Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/p


 
Những Vũ Khí Kỳ Dị Trong Thế Chiến 2
                                                   

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs



 

 

 (Tiếp theo)

 

                                                                              ***

Việc Groves quyết định bổ nhiệm Oppi vào vị trí giám đốc trung tâm thí nghiệm Los Alamos, lúc đầu đã bị nhiều chỉ trích. Ông này nhớ lại: “Người ta trách móc tôi rằng chỉ có người được giải Nôben, hoặc ít ra cũng phải là người khá đứng tuổi mới có thể đứng ở vị trí như thế được. Nhưng tôi đã chọn Oppenheimer, và thành công của ông đã chứng tỏ rằng tôi đã đúng. Không ai có thể làm nổi cái mà ông đã làm”.
Sau một thời gian ngắn, trên con đường đời định mệnh của mình, “cha đẻ bom nguyên tử” đã leo lên đỉnh cao của danh vọng và quyền lực. Nhưng ít ai biết, để đạt được như vậy, Oppi đã phải tự làm vẩn đục tâm hồn mình trước thói nghi kỵ và chống Cộng của cơ quan phản gián Mỹ. Lời nhận xét của một nhân viên tình báo Mỹ tên là Peer de Silva vào tháng 9-1943 cho thấy ông bị bắt thóp: “Có thể cho rằng Oppenheimer quan tâm sâu sắc đến việc trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới, và chiếm lĩnh được vị trí của mình trong lịch sử do đã thực hiện được đề án. Cũng có khả năng Bộ chiến tranh có thể cho phép ông thực hiện điều đó nhưng cũng có thể thanh toán tên tuổi, danh tiếng và sự nghiệp của ông nếu thấy cần làm thế. Nếu cho ông ta nhận thức được triển vọng đó một cách đủ rõ ràng, nó sẽ bắt ông phải nhìn bằng một con mắt khác quan hệ của ông với Bộ chiến tranh”.


Các phương pháp lắp ráp bom phân hạch khác nhau được khám phá trong hội nghị tháng 7 năm 1942. Bản vẽ của Robert Serber.
Các nhà bác học cao siêu cũng chẳng thoát được vòng thèm khát danh lợi! Sự tán tận lương tâm không phải chỉ có ở những kẻ thấp hèn!
Vào mùa thu năm 1943, Bộ chỉ huy tối cao quân lực Mỹ đã thành lập một cơ quan đặc biệt với mật danh là “Alsos”, theo chân lực lượng đổ bộ vào châu Âu với nhiệm vụ thu lượm tin tức và chứng cứ về thực trạng nghiên cứu vũ khí nguyên tử của nước Đức Quốc Xã. Trong đó có nhà vật lý học thực nghiệm nổi tiếng người Đan Mạch, người đã từng thực hiện được một trong những khám phá quan trọng bậc nhất của vật lý học hiện đại: hiện tượng tồn tại Spin ở điện tử. Ông tên là Goudsmit được các đồng nghiệp gọi thân mật là “chú Sam”. Sau một thời gian nghiên cứu các tài liệu tịch thu được và hỏi cung các nhân chứng, Goudsmit đi đến kết luận: “… tôi cho rằng đề án của Đức không đáng để cho thậm chí chỉ một người lính của chúng ta bị trẹo khớp mắt cá chân”.
Không lâu sau đó, trong khi dạo chơi với một thiếu tá Mỹ, Goudsmit có nói: “Bọn Đức không có bom nguyên tử, thế có tuyệt không chứ? Bây giờ có thể không cần dùng đến bom nguyên tử của ta nữa”. Ông đã phải kinh ngạc trước câu đáp của viên thiếu tá: “Ông Sam, tất nhiên ông hiểu được rằng nếu chúng ta có vũ khí đó, thì chúng ta phải sử dụng nó”.
Goudsmit đâu biết nổi đó là một lời tiên tri!
Những báo cáo của “Alsos” về việc Đức Quốc Xã không có vũ khí nguyên tử, hơn nữa trình độ nghiên cứu vũ khí nguyên tử của Đức lạc hậu hơn 2 năm so với Đồng Minh, dù là bảo mật, vẫn lan truyền trong các phòng thí nghiệm Đồng Minh và được bàn luận sôi nổi ở đó.
Nhưng rồi phát xít Ý và phát xít Đức đều lần lượt bị tiêu diệt. Chỉ còn lại phát xít Nhật mà người ta biết chính xác không có khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử.
Vậy thì biện hộ thế nào nếu vẫn tiếp tục nghiên cứu chế tạo vũ khí nguyên tử? Người ta đã tìm ra động cơ để xúc tiến, đại khái là thế này: “Nếu như chúng ta không làm ra loại vũ khí này, và không chỉ ra cho thế giới thấy được tính năng khủng khiếp của nó, dù chỉ bằng những cuộc thí nghiệm công khai thôi, thì sớm muộn gì một cường quốc thiếu thận trọng nào đó sẽ lẳng lặng sản xuất ra nó trong điều kiện hoàn toàn bí mật. Vì sự nghiệp hòa bình trên thế giới thì tốt hơn hết, nhân loại ít nhất phải biết rõ mình đang đứng ở đâu”. Đó cũng là nội dung lời phát biểu của Niels Bohr trong một cuộc bàn bạc mật. Và ông cũng nói tiếp một cách ngây thơ: “Nhân loại cần đến nguồn năng lượng mới mà chúng ta đã phát minh và nghiên cứu. Chúng ta phải chăm lo sao cho trong tương lai, nó được sử dụng nhằm mục đích hòa bình, chứ không phải là phá hoại”.


J. Robert Oppenheimer và Leslie Groves thăm tàn tích Vụ thử Trinity vào tháng 9 năm 1945. Những chiếc giày bao màu trắng ngăn cản họ đeo là để tránh chất phóng xạ dính vào giày của họ.
Một chiếc B-29 Silverplate Straight Flush. Mã đuôi của Phi đội ném bom 444 được sơn lên để che giấu danh tính thật.
Tuy nhiên, một số nhà vật lý nguyên tử đã bắt đầu cảm thấy được tầm nghiêm trọng của vấn đề. Bohr là người đã trực tiếp lần lượt gặp tổng thống Rudơven (Roosevelt) của Mỹ và thủ tướng Sơớcsin (Churchill) để bàn luận vấn đề này nhưng hình như chẳng đạt kết quả gì. Người ta kể lại rằng Sơớcsin đã bất chợt đứng lên cắt đứt cuộc tiếp kiến, quay sang cố vấn khoa học của ông ta, huân tước Charwell, lắc đầu hỏi: “Thế ông ta nói cái gì đó? Nói về chính trị hay về vật lý?”.
Về phần mình, tướng Groves không mảy may nghi ngờ việc phải sử dụng bom nguyên tử trong cuộc chiến tranh này. Đầu năm 1945, khi đã tin chắc rằng trong vòng vài tháng nữa sẽ chế tạo xong bom, thủ trưởng của Đề án Manhattan đã báo cáo lên người chỉ huy trực tiếp ông là tướng George Marshall, trưởng ban tham mưu. Groves phát biểu rằng đã đến lúc cần xây dựng chi tiết kế hoạch sử dụng bom trong chiến tranh và cần giao cho một số sĩ quan cao cấp nghiên cứu sơ bộ vấn đề này. Bởi động cơ đó cho nên kể cả sau khi phát xít Đức đã đầu hàng, Groves vẫn tiếp tục hối thúc các đồng sự một cách thường xuyên: “Chúng ta không được bỏ phí một ngày nào cả”.
Mùa xuân năm 1945, nhóm khảo sát, chọn mục tiêu cho lần đầu sử dụng bom nguyên tử của Đề án Manhattan (mà đa số là các nhà bác học, trong đó có cả Oppi) đã đi đến kết luận trong một bản báo cáo đánh máy, đại ý là:
- Theo tính toán thì bom nguyên tử sẽ gây ra sự phá hoại lớn nhất cho đợt sóng xung kích ban đầu lan rộng trong một diện tích có bán kính đến 1,5 km, và sự phá hoại tiếp sau là do tác dụng của lửa. Do đó đối tượng được chọn phải là một khu vực có kích thước ít ra cũng bằng khoảng chừng như vậy mà trên đó có dày đặc các công trình kiến trúc bê tông cốt sắt và trước đó chưa bị oanh tạc để thấy được rõ rệt hiệu quả tàn phá của chỉ một quả bom thôi.
- Đối tượng được chọn phải mang ý nghĩa quân sự ở tầm chiến lược.
Bản báo cáo đã dẫn đến một quyết định lạnh lùng đến gai người: sự oanh tạc của không lực Mỹ trên đất Nhật phải “chừa ra” không được “chạm đến” 4 thành phố đã được chọn là Hirosima, Kokura, Niigata và thành phố cổ kính thiêng liêng đối với dân chúng Nhật là Kyoto. Khi nghe được tin này, chuyên gia về Nhật Bản là giáo sư Edwin O. Reishower đã ứa nước mắt. Mac Cormac, một luật sư người New York về sau đã thuyết phục được Bộ trưởng chiến tranh Steamson xóa tên Kyoto trong cái danh sách ghê hồn đó.


Tan ca tại cơ sở làm giàu urani Y-12 ở Oak Ridge. Tính tới tháng 5 năm 1945, đã có khoảng 82 nghìn người làm việc ở Công trường Clinton.
Các nhà vật lý tại một hội thảo do Dự án Manhattan tài trợ ở Los Alamos năm 1946. Hàng đầu từ trái sang là Norris Bradbury, John Manley, Enrico FermiJ. M. B. Kellogg. Robert Oppenheimer, mặc áo choàng tối màu, ở phía sau Manley; phía trái Oppenheimer là Richard Feynman.
Cũng trong mùa xuân năm 1945, một số phi công ở sân bay Wendover, bang Utah đã luyện tập để chuẩn bị cho cuộc không kích đầu tiên bằng bom nguyên tử.
Szillard (có nghĩa là cứng, rắn), nhân vật mà trước kia đã nỗ lực và có sáng kiến “hay ho” sớm làm cho việc nghiên cứu chế tạo vũ khí nguyên tử nhanh chóng được triển khai, lúc này, lại hành động với những cố gắng cuối cùng nhằm đảo ngược tình thế. Một thời gian sau, Szillard đã nói như một lời tâm sự: “Vào năm 1943 và một phần năm 1944, mối lo chủ yếu của chúng tôi là sợ rằng Đức sẽ chế tạo được bom nguyên tử trước khi chúng ta tiến quân vào châu Âu… Năm 1945, khi chúng tôi hết lo lắng về cái mà người Đức có thể làm đối với chúng ta thì chúng tôi lại bắt đầu lo lắng về cái mà chính phủ Mỹ có thể làm đối với các nước khác”.
Sau khoảng 5 năm kể từ lần xin chữ ký của Anhxtanh để thuyết phục chính phủ Mỹ chế tạo bom nguyên tử, giờ đây Szillard lại tìm đến Anhxtanh giải thích về tình hình thế giới đã đổi khác để đề nghị Anhxtanh thảo một bức thư gởi tới Tổng thống Rudơven cùng với bị vong lục của Szillard. Trong bị vong lục tỉ mỉ của Szillard, có tường trình đại ý rằng bất kỳ một ưu thế quân sự ngắn ngủi và nhất thời nào mà bom nguyên tử có thể tạo ra cho Mỹ đều có thể nhanh chóng bị thủ tiêu bởi một sự thua thiệt nghiêm trọng về chính trị và quân sự tiếp theo sau. Bộ tài liệu này đã được đặt lên bàn làm việc của Tổng thống. Tuy nhiên Rudơven chưa kịp đọc đến thì ngày 12-4-1945, ông đã đột ngột từ trần.
 
Thiên hoàng Chiêu Hòa
Hirohito in dress uniform.jpg
Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản
 
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét