Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/r

   
                                       

                                                  Những thí nghiệm ghê rợn trên người

 
Những Thí Nghiệm Rùng Rợn Và Điên Rồ Nhất Trong Lịch Sử Loài Người
                                     

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs



 



 (Tiếp theo)


Phải chăng một trong những nguyên nhân làm cho mặt trái của nhân tính thắng thế áp đảo mặt phải của nó là sự lo sợ rằng nếu không thả được bom nguyên tử xuống nước Nhật (mà lúc đó chỉ còn “chỗ đó” là thả được chứ còn thả chỗ nào nữa?) thì toàn bộ Đề án Manhattan sau khi đã ngốn hết gần 2 tỷ đôla bỗng trở nên “vớ vẩn” để rồi thay cho lời ca ngợi, sự vinh quang là lời chế giễu và trách cứ?
Phải chăng đây cũng là nguyên nhân: thói huênh hoang thường thấy ở một đế quốc muốn biểu dương sức mạnh của mình trước thế giới, trong đó có Cộng Sản, kẻ mà nó căm ghét từ lâu? 
Ngày này năm xưa: Chấn động vụ xử các lãnh đạo Đức Quốc xãCác bị cáo tại một phiên xử của tòa án quân sự quốc tế Nuremberg năm 1945. Hàng đầu gồm Hermann Goering, Rudolf Hess, Joachim Von Ribbentrop, Wilhelm Keitel và Ernst Kaltenbrunner. Hàng sau gồm Karl Doenitz, Erich Raeder, Baldur von Schirach và Fritz Sauckel. Ảnh: History.com 
Hermann Göring tự sát vào đêm trước buổi hành quyết. Thi thể của Hermann Göring, ngày 16 tháng 10 năm 1946 
Hay là đây nữa: trong hồi ký của mình, Tổng thống Truman viết rằng lời “đồng ý” của ông đã giải quyết sự tranh cãi về việc ném bom nguyên tử. (Nhưng sao phải hủy diệt hai thành phố Nhật để giải quyết sự tranh cãi bằng mồm ấy?). Tướng Groves đã nhận xét: “Truman đã chẳng làm gì bao nhiêu khi ông nói “đồng ý!”. Vào lúc đó, phải có lòng dũng cảm lớn lắm mới nói ra chữ “không” được”. (Vì sao lại quái lạ như thế?). Trong bài phỏng vấn đăng trên báo “Le Monde” ngày 29-4-1958, người ta hỏi Oppi: “Trong thời gian ông là ủy viên Ủy ban đặc biệt (Ủy ban lâm thời) và có trách nhiệm kiến nghị với Tổng thống Truman những vấn đề khoa học về việc sử dụng bom nguyên tử ở Nhật, ông có cảm giác rằng một vài nhân vật nắm tình hình đầy đủ có thể vì lý do chính trị đã gây tác động đến việc ra những quyết định nào đó không?”. Ông trả lời: “Người ta đòi hỏi ở ủy ban giám định trước hết là ý kiến về những vấn đề kỹ thuật mới. Chúng ta đừng quên rằng chính phủ mới cần đến cái đó. Họ là những người chưa học được cách sử dụng chính quyền và cũng chưa học được cách giải quyết những vấn đề nguyên tử mà họ phải chịu trách nhiệm. Đa số những người cần đến ý kiến chúng tôi lại không có thời giờ để nghiên cứu vấn đề. Mặt khác, Tổng thống Truman và ngài Winston Churchill đã tỏ ra hoàn toàn đồng ý rằng phải sử dụng bom nguyên tử để chấm dứt chiến tranh. Ý kiến đó đã làm nặng đĩa cân…”.
Tuy nhiên dù có là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì câu hỏi cơ bản nhất, quan trọng nhất để cho những người trong cuộc tự vấn lương tâm mình trước một sự tàn sát đồng loại vô tội đến mức kinh hoàng như thế, vẫn là: họ đã hành động sáng suốt hay không sáng suốt, vì hòa bình hay vì chiến tranh, chính đáng hay không chính đáng, tội lỗi hay không tội lỗi?
Từ lâu, việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh Nhật trong Thế chiến thứ II đã là đề tài của cuộc tranh luận sôi nổi. Thoạt đầu chỉ vài người đặt vấn đề về quyết định thả hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki của Tổng thống Truman. Nhưng vào năm 1965, sử gia Gar Alperovits lập luận rằng mặc dù hai quả bom này đã dẫn đến việc chấm dứt chiến tranh ngay lập tức, các quan chức Nhật lúc ấy cũng đã muốn và chắc chắn sẽ đầu hàng trước khi Mỹ có kế hoạch chiếm đóng vào ngày 1 tháng Mười một. Vì thế việc sử dụng chúng là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc ném bom là không cần thiết để thắng cuộc chiến, thì việc ném bom Hiroshima và Nagasaki là sai trái. Bốn mươi tám năm sau, thêm nhiều người khác đã tham gia vào cuộc tranh luận: một số ủng hộ ý kiến của Alperovitz và lên án việc ném bom, những người khác sôi nổi phản biện rằng việc ném bom là hợp đạo lý, cần thiết và cứu người.
Tuy nhiên cả hai quan điểm này đều cho rằng việc tấn công Hiroshima và Nagasaki bằng thứ vũ khí tân tiến và hiệu quả này đã buộc Nhật phải chịu đầu hàng vào ngày 9 tháng Tám. Chúng đã không đặt vấn đề về tính hiệu quả của việc ném bom -- câu hỏi thực sự là, nó có tác dụng không? Luận điểm chính thống là đương nhiên, nó đã có hiệu lực. Hoa Kỳ ném bom Hiroshima vào ngày 6 tháng Tám và Nagasaki vào ngày 9 tháng Tám, khiến Nhật lo sợ trước mối đe doạ của những cuộc dội bom hạt nhân khác và cuối cùng phải đầu hàng. Nhưng có ba vấn đề quan trọng đối với cái nhìn này, và hợp chung lại với nhau, chúng đánh bại luận điểm cố hữu về lý do vì sao Nhật đầu hàng.

Ảnh màu hiếm về phiên tòa ở Nürnberg, cho thấy các bị cáo được canh gác bởi Cảnh sát quân sự Hoa Kỳ
Không có phiên tòa nào có thể cho thấy bản chất và nguyên nhân dẫn tới cái ác rõ ràng hơn  phiên tòa Nuremberg, được diễn ra từ năm 1945 đến năm 1949. Những ai đến với Nuremberg với ý định sẽ được nhìn thấy những con quỷ bạo tàn đội lốt người trước vành móng ngựa thường ra về trong thất vọng.

jackson-tough-prosecutor-img_assist_custom-628x434

Robert Jackson trong vai trò công tố viên đại diện cho Hoa Kỳ tại một phiên tòa Nuremberg. Ảnh: carolynyeager


Vấn đề đầu tiên đối với lập luận truyền thống là thời điểm. Và đây là một vấn đề nghiêm trọng. Quan điểm cố hữu đưa ra một vạch thời gian đơn giản. Không quân Hoa Kỳ thả bom hạt nhân Hiroshima vào ngày 6 tháng Tám, ba ngày sau họ lại ném một quả khác vào Nagasaki, và ngày kế tiếp Nhật đã gửi tín hiệu muốn đầu hàng. Chẳng thể trách được các tờ báo Mỹ khi chúng chạy những dòng tít như: “Hoà bình trên Thái Bình Dương: Quả Bom của chúng ta đã thắng!”
Đầu hàng vô điều kiện (điều mà phe Đồng minh đòi hỏi) là một viên thuốc đắng khó nuốt. Hoa Kỳ và Anh Quốc đã tiến hành những toà án tội ác chiến tranh tại châu Âu. Nếu họ quyết định đưa Nhật hoàng - người được tin là hiển linh - ra toà thì sao? Nếu họ loại bỏ Nhật hoàng và thay đổi hoàn toàn hình thức nhà nước hiện tại thì sao? Mặc dù tình hình đã xấu đi trong mùa hè 1945, giới lãnh đạo Nhật vẫn chưa muốn nghĩ đến việc từ bỏ truyền thống, đức tin và lối sống của mình. Cho đến ngày 9 tháng Tám. Điều gì đã xảy ra khiến họ thay đổi quyết định của mình một cách đường đột và dứt khoát như thế? Điều gì đã khiến họ lần đầu tiên ngồi xuống để nghiêm túc bàn thảo việc đầu hàng trong suốt 14 năm chiến tranh? Không thể nào là Nagasaki. Việc ném bom Nagasaki xảy ra vào cuối buổi sáng ngày 9 tháng Tám, sau khi Hội đồng Tối cao đã bắt đầu buổi họp thảo luận việc đầu hàng, và tin về việc ném bom chỉ đến tai giới lãnh đạo Nhật vào đầu buổi trưa -- sau khi cuộc họp của Hội đồng Tối cao đã chấm dứt với bế tắc về quyết định và toàn bộ nội các được triệu tập để tiếp tục thảo luận. Chỉ dựa trên thời điểm thôi thì Nagasaki không thể là yếu tố thúc đẩy họ đầu hàng. 
Trong mùa hè 1945, Không quân Hoa Kỳ đã tiến hành một trong những chiến dịch phá huỷ thành thị dữ dội nhất trong lịch sử thế giới. Sáu mươi tám thành phố Nhật bị tấn công và tất cả đều bị phá huỷ toàn bộ hay một phần. Dự tính đã có khoảng 1,7 triệu người bị mất nhà ở, 300 nghìn người bị thiệt mạng và 750 nghìn người bị thương. Sáu mươi sáu đợt tấn công đã sử dụng bom thông dụng, hai vụ ném bom hạt nhân. Những vụ dội bom thông dụng đã tạo ra những thiệt hại khổng lồ. Trong suốt mùa hè, các thành phố đã bị đốt cháy mỗi đêm. Trong cảnh tàn phá chồng chất, chẳng có gì ngạc nhiên khi một cuộc tấn công đơn lẻ nào đấy đã không tạo được ấn tượng đáng kể -- thậm chí khi nó sử dụng đến thứ vũ khí mới đặc biệt.

 

WP Adolf Eichmann 1942 (extracted file).jpg
Adolf Eichmann năm 1942
Adolf Eichmann (1906-1962) là một sỹ quan thuộc lực lượng vũ trang SS của Đức Quốc xã. Trong Thế chiến thứ Hai, Eichmann đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa kế hoạch Giải Pháp Cuối Cùng (Final Solution) mà giới cầm quyền Đức Quốc Xã đưa ra để xử lý người Do Thái đang bị giam cầm trên toàn Châu Âu.
Trung tá SS Adolf Eichmann (Ảnh: genocide.leadr.msu.edu)
“… Eichmann sẽ được ghi nhớ là đã luôn nhấn mạnh rằng y chỉ có tội “trợ giúp và tiếp tay” (aiding and abetting) trong việc thực hiện những tội ác mà y đang chịu tố cáo, rằng bản thân y chưa bao giờ phạm một tội ác công khai nào.
Ông Hermann Goering đầu hàng lính Mỹ tại Bavaria, Đức, vào ngày 9/5/1945 , bị bắt và bị đưa đến phiên toà tại Nuremburg, Đức . Ông bị kết án là "tội phạm chiến tranh" . Tấm ảnh này đuợc chụp vào ngày 5/10/1945 , lưu trữ tại Central Registry of War Criminals and Security Suspects , Paris, Pháp . Ảnh AP


Những nguời trong phiên toà xử những tội phạm chiến tranh vào năm 1946 tại Nuremberg , Đức . Họ đang xử 24 nguời chủ chốt của Nazi Đức. Trong phiên toà này (trong hình) Đồng minh đã kêu án tử (treo cổ) 12 nguời trong đó có Ông Hermann Goering . Ông Hermann Goering đã tự sát trong tù vào đêm truớc (15/10/1946) của ngày thi hành án . Ảnh AP

Tuỳ theo địa điểm mục tiêu và độ cao tấn công, mỗi chiếc máy bay ném bom B-29 xuất phát từ đảo Mariana mang khoảng 16 đến 20 nghìn cân Anh bom. Một phi vụ oanh kích thường có 500 máy bay. Điều này có nghĩa là mỗi đợt dội bom thông thường đã thả từ 4 đến 5 nghìn tấn bom tại mỗi thành phố. (Một nghìn tấn - kiloton - là tiêu chuẩn đo lường sức nổ của vũ khí nguyên tử. Quả bom ở Hiroshima có sức nổ 16,5 kiloton, quả bom ở Nagasaki có sức nổ 20 kiloton.) Với ngần ấy bom, sức tàn phá được trải rộng và đều (vì thế sẽ hiệu quả hơn), trong khi một quả bom đơn lẻ với sức nổ lớn hơn cũng chỉ phí đi sức huỷ diệt của nó tại trọng tâm của vụ nổ -- tái huỷ diệt những thứ đã bị tàn phá -- ta có thể nói rằng một số những vụ thả bom thông thường đã đạt gần mức huỷ diệt của hai vụ thả bom hạt nhân.
Ngày 13 tháng Tám tướng Anami đã nhận định rằng những vụ ném bom hạt nhân cũng chẳng đe doạ gì hơn những đợt ném bom xăng mà Nhật đã phải chịu đựng trong nhiều tháng. Nếu tình trạng của Hiroshima và Nagasaki cũng không tệ hơn những đợt thả bom xăng, và nếu giới lãnh đạo Nhật đã không xem chúng đủ quan trọng để bàn thảo sâu kỹ, thì tại sao Hiroshima và Nagasaki lại có thể dồn họ đến mức phải đầu hàng?
Nếu người Nhật nói chung không quan tâm lắm đến việc oanh tạc các thành phố cũng như việc ném bom hạt nhân ở Hiroshima, thì họ quan tâm đến điều gì? Câu trả lời thật đơn giản: Liên Xô.
Người Nhật đang lâm vào tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ ở gần điểm cuối của một cuộc chiến mà họ đang là kẻ thua trận. Tình hình trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, Quân đội vẫn vững mạnh và được tiếp tế tốt. Vẫn còn gần 4 triệu quân tác chiến trong đó 1,2 triệu đang bảo vệ các hòn đảo của Nhật.
Chẳng cần đến một thiên tài quân sự để thấy rằng, trong khi có thể đánh một trận cân não chống lại một hoả lực lớn đang tấn công ở một hướng, nhưng không thể nào chống lại hai hoả lực lớn tấn công từ hai hướng khác nhau. Cuộc tấn công của Liên Xô đã làm mất hiệu lực của chiến lược quân sự của một trận đánh quyết định, cũng như nó đã làm mất hiệu lực chiến lược ngoại giao. Chỉ trong một nước đi, toàn bộ những lựa chọn của Nhật đã bị tiêu tan. Cuộc tấn công của Liên Xô đã mang tính quyết định về chiến lược -- nó làm phá sản cả hai phương án của Nhật -- trong khi việc ném bom vào Hiroshima lại chẳng làm phá sản phương án nào.
Theo đó, ngày 3/2/1932, Sugishita cho biết đã cùng phi đội của mình thảm sát 30 người dân trong một ngôi làng. Hai ngày sau, Sugishita tiếp tục “quyết định tàn sát 100 người” và yêu cầu cấp dưới cũng ra tay như mình.
Trung Quốc, Nhật Bản, tội phạm chiến tranh, tội ác chiến tranh, thú tội, khai nhận, giết người, tội ác, thảm sát, tàn sát, dã man
Tội phạm chiến tranh người Nhật Kenzo Sugishita. (Ảnh: Xinhua)
Người này cũng thú nhận không ít lần xuống tay với cả trẻ em. Sugishita khai nhận đã đánh chết một cậu bé 6 tuổi định chạy khỏi ngôi nhà vừa bị đốt, rồi ném thi thể cậu bé vào đám cháy. Một lần khác, y ném đá một đứa bé khoảng 7 tuổi đến chết, rồi quẳng thi thể xuống sông.
Ngày 25/4/1932, Sugishita bỏ vi khuẩn độc hại xuống 21 giếng nước ở thị trấn Giang Loan, Thượng Hải để đầu độc người dân địa phương. Trước đó 4 ngày, y ra lệnh cho các thuộc cấp giết 10 người dân bằng súng trường và súng máy, giả định rằng họ là kẻ thù của mình.
Trung Quốc, Nhật Bản, tội phạm chiến tranh, tội ác chiến tranh, thú tội, khai nhận, giết người, tội ác, thảm sát, tàn sát, dã man
Bản thú tội của Kenzo Sugishita. (Ảnh: Xinhua)
Cũng trong tháng 4/1932, Sugishita đã cưỡng hiếp một thiếu nữ ở Thượng Hải: “Trong một khu nhà chứa trước rạp chiếu phim, tôi đã dùng súng lục để đe dọa và bắn một phát đạn rồi cưỡng hiếp một cô gái 17 tuổi”, y viết.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11/1932, Sugishita tiếp tục gây ra hàng loạt những vụ giết chóc tàn bạo đối với người dân vô tội, mà không hề cảm thấy hối hận, như cho cấp dưới bắn chết nhiều người, tự tay đâm và bắn chết nhiều người Trung Quốc khác.
Ngày 8/11 cùng năm đó, tại làng Longtian, tại một ngôi làng ở huyện Yuci, tỉnh Sơn Tây, khi một người trong binh đoàn bị thương, Sugishita càn quét khắp làng và bắt giữ 7 cư dân. Một trong số họ bị gửi về trụ sở, 6 người còn lại bị trói vào cây.
Ông này ra lệnh thuộc cấp xả súng bắn chết họ và đích thân giết chết 2 người với súng lục và đâm họ bằng kiếm Nhật.
Trung Quốc, Nhật Bản, tội phạm chiến tranh, tội ác chiến tranh, thú tội, khai nhận, giết người, tội ác, thảm sát, tàn sát, dã man
Bản thú tội của tội phạm chiến tranh Nhật Bản được phát hành trực tuyến. (Ảnh: Daily Mail)

Tuớng Đức - Anton Dostler bị trói truớc khi nguời ta xử tử ông tại Aversa, Ý . Toà án tại Rome xét xử tội pham chiến tranh . Tội của Anton Dostler là : Đã ra lệnh giết 15 tù binh Mỹ - tay không tất sắt khi họ bị bắt ở La Spezia, Ý vào ngày 26/3/1944 . Ảnh ẠP 1/12/1945
 
Việc Liên Xô tuyên chiến cũng đã thay đổi việc tính toán lượng thời gian còn lại để xoay trở. Tình báo Nhật tiên đoán rằng lực lượng Hoa Kỳ sẽ không tấn công trong vài tháng tới. Trong lúc ấy, lực lượng Xô Viết có thể có mặt tại Nhật chỉ trong 10 ngày. Cuộc tấn công của Nhật đã khiến cho quyết định chấm dứt chiến tranh trở nên cực kỳ cấp bách.
Và các nhà lãnh đạo Nhật đã rút ra kết luận này từ vài tháng trước. Trong một cuộc họp của Hội đồng Tối Cao vào tháng Sáu 1945, họ đã nói rằng việc Liên Xô tham chiến “sẽ quyết định số phận của Đế chế Nhật.” Phó Tham mưu Trưởng Kawabe nói trong cùng cuộc họp rằng “việc giữ gìn hoà bình tuyệt đối trong quan hệ của chúng ta với Liên Xô là bắt buộc đối với việc duy trì cuộc chiến.”
Tầm mức dữ dội và xuyên suốt của chiến dịch oanh tạc của Không quân Hoa Kỳ có thể đo lường bằng thực tế là họ đã ném đi ném lại các thành phố Nhật đến nỗi họ phải tấn công cả những “thành phố” với dân số chỉ đến 30 nghìn người hoặc ít hơn. Trong một thế giới cận đại, 30 nghìn người cũng chỉ tương đương với một thị trấn lớn.
Đương nhiên là luôn có khả năng để tái tấn công các thành phố vốn đã bị oanh tạc bằng bom xăng. Nhưng trung bình thì các thành phố này đã bị huỷ diệt đến 50 phần trăm. Hoặc Hoa Kỳ có thể ném bom hạt nhân lên các thành phố nhỏ hơn. Tuy nhiên, chỉ còn lại sáu thành phố nhỏ (với dân số từ 30 nghìn đến 100 nghìn dân) chưa bị ném bom. Với tình hình Nhật đã có đến 68 thành phố bị tàn phá bởi các vụ không kích, và hầu như vẫn bình chân, thì có lẽ không gì ngạc nhiên khi giới lãnh đạo Nhật đã không ấn tượng mấy với lời đe doạ đánh bom thêm nữa. Điều này không thuyết phục mấy về mặt chiến lược.

Trùm Himmler, người chỉ đạo các chương trình thí nghiệm tàn bạo
“Cha đẻ” các chương trình thí nghiệm là thống chế Himmler, chỉ huy trưởng lực lượng Schutzstaffel (gọi tắt SS, có nghĩa "đội cận vệ") là tổ chức vũ trang tàn ác nhất của Đảng Đức Quốc xã. Dưới sự “cầm chịch” của Himmler, khoảng 200 lang băm sát nhân của chế độ phát xít hè nhau tiến hành khoảng 400 thí nghiệm rùng rợn. Bọn chúng biến các tù nhân trong trại tập trung, tù nhân chiến tranh làm vật thí nghiệm theo kiểu “trẻ không tha, già không thương”.
Giáng sinh năm 1941, khi chiến tranh bước vào giai đoạn tàn khốc, Hirt viết thư cho thượng tướng Brandt, “đệ tử” của trùm Himmler: “Tôi đã có bộ sưu tập lớn sọ người của hầu hết các chủng tộc. Tuy nhiên, về người Do Thái, tôi có rất ít mẫu… Việc đánh chiếm Liên Xô cho chúng ta cơ hội sưu tầm, thu thập các sọ người thiếu hụt”. Tuy nhiên, Hirt “chảnh” đến mức y từ chối nhận các sọ người đã chết và đặt thẳng vấn đề: “Để không làm hư hỏng sọ người, cần có bác sĩ cắt đầu ra khỏi thân và chuyển đi trong thùng kẽm được bịt kín”. Chương trình của Hirt khiến Himmler hết sức hưng phấn, y ra lệnh cung cấp cho giáo sư Hirt “mọi thứ cần thiết cho công tác nghiên cứu”.
Chân dung giáo sư đồ tể Hitr
Người cung cấp các hộp sọ cho Hirt là W.Sievers, một đảng viên Quốc xã. Tính đến tháng 6-1943, Sievers đã “xử lý” 115 người, trong đó có 79 đàn ông Do Thái, 30 phụ nữ Do Thái, 4 người Châu Á và 2 người Ba Lan. Trước tòa án Nürnberg, công tố viên hỏi Sievers “xử lý” nghĩa là gì? Y đáp: “Là đo đạc nhân chủng học, lấy khuôn sọ rồi sát hại”. Một sỹ quan khác phải thi hành lệnh của giáo sư đồ tể là đại úy Josef Kramer khai trước tòa: “Hirt yêu cầu phải hạ sát nạn nhân bằng khí độc, chuyển xác họ đến Viện giải phẫu cho ông ấy”. Kramer đã giết tổng cộng 80 người rồi giao xác cho Hirt. Khi tòa hỏi cảm xúc của y lúc đó như thế nào, Kramer lạnh lùng đáp: “Tôi không có cảm xúc, đó là cách (giết người) tôi đã được huấn luyện”...
Trùm Himmler gửi “tối hậu thư” cho Rashcer yêu cầu thực hiện một thí nghiệm kinh tởm nhất: “làm nóng bằng hơi ấm thú vật”. Rascher cho gọi 4 thiếu nữ từ một trại tập trung đến gặp y. Một trong số thiếu nữ hành nghề bán dâm, Rascher làm bộ đạo đức phê phán nghề bán dâm, cô gái nói thẳng vào mặt y: “Thà tôi bán phải dâm nửa năm còn hơn chịu đựng trong trại tập trung”. Mặc dù giận dữ nhưng Racher tha cho cô gái vì cô thuộc “chủng tộc Bắc Âu” chứ không phải dân Do Thái hạ đẳng. Rascher buộc các cô gái khỏa thân, một người được đông lạnh, sau đó 3 người còn lại phải ôm người bị lạnh để làm ấm. Y còn ép buộc 4 cô gái thực hiện việc làm tình trong nhiệt độ lạnh và đưa ra “kết luận y học”: “Sau khi giao hợp, nhiệt độ của 3 người tăng nhanh, tương đương với việc ngâm vào nước nóng”(!).
Đại úy SS Joshef lãnh án tử hình vì tham gia các thí nghiệm dã man
Theo lời khai của các nhân chứng trước phiên tòa Nürnberg, những thí nghiệm quái đản của các lang băm phát xít được thực hiện trên 300 người, khoảng 90 nạn nhân chết ngay trong lúc thí nghiệm, những người còn lại bị thủ tiêu, chỉ vài người sống sót đều hóa điên. Những kẻ thực hiện thí nghiệm đều phải chịu kết cục tồi tệ như một sự quả báo, vợ chồng Rascher bị quân SS bắt giam về tội khai man và tống vào trại tập trung Dachau, nơi y đã quá quen thuộc khi thí nghiệm trên các nạn nhân. Cả hai đều không sống sót vì chính Himmler ra lệnh thủ tiêu để xóa sạch dấu vết.
Phiên tòa Nürnberg đã tuyên án xử tử hình bằng hình thức treo cổ đối với nhiều lang băm của chế độ phát xít thực hiện những thí nghiệm phản khoa học, vô nhân đạo. Thậm chí, một số kẻ đến phút cuối vẫn biện hộ rằng những thí nghiệm chết người của họ là do “hành động yêu nước” để phục vụ đế chế phát xít.

                                                *** 

Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/01/04/nhat-dau-hang-vi-stalin-khong-phai-bom-nguyen-tu-p1/#sthash.b6PtxnGI.dpuf
Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/01/04/nhat-dau-hang-vi-stalin-khong-phai-bom-nguyen-tu-p1/#sthash.aJzwZa0d.dpuf
Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/01/04/nhat-dau-hang-vi-stalin-khong-phai-bom-nguyen-tu-p1/#sthash.aJzwZa0d.dpuf
Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/01/04/nhat-dau-hang-vi-stalin-khong-phai-bom-nguyen-tu-p1/#sthash.aJzwZa0d.dpuf
Lịch sử đã lưu lại nhiều câu trả lời chân thành, nhiều câu trả lời quanh co, nhiều câu trả lời mập mờ, nhiều câu trả lời có vẻ như chạy tội và cũng nhiều câu có phần trâng tráo. Hiện tượng đó có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là: “cái tôi danh lợi” khó lòng mà xử một cách công minh chính bản thân mình. Dù sao thì nguyên nhân cơ bản, chính yếu là nguyên nhân này: trên nền tảng của đa dạng về tư tưởng thì quan niệm thị phi (đúng - sai) cũng phân ly thành đa chiều. Và cũng chính vì như vậy mà trong nhiều trường hợp phân trần, biện minh là có thể thông cảm được. Nhưng cái lạnh lẽo, băng giá toát ra từ rất nhiều tâm hồn thời đó đã làm cho chúng ta có cái cảm giác rờn rợn như đứng trước một kẻ đồ tể xa lạ, với khuôn mặt ánh lên sự vô cảm.
Robert Broad, một trong các nhà vật lý học Mỹ đã từng học ở Gottingen trước đó 20 năm, đã mô tả cảm xúc của mình và đồng nghiệp ở Los Alamos như sau: “Tất nhiên, chúng tôi rất xúc động vì hiệu quả vũ khí của mình, và đặc biệt vì bom được ném xuống không phải các mục tiêu quân sự ở Hiroshima, mà ngay chính giữa thành phố. Nhưng nếu muốn thành thực cho đến cùng thì tôi phải thú nhận rằng cảm giác khoan khoái ở chúng tôi thắng cảm giác ghê sợ. Và như thế vì rằng cuối cùng thì gia đình và bạn bè của chúng tôi ở các thành phố khác và ở các nước khác đã biết được nguyên nhân vì sao chúng tôi đã biến mất trong mấy năm nay. Và cuối cùng bản thân chúng tôi cũng thấy rõ được rằng đã làm việc không uổng công. Về phần mình, tôi phải nói rằng tôi không cảm thấy mình có lỗi”.
Willy Hidginbotten, một nhà bác học 30 tuổi, chuyên gia về điện tử học, viết từ Los Alamos cho mẹ: “Con không hề có chút tự hào gì về những việc bọn con đã làm được… Ý nghĩa duy nhất của nó là ở chỗ nó bắt nhân loại phải yêu hòa bình. Bây giờ không thể nào hình dung được một cái gì khác ngoài hòa bình. Nhưng khốn thay, bao giờ cũng có những kẻ không đắn đo gì hết”.

Ba ngày sau, vào lúc 11h01 ngày 9/8/1945, quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống thành phố Nagasaki, giết chết hàng chục nghìn người, phá hủy nhiều công trình dân sự quan trọng khác
Trên thực tế, địa điểm được lựa chọn ban đầu là Korura. Tuy nhiên, thời tiết ở thành phố này không thuận lợi do trời có nhiều mây.
Do vậy, quân đội Mỹ quyết định chuyển hướng mục tiêu sang Nagasaki cũng là một cảng chiến lược của Nhật Bản.
Phi công chỉ huy chiến dịch ném bom thứ hai là Thiếu tá Charles W. Sweeney, lúc đó mới 25 tuổi.
Charles W. Sweeney.jpg
Thiếu tá Charles W. Sweeney khi còn trẻ
Anh được chỉ huy trưởng Trung đoàn 509, Đại tá Paul W. Tibbets, người đã điều khiển chiếc máy bay tiến hành sứ mệnh ở Hiroshima, lựa chọn.
Thiếu tá Sweeney miêu tả, khi quay đầu máy bay để tránh khỏi sức ép từ vụ nổ, ông đã nhìn thấy những đám mây nhiều màu sắc dâng lên từ đường chân trời.
'Nó mạnh hơn rất nhiều so với vụ nổ tại Hiroshima', Sweeney chia sẻ trong cuốn hồi ký của mình. 'Đó là một cảnh tượng đầy kinh hoàng, nhưng cũng mê hoặc đến nghẹt thở'.
Chưa đầy 1 tuần sau 2 cuộc tấn công đẫm máu, chính phủ Nhật Bản đồng ý đầu hàng vô điều kiện, chính thức kết thúc Thế chiến 2.
Sau đó, các phi công thực hiện nhiệm vụ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản được xưng tụng như những người hùng đã thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến.
Tuy nhiên, sau hàng thập kỷ, nhiều người vẫn tự hỏi rằng, liệu người Mỹ có thực sự cần phải kết thúc chiến tranh theo một cách tàn bạo như vậy hay không.
Đối với Sweeney, ông đã có dịp quay trở lại Nagasaki chỉ vài tuần sau khi chiến tranh kết thúc.   
'Khi đó, tôi không hề thấy tự hào hay hãnh diện, ngay cả lúc này đây, khi phải chứng kiến sự tàn nhẫn của chiến tranh đối với con người,' ông viết.
'Mỗi sinh mạng đều quý giá. Nhưng tôi không hề cảm thấy tội lỗi khi đã thả quả bom nguyên tử đó'.
'Tội lỗi lớn nhất thuộc về chính phủ Nhật Bản bởi họ đã có thể lựa chọn một kết cục tốt đẹp hơn,' Sweeney nhấn mạnh.
Người ta quyết định hai nhà bác học nguyên tử là Alvaretz và Agnew cùng với chuyên gia về bom của Anh là Penny sẽ tham gia vào cuộc ném quả bom nguyên tử thứ hai nhưng bay trên một máy bay riêng với mục đích là thám sát. Trước khi thực hiện nhiệm vụ, Alvaretz và các bạn ông là Morrison và Serber đang ngồi uống bia thì bỗng nảy ra một ý là trong cuộc ném bom, họ sẽ ném xuống một bức thư gửi cho một người bạn Nhật của họ là giáo sư Sagana, người đã cùng làm việc với họ trước chiến tranh ở Phòng thí nghiệm phóng xạ Berkeley. Bức thư đó gồm ba bản được buộc chặt mỗi bản vào một trong ba chiếc máy đo mà Alvaretz sẽ phải ném xuống mục tiêu (người ta đã tìm thấy được một trong ba bức thư đó sau khi bom nguyên tử nổ ở Nagasaki). Đây là một đoạn của nội dung bức thư: “Chúng tôi gửi bức thư này và khẩn thiết yêu cầu ông sử dụng ảnh hưởng của mình để làm cho Bộ trưởng tham mưu Nhật nhận thức được tất cả những hậu quả kinh khủng sẽ đổ lên đầu nhân dân nước ông, nếu họ cứ tiếp tục chiến tranh. Ông đã biết rằng với những chi phí cực lớn, đã có thể chế tạo được bom nguyên tử. Bây giờ hẳn ông đã thấy rõ là chúng tôi đã xây dựng được những nhà máy cần thiết… Ông cần hình dung rõ ràng rằng tất cả sản phẩm của các nhà máy đó, làm việc cả 24 giờ trong một ngày, sẽ nổ tung trên tổ quốc ông. Trong ba tuần lễ, chúng tôi đã nổ thử một quả trên một hoang mạc Mỹ, quả thứ hai đã nổ ở Hiroshima và quả thứ ba nổ sáng hôm nay.
Chúng tôi khẩn khoản xin ông khẳng định những sự kiện đó với các nhà lãnh đạo của ông, và làm mọi điều có thể để không cho sự tàn phá và chết chóc tiếp tục diễn ra trong sự tiến triển của một cuộc chiến tranh mà kết quả duy nhất sẽ là sự phá hủy hoàn toàn tất cả các thành phố của các ông. Là những nhà khoa học, chúng tôi lấy làm tiếc rằng một phát minh xuất sắc đã được sử dụng như vậy. Nhưng chúng tôi có thể đoan chắc với ông rằng nếu nước Nhật không đầu hàng ngay, thì trận mưa bom nguyên tử này sẽ được tăng cường”.
Giọng điệu đó là ngây ngô hay mù quáng; là năn nỉ hay dọa nạt; là nhân từ hay ác tâm? Nhắn nhủ cho bạn bè kiểu như thế thì thà im lặng quách đi có hay hơn không? Vì như vậy may ra còn giữ được chút tính nhân văn, sự liêm sỉ về sau.
Theo quan niệm Á - Đông xưa, người được gọi là quân tử là người có tâm hồn trong sáng, chuyên làm việc nhân nghĩa. Việc nhân nghĩa là việc có ích cho Đại Chúng, là đứng ra bênh vực, bảo vệ Đại Chúng trước cường bạo một cách quên thân, bất vụ danh lợi riêng tư. Vì thế người quân tử cũng là người có hành động cao thượng và đầy lòng vị tha. Tuyên ngôn hành động của người quân tử là:
Kiến nghĩ bất vi vô dũng dã
Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng
(Nghĩa là: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người dũng cảm; gặp người bị nạn mà không cứu thì không xứng đáng là bậc anh hùng).
Tuy nhiên, trên bước đường hành động, do sự phức tạp của các hiện tượng xã hội, do sự biểu hiện muôn màu của thị phi mà đôi khi hành động của người quân tử trở thành phi nghĩa. Nhưng dù lỡ làm điều phi nghĩa thì cũng rất hãn hữu giết người vô tội vì ngay cả những kẻ thù khi đã sa cơ thất thế, người quân tử (đã sẵn lòng vị tha) cũng không nỡ giết. Khi nhận thức ra sai lầm của mình thì người quân tử luôn thành khẩn và ăn năn sâu sắc, thậm chí là quyên sinh để tỏ cái lòng ấy.
Từ Princeton, Einstein cũng không ngừng dấn thân đấu tranh cho hòa bình thế giới. Năm 1938, nhà vật lý học người Đức Otto Hahn phát hiện các nguyên tử có thể bị tách ra thành những hạt con, sự phân hạch đó có thể phát ra một năng lượng, sức mạnh khủng khiếp của năng lượng có thể tính bằng công thức E=mc2. Tin này lọt qua Mỹ, những nhà khoa học Mỹ quan ngại Đức có thể chế tạo bom nguyên tử trước.
Ngày 2-8-1939, Einstein gửi một lá thư đến Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt khuyến cáo trước nguy cơ Đức có thể có một chương trình sản xuất bom nguyên tử và đề nghị chính quyền Mỹ nên xem xét một kế hoạch nghiên cứu như thế. Đề án Manhattan hình thành với kinh phí 2 tỉ USD và 130.000 người tham gia.
Ông nói: “Tôi ý thức nguy cơ khủng khiếp cho nhân loại về sự thành công của công việc này (nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử). Nhưng khả năng người Đức cũng cùng làm việc này với triển vọng thành công đã buộc tôi đi đến việc làm này. Giết chóc trong chiến tranh theo quan điểm của tôi không khác gì giết chóc bình thường”. Sau khi Mỹ ném hai trái bom nguyên tử xuống Nhật tháng 8-1945, Einstein rất hối hận nói: “Nếu tôi biết được rằng người Đức không sản xuất được bom nguyên tử thì tôi đã không động đến một ngón tay”.
Einstein chống lại chủ nghĩa McCarthy trong những năm 1950, kêu gọi giới trí thức bất phục tùng lệnh triệu tập thẩm vấn của Ủy ban Hạ viện về những hoạt động bị cho là chống Mỹ, một loại tòa án La Mã mới, kể cả nếu phải bị đi tù bằng cách dựa vào quyền tự do ngôn luận bất khả xâm phạm của con người được bảo vệ trong hiến pháp.
Bức thư kêu gọi bất phục tùng được đăng tải trên New York Times ngày 12-6-1953 và gây ra phản ứng bùng nổ trong dư luận. Tất cả những tờ báo lớn trong các lời bình luận của họ đều “từ chối một cách lịch sự” lời kêu gọi của ông. Einstein bị gán cho danh hiệu “gián điệp cộng sản” trong một hồ sơ mật dài 1.427 trang về ông của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và “đáng lẽ phải bị trục xuất khỏi nước Mỹ từ lâu”. 
Ngày 26-8-1949, Liên Xô thử bom nguyên tử đầu tiên. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân qui mô bắt đầu. Nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh khốc liệt hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong quá khứ. Einstein tiếp tục cuộc chiến đấu mới chống lại sự vũ trang hạt nhân cho sự sống còn của nhân loại. Ông đề nghị thành lập một chính phủ thế giới: hoặc một chính phủ thế giới, hoặc sẽ không còn thế giới nữa. Ý tưởng của ông nối tiếp ý tưởng về một cộng đồng thế giới của các dân tộc có chủ quyền, sống hòa bình, độc lập và tự do trong một thể chế liên bang trong giấc mơ “hòa bình vĩnh cửu” của Immanuel Kant.
Einstein ngày càng cô đơn trong giới khoa học. Năm 1949, ông viết cho người bạn Maurice Solovine của Viện hàn lâm Olympia: “Bạn nghĩ rằng chắc tôi nhìn lại một sự nghiệp cuộc đời với sự thỏa mãn âm thầm. Nhưng thực tế khác hẳn nếu nhìn gần. Tôi vẫn tiếp tục làm khoa học không mệt mỏi, nhưng đã trở thành một người tà giáo khó chịu trong mắt nhiều người. Đó là vì thời trang và tính cận thị. Cái quí nhất còn lại là một vài người bạn hiền, kiên định và hiểu được nhau”.
Những năm cuối đời ở Princeton, Einstein chứng kiến thêm một lần nữa, lần này trên nước Mỹ, những cảnh tượng trước đây đã khiến ông rời bỏ nước Đức ra đi: chủ nghĩa quân sự, cơn sốt vũ trang, chủ nghĩa McCarthy theo dõi và truy bức những người tiến bộ, giới hạn quyền tự do con người. “Tôi đã ngồi 17 năm ở Mỹ mà không tiếp thu được điều gì từ nếp nghĩ của đất nước này và cần giữ mình cho khỏi hời hợt trong tư duy và cảm xúc”. Một lần nữa, ông làm một cuộc “di tản nội tâm” ngay trên nước Mỹ.
Tiểu nhân là kẻ có tâm hồn và hành động trái ngược với người quân tử. Trước một kẻ đã thế cùng lực kiệt mà vẫn cứ cố đánh, thậm chí kẻ đó đã chết rồi vẫn còn băm vằm xác thây thì đó là hành động chỉ có ở đứa tiểu nhân. Đã là tiểu nhân thì khó mà làm được điều nhân nghĩa một cách tự nguyện. Vì lẽ đó mà Khổng Tử bảo: “Người quân tử có khi phạm điều bất nhân, chứ chưa từng thấy kẻ tiểu nhân mà làm được điều nhân nghĩa”.
Phát xít Nhật đã gây ra nhiều tội ác. Nhưng trước một phát xít Nhật đã bị cả thế giới bao vây đến chân tường và kiệt quệ sinh lực đến mức trước sau gì cũng phải đầu hàng Đồng Minh (và trong khi Hồng quân Liên Xô đã bắt đầu giáng những đòn đích đáng vào đạo quân cuối cùng có ý nghĩa của nó) thì hành động của Đế quốc Mỹ: oanh tạc bằng bom cháy hàng loạt thành phố và hủy diệt hai thành phố của Nhật bằng bom nguyên tử, bắt chính phủ Nhật khuất phục bằng cách tàn sát dân thường Nhật, theo quan niệm Á - Đông nói trên, phải bị gọi là đê hèn. Trước Đức Huyền Diệu thì Đế quốc Mỹ (chứ không phải Đại Chúng Mỹ!) đã phạm tội ác tày trời chống nhân loại trong chiến tranh thế giới thứ hai. Dù có thể nói nhăng cuội kiểu gì đi nữa thì hai cái nấm khổng lồ một cách dị thường mọc trên đất Nhật cùng với những vụ oanh tạc tàn sát bằng bom giết hàng loạt thường dân Nhật đã tố cáo, vạch trần tội ác đó với trời xanh mà từ nay cho đến tận cùng của lịch sử loài người trong tương lai, không có bất cứ kẻ nào, thế lực nào có thể biện hộ gỡ tội được!
Xét cho cùng thì lãnh thổ Mỹ là bộ phận của đất đai thế giới, nhân dân Mỹ là bộ phận, được hun đúc nên từ nhân dân thế giới, do vậy cũng là con em của loài người. Nước Mỹ giàu có được, xét cho cùng thì cũng là nhờ nhân loại. Vì vậy nước Mỹ muốn làm anh các nước khác thì trước hết hãy là người quân tử đầy bao dung chứ đừng nên dọa nạt bằng vũ lực vượt trội của mình!
Đến đây, câu chuyện kể về tội ác của chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. Chúng ta không còn gì để kể thêm nữa. Nhưng sẽ chẳng có một ai có thể kể hết được tội ác mà con người đã từng gây ra cho đồng loại của nó và hiện nay, tội ác vẫn đang xuất hiện phổ biến hàng ngày hàng giờ.
Thật kỳ lạ, trong quá trình vật lộn với thiên nhiên để mưu sinh, loài người đã tìm ra chiến tranh, nghĩa là đến với giết chóc lẫn nhau để tìm ra lẽ sống còn. Loài vật đâu có vậy! Rõ ràng quy luật đấu tranh sinh tồn đã ban cho loài người bộ não biết tư duy trừu tượng để duy trì tồn tại giống loài cũng như để hủy diệt giống loài. Như vậy đâu có phải có tư duy trừu tượng là đã sáng suốt, khôn hơn con vật, là chúa tể của muôn loài!?

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét