẩn bị đổ bộ này, quân dân Anh ra sức chế biến nhiều quân cụ khá khác thường như xe tăng lội nước, xe tăng có súng phun lửa, xe phá mìn, xe tăng làm cầu, làm đường hay còn gọi là ''Lũ Hề'' và loại súng cối có khả năng phá vỡ tường xi măng, bê tông.


Các tướng Mỹ chỉ huy việc đổ bộ lên bãi Omaha, tướng Omar Bradley là người thứ hai từ trái sang.

Ngày 22 tháng 4 1944, Rommel viết báo cáo tham quan tuyến phòng thủ bờ biển Đại Tây Dương:
Mờ sáng ngày 6-6, suốt 8 tiếng đồng hồ, không quân Đồng Minh đã ném 9.400 tấn bom, trong đó có 4.200 tấn bom cỡ lớn xuống phòng tuyến Đức ở khu vực vịnh Xen. Đến 6 giờ 30, dưới sự chi viện của xe tăng lội nước, các tốp xung kích, binh sĩ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Scotland và Ba Lan đồng loạt đổ bộ lên bãi biển ở Normandie, đánh chiếm các bàn đạp, bắt đầu chiến dịch giải phóng Châu Âu khỏi Đức Quốc xã. 
Trong ngày đầu, 5 sư đoàn bộ binh đã họp quân được với lực lượng đổ bộ đường không. Quân Đồng Minh chọn Normandie nhằm tránh hệ thống phòng thủ quá kiên cố của Đức ở các cảng Havre và Cherbourg. Cuộc đổ bộ lên Normandie tương đối thuận lợi vì trước đó quân Đồng minh đã dùng kế lừa quân Đức tập trung quân lực ở Pas-de-Calais. Erwin Rommel đã nhận ra điều đó nhưng Hitler vẫn không tin Normandie sẽ là nơi quân Đồng Minh đổ bộ nên quân lực của Đức ở đây tương đối mỏng.
Anh: Quan dong minh do bo len chau Au hoi CTTG 2

Việc đổ bộ vào lúc bình minh cho phép quân Đồng Minh có thể nhận biết những vật cản mà quân Đức giăng sẵn: chĩa ba bằng gỗ cứng có chứa chất nổ, chĩa ba bằng bê-tông có khả năng chọc thủng thân các xà lan đổ bộ. Để vượt qua các chướng ngại vật ấy, quân Anh và Mỹ đã sử dụng những chiến xa A2VE và DD có tác dụng rà mìn, phá nổ các vật cản bằng betong, lấp các hào sâu chuẩn bị đường đổ quân cho các xà lan đang lao đến từ biển Manche. 
Theo kế hoạch Overlord thì trong ngày đầu tiên quân đồng minh phải chuyển được đến Normandie 50.000 quân với 15.000 chiến xa, 2500 xe quân sự dùng trong mọi địa hình, tiếp theo sẽ là 3000 khẩu pháo và 10.000 xe các loại. Đồng thời sau 2 ngày đổ bộ sẽ có 5 sư đoàn tác chiến và sau 10 ngày sẽ có 18 sư đoàn. Những đơn vị khác, tổng cộng là 39 sư đoàn với 2 triệu quân sẽ tiếp tục đổ bộ trong 2 tháng đầu của chiến dịch Overlord. Ở phía Tây, Sư đoàn Bộ binh số 4 của Mỹ cập vào bờ biển Utah, sau 2 tiếng họ đã liên lạc được với lính dù đổ bộ xuống làng St. Mère-Église. Ở bờ biển Omaha gần đó, thế trận căng thẳng hơn, bờ biển này thích hợp để phòng thủ, với vách đá cao, ít đường vào đất liền. Khi Sư đoàn Bộ binh số 1 của Mỹ tiến lên, súng máy của Đức đã bắn hạ họ, tình hình càng xấu đi khi xe tăng lội nước của Mỹ bị lún, đội quân mắc kẹt ở bờ biển, thảm kịch dần hiện ra. Nhưng cuối cùng, một vài quân lính đã trèo được lên vách đá, quân Mỹ cố thủ ở vị trí đổ bộ bất chấp mọi nguy hiểm. Ở mạn Đông, giữa khu vực đổ bộ, Sư đoàn Bộ binh số 50 của Anh đổ bộ ở bờ biển Gold, họ cũng vấp phải hỏa lực dữ dội, nhưng giờ quân Anh đã triển khai các cỗ máy ''Lũ hề'', đội quân nhanh chóng tiến vào đất liền. 
Tại điểm đổ bộ kế bên trên bờ biển Juno, Sư đoàn Bộ binh số 3 của Canada cũng gặp tình huống tương tự, ở đây các cỗ máy ''Lũ Hề'' của Anh đã giúp đưa đội quân vào bờ. Cuối cùng, ở cánh trái trên bãi biển Sword, Sư đoàn Bộ binh 3 của Anh chỉ gặp sức kháng cự lẻ tẻ. Vài tiếng sau, lực lượng đổ bộ đã gặp đội lính dù ở kênh Caen. Đầu giờ chiều, quân Đồng Minh đã thiết lập thành công tất cả các vị trí đổ bộ.
Để đảm bảo làm chủ được bầu trời khu vực đổ bộ, 7500 phi cơ của tướng chỉ huy không quân Hoàng gia Anh Leigh Mallory đã được phái đến. Các sư đoàn 3 Anh, sư đoàn 3 Canada và sư đoàn 50 Anh trong bình minh ngày 6/6 phải đổ bộ lên 3 bãi Sword, Juno và Gold dưới quyền chỉ huy của tướng Dempsey, tư lệnh Tập đoàn quân số 2 Anh quốc trong khi các sư đoàn 1 và sư đoàn 4 của Mỹ thì đổ bộ lên các bãi Omaha, Utah thuộc quyền chỉ huy của tướng Bradley, tư lệnh Tập đoàn quân số 1 Hoa Kỳ. 4000 tấn bom đã được trút xuống các tuyến phòng thủ của quân Đức. Bộ chỉ huy ném bom chiến lược (Bomber Command) của không quân Mỹ, tạm ngưng đánh bom các thành phố lớn của Đức và chuyển sang chiến dịch Overlord. 3.500 pháo đài bay của Bomber Command sẽ rải thảm bom ngăn cản đường tiến lui và đường tiếp viện của quân Đức.
Anh: Quan dong minh do bo len chau Au hoi CTTG 2-Hinh-2

Ngày 24-7, một bàn đạp rộng 100 km vào sâu từ 30 đến 40 km đã hình thành với sự tập trung của 37 sư đoàn và 13 lữ đoàn quân Đồng Minh. Ngày 25-7, quân Đồng Minh bắt đầu tiến công vào các khu vực nước Pháp, Bỉ và Hà Lan. Đối diện với lực lượng đó là 29 sư đoàn Đức đã rệu rã.
Chiến dịch Overlord xem như thành công và quân Đức quá bất ngờ nên trở tay không kịp. Gần 1 ngày sau, quân Đức mới tổ chức phòng ngự và chuyển quân tiếp viện đến gần bờ biển với hi vọng đánh bật quân Đồng Minh ra khỏi bờ biển. Nhưng quân Đức phải xung trận trong điều kiện hoàn toàn bất lợi: không quân Đồng minh đã kiểm soát toàn bộ bầu trời, quân Đức phải sử dụng địa hình Normandie để tổ chức phòng ngự. Trận chiến Normandie phải tiếp tục kéo dài vì trong suốt tháng 6 quân Đồng minh chỉ lo củng cố đầu cầu đổ bộ hơn là tiếp tục tấn công. Với bàn đạp vững chắc tại Normandie, chiến dịch của quân Đồng minh Mỹ - Pháp - Canada đã đại thắng. Phe Đồng minh hứng chịu ít tổn thất hơn dự đoán. Trong khi sức kháng cự của quân Đức cũng yếu ớt hơn dự đoán, quân Đồng minh đã tỏ ra nhanh chân hơn quân Đức trong việc bố trận. Dẫu sao đi chăng nữa, tổn hại của quân Đồng Minh trong ngày đầu rất nặng nề, trong đó có 1074 binh sĩ Canada bị thương. Nhưng, thắng lợi quyết định của họ đã góp phần đánh đổ hoàn toàn Nhà nước phát xít Đức.
Anh: Quan dong minh do bo len chau Au hoi CTTG 2-Hinh-10

Ngày 27 tháng 6 1944 mở đầu giai đoạn 2 của trận chiến Normandie, sau khi quân Đồng minh chiếm được cảng Cherbourg dù quân Đức đã gài mìn rất kĩ khu vực này. Cho đến ngày 25 tháng 7 1944 lực lượng Đồng minh ngày càng đông và mạnh nhưng đều bị cầm chân trong vùng đầm lầy tại Normandie. Tuy nhiên không quân Đồng minh đã hoàn toàn làm chủ bầu trời với 12000 phi vụ so với 319 phi vụ của quân Đức. 
Quân Đức cũng đã chỉnh đốn lại hàng ngũ và tinh thần chiến đấu: trong đêm 6 và 7 tháng 6, 12 sư đoàn Panzer SS đã lên vị trí chiến đấu cạnh sư đoàn 21 bộ binh. Pháo binh Đồng minh tiến hành mưa đại pháo và tiêu diệt được 31 xe tăng, chặn đứng cuộc tiếp quân của quân Đức. Nhưng quân tiếp viện của Đức tiếp tục được tung ra do tướng Bayerlein chỉ huy sư đoàn Panzer Lehr tại khu vực quân Anh-Canada ở Caen. Sư đoàn 2 bọc thép SS Das Reich rời Toulouse đến Normandie tham chiến cùng với sư đoàn 17 Panzer ở phía nam sông Loire, sư đoàn 77 bộ binh ở Saint Malo và sư đoàn 3 dù tại Brest. Về phía tướng Erwin Rommel thì quyết định hành quân chiếm lại Caen khi tung ra các sư đoàn 21, sư đoàn 112 và sư đoàn Panzer Lehr và ngày 8/6. Nhưng nhờ máy giải mã Ultra, quân Đồng minh biết được ý đồ của quân Đức và đưa máy bay đến oanh tạc chặn đường hành quân của chúng. 300 xe tăng của sư đoàn 7 thiết kị Anh, từng tham chiến tại Bắc Phi, được điều về cho tướng Anh Montgomery. Cùng với số tăng của sư đoàn 51 Anh, sư đoàn 7 thiết kị Anh có trách nhiệm đập tan kế hoạch phản công của quân Đức. Nhiều trận đánh tăng đã diễn ra vô cùng ác liệt giữa xe tăng Tigre, Panther của Đức và Sherman của Anh.
Lợi thế đã nghiêng dần về cho phe Đồng Minh trong tháng 7 năm 1944.


                Tàu đổ bộ Mỹ trên bờ biển Normandy tháng 6/1944. Ảnh: Washington Post.
Tập đoàn quân số 1 của Mỹ đánh đòn đột kích chính ở phía tây Xenlô trên một địa đoạn 8 km, chọc thủng được tuyến phòng ngự của quân Đức, tiến đến sông Xêlium, tạo ra điều kiện thuận lợi cho cuộc tiến công lên bán đảo Brơtanhơ (ở đây, sau lưng quân Đức có 45 ngàn du kích Pháp đang hoạt động) và cho việc đánh vu hồi cánh trái tập đoàn quân 7 của Đức. Ngày 1-8, tập đoàn quân số 3 của Mỹ bước vào chiến đấu và ngày 6-8 thì chiếm được thành phố Lavan.
Sự phát triển tiến công có phần chậm chạp của quân Đồng Minh đã làm cho Bộ chỉ huy Đức tập trung được ở phía Đông các thành phố Vitơ và Moócten một lực lượng gồm 12 sư đoàn và mờ sáng ngày 17-8 tổ chức cuộc phản đột kích vào Avơrăngxơ, nhằm tiến ra phía biển, chia cắt tập đoàn quân số 3 của Mỹ. Tuy nhiên, cuộc phản đột kích đó do không được yểm trợ bằng không quân đầy đủ nên không thu được kết quả.
Ngày 10-8 tập đoàn quân số 3 Mỹ và tập đoàn quân số 1 Canađa nhận lệnh bao vây tập đoàn quân Phalesơ của Đức. Do lực lượng quá ít và cũng một phần do sai lầm chiến thuật mà cuộc bao vây không kịp thời: mãi tới ngày 19-8, khi các sư đoàn xe tăng Đức còn khả năng chiến đấu rút về Xen rồi thì vòng vây mới được khép kín. Ba ngày sau đó, thêm một lực lượng khoảng 30 - 35 ngàn người nữa của quân Đức cũng thoát được vây.
Sau thất bại ở Phaledơ, quân Đức bắt đầu rút lui chung trên toàn tuyến. Quân Đồng Minh truy kích hối hả đến ngày 16-8 thì đến được dải Loarơ và Xen.


 Pháo giả bằng gỗ dán do quân Anh chế tạo để lừa quân Đức. Ảnh: Normandiememoire.

Trong khi cuộc đổ bộ Normandie là thành công của quyết định táo bạo của Eisenhower, với tổn thất to lớn, Tập đoàn quân thứ 7 và phần lớn Tập đoàn quân xe tăng thứ năm của quân Đức đã bị tiêu diệt trong trận Falaise. Như thế là, cụm Tập đoàn quân B đã bị "hoàn toàn chết trụi", bất ngờ đem lại thảm kịch cho Hitler và nền Đệ tam Đế chế. Trên đà thắng lợi, phe Đồng Minh đã giải phóng Paris vào ngày 25 tháng 8 năm 1944. Song, ngay cả sau khi thua trận chiến vì nước Pháp này rồi, Quân đội Đức Quốc xã vẫn là một trong những đội quân hùng mạnh nhất trên thế giới thời bấy giờ. Vốn chỉ còn là một đống tàn quân sau thất bại, họ vẫn sẽ tiếp tục quyết liệt trong Trận chiến vì nước Đức. Nhưng mặt khác, mọi hy vọng thắng lợi của họ đã tiêu tùng sau thất bại trong trận Normandie.
Để giành được thắng lợi quyết định này, không ít binh sĩ Đồng Minh đã ngã xuống hy sinh. Theo Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, tầm trọng đại của "Chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong lịch sử" này được thể hiện qua khả năng hợp tác vững chắc giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ.
Ngày 15-8, quân Đồng Minh tổ chức cuộc đổ bộ thứ hai lên bờ biển phía đông Tulông, miền Nam nước Pháp. Sau khi đổ bộ, với ưu thế tuyệt đối về lực lượng và phương tiện, tập đoàn quân số 7 của Mỹ tiếp tục truy kích quân Đức đang rút lui, đến giữa tháng 9 thì hợp quân được với tập đoàn quân số 3 của Mỹ. Một mặt trận dày đặc quân Đồng Minh đã hình thành từ Pađờcale đến Địa Trung Hải.


                                  Xe tăng bằng cao su bơm hơi. Ảnh: Normandiememoi
Trong lúc đó, các tập đoàn quân Mỹ - Anh từ Xen đã tiến đến Díchphơridơ nhưng không đột phá được nó trong hành tiến. Quân Đức, sau khi rút lui về phía nam Hà Lan và đường ranh giới Díchphơridơ, đã tổ chức phòng thủ quyết liệt. Một chiến dịch đột phá phòng ngự quân Đức ở đây của quân Đồng Minh đã xảy ra từ ngày 17 đến ngày 26-9-1944. Quân Đồng Minh đã tổ chức đổ bộ đường không xuống khu vực tổ chức phòng ngự của quân Đức trên một chiều sâu từ 30 đến 90 km, nhằm đánh chiếm các bến phà, đánh phá hậu phương quân Đức, hỗ trợ cho lực lượng tiến công ở hướng chính diện. Trong khi các sư đoàn đổ bộ ở chiều sâu 30 đến 60 km về cơ bản hoàn thành nhiệm vụ thì sư đoàn đổ bộ đường không số 1 của Anh và lữ đoàn dù của Ba Lan đổ bộ xuống vùng Ácnem, cách mặt trận 90 km đã bị quân Đức đánh tan tác. Ở hướng chính diện, quân Đồng Minh đã để các lực lượng đột kích bị yếu sườn và quân Đức ngay trong ngày đầu đã điều lực lượng từ các địa đoạn khác đánh vào sườn quân Đồng Minh khi đã lọt vào trận địa phòng ngự. Nhìn chung, chiến dịch này của quân Đồng Minh đã là một thất bại.
Dù sao thì sau chiến dịch đó, với ưu thế quân sự của mình, quân Đồng Minh đã tiến được đến biên giới nước Đức trên địa đoạn từ Straxơbuốc đến Ácnem.
Ở Ý, quân Đồng Minh đạt được kết quả ít hơn. Suốt năm 1944, lực lượng Đồng Minh không tiến được đến đồng bằng sông Pô. Ngày 4-6, họ đánh chiếm được Rôm và cuối năm thì tiến đến tuyến Raven, Pietrasăng và bị quân Đức chặn lại ở đó suốt mùa đông.
Cuối năm 1944, quân Đức đã tương đối ổn định được mặt trận phía Tây.














cuộc đổ bộ Normandie là thành công của quyết định táo bạo của Eisenhower, với tổn thất to lớn,
Hình ảnh bi tráng về trận đổ bộ Normandie 70 năm trước - 7
Đồng đội xếp 2 khẩu súng bắt chéo bên xác một lính Mỹ tử trận
 
Với mục đích đánh tan quân Đồng Minh ở Bỉ và Hà Lan, buộc Anh - Mỹ phải ký kết một hiệp ước riêng lẻ hoặc làm cho tình hình ở đó ổn định một thời gian dài, tạo điều kiện tăng cường lực lượng cho mặt trận Xô - Đức nóng bỏng, Bộ chỉ huy Đức đã bí mật tập trung tại khu vực đồi núi Ácđen một lực lượng gồm 22 sư đoàn và 2 lữ đoàn để tổ chức một chiến dịch đột kích mạnh. Đòn đột kích được tiến hành ngày 16-12-1944. Trong những ngày đầu, quân Đức chọc thủng tuyến phòng ngự Mỹ, tiến sâu được 30 - 40 km. Quân Đồng Minh cấp tốc tổ chức lại lực lượng, tăng cường phòng thủ những cứ điểm quan trọng, đánh phá trục giao thông bằng không quân oanh tạc, đột kích quyết liệt. Hành động tích cực của quân Đồng Minh đã làm chậm được bước tiến của quân Đức ở Ácđen. Tuy nhiên tình hình vẫn căng thẳng. Một tập đoàn lớn quân Đức trên một địa đoạn 80 km đã thọc sâu được tới 100 km. Theo số liệu phía Đức, số tù binh Mỹ bị  bắt lên tới 30 ngàn người. Thêm nữa, mờ sáng ngày 1-1-1945, quân Đức đã tiến hành các trận đột kích mạnh mẽ vào các cánh sườn của tập đoàn quân số 7 Mỹ ở Angiátsơ và tiến được 30 km. Tình hình đã nghiêm trọng đến nỗi tướng Mỹ là Đ. Páttơn (D. Patton) đã viết vào nhật ký của ông ta ngày 4-1-1945: “Thậm chí chúng ta có thể thua cuộc chiến tranh”. Ngay Aixenhao, khi điện về Oasintơn cũng nói rằng nếu không có sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô thì quân đội Mỹ có thể lâm vào một tình thế cực kỳ khó khăn.
Trước tình hình đó, ngày 6-1-1945, thủ tướng Anh là Sơớcxin đã gửi công hàm cho Xtalin, đề nghị: “Ở phía tây đã diễn ra những trận đánh rất ác liệt và vào bất kỳ lúc nào Bộ tổng chỉ huy cũng có thể yêu cầu có những giải pháp quan trọng. Với kinh nghiệm của mình hẳn là Ngài hiểu rõ tính chất nguy hiểm của tình hình khi cần phải bảo vệ một mặt trận rộng lớn sau khi đã mất thế chủ động trong một thời gian… Tôi rất biết ơn nếu tôi được Ngài cho biết là liệu chúng tôi có thể trông cậy được không vào một cuộc tiến công lớn của Nga ở mặt trận Vixtuyn hoặc tại một nơi nào đó trong tháng 1 (1945) hoặc vào những ngày khác mà Ngài có thể cho biết”.
Hình ảnh bi tráng về trận đổ bộ Normandie 70 năm trước - 8
Lính Mỹ thuộc trung đoàn 18 bị thương khi đổ bộ vào bãi biển Omaha
Ngày 7-1, Stalin đã trả lời Sơớcsin: “Chúng tôi đang chuẩn bị một cuộc tiến công, nhưng thời cơ chưa thuận lợi cho cuộc tiến công đó. Tuy nhiên, lưu ý với tình thế Đồng Minh của chúng tôi tại mặt trận phía Tây, Bộ tổng chỉ huy đã quyết định tăng nhanh tốc độ chuẩn bị và, bất chấp vấn đề thời cơ, mở những cuộc tiến công to lớn trên toàn mặt trận trung tâm không chậm quá nửa cuối tháng 1. Mong Ngài có thể tin chắc rằng chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để giúp cho quân đội Đồng Minh quang vinh của chúng tôi”.
Ngày 12-1-1945, như Stalin đã hứa, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tiến công lớn Vixtuyn (Vistule) - Ôđe sớm hơn kế hoạch 8 ngày, buộc phát xít Đức phải tung tập đoàn quân xe tăng SS (lực lượng tinh nhuệ) số 6 về phía Đông rồi sau đó tung thêm 16 sư đoàn nữa. Trong vòng 23 ngày, Hồng quân đã đánh tan một lực lượng phòng ngự to lớn của quân Đức, tiến sâu vào nước Đức 500 km, đến sông Ôđe. Nhờ kết quả này, Bộ chỉ huy Đức buộc phải thừa nhận rằng không còn khả năng duy trì tiến công ở phía Tây đánh vào Đồng Minh. Ngày 20-1, quân Đức phải ngừng tấn công. Ngày 28-1, những đơn vị quân Đức cuối cùng đã rút về vị trí xuất phát cũ và chuyển sang phòng ngự.
Sau thất bại ở Ácđen, mãi tới tháng 2-1945, quân Đồng Minh mới có thể bắt đầu tổ chức tiến công và tiến được đến bờ phía tây sông Ranh. Sau khi vượt sông Ranh thắng lợi, quân Đồng Minh tiến công hối hả về trung tâm nước Đức. Ngày 1-4, tại Ruarơ, một tập đoàn quân Đức gồm 325 ngàn người đã bị quân Đồng Minh bao vây, buộc phải đầu hàng. Sau đó quân Đồng Minh nhanh chóng tiến đến bờ sông Enbơ mà không gặp phải sự kháng cự nào của quân Đức. Ngày 25-4, các đơn vị đi trước của tập đoàn quân số 1 Mỹ đã gặp bộ đội của phương diện quân Ucraina 1 của Hồng quân ở vùng Tôrôgau.
Ngày 4-5, với sự giúp đỡ tích cực của nhân dân Ý, miền bắc Ý được giải phóng, cả nước Ý đến đây thoát khỏi ách phát xít Ý - Đức. Phát xít Ý bị tiêu diệt.

Hình ảnh bi tráng về trận đổ bộ Normandie 70 năm trước - 10
Bia một của một người lính ngã xuống ngay cạnh hố pháo
  (Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét