Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/o

                                                        Vũ Khí Bí Mật Của Hitler

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs



 

 

 (Tiếp theo)

 

Ai cũng biết nước Đức phát xít không làm được bom nguyên tử – đây là một trong những bí ẩn lớn nhất của Đại chiến thế giới lần thứ II. Nếu phát xít Hitler có bom nguyên tử trước Mỹ thì cuộc chiến này sẽ có thể có kết cục khác và nhân loại bây giờ sẽ ra sao ? Vậy nguyên nhân của bí ẩn này nằm ở đâu ?
Có bốn yếu tố cản trở việc chế tạo bom nguyên tử của nước Đức phát xít. Thứ nhất là sự vắng mặt hầu hết các nhà vật lý học có đủ trình độ chuyên môn vì đã bị Hítle trục xuất. Thứ hai là bộ phận lãnh đạo nhà nước Quốc Xã đã tin tưởng mù quáng vào thắng lợi một khi bất ngờ gây ra cuộc chiến bằng những vũ khí thông thường có sẵn, do đó đã “lơ đãng” trong việc tổ chức công tác nghiên cứu khoa học phục vụ chiến tranh và cũng không hiểu hết tầm quan trọng của nó. Thứ ba là cũng do không được chú trọng đến mà các phòng thí nghiệm trang bị kém cỏi, không đủ các dụng cụ tương xứng để có thể tiến hành những nghiên cứu phức tạp. Thứ tư là các chuyên gia, bác học Đức hoạt động trong công tác nghiên cứu nguyên tử, hầu hết đều hoặc không tin tưởng hoặc không tích cực trong nghiên cứu hướng tới chế tạo vũ khí nguyên tử, thậm chí là ngấm ngầm bất hợp tác, đánh lạc hướng quan tâm của chính quyền đối với việc chế tạo thứ vũ khí vô nhân đạo đó.

Diem mat vu khi bi mat cua Hitler trong CTTG 2
Diem mat vu khi bi mat cua Hitler trong CTTG 2-Hinh-5

Tính cho đến khi Hitler lên cầm quyền (năm 1933), người Đức vẫn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu khoa học: chiếm 10/30 giải Nobel vật lý và 13/28 giải Nobel hoá học toàn cầu. Nước Đức đủ sức mạnh kinh tế và khoa học để làm bom nguyên tử, là nơi tập trung các nhà vật lý nổi tiếng như Heisenberg, Hahn, Meitner, Weizsacker. Nước Đức cũng là nơi đầu tiên tách được chất Uranium-235 trong phòng thí nghiệm và phát hiện uranium khi phân hạch sinh ra một năng lượng cực lớn. Dĩ nhiên Hitler rất muốn sử dụng năng lượng đó vào chiến tranh xâm lược. 
Tháng 4.1939, Chính phủ Đức mời 6 nhà vật lý nguyên tử đến Berlin bàn việc chế tạo loại bom mới. Tháng 9, Cục Trang bị Lục quân Đức lập “Dự án U (uranium)” để nghiên cứu sử dụng sự phân hạch uranium làm bom nguyên tử. Dự án này được giao cho Heisenberg và Weizsacker phụ trách. Tại Mỹ, “Dự án Manhattan” làm bom nguyên tử mãi đến năm 1942 mới bắt đầu thực thi. Sau này, khi biết Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật, Weizsacker nói: “Chúng tôi không làm được bom nguyên tử trước tiên là do phần lớn chúng tôi không thực sự muốn làm … Nếu chúng tôi muốn nước Đức thắng trận thì chúng tôi sẽ làm được bom nguyên tử.”

Nguyên nhân nữa là tại chủ trương sai lầm của Hitler, tên độc tài tự cao tự phụ luôn tin là hắn sáng suốt nhất; tự hắn quyết mọi chủ trương chính trị, quân sự và nghiên cứu khoa học, không thèm nghe bất cứ ai. Hắn tin người Đức sẽ chiến thắng bằng tinh thần nhất trí hy sinh vì tổ quốc; tin vào tài cầm quân tốc chiến tốc thắng của hắn và do đó không tán thành vung tiền vào các nghiên cứu dài hạn chưa biết chắc có thành công hay không – như dự án làm bom nguyên tử. Chiến thắng chớp nhoáng của Đức trước các cường quốc châu Âu khiến Hitler càng tin vào “thiên tài” của mình. Thời gian 1937-1940, Đức chi 550 triệu mác để nghiên cứu chế tạo tên lửa V1 và V2, trong khi Dự án U chỉ được cấp 1 triệu mác, nghĩa là chưa bằng 1/1000 kinh phí Dự án Manhattan của Mỹ.

Diem mat vu khi bi mat cua Hitler trong CTTG 2-Hinh-3
Diem mat vu khi bi mat cua Hitler trong CTTG 2-Hinh-4
 
Năm 1942, Hitler ra lệnh chỉ cấp kinh phí cho dự án nghiên cứu nào bảo đảm trong vòng 6 tuần có thể chế tạo được loại vũ khí mới dùng ngay cho chiến trường. Mùa thu 1942, trước tình hình dự án bom nguyên tử mãi chưa có kết quả, Hitler quyết định chuyển hướng “Dự án U” chủ yếu dùng vào việc nghiên cứu uranium làm năng lượng động cơ tầu ngầm. Đến năm 1944, khi chiến cuộc bắt đầu bất lợi cho Đức, Hitler mới tập trung làm bom nguyên tử, nhưng đã quá muộn. Quân đội Liên Xô và Đồng minh đã tiến gần nước Đức. Máy bay Anh Mỹ ném bom phá huỷ các nhà máy. Các cơ quan nghiên cứu và nhà máy uranium phải thường xuyên di dời đã làm chậm hẳn kế hoạch của Hitler. 
Mặt khác, các nhà khoa học Đức làm bom nguyên tử chỉ có hơn 20 người, nhưng một số lại căm ghét phát xít Đức dã man, phản dân chủ, họ không muốn Đức thắng và chiếm châu Âu. Nhân vật chính là Heisenberg cố ý lái chệch hướng nghiên cứu uranium sang nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân và máy gia tốc – đây là một nguyên nhân quan trọng làm cho dự án bom nguyên tử của Đức không tiến được. Heisenberg sau này giải thích: “Dưới chế độ chuyên chế, chỉ người nào bề ngoài tỏ ra hợp tác với Chính phủ Đức thì mới tiến hành được sự phản kháng tích cực và hữu hiệu (đối với Đức Hitler).” Nhà báo Jungk cũng nói: “Heisenberg và các bạn ông sở dĩ tham gia việc nghiên cứu nguyên tử cho nước Đức, trước hết là để làm thất bại ý đồ của các nhà vật lý thiếu giác ngộ định làm bom nguyên tử thật …”  
 
Kinh ngạc dàn vũ khí bí mật của Hitler ảnh 6

Diem mat vu khi bi mat cua Hitler trong CTTG 2-Hinh-8
Diem mat vu khi bi mat cua Hitler trong CTTG 2-Hinh-10
Trong mùa đông năm 1939 - 1940, Heisenberg đã hoàn thành những công trình lý thuyết giải thích được sự khác biệt về nguyên tắc giữa lò phản ứng urani, trong đó phản ứng dây chuyền được kiểm soát, với bom urani, trong đó người ta để cho dòng thác nơtrôn tự do tăng lên vượt giới hạn gây bùng nổ. Ngày 17-7-1940, Weizseker đã phát biểu trên giấy một số ý kiến của ông, trong đó có gợi ý rằng có thể thu được từ lò phản ứng urani một chất có thể sử dụng để làm chất nổ cho vũ khí nguyên tử (sau này được gọi là plutoni).
Tuy nhiên tất cả những phát hiện đó không lọt ra ngoài một nhóm rất hạn hẹp các cộng tác viên của Heisenberg. Họ đã thận trọng tránh không phổ biến những nghiên cứu lý thuyết sơ bộ của họ và cố gắng không làm cho ngay cả những cộng tác viên gần gũi nhất chú ý đến khả năng chế tạo bom nguyên tử. Khi các nhà bác học khác đề xuất việc nghiên cứu chế tạo loại vũ khí này, Heisenberg không bác bỏ chúng như là những vấn đề về nguyên tắc không thể thực hiện được, nhưng ông phát biểu: “Hiện nay, trong điều kiện chiến tranh, chúng ta không thể có những phương pháp thực tế để chế tạo bom nguyên tử với những tài nguyên mà nước Đức hiện có. Tuy nhiên, vấn đề này phải được nghiên cứu sâu, để có thể tin chắc được rằng Mỹ cũng không thể chế tạo được bom nguyên tử”.
Ngoài Heisenberg và Weizseker, nước Đức còn có một nhà vật lý học lớn nữa, đó là Fritz Houtermans, người đã từng có lúc tham gia xây dựng giả thuyết về các công trình nhiệt hạch trên Mặt Trời. Vào khoảng năm 1940 - 1941, Houtermans đã tìm ra rằng có thể chế tạo được bom nguyên tử khá nhanh chóng sau khi đã tạo được trong lò phản ứng urani một chất nổ mới.

Diem mat vu khi bi mat cua Hitler trong CTTG 2-Hinh-11
Diem mat vu khi bi mat cua Hitler trong CTTG 2-Hinh-12
Houtermans đã vô cùng lo lắng khi nghe tin Heisenberg và Weizseker đang nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề ứng dụng thực tế của phản ứng dây chuyền. Ông hỏi ý kiến Vôn Laue, nhà bác học được giải thưởng Nôben, và nhận được câu trấn an: “Bạn đồng nghiệp thân mến, chưa từng bao giờ có ai lại phát minh được một cái gì đó mà anh ta thực sự không muốn phát minh”. Mùa đông năm 1941, trong một buổi nói chuyện kín đáo với riêng Weizseker, Houtermans đã thông báo về những công trình của mình và nói thêm rằng ông giữ rất bí mật tất cả những gì liên quan đến việc chế tạo bom nguyên tử. Sau khi bàn bạc, hai nhà vật lý đi đến kết luận: nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là phải giữ sao cho các cục, vụ của chính quyền Quốc xã không biết được khả năng hiện thực của việc chế tạo bom nguyên tử.
Ngoài ba nhà bác học nói trên, ít nhất còn có 10 nhà vật lý học Đức có tiếng khác nữa đã thỏa thuận với nhau rằng cần phải tránh, không cộng tác với bộ máy chiến tranh của Hitle, hoặc chỉ làm ra vẻ cộng tác thôi…
Kể ra như thế để chúng ta thấy được sự trái ngược, trớ trêu này: các nhà vật lý học Đức sống trong hoàn cảnh khủng bố, truy sát dưới chế độ độc tài hung bạo thì cố gắng tìm mọi cách ngăn chặn việc chế tạo bom nguyên tử, trong khi đó thì các đồng nghiệp của họ ở các nước dân chủ, không bị bất kỳ một áp lực nào từ trên dội xuống, trừ một số ngoại lệ hiếm hoi, lại tập trung mọi nỗ lực của mình cho việc chế tạo nhanh chóng thứ vũ khí tàn bạo đó.

Đức Quốc xã có thể đã tiến hành thử bom hạt nhân trước khi Thế chiến II kết thúc.
Trong lúc Hitler dành thời gian và tiền bạc chú trọng đầu tư vào tên lửa thì phía Mỹ đã thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử. Đây chính là dấu chấm hết cho chiến tranh thế giới 2 và cả Đức Quốc Xã.
Khoảng 15 năm sau, một trong số các nhà bác học Đức thời đó đã cố gắng giải thích trong một bài diễn văn: “Tất nhiên, chúng tôi không hơn các đồng nghiệp nước ngoài của mình về đạo đức cũng như về trí tuệ. Nhưng lúc sắp bắt đầu chiến tranh, chúng tôi đã có được kinh nghiệm đắng cay của gần 7 năm sống dưới chính quyền Hitle, và chỉ một cái đó thôi cũng đã khiến chúng tôi nghi ngờ và dè dặt đối với nhà nước này và các cơ quan hành chính của nó. Còn các đồng nghiệp của chúng tôi ở các nước khác thì cũng đúng lúc ấy lại có thể hoàn toàn tin cậy vào sự lương thiện và công minh của các chính phủ của mình”. Nói đến đây, diễn giả ngập ngừng giây lát rồi nói thêm: “Tiện đây, xin nói thêm là tôi nghi ngờ, không biết ngày nay, tình hình đúng như vậy có còn chiếm ưu thế trong các nước đó không”.
Tới tháng 7-1941, trong bị vong lục của Ủy ban Thomson, trên cơ sở những công việc đã thực hiện được ở Anh, nói rằng có thể chế tạo được bom nguyên tử trước khi chiến tranh kết thúc. Cuối cùng, ngày 6-12-1941, đúng một ngày trước khi Nhật tấn công Trân Châu cảng và Mỹ chính thức tham chiến, chính phủ Mỹ đã quyết định dành một nguồn tài chính và kỹ thuật đáng kể để nghiên cứu chế tạo vũ khí nguyên tử.
Nhiều nhà bác học lúc đó được cổ vũ bởi lòng tin chân thành rằng chỉ có con đường họ đã chọn mới ngăn chặn được việc sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Họ tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp chính nghĩa của các nước Đồng Minh. Những người được chọn vào chương trình nghiên cứu tuyệt mật này đã làm việc quên mình, không biết mệt mỏi vì họ đều có chung suy nghĩ rằng: “Chúng ta phải có phương tiện giáng trả thích hợp để đối phó với bất kỳ sự đe dọa chiến tranh nguyên tử nào từ phía Đức. Nếu như chúng ta chế tạo được loại vũ khí đó thì cả Hitle lẫn chúng ta bắt buộc phải từ bỏ việc sử dụng nó”.
Nhưng sự uyên bác cũng chẳng thuộc được chữ “ngờ”!


Với “thành tích” đó, sau Thế Chiến II Heisenberg đã bị phe đồng minh giam giữ tại Anh một thời gian. Khi bị chất vấn, ông khai rằng ông đã cố tình lái chương trình nghiên cứu đi chệch hướng để vũ khí nguyên tử không rơi vào tay Đức quốc xã. Nhưng gần đây, khoảng nửa thế kỷ kể từ khi ông bị bắt, những cuốn băng ghi trộm để theo dõi Heisenberg ở nơi ông bị giam giữ đã được công khai hoá. Qua đó người ta thấy rõ ông đã cố gắng che giấu sự thật.

Hồi ấy, người thực sự nắm được bí quyết làm bom nguyên tử là Niels Bohr, nhà bác học người Đan Mạch, thầy học của Heisenberg và Weizsacker. Năm 1940, Đức chiếm Đan Mạch không một tiếng súng, và vẫn để Bohr nghiên cứu khoa học tuy rất muốn bắt ông phục vụ nước Đức. Tháng 9.1941, Heisenberg và Weizsacker sang Copenhaghen gặp Bohr, cho biết Đức đang nghiên cứu làm bom nguyên tử. Tin này khiến Bohr bị sốc, vì ông chủ trương khoa học chỉ phục vụ hoà bình. Về sau, Bohr nhận được thư của một người Mỹ kêu gọi đừng để cho bọn phát xít lợi dụng ông làm bom nguyên tử. Bohr không cộng tác với Đức và do đó suýt bị chúng ám sát. Tình báo Anh và Mỹ đã đưa Bohr và con trai (Aage Bohr, giải Nobel vật lý 1975) trốn qua Thuỵ Điển, Anh, cuối năm 1943 sang Mỹ. Tại đây Bohr đã cộng tác với Mỹ làm bom nguyên tử trong hai năm.
Chủ trương chiếm châu Âu, sát hại người Do Thái của phát xít Đức làm cho nhiều nhà khoa học bỏ châu Âu sang Mỹ và giúp Mỹ làm bom nguyên tử, như Einstein, Fermi, Szilard, Wigner. Đây là một đòn đau đánh vào Dự án U của Hitler.
Tuy vậy, Đức vẫn có thành tựu đáng kể trong nghiên cứu cơ bản vật lý hạt nhân: việc tách uranium và chất đồng vị cũng như chế tạo nước nặng tiến bộ rất nhanh, nhưng lại không sử dụng vào việc làm bom. Tháng 3.1945, Đức thử một dụng cụ hạt nhân tại Thuringia. Khi tiến vào Đức, quân Mỹ phát hiện một bản thiết kế chưa kịp huỷ, qua đó thấy là Heisenberg đã tiến sát đến bước chế tạo bom nguyên tử. 

Năm 1943, Mỹ lập đội đặc nhiệm bí danh “Alsos” theo quân Đồng minh toả đi khắp châu Âu, lấy mẫu nước các nơi gửi về xét nghiệm phóng xạ, qua đó lần ra dấu vết di chuyển các cơ sở nghiên cứu nguyên tử của Đức. Cuối cùng Mỹ đã tìm ra và ném bom phá tan nhà máy uranium của Đức. Khi tiến vào vùng núi miền nam Đức, đặc nhiệm Mỹ lọt vào Phòng thí nghiệm nguyên tử quan trọng nhất của Đức và bắt sống các nhà khoa học, kể cả Heisenberg. Khi quân Mỹ vào, họ vẫn say sưa làm việc không biết gì. Cũng chẳng rõ vì sao lính Mỹ lại phá huỷ ngay lò phản ứng này.
Cuối năm 1944, kế hoạch bom nguyên tử của Hitler hoàn toàn thất bại; các cơ sở nghiên cứu chế tạo đều bị phá, các chuyên gia bị Mỹ bắt rồi đưa sang Mỹ.

Còn giấc mơ nguyên tử của phát xít Nhật thì năm 1934, các nhà khoa học Nhật tiến hành thí nghiệm bắn phá hạt nhân nguyên tử. Từ đó, phát xít Nhật cũng mơ ước làm bom nguyên tử. Khi Đại chiến II nổ ra, Nhật lập Viện nghiên cứu bom hạt nhân, thực thi kế hoạch có mật hiệu “Nghiên cứu số 2”. Cuối năm 1940, nhận được tin Mỹ đang làm bom nguyên tử, Nhật càng ráo riết đẩy mạnh nghiên cứu nhưng lại thiếu kinh phí trầm trọng, vì quá tốn kém trong việc nuôi 1 triệu lính Nhật chiếm đóng Trung Quốc (TQ). Nhật thiếu nhiều tài nguyên thiên nhiên và không có uranium. Thủ tướng Nhật Tojo bèn cầu cứu Hitler. Do Đức, Ý, Nhật đã ký hiệp ước lập khối Trục phát xít, nên Đức hào phóng giúp Nhật, vì biết rằng mâu thuẫn giữa Đức với Mỹ đã rất căng thẳng, tất sẽ dẫn đến chiến tranh, nếu Nhật có bom nguyên tử thì sẽ kiềm chế được Mỹ và Liên Xô. 
Hitler ra lệnh dùng tàu ngầm chở uranium sang giúp Nhật. Bắt được tin đó, hải quân Mỹ bèn chuẩn bị “đón tiếp” tại vùng biển Malaysia, nơi tầu ngầm Đức buộc phải đi qua. Để giữ bí mật, chiếc tầu này dọc đường không mở máy liên lạc vô tuyến, nhưng tiếng động cơ thì không sao giấu được, do đó nó bị thiết bị định vị âm thanh (sonar) của hải quân Mỹ xác định được phương vị. Hàng trăm quả bom chìm được thả xuống biển. Tầu ngầm Đức tan xác. 


Vào khoảng 1 giờ sáng, người ta nghe thấy một tiếng nổ nhỏ, những ánh chớp ngắn loé lên bên cạnh các cửa sổ – những chiếc hộp plastic đã được kích nổ, các mảnh vỡ văng rất mạnh, bắn tung toé, tốc độ của chúng đủ để cắt đứt các đường ống lộ thiên của 18 “tế bào”. Nhà máy nước nặng Vemork đã bị cắt trúng cổ họng!
Nước nặng phun ra xối xả từ những ống dẫn của nhà máy, chảy theo cống rãnh rồi hợp vào những dòng suối trên sườn núi, đổ ra sông, ra biển. Còi báo động rú lên, đèn pha sáng rực soi khắp nơi truy tìm thủ phạm, lính Đức rầm rập chạy, lùng sục, cứu chữa, …., nhưng 9 chiến sĩ đặc nhiệm người NaUy đã kịp ra khỏi nhà máy, trườn xuống các hẻm đá bên dưới, lẫn vào trong bóng tối. Một lần nữa, địa hình đủ thô ráp xù xì của Vemork đã che chắn cho họ.
Một trận đánh nhanh, gọn, táo bạo, ít tốn kém, ít người biết, nhưng xứng đáng là một kỳ tích: chặn đứng việc bom nguyên tử có thể rơi vào tay một nhóm người điên cuồng chưa từng có trong lịch sử nhân loại!

Sau đấy Nhật ráo riết thăm dò khai thác uranium ở Đông Bắc TQ và Mông Cổ, song các mỏ này rất nghèo, chỉ khai thác được cực ít. Bởi vậy kế hoạch “Nghiên cứu số 2” tiến triển rất chậm. Từ giữa năm 1944, máy bay Mỹ ném bom rải thảm nước Nhật, phá huỷ các nhà máy và cơ sở nghiên cứu khoa học, kể cả Viện nghiên cứu bom hạt nhân. Kế hoạch làm bom nguyên tử của Nhật hoàn toàn phá sản. 
Bắt đầu từ ngày 13-8-1942, toàn bộ chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử được mang tên gọi qui ước là “Đề án Manhattan”. Ngày 17-9-1942, thiếu tướng Lesley Richard Groves được chỉ định làm người lãnh đạo hành chính của toàn bộ Đề án Manhattan. Ông này đã từng chỉ huy xây dựng một số lượng lớn các công trình quân sự, trong đó có việc xây dựng Lầu năm góc - trụ sở mới của Bộ chiến tranh.
Trong số các nhà bác học nguyên tử, Robert Oppenheimer (gọi thân mật là Oppi) không những nổi danh là nhà lý thuyết mà còn là người có tài tổ chức. Ông chính là người mà cả thế giới sau này còn biết đến với biệt danh: “Cha đẻ bom nguyên tử”.
Năm 1927, Oppi tốt nghiệp đại học một cách xuất sắc dưới sự chỉ đạo của nhà bác học vật lý Max Bohr tại Gottingen. Ông bắt đầu sự nghiệp đời mình bằng việc giảng dạy tại trường đại học tổng hợp California, ở Berkeley. Rất nhiều những bài báo khoa học mà Oppi gửi đăng trên các tạp chí nhiều nước là một sự đóng góp quí giá vào tòa  nhà đang lớn lên của vật lý học hiện đại.
Oppi đã nghĩ đến bom nguyên tử từ khi trong một buổi giảng của Bohr, lần đầu tiên ông nghe nói về sự phá vỡ urani dẫn đến hiện tượng giải phóng một năng lượng to lớn. 
Niels Bohr

Sinh Niels Henrik David Bohr
7 tháng 10, 1885
Copenhagen, Đan Mạch
Mất 18 tháng 11, 1962 (77 tuổi)
Copenhagen, Đan Mạch
Niels Henrik David Bohr là nhà vật lý học người Đan Mạch với những đóng góp nền tảng về lý thuyết cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử sơ khai, nhờ đó mà ông nhận Giải Nobel Vật lý năm 1922. Bohr còn là nhà triết học và tích cực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong thập niên 1930, Bohr giúp đỡ những người trốn chạy khỏi chủ nghĩa phát xít. Sau khi Đan Mạch bị Đức chiếm đóng, ông đã có cuộc gặp mặt với Heisenberg, lúc đó là người đứng đầu của Dự án vũ khí hạt nhân Đức. Tháng 9 năm 1943, khi biết tin mình đang bị người Đức truy bắt, Bohr đã bay sang Thụy Điển. Từ đây, ông bay sang Anh, và gia nhập vào dự án vũ khí hạt nhân của nước này, nó là phần trách nhiệm của người Anh tham gia vào Dự án Manhattan. Sau chiến tranh, Bohr kêu gọi quốc tế hợp tác trong vấn đề năng lượng hạt nhân. Ông tham gia vào quá trình thành lập ra tổ chức CERN và Ủy ban năng lượng nguyên tử Đan Mạch, trở thành chủ tịch đầu tiên của Viện Vật lý lý thuyết Bắc Âu năm 1957.
 
Năm 1939, trong một cuộc họp ở Washington, nhà bác học người Đan Mạch, Bohr, đã báo cáo về công trình của Hahn và cũng nhắc đến các kết luận của Frish và Meitner. Việc đó đã gây chấn động mạnh đến nỗi làm một số nhà vật lý học không đợi được đến khi kết thúc buổi thuyết trình, quay vội về phòng thí nghiệm của mình để tái tạo lại những thí nghiệm vừa nghe được. Nhà bác học người Đức là Gentner, lúc đó đang làm việc ở phòng thí nghiệm phóng xạ Berkeley, nhớ lại rằng đúng vào những ngày đó, Oppi đã tính toán một cách gần đúng khối lượng tới hạn cần thiết để gây ra sự nổ nguyên tử.
Mùa thu năm 1941, theo yêu cầu của nhà bác học A. H. Compton (người được giải thưởng Nôben), Oppi đã tham dự cuộc họp hai ngày của Ủy ban đặc biệt Viện hàn lâm khoa học quốc gia, được tổ chức, triệu tập để tham khảo ý kiến về vấn đề áp dụng năng lượng nguyên tử vào chiến tranh. Sau cuộc họp này, số phận đã hướng cuộc đời Oppi ngoặt sang một con đường mới. Ông đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu sự nổ nguyên tử và với sự phụ giúp của hai sinh viên, ông đã có được phát minh cho phép hạ giá thành của việc tách các đồng vị urani bằng phương pháp điện từ, xuống 50 - 70%.
Công trình đó của Oppi đã gây cho Compton một ấn tượng mạnh mẽ. Đầu năm 1942, khi công việc chế tạo bom nguyên tử của các nhà vật lý ở Mỹ bắt đầu có qui  mô lớn, Compton đã đề nghị Oppi hoàn toàn chuyển sang làm việc cho Đề án Manhattan. Tháng 7 năm đó, Oppi lãnh đạo một nhóm nhỏ và làm việc hiệu quả đến mức, theo Compton nhớ lại: “Dưới sự lãnh đạo của Oppi, họ đã làm ra được một cái gì đó hiện thực, sờ thấy được, và làm nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc".


             Arthur Holly Compton trên trang bìa tạp chí Time ngày 13 tháng 1 năm 1936
Arthur Compton (10 tháng 9 năm 1892 - 15 tháng 3 năm 1962) là một nhà vật lý. Ông đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1927 cùng với Charles Wilson cho khám phá của ông về hiệu ứng Compton. Ông đã làm hiệu trưởng Đại học Washington ở St Louis 1945-1953. Arthur Compton sinh ra ở Wooster, Ohio vào năm 1892 trong gia đình Elias và Otelia Compton. Họ là một gia đình học tập. Cha của ông Elias là hiệu trưởng Đại học Wooster (sau này là The College of Wooster), mà Arthur theo học, và cũng có thể trở thành một thành viên của Alpha Tau Omega Fraternity. Cả anh trai Karl của ông cũng học ở Wooster Đại học, đã trở thành một nhà vật lý, và sau đó là chủ tịch của MIT.
 
Trong quá trình làm việc, Oppi đã đi đến kết luận rằng để tránh sự lặp lại một cách lãng phí không cần thiết các công việc nghiên cứu, thí nghiệm thì cần phải thống nhất, tập trung vào một chỗ rất nhiều phòng thí nghiệm rải rác khắp nước Mỹ, cũng như ở Anh và Canada. Ý kiến này đã dẫn đến cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Oppi và Groves vào mùa thu năm 1942, và việc Thứ trưởng Bộ chiến tranh Mỹ là John Maccloy ký lệnh mua vùng Los Alamos thuộc bang Nem Mexico để xây dựng một trung tâm thí nghiệm siêu đẳng vào ngày 25-11-1942. Compton đề nghị giao cho Oppi lãnh đạo trung tâm thí nghiệm đó.
Tháng 7-1943, Los Alamos bắt đầu hoạt động tìm kiếm những khám phá, phát minh mới trong vật lý hạt nhân.
(Còn nữa)
------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét