Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

TT&HĐ III -31/a

                                                                 Nguồn gốc sự sống

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs

 


Vì rằng trước nhận thức, Tự Nhiên Tồn Tại biểu hiện ra là vốn dĩ thế nên Không Gian là một lực lượng tuyệt đối được bảo toàn. Vì rằng Không Gian phải tuyệt đối được bảo toàn nên đồng thời với quá trình tạo dựng tồn tại là quá trình hủy diệt tồn tại (nhưng Tồn Tại vẫn thế, không suy suyển!). Vậy thì loài người được hun đúc nên từ đâu nếu không phải từ thiên nhiên hoang dã (bộ phận của tự nhiên), trên con đường nào nếu không phải là hủy diệt - tạo dựng và bằng cách nào nếu không phải là tiến hóa - thích nghi?
Chính vì Tự Nhiên Tồn Tại là vốn dĩ thế nên nó toàn năng mà cũng không toàn năng, tồn tại mà cũng không tồn tại, phân biệt được mà cũng không phân biệt được, thống nhất mà cũng không thống nhất, tạo dựng đồng thời với hủy diệt…, là cả hai mà cũng không phải là cả hai và không thể bàn luận một cách dứt khoát được. Nhưng dù sao thì vẫn cứ phải bàn luận để nhận thức vì còn con đường nào khác nữa đâu? Nghĩa là chỉ có thể bàn luận và nhận thức ở tầm mức tương đối chứ không thể tuyệt đối được.
Khi đặc tính của Tự Nhiên Tồn Tại được nhận biết như là sự trái ngược thì sự dàn trải của nó trước quan sát, nhận thức cũng biểu hiện ra như thế, với một tổng thể các sự vật - hiện tượng biến hóa không ngừng để vừa là chúng vừa không phải chúng, vừa “cố gắng” tồn tại vừa bị làm cho hư vô đi (xuất hiện những tồn tại khác). Đó chính là vận động! Vận động là quá trình thống nhất của hai quá trình đồng thời là bất biến và thường biến, tạo dựng và hủy diệt của tất cả các sự vật - hiện tượng, xảy ra đến “chân tơ kẽ tóc”, liên tục và bất tận, nhằm bảo đảm cho Không Gian được bảo toàn.


Có cội nguồn là Tự Nhiên Tồn Tại nên thiên nhiên hoang dã trước hết và trên hết phải mang những đặc tính của Tự Nhiên Tồn Tại; phải tuân theo những nguyên lý vĩ đại của Tự Nhiên, trong đó có đặc tính cơ bản - trở thành như bản chất của Tồn Tại: tồn tại là phải “Phân biệt được”. Nhờ vậy, thiên nhiên hoang dã, là bộ phận của Tự Nhiên Tồn Tại nhưng phân biệt được với Tự Nhiên Tồn Tại, nghĩa là nó có đặc tính riêng, tính đặc thù trước một quan sát - nhận thức nhất định. Điều đó cũng đã nói lên tính thống nhất đồng thời cũng không thống nhất của Thế Giới, trong đó sự thống nhất có ý nghĩa nền tảng, tuyệt đối, khách quan, còn sự không thống nhất có ý nghĩa nổi trội, tương đối, chủ quan.
Khi coi môi trường thiên nhiên hoang dã như một nền tảng của tồn tại - hiện hữu thì nó cũng chính là cội nguồn của mọi sự vật - hiện tượng hiện hữu trong lòng nó và mọi sự vật - hiện tượng ấy cũng phải mang những đặc tính, tuân theo những nguyên lý của thiên nhiên hoang dã (mà sâu xa nhất là của Tự Nhiên Tồn Tại) và thể hiện ra vừa có tính chung vừa có tính đặc thù trước một quan sát - nhận thức (cũng vừa có tính chung vừa có tính đặc thù). Điều này cho phép chúng ta khẳng định: không có hoa hậu thế giới của mọi thời đại và hoa hậu thế giới có thể là một cô gái đẹp nhưng không bao giờ là đẹp nhất đối với mọi gã đàn ông!
Vì là “hậu duệ” của thế giới vô sinh nên muôn giống loài sinh vật cũng phải tuân thủ nguyên tắc nói trên, cũng phải vận động, chuyển hóa không ngừng để vươn tới sự cân bằng, sự hợp lý, “cố” duy trì hiện hữu đồng thời luôn “bị” hư vô hóa đi (ở đây, chúng ta nhắc lại: điều kiện tiên quyết của hiện hữu là tồn tại nhưng tồn tại chưa chắc đã hiện hữu, và hư vô, tùy vào trình độ quan sát - nhận thức mà trước tiên có nghĩa là không hiện hữu và sau đó có thể là cả không tồn tại; tuy vậy, Tồn Tại thì vẫn còn đó một cách vốn dĩ, không thể Hư Vô được!), nhưng dưới hình thức đặc thù là sinh - diệt, biến hóa thích nghi trên con đường lựa chọn tự nhiên. Vì là “con em” của thế giới sinh vật cho nên loài người cũng phải thuộc về thế giới ấy, phải tuân thủ thế giới ấy, cũng phải “ở trong” môi trường thiên nhiên hoang dã cũng như “ở trong” Vũ Trụ. Nhưng vì khác với các giống loài sinh vật khác là có tư duy nên sự tồn tại và vận động của loài người cũng mang nét riêng, nét đặc thù, thể hiện ra chẳng hạn như: tích cực tác động cải tạo thiên nhiên để thích nghi, chủ động hợp thành quần thể, xã hội để mưu sinh; đấu tranh ngày một quyết liệt với môi trường luôn biến đổi (với sự hiện diện của giống loài khác và cả của bầy đàn, quần thể xã hội người khác!) nhằm cố gắng duy trì tồn tại - hiện hữu, nghĩa là mưu cầu sống còn và thỏa mãn danh lợi… Có thể nói gọn lại: tính đặc thù của loài người so với giống loài khác là sự hoạt động sống có ý thức của nó.


dau_tich_nguoi_toi_co_500
I. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG BẦYNGƯỜINGUYÊN THỦY .
 vuon_co__nguoi_toi_co_nguoi_hien_dai_500
                            Vượn cổ     -->     Người Tối cổ      -->     Người hiện đại .
Nếu chúng ta gọi hoạt động sống của loài vật là có tính vô ý thức hay là mù quáng thì hoạt động sống của loài người đã hoàn toàn là có ý thức (hay cũng có thể nói là có ý thức một cách tuyệt đối) chưa? Câu trả lời chỉ có thể là phủ định, nghĩa là hoạt động sống của con người nói riêng và của loài người nói chung, cho đến ngày nay vẫn chưa hoàn toàn có ý thức và chắc rằng trong tương lai cũng không bao giờ có thể xuất hiện hiện tượng như thế. Hữu thức và vô thức là hai mặt tương phản của mối quan hệ lưỡng nghi thống nhất, có thực trong nội tại của từng con người và ở cả loài người. Sự chuyển hóa qua lại giữa hai mặt tương phản của mối quan hệ lưỡng nghi ấy là tất yếu.
Nó không bao giờ mất, vì đơn giản là trong âm phải có dương và trong dương phải có âm. Một khi đã đến trạng thái tột độ thì lập tức phải quay về vì nếu không quay về tức là đã vượt qua tột độ (trạng thái quá độ) làm cho một mặt nào đó toàn dương (và mặt kia toàn âm) và mối quan hệ ấy sẽ chấm dứt tồn tại kéo theo nội tại của con người (hoặc loài người) cũng chấm dứt tồn tại. Đã không còn nội tại thì làm sao mà hiện hữu được ngay cả đối với hồn ma? Như đã nói, ngay cả những hình người, vật trong gương, trong phim ảnh đều phải có nội tại, thì hồn ma nếu thực sự được quan sát thấy, cũng phải có nội tại và trước sau gì loài người cũng nhận thức được nó. Đây là điều mà chúng ta dám khẳng định!
Có thể giải thích tính không hoàn toàn có ý thức trong hoạt động sống của loài người theo cách khác. Nôm na là thế này: thế giới sinh vật, xét đến cùng là bộ phận của thế giới nền tảng và phải tuân theo một cách nghiêm ngặt những nguyên lý, quy luật của thế giới nền tảng. Tương tự, loài người thoát thai từ thế giới sinh vật và là bộ phận của thế giới ấy nên hoạt động sống của nó dù rằng là có ý thức thì cũng phải phục tùng những nguyên lý, những quy luật có tính cơ bản, chung nhất và hoàn toàn vô thức của thế giới ấy. Có thể quan niệm phần hữu thức được hun đúc từ nền tảng vô thức, hay để dễ thấy hơn là từ đại dương vô thức, trôi nổi trong cái đại dương vô bờ bến đó và dù có vùng vẫy cỡ nào đi chăng nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài cái đại dương đó được. Con người có ý thức là nhờ bộ não biết tư duy, nhưng hoạt động nền tảng để làm xuất hiện ra sự suy nghĩ lại hoàn toàn vô thức. Như vậy rõ ràng hoạt động sống có ý thức của con người không thể vượt ra khỏi hoạt động sống nói chung của thế giới sinh vật trên nền tảng vô ý thức vì nếu giả sử có xảy ra như vậy thì con người không còn thuộc về thế giới sinh vật nữa, thậm chí không còn là con người nữa. Lúc đó con người phải đi đâu? Đáng lẽ phải về thế giới vô sinh và trở thành “cát bụi” nhưng vì chúng ta đã cho rằng nó hoàn toàn có ý thức để sống còn nên toàn thể không thể vế ngay "cát bụi" được. Vì tính đầy đủ của Vũ Trụ nên còn có thế giới cả hai là vừa hữu sinh vừa vô sinh. Hay là về đó? Nếu về đó thì cũng chính là về thế giới hữu sinh (thế giới sinh vật) vì thực chất đây cũng là thế giới “hai trong một”. Vậy thì con người ý thức hoàn toàn chỉ có thể về thế giới còn lại. Đó là thế giới “không phải cả hai”: không hữu sinh mà cũng không vô sinh. Nhưng khi về thế giới này, con người không còn là sinh vật nữa, cũng không thành sự vật vô tri hay cát bụi được nên nó hoặc là thành ma hoặc là thành thần thánh! Theo quan niệm riêng, vì chúng ta chỉ thấy cái thế giới lạ lùng này trong suy tưởng nên nó có tính ảo và một khi hiện hữu trong thế giới ảo, không cần trao đổi chất với môi trường vẫn sống nhăn răng thì ma quỷ và thần thánh, thậm chí là Thượng Đế cũng là tồn tại ảo nốt.
Câu nói đóng đinh: con người, dù có văn minh đến mấy cũng không thể thoát ra khỏi thế giới sinh vật, nghĩa là vẫn là loài vật!

su_dung_lua_500_01
                                                            Biết sử dụng lửa
Nói thêm về một sự kiện mang tính kỳ diệu. Rồi đây, trong tương lai, con người sẽ chế tạo được những người máy về hình thức hoạt động sẽ rất giống loại sinh vật biết tư duy, nghĩa là cũng biết làm lụng, tính toán điều hơn lẽ thiệt, biết đói khát, biết ăn uống, biết tìm miếng ăn… và thậm chí là biết yêu ghét nữa, nói chung là biết suy luận, nhưng dứt khoát không bao giờ biết trừu tượng. Như thế, trong một chừng mực nhất định, phải cho rằng hoạt động của những người máy đó là có ý thức. Vậy thì những người máy hoạt động có ý thức trên nền tảng hoạt động vô thức và thụ động theo các quy luật vật lý có thuộc về thế giới sinh vật không? Hiển nhiên là không rồi một khi chúng không biết tự trao đổi chất để tổng hợp nên các chất nhằm khôi phục sự hao mòn, tổn thương của các chi tiết trong quá trình sử dụng cho hoạt động “sống”, nhằm tự tăng trưởng và nhất là không “biết cách” sinh sản như sinh vật. Chúng chỉ có thể là thuộc về thế giới vô sinh. Một khi trong thế giới vô sinh cũng tồn tại những hoạt động có ý thức thì có cần phải quan niệm lại rằng không hẳn bất cứ sự vật - hiện tượng nào trong thế giới ấy cũng vô tri?
Tự Nhiên Tồn Tại còn chứa chấp quá nhiều kỳ bí trong lòng nó!
Chúng ta không “bay” nữa mà “hạ cánh” xuống tiếp tục nói về loài người.
Nói lại lần nữa là loài người như mọi giống loài khác, cũng phải duy trì sự hiện hữu của nó trong thiên nhiên hoang dã bằng cách đấu tranh sinh tồn. Thiên nhiên hoang dã chỉ có “ngần ấy” lực lượng thôi và lực lượng ấy cũng không mất đi đâu cả nên đã có sinh thì phải có tử, tạo dựng bao nhiêu thì đồng thời cũng đập phá đúng bấy nhiêu, muốn bổ sung thêm thì phải tiêu thụ bớt đi… Đó chẳng qua là biểu hiện tính bảo toàn lực lượng của thiên nhiên. Xét trên tổng thể thì lực lượng thiên nhiên luôn bảo toàn (chúng ta tạm coi sự trao đổi lực lượng giữa Trái Đất và bên ngoài là cân bằng). Nhưng các lực lượng bộ phận của nó trong mối quan hệ tương phản lưỡng nghi giữa chúng là luôn luôn biến đổi để vươn tới cân bằng lưỡng nghi song lại không bao giờ cân bằng được do sự phụ thuộc lẫn nhau “chằng chịt” của chúng và chủ yếu là do chính bản thân thiên nhiên (trái đất) cũng vận động. Trái đất là không thể bị cô lập tuyệt đối với Thái dương hệ và rộng hơn là cả Vũ Trụ được cho nên trong quá trình hình thành và biến hóa của nó có thời đoạn làm xuất hiện ra sinh vật để tham gia vào quá trình vận động tiến tới cân bằng của thiên nhiên. Trong điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sinh vật sẽ tăng trưởng nhanh chóng đến độ mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Đó là nguyên nhân làm cho sinh vật phải tiến hóa thích nghi để sống còn, và từ đó mà xuất hiện ra muôn loài sinh vật. Thuở đầu tiên sinh vật phát triển vượt quá khả năng cung ứng chất hữu cơ đã làm cho hàng loạt sinh vật phải chết đi. Các sinh vật còn sống sẽ biến đổi sao cho tiêu thụ được những “xác chết” ấy để duy trì sự sống. Dần dà sự biến đổi thích nghi ấy đã làm cho những thế hệ giống loài sinh ra sau lấy đối tượng là những giống loài sinh ra trước lạc hậu hơn, yếu hơn làm nguồn thức ăn. Sau này, sự tiến hóa thích nghi ở mọi giống loài đã làm xuất hiện mọi hình thức mọi kỹ năng mà chúng ta thấy như: ngụy trang, khả năng phát hiện đối phương, cách trốn chạy, sự rình vồ, phương thức chống trả tự vệ.v.v… để rồi làm hình thành nên bức tranh đấu tranh sinh tồn vĩ đại ở thế giới sinh vật. Ngày nay giống loài nào cũng là “miếng ăn” của nhiều giống loài khác. Loài người dù có bom nguyên tử thì “bầy đàn” vi khuẩn cũng chẳng “sợ” mảy may, vẫn xông tới "ăn sống nuốt tươi", làm lan tràn dịch bệnh!
khi ty phu cung lac dau voi chan nuoi, trong trot hinh anh 1
 Rau sạch của tập đoàn TH ở Nghĩa Đan. Ảnh: Xuân Hoàng
Chăn nuôi và trồng trọt trong nước là các lĩnh vực chịu nhiều tác động từ TPP.  
             Ảnh: Chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế.

                                          Ảnh: Chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế.
Muôn loài sinh vật đều phải cạnh tranh nhau và trong những trường hợp nhất định thì ngay cả trong nội bộ loài cũng xuất hiện cạnh tranh giữa các cá thể để sinh tồn. Một số ít ỏi thực vật (cây tầm gửi, cây bắt côn trùng…) và ở toàn bộ động vật cũng như những loài còn lại, trong hoạt động đấu tranh sinh tồn, đều ăn sinh vật để sống; lấy hủy diệt sự sống làm “lẽ sống”. Như vậy, đấu tranh sinh tồn là nguyên tắc sống phổ biến và có tính bắt buộc đối với mọi giống loài, mọi cá thể sống trong thế giới sinh vật trong một thiên nhiên mang tính hữu hạn. Nói cách khác, đấu tranh sinh tồn là một qui luật cơ bản của thiên nhiên, thể hiện đặc thù trong thế giới sinh vật. Do đó nó không theo ý chí của loài người mà trái lại, ý chí của loài người phải phục tùng nó. Sự tác động của qui luật đó đối với mọi giống loài và kết quả mà nó gây ra là hoàn toàn tự nhiên, hoàn toàn tất yếu mà nếu xét theo nhãn quan đầy thiên vị của loài người thì nó hoàn toàn mù quáng. Loài người dù có ý thức đến mấy thì cũng không vượt thoát được đại dương vô thức cho nên dù có duy ý chí đến mấy thì cũng không thể “tránh né” được sự chi phối mù quáng của qui luật đấu tranh sinh tồn. Lý trí của con người không thể biến cải nó mà chỉ có thể nhận thức nó để tự giác thỏa mãn nó một cách khôn ngoan, biết chọn lựa, sáng tạo những hoạt động sống tối ưu, nhằm giảm đến mức tối thiểu có thể những tổn thất về sinh mạng và của cải do mặt trái hủy diệt và tàn phá của qui luật đấu tranh sinh tồn gây ra. Và đồng thời như thế cũng chính là làm cho sự tồn tại của loài người được duy trì lành mạnh và bền vững hơn. Hơn nữa, một khi con người đồng lòng làm được như thế cho giống loài mình thì cũng chính là làm cho Đức Huyền Diệu được thỏa mãn.
Nhưng than ôi, như chúng ta đã thấy và đang thấy, đến tận ngày nay vẫn chưa xuất hiện một “lý trí đồng lòng” để thực hiện điều đó. Vì sao vậy? Vì con người vẫn còn nhận thức rất hời hợt (cũng có thể là chưa nhận thức được) tác động to lớn và đầy tai hại của qui luật đấu tranh sinh tồn đối với một giống loài được trang bị tư duy nhưng chưa đủ sáng suốt. Đến mức mà Tố Hữu, một nhà thơ cách mạng Việt Nam, trong khi đi tìm hạnh phúc cho quần chúng, đã hô lên như một hung thần:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Con người, khi Tạo Hóa ban cho trí khôn rồi thì bỗng trở nên vô cùng kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo đó cùng với sức ỳ sinh lý - tâm lý vốn có (cái này và quán tính vật lý có cùng nguồn gốc không nhỉ?) đã làm cho con người trở nên đầy bảo thủ. Hình như tất cả mọi “cái tôi”, khi đã nhận thức và đặt cược niềm tin chân lý nào đó rồi thì thật khó lòng thuyết phục để thay đổi, nhiều khi là không thể.
Tại như thế nên con người luôn cho rằng nó đã đủ khôn ngoan để sống, đủ quyền uy để tự tung tự tác tương đối trong thế giới sinh vật, để hoạt động sống hoàn toàn có ý thức và thoát ra ngoài sự ảnh hưởng của qui luật đấu tranh sinh tồn. Để rồi nó cứ thắc mắc hoài và chưa bao giờ giải đáp được nguyên nhân đích thực về sự thống khổ, tàn bạo, tham tàn, chiến tranh… xảy ra thường xuyên ở loài người mà so ra thì ít thấy xảy ra và mức độ cũng không đáng kể ở loài vật. Trong khi con người tưởng rằng nó đang sống cuộc sống có ý thức hoàn toàn thì thực ra nó đang bì bõm trong biển vô thức. Bởi vì trí khôn ngoan của con người vẫn còn chìm triền miên trong mê lầm cho nên trong khi nó tưởng rằng hoạt động xã hội của nó là tự do, thuần túy lý trí thì thực ra chỉ là làm nô lệ cho sự mù quáng một cách vô tình (nói đúng hơn là vô thức).

Nhung buc anh chien tranh khien the gioi bat khoc hinh anh 3

The Falling Soldier (tạm dịch: Người lính gục ngã) là bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Robert Capa. Ngày 5/9/1936, Capa đã chớp được khoảnh khắc ngã xuống của người lính anh dũng trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Nhung buc anh chien tranh khien the gioi bat khoc hinh anh 4
Trận Gettysburg trong cuộc nội chiến Mỹ là trận đánh đẫm máu nhất kéo dài 3 ngày (1, 2 và 3/7/1863).
Việc duy trì sinh tồn trong điều kiện muốn tạo dựng thì phải phá hủy, muốn sống còn thì phải “ăn” (nghĩa là tiêu diệt) sống còn, sinh sôi nảy nở càng nhiều thì phải tiêu diệt sự sinh sôi nảy nở… đã dẫn đến việc thứ hai là muốn không bị phá hủy thì phải phản kháng, muốn không bị “ăn” thì phải thủ đoạn, muốn tránh bị tiêu diệt thì phải trốn chạy hoặc tự vệ và ở “bước đường cùng” là phải tiêu diệt sự tiêu diệt. Hai việc tương phản đó xảy ra thường xuyên và khắp nơi trong thế giới sinh vật, tạo nên sự mưu sinh bằng cạnh tranh ở khắp các giống loài sinh vật, ảnh hưởng đến từng cá thể sinh vật và trở thành như một “lối sống”. 
Đó chính là nội dung chủ yếu và khái quát của qui luật đấu tranh sinh tồn, một qui luật vĩ đại của thiên nhiên Trái Đất!
 
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét