Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/l

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 (Tiếp theo)

                                                 *** 

Nhân - quả là một trong số ít nguyên lý cơ bản rút ra từ tiên đề về  Tự Nhiên Tồn Tại. Nó phát biểu rằng đã là kết quả thì phải có nguyên nhân, đã là cuộc tạo dựng thì phải có lý do. Chính xác là phải như thế! Nhưng là những lý do gì? Trước hết, vì những cuộc tàn sát đó cũng phải tốn công tốn của, cũng phải hao mòn súng đạn mà chẳng gặt hái được thành quả quân sự đáng kể nào cả, nên những lý do của chúng phải là tột độ bất chính và tột cùng bất minh. Nhận định đó gợi ý cho chúng ta “tìm đến” tâm thần của những kẻ ra mệnh lệnh, vì chỉ có ở não trạng của những kẻ đó mới có thể thấy được cái động lực thúc đẩy ý chí ra mệnh lệnh quái gở, tàn sát hàng khối người một cách tưởng chừng như hoàn toàn vô cớ.

Chính Hitle, thông qua nhà nước phát xít Đức, đã bị hắn làm cho phục tùng tuyệt đối và trở nên mù quáng (mà chỉ có thể giải thích được trên cơ sở tâm linh), đã ra tay tàn sát nhân dân Liên Xô chỉ vì thâm thù quái đản đất nước Cộng Sản; tàn sát nhân dân Ba Lan chỉ vì thù kẻ đã ngoan cường bất phục quân đội Đức, đập vào cái mồm hợm hĩnh của hắn; tàn sát diệt chủng một cách có hệ thống dân tộc Do Thái chỉ vì sự điên rồ, hoang tưởng bệnh hoạn về quyền được tồn tại duy nhất của dân tộc Đức “thượng đẳng” (trong khi bản thân hắn vẫn còn phần máu của người Do Thái; thế mới quái quỉ!).

Trong các trận không chiến kinh hoàng được sử sách ghi chép, trận đấu mang bí danh "Tuần hủy diệt - Big Week" trở thành cuộc đối đầu trên không đẫm máu và ác liệt bậc nhất trong lịch sử quân sự thế giới.
'Pháo đài bay' B-17 của Mỹ lên đường oanh tạc các căn cứ trọng yếu của Đức 
'Pháo đài bay' B-17 của Mỹ lên đường oanh tạc các căn cứ trọng yếu của Đức
'Tuần hủy diệt' - Chiến dịch oanh tạc khủng khiếp dùng đến 10.000 tấn bom của Mỹ
Trận không chiến 'Big Week' (kéo dài từ ngày 20/2 đến 25/2/1944) là một phần trong chiến dịch ném bom chiến lược châu Âu do Không quân Mỹ và Đồng Minh thực hiện nhằm 'bẻ gãy' những mắt xích quan trọng của Đức Quốc xã thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Đứng trước nguy cơ quân Đức đang ngày càng lớn mạnh, đặc biệt với khả năng sản xuất các loại máy bay chiến đấu tầm xa, Mỹ và Anh đã bí mật họp với nhau và đưa ra kế hoạch tấn công chớp nhoáng nhằm làm tê liệt ngành sản xuất vũ khí 'xương sống' của Đức.
Với mục đích tiêu diệt sạch những nhà máy sản xuất phi cơ của Đức (vốn là một trong những điểm mạnh của Đức Quốc xã), Mỹ đã điều động hàng loạt các máy bay chiến đấu "khủng" như Lockheed P­38 Lightnings, Republic P­47 Thunderbolts và North American P­51 Mustangs ­lên đường chiến đấu.
Chiếc Lockheed P­38 Lightnings mà Mỹ sử dụng trong chiến dịch 'Tuần hủy diệt' 
Chiếc Lockheed P­38 Lightnings mà Mỹ sử dụng trong chiến dịch 'Tuần hủy diệt'
Dưới sự trợ giúp của lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, trong 6 ngày liên tiếp, Không quân Mỹ dội bom không ngừng nghỉ xuống các căn cứ chủ chốt và các nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu của quân Đức.
Không lực của Mỹ và Anh đã thực hiện cuộc không kích ác liệt và dồn dập chưa từng có trong lịch sử để giáng xuống quân Đức, khiến cho quân Đức không kịp trở tay:
Trong khi Mỹ thực hiện các cuộc dội bom xuống căn cứ Đức vào ban ngày thì ban đêm, máy bay của Anh sử dụng radar để tiếp tục không kích không ngừng nghỉ.
Hình ảnh trong chiến dịch 'Tuần hủy diệt' 
Hình ảnh trong chiến dịch 'Tuần hủy diệt'
Để kế hoạch sớm thành công, Mỹ 'bồi' thêm các loại máy bay chiến đấu 'khủng' như máy bay ném bom hạng nặng B-24, B-17 tiếp tục tấn công vào các khu vực trọng yếu của Đức.
Các cuộc dội bom cường độ cao khủng khiếp như vậy được Mỹ và Anh duy trì liên tục trong một tuần trời.
Kết thúc 'Tuần hủy diệt' và con số thương vong khủng khiếp không thể quên
Tổng sau 3.500 đợt xuất kích và dội bom, Mỹ đã thả khoảng 10.000 tấn bom xuống các vùng trọng yếu của quân Đức (tại các thành phố lớn như Leipzig, Brunswick, Gotha, Regensburg, Schweinfurt, Augsburg, Stuttgart và Steyr), khiến cho Đức thiệt hại vô cùng nặng về cơ sở, vật chất và người.
Sau 6 ngày đêm quân Anh, Mỹ tấn công và sự đáp trả của quân Đức, con số thương vong và thiệt hại của hai bên vô cùng khủng khiếp:
Riêng về phía Mỹ, 18 phi công thiệt mạng. Tổng 226 máy bay ném bom, 28 máy bay hộ tống bị tiêu diệt (trong số đó có 97 chiếc B-17 và 40 chiếc B-24 bị hư hại; 20 cỗ đài bay khác phải tháo dỡ).
Trong khi đó, Đức thiệt hại khủng khiếp hơn cả. Theo tuyên bố của Mỹ, 100 phi công Đức bị tiêu diệt; khoảng 500 chiến đấu cơ Đức bị bom dội cho tan xác (cả loại tham chiến và loại nằm tại căn cứ của Đức).
'Tuần hủy diệt' đã phá hủy khoảng 60% năng lực sản xuất của các thành phố công nghiệp của Đức. Hàng loạt các cơ sở sản xuất máy bay chiến đấu của Đức bị phá hủy và buộc phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài.
Kết thúc chiến dịch oanh tạc bất kể ngày đêm của Mỹ và quân Đồng Minh, mặc dù quân Đức phải chịu tổn thất nhiều hơn rất nhiều do nằm ở thế bị động và bị tấn công bất ngờ, nhưng những con số thương vong và tổn hại của Mỹ chứng minh một điều:
Người Đức đã trang bị loại vũ khí chống máy bay ném bom tốt nhất của Không quân Đức thời bấy giờ, trong đó phải kể đến các cái tên như máy bay chiến đấu hạng nặng Messerschmitt Me 410, tiêm kích Messerschmitt Bf 109...
Loại vũ khí khủng của Đức - Chiếc Messerschmitt Bf 109 chống máy bay ném bom 
Loại vũ khí khủng của Đức - Chiếc Messerschmitt Bf 109 chống máy bay ném bom
Thành công của chiến dịch 'Tuần hủy diệt' góp phần vào thắng lợi của quân Đồng Minh trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc vào tháng 9/1945.
 
Nếu Hitle là một kẻ yếu đuối, bệnh hoạn (hiểu theo nghĩa thông thường) thì không có cách nào đứng đầu nhà nước Quốc Xã với nhiều đầu sỏ thông minh và thực sự có năng lực như thế được và nếu chỉ có một mình thôi thì Hitle cũng không thể thực hiện được những cuộc chém giết khổng lồ như thế. Nghe đâu Hitle đã từng tham chiến trong chiến tranh thứ nhất và đã bị thương, mất tinh hoàn. Có thể qua cú sốc này, trong con người Hitle đã có sự biến đổi đột biến về tâm sinh lý? Não bộ của hắn đã bị kích hoạt lên trạng thái hoạt động tinh thần đặc biệt mãnh liệt và thiên hẳn về phía “quỉ ám” của nhân tính. Sự hoạt động mãnh liệt của bộ não đó đã bức xạ ra những xung điện sinh học đủ mạnh có tác dụng làm tê liệt sự phản kháng về tinh thần, tác dụng ru ngủ, phủ dụ, tạo đức tin tương tự như thôi miên… đối với những bộ não xung quanh, thậm chí là ở khoảng cách khá xa (thường những người có tài hùng biện, những người được công nhận là lãnh tụ lớn trong những thời kỳ “nước sôi lửa bỏng” đều ít nhiều có khả năng này). Bên cạnh đó là sự tuyên truyền nhồi sọ, trạng thái bị kích thích của xã hội trong không khí chiến tranh cùng với hiện tượng chết chóc thường xuyên và đủ kiểu do thời buổi chiến tranh gây ra đã làm cho nhân tính con người “nghiêng dần” sang sự coi mạng người chẳng ra gì, chai lỳ và vô cảm trước cái chết của kẻ “xa lạ”; thích bắn giết để “trả thù”, thậm chí là chỉ để tiêu khiển! Chỉ có như thế mới hiểu vì sao mà cả một bộ phận lớn những con người được cho là tài năng, ưu tú răm rắp đi theo kẻ loạn trí và huy động cả dân tộc lên đường thực hiện một cuộc giết chóc dân thường man rợ và khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại.

                                                                KỀN KỀN CHỜ ĐỢI
 
Cuộc tàn sát nhân dân Trung Quốc của phát xít Nhật thì có phần dễ hiểu hơn và có thể “đổ thừa” cho phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc cũng chẳng ai thèm nói gì. Nhưng tội ác thì bản thân nó không thể tự biện minh được và cũng được lợi hại gì mà phải biện minh!
Đối với cuộc bức tử, làm chết đói trên dưới 2 triệu dân thường (nhiều nhà khá giả, có của cũng chết vì đói!) Việt Nam vào năm 1945 của phát xít Nhật thì cũng tương tự. Trên đất nước Việt Nam, trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt, đã biết bao nhiêu phen đói khát và chết vì đói khát xảy ra, nhưng chưa có lần nào mà cái đói, trong một thời gian ngắn ngủi (chừng một năm) lại gây chết chóc nhiều đến thế. Có thể đổ vấy tất cả cho thiên tai, hạn hán, mất mùa không khi mà đất nước này là một xứ sở nhiệt đới gió mùa, khi mà lương thực có thể huy động được từ vựa lúa Nam Kỳ để cứu trợ cho Bắc Kỳ; khi cái chết do đói là kết quả của một quá trình thiếu ăn xảy ra từ từ trong thời gian chứ không phải do những thiên tai tương đối đột ngột như động đất, sóng thần, núi lửa, thiên thạch rơi…? Tại sao phát xít Nhật lại bắt dân Việt nhổ lúa (cây lương thực tạo nên miếng ăn chủ yếu, có tính nền tảng của họ), để trồng đay, một loài cây phi lương thực đóng vai trò như là một nguyên liệu của sản xuất công nghiệp? Tại sao trong khi nạn đói xảy ra thì các kho thóc của phát xít Nhật do cướp đoạt, vơ vét được từ những người nông dân Việt, vẫn đầy ắp, và thậm chí là còn đem thóc đốt thay than để chạy máy? Cướp bóc, vơ vét hết lương thực của một dân tộc để phục vụ cho cuộc chiến tranh  xâm lược của mình, như thế phát xít Nhật có phạm vào tội ác diệt chủng?

 
                                      hàng trăm người Do Thái vô tội bị giết.

Cho đến tận ngày nay, nhiều người vẫn còn mơ hồ, tranh cãi nhau về động cơ gây chiến tranh của Napôlêông. Chúng ta thấy rằng nếu không có Napôlêông thì vì chiến tranh đã xảy ra nên vẫn tiếp tục xảy ra, tuy diện mạo và mức độ có thể khác, “dịu” hơn. Cái tất yếu của thời cuộc đó phải là như thế. Có điều, Napôlêông đã kích hoạt chiến tranh lên tầm qui mô cao nhất cả về phạm vi lẫn sự khốc liệt. Nhưng sự xuất hiện của Napôlêông là một sự tình cờ “thú vị” hay là định mệnh của nước Pháp và của cả Châu Âu? Chúng ta cho là cả hai. Sự hội ngộ giữa nhân vật Napôlêông và đương thời là kết quả của những cuộc đến đi, gặp gỡ vừa là do sự dun dủi của số phận vừa đồng thời là do ý chí của Napôlêông, một tài năng chiến tranh bẩm sinh, vượt trội biết bao nhiêu so với những nhân vật chiến tranh khác. Hơn nữa sự ra đời của Napôlêông có thể là sự ngẫu nhiên về mặt thể xác nhưng về mặt tinh thần thì phải cho rằng là kết quả của sự hun đúc tâm linh của những thời cuộc liên miên chiến tranh trước đó, thậm chí là từ hàng mấy thế kỷ (nhờ có bàn tay “thò ra” ở tầng rất sâu, có tính nền tảng của “bà đỡ” có tên gọi là Chủ Động Thích Nghi!?)
Từ đó, chúng ta thấy Napôlêông gây chiến tranh vì đã “lỡ” ngồi lên lưng ngựa và đã rút gươm ra khỏi vỏ trước những kẻ đã ngồi trên lưng ngựa cũng đã lăm lăm tay gươm. Nhưng trước hết và trên hết, Napôlêông gây chiến tranh vì muốn thỏa mãn nỗi đam mê “trò chơi” chém giết bằng vũ lực của cá nhân ông ta một cách hoàn toàn vị kỷ.

Trong "Đại cách mạng văn hóa" ở Trung Quốc để theo đuổi một thiên đường cộng sản không tưởng, tất cả mọi thứ phải được tập thể hóa. Tất cả công việc, nhà cửa, đất đai, của cải và sinh kế của người dân đều bị tước đoạt. Trong các bếp ăn tập thể, thực phẩm được phân phát bằng từng muỗng tùy theo công trạng, nó trở thành vũ khí buộc mọi người dân tuân theo từng mệnh lệnh của Đảng. Việc khuyến khích làm việc bị gỡ bỏ, ép buộc và bạo lực được sử dụng thay vào đó, buộc người nông dân đói kém phải lao động trên các công trình thủy lợi quy hoạch nghèo nàn, trong khi ruộng đất bị bỏ hoang.
ĐCSTQ, Đại nhảy vọt, thảm sát, Phap Luan Cong, giết người hàng loạt, cách mạng văn hóa,
Nạn đói lấy đi tính mạng của hàng chục triệu người. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, chính sách này hóa ra lại là một thảm họa, giết chết hàng chục triệu người dân vì nạn đói. Không chỉ nạn đói là nguyên nhân gây thảm sát mà tài liệu mới cho thấy vài triệu người đã bị tra tấn đến chết hoặc bị hành quyết trong quãng thời gian đó.
Ví dụ, Dikötter viết: “một cậu bé ăn cắp ít hạt thóc trong một ngôi làng Hồ Nam, và ông chủ địa phương Xiong Dechang buộc cha đứa bé phải chôn sống nó”. Vài ngày sau, người cha đã chết vì đau buồn.
Một ví dụ khác tàn bạo hơn, người đàn ông tên Wang Ziyou bị buộc tội đào được một củ khoai tây, nên các quan chức cắt một tai của ông, và “hai chân ông bị trói bằng dây sắt, một hòn đá nặng 10 kg thả xuống lưng ông, rồi ông còn bị in dấu với một dụng cụ nung đỏ”, Dikötter mô tả.
Vào thời Đại Nhảy Vọt, tình trạng thiếu lương thực được sử dụng như một phương tiện để giết người.
“Khắp đất nước có những người quá yếu không thể làm việc được theo thông lệ cũng bị xẻo thịt làm nguồn cung cấp thực phẩm. Người già bệnh tật và dễ bị xâm hại là đối tượng bị cấm ở căng-tin, bởi vì các cán bộ học theo câu châm ngôn của Lenin: ‘Ai không làm việc thì không được ăn'”,  Dikötter viết.
Cuộc tàn sát nhân dân Tây Ban Nha của Napôlêông là hiểu được dễ dàng. Đó là do tinh thần đấu tranh bất khuất vô song của nhân dân Tây ban Nha chống lại kẻ xâm lược Pháp; do yêu cầu đòi hỏi về mặt chiến lược của cuộc chiến tranh giữa Napôlêông và toàn châu Âu phong kiến.
Dù sao thì hành động tàn sát ấy cũng vẫn cứ là tội ác. Cái sai của nó là không thể biện minh được.
Cái sai ghê gớm của sự tàn sát và bức tử hàng loạt dân thường do phát xít Đức và phát xít Nhật gây ra là không bao giờ có thể phủ nhận được. Tuy rằng cũng có thể cố gắng mà hiểu được khi phe phát xít đã là đại diện cho những gì gọi là tồi tệ nhất, điên loạn nhất thuộc về mặt trái suy đồi của nhân tính.
Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được sự tàn sát nhân dân Nhật Bản của Đế quốc Mỹ nếu cho rằng trong chính phủ Mỹ lúc đó đầy những điều tốt đẹp của mặt phải nhân tính vì rằng nước Mỹ đang ở trong phe Đồng Minh, chống phát xít, đang là bộ phận của lực lượng đại diện cho Đức Huyền Diệu.


                                                Một khu dân cư bị phá hủy gần như hoàn toàn.
Sự tàn sát thường dân Nhật một cách có chủ đích của Mỹ xảy ra vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi mà phe Trục đã tan tác, khi mà phát xít Ý và phát xít Đức đang giãy chết, còn phát xít Nhật thì đã hoàn toàn bị bao vây, bị dồn đến sát chân tường và đang trên đà suy yếu trầm trọng không thể khắc phục được. Nhất là khi Hồng quân Liên Xô đã mở chiến dịch Mãn Châu thì số phận phát xít Nhật coi như đã được định đoạt: hoàn toàn tuyệt vọng chờ phe Đồng Minh xóa sổ.
Một trong những cuộc tàn sát man rợ nhất, gây nên cái chết đau đớn nhất là trận máy bay Mỹ dội bom cháy (bom napan) xuống thủ đô Tôkiô của Nhật vào giữa đêm mồng 9 rạng ngày mồng 10 tháng 3 năm 1945. Xét ở góc độ hoàn cảnh xảy ra sự kiện và việc gây ra quá nhiều cái chết quằn quại, đau đớn thì cuộc tàn sát đó hơn cả tội ác của Anh - Mỹ ở Đrexđen và Hămbuốc.
Oanh tạc Tokyo là một loạt các đợt không kích được thực hiện bởi Không lực Hoa Kỳ diễn ra trên mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II và đây là một trong những trận ném bom tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Trận Trân Châu Cảng là đòn tấn công bất ngờ mà hải quân Nhật thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng vào sáng 7-12-1941. Trong trận chiến này, Mỹ thiệt hại nặng nề với 2.402 lính tử trận và 1.282 người bị thương. 4 tháng sau, Mỹ triển khai kế hoạch ném bom cảm tử vào Tokyo như một đòn trả đũa. 
Tuy không gây nhiều thiệt hại cho Nhật, hơn nữa nhiều máy bay tham gia oanh kích còn bị bắn rơi, các phi công bị bắt hoặc bị giết nhưng quân đội Thiên Hoàng đã không còn dám vỗ ngực cho mình là bất khả xâm phạm. Người được chọn sứ mệnh chỉ huy các phi đội thực hiện đòn oanh kích cảm tử này là Jimmy Doolittle, "viên phi công của những kỷ lục" vừa qua đời năm 2015. 

Những chiếc B-25B bên trên USS Hornet trên đường đến Nhật Bản
Gió mạnh đã thổi bùng cơn bão lửa của hàng nghìn tấn bom mà quân đội Mỹ trút xuống thành phố Tokyo, Nhật Bản đêm 10/3/1945.
Canh dia nguc khi My doi bom Nhat 70 nam truoc hinh anh 1
Máy bay Mỹ dội bom hàng loạt xuống khu vực tập trung đông dân cư của thành phố Tokyo. Ảnh: Bookmike.net

Tàn tích sau trận ném bom  
Trận không kích đầu tiên được thực hiện nhắm vào Tokyo là Trận không kích Doolittle diễn ra vào ngày 18 tháng 4-1942, khi 16 máy bay B-25 Mitchell xuất phát từ tàu USS Hornet tấn công các mục tiêu bao gồm cả Yokohama và Tokyo rồi sau đó hạ cánh tại các sân bay ở Trung Quốc. Mặc dù đợt không kích không gây thiệt hại cho tiềm lực quân sự của Nhật nhưng đây là một thắng lợi về mặt tuyên truyền của Mỹ. Khi mà lần đầu tiên các máy bay ném bom Mỹ có thể tấn công ngay vào chính quốc Nhật. Vì kế hoạch ném bom chưa được hoạch định hoàn tất trong trận không kích này, không máy bay nào trở về được căn cứ, tất cả đều bị rơi hay phải hạ cánh khẩn cấp (ngoại trừ một máy bay đã hạ cánh thành công bên trong lãnh thổ Xô viết, sau đó bị giam giữ và được bí mật hồi hương). Hai phi hành đoàn còn lại bị bắt làm tù binh.
Chìa khóa thành công của chiến dịch là các máy bay B-29, với tầm bay lên đến 3.250 hải lý (6.019 km); 90% lượng bom được thả xuống nước Nhật là được thực hiện bởi loại máy bay này. Những đợt không kích ban đầu là do không lực 20 đảm nhiệm, cất cánh từ các sân bay ở Trung Quốc trong chiến dịch Matterhorn dưới quyền của đơn vị chỉ huy và điều phối ném bom XX Bomber Command. Tiếp sau đó, những chiếc B-29 cũng hoạt động dưới quyền XXI Bomber Command từ căn cứ ở quần đảo Bắc Mariana tháng 11-1944. Sau chiến dịch Matterhoren các máy bay B-29 của đơn vị XX Bomber Command chuyển sang hoạt động trong đơn vị XXI Bomber Command ở căn cứ không quân Guam mùa xuân 1945.


Một người mẹ đang địu con trên lưng khi cuộc không kích diễn ra, phần lưng sau đó không bị cháy xém.
Trong phi vụ đầu tiên của chiến dịch, 174 máy bay B-29 sử dụng chiến thuật bay tầm thấp và mang theo bom cháy thả xuống Tokyo vào đêm 24–25 tháng 1-1945 gây phá hủy một vùng rộng 3 km2. Đến cuối cuộc chiến tranh, hơn 50% diện tích Tokyo bị phá hủy.
Nhằm mục đích tăng bán kính phá hủy cũng như thiệt hại cho người Nhật, Không quân Mỹ đã thay đổi chiến lược ném bom. Trong đợt tiếp theo, đã có 335 máy bay B-29 cất cánh. vào đêm 9–10 tháng ba, 279 máy bay trong số đó đã thả xuống Tokyo 1.700 tấn bom, với tổn thất là 14 chiếc B-29. Xấp xỉ một diện tích rộng 16 dặm vuông (41 km²) bị tàn phá và khoảng 100.000 người được ước tính đã chết ngay lập tức trong biển lửa, hơn cả con số thương vong do bom gây ra ở Hiroshima hay Nagasaki sau này.
Báo chí Anh và Pháp gọi đó là chiến dịch “đánh vào khu cầu nguyện”. Bởi vì cuộc tàn sát đó không nhắm vào bất cứ mục tiêu quân sự nào. Không một căn cứ quân sự, kho tàng, doanh trại hay sân bay nào bị đánh. Khu vực mà Mỹ thả bom oanh tạc là vùng đông dân cư, khu buôn bán và là nơi tập trung nhiều đền chùa. Nhà cửa ở đó, do thường có động đất nên hầu như đều làm từ gỗ, ván ép, lợp lá cho nhẹ.
Sử gia Mỹ, Sanz Bâytxơn, sau chiến tranh đã nhận xét: “Tối man rợ! Một sự hủy diệt lớn hơn bất cứ đâu dù là châu Âu hay ở Thái Bình Dương, đã có trước và sau đó. Nó xóa sạch mọi thứ. Một “dàn thiêu khổng lồ” chỉ có bom hạt nhân mới sánh được”.


Bia kỷ niệm nạn nhân của Trận ném bom Tokyo trong Thế chiến II, công viên Sumida, Taitō, Tokyo.
Ngày 18-4-1944, đại tá không quân Mỹ tên là Đu Litơn (Doo Little) cùng với cả biên đội gồm 3 chiếc B25 (Mitchell) đã lọt vào được Tôkiô, ném một loạt bom tượng trưng. Ngày 24-11-1944, 10 máy bay B29 bay từ Saipan đến Tôkiô không có máy bay hộ tống, ở độ cao 10.000 mét, vượt chặng đường đi và về tổng cộng là 5.560 km, không ném bom và cũng không bị công kích. Những cuộc thăm dò đó cho người Mỹ thấy Tôkiô không còn là “đất thánh” bất khả xâm phạm nữa.
B29 là loại máy bay chiến đấu có 4 động cơ cánh quạt, nặng 65 tấn (kể cả 6 tấn bom), bay cao 10 km, tốc độ bay là 600 km/h, trang bị  vũ khí gồm 1 pháo 20 ly, 12 trọng liên 12,7 ly trên các tháp súng bố trí ở trước, sau và cả hai bên sườn. Thời đó chưa có tên lửa đất đối không cũng như tên lửa không đối không nên người Mỹ cho rằng đó là loại máy bay không có đối thủ, đặt tên là “Pháo đài bay siêu hạng” (Super flying fortress) và xem như thần tượng về sức mạnh vô địch của không lực Mỹ thời bấy giờ.
Ngày 19-1-1945, thiếu tướng không quân Mỹ tên là Curtiss Le May, còn có xú danh là “tướng dịch hạch”, thay tướng Hensơ (Hansell) chỉ huy tập đoàn không quân số 21 ở Thái Bình Dương.
Ngày 25-2-1945, tướng Le May cho 172 chiếc B29 đánh vào 4 kho chứa magnêsium và chất cháy khác ở ngoại ô Tôkiô, gây ra đám cháy có diện tích 3km vuông. Qua trận này, Le May rút ra kết luận: dùng B29 bay đêm, bay thấp, bất ngờ thả bom cháy xuống khu đông dân ở phần đông - bắc Tôkiô, nơi tập trung dân lao động, người nghèo, nhà cửa toàn làm bằng vật liệu dễ cháy nằm san sát nhau để đạt được hiệu quả tiêu diệt cao, đánh một đòn tâm lý chiến mạnh mẽ về sức mạnh không tưởng của không lực Mỹ, tạo ra một sự “nhắc nhở sấm sét” đối với chính phủ Nhật. Từ đó Le May, một viên tướng không quân nhiều kinh nghiệm, ưa mạo hiểm, gan lỳ, tàn bạo, muốn chơi trội, đã đề ra phương án, lập kế hoạch trận đánh và sau khi được chấp nhận thì cũng là người trực tiếp chỉ huy trận đánh.
Lệnh xuất kích được Le May đưa ra vào lúc 17 giờ 55 phút tại Sở chỉ huy ở Meriơn (Marianes). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 334 chiếc B29, tuần tự xuất phát từ các căn cứ Saipan, Guam, Tinian. Mỗi chiếc máy bay này đều tháo bỏ hết pháo và trọng liên, rút gọn kíp bay từ 12 người xuống còn 5 hoặc 6 người để mang được nhiều bom. Không mang bom nổ, chỉ mang toàn bom cháy gồm 180 thùng chứa napan loại M47-A2, M69, rất dễ cháy trong mọi thời tiết.
Một trong những sự nham hiểm nhất của đòn đánh này là cố ý chọn đúng thời điểm mà theo tín ngưỡng cổ truyền, người dân Nhật đang tập trung làm lễ cầu nguyện ở các đền chùa hoặc ở từng khu vực cộng đồng.

Kinh hoang hinh anh My doi bom Tokyo 70 nam truoc-Hinh-5
Nửa đêm, thành phố Tôkiô vẫn còn đông người như thường lệ, đèn phố vẫn sáng rực. Đến 00 giờ 15 phút thì mọi người bắt đầu nghe thấy tiếng ầm ì vọng tới, sau đó là tiếng gầm, rú, rít của nhiều máy bay bay tầm thấp. Còi báo động chưa kịp hú lên thì những khối lửa từ lưng chừng trời đã bùng lên từng đợt, ụp xuống bốc cháy dữ dội. Gặp gió, lửa lan rộng rất nhanh làm sáng rực cả Tôkiô. Một vành đai lửa bỗng chốc khép kín cả khu vực đông dân cư. Người trong đó được xem như không một ai thoát nạn. Tai nạn ập đến quá bất ngờ, nặng nề và vô cùng bi thảm. Mọi người đều bàng hoàng, rụng rời, gào thét thảm thiết. Họ xô chạy tán loạn, hết phía này đến phía khác nhưng đâu đâu cũng dày đặc lửa. Nhiều người chết đau đớn sau cơn phỏng nặng; người nọ ôm choàng lấy người kia như hóa rồ hóa dại đến tột cùng; từng mảng da đầu, chân, tay, thân thể phồng rộp lên, lột ra từng mảng để lộ những khối thịt tươi đỏ lòm máu hoặc đã bị nướng chín. Nhiều người chạy như một cây đuốc sống rồi gục xuống cháy thành than. Một giàn thiêu thực sự khổng lồ đã quây cháy liên tục trong mấy tiếng đồng hồ liền đã thiêu tàn tất cả. Hàng vạn xác người đen đúa, co quắp ở khắp nơi làm xông lên mùi da thịt cháy nồng nặc, ghê rợn.

Kinh hoang hinh anh My doi bom Tokyo 70 nam truoc-Hinh-7
Trong nhiều cái chết thì chết cháy do bom napan là thuộc loại những cái chết đau đớn nhất, quằn quại nhất. Trong trận bom cháy đêm mồng 9 rạng ngày 10-3-1945, mọi chữa cháy giữa cơn bão lửa đều vô hiệu. Nhiều người trong đó mong thoát nạn khi chạy trốn vào các khu phố ở Fukagawa và các trường học kiên cố ở Honjo. Ngót 15.000 người ở các nơi đó tưởng rằng đã có thể sống sót. Nhưng không, lửa như những cái lưỡi khổng lồ, theo các vệt xăng đặc, crếp napan… chảy lan, thè lè dài ra, nhanh chóng liếm láp hết cả. Nhà sập, kính cửa vỡ thành những mảnh sắc rơi xuống. Cái chết ập xuống trong nỗi tuyệt vọng biết trước: chết cháy, chết nướng, chết luộc, chết ngạt, chết đè, chết vùi, chết trong nhà, chết ngoài đường phố, chết trong chùa chiền, thánh thất, chết dưới hầm, chết đuối dưới sông Arakawa.

(Còn tiếp) 
------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét