Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/e


 
Lạnh Gáy 10 Cuộc Chiến Đẫm Máu Nhất Lịch Sử Nhân Loại - Nỗi Khiếp Sợ Hàng Ngàn Năm Của Thế Giới
 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs





 (Tiếp theo)


Mục đích của tranh giành danh lợi là cố gắng khuất phục những kẻ khác để chiếm hữu danh lợi ấy vì mục đích cuối cùng là sống còn. Vì ai cũng cố gắng như thế cả nên ai cũng cần đến sức mạnh vượt trội hơn để có thể đánh bại, loại bỏ “đám còn lại” khỏi cuộc đua tranh (để tăng cường sức mạnh, có nhiều cách như: tự cường, lôi kéo qui tụ, liên minh liên kết… để cùng hưởng lợi…). Do đó, muốn chiếm hữu danh lợi thì việc trước tiên phải làm là đua tranh tạo lực, tích lũy lực, tập hợp lực lượng… (mà ngày nay, một trong những biểu hiện của sự chuẩn bị này là hiện tượng chạy đua vũ trang). Chỉ khi tự thấy có đủ lực rồi thì mới “dám” đua tranh, mới có “quyền” (do tự nhận hoặc được kẻ khác đánh giá, thừa nhận) được đua tranh và khi cái lực đó là nổi trội áp đảo so với các lực khác hoặc đã đánh bại các lực khác thì nó cũng có quyền nổi trội áp đảo hoặc toàn quyền (do tự nhận và cũng do những kẻ yếu hơn hoặc đã bị thần phục thừa nhận) trong việc chia chác, định đoạt danh lợi.
Một cái gì đó, chỉ được (hay bị?!) gọi là danh lợi khi nó tạo ra sự tham muốn của nhân tính. Một danh lợi, dù đã được (hay bị?!) kẻ nào đó chiếm hữu thì nó vẫn luôn gây ra sự “nhòm ngó”, kích thích, tranh giành ở những kẻ khác. Do đó kẻ chiếm hữu luôn phải duy trì lực ở mức cần thiết để đề phòng, khống chế, triệt tiêu mọi sự tranh chấp, bảo vệ quyền “hợp pháp” của mình trong việc chiếm hữu và hưởng thụ danh lợi.

rSZfpWP.jpg
Trận Leuctres xảy ra năm 371 TCN nằm trong bối cảnh của cuộc chiến tranh này. Nó là một trong những cuộc chiến tranh thành bang cuối cùng trước khi toàn bộ đất Hy Lạp rơi vào ách thống trị của người Macédoine.
 
Như vậy, đi liền với danh lợi là quyền lực, muốn có danh lợi thì phải tranh đấu, muốn giữ danh lợi thì phải có quyền lực. Quyền lực được danh lợi nuôi dưỡng thao túng để bảo vệ danh lợi, đồng thời làm tăng trưởng danh lợi. Khi sức mạnh được thi triển ra nhằm tranh đua quyền lực để giành giật danh lợi mà gây nên thống khổ, chết chóc, đau thương trong nội bộ loài người thì đó gọi là bạo lực. Một khi ý chí mù quáng tạo ra bạo lực chống lại Đức Huyền Diệu thì Đức Huyền Diệu cũng bị thôi thúc tạo ra bạo lực để chống lại: vì Đức Huyền Diệu là ý chí, nguyện vọng của Đại Chúng, là thuộc về phía tốt đẹp nhất của nhân tính, là bản năng sống còn của cả giống loài có ý thức nên nó cũng đại diện cho một quyền lực tối thượng, vô địch và luôn giành được thắng lợi cuối cùng trong mọi cuộc đua tranh, dù có thể là đẫm máu đến đâu chăng nữa. (Không có giống loài nào tự diệt chủng được mình mà chỉ thiên nhiên mới có đủ quyền lực tạo sinh ra cũng như làm tiêu vong đi! Hay là có?). Ở đâu có danh lợi thì ở đó trước sau gì cũng xuất hiện quyền lực. Quyền lực mất đi thì khả năng tranh đấu để hưởng thụ danh lợi cũng không còn. Do danh lợi và quyền lực đi liền với nhau như hình với bóng và quyền lực thực chất đã chuyển hóa thành danh lợi nên người ta thường gộp chung hai thứ đó lại và gọi là quyền lợi. Trong một thế giới mà não trạng con người vẫn còn “ưa thích” đối xử với nhau bằng bạo lực thì việc duy trì công cụ gây bạo lực (gồm vũ khí, lực lượng vũ trang) là đương nhiên. Càng có nhiều đặc quyền đặc lợi thì càng phải tăng cường công cụ bạo lực. Đỉnh cao của tranh chấp quyền lợi là sử dụng công cụ bạo lực mà ở mức độ tột cùng của nó là đấu tranh vũ trang, là chiến tranh. Chiến tranh chà đạp lên quyền được sống và làm thiệt mạng hàng loạt, hàng khối người, làm tổn thương Đức Huyền Diệu nên dù đứng ở góc độ quan sát nào, từ phía chính nghĩa hay phi nghĩa, đều thấy nó tàn bạo.
Trong xã hội mang hình thái quân chủ chuyên chế hay còn gọi là xã hội phong kiến, nội chiến xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng đó là nỗi thèm khát được chiếm hữu và hưởng thụ quyền lợi đến vô độ một cách mù quáng và không kiềm chế được của tầng lớp thống trị mà tiêu biểu là vua chúa, quí tộc. Để thỏa mãn sự thèm khát ấy, tầng lớp thống trị, đứng đầu là vua chúa chỉ có thể bóc lột quyền lợi càng nhiều càng tốt từ Đại Chúng bị trị thông qua một chế độ hà khắc và một bộ máy bạo lực khổng lồ. Việc đó làm xuất hiện trong xã hội hai quyền lợi tương phản nhau (thường xuyên mâu thuẫn nhau) là quyền lợi của Đại Chúng bị trị và quyền lợi của thiểu số quan lại, vua chúa thống trị. Trong những điều kiện nhất định, sớm hay muộn gì thì mâu thuẫn ấy cũng đạt đến đối kháng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết thậm chí là theo hướng một mất một còn. Lúc đó chính là lúc nổ ra khởi nghĩa nông dân, Đại Chúng tự vũ trang đi đòi quyền lợi cơ bản và tối thiểu của mình: được yên ổn làm ăn và sống còn trong no đủ. Bên cạnh đó, sự đua tranh quyền lực trong nội bộ tầng lớp thống trị (vua chúa, quí tộc, quan lại) nhằm giành giật danh cao lộc nhiều cũng làm xuất hiện nội chiến. Chốn cung đình là nơi tập trung cao độ quyền lực và danh lợi nên cũng là nơi xảy ra đấu đá khốc liệt nhất, biểu hiện đến cùng cực những dã tâm, độc địa, man rợ, hèn hạ, đểu giả… vẫn thường tiềm ẩn rất sâu trong những tâm hồn con người tham muốn danh lợi đầy vị kỷ và đến điên cuồng.
 

     Trong các cuộc chiến tranh thời cổ cho đến thời kỳ cận đại, ngày trước, ngựa chiến, giáp trụ, vũ khí là sinh mệnh của võ tướng trên sa trường.
Xã hội phong kiến là xã hội mà trong đó việc giải quyết tranh chấp giữa quần chúng với triều đình, giữa các thế lực trong triều đình với nhau thường được “ưu tiên” đối xử bằng bạo lực, làm xảy ra liên miên các cuộc khởi nghĩa nông dân và các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Điền Tương Như sống vào đời Chu bên Trung Quốc đã viết trong “Tư mã binh pháp”: “Thời xưa, khi lấy nhân dân làm gốc, lấy nghĩa cai trị thì gọi là chính. Chính sử dụng không được vừa ý thì dùng quyền”. Nghĩa là trước sau gì cũng phải “đụng đến” bạo lực, dùng bạo lực để răn đe, trấn áp, vì đến mức độ nào mới được gọi là “vừa ý”, nhất là ý của ông vua đang làm “cha thiên hạ”, ý của đám quần thần chỉ biết nhờ ơn vua mà hưởng “lộc nước”, ý của những kẻ luôn túc trực trong đầu sự si mê danh lợi và đang “cầm nắm” quyền lực.
Hoàng Thạch Công thời nhà Hán, “khẳng khái” hơn, nói toẹt ra mà cũng sai bét: “Hào kiệt cúi đầu thì nước mới vững, vua giữ quyền sinh sát thì nước mới yên”. Câu nói này khét lẹt mùi bạo lực! Khi vua đã trở thành bạo chúa thì hào kiệt phải “cúi đầu” và nước phải “yên” là cái chắc! Nhưng cái “cúi đầu” nhẫn nhục ấy, cái “yên” trong lầm than ấy như một khối nổ đã ngấm ngầm được châm ngòi để chờ ngày bùng phát thành “đại họa”!
Khi nắm bạo lực trong tay và không muốn bị sứt mẻ quyền lợi của mình thì bất cứ kẻ nào cũng sẽ và phải làm theo lời khuyên của hai ông trên kia vì đó là hai lời khuyên rất thực tế, rất “xuôi đời”. Hèn gì mà Lão Tử than rằng ông nói “ngược đời”.
Khoảng 1500 năm sau, tức vào thế kỷ thứ XVI, ở bên trời Âu, Machiavelli, nhà hoạt động chính trị của nước Ý và đồng thời là nhà lý luận quân sự đầu tiên của tầng lớp tư sản vẫn còn quan niệm như Điền Tương Như, nhưng nói rõ hơn: “Ta phải xác nhận có hai phương thức đấu tranh, một là dựa trên pháp luật, hai là dựa trên sức mạnh. Phương thức thứ nhất phù hợp với bản tính loài người, phương thức thứ hai có tính thú vật. Nhưng trong cuộc đấu tranh, phương thức thứ nhất không đủ hiệu lực nên phải sử dụng phương thức thứ hai. Vị chúa phải biết xử sự vừa như con vật, vừa như con người”. Nói như vậy, nghe qua thật dễ hiểu, nhưng nghe kỹ thì hóa ra khó hiểu quá! Ông này không nói rõ pháp luật ở đây là pháp luật của ai và dành cho ai; vua ở ngoài (ở trên) hay ở trong (ở dưới) pháp luật, và ai có thể xử được vua. Một vị vua anh minh thì không thể là thú vật được, còn nếu đã là thú vật (theo nghĩa dã man, vô cảm) thì phải là thú vật mang nhân tính, như thế chỉ có thể là một hôn quân, bạo chúa và một hôn quân, bạo chúa thì làm sao xử sự như một vị vua anh minh được? Rốt cuộc thì thế này: “Tao giành cho mày chút quyền lợi để sống mà phục vụ cho tao, nghĩa là mày được quyền sống nhưng phải tuân theo luật của kẻ mạnh. Nếu mày làm trái ý tao, xúc phạm đến quyền lợi của tao thì tao sẽ giết mày, khỏi nói lôi thôi gì hết!".


Kỵ binh Napoleon mạnh mẽ nhờ được trang bị "tận răng" và đào tạo cực tốt
Với khả năng tổ chức quân đội tài tình (và cả sự giàu có) của Naopleon I, quân đội và cả kỵ binh của Pháp trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. Bộ binh của Hoàng đế Napoleon không hề yếu nhưng kỵ binh lại được trang bị và tuyển chọn tốt hơn nhiều.
Tất nhiên Napoleon đã chứng minh học thuyết quân sự của mình là đúng khi bất bại trên mọi chiến trường, tham vọng của ông còn lớn hơn cả của Ceasar và Alexander đại đế. Ông chỉ thất bại 1 lần duy nhất nhưng 1 lần đó cũng đủ kết thúc tất cả…
Trong một xã hội ngập tràn bạo lực, lấy bạo lực làm lựa chọn ưu tiên trong tranh chấp như vậy, thì hiện tượng cá nhân tự trang bị võ nghệ, vũ khí, hiện tượng, tự tổ chức lực lượng bạo lực vũ trang trở thành phổ biến là điều dễ thấy. “Thói quen” dùng bạo lực để đối xử với nhau không phải là lỗi của chế độ phong kiến mà như một hiện tượng tất yếu trong xã hội còn phân tầng giàu - nghèo của một giống loài tuy đã biết suy nghĩ, có ý chí cao nhưng vẫn còn chìm đắm trong vô minh để trở thành cực đoan. Thời phong kiến, đeo kiếm kè kè bên hông đi tán gái là chuyện bình thường. Thời nay, lăm lăm súng AK đứng nói chuyện với gái thì thật ghê sợ!
Chủ động thích nghi là tác động có chủ đích vào môi trường tự nhiên - xã hội cũng như sự cải tạo bản thân theo hướng có lợi cho bản thân làm cho cuộc sống bản thân phù hợp hơn với môi trường, làm xuất hiện những yếu tố đáp ứng được đòi hỏi của bản thân (mà trước hết là tâm sinh lý bản năng). Muốn thực hiện được chủ động thích nghi thì trước hết phải quan sát, học hỏi, tìm hiểu rồi sau đó là cân nhắc và lựa chọn hướng tác động. Đó chính là quá trình của tư duy và làm hình thành nên cái gọi là lý trí ở loài người. Lý trí là linh hồn của thân xác hoạt động bản năng. Lý trí và bản năng lập thành hai đặc tính sống tương phản nhau trong mối quan hệ lưỡng nghi khăng khít, vận động và chuyển hóa trong môi trường tự nhiên - xã hội, làm cho đặc tính này là tiền đề tồn tại của đặc tính kia, nhưng bản năng luôn mang tính ổn định, vốn dĩ, khởi thủy, nền tảng, còn lý trí thì mang tính chủ động, lựa chọn, cưỡng bức, nổi trội. Vì vậy, sự thèm khát hay dục vọng trong nhân tính cùng với quá trình tìm kiếm, cân nhắc, lựa chọn phương hướng và cách thức thực hiện nhằm thỏa mãn chúng và do đó mà cả ý chí, ở loài người nói chung và con người nói riêng đều chịu sự chi phối, thôi thúc bởi những động lực vừa lý trí, vừa bản năng. (Cần nhớ, ý chí là lý trí vẫn còn bị chi phối bởi bản năng).
Loài thú hoạt động theo bản năng (tạm gọi là bản năng thuần túy, nguyên thủy hay sơ cấp, và chỉ tương đối thôi, vì ở những giống loài động vật bậc cao như cá heo, vượn dạng người… đã lờ mờ tính người) nên vô tri trước thị phi, không có gì để nói và dù có “động chạm”, gây tổn thất nào đó cho con người thì cũng là vô tình, hoàn toàn có thể tha thứ được.


Kỵ binh Cossack được xem như là những kỵ binh tốt nhất của mọi thời đại 
Lý trí thuần túy là một khái niệm máy móc, siêu hình, có tính lý tưởng, siêu việt nhằm để chỉ tính tự giác tuyệt đối của một não trạng đã “giác ngộ” hoàn toàn Tự Nhiên Tồn Tại.
Đã là lý trí thì phải thuộc nhân tính và một khi còn tồn tại Đức Huyền Diệu thì nó cũng phải nằm trong vòng thị phi, làm cho bản thân nó cũng nhuộm màu đúng - sai. Sự đúng hoặc sai của một lý trí không mang tính ổn định theo thời gian và cả không gian, tùy thuộc vào quan niệm thị phi của con người mà quan niệm ấy lại phụ thuộc vào tập quán, trình độ nhận thức, vào thành kiến thời đại, vào cả tư tưởng, tình cảm, thậm chí là cả tâm sinh lý của mỗi người đánh giá về nó. Mặt khác, như đã nói, lý trí và bản năng luôn vận động trong mối quan hệ lưỡng nghi khăng khít tác động nhau và chuyển hóa nhau trong sự biến động không ngừng của điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên - xã hội, trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng và môi trường tự nhiên - xã hội ấy làm cho có hiện tượng bản năng biến dần thành ý chí và đồng thời ý chí cũng biến dần thành bản năng. (Có thể rằng đây cũng là một quá trình phổ biến trong thế giới sinh vật). Khi chúng ta nói ai đó có hành động "đổ đốn", "sa đọa", thì có nghĩa chúng ta đã đánh giá hành động người đó về ý chí, lý trí và theo qui ước đương thời về "đổ đốn",  "sa đọa".


Cưỡi ngựa, bắn cung là sở trường của kỵ binh Mông Cổ
Các hiệp sĩ khắp Châu Âu, những kỵ binh Muslim của các vương quốc hồi giáo, chiến binh Slavic của Nga, binh lính đông đảo của Trung Quốc,… Không nơi nào chống đỡ được vó ngựa của dân Mông Cổ.

Người xưa thường có câu, vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu cỏ không mọc được nơi ấy
Đội quân này thoát khỏi sự trói buộc của tư tưởng quân sự truyền thống ở Châu Âu, hình thành nên một đế chế có quy mô lớn chưa từng có trên thế giới. Họ giống như những con thú dữ trên chiến trường được sinh ra trên lưng ngựa và chỉ với một mục đích là xông thẳng vào trận địa để giết chóc.


(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét