Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/g


 
Tổng hợp 8 Hoàng Hậu Hoang Dâm, Tàn Ác Nhất Lịch Sử Trung Quốc | Giải Trí TV
                           

                            Top 6 Lãnh Đạo Tàn Bạo Khét Tiếng Nhất Trong Lịch Sử Nhân Loại

 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs

 




 (Tiếp theo)

Tuy nhiên bản chất tác động đồng thời theo hai chiều ngược nhau của qui luật đấu tranh sinh tồn đã làm cho loài người, một giống loài còn trong giai đoạn có ý thức nhưng vẫn mù quáng, duy ý chí tưởng mình hoàn toàn tỉnh táo nhưng thực ra là đang “say khướt” vô minh, làm được nhiều điều thánh thiện bao nhiêu thì cũng gây ra những điều tội lỗi bấy nhiêu. Nhân tính của nó tốt lành bao nhiêu thì cũng tha hóa bấy nhiêu. Sự thể đó dẫn đến thói quen giải quyết đói khát, giải quyết những khó khăn về sinh tồn bằng cách sử dụng bạo lực, quyền mưu, vũ khí tấn công giết chóc lẫn nhau để trộm cướp, chiếm dụng phương tiện, nguồn sống của nhau, ở loài người ngay từ thời hồng hoang.
Khi một cộng đồng xã hội ở vào thời cực thịnh thì thói quen tranh đoạt bằng cách hãm hại, giết chóc đồng loại đó lặn đi và bình thường, vì có luật lệ nên cũng không phải là hiện tượng nổi trội. Khi cộng đồng xã hội lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bi đát, nạn đói xuất hiện lan tràn thì cũng là khi trộm cướp và cả giết chóc nổi lên như rươi, trở thành vấn nạn. Nếu lúc đó cộng đồng xã hội (hay quốc gia) cùng với cơ quan quyền lực của nó không giải quyết, khắc phục kịp thời những khó khăn, thiếu thốn, đói khát của đời sống xã hội thì rất có thể xã hội sẽ trở nên hỗn loạn, thậm chí là hoàn toàn vô chính phủ vì ngay cả cái lực lượng đóng vai trò công cụ bạo lực cũng bắt đầu “kiêu binh”, dễ dàng đi ăn cướp. Trong tình hình xấu nhất, những nhà giàu có phải tự tổ chức công cụ bạo lực để bảo vệ của cải của mình và vì giàu có, họ có đủ khả năng làm được điều đó. Nhưng có lẽ, thường thì họ nhờ cậy nhà nước, thao túng nhà nước bằng của cải, lợi lộc để nhà nước với công cụ bạo lực có sẵn trong tay, sẽ bảo vệ họ, làm theo nguyện vọng của họ. Các thành viên hợp thành nhà nước, trong lòng vốn tiềm ẩn tham muốn và có sẵn công cụ bạo lực trong tay chẳng tội gì mà không nhân cơ hội đó “đục nước béo cò”, làm giàu (một cách mờ ám và bẩn thỉu!).

Một số bạo chúa khét tiếng không những giết hại hàng chục ngàn người vô tội mà còn ra tay độc ác với cả con cái hay mẹ đẻ.

Hoàng đế Nero
Toi ac kinh hoang cua nhung bao chua khet tieng the gioi
Bạo chúa khét tiếng Nero lên cầm quyền sau khi mẹ của ông dùng nấm độc đầu độc chết hoàng đế La Mã Claudius. Tuy nhiên, sau khi lên ngai vàng, mẹ của hoàng đế Nero lại không ủng hộ con trai mà xoay sang hỗ trợ người con trai khác của Claudius là Britannicus. Tuy nhiên, không lâu sau đó Britannicus chết một cách bí ẩn. Hoàng đế Nero đã phải lòng người phụ nữ có tên Poppaea Sabina nên muốn bỏ người vợ hiện tại là Octavia để cưới người tình. 
Tuy nhiên, ý định này của hoàng đế Nero bị mẹ phản đối và kiên quyết bảo vệ con dâu. Trước tình hình đó, vị hoàng đế này đã giết mẹ và ép vợ tự sát rồi cuối cùng cưới Poppaea. Kể từ đây, hoàng đế Nero thể hiện bản chất tàn ác của bản thân khi giết bất cứ ai dám lên tiếng chống đối các quyết định của ông.
Hoàng đế Nero cũng được cho là người đã gây ra vụ hỏa hoạn khủng khiếp ở Rome. Tuy nhiên, vị hoàng đế này đổ tội cho những người theo đạo Cơ đốc gây ra vụ hỏa hoạn trên và xử tội họ theo hình thức chiến đấu của các võ sĩ giác đấu. Sau cùng, Hoàng đế Nero bị tước khỏi vương quyền và tự sát.
Hoàng thân khát máu Vlad III
Toi ac kinh hoang cua nhung bao chua khet tieng the gioi-Hinh-2
Hoàng thân Vlad III xứ Wallachia là nguồn cảm hứng xây dựng lên hình ảnh Bá tước ma cà rồng Dracula khát máu ghê rợn. Vị hoàng thân này là một trong những nhà lãnh đạo tàn ác nhất lịch sử nhân loại với số lượng nạn nhân lớn cũng như sử dụng những phương pháp tra tấn, giết người man rợ. 
Nạn nhân chết dưới tay hoàng thân Vlad III có thể là những người đầy tớ, tội phạm hay bất cứ người nào không vừa mắt ông đều bị xử tử. Hoàng thân khát máu này có nhiều cách tra tấn, hành hạ tù nhân như làm họ mù, bóp cổ, cắt xẻo, thả vào nước sôi hay cho đấu tranh sinh tồn với động vật hoang dã... Sau đó, các thi thể sẽ bị vứt ra ngoài khu vực công cộng trong vài ngày.
Ivan khủng khiếp
Toi ac kinh hoang cua nhung bao chua khet tieng the gioi-Hinh-3
Ivan khủng khiếp hay còn được biết đến với tên gọi Sa hoàng Ivan Vasilyevich là nhà lãnh đạo khét tiếng tàn bạo. Sau khi vợ qua đời, sa hoàng Ivan trở nên mất kiểm soát bản thân và từng bước trở thành người máu lạnh. 
Cụ thể, ông cho thành lập lực lượng cảnh sát bí mật mang tên Oprichniki nhằm càn quét, tiêu diệt những cuộc nổi dậy có khả năng xảy ra hay đang manh nha hình thành mà Sa hoàng muốn dập tắt từ trong trứng nước. Thậm chí, sa hoàng Ivan còn ra lệnh giết hại 60.000 người ở Novgorod.
Không những vậy, Sa hoàng Ivan Vasilyevich còn nhẫn tâm ra tay độc ác giết hại con trai khi con dâu ăn mặc hở hang. Cụ thể, sa hoàng này đã ra tay đánh con dâu khiến cô xảy thai. Khi chứng kiến cảnh đó, con trai của sa hoàng Ivan đứng ra bảo vệ vợ nhưng bị bố giết hại. Vài năm sau đó, Ivan khủng khiếp qua đời vì cơn đau tim.
Bức tranh thô phác nhưng “có vẻ” điển hình ở trên có thể dùng để mô tả quá trình hình thành sự phân tầng giai cấp trong xã hội loài người. Chúng ta thấy rằng quá trình vận động tự nhiên của xã hội cùng với ý thức mù quáng của con người đã làm cho một chính quyền thuở ban đầu là “do dân, vì dân” chuyển biến dần thành “do nó và vì nó”. Quá trình đó cũng chính là sự phân hóa lực lượng xã hội ra thành những tầng lớp mà hai tầng lớp cơ bản, chủ yếu quyết định đến mọi hoạt động của một xã hội đã phân tầng lớp, được gọi là tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị, hay còn gọi là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Hiện tượng phân tầng thành hai giai cấp cơ bản đó không phải là kết quả trực tiếp của sự phân hóa giàu - nghèo tự nhiên mà là kết quả của sự hình thành chính quyền (nhà nước và quyền lực nhà nước) kết hợp với lòng tham muốn mù quáng danh lợi của con người. Từ sự nhận định này, chúng ta cho rằng trong xã hội, chỉ có sự phân định lực lượng dân cư thành hai lực lượng: chính quyền và Đại Chúng là có tính phổ biến, còn phân tầng giai cấp thành thống trị và bị trị là không phổ biến và chỉ khi xuất hiện hai giai cấp thống trị và bị trị mới đồng thời xuất hiện hai giai cấp tương phản nhau là giàu và nghèo. Bởi vì, khi một chính quyền thuần túy do dân và vì dân thì nó chỉ phục vụ Đại Chúng (cả kẻ giàu và người nghèo) nên chẳng thống trị ai, do đó cũng chẳng có sự phân tầng thống trị - bị trị, làm cho hiện tượng “có giai cấp” trong xã hội lặn đi. Khi một chính quyền đã nhuốm màu “do nó và vì nó” thì nó cũng biểu hiện ra tính thống trị và lúc đó cũng sẽ xuất hiện sự phân chia giai tầng. Dưới chế độ tư sản thời kỳ đầu và chế độ thực dân ở các nước thuộc địa, sự phân chia giai tầng thống trị - bị trị và kéo theo là sự phân chia giai cấp giàu - nghèo trở nên rõ ràng. Nhưng những biểu hiện đó rõ ràng nhất dưới chế độ phong kiến, khi mà chính quyền quân chủ chuyên chế đưa cái tinh thần “do nó và vì nó” lên cao độ.

Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc từ năm 221 - 210 TCN, có công thống nhất đất nước nhờ chính sách xâm lược và cai trị tàn bạo. Nhiều sử sách ghi nhận rằng, ông là người độc ác, hay nổi nóng và tàn sát người dân của mình.
Trong năm đầu tiên nắm quyền, hơn 120.000 gia đình đã buộc phải di dời khỏi nhà của họ. Ông đốt gần như tất cả sách và văn thơ của Trung Quốc và đã có hàng trăm học giả bị chặt đầu, chôn sống.
Ông là người đặt nền móng cho việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành nhưng cũng vì công trình này mà có hàng trăm ngàn người đã bị bắt ép làm việc, bị chết đói và bị giết.
Tần Thủy Hoàng là người bị ám ảnh nhiều nhất về phương thuốc trường sinh bất lão. Ông đã chôn sống 480 thái y và các học giả khi họ không tìm ra cách để bào chế thuốc trường sinh bất lão.
Ngay cả khi sắp chết, ông cũng lo sợ rằng mình sẽ bị tấn công, do đó, ông ra lệnh cho xây dựng một lăng mộ rộng 4,8km với 700.000 người dân tham gia xây dựng. Hầu hết trong số họ đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ. Tần Thủy Hoàng chết vào tháng 9 năm 210 TCN.
Sự phân hóa giàu - nghèo làm xuất hiện sự thèm khát, tham muốn danh lợi. Sự thèm khát, tham muốn ấy, ở những con người có sẵn trong tay quyền lực, đã kích thích ghê gớm họ lợi dụng quyền lực ấy để vơ vét của cải, mưu cầu vinh hoa phú quý. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện chế độ quân chủ chuyên chế, với nhà nước lúc này được gọi là triều đình và kẻ đứng đầu triều đình là ông vua. Nói chung thì chính quyền nào cũng phải nhờ vào sự đóng góp của Đại Chúng hay còn gọi là nhờ “lộc nước” mới sống và hoạt động được. Nhưng điều đặc biệt ở chính quyền phong kiến là lấy sự làm giàu từ “lộc nước” làm lẽ sống và sống vinh hoa phú quí bằng cách vơ vét “lộc nước”. Vua là kẻ có quyền lực cao nhất nên cũng có danh lợi cao nhất và cũng tự cho phép mình vơ vét “lộc nước” nhiều nhất phục vụ cho cuộc sống xa hoa và thỏa lòng tham vô độ của mình. Quyền lực của vua là tối cao cho nên vua cũng đứng trên pháp luật và thao túng pháp luật. “Chức vị” vua không còn là do cộng đồng xã hội tín nhiệm bầu lên như thời Nghiêu, Thuấn nữa mà là cha truyền con nối. Đến đây thì chính quyền “nhân dân” đã biến thái thành chính quyền phong kiến, một chính quyền hoàn toàn do nó và vì nó mà trước hết là do vua và vì vua.

Võ Tắc Thiên là hoàng hậu của Trung Quốc từ tháng 10 năm 690 đến tháng 2 năm 705. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc cai trị đất nước bằng uy quyền của mình.
Bà rất tàn nhẫn, độc ác, tàn bạo, trụy lạc và đã khiến cuộc sống của người dân rơi vào cảnh hỗn loạn. Hàng ngày, bà đều ban xuống các lệnh tra tấn, hành quyết và buộc người khác phải tự tử.
Bà cũng áp dụng các hình phạt này với cả thành viên trong gia đình bao gồm cháu gái, cháu trai và thậm chí là con gái mới sinh của bà. Ngay cả những người con trai của mình, bà cũng ra lệnh đưa đi lưu đày, và ép buộc một trong số những con trai mình tự tử.
Võ Tắc Thiên đã ra lệnh đầu độc, thắt cổ hàng ngàn người và thiêu họ ngay cả khi họ còn sống. Bà qua đời vào tháng 12 năm 705 ở tuổi 81.
Đúng ra là vua muốn hưởng hết một mình cả về danh lợi lẫn quyền lực. Nhưng “tiếc thay”, vua không thể sống an lạc, phè phỡn một mình với bầy hoàng hậu, thứ phi, cung tần mỹ nữ xinh như mộng mà có cả những thứ ấy được. Vì như thế, vua làm sao đủ “chân tay” để hành pháp, đi khắp nơi thu gom “lộc nước”, thể hiện quyền lực trên khắp đất nước rộng lớn được?. Do đó, vua đành phải “nhả ra” một phần “lộc nước” để nuôi sống một bộ phận người là quần thần, quan lại để làm những việc đó cho vua, lo toan việc nước theo ý vua, được vua ủy quyền cai quản, duy trì công cụ bạo lực để phục vụ vô điều kiện trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà vua. Nhưng khi thực hiện sự ủy quyền quyền lực cho cái đám người cũng đầy lòng tham muốn và thèm khát danh lợi ấy thì đồng thời vua cũng đặt mình vào tình trạng không còn trực tiếp nắm quyền nữa và có nguy cơ bị phế truất bất cứ lúc nào. Để khắc phục tình trạng đó, vua lại phải nghĩ ra hàng loạt biện pháp nhằm thâu tóm, nắm chắc quyền lực trong khi vẫn phải ủy quyền quyền lực. Như một tất yếu, chúng ta thấy trong lịch sử, mọi ông vua đều thực hiện những biện pháp có các điểm chung sau đây:
Thứ nhất là sử dụng ưu tiên các hoàng thân quốc thích, những quần thần theo vua trung thành nhất vào các vị trí quan trọng, xung yếu trong triều đình, đồng thời ban cho họ nhiều đặc quyền đặc lợi mà theo lời vua là: “cùng trẫm chung vui hưởng lộc nước”. Thứ hai là tưởng thưởng hậu hĩnh về danh lợi cho những kẻ đã cúc cung tận tụy phục vụ triều đình, sống hết lòng vì vua. Thứ ba là áp dụng những hình thức xử phạt nặng nề nhất, hung tợn nhất, tàn bạo nhất đối với những kẻ phản vua, lừa dối vua, chẳng hạn như: chém bêu đầu, thả vào vạc dầu sôi, tứ mã phanh thây, cho voi dày hổ xé, lột da sống, tùng xẻo, tru di tam tộc… Thứ tư là tăng cường dò la, nghe ngóng để sớm phát hiện kẻ “bất trung” mà trừ khử đi phòng hậu họa (và điều này đã là một yếu tố làm xuất hiện quanh vua, nhất là đối với những ông vua nhu nhược, một đám nịnh thần chuyên dèm pha kẻ khác để mong nhận được “ơn mưa móc” của vua và do đó đã làm nhiều quần thần, quan lại bị giết một cách oan uổng, uất ức). Thứ năm, thường thấy ở thời kỳ vua mới dựng được cơ đồ, lên ngôi báu, đó là “thỏ hết thì giết chó săn” như chúng ta đã kể. Những người kề vai sát cánh với vua trong những năm tháng dấy nghiệp thường là những người can trường, khẳng khái, cương trực và có tài. Họ là những kẻ đã “biết tỏng” vua và đôi khi cũng xem thường vua. Khi nghiệp đã thành thì vua “suy bụng ta ra bụng người”, sợ họ ỷ công lao, kể lể mất thể diện vua, thậm chí là có thể “tạo phản” đòi chia chác giang sơn với vua, do đó vua một mặt thì ban thưởng danh lợi hậu hĩnh cho họ, mặt khác chờ họ “hớ hênh”, thậm chí là cố tình vô cớ gán tội cho họ, bắt họ phải chết đi (bức tử) rồi sau đó vua tỏ ra ân hận (thật lòng hay không đố ai biết!), “khóc rống lên” giải oan cho họ, phục hồi chức tước thậm chí là còn thăng thêm phẩm hàm chức tước cho những kẻ đã chết, chu cấp tươm tất bổng lộc cho con cháu, hậu duệ của họ (để tỏ lòng ân hận thương xót mà cũng có thể để triệt đi cái mầm oán thù gây họa về sau!). Thứ sáu, và đây được coi là cách “khôn ngoan” nhất, “hay” nhất, đem lại kết quả nhất mà ít “tốn kém” nhất: ràng buộc về tư tưởng cái tinh thần phụng sự nhà vua một cách triệt để và vô điều kiện. Muốn thế vua phải tìm kiếm cho ra và cài đặt cho được một hệ tư tưởng nghe thật bùi tai, mùi mẫn, dương cao ngọn cờ “vì dân vì nước” nhưng thực chất thì vẫn là chỉ vì vua; vào đời sống triều đình nói riêng và đời sống xã hội phong kiến nói chung. Hệ tư tưởng đó thực tế đã xuất hiện và tựu trung thì nó thế này: đã là thần dân thì phải trung thành với vua và yêu nước (trung quân ái quốc), phụng sự cho vua thì cũng có nghĩa là phụng sự đất nước, phục vụ dân tộc. Vua là con trời (thiên tử), được trời cử xuống cai quản thiên hạ, đứng trên thiên hạ để trị vì và lo toan cho muôn dân. Trời định ra như vậy nên thiên hạ là của vua, đất nước cũng là của vua. Vì thế mà vua có quyền sinh sát thiên hạ và có quyền hưởng lộc nước tùy thích. Đồng thời khi vua là “cha” thiên hạ thì cũng có lòng yêu thương, cũng quan tâm chăm sóc dân như con, trị vì là nhằm chăm lo cho cuộc sống của thần dân được sung túc, nhằm lo toan đến hưng vong, an nguy của quốc gia, giúp thần dân được sống trong cảnh thái bình. Vua dù có hưởng “hơi nhiều” lộc nước một tí thì có đáng là bao so với công lao đó của vua. Xét cho cùng thì vua là người phải làm biết bao nhiêu là công việc, khó nhọc trăm bề (!). Kẻ bình thường còn phải có trách nhiệm đối với sự hưng vong của đất nước (quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách) huống chi vua được trời giao cho cái nghĩa vụ to tát đến thế! Vì những lẽ đó, các thần dân phải một lòng mà phò vua, các hiền nhân quân tử phải ra sức mà giúp vua, các quan lại, quần thần được vua ban bổng lộc lại càng phải cúc cung tận tụy làm việc cho vua. Trung với vua là trung với nước, giúp vua là giúp nước, vì vua thì cũng là vì dân!

Vua Trụ là ông vua đời thứ 30, cũng là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Thương.
Ách thống trị của vua Trụ trong thời kỳ cuối trở nên bạo ngược hơn lúc nào hết. Nhằm hưởng lạc thú với ái phi Đát Kỷ, nhà vua không đếm xỉa đến sự sống chết của dân, dốc sức vào việc xây dựng cung điện, hao phí biết bao tiền của và sức người, trong 7 năm trời mới xây nên một tòa cung điện mới đặt tên là Lộc Đài, quy mô và hào hoa tráng lệ.
Đát Kỷ ái phi của vua Trụ tuy là người có nhan sắc, nhưng lòng dạ cay nghiệt, hoang dâm và quỷ quyệt đa đoan, mụ thường xuyên xui vua Trụ bày trò hại người để mua vui. Vua Trụ nghe lời Đát Kỷ đã bày ra một hình phạt, bắt những người phản đối mình bước đi trên cây trụ đồng đã nung nóng, họ bước đi được mấy bước bị cháy da nát thịt, đau đớn quằn quại. Ông ta còn trừng trị người phạm tội bằng cách băm nát như tương, cắt ra từng miếng thịt đem phơi thành thịt khô.
Nghe lời Đát Kỷ, vua Trụ còn cho người đào một cái bể cạn, bên trong thả đến hàng vạn con rắn độc và các loài độc trùng như rết, bọ cạp. Và để mua vui, Vua Trụ liền sai người bắt mấy chục thường dân quăng xuống bể. Khi nhìn thấy những người này đau đớn kêu gào, nhà vua và Đát Kỷ đều khua chân múa tay cười nói như không.
Vua Trụ còn ngang nhiên vơ vét của dân đem về cất giữ trong Lộc Đài, lương thực cướp bóc được thì cất đống trong "Củ Kiều".
Xiajie.png
Hình ảnh vua Kiệt mang cây kích trên vai, đại diện cho sự tàn ác và ngồi trên hai người phụ nữ, tượng trưng cho sự lạm dụng quyền lực của Ông. Tranh in tường trên một đền thờ của gia đình họ Võ ở Sơn Đông, năm 150.
Ông được truyền thống coi như một bạo chúa và kẻ áp bức, người mang lại sự sụp đổ của một triều đại. Khoảng thế kỉ 16 TCN Kiệt bị đánh bại bởi Thành Thang, dẫn đến chấm dứt của nhà Hạ, kéo dài khoảng 500 năm, và sự ra đời của nhà Thương
Thế là rốt cuộc lại, hệ tư tưởng phong kiến yêu cầu một điều cơ bản nhất, cốt yếu nhất và trước nhất là mọi thần dân và bề tôi đều phải “trung quân”. Trung quân trở thành tiêu chí số một của đạo đức phong kiến. Đối với phong kiến Phương Đông thì trung quân đã trở thành một thứ xiềng xích thiêng liêng trói chặt tâm hồn các bậc sĩ phu, quan lại triều đình. Làm trái hai chữ ấy là đáng hổ thẹn, là ô nhục, không đáng sống trên đời. Phản vua là loạn thần tặc tử và phải bị trừng trị lập tức với hình phạt nặng nề, khủng khiếp nhất. Giá đỡ cho hệ tư tưởng phong kiến Á Đông chính là  học thuyết xã hội của Nho Gia (sau khi biến tướng thành hệ tu tưởng phong kiến chính thống thì gọi là Nho Giáo). Chúng ta nhớ lại câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” mà… nổi da gà!
Nhưng anh hùng, hào kiệt bốn phương không phải ai và không phải lúc nào cũng tin tưởng vào cái tư tưởng trung quân mù quáng và đầy mị dân ấy. Họ có suy nghĩ khác!
Và lạ nhất là ngay cả nhiều đứa hoàng thân quốc thích “ăn không ngồi rồi” nhờ đặc quyền đặc lợi vua ban, nhiều thằng trong đám bề tôi tưởng thực lòng cúc cung tận tụy để hưởng “những trận mưa móc” không ít bổng lộc từ vua, lại cũng nghĩ khác và thậm chí là còn rắp tâm, mưu tiếm đoạt ngôi báu của vua. Thật là lũ khốn nạn!

Tùy Dạng Đế tên thật là Dương Quảng, là con thứ của Tùy Văn Đế (Dương Kiên). Dương Quảng sinh năm Kỷ Sửu 569 và mất năm Đinh Sửu 617.
Năm 600, vì ngôi báu, Dương Quảng đã mưu đồ sát hại anh trai mình. Năm 604 Tùy Văn Đế bị bệnh nặng, lúc này mới phát hiện ra sự gian loạn của Dương Quảng, định phế truất ngôi thái tử của Dương Quảng nhưng Dương Quảng đã bí mật sai kẻ thân tín bỏ thuốc độc giết Tùy Văn Đế.
Lên ngôi xong liền cho xây dựng Đông Đô, đào Đại Vân Hà, sửa sang vườn Ngự uyển trong Hoàng cung, xây dựng Trường thành. Công trình to lớn như thế mà thời hạn hoàn thành không đến một năm, nhân công dùng mỗi tháng cần hơn 2.000.000 người. Do đôn đốc lao dịch quá khắt khe nên phu dịch cứ 10 người thì chết 4-5. Đội thu xác chết phải dùng xe chở tử thi, chết ở hướng đông thì chôn ở Thành Cao, chết ở hướng tây thì chôn ở Hà Dương.
Để có tiền của cho việc ăn chơi, đi tuần du, Tùy Dạng Đế đã thi hành nhiều biện pháp sưu cao thuế nặng để bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân và đưa vào kho riêng của mình. Chỉ trong thời gian ngắn Tùy Dạng Đế đã vung tay tiêu tiền như rác, đặc biệt chính sách bạo ngược tàn sát cướp bóc dân lành đã làm cho nhân dân căm phẫn đứng lên khởi nghĩa. Đó chính là cơ sở để vương triều nhà Tùy sớm bị diệt vong.
Rõ ràng, chính quyền phong kiến là chính quyền mang bản chất hoàn toàn do nó và vì nó, mà cụ thể là do vua và vì vua. (Chúng ta mở ngoặc để nói thêm cho rõ hơn. Bất cứ chính quyền nào thì cũng không thể hoàn toàn do dân và vì dân, cũng như hoàn toàn do nó và vì nó được. Khi chúng ta nói chính quyền phong kiến hoàn toàn do vua và vì vua là chúng ta nói theo cái ý rằng: “Vua là người “đẻ” ra triều đình nên triều đình là của vua và luôn phục tùng ý chí của vua. Cái triều đình ấy đã nhân danh vua thiết lập một chính quyền và điều hành nó hoạt động nhằm mục đích duy nhất là phục vụ triều đình mà thực chất là phục vụ cho quyền lợi ích kỷ của nhà vua. Tuy có là một ông vua tham tàn vô độ lượng đi nữa thì cũng không thể coi toàn bộ miếng ăn, của cải của thần dân là “lộc nước” để mà vơ vét hết được. Làm như thế vua khác nào là kẻ ngoại bang xâm lược đi cướp bóc và giết chóc con dân vô tội của mình và quan trọng hơn, nếu làm dân chết đói hết thì vua trị vì ai và nếu dân khổ đến cùng cực rồi thì “lộc nước” đâu còn mọc được ra nữa để mà “hái” đợt sau? Vì vậy nên dù không muốn thì vua cũng buộc phải “nhường lại” mức độ nhất định quyền lợi nào đó cho thần dân được sống còn và đủ sức làm lụng để dâng “lộc nước” lên làm giàu dài dài cho vua và cho cả cái triều đình của vua. May mắn có vị vua tốt bụng thì phần "nhường lại" ấy sẽ khá, dân bớt khổ, đời sống tươi vui. Còn không, có ông vua quá tàn ác làm dân chúng sống không nổi, thì đành phải "dấy nghĩa thôi!).

Top 10 nhan vat mau lanh tan ac nhat lich su
Như vậy, một khi chế độ quân chủ chuyên chế được thiết lập thì trong xã hội cũng phân chia lực lượng cư dân một cách tương đối thành hai giai tầng thống trị và bị trị, mà đại diện cho giai tầng bị trị là Đại Chúng (nhân danh thần dân). Đó là hai lực lượng tương phản nhau nhiều mặt. Trong khi biểu hiện của Đại Chúng là: đa số đông đảo, của cải chia bình quân đầu người ít ỏi nên còn gọi là nghèo; phải đóng góp “lộc nước”, quyền lực phân tán, ẩn dấu, danh lợi hèn kém… thì biểu hiện của triều đình là thiểu số ít ỏi, của cải chia bình quân đầu người to lớn nên còn gọi là giàu; được hưởng “lộc nước”, quyền lực tập trung nổi trội, danh lợi ngút trời…
Trong nhiều mặt tương phản ấy, sự tương phản cơ bản nhất, quyết định đến số phận của sự phân giai tầng và là nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến động lớn lao trong xã hội phong kiến, đó là tương phản về quyền lợi mà một biểu hiện khác của nó, rất dễ thấy trong hiện thực lịch sử là tương phản giàu - nghèo. Giàu và nghèo ở đây không phải chỉ có nguyên nhân tự nhiên mà chủ yếu là nguyên nhân từ xã hội phong kiến, có tính nhân tạo và bất chính. Nghèo bất chính là do bị bóc lột quá đáng nên nghèo đi. Giàu bất chính là giàu do được hưởng vô tội vạ “lộc nước” mà giàu lên. Nhất là trong những thời đoạn đói kém do thiên tai, mất mùa, hoặc vì lý do nào đó triều đình tăng thuế thì tương phản giàu - nghèo càng trở nên sâu sắc và do đó mà cũng càng bất chính. Hiện tượng tăng dân số khi xã hội còn thịnh vượng và “lộc nước” không giảm đi lúc xã hội suy thoái cũng là một yếu tố làm tăng mức độ tương phản giàu nghèo bất chính.

Top 10 nhan vat mau lanh tan ac nhat lich su-Hinh-2
Nói thêm rằng, trong xã hội phong kiến đã phân giai tầng và vào thời đoạn xã hội khó khăn, đói kém, loạn lạc thì bộ phận giàu có nhờ làm ăn chính đáng trước đó, cũng phải phân hóa. Họ là những người hầu như không có quyền lực hoặc nếu có thì cũng yếu ớt. Do bị cấu xé từ cả hai phía bởi nạn trộm cướp và quan lại thoái hóa nên một số không chịu đựng nổi đành phải “nghèo đi” trở về với Đại Chúng, số khác giàu hơn thì đút lót, mua chuộc, “mượn” quyền lực triều đình bảo vệ cho mình, rồi dần dần cũng tạo được thế lực trong chính quyền phong kiến và gia nhập hẳn về giai tầng thống trị để tiếp tục làm giàu. Sự giàu có về sau của số này trở thành bất chính. Những kẻ làm giàu bất chính dễ dàng trên “lộc nước”, nhờ vào quyền lực triều đình, thường là ích kỷ nhưng xa hoa, kênh kiệu mà đê hèn, dối trá trong nỗi hổ thẹn sâu thẳm, và để bảo vệ cái danh lợi do thủ đoạn mà có ấy, nó dễ dàng gây tội ác!
Cộng đồng xã hội muốn tồn tại bền vững thì đương nhiên phải xuất hiện nhà nước để thống nhất hành động vì quyền lợi cộng đồng. Trong quá trình hoạt động, nhà nước đã được cộng đồng xã hội ủy quyền, trao cho quyền lực để thực thi nhiệm vụ. Trực tiếp nắm quyền lực trong tay, nhà nước biến thái dần. Trong thời đại phong kiến, nhà nước thành triều đình, thống nhất hành động vì quyền lợi nhà vua và qua đó mà cũng vì quyền lợi của những người theo vua mưu cầu danh lợi. Điều đó làm phân hóa xã hội ra thành hai giai tầng lực lượng chủ yếu là Đại Chúng và triều đình, đồng thời cũng là hai giai tầng nghèo và giàu, bị trị và thống trị. Hai lực lượng ấy tạo nên hai tương phản về quyền lợi, trong một mối quan hệ lưỡng nghi thống nhất, vận động bằng cách tác động lẫn nhau, chuyển hóa nhau, gây ra những hiện tượng đặc thù của xã hội phân tầng giai cấp, điển hình là xã hội phong kiến.

Top 10 nhan vat mau lanh tan ac nhat lich su-Hinh-5
Pháp luật trong thời đại phong kiến là pháp luật của kẻ mạnh, thiên vị phục vụ cho kẻ mạnh, và kẻ mạnh ở đây, không ai khác, chính là lực lượng thống trị, đứng đầu là nhà vua. Tuy nhiên khi có được ông vua hiền, thương dân thì tính chất “do dân và vì dân” của triều đình được nâng cao, làm cho tương phản giàu - nghèo giảm xuống, quyền lợi của Đại Chúng và quyền lợi của triều đình có thể dung hòa, thỏa thuận được. Lúc này, đất nước trở nên thái bình, sung túc, an vui và thịnh vượng. Đất nước sung túc, thịnh vượng tất yếu làm tăng nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong xã hội. Với bản chất thích an hưởng xa hoa của triều đình phong kiến, sự thịnh vượng cũng làm mức tiêu dùng của nó nhảy vọt tăng cao. Ngoài nhu cầu ăn uống phè phỡn, trưng diện diêm dúa và trang điểm xa xỉ, còn có nhu cầu xây dựng lầu son gác tía, đền đài lăng tẩm cầu kỳ, nguy nga đồ sộ. Mức tiêu dùng ấy làm hao tổn ghê gớm “lộc nước” và cũng làm giảm đáng kể sức lao động trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình đó làm cho Đại Chúng và cả triều đình cùng “nghèo” bớt đi. Đến đời vua sau, vì đã quen sống trong hưởng lạc và quyền uy nên cũng bớt “hiền” đi, vẫn tiêu dùng theo mức độ vua cha từng tiêu dùng sẽ làm cho đến một lúc nào đó ngân khố bị kiệt quệ. Ông vua con (cũng có thể là đến đời vua cháu) và cả cái triều đình ấy đến một lúc nào đó “đành phải” tìm cách tăng cường bóc lột thêm “lộc nước” từ Đại Chúng vốn đã nghèo đi từ thời vua cha. Tình hình cứ thế tiến triển có thể chậm hoặc nhanh do những tác động ngẫu nhiên đem lại, có lợi hay bất lợi đối với đời sống Đại Chúng, nhưng cũng phải đi đến kết cục là sự tương phản giữa hai quyền lợi đã trở nên sâu sắc và trầm trọng đến nỗi không thể dung hòa, thỏa thuận hoặc cam chịu được nữa đối với Đại Chúng. Trạng thái tương phản quyền lợi gay gắt đó đòi hỏi triều đình phải giải quyết vì trong xã hội đã xuất hiện những rối loạn, phản kháng và chống đối ở nhiều nơi của thần dân. Triều đình giải quyết sự căng thẳng của mối tương phản đó bằng cách nào? Đây là lời khuyên chí tình của Lão Tử: “Dân mà không sợ sự uy hiếp (đàn áp) của vua thì sự uy hiếp lớn (bạo động, nổi dậy) của dân sẽ đến với vua. Đừng bó buộc đời sống của dân, đừng áp bức cách sinh nhai của dân. Vì không áp bức dân nên dân mới không bức hại vua”

Top 10 nhan vat mau lanh tan ac nhat lich su-Hinh-8

Top 10 nhan vat mau lanh tan ac nhat lich su-Hinh-9
Đáng lẽ ra triều đình phải giải quyết theo hướng giảm bóc lột (hoặc giảm tối đa mức độ tiêu dùng của mình để trả bớt “lộc nước” lại cho Đại Chúng); tổ chức, phân bố lại lao động, kích thích sản xuất, nhất là làm tăng qui mô sản xuất nông nghiệp cả về bề rộng lẫn bề sâu (tăng năng suất, khai khẩn những vùng đất hoang xa xôi…), tóm lại là phải hành động cùng toàn dân và vì toàn dân (thục hiện trấn áp là bất đắc dĩ). Thế nhưng, vì là đại diện cho giai tầng đã “quen” thống trị, tham lam vị kỷ và giàu có chủ yếu là nhờ bất chính, không dễ gì từ bỏ sự “ăn sung mặc sướng”, cũng vì là ngay trong nội bộ triều đình luôn ngấm ngầm xảy ra cuộc đua tranh đấu đá quyền lực vì danh lợi làm cho mặt xấu xa của nhân tính lấn át mọi tốt đẹp của nó và thói quen sử dụng vũ lực trở thành nổi trội, nên triều đình đã chọn hướng ưu tiên là sử dụng công cụ bạo lực có sẵn trong tay để tiến hành trấn áp, đàn áp những hành động (tự phát đòi quyền lợi) bị cho là phản loạn, nghịch tặc, khi quân xuất hiện trong giai tầng Đại Chúng. Cách giải quyết đó của triều đình vô hình dung, đã xâm phạm trắng trợn vào quyền lợi sống còn chính đáng của Đại Chúng vốn đã bị sự “thống trị” làm giảm đi đáng kể trong thời gian trước đó. Làm như thế, triều đình cũng đồng thời (vô tình bởi mù quáng) kích hoạt việc tổ chức vũ lực trong Đại Chúng cần lao đang bị dồn tới ranh giới của những vinh - nhục, còn - mất, sinh - tử.

Thế kỷ 16 là thời kỳ khó khăn nhất của nước Anh dưới sự trị vì của Nữ hoàng Mary I, một tín đồ Gia-tô cuồng bạo. Là con gái vua Henry VIII – ông vua đa tình và tàn bạo, nổi danh vì chém đầu vợ, Mary thậm chí còn vượt xa cha mình về độ tàn ác đến nỗi dân chúng phải phong cho bà biệt danh “Mary đẫm máu”.
Sự thật kinh hãi về nữ hoàng Mary đẫm máu khét tiếng nước Anh
Nữ hoàng đẫm máu Mary I. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Khi em trai Edward băng hà, Mary đã chiêu tập binh mã để phế truất và xử tử nữ hoàng Jane Grey. Sau khi trở thành Nữ hoàng, bà ra lệnh khủng bố tàn bạo và xử tử nhiều người theo đạo Tin lành để ép họ theo Công giáo.
 Su that kinh hai ve
Nữ Hoàng Mary I đã ra lệnh khủng bố tàn bạo các tín đồ Tin Lành bắt họ phải cải đạo. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Mary kiên quyết phục hồi Gia-tô giáo và quyền lực của Giáo hoàng ở Anh quốc bất chấp mọi chỉ trích chống đối. Một trong những tội ác kinh hoàng của Nữ hoàng Mary I trong lịch sử nước Anh là lệnh thiêu sống 300 người trên giàn lửa đỏ giữa những tiếng la hét vang dội cả một góc trời.
Trong suốt thời gian nắm quyền hành, bà thực sự đắm chìm trong thú tiêu khiển thiêu sống những ai chống đối. Ngay cả những vị chức sắc trong Giáo hội Anh như Tổng giám mục Cranmer, Nicolas Ridley, Hugh Latiner… đều cùng chung số phận, lần lượt bị Mary I ra lệnh đóng vào cột gỗ dựng giữa quảng trường và thiêu sống vì họ đã lớn tiếng chống đối những hành động ngang ngược của bà.
Sau khi kết hôn với vua Philip II – một bạo chúa nổi danh của Tây Ban Nha, Mary như cá gặp nước, học thêm được nhiều phương thức giết người mới. Về cuối đời, bà sống một cách âm thầm, cô độc trong tuyệt vọng và ân hận trong một lâu đài ít người thân thăm viếng và thường xuyên được nghe những lời than oán, nguyền rủa của dân chúng nói về bà. Theo nhiều lời kể lại, trước khi chết, Mary I còn quằn quại rên xiết rằng: “Ôi! Máu, máu! Máu ngập cả người ta!”.

(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét