Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/i

 

                                                                Alexandro đại đế

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 (Tiếp theo)


Vào thời xã hội suy vi, quyền lực Đại Chúng và quyền lợi triều đình trở nên trái chiều ngày càng rõ rệt. Lúc đầu, hai quyền lợi ấy dù đã trái chiều, dù đây đó đã có hiện tượng “trên bảo dưới không nghe, dưới kêu trên không thấu”, nhưng vẫn ở mức độ hoà hoãn, chịu đựng nhau được, vì bản chất của Đại Chúng (cũng chính là Đức Huyền Diệu) là muốn sống yên ổn mà mưu cầu hạnh phúc, ưa chuộng hòa bình, do đó mà thường là nhẫn nhịn, cam chịu. Triều đình nhờ vậy mà vẫn còn dư sức áp chế bằng bạo lực và vẫn điều hành được đất nước. Tuy nhiên, theo thời gian, mâu thuẫn giữa hai quyền lợi đó sẽ tăng đến mức độ “hết chịu nổi nhau”, đối kháng gay gắt, thậm chí là đòi hỏi phải một mất một còn. Khi lòng dân không còn hướng về triều đình nữa thì cũng là khi khởi nghĩa quần chúng nổ ra thường xuyên và khắp nơi. Giai tầng thống trị và triều đình của nó với bản chất tham lam, ích kỷ khư khư giữ cho bằng được quyền lợi bất chính của mình, và có sẵn lực lượng vũ trang to lớn trong tay, chỉ còn cách ra tay đàn áp quyết liệt. Thế nhưng, càng đàn áp khốc liệt thì triều đình càng phơi bày cái bộ mặt tàn bạo, phản dân hại nước của nó cũng như của giai tầng thống trị và vì thế càng làm cho quần chúng tỉnh ngộ, càng kích thích sự hội tụ quyền lực của Đại Chúng. 

 Alaric

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)

Alaric I (Alareiks trong tiếng Goth nghĩa là "vua của tất cả") được cho là sinh vào khoảng năm 370 CN ở một hòn đảo mang tên Peuce ở cửa sông Danube mà ngày nay thuộc địa phận Romania. Ông là vua của người Visigoth từ năm 395 đến 410, nổi tiếng vì cuộc công chiếm thành Roma năm 410, đánh dấu sự suy tàn của đế quốc Tây La Mã.
Sau nhiều năm ở Rome, Alaric dẫn quân về phía nam tới Calabria. Ông dự định xâm chiếm châu Phi và lấy đây là nơi cung cấp lương thực cho đế chế của ông. Tuy nhiên một trận bão đã đánh tan tàu bè của ông. Ông mất sớm sau đó ở Cocenza, có lẽ do bệnh sốt. Nhiều huyền thoại để lại liên quan đến việc chôn cất vị vua Visigoth này. Người đời sau nói rằng chỉ có bà mẹ thiên nhiên mới có thể giết chết vua Alaric.

Count Roland

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)
Roland là một chiến binh Pháp vĩ đại và một anh hùng dân gian Trung cổ, người đã trở thành bất tử trong bài thơ Chanson de Roland, được viết trong khoảng thế kỉ XXI - XXII. Trong lịch sử Roland là chỉ huy của Charlemagne trên biên giới Breton và chiến binh mạnh mẽ nhất. Count Roland là người đứng đầu trong số 12 huân tước ở Charlemagne. Ông là một trong những vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại.
Một trong những trận đánh nổi tiếng của ông là trận chiến Roncevaux Pass. Chủ nghĩa anh hùng và những kỹ năng tuyệt vời của người chiến binh đã được ông thể hiện xuất sắc trong thời gian chinh chiến tại dãy núi Pyrenees vào tháng 8/778. Nó đã khiến ông trở thành một huyền thoại tuyệt vời. Roland đã chiến đấu chống lại hàng ngàn quân địch trong khi bên ông chỉ có 300 quân sĩ. Ông và tướng lĩnh của mình đã chiến đấu anh dũng đến phút cuối cùng. Quân đội của ông bị quân đội Basques đánh bại. Huyền thoại về người chiến binh xuất sắc này đã xuất hiện trong những tài liệu cổ xưa nhất của văn học Pháp hay bản anh hùng ca về Roland.

Sự phơi bày ra cái bản chất xấu xa, phản động của triều đình còn làm phân hóa ngay trong nội bộ guồng máy thực hiện quyền lực và bạo lực của nó. Lực lượng bạo lực của triều đình được huy động từ đâu nếu không phải từ Đại Chúng trong quá khứ. Họ là ai nếu không phải là con em Đại Chúng? Vì những lẽ đó mà trong khi quyền lực Đại Chúng mạnh lên thì quyền lực triều đình lại yếu dần đi. Sự tổn thất của phong trào kháng chiến và khói lửa chiến tranh sẽ hun đúc nên trong lòng đại chúng, nhất là từ bộ phận có học thức, thấy được chính nghĩa, thời cuộc và có lòng với dân với nước, làm xuất hiện ra những hào kiệt, anh hùng. Để rồi sẽ nổi lên một nhân vật có tài thao lược, có đủ đức độ của phong trào kháng chiến, trở thành lãnh tụ kháng chiến để lòng dân hướng về, được Đại Chúng tin tưởng ủy quyền quyền lực, ủng hộ mọi mặt, làm xuất hiện một lực lượng vũ trang mạnh mẽ, đủ sức đánh bại lực lượng triều đình.
Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng nữa làm suy yếu quyền lực của giai tầng thống trị phải kể đến, đó là: cũng bắt nguồn từ cái bản chất tham lam, ích kỷ, vụ lợi bất chính của một chính quyền do nó và vì nó mà thường xuyên và nổi trội nhất vào thời xã hội suy vi, nảy sinh những mưu đồ, xuất hiện những xâu xé hãm hại nhau nhằm tranh giành quyền lợi trong nội bộ tầng lớp thống trị: nạn dèm pha, bè phái trong triều đình, nạn tham quan lại nhũng không còn kiềm chế được trong bộ máy chính quyền, nạn kiêu binh, lưu manh hóa, bất tuân thượng lệnh khó lòng chữa trị được trong lực lượng vũ trang - công cụ thực hiện bạo lực của triều đình… (Nội chiến cũng thường xuất phát từ đây và được gọi là chiến tranh huynh đệ tương tàn).

. Horatius Cocles

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)
Horatius Cocles là một anh hùng huyền thoại La Mã, người đã bảo vệ các cây cầu bắc qua sông Tiber khi thành phố bị tấn công bởi người Etruscan. Chúng ta có thể viết nên những trang sử thi hào hùng từ những cuộc chiến khốc liệt trên chiến trường nhưng nếu chỉ cần lấy một chi tiết anh hùng thì chỉ cần ghi nhớ rằng Horatius trong một trận chiến đã bị tên địch bắn trúng vào mắt, ông đã rút mũi tên ra (với con mắt của ông vẫn còn trên đó) và tiếp tục chiến đấu như một con thú, vì thế mà tên tuổi của ông được gắn với cái tên "Cocles" có nghĩa là "một mắt".

 Rupert

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)

Mặc dù hoàng tử Rupert đến từ một gia đình giàu có và trông vẻ ngoài rất thư sinh nhưng trong người đàn ông này ẩn chưa rất nhiều tham vọng. Năm mười bốn tuổi, hoàng tử người Đức đã gia nhập quân đội và đó chính là dấu mốc tạo nên một sự nghiệp đầy bi trang của ông. Ông được biết đến nhiều nhất với vai trò chỉ huy kỵ binh bảo về hoàng gia trong cuộc nội chiến Anh.Prince Rupert cũng là một nhà phát minh, một nghệ sĩ, một doanh nhân và nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nữa tuy nhiên với kỹ năng chiến đấu và tinh thần của một chiến binh đã khiến ông trở nên nổi bật hơn cả.
Cuối cùng thì điều đương nhiên sẽ xảy ra: bị Đại Chúng công phá dữ dội, cái triều đình đã kiệt quệ và tan rã hoàn toàn quyền lực ấy phải sụp đổ, bại vong trong cô đơn (vì các "nhân tài, tuấn kiệt" thuộc giai tầng thống trị mà nó đại diện đã mạnh ai nấy thoát thân hoặc lẩn trốn chờ thời bằng đủ mọi cách, đủ mọi hình thức, kể cả đê tiện nhất, tự bao giờ rồi!).
Công cuộc đấu tranh tự giải phóng của nhân dân đã toàn thắng!
Vị lãnh tụ kháng chiến kia thường thì “chẳng còn con đường nào khác”, vì như thông lệ, vì đất nước không thể một ngày không có vua, lại “phải” lên ngôi vua. Một triều đình mới được thiết lập và cái lực lượng vũ trang từng kéo đi đánh triều đình cũ lại trở thành công cụ bạo lực của triều đình mới. Than ôi! Triều đình đó lại đưa đất nước đi theo con đường thịnh - suy, phân tầng xã hội và nội chiến như triều đình trước đã đi.
May phúc gặp được ông vua hiền, bầy tôi sáng (vì dù sao thì họ cũng đã từng ở trong lòng Đại Chúng, đã từng chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa vì Đại Chúng và được Đại Chúng tin yêu) thì nhân dân sẽ được hưởng thái bình, thịnh vượng lâu vài ba đời. Chẳng may vị lãnh tụ kia vừa lên ngai vàng đã nhanh chóng biến thành hôn quân, bạo chúa thì ôi thôi, chưa kịp vượt qua cuộc lầm than  đã từng, chưa kịp phục hồi mất mát do chiến tranh thì nhân dân đã lại rơi vào tình cảnh cơ cực, khổ đau vì sưu cao, thuế nặng, lao dịch triền miền, can qua không dứt. Và rồi… thôi, không nói nữa!

Vercingetorix

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)
Vercingetorix là một thủ lĩnh người Gaulois đã quyết tâm chống lại người La Mã song cuối cùng ông cũng phải chịu thất bại trước Cesar ở Alesia. Vercingetorix sinh vào khoảng năm 72 trước CN, trong một gia đình quý tộc xứ Arverne (ngày nay là Auvergne). Vào thời kì này, xảy ra những cuộc chiến tranh liên miễn giữa các dân tộc khác nhau thuộc xứ Gaule. Cesar đã lợi dụng những sự chia rẽ này để xâm chiếm xứ Gaule vào đầu năm 58 trước CN.
Song đến mùa xuân năm 52 trước CN, Vercingetorix đã tập hợp được tất cả những người Gaulois chống lại kẻ xâm lược và ông là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa. Sau khi cản phá Cesar, ông phải rút lui vào trong phảo đài Alesia (ở Bourgogne). Sau một cuộc vây hãm lâu dài, ông đã buộc phải đầu hàng Cesar vào mùa thu năm 52 trước CN.Bị đưa đi cầm tù ở Rome, sáu năm sau, năm 46 trước CN, ông đã bị hành quyết.

William Wallace

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)
William Wallace (1272 – 23 tháng 8 năm 1305) là một hiệp sĩ và địa chủ người Scotland. Ông được biết đến là nhà lãnh đạo phong trào nổi dậy trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Scotland và ngày nay được nhớ đến ở Scotland như là một nhà yêu nước và anh hùng dân tộc.Cùng với Andrew Moray, ông đã đánh bại quân Anh tại Trận Cầu Stirling và trở thành Giám hộ Scotland (Guardian of Scotland), sau đó ông giữ chức vụ này cho tới khi thất bại trong Trận Falkirk. Vài năm sau đó, ông bị bắt tại Robroyston gần Glasgow và được trao cho vua Edward I của Anh, vua Edward I đã xử tử ông vì tội mưu phản.Wallace đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho bài thơ The Acts and Deeds of Sir William Wallace, Knight of Elderslie, của nhà thơ thế kỷ 15 Blind Harry. Bài thơ này là nền tảng cho kịch bản của bộ phim Braveheart của đạo diễn Randall Wallace.
Nhưng vì sao sau khi đập tan triều đình cũ, Đại Chúng không xóa bỏ vĩnh viễn nhà nước, nghĩa là xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế đi để khỏi còn bị đè đầu cưỡi cổ rồi ai về nhà nấy vui thú điền viên, chỉ phải lo làm mà hưởng “lộc trời”? Như thế có hay hơn không? Chẳng hay hơn chút nào mà có lẽ là không thể làm thế được. Không thể vượt qua nhận thức thời đại để tiến lên "thế giới dại đồng" được! Trong lịch sử xã hội phong kiến, hình như chưa có vị lãnh tụ khởi nghĩa quần chúng nào, sau khi giải phóng lại “dám” từ bỏ quyền lực mà mình đang nắm giữ để rồi tuyên bố giải tán tất cả. Cũng có những vị lãnh tụ, “xong việc” rồi thì tự nguyện rút lui, nhưng đó là trường hợp sau khi đã “gửi gắm” quyền lực lại cho máu ruột mình, hoặc giả đã yên tâm với những kẻ tâm phúc ở lại nắm chính quyền. Sự xuất hiện nhà nước là kết quả của quá trình chủ động thích nghi, là do yêu cầu sống còn của một cộng đồng xã hội, của một quần thể người đầycả hai mặt nhân tính đòi hỏi. Con người duy ý chí mù quáng có thể “điên lên” mà xóa bỏ nó, nhưng rồi chẳng mấy chốc sẽ không thể chịu đựng nổi tình trạng “vô chính phủ”, sẽ lại phải rước nó về, dựng nó lên. Thời đó, một đất nước không có nhà nước, sẽ trở nên yếu xìu và chỉ tổ làm mồi ngon cho ngoại xâm xơi tái.
Đã không thể loại bỏ nhà nước thì có thể loại bỏ kẻ độc đoán, chuyên quyền, đứng trên pháp luật là ông vua, chỉ giữ lại triều đình thôi có được không? Gay go đấy! Nhà nước suất sinh từ hình thức sơ khai và hợp tự nhiên nhất là thủ lĩnh, thì sau đó dù dưới hình thức nào, dù có che đậy bằng bất cứ hình thức mĩ miều nào, dù không muốn, cũng bộc lộ ra hình bóng thủ lĩnh. Dừng tưởng dưới chế độ cộng sản không có thủ lĩnh! Có đấy! 

Basil II (The Bulgar-Slayer)

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)
Basileios II (còn gọi là Basil II; 958 – 15 tháng 12 năm 1025), được biết đến như là một trong những vị hoàng đế tàn bạo nhất trong lịch sử. Ông là hoàng đế Macedonia của Đế quốc Đông La Mã, trị nước từ ngày 10 tháng 1 năm 976 cho tới ngày 15 tháng 12 năm 1025. Ông là vị Hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử Đế quốc Đông La Mã, là người có công đưa Đế quốc đến "thời kỳ hoàng kim" của nó. Những chiến thắng của ông trước quân Bulgaria đã khiến người Hy Lạp coi ông như một vị Hoàng đế huyền thoại, là tiền thân của cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Bulgaria trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Attila 

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)
Attila là vua của người Huns (Hung Nô) – những kẻ thiện chiến dữ tợn có nguồn gốc từ những bộ lạc Trung Á. Họ cai trị châu Âu bằng sự khủng bố vào thể kỷ thứ Y của kỷ nguyên chúng ta đang sống.Năm 434, Attila và anh trai Bleda trở thành thủ lĩnh của những người Huns định cư tại Hungari. Mười một năm sau, Attila giết chết anh trai mình để độc quyền cai trị vào năm 477, ông bắt đầu những cuộc chinh phạt.
Đầu tiên, ông tấn công vương quốc Đông La Mã và bắt hoàng đế Theodose II trả tiền chuộc. Rồi ông tung quân đội người Huns vào cuộ chinh phạt xứ Gaule, phá hủy tất cả những gì trên đường đi của quân đội này. Saint Genevieve đã bảo toàn được Lutece (Pháp) bằng cách tổ chức cuộc kháng chiến trong thành phố.Năm 451, người La Mã chiến thằng Attila ở gần thành phố Troie. Rồi Attila tập hopwk mọi lực lượng của mình lại để tấn công nước Ý song đã chết hai năm sau đó. Vương quốc của ông cũng biến mất kể từ đó.

Tập thể lãnh đạo; nghe sao mà bùi tai và thấy cũng “dân chủ” nữa, nhưng hơi “lập dị”, vừa thiếu vừa thừa. Đã là một nhà nước thì phải mang tính tập thể lãnh đạo rồi. Nhưng một tập thể gồm những thành viên ngang hàng với đa chiều nhận thức, đa chiều thị phi và đa dạng tính khí thì cũng như một cộng đồng xã hội thu nhỏ, cũng có những vấn nạn vốn có không tự giải quyết được, và như vậy tập thể lãnh đạo đó cũng cần đến một “nhà nước” cho nó mà vì là xã hội thu nhỏ nên “nhà nước” cũng thu nhỏ thành một đầu lĩnh, một thủ lĩnh chỉ huy. Rốt cục thì phải có một ông vua và nếu ông vua đó nhỏ tuổi quá thì phải kèm thêm một nhiếp chính (thường là mẹ của vua). Ở góc độ khác, bản chất của quyền lực là phân tán trên cơ sở tập trung. Quyền lực phải phân nhánh để lan tỏa khắp phạm vi mà nó “nắm giữ”; phải phân cấp để phối hợp hành động nhịp nhàng giữa các nhánh, điều động, tăng cường sức mạnh đến những nơi cần thiết, xung yếu. Sự phân cấp tất nhiên phải dẫn đến tập trung quyền lực vào một ý chí duy nhất để đảm bảo và phát huy được sức mạnh vốn có của nó. Ý chí duy nhất ấy phải có tính cá nhân, có lực trước các biến cố, và đó là ông vua (tổng thống, chủ tịch nước, thủ tướng… ở thời hiện đại). Không thể hình dung được một tập thể lãnh đạo không có chỉ huy và các thành viên trong đó có địa vị ngang nhau trong việc sử dụng cùng một quyền lực. Thấy rồi, khi một đất nước (trong thời bình) dương cao ngọn cờ lãnh đạo "làm chủ tập thể" thì ôi thôi, nạn kiêu binh, tham quan lại nhũng, nạn vô trách nhiệm tràn lan. Ngay trong một gia đình cũng không thể có hiện tượng hai vợ chồng cùng lúc sở hữu và thi triển chung một quyền lực. Chỉ có thể hoặc vợ hoặc chồng nắm quyền lực gia đình (và đôi khi cũng bị “đảo chính” như chơi!), hoặc hai người thay phiên nhau nắm một cách vô thức, một cách tự nguyện nhường nhịn nhau, hết người này thì đến người kia “tiền hô hậu ủng” để bảo toàn hạnh phúc.

 Nhạc Phi

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)
Nhạc Phi (1103 – 1142) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã đánh nhau với quân Kim 126 trận và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị giết là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, xem ông là anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.

 Eric Bloodaxe

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần I)
Erik Bloodaxe là hoàng tử của Na Uy. Ông đã trở thành vua của Northumbrians hai lần trong các năm 947 và 952. Ông được coi là một trong những cái tên huyền thoại nhất trong lịch sử Viking nhờ vào kỹ năng chiến đấu không thể tin nổi, lòng dũng cảm trên chiến trường khó ai bì kịp và tinh thần chiến binh bất diệt của mình.
Sau khi đã nói năng lủng củng, lỉnh kỉnh đến kinh hồn bạt vía, chúng ta kết luận rằng thời đại phong kiến (lan sang cả thời cận đại và liên lụy đến tận ngày nay) là thời đại mà đối với một quốc gia là nội chiến cốt nhục, huynh đệ tương tàn, đối với thế giới là cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phục, chém giết không thương tiếc lẫn nhau. Nếu là họa sĩ, chúng ta sẽ vẽ một bức tranh để tả lại “phong cảnh” của thời đại đó bằng ba màu: đỏ lòm, trắng phếu và vàng chóe. Vàng chóe dùng để thể hiện những lâu đài, cung điện, lăng tẩm đồ sộ và cực kỳ nguy nga tráng lệ. Trắng phếu dùng để thể hiện núi non, cây cối, rừng rú đã biến màu xương khô. Đỏ lòm dùng để thể hiện ao, hồ, sông, suối, đại dương tràn đầy máu người. Rồi chúng ta sẽ đặt tên cho bức tranh đó là: DI TÍCH CỦA NHỮNG OAN HỒN.

11. Arminius

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Arminius còn gọi là Armin hay Hermann là tù trưởng bộ lạc Cherusci người German. Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của các bộ lạc German chống lại ách thống trị của Đế quốc La Mã vào năm 6 TCN, và tiêu diệt hoàn toàn 3 binh đoàn hùng mạnh của La Mã trong trận rừng Teutoburg năm 9 TCN. Đây được xem là thất bại nặng nề nhất của người La Mã sau trận Cannae. Sau chiến thắng này, ông phải đương đầu với các chiến dịch tấn công Germania của quân La Mã dưới quyền tướng Germanicus từ năm 15 cho đến năm 17 mà nhìn chung là Germanicus không thể thu được thắng lợi đáng kể và Arminius vẫn giữ được nền độc lập của Germania.
Sau khi người La Mã rút về, xung đột lại diễn ra trong nội bộ người German. Arminius giành thắng lợi trong chiến tranh chống Marbo, vua của người Marcomanni. Tuy nhiên, là người có ước mưốn hợp nhất các bộ tộc German chống lại La Mã, ông đòi hỏi quyền lực tuyệt đối sau khi đánh bại người Marcomanni. Do đó, đồng bào của ông đã khởi loạn chống lại ông, và ông bị một Rhein quyến của mình sát hại vào năm 51TCN. Mặc dù vậy, do chiến thắng Teutoburg của ông đã đẩy lùi biên giới La Mã từ sông Elbe về sông Rhine và qua đó chia rẽ châu Âu giữa người La Mã và German đồng thời chặn đứng sự bành trướng của La Mã, ông được sử gia La Mã Tacitus ca ngợi là "Người giải phóng vùng Germania" chính đáng dù chính Tacitus đã xem ông là một "phản tặc". Ông được gắn kết với người anh hùng Siegfried trong thần thoại Đức đầu thời Trung Cổ và sau này người Đức xem ông là một anh hùng dân tộc. Chiến tích của ông được ca ngợi trong nền văn chương và âm nhạc Đức.

12. Miltiades

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Theo các nhà sử học Herodotus, sự hy sinh của vua Leonidas và ba trăm chiến binh Sparta dũng cảm sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu nó không có sự giúp đỡ của Miltiades, một vị tướng mưu lược tài ba của Athens. Trước nguy cơ Hy Lạp có thể bị thôn tính bởi quân Ba Tư, một cuộc họp quan trọng của hội đồng tướng lĩnh Athens được triệu tập. Đây là cuộc họp có ý nghĩa quyết định vận mệnh của thành bang Athens trước sự xâm lược của người Ba Tư. Khi cuộc họp đi vào bế tắc trong việc lựa chọn nơi mà quân đội Athen sẽ giao chiến với quân Ba Tư, tướng Miltiades cho rằng quân Ba Tư dù đông nhưng nếu giao chiến ở Marathon sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu. Kỵ binh Ba Tư với tài phi ngựa, bắn cung là lực lượng chủ yếu của quân Ba Tư chỉ quen đánh phân tán, nếu đánh tập trung sức chiến đấu sẽ bị hạn chế. Với những lời lẽ thuyết phục của tướng Miltiades, hội đồng đã đi đến thống nhất và chiến thắng trước quân đội Ba Tư tại Marathon đã đi vào lịch sử. Quân đội Ba Tư đã phải xấu hổ trở về khi không thể chinh phục được Hy Lạp.

13. Vlad Impaler

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Vlad III, Vương công xứ Wallachia (có biệt danh là Vlad Ţepeş, hay còn gọi là Dracula, tức là Drăculea (Con trai của Dracu) theo tiếng Romania; sinh năm 1431 và mất vào tháng 12 năm 1476) là một vị Vương công của xứ Wallachia (phía nam România). Ông đã trị vì ba lần: trong các năm 1448, 1456 - 1462, và 1476.
Trong lịch sử, Vương công Vlad III được biết đến nhiều nhất vì đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống những cuộc xâm lược của Đế quốc Ottoman và tiến hành những hình phạt vô cùng tàn ác đối với những kẻ thù của ông.
Người ta tin rằng, tên tuổi của Vương công Vlad III đã ảnh hưởng đến hình ảnh con ma cà rồng trong tiểu thuyết Dracula của Bram Stoker vào năm 1897.

14. Tôn Tử

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Tôn Tử, còn được gọi là Tôn Vũ, là một vị tướng quân cấp cao trong lịch sử Trung Quốc, ông được biết đến như một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tên thật của Tôn Tử là Tôn Vũ và ông được sinh vào năm 535 trước công nguyên. Ban đầu, ông là một quý tộc của Nhà Tề vào cuối thời Xuân Thu (770-481 trước Công Nguyên). Sau khi chiến tranh nổ ra ở nước Tề ông đã rời đến nước Ngô. Ở đó, ông đã sống một cuộc sống ẩn dật, hiến dâng mình cho việc nghiên cứu binh pháp. Tôn Tử là vị tướng vĩ đại của Trung Quốc và là nhà chiến lược gia quân sự đại tài. Ông chính là tác giả của cuốn “Binh Pháp Tôn Tử” nổi tiếng.

15. Scipio Africanus

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Scipio Africanus (235-183 TCN) là vị tướng lĩnh trong Chiến tranh Punic lần thứ hai và là chính khách của Cộng hoà La Mã. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý ở Roma. Ông được biết đến với thắng lợi trước quân Carthage của danh tướng Hannibal trong trận đánh cuối cùng của Chiến tranh Punic lần thứ hai tại Zama. Nhờ có chiến công hiển hách này người ta tôn vinh ông là "Hannibal của La Mã" và phong tặng danh hiệu Africanus cho ông. Trước đó, tài năng chiến thuật của ông đã được xem là nêu bật qua chiến công hiển hách trong trận Ilipa. Chưa kể, trước đại thắng tại Ilipa, ông đã từng cứu người cha bị thương của mình trong một trận đánh với quân Carthage, và khi mới 19 tuổi ông đã có chức vụ tương đương với Đại tá tham mưu ngày nay. Theo cuốn tiểu sử danh tướng Scipio của nhà sử học quân sự người Anh B. H. Liddell Hart, ông còn vĩ đại hơn cả Napoleon Bonaparte.
Vốn chưa hề thua trận nào trên cương vị chỉ huy quân đội La Mã, ông được xem là một trong những danh nhân lịch sử lớn nhất của La Mã cổ xưa cũng như một trong những là vị tướng giỏi nhất của nền văn minh này.

 Spartacus

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Spartacus sinh năm 109 TCN - mất năm 71 trước CN. Theo các sử học gia, Spartacus là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy không thành công của các nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã được biết là Chiến tranh nô lệ lần ba. Ông được biết đến nhờ các sự kiện trong cuộc chiến tranh và qua một vài dấu vết lịch sử mong manh và mâu thuẫn. Cuộc đấu tranh của Spartacus, thường được ghi nhận là cuộc đấu tranh của những người bị đàn áp chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ để giành tự do, đã mang lại một ý nghĩa mới cho những nhà văn hiện đại từ thế kỷ 19. Nhân vật Spartacus và cuộc nổi dậy của ông, đã trở thành một nguồn cảm hứng cho các nhà văn hiện đại, những người đã dùng ngòi bút biến ông trở thành một anh hùng cổ/hiện đại.

 Hạ Hầu Đôn

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Hà Hầu Đôn là một trong những danh tướng nổi tiếng nhất của Tào Tháo trong thời Tam Quốc. Lịch sử có ghi chép lại rằng, trong một trận giao chiến, Hạ Hầu Đôn bị tên bắn trúng vào mắt. Ông không những không ngã ngựa mà còn rút mũi tên ra và nuốt con người trong ánh mắt khiếp sợ của quân địch. Từ đó ông có biệt danh là Manh Hạ Hầu hay chiến binh một mắt khiến kẻ địch khi nhắc đến tên đã cảm thấy kinh hồn bạt vía.

 Hannibal Barca

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Hannibal, con trai của Hamilcar Barca sinh năm 247 TCN và mất năm 183 TCN là một tướng lĩnh và nhà chiến thuật quân sự người Carthage. Hannibal sống trong suốt thời kì rối loạn tại Địa Trung Hải, khi nền Cộng hòa La Mã thiết lập quyền lực tối cao với các nước lớn như Carthage, Vương quốc Macedonia, Syracuse và Vương quốc Seleukos. Hannibal là tướng lĩnh nổi tiếng nhất người Carthage. Thành tựu nổi bật nhất của ông là khi nổ ra chiến tranh Punic lần hai, Hannibal đã dẫn một đội quân, gồm voi chiến, từ Iberia qua 2 dãy núi Pyrenees và Alps vào phía Bắc Ý. Trong suốt cuộc xâm chiếm Ý của mình, Hannibal đã đánh tan tác quân La Mã trong hàng loạt cuộc chiến, trong đó bao gồm những trận chiến tại Trebia, Trasimene và Cannae tuy nhiên cuối cùng ông lại uống thuốc độc tự sát để bảo toàn danh dự do quân lính đã phản bội ông.

 Pyrrhus 

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Pyrrhus là vua nhà Aeakid thuộc tộc Molossia, Hy Lạp cổ đại. Một số nhà sử học cho rằng, lịch sử có thể sẽ có nhiều biến chuyển khác nếu Pyrrhus không bị một người phụ nữ giết chết ở Argos. Hannibal Barca đã miêu tả ông là vị tướng tài ba nhất, là vua chiến binh vĩ đại nhất từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Trong cuộc chiến tranh chống La Mã, ông áp dụng phương thức chiến tranh thời Hy Lạp hóa. Một trong số những trận đánh nổi tiếng của ông đã giành chiến thắng nhưng cũng gây ra những tổn thất nặng nề. Từ đó, thuật ngữ "chiến thắng kiểu Pyrros" ra đời dùng để chỉ những thắng lợi đem lại nhiều hậu quả hơn là thành quả. Ông cũng là người duy nhất thường xuyên đánh bại quân đội thành Rome.

 Richard 

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Richard I (8 tháng 9 1157 – 6 tháng 4, 1199) là Vua nước Anh từ 6 tháng 7, 1189 cho tới khi mất. Ông cũng là Công tước của Normandy, Aquitaine, Gascony, Lãnh chúa của Cyprus, Bá tước của Anjou, Maine, Nantes và lãnh chúa của Brittany vào nhiều thời điểm khác nhau trong cùng khoảng thời gian đó. Ông lên ngôi bởi lòng dũng cảm và tài năng lãnh đạo quân sự kiệt xuất của mình. Người Saracen gọi ông là Melek-Ric hay Malek al-Inkitar – Vua nước Anh.
Khi mới 16 tuổi, Richard đã nắm quyền chỉ huy đội quân của riêng mình, đàn áp cuộc nổi loạn ở Poitou chống lại cha ông, Vua Henry II. Richard còn là một trong những tổng tư lệnh Thiên chúa giáo trong Cuộc thập tự chinh thứ ba, và lãnh đạo chiến dịch sau sự ra đi của Vua Philip II của Pháp và giành được nhiều thắng lợi quan trọng trước đối thủ Hồi giáo Saladin, mặc dù ông không tái chiếm được Jerusalem.
Mặc dù chỉ nói tiếng Pháp và dành ít thời gian ở Anh (ông sống ở lãnh địa của mình Aquitaine ở miền tây nam nước Pháp, dùng vương quốc của mình như là nguồn lợi để củng cố quân đội), ông được thần dân xem như một anh hùng sùng đạo. Ông là một trong số ít vua Anh được nhớ đến với biệt hiệu của mình hơn là thứ tự triều đại và là một hình tượng trường tồn tại Anh và Pháp.

 Miyamoto Musashi

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Miyamoto Musashi sinh 1584 - mất 19/5 (tức 13/6) năm 1645 là kiếm sĩ đã sáng lập trường phái Hyōhō Niten Ichi-ryū sử dụng song kiếm. Được đánh giá là "kiếm sĩ trong thiên hạ" của Nhật Bản thời tiền Tokugawa, Miyamoto Musashi đã trải qua một cuộc đời của một samurai chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào.

 Julius Caesar

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Julius Caesar sinh ngày 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN và mất ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Một trong những chiến tích quang vinh nhất của ông - cuộc chinh phục xứ Gaule (bao gồm Pháp, Bắc Ý, Bỉ, Tây Thụy Sĩ, v.v... ngày nay) của ông mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương. Julius Caesar đã phát động sau đó cuộc xâm lăng của La Mã vào xứ Britannia (nước Anh ngày nay) cũng như đã cho xây cầu sông Rhein năm 55 TCN, trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche cũng như qua bờ phải sông Rhein.
Caesar được xem là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại. Vào năm 42 TCN, hai năm sau khi Caesar bị mưu sát, viện nguyên lão La Mã chính thức thánh hóa, xem ông là một trong những vị thần của La Mã.

 Leonidas của Sparta

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Leonidas tôi là một trong hai vị vua của Sparta trong các cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư và là nhà lãnh đạo của một trong những đơn vị quân sự mạnh mẽ nhất trong lịch sử: 300 chiến binh Sparta. Ông được người Hy Lạp nhớ đến nhiều nhất với sự táo bạo chưa từng có của mình và là người không hề sợ hãi. Và lịch sử ghi chép lại rằng trong thời gian cuối của trận chiến Thermopylae, ông vẫn một mình chiến đấu chống lại hàng trăm ngàn binh sĩ Ba Tư trước khi bị giết.

 Thành Cát Tư Hãn

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Thành Cát Tư Hãn (1162 -1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông.

 Alexander đại đế

25 CHIẾN BINH nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần II)
Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexander Đại đế (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN) nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Trong suốt triều đại của ông, người chiến binh này chủ yếu dành thời gian cho các cuộc chinh phạt và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời và vì thế ông thường được xem là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.

(Còn tiếp)
------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét