Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/d

                                        Đất nước của chế độ nô lệ ngay giữa thế giới hiện đại 

                                       Harriet Tubman: Người tranh đấu xóa bỏ chế độ nô lệ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs


 

 


 (Tiếp theo)


Có lẽ cần phải nhận định rằng vào lúc cuộc giết chóc tập thể lẫn nhau giữa người với người xảy ra thì đó cũng là lúc biểu hiện thú tính đã chuyển hóa hoàn toàn thành nhân tính. Hay nói khác đi, cuộc chiến tranh đầu tiên trên thế giới đã là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của quá trình tiến hóa (hay biến hóa!) từ người vượn chuyển thành người, nghĩa là từ hành động có tính hoang dại sang hành động có ý thức thiện - ác.
Cuộc người giết người mang tính tập thể xưa nhất mà người ta biết được, đã xảy ra vào khoảng thời gian 10 ngàn năm trước Công nguyên. Ở châu Âu và Bắc Phi, nhiều bộ xương người thời đại Đồ đá giữa đã được khám phá có những mũi tên mắc vào, thường ở tầm vùng cột sống. Ở Ai Cập, người ta tìm thấy hố chôn 60 bộ hài cốt thuộc đủ các lứa tuổi cùng với 116 mũi tên nằm ở độ sâu khác nhau trong thi thể các nạn nhân, có niên đại như đã nói ở trên. Điều này cho thấy vào thời đó, sự tiêu diệt có tính tàn sát vô tội vô vạ đã xảy ra.

no le 1
Những người này bị ép phải làm việc, trở thành tài sảnđồ vật thuộc quyền sở hữu của những ông chủ, bà chủ nô.

ảnh chế độ nô lệ,nạn buôn bán người,có thể bạn chưa biết,fact10. 40% số nô lệ đến từ châu Phi, Brazil được đưa đến Mỹ. 
 
Từ thời đại Đồ đá giữa trở đi, bạo lực vũ trang đã ngày một lan tràn, mở rộng. Những phát hiện khảo cổ không thể chối cãi được về những làng mạc đầu tiên có tổ chức bố phòng để tự vệ đã xuất hiện từ rất sớm, trong khoảng thời gian 3 - 4 ngàn năm trước Công nguyên.
Những tư liệu khảo cổ học cho chúng ta thấy phải điều chỉnh lại quan niệm hiện nay về nguồn gốc ban đầu của chiến tranh. Theo wikipedia thì: "Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau". Theo thuyết "tâm lý chiến tranh" thì: "chiến tranh xuất phát từ tâm lý của con người, cho rằng đó là "bản năng xâm lược" của con người, là "hành vi" của con người. Các đại diện của thuyết này như E.F.M. Durban và John Bowlby cho rằng loài người đặc biệt là đàn ông sinh ra đã có thói quen xung đột. Thông thường những loại xung đột này bị kìm nén bởi xã hội, nó cần một cơ hội để giải thoát các xung đột bằng chiến tranh". Còn theo học thuyết của Chủ nghĩa Marx thì: "Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các giai cấp, các nhà nước, các lực lượng chính trị có địa vị, lợi ích đối lập nhau trong một nước hoặc giữa các nước nhằm đạt được mục đích chính trị nhất định"."Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp không thể điều hoà. Trong đó, chế độ chiếm hữu tư nhân là nguồn gốc kinh tế - nguồn gốc sâu xa; đối kháng giai cấp là nguồn gốc xã hội - nguồn gốc trực tiếp của chiến tranh". Đó là một quan niệm sai hoàn toàn. Cuối cùng, học thuyết về nhân khẩu gần với sự thực hơn cả. Học giả người Anh Thomas Robert Malthus (1766 - 1834) cho rằng dân số luôn tăng dù chúng bị hạn chế bởi chiến tranh, bệnh tật và đói kém. Đây là lý thuyết được tính toán với xã hội trước đây khi mà nền sản xuất chưa phát triển và tỷ lệ tăng dân số không điều khiển được. Theo thuyết Malthus thì sự mất cân bằng giữa việc tăng dân số và tăng thức ăn là nguồn gốc của xung đột. Nghĩa là trong khi dân số tăng theo cấp số nhân thì nguồn tài nguyên, của cải lại tăng theo cấp số cộng tạo ra sự mất cân đối dẫn đến chiến tranh. Lý thuyết bùng nổ dân số trẻ lại quan niệm do sự mất cân đối giữa những lực lượng trẻ được đào tạo, đến tuổi trưởng thành, cần có việc làm và số lượng những vị trí có thể cho họ trong xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự nổi loạn trong xã hội (bao gồm cả chiến tranh). Theo các học thuyết này "con người cần thức ăn, cần vị trí nên họ bắn nhau" 
                                        
Thomas Malthus sinh 13 tháng 2 năm 1766 – 23 tháng 12 năm 1834, hội viên FRS, là một nhà nhân khẩu học, nhà kinh tế học người Anh. Ông là một trong những đại biểu của kinh tế học cổ điển. Ông sống cùng thời với David Ricardo, là bạn thân và cũng là đối thủ về lý luận của Ricardo. Malthus có nhiều đóng góp vào các học thuyết kinh tế và các đóng góp vào lĩnh vực dân số, đặc biệt là vấn đề sự gia tăng dân số thông qua Thuyết dân số của ông.
Người ta nói xã hội loài người vận động theo chiều đi lên, ngày một phát triển, tiến bộ; loài người đi ra từ dã man và nhờ trí thông minh mà biết lựa chọn hướng vươn lên cuộc sống ngày một văn minh, tươi đẹp. Nói như thế là rất đúng và đồng thời cũng rất không đúng. Có thể so sánh hiện tại với quá khứ nhưng cũng không thể so sánh được! Chỉ duy nhất hiện tại có khả năng và có quyền lên tiếng về tất cả theo ý mình muốn, mình thích. Còn quá khứ và tương lai chẳng bao giờ có thể bàn cãi “tay đôi” với hiện tại được, do đó mà cũng chẳng tự biện hộ và la mắng vào mặt hiện tại được (!).Hơn nữa theo quan niệm của triết học duy tồn và trên cơ sở Đức Huyền Diệu thì nói như thế là mù quáng và hợm hĩnh. Làm sao có thể nói được như thế khi mà loài người đang ở chế độ đại đồng công xã nguyên thủy đầy tự do - bình đẳng - bác ái như đã nói lại từ bỏ nó để đến với chế độ chiếm hữu nô lệ đầy bất công - bạo lực - tàn ác; khi mà càng tiến bộ, càng văn minh thì nạn giết chóc trong nội bộ giống loài càng trở nên khủng khiếp với đủ mọi cách thức ghê rợn nhất, với số lượng nạn nhân trong một cuộc tàn sát càng trở nên khổng lồ (hay vĩ đại!)? Tại sao xã hội tư bản không tiến lên được xã hội cộng sản - một xã hội được cho là đẹp đẽ nhất mà loài người có thể mơ ước tới? Chế độ tư bản chắc chắn văn minh hơn chế độ phong kiến, nhưng có văn hóa hơn không?
Khi bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ thì có nghĩa là có những bộ phận người đã chọn cách giải quyết sự bức bách trong “mưu sinh” bằng việc thiết lập bạo lực vũ trang để đi chinh phục, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên và thành quả lao động của những bộ phận người khác. Những bộ phận người khác ấy, trước mối đe dọa đến sự sống còn của họ, cũng phải thiết lập bạo lực vũ trang để kháng chiến tự vệ và rồi sau đó, trong nhiều trường hợp, cái lực lượng vũ trang có mục đích ban đầu là tự vệ ấy cũng lên đường đi chinh phục (vì khi đã có bạo lực đủ mạnh và đã "quen ăn" thì đi cướp bóc những kẻ yếu hơn là cách kiếm ăn hiệu quả nhất, cách làm giàu nhanh nhất trong thời buổi mọi thứ đều thiếu thốn!). Lúc đầu là tự phát, sau là tự giác thiết lập và duy trì bạo lực vũ trang! Để dành phần thắng nhằm sống còn trong chiến tranh thì phải tận dụng mọi thủ đoạn, mọi công cụ khả dĩ, thì phải hành động dẹp sự đối kháng của đối phương mà đến mức cự đoan là giết chóc nhau, không phải vài ba mạng mà là hàng loạt!

Họ “được“ kẻ buôn người  “trang điểm” bằng cách cạo trọc để không ai nhìn thấy tóc bạc (nếu có),  bằng cách thoa dầu dừa lên mình cho da bóng lên để trông  trẻ trung hơn, khỏe mạnh hơn trước khi trao tay cho kẻ buôn nô lệ từ châu Âu đến.


Một đoàn người bị bắt làm nô lệ
Hình trích từ
CD “A Tour of Elmina Castle, Cape Coast Castle..”

Những người bị bệnh hoặc chết bị bỏ rơi bên đường, những người khác bị lùa đi dưới đòn roi và lời chưởi rũa của những người buôn nô lệ

Công cụ của kẻ săn nô lệ: súng và …

xiềng xích
 Kẻ buôn người đang kiểm tra món hàng
(Hình trích từ internet)
Cuộc mua bán lần thứ hai này còn khốc liệt hơn, thân phận những người bị bắt còn tàn tệ hơn.  Con buôn nô lệ từ châu Âu  đến xem từng người một, bắt họ nhảy, chạy vòng vòng để thử sức lực, bắt họ há miệng để đếm răng để xác định độ tuổi (Chao ôi,  còn gì thê thảm hơn! Tôi nhớ đến chuyến đi Mông cổ, trong lễ Naadam Festival, người ta cũng đếm răng ngựa để xác định tuổi của nó!!!
Bước chân nô lệ chưa dừng lại tại đây.  Họ trở thành món hàng trong tay kẻ buôn người từ châu Âu đến, được đưa vào “tồn trữ” hay “đóng gói” thật chặt hết mức trong tầng hầm của các “lâu đài” do các quan chức người Âu xây dựng trong quá trình tìm và chiếm thuộc địa, chờ đợi ngày lên tàu xuyên Ðại Tây Dương đến tân thế giới.
Ðó là những cái hầm tối thui, trước đây được dùng để chứa hàng hóa.  Không có cửa sổ, không có cửa thông hơi, không có đèn, không có nhà vệ sinh…  Họ ăn uống, tiêu tiểu, và ngay cả kinh nguyệt phụ nữ, tràn lên nền đá từ năm nọ đến tháng kia, từ đợt người này sang đợt người khác … cho đến giờ này nền đá kia vẫn còn bốc mùi. 

Nhờ những yếu tố như có sức mạnh hơn, có kinh nghiệm hơn, khôn hơn, giỏi hơn, giàu có hơn hoặc cũng có thể là may mắn hơn mà một cá nhân đượ cộng đồng tôn lên làm thủ lĩnh. Từ đó cũng sẽ hình thành một nhómc người gọi là lãnh đạo có uy quyền (mà uy quyền tối cao thuộc về thủ lĩnh). Ban đầu, trong thời bình và đối với mọi xã hội, uy quyền này không phải do thủ lĩnh hay nhóm người lãnh đạo tạo ra mà do cộng đồng tin phục, trao cho vì lợi ích của toàn bộ cộng đồng, trong đó có cả của thủ lĩnh và nhóm lãnh đạo. Nhờ có uy quyền, thủ lĩnh và nhóm lãnh đạo mới tập hợp được lực lượng tạo thành một công cụ bạo lực (được cộng đồng ủy quyền, cho phép) nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các thành viên trong cộng đồng theo ý chí của toàn thể cộng đồng (theo “khế ước xã hội” như sau này Giăng Giắc Ruxô (Jean Jacques Rousseau) đã gọi và bàn đến), nhằm bảo vệ cộng đồng trước sự tấn công của “ngoại bang” và thậm chí cũng nhằm để chinh phục cộng đồng khác (có thể theo hoặc không theo ý chí của cộng đồng). Khi đã có uy quyền và bạo lực thì sự tham muốn ích kỷ và mù quáng vốn có (được hun đúc thành như bản năng ở mỗi con người trong quá trình đời nối đời trong mưu sinh xã hội) sẽ không còn bị chế ngự và sớm muộn gì cái nhóm người lãnh đạo ấy và thủ lĩnh ấy cũng sẽ trở thành tầng lớp thống trị (nổi trội bởi tính ác, tính vô cảm, tính mỵ dân..., nói chung là mặt trái, mặt xấu xa của nhân tính) và đại đa số còn lại của cộng đồng sẽ trở thành Đại Chúng bị trị (nổi trội bởi tính hiền, tính yêu thương tương trợ đồng loại, tính chất phác..., nói chung là mặt phải, mặt tốt đẹp của nhân tính). Sự phân hóa ấy cũng chính là sự phân hóa giàu - nghèo nhân tạo (không chính đáng!) kiểu thứ hai. Trong thời đại mà loài người còn duy ý chí trong vô minh thì sự phân hóa thành thống trị - bị trị, giàu - nghèo là không thể đảo ngược. Ngay cả vị thủ lĩnh quyền uy nào muốn phá bỏ sự phân hóa đó đều sẽ bị ý chí của tầng lớp thống trị hạ bệ, xử chết. Khi xã hội ở trong tình trạng đó thì quyền lợi cộng đồng xã hội đã bị lũng đoạn, phân ly thành hai quyền lợi tương phản nhau, gọi là quyền lợi Đại Chúng và quyền lợi chính quyền.

Jean-Jacques Rousseau (painted portrait).jpg
Rousseau năm 1753, tranh của Maurice Quentin de La Tour
Jean-Jacques Rousseau  (1712 – 1778), sinh tại Geneva, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tính chủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp quan trọng cho trào lưu lãng mạn trong văn học.
Tiểu thuyết của Rousseau Émile ou de l'éducation là một tuyệt tác nói về nền giáo dục công dân. Tiểu thuyết tình cảm Julie ou la Nouvelle Héloïse của ông có ý nghĩa rất quan trọng trong sự sự phát triển của văn học tiền lãng mạn và văn học lãng mạn. Các tác phẩm tự truyện của Rousseau - Les Confessions, đã mở đầu phong trào viết hồi ký hiện đại, và tác phẩm Les Rêveries du promeneur solitaire đã mở ra một phong trào vào cuối thế kỷ 18 được biết đến như là Thời đại nhạy cảm, với việc tập trung cao độ vào tính khách quan và cái nhìn hướng nội mà sau này đã trở thành một đặc trưng trong các tác phẩm văn học hiện đại sau này. Tác phẩm Bàn về sự bất bình đẳngCác quan hệ xã hội là những tác phẩm kinh điển về tư duy chính trị và tư duy xã hội hiện đại.
Trong suốt thời gian của cuộc cách mạng Pháp, Rousseau là triết gia nổi tiếng nhất của trong số những thành viên của câu lạc bộ Jacobin. Rousseau đã được an táng như một người hùng dân tộc ở điện Panthéon tại Paris năm 1794, 16 năm sau cái chết của ông.
Tình hình xảy ra trong một nước như vậy thì tình hình thế giới cũng đại loại như thế. Một nước có sức mạnh vượt trội thì trước sau gì cũng trở thành đế quốc, thành bá chủ và các nước còn lại phải trở thành chư hầu hoặc bị nô dịch. Lịch sử Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Máu bá quyền đã thấm sâu vào xương tủy dân tộc Trung Hoa. Đến ngày nay vẫn vậy dù mang mác cộng sản tưởng giống Việt Nam. Việt Nam mã thượng hơn nhiều! Hãy cảnh giác!
Toàn cảnh nổi bật của thời đại chiếm hữu nô lệ có thể là: có những bộ phận người này biến những bộ phận người khác thành công cụ bạo lực vũ trang để đi chinh phục và đồng thời có những bộ phận người kia biến những bộ phận người nọ thành công cụ bạo lực vũ trang để chống lại sự chinh phục đó.
Sau một cuộc chiến tranh thì sức lực của cả hai phía đều bị tàn phá, thiệt hại cả về người lẫn của cải. Mục đích ban đầu của chiến tranh xâm lược là đánh đuổi, tiêu diệt, bắt khuất phục để chiếm đoạt của cải rồi thôi. Nhưng có những cuộc chinh phục, sau khi giành thắng lợi, thành quả thu được cũng không thể bù đắp được thiệt hại. Sức lao động trong nước bị huy động vào chiến tranh, do chết chóc hàng loạt, đã không thể một sớm một chiều hồi phục sức lao động lại được. Hơn nữa sự đòi hỏi phải duy trì một công cụ bạo lực vũ trang mạnh nhằm tiếp tục chinh phục càng làm cho đất nước thêm kiệt quệ nếu thành quả của những cuộc chinh phục không đủ đáp ứng. Mục đích của chinh phục là gây chiến tranh để mưu cầu danh lợi nhưng danh lợi chiếm đoạt được không những không làm mất đi gánh nặng cưu mang đội quân đi chinh phục của đất nước mà còn không bù đắp nổi những tổn thất về người và của của đội quân ấy, của đất nước ấy, làm cho nó suy yếu đi, thì đi chinh phục để làm gì? “Vốn liếng” của đất nước là có hạn, do đó yêu cầu đối với một cuộc đi chinh phục là phải mau chóng “kiếm chác” danh lợi sao cho tối thiểu thì cũng tự nuôi và tự bổ sung tổn thất cho nó được, nghĩa là phải làm sao lấy chiến tranh nuôi chiến tranh rồi sau đó mới có thể kiếm chác gì thì kiếm chác. Nhưng thực hiện “điều hay ho” đó bằng cách nào? Có thể bù đắp được về mặt của cải, vật chất, nhưng còn đối với sự tổn thất về nhân mạng? Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân như: qui mô và trình độ của chiến tranh ngày một tăng cao làm cho sự tàn phá của nó ngày một nặng nề, đối tượng bị chinh phục “nghèo mạt rệp”… mà của cải vơ vét được nhiều khi cũng chẳng bù đắp được chi phí chiến tranh. Con người thông minh với não trạng duy ý chí trong vô minh đã tìm ra được một phương thức tối ưu để thực hiện mỹ mãn “điều hay ho” đó: sự nô dịch. Để đạt được tối đa về danh lợi, mục đích của gây chiến chinh phục lúc này không những đơn thuần là cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên, thành quả lao động quá khứ nữa mà còn cả thành quả lao động tương lai của lực lượng người bị chinh phục. Hình thức nô dịch đầu tiên là chiếm hữu nô lệ. Sau một cuộc chiến tranh, bộ phận người còn sống sót của bên bại trận sẽ bị bắt làm nô lệ, lao động không công trong xiềng xích và dưới tầm vũ khí của kẻ thắng trận, phục vụ không điều kiện cho kẻ thắng trận. Có thể nói trong giai đoạn đầu của thời đại chiếm hữu nô lệ, một bộ phận người đã thông qua bạo lực bắt một bộ phận người khác phải quay về sống cuộc đời cầm thú như trâu, bò, ngựa…, thậm chí hơn thế nữa, trở thành công cụ như cái cuốc, cái xẻng…, buộc phải câm nín dù vẫn còn suy nghĩ. Phải chăng đây là cách thức làm tăng cung, giảm cầu đầu tiên do ý chí con người tạo ra trong nền kinh tế hàng hóa? Có thể cũng nhờ thế mà những nước có chế độ chiếm hữu nô lệ, ở nửa đầu tồn tại của chúng đã trở nên phồn vinh (sự phồn vinh có được nhờ gây ra tội ác!).


Tại Capua, chàng nô lệ to cao trở thành một trong những người tài giỏi nhất trong trường đào tạo đấu sĩ của Lentulus Batiatus. Anh phải lòng Varinia, một nữ nô xinh đẹp. Một hôm Marcus Licinius Crassus, một trong 10 chính trị gia giàu có và quyền lực nhất trong lịch sử La Mã cổ đại, tới thăm đấu trường. Ông ta muốn được tiêu khiển bằng cách xem hai đấu sĩ giao đấu với nhau cho đến khi một người chết. Spartacus và một nô lệ da đen tên Draba được chọn. Draba thắng Spartacus, nhưng thay vì lấy mạng đối thủ thì anh này phóng chiếc đinh ba về phía Crassus. Đám cận vệ nhanh chóng hạ gục Draba bằng một mũi lao.
Cái chết của Draba ám ảnh tâm trí Spartacus. Chàng hiểu rằng người nô lệ da đen kia đã nhường quyền sống cho đối thủ vì muốn chàng làm một điều gì đó tốt đẹp. Thấy Spartacus chẳng tha thiết tập luyện, một tên quản giáo xông tới toan đánh đập. Tức giận, chàng đấu sĩ giết chết gã rồi đánh lại những tên lính khác. Những đấu sĩ gần đó cũng xông vào hưởng ứng. Chẳng mấy chốc họ đã phá tan những hàng rào bảo vệ và xông ra ngoài. Ngày hôm sau, Spartacus tuyên bố chống lại chế độ La Mã. Hàng vạn nô lệ tại Capua xin gia nhập đội quân của anh.
 
Trong thời đại chiếm hữu nô lệ, lúc đầu, phần lớn các nước áp dụng cách thức tuyển quân bắt buộc. Mọi đàn ông là của một nước đều phải chấp hành nghĩa vụ quân sự. Số quân thường trực nhờ thế được duy trì để bảo vệ chế độ. Thanh niên phải qua lớp đào tạo quân sự cơ bản trong các đơn vị đặc biệt và phải chịu chế độ quân dịch cho đến già. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động ngay được số quân cần thiết có khi lên đến hàng triệu người. Dần dà, do chiến tranh kéo dài và xảy ra liên miên làm cho nguồn bổ sung quân số từ chế độ quân dịch bắt buộc không đáp ứng nổi. Do đó xuất hiện thêm hình thức tuyển mộ tình nguyện. Những công dân nghèo khổ xung phong đi lính, lấy đó làm kế sinh nhai, trợ giúp gia đình. Nhiều nô lệ tình nguyện đi chiến đấu để đổi lấy tự do. Quân đội ngày càng được chuyên nghiệp hóa, vũ khí được cải tiến, chế tạo mới theo hướng tăng khả năng sát thương, cách thức tổ chức chiến đấu, tiến hành chiến tranh thắng lợi cũng được đúc kết, nghiên cứu, nâng lên thành lý luận mà sau này được gọi là “nghệ thuật quân sự”.
Theo các nhà nghiên cứu thì trong giai đoạn suy tàn và sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ, nghề đi lính đánh thuê biến thành chế độ cơ bản của sự tuyển mộ quân sự. Chế độ tuyển mộ quân tình nguyện hình thành ở Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ IV TCN, ở La Mã cổ đại được hình thành vào thế kỷ thứ II TCN. Ph. Ăngghen cho rằng sau cuộc chiến tranh Puních (vào năm 208 - 101 TCN), “quân đội La Mã dần dần được tuyển dụng bằng những người tình nguyện trong giai cấp nghèo khổ hơn, do đó tạo thành đội quân chuyên nghiệp thay cho đội quân cảnh sát trước kia là đội quân bao gồm tất cả mọi người công dân”.
Với bản chất tàn bạo, ngược với Đức Huyền Diệu như vậy nên chế độ chiếm hữu nô lệ chỉ có thể tồn tại được dưới tầm khống chế khắc nghiệt của bạo lực ở khắp nơi. Ăngghen nói: “Đó là chế độ cảnh sát trong xã hội dựa trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ”, kể ra cũng đúng. 
Để có thể duy trì được một lực lượng nô lệ to lớn và nuôi sống một lực lượng bạo lực vũ trang khổng lồ như vậy mà vẫn “khư khư” được quyền lợi vô độ của mình, tầng lớp thống trị không còn sự lựa chọn nào khác là phải tổ chức tiến hành đi gây chiến chinh phục, mở rộng chiến tranh. Trong tình hình qui mô chiến tranh ngày một tăng lên cả bề rộng lẫn bề sâu (phạm vi và sự ác liệt) thì không những mục tiêu đề ra không đạt được mà còn làm cho bộ máy bạo lực dùng để áp chế nô lệ trong nước suy yếu dần đi, dẫn đến sự chống đối của lực lượng nô lệ ngày càng tăng. Đến đây, trong một nỗ lực bảo vệ các chế độ đã đem đến cho mình nhiều đặc quyền, đặc lợi, trước sự phản kháng trong nước và sự đe dọa tấn công xâm lấn từ bên ngoài, tầng lớp thống trị lại cũng chỉ còn có cách “hay nhất” là buộc phải “nhả” bớt quyền lợi cho tầng lớp cùng khổ và nô lệ để “mua” lòng trung thành. Đó là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ biến thái dần sang chế độ phong kiến và cũng chính là biểu hiện sự tác động “âm thầm” của qui luật đấu tranh sinh tồn trong xã hội loài người.
 “Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” (La Liberté guidant le peuple, 1830), tác phẩm của họa sĩ Eugène Delacroix (1798-1863) - Tự do là một khái niệm rất thiêng liêng, nhưng cũng dễ bị lợi dụng
“Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” (La Liberté guidant le peuple, 1830), tác phẩm của họa sĩ Eugène Delacroix (1798-1863) - Tự do là một khái niệm rất thiêng liêng, nhưng cũng dễ bị lợi dụng
Quan niệm như trên cho thấy vào giai đoạn suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ đã được tháo bỏ bớt xiềng xích và nhận lại được một phần dù ít dù nhiều quyền sống con người. Thậm chí, trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, kiếp sống nô lệ còn sướng hơn kiếp sống tự do. Sống tự do trong đói khát và bế tắc chắc gì đã tự do hơn sống nô lệ mà no đủ và yên ổn hơn. “Tự do” và “nô lệ” chỉ là hai nhãn mác gắn cho hai nội dung qui ước cố định. Khi tình hình thay đổi thì hai nội dung đó cũng chuyển hóa, biến đổi theo trong khi hai nhãn mác đó vẫn bị “đóng đinh” bởi nhận thức siêu hình của tư duy. Nhưng có lẽ từ đây, các khái niệm như "nhân quyền", "dân chủ", "tự do",...ra đời (?). 
Tư duy lôgic máy móc sẽ chẳng bao giờ hiểu được điều này: đã tự do thì đúng là tự do và đã nô lệ thì đúng là nô lệ; nhưng có lúc tự do là nô lệ và nô lệ mới tự do; cũng nhiều khi tự do nô lệ hơn cả nô lệ và ngược lại nô lệ tự do hơn cả tự do!…
Nếu chiến tranh chinh phục là bà đỡ cho chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời thì cũng chính nó đào mồ chôn chế độ ấy để nhường chỗ cho chế độ phong kiến. (Có thể rằng phân biệt rạch ròi giữa hai chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến là không đúng vì chúng cùng thuộc chế độ quân chủ chuyên chế; chúng ta mượn tạm chế độ phong kiến để nói về cái chung nhất, vì dù sao xã hội phong kiến cũng mang nhiều nét điển hình, và chế độ phong kiến của chúng ta là mang đậm màu sắc Phương Đông). Có thể nói rất tương đối thôi rằng đặc trưng của thời đại phong kiến là nội chiến: khởi nghĩa nông dân và đấu tranh huynh đệ tương tàn.

Giai ma bat ngo ve no le La Ma co dai - Anh 1
Nô lệ La Mã cổ đại chiếm số lượng không nhỏ. Lịch sử La Mã cổ đại ghi nhận rất nhiều cuộc nổi dậy của tầng lớp nô lệ. Một nô lệ Syria có tên Eunus là lãnh đạo của một trong những cuộc nổi dậy nổi tiếng diễn ra trong thời gian từ năm 135-132 TCN tại Sicily. Người ta nói rằng, Eunus tuyên bố bản thân là một nhà tiên tri và có khả năng nhìn thấy những điều huyền bí.
Grotius đã hỏi một câu thâm thúy: “Đã có người từ bỏ quyền tự do để làm nô lệ cho một ông chủ, thì cả một dân tộc sao lại không thể từ bỏ quyền tự do để làm thần dân của một ông Vua?”.
Rútxô đã trả lời câu hỏi ấy trong “Bàn về khế ước xã hội” chúng ta trích đoạn:
“Từ bỏ có thể là cho hoặc bán. Một con người chịu làm nô lệ chẳng tự đem mình mà cho không: anh ta bán mình để sinh tồn. Còn một dân tộc thì việc gì mà phải tự bán mình? Dù là ông vua có cung cấp cho thần dân điều kiện sinh tồn, thì chính ngay nhà vua cũng được sinh tồn nhờ có thần dân… Chẳng lẽ các thần dân hiến mình cho vua mà còn để vua lấy nốt cả tài sản của mình ư? Thế thì phần họ còn lại cái gì nữa!
Từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người. Không thể không có tí đền bù tất yếu nào cho người đang từ bỏ tất cả. Bản chất con người không thể dung hòa với sự từ bỏ vô điều kiện như thế. Làm cho ý chí con người mất hết tự do tức là tước bỏ đạo lý trong hành động của con người. Cuối cùng, thật là mâu thuẫn và vô nghĩa nếu ta ghi vào công ước một bên là quyền hành tuyệt đối và bên kia là sự phục tùng vô hạn độ”.

Michiel Jansz van Mierevelt - Hugo Grotius.jpg
Hugo Grotius – Chân dung do Michiel Jansz. van Mierevelt vẽ, 1631
Hugo Grotius ( 10 tháng 4 năm 1583 – 28 tháng 8 năm 1645), với các tên khác như Huig de Groot hoặc Hugo de Groot , là một luật gia người Hà Lan. Cùng với Alberico Gentili và Francisco de Vitoria,  ông đã đặt nền móng cho Luật quốc tế dựa trên Luật tự nhiên.  Một thần đồng trí tuệ từ tuổi thiếu niên, chỉ vì sự tham gia của ông vào các tranh chấp trong nội bộ phái Calvin của nước Cộng hòa Hà Lan, ông đã bị bắt giam và sau đó trốn thoát bằng cách nấp giữa một kho sách. Ông đã viết hầu hết các tác phẩm chính của mình khi lưu vong ở Pháp.

Grotius đã hỏi một câu thật sâu sắc và Rútxô đã trả lời rất hay, gần đạt chân lý! Nhưng có lẽ cả hai người chưa thấy điều mà chúng ta đã nói ở trên và bây giờ chúng ta nói lại hơi khác một chút: một người nếu không bị điên rồ và không có bất cứ lý do gì thì chẳng bao giờ rời bỏ tự do để đến với xiềng xích, vì như thế là trái tự nhiên, trái với sức ỳ tồn tại, trái với sự cố gắng sống còn. Còn nếu một người tỉnh táo bỗng dưng làm như vậy thì ắt hẳn phải có lý do; sự hy sinh phải có một giá trị bảo đảm sống còn nào đó; nhưng nếu không phải là sự hy sinh cao quí và cũng không vì bất cứ một lý do nào khác nữa thì chỉ còn cách phải hiểu rằng người tỉnh táo đó đã rời bỏ tự do đến với xiềng xích để sống còn, nghĩa là thà bị xiềng xích để sống còn còn hơn là tự do mà tiêu vong và như vậy nhìn bề ngoài thì là rời bỏ tự do để đến với xiềng xích nhưng thực ra là đang rời bỏ xiềng xích để đến với tự do. Lệ thuộc nào mà không có tự do và tự do nào mà không có lệ thuộc? Nguyên nhân cuối cùng: người đó đã hóa điên!
Chúng ta sẽ nói một chút về xã hội phong kiến Phương Đông, một xã hội có tính điển hình trong lịch sử loài người, dưới dạng như một phác thảo đơn giản nhất và coi đó như là một “tham luận” nhỏ “mua vui” cùng Rútxô.
Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử có nói:
“Trong thiên hạ không có gì mềm yếu bằng nước nhưng chống lại những thứ cứng rắn thì không gì bằng nó, không gì thay nó được…
Yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng. Ai cũng biết lẽ đó song không ai thực hành được.
Cho nên thánh nhân bảo: “Chịu nhận khuất phục trong nước mới làm chủ xã tắc được, gánh vác được tai họa cho nước mới làm vua thiên hạ được.
Lời nói đúng thì như ngược đời”.
Thoạt nghe Lão Tử nói như vậy, cũng thấy ngược đời thật. Cũng giống như thoạt nghe Khổng Tử nói đến “chính danh”, thấy chí lý thật. Nhưng khi nghe Nguyễn Trãi nói đại ý: cưu mang thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân, chúng ta mới thấy cái chí lý của Lão Tử; khi nghe Rútxô nói: chẳng có thỏa thuận tự do nào mà một bên được hưởng quyền hành tuyệt đối và bên kia chịu chấp nhận một cách “vui vẻ” sự phục tùng vô hạn độ; chúng ta mới thấy cái ngược đời của Khổng Tử?
Bị sự chi phối của qui luật đấu tranh sinh tồn mà có chân lý này của muôn đời: ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, ở đâu có danh lợi thì ở đó có tranh giành. Ở đâu có đấu tranh, có tranh giành, ở đó đương nhiên phát sinh tội ác!

Đỉnh cao nghệ thuật dùng binh của Spartacus khiến La Mã khiếp sợ - Ảnh 5.
Đội quân nô lệ đã áp dụng chiến thuật đánh tài tình của Spartacus, khiến đội quân La Mã do Claudius cầm quân nhận thất bại. Hình minh họa.

Đỉnh cao nghệ thuật dùng binh của Spartacus khiến La Mã khiếp sợ - Ảnh 6.
Spartacus có thể đã đã tử trận trong cuộc chiến cùng hàng nghìn nô lệ khác. Hình ảnh minh họa

(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét