Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/m

                                            Liên Xô đã lấy bí mật hạt nhân từ Mỹ thế nào?

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 (Tiếp theo)


 Theo thống kê thì “chiến tích” của “tướng dịch hạch” sau trận không tặc này là:
-         20% diện tích Tôkiô thời đó, tức 26 km2 bị thiêu rụi thành tro tàn.
-         83.793 người chết và mất tích.
-         40.918 bị thương.
-         1.008.005 người mất nhà ở.
-         267.171 công trình bị thiêu rụi.
Chưa hết, chưa đầy một tháng sau, chính xác là ngày 13-4-1945, 327 chiếc B29 lại một lần nữa tàn phá Tôkiô tại khu vực Tây bắc, thiêu tàn thêm một diện tích là 18 km2 nữa. Tổng cộng lại, theo ước tính của nhà sử học Pháp là Rôbe Ghilanhm, tác giả cuốn “Tôi thấy Tôkiô  bốc cháy”, thì số thương vong là 300.000 người, trong đó chết ngay đợt đầu là 120.000 người do phỏng quá nặng, không thể cứu chữa được do vết phỏng ăn sâu của napan.
“Thành công” của những cuộc tàn sát này đã được không quân Mỹ “thích thú” áp dụng ở Nagoia, Kobe, Oasaka, Yokohama… và có đến 66 thành phố Nhật Bản bị thiêu cháy từ 5 đến 20 km2 diện tích mỗi nơi.

thế giới, bom, bom hạt nhân, nguyên tử, Gadget, Mỹ, phát xít, Nhật
Norris Bradbury, người sau đó trở thành Giám đốc Los Alamos, đứng cạnh bom Gadget trên nóc tháp thử nghiệm. (Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ)
Đối với Lầu Năm Góc thì đó là “thành công xuất sắc” của tướng không quân Le May. Nhưng đối với dân tộc Nhật và cả với loài người có lương tri, thì đó là tội ác tột cùng man rợ, là sự ô nhục của “tướng dịch hạch” nói riêng và của quân lực Mỹ nói chung.
Sau chiến tranh, chẳng có mống nào thuộc phe Đồng Minh nhất là của Mỹ, phạm tội ác mà bị đưa ra xét xử, và đó chính là sự xúc phạm ghê gớm đến Đức Huyền Diệu. Đúng là, mỉa mai thay, lẽ phải luôn thuộc về kẻ chiến thắng!
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tàn sát dân thường bằng bom cháy ở Tôkiô là tội ác tột cùng về sự man rợ nhưng chưa phải là tội ác tột cùng về sự hủy diệt sự sống. Tột cùng về sự hủy diệt phải là sự kiện Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hirôsima và Nagadaki. Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

thế giới, bom, bom hạt nhân, nguyên tử, Gadget, Mỹ, phát xít, Nhật
Nhà vật lý Mỹ Harold Agnew xách lõi plutonium của quả bom "Fat Man" ném xuống Nagasaki năm 1945. (Ảnh: Thư viện quốc gia Los Alamos)

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.
Việc chế tạo ra vũ khí hạt nhân, phải chăng là đỉnh cao của văn minh đồng thời là trũng thấp của hoang dại, phải chăng là loài người đã đạt đến sự cao vời của trí khôn mà cũng đạt đến thấp tận cùng của ngu si, phải chăng là sự biểu hiện rõ ràng không thể chối cãi được về hiện tượng càng có lý trí thì lại càng mù quáng, càng duy ý chí trong cõi vô minh?
Trong “Nam Hoa Kinh”, Trang Tử có kể câu chuyện Tử Lộ gặp ông lão làm vườn. Khi Tử Lộ hỏi ông lão sao không dùng cái máy múc nước (cái cần vọt) để tưới cho nhanh và đỡ mệt, thì ông này bảo: “Lão nghe thầy lão nói rằng hễ dùng cơ giới thì tất có cơ sự, có cơ sự thì tất có cơ tâm, có cơ tâm thì không còn là thiên tính trong trắng nữa mà tâm thần không yên ổn, tâm thần không yên ổn thì Đạo sẽ lánh xa, không che chở mình nữa, lão không phải không biết cái lợi của cơ giới, nhưng cho rằng dùng nó là nhục, thế thôi!”
Tại sao ông lão làm vườn lại cho việc sử dụng máy móc là nhục? Ngày nay, đọc câu chuyện đó ai mà không thấy ông lão có vẻ quá quắt, lẩm cẩm. Nhưng nếu bỏ “cái nhìn trực giác” đi thì chúng ta sẽ thấy câu chuyện ấy mang một nội dung tư tưởng rất lớn, rất sâu, rất tài tình của triết học Hoàng - Lão.

Bí mật căn cứ sản xuất siêu vũ khí không có trên bản đồ của Mỹ - Ảnh 2.
J. Robert Oppenheimer (phải) cùng đồng nghiệp tại phòng làm việc cho dự án 'Manhattan Project'. Ảnh: Britannica.
Bí mật căn cứ sản xuất siêu vũ khí không có trên bản đồ của Mỹ - Ảnh 4.
Một số các nhà khoa học thuộc dự án 'Manhattan Project'. Ảnh: Veryhelpful.net.
Bí mật căn cứ sản xuất siêu vũ khí không có trên bản đồ của Mỹ - Ảnh 5.
Hình ảnh các nhà khoa học chụp cùng quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại. Ảnh: The Manhattan Project.
Bí mật căn cứ sản xuất siêu vũ khí không có trên bản đồ của Mỹ - Ảnh 6.
Đám mây nấm khổng lồ cao 12.000m từ quả bom nguyên tử. Ảnh: Manhattan Project.
Khi trong tâm trí con người xuất hiện ý niệm về danh lợi thì cũng chính là sự thèm khát giản đơn có chừng mực của thú tính đã chuyển hóa thành sự thèm khát sâu sắc, vô độ của nhân tính. Đã là sự thèm khát và trong xã hội, người nào cũng dung túng sự thèm khát ấy trong khi mức độ đáp ứng chỉ có hạn độ nên phải có sự tranh giành. Đã là sự tranh giành có lý trí thì phải dùng trí xảo, thủ đoạn, mưu mô và hình thức cực đoan là dùng vũ lực (một cách có quyền mưu). Quá trình đấu tranh sinh tồn và tích cực thích nghi ở loài người đã làm xuất hiện xã hội, xuất hiện sản xuất hàng hóa cùng với trình độ tiêu dùng ngày một nâng cao, xuất hiện phân hóa giàu nghèo. Lúc này, ngoài những cái gọi là “lợi” có thể gặt hái được trực tiếp từ thiên nhiên, còn có những cái “lợi” tạm gọi là do nhân tạo, sáng tạo mà ra thông qua bàn tay cải tạo, chế biến của con người mới có (chẳng hạn như đồ dùng bằng gốm, bằng đá, bằng gỗ…). Sự cạnh tranh trong xã hội làm xuất hiện ý niệm về “lực” và “thế”. Mức độ khác nhau của “thế” và “lực” sẽ tạo nên ý niệm về “danh” và “quyền”. Muốn tranh đoạt nhiều “lợi” thì phải có chức vụ cao (nghĩa là danh cao) vì danh là sự thừa nhận của xã hội theo qui ước về sự nổi trội nào đó của một người trong xã hội (về học vấn, tài năng, đức độ, sức mạnh…) và nói chung danh cũng gắn liền với quyền hạn (danh phận chẳng ra gì thì quyền lực cũng không có) và thế lực. Vậy muốn tranh đoạt danh lợi thì trước hết phải phấn đấu đua tranh để giành quyền lực bằng ý chí giữa đồng loại với nhau, và một khi loài người còn chưa tỉnh ngộ thì để đạt được ước mơ danh lợi, con người sẽ phải phát huy mọi khả năng, áp dụng đủ mọi cách cao thượng cũng như đê hèn, lành mạnh cũng như xấu xa, chính đáng và cả bất chính. Quá trình đó làm xuất hiện thị phi xã hội về nhân tính, trong đó có ý niệm về “vinh” và “nhục”. Có thể nói vinh - nhục gắn liền với cách thức tiến hành tranh đoạt danh lợi. Khi nỗi thèm khát danh lợi một cách nhân tính đã túc trực trong tâm khảm con người rồi thì lòng người trở nên sôi động, đâu còn hồn nhiên, thuần phác nữa, trong đó đã vọng động, manh nha vinh - nhục mất rồi.
Có lẽ với quan niệm đại loại như thế mà 2.500 năm trước, Lão Tử đã viết trong “Đạo Đức Kinh”: “Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng đều sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Tại sao vinh, nhục sinh ra rối loạn? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng (mừng rỡ mà) rối loạn, mất thì lòng (rầu rĩ mà) rối loạn; cho nên bảo là vinh - nhục sinh ra rối loạn? Tại sao sợ vạ lớn lại sinh ra rối loạn? Chúng ta sở dĩ sợ vạ lớn là vì ta có cái thân (thèm danh lợi). Nếu ta không có thân (quên mình có thân đi, cũng nghĩa là quên danh lợi đi) thì còn sợ gì tai vạ nữa…”.
Như thế, theo Lão Tử thì được vinh hay bị nhục đều chẳng hay ho gì, hơn nữa vinh - nhục đều là kết quả của trí xảo, tranh thắng nên không những đã không hay ho mà chỉ có hại, đều là nhục mà thôi và Lão Tử khuyên: “… ngoài thì biểu hiện sự mộc mạc, trong thì giữ sự chất phác, giảm tư tâm, bớt dục vọng”. Thật chí lý mà cũng thật là khó thực hiện!
Ông lão làm vườn cho rằng “xài” máy móc là làm cho lòng nảy sinh và dung túng tham lợi (sẽ dễ gây điều ác) và như vậy là nhục, là trái lời dạy Lão Tử và do đó nên, biết là lợi nhưng vẫn “quyết” không “xài”. Kể ra như thế là quá khắt khe! Thưa ông lão làm vườn đáng kính, nếu không chịu xài máy móc thì loài người sẽ đi về đâu và cuộc sống ngày nay có an bình hơn không?

150805war06-5c7d4
Sau ngày 26/07, các tờ rải truyền đơn cuối cùng được máy bay Đồng minh thả xuống Nhật Bản vẫn bị phớt lờ, chính phủ Nhật cương quyết không chấp nhận tối hậu thư.
Ngày 31 tháng 07 năm 1945, thiên hoàng Hirohito tuyên bố quyền lực của Hoàng đế phải được bảo vệ bằng mọi giá.
Cảnh hoang tàn tại Hiroshima sau khi bị đánh bom một tháng.

Chú thích ảnh
Ông Tsutomu Yamaguchi đã may mắn thoát chết trong cả hai vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 và còn sống thọ tới 93 tuổi.
Là người mang theo những ký ức kinh hoàng, Yamaguchi đã tham gia phong trào đấu tranh phản đối vũ khí nguyên tử. Ảnh: WireImage

Tsutomu Yamaguchi đang chuẩn bị rời Hiroshima thì quả bom nguyên tử rơi xuống. Anh kỹ sư hàng hải 29 tuổi lúc đó đang trong chuyến công tác dài 3 tháng, làm việc cho tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi, và theo lịch công tác, 6/8/1945 là ngày cuối cùng của anh ở Hiroshima. 

Suốt mùa hè năm đó, Yamaguchi và các đồng nghiệp đã làm việc miệt mài với dự án thiết kế một tàu chở dầu mới, và anh đang mong mỏi được trở về nhà với vợ, cô Hisako và cậu con trai đầu, Katsutoshi.

Khoảng 8h15 phút sáng hôm đó, Yamaguchi đang đi bộ tới xưởng tàu của Mitsubishi lần cuối thì nghe thấy tiếng máy bay trên đầu. Nhìn lên trời, ông thấy một chiếc máy bay ném bom B-29 của Mỹ bay vút qua và thả xuống một vật thể nhỏ có nối với một chiếc dù. Bất thình lình cả bầu trời phun trào một luồng ánh sáng chói lòa, mà sau này Yamaguchi mô tả là “giống như tia sét của một ngọn lửa magiê khổng lồ”. Anh chỉ có đủ thời gian để đầm người xuống một mương nước trước khi có tiếng nổ chói tai vang lên. Nhưng sóng xung kích từ vụ nổ đã hút Yamaguchi khỏi mặt đất, cuốn anh lên không trung như một chiếc vòi rồng, rồi hất anh vào một bãi khoai tây gần đó.

Chú thích ảnh
Quang cảnh đổ nát ở Hiroshima sau vụ tấn công, chỉ còn lại tòa nhà Triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima, nay là "Vòm bom nguyên tử" (Atomic Bomb Dome)

Yamaguchi ở cách tâm điểm (Vùng 0) của vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới chừng 3km. “Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi nghĩ mình đã ngất đi một lúc. Khi mở mắt ra, mọi thứ đều tối đen, tôi không thể nhìn thấy mấy. Giống như khoảnh khắc bắt đầu chiếu phim ở rạp, trước khi phim bắt đầu, chỉ có những khung hình nhấp nháy mà không có bất cứ âm thanh nào”.

Vụ nổ nguyên tử đã thổi tung một lượng bụi và rác khổng lồ, đủ để gần như che kín ánh Mặt trời buổi sáng mùa Hè. Yamaguchi bị bao quanh bởi những cơn mưa tro bụi trút xuống ào ào, và anh có thể nhìn thấy một đám mây hình nấm bốc lên trên bầu trời thành phố Hiroshima. Mặt và cẳng tay anh bị bỏng nặng, cả hai bên màng nhĩ đều bị thủng.

Tòa nhà Triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima là tòa nhà duy nhất ở gần chấn tâm vụ đánh bom còn đứng vững. Cho đến nay nó vẫn được giữ nguyên hiện trạng và đứng đó như một lời nhắc nhở về thảm họa.

Chú thích ảnh
"Vòm bom nguyên tử" Hiroshima. 

Yamaguchi đi lang thang trong bóng tối, hướng về phía những gì còn lại của xưởng đóng tàu Mitsubishi. Ở đó, anh tìm thấy hai người đồng nghiệp Akira Iwanaga and Kuniyoshi Sato, vẫn sống sót trong vụ nổ. Sau một đêm bất an trong lán trú ẩn, ba người bạn thức dậy vào ngày 7/8 và nhanh chóng đi bộ tới nhà ga tàu hỏa, nơi họ nghe tin là vẫn còn hoạt động. Cuộc hành trình đưa Yamaguchi đi qua một khung cảnh ác mộng của những đám cháy còn bập bùng, vô số tòa nhà đổ nát và những thi thể chết cháy trên đường phố. Nhiều cây cầu ở Hiroshima biến thành đống sắt vụn đổ nát, và tại một ngã ba sông, Yamaguchi buộc phải bơi qua những lớp lớp xác chết dập dềnh.

Khi đến ga, anh lên một chuyến tàu chở đầy chặt những hành khách đang bị bỏng, hoảng loạn, và lặng lẽ ngồi yên trong chuyến đi thâu đêm để trở về quê nhà Nagasaki.

Trong khi Yamaguchi trở về với vợ con, cả thế giới đều hướng sự chú ý tới Hiroshima. Mười sáu tiếng sau vụ nổ, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã có bài phát biểu lần đầu tiên tiết lộ về sự tồn tại của bom nguyên tử.

“Đây là sự khai thác sức mạnh cơ bản của vũ trụ. Lực mà từ đó Mặt Trời tạo ra sức mạnh của nó đã được phóng xuống những kẻ đã mang chiến tranh tới Viễn Đông”, ông Truman nói.

Ngày 6/8/1945, chiếc máy bay ném bom B-29 có biệt danh “Enola Gay” đã cất cánh từ đảo Tinian ở Thái Bình Dương, vượt qua chừng 1.500 dặm trước khi thả quả bom “Little Boy” (Cậu bé) trên bầu trời Hiroshima. Vụ nổ giết chết tức thì khoảng 80.000 người, và hàng chục ngàn người nữa đã tử vong trong những tuần sau đó. Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Truman cảnh báo nếu Nhật Bản không đầu hàng, họ có thể sẽ đón “một cơn mưa hủy diệt từ trên không, như chưa bao giờ từng thấy trên Trái Đất này”.

Chú thích ảnh
Quả bom "Cậu bé" được thả xuống Hiroshima.

Yamaguchi về đến Nagasaki vào sáng sớm ngày 8/8 và khập khiễng đi đến bệnh viện. Bác sĩ điều trị cho anh là một bạn học cũ, nhưng những vết bỏng đen sì trên tay và mặt Yamaguchi ghê gớm đến nỗi vị bác sĩ ban đầu không nhận ra anh. Cả gia đình anh cũng vậy. Khi Yamaguchi trở về nhà, đầu quấn đầy băng gạc, mẹ anh còn tưởng đó là một bóng ma.

Mặc dù kiệt sức, Yamaguchi vẫn kéo mình ra khỏi giường vào sáng ngày 9/8 để đến báo cáo công việc tại văn phòng công ty Mitsubishi ở Nagasaki. Khoảng 11h sáng, anh dự họp với một giám đốc công ty, và được yêu cầu phải báo cáo đầy đủ về sự việc ở Hiroshima. Người kỹ sư kể lại những sự kiện rải rác trong ngày 6/8, về ánh sáng chói lòa, tiếng nổ điếc tai, nhưng viên giám đốc cho rằng anh bị điên. Làm thế nào mà một quả bom có thể phá hủy cả thành phố?

Yamaguchi đang cố gắng giải thích thì cảnh vật bên ngoài lại đột nhiên bùng nổ với một luồng sáng trắng rực rỡ khác. Yamaguchi lăn nhào xuống đất chỉ vài giây trước khi sóng xung kích làm vỡ các cửa sổ văn phòng và bắn tung mảnh kính khắp phòng. “Tôi đã nghĩ chắc đám mây hình nấm đi theo tôi từ Hiroshima”, sau này Yamaguchi kể lại với tờ The Independent (Anh).

Chú thích ảnh
Đám mây hình nấm cuộn lên trên bầu trời Nagasaki sau vụ đánh bom nguyên tử thứ hai. Ảnh: Wikimedia Commons

Những khối nhà bê tông cốt thép của Bệnh viện Đại học Y Nagasaki là những kiến trúc duy nhất còn sót lại sau khi Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai vào ngày 9/8/1945. Bệnh viện này nằm cách “Vùng 0” của vụ nổ bom hạt nhân khoảng 800 mét.

Quả bom tấn công Nagasaki thậm chí còn mạnh hơn cả quả bom được thả xuống thành phố Hiroshima trước đó 3 ngày. Những lớp băng vết thương của Yamaguchi bị thổi bay, và anh bị tấn công bởi một đợt phóng xạ gây ung thư khác, tuy vậy, viên kỹ sư trẻ gần như không bị thương tích gì đáng kể.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng 3 ngày, anh hứng chịu bất hạnh của một nạn nhân bị tấn công nguyên tử. Và lần thứ hai liên tiếp anh đã may mắn sống sót.

Chú thích ảnh
Cảnh tượng hoang tàn ở Nagasaki sau thảm họa nguyên tử. Ảnh: History

Sau khi chạy khỏi “bộ xương” của tòa nhà công ty Mitsubishi, Yamaguchi vội vã đi qua thành phố quê hương đã bị hủy diệt để tìm kiếm vợ và con trai. Anh đã lo sợ điều tồi tệ nhất khi nhìn thấy một phần ngôi nhà của mình biến thành đống đổ nát. Nhưng thật may mắn, vợ và con trai anh chỉ bị thương nhẹ bên ngoài. Khi vụ nổ xảy ra, vợ anh đã ra ngoài tìm mua thuốc mỡ bỏng cho chồng và đã kịp đưa con lánh nạn trong một đường hầm. Đó là một bước ngoặt kỳ lạ khác của số phận. Nếu Yamaguchi đã bị thương nặng và ở lại Hiroshima, gia đình anh có thể đã chết vì bom nguyên tử ở Nagasaki.

Trong những ngày sau đó, lượng phóng xạ kép mà Yamaguchi bị phơi nhiễm bắt đầu tấn công cơ thể anh. Tóc rụng, những vết thương trên tay chuyển thành màu đen chết chóc và Yamaguchi bắt đầu nôn mửa không ngừng.

Vào ngày 15/8, khi anh và gia đình vẫn đang sống mòn mỏi trong một hầm tránh bom, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố nước Nhật đầu hàng vô điều kiện. “Tôi không có cảm giác gì về điều đó. Tôi không thấy buồn cũng chẳng vui. Tôi bị ốm nặng vì sốt, hầu như không ăn uống gì. Tôi nghĩ rằng tôi sắp qua thế giới bên kia”, Yamaguchi kể lại với tờ The Times.

Chắc rằng ý Lão Tử không đến mức cực đoan như thế vì ông cũng có nói: “Họa không gì lớn bằng không biết thế nào là đủ, hại không gì bằng tham muốn cho được nhiều. Cho nên biết thế nào là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì mới luôn luôn thấy đủ”.
Tuy nhiên, trong tình trạng còn vô minh thì không nhiều người biết được “thế nào là đủ”. Đó mới chính là vấn nạn!
Tính tích cực trong đấu tranh sinh tồn đã thôi thúc loài người tìm đến với công cụ hỗ trợ mà một bộ phận của nó là vũ khí chuyên dùng để giết chóc. Cũng chính tính tích cực ấy cũng thúc đẩy con người tìm hiểu thiên nhiên ngày một sâu sắc hơn, học hỏi thiên nhiên ngày một chính xác hơn, sáng tạo ra những công cụ ngày càng tinh xảo hơn, hiệu quả hơn trên bước đường đi chinh phục thiên nhiên và cả chinh phục chính đồng loại của nó. Triết học cũng như khoa học - kỹ thuật ra đời và phát triển trên cơ sở đó là một tất yếu!
Triết học hay khoa học - kỹ thuật đều bắt nguồn từ yêu cầu của cuộc sống, từ thực tiễn sinh động của cuộc mưu sinh. Lúc đầu có thể là kỹ thuật chế tác công cụ giản đơn, sau đó là những phát kiến khoa học sơ khai như số đếm, đoán biết thời tiết, nắng mưa… rồi đến giải thích những hiện tượng trực quan xung quanh bằng cái gọi là “triết học thần linh”. Sự tác động trở lại, “không lường được” của thiên nhiên hoang dã trước một bộ não tích cực tư duy không ngừng đã làm cho triết học và khoa học (từ đó mà cả kỹ thuật) phải liên tục tiến đến phía trước. Khoa học kỹ thuật phát triển mở ra những câu hỏi mới cho triết học trả lời và triết học phát triển sẽ khái quát, gợi ý, định hướng cho các ý tưởng khoa học. Bắt đầu là tìm hiểu bản chất của những sự vật - hiện tượng trong thiên nhiên gần gũi xung quanh với mục đích trực tiếp phục vụ cuộc sống con người. Nhưng vì cái thiên nhiên nhỏ bé ấy chỉ là bộ phận của Vũ Trụ, tuy có những tính chất chung nhất của Vũ Trụ nhưng cũng đồng thời có những tính chất riêng, đặc thù. Do đó, muốn nhận thức đến cội rễ các sự vật - hiện tượng trong cái thiên nhiên nhỏ hẹp đó thì trước sau gì cũng phải đi đến việc phải nghiên cứu để nhận thức cho được toàn diện Tự Nhiên Tồn Tại, từ xa thẳm Vũ Trụ đến sâu thẳm tâm linh con người, từ vô cùng lớn đến vô cùng nhỏ… Mục đích của quá trình nhận thức ngày càng sâu rộng và “thoát ly thực tiễn” ấy, dù có tạm thời khoác những cái áo như: đam mê khoa học, yêu mến sự thông thái, thỏa chí tò mò… thì cuối cùng cũng quay về, “tham gia” vào công cuộc chinh phục, tạo dựng vì miếng cơm manh áo, vì quyền lợi của con người.
Chúng ta đã quen với quan niệm cho rằng khoa học - kỹ thuật ra đời đã là cứu cánh cho loài người vượt ra khỏi thế giới hỗn mang để đến với giá trị cuộc sống ngày một nâng cao trong một xã hội ngày càng văn minh thịnh vượng, và vào những lúc lạc quan tếu táo nhất nhiều kẻ trong chúng ta còn cho rằng con người đã sắp sửa vượt qua cả quyền lực của Tạo Hóa. Nghĩ ngây thơ như thế nên hiếm ai biết rằng loài người là thuộc về Tự Nhiên mà trước hết là thuộc về thế giới sinh vật nên tiến trình năng động, sáng tạo của nó chỉ là bộ phận của quá trình tự nhiên và không thể không tuân theo những nguyên lý của Tự Nhiên, không thể không chấp nhận cái số phận mà Tự Nhiên đã đặt bày cho nó. Nó tưởng là đã “qua mặt” được Tạo Hóa khi nó tạo dựng ra được những công trình mà nó cho là vĩ đại, lạ lẫm và cao siêu. Nhưng thực ra nó nhào nặn được những công trình ấy là do Tạo Hóa mách bảo và ra lệnh. Bất cứ một giống loài có tư duy bậc cao nào trong Vũ Trụ bao la này đều phải hành động theo đúng cách như thế dù có thể có chút ít khác biệt (cũng là tuân theo nguyên tắc đặc thù).

Nhung su that rung ron ve vu khi hat nhan-Hinh-5
Giờ đây chúng ta biết rằng tất cả những phát kiến khoa học, những phát minh kỹ thuật, những sáng chế máy móc thiết bị không phải chỉ có mặt phải cứu cánh mà còn có mặt trái gây tai ương cho xã hội loài người nữa. Quá trình khám phá, sáng tạo đó trong khi mở ra cho xã hội một tương lai dồi dào của cải, đủ chủng loại hàng hóa với biết bao nhiêu hồ hởi hy vọng được sống trong no đủ, dư thừa thì cũng đồng thời kích thích trình độ tiêu dùng tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, gây nhiều lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm gánh nặng lo toan cho xã hội và hơn nữa, làm xuất hiện nhiều không kể xiết các chủng loại vũ khí, phương tiện chiến tranh ngày càng hoàn thiện tính năng phục vụ cho qui mô chiến tranh ngày càng to lớn, vì thế mà cũng ngày càng khốc liệt. Rốt cuộc thì cái mặt phải cứu cánh của quá trình khám phá sáng tạo đã tự nó làm khổ nó, kích thích tiêu dùng tăng trưởng để rồi phải chạy theo bở hơi tai để thỏa mãn tiêu dùng, trong đó có một phần bị nướng vào chiến tranh nhằm mục đích chỉ là để giết người. Trong lịch sử thế giới, nếu bỏ qua thời kỳ Công xã nguyên thủy và nhìn chung, bao quát toàn thể, thì loài người chưa bao giờ biết đến giàu có, chưa bao giờ biết đến hòa bình, tính từ thời đại Chiếm hữu nô lệ đến hết thế kỷ XX.
Không thể nói khác được: khoa học - kỹ thuật, khi duy ý chí còn quay cuồng trong đêm trường vô minh, khi danh lợi còn làm mờ mắt lương tri, thì nó như con thuyền đưa loài người đến bến bờ tự do và cùng lúc cũng đưa loài người vào vòng xoáy nô lệ, cái nô lệ do chính loài người gây ra cho bản thân mình.
Trong một tình trạng xã hội như vậy, với trình độ khoa học - kỹ thuật đã chín muồi thì việc tạo ra bom nguyên tử là không đến nỗi khó hiểu.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hai phe tham chiến đều theo đuổi chính sách ném bom chiến lược và nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Trong rất nhiều trường hợp, ném bom chiến lược cướp đi sinh mạng của vô số dân thường và gây nhiều tranh cãi. Tại Đức, cuộc tập kích hàng không chiến lược của phe Đồng Minh vào thành phố Dresden gây hậu quả là 30.000 người thiệt mạng. Theo cơ quan Lịch sử chiến tranh Nhật Bản, các cuộc ném bom thành phố Tokyo tháng 3 năm 1945 làm 72.489 người chết. Đến tháng 8 năm 1945, khoảng 60 thành phố của Nhật đã bị tàn phá trong chiến dịch ném bom ồ ạt. Tokyo và Kobe cũng hứng chịu các cuộc tập kích bằng bom ồ ạt này.
Trong hơn ba năm rưỡi tham chiến trực tiếp ở Chiến tranh thế giới thứ hai, có khoảng 400.000 người Mỹ thiệt mạng. Khoảng một nửa số đó là trong chiến tranh với nước Nhật. Cho đến trước hai vụ đánh bom nguyên tử, trận đánh chiếm đảo Okinawa dẫn đến cái chết của 50 ngàn đến 150 ngàn thường dân, 100 ngàn đến 125 ngàn binh sĩ Nhật. Thương vong phía Hoa Kỳ là 72.000. Con số khác đưa là 107.539 người chết cộng với 23.764 chết trong các hang kín và được chôn cất bởi phía Nhật. Vì con số trên vượt quá số lượng quân Nhật trên đảo, phía tình báo quân sự cho rằng có khoảng 42.000 tử vong là dân thường. Lý do phổ biến cho việc ném bom nguyên tử vào Nhật Bản là việc xâm lược các đảo chính của Nhật sẽ khiến thương vong gấp nhiều lần con số thiệt hại ở Okinawa.
Alferd Doblin, người Đức, sau này bị Hitle truy đuổi hầu như đến tận cùng trời đất, đã viết vào tháng 10-1919: “Các cuộc tiến công quyết định chống lại nhân loại ngày nay bắt đầu từ các bản vẽ và từ các phòng thí nghiệm”.
Năm 1921, nhà vật lý học người Đức, Walter Nernst, người được giải Nôben (Nobel), viết: “Có thể nói rằng chúng ta đang sống trên một hòn đảo làm bằng chất pyroxylin (một loại chất nổ cực mạnh). Nhưng, nhờ ơn Chúa, hiện nay chúng ta chưa tìm ra que diêm có thể đốt cháy nó”.
Nhà vật lý học Hungari, Leo Szillard, là một người thực tế. Có lần, ông nhớ lại: “… vào tháng 10-1933 tôi nảy ra ý nghĩ rằng phản ứng dây chuyền có thể thành hiện thực, nếu ta tìm ra được một nguyên tố sao cho khi hấp thụ một nơtrôn, nó lại phóng ra được hai nơtrôn”. Ngay từ năm 1935, Szillard đã đặt ra cho nhiều nhà bác học nguyên tử câu hỏi rằng liệu họ có cho việc không công bố, hoặc ít nhất là tạm thời không công bố kết quả nghiên cứu của họ là khôn ngoan, chín chắn không, vì có thể phải nghĩ đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm nữa. Số đông những người mà ông hỏi đến đều khước từ đề nghị của ông. Tuy nhiên cũng có vài nhà bác học khác bị những ý nghĩ đáng lo ngại đó làm không yên lòng. Trong đó có Paul Langevin. Ông này từng nói với một sinh viên: “Hitle? Sẽ chẳng còn bao lâu nữa hắn ta cũng gãy cổ như mọi tên bạo chúa khác thôi. Tôi còn lo ngại hơn nhiều về một cái khác. Đó là một cái gì có thể làm cho thế giới bị thiệt hại hơn rất nhiều, hơn hẳn cái thằng điên rồ này, nó sớm muộn rồi cũng phải xéo thôi. Đó là một cái mà bây giờ ta không còn có thể thoát khỏi được nữa; tôi muốn nói đến nơtrôn”.

Szillard, sau khi di cư từ Anh sang Mỹ, vẫn cố gắng vận động thực hiện đề nghị: Các nhà bác học nguyên tử tự mình gánh lấy chức năng tự nguyện kiểm duyệt những công trình của mình. Dần dần, ở Mỹ, đề nghị đó được chấp nhận. Tiếp theo, nhóm Szillard tìm cách đạt được sự thỏa thuận của các nhà bác học nguyên tử châu Âu về việc giữ bí mật mọi công trình sau này về vật lý hạt nhân. Từ tháng 2-1939, Szillard đã viết cho Joliot Curie: “… Nếu có nhiều hơn một nơtrôn được tách ra, thì phản ứng dây chuyền sẽ có thể xảy ra được. Trong những hoàn cảnh nhất định, điều đó có thể dẫn đến việc chế tạo ra bom nguyên tử, vô cùng nguy hiểm cho nhân loại”. Szillard đã đề nghị Joliot thông báo đại thể lập trường của mình. Tuy nhiên Joliot đã im lặng.
Ít lâu sau, các nhà bác học Anh cũng ngả theo đề nghị của Szillard.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét