Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 31/n


                                         Thời khắc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirosima

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs

 

 

(Tiếp theo) 

Leó Szilárd

Leó Szilárd (1898–1964)
Sinh 11 tháng 2, 1898
Budapest, Áo-Hung
Mất 30 tháng 5, 1964 (66 tuổi)
La Jolla, California, Hoa Kỳ
là một nhà vật lý, nhà phát minh người Mỹ gốc Hungary. Ông đề xuất phản ứng hạt nhân dây chuyền năm 1933, đăng ký phát minh ý tưởng về lò phản ứng hạt nhân với Enrico Fermi, và cuối năm 1939 viết một bức thư mà Albert Einstein ki tên đã dẫn tới Dự án Manhattan chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên, tuy nhiên sau này ông trở thành người tích cực vận động không sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông cũng là người đầu tiên trình bày ý tưởng về kính hiển vi điện tử, máy gia tốc tuyến tính và cyclotron.Szilárd không tự mình xây dựng tất cả các thiết bị trên, và cũng không công bố ý tưởng của mình trên các tạp chí khoa học, cho nên công trạng đối với những phát minh này thường rơi vào tay người khác. Do đó, Szilárd chưa từng nhận được giải Nobel, nhưng người khác nhận được giải dựa trên hai phát minh của ông.
 
Cuối cùng thì Joliot đã không chấp nhận đề nghị của Szillard. Ông này cho rằng đề nghị đó là không chính thức, chỉ xuất phát từ thiểu số các nhà bác học mà đáng lý ra phải xuất phát từ Viện hàn lâm khoa học Mỹ. Thực ra, nguyên nhân cơ bản lại là danh lợi. Một người trong tập thể nghiên cứu của Joliot nói toẹt ra: “Chúng tôi biết trước rằng phát minh của chúng tôi sẽ được báo chí chào mừng như là thắng lợi của nền khoa học Pháp, và vào những ngày đó chúng tôi cần bằng bất cứ giá nào làm cho mình được chú ý, nếu như chúng tôi muốn được chính phủ ủng hộ những công việc tương lai của mình một cách hào phóng hơn”.
 
Frédéric Joliot-Curie

Sinh 19.3.1900
Paris, Pháp
Mất 14 tháng 8, 1958 (58 tuổi)
Paris, Pháp
Sự kiện đó đã làm cho đáng kể các đồng nghiệp Mỹ của Szillard trở nên căm phẫn sự tự kiểm duyệt mà trước kia họ đã đồng tình. Ý đồ tốt đẹp của Szillard phá sản. Bản thân ông phải miễn cưỡng đồng ý tuyên bố những tài liệu về các nghiên cứu của ông trong lĩnh vực phản ứng dây chuyền ở Urani. Trong quá trình tranh luận, Wignet đã đưa ra một đề nghị mà sau này đã dẫn đến những hậu quả quan trọng, rằng cần phải thông báo “tình hình urani” cho chính phủ Mỹ. Ông này chứng minh rằng hành động đó là cần thiết để tạo cho chính quyền khả năng kịp thời ứng phó với bất kỳ sự đe dọa nguyên tử nào từ phía Hitle. Szillard ngả theo ý đó và trở thành người tham gia thực hiện.

Nhà khoa học J. R. Oppenheimer. Nhà khoa học J. R. Oppenheimer.
Đứng trước nguy cơ nước Đức phát xít có thể chế tạo thành công bom nguyên tử, góp phần giúp A. Hitler giành thắng lợi mang tính quyết định trong Thế chiến II, ngay từ giữa năm 1942, Tổng thống Mỹ  Franklin Roosevelt đã cho thành lập Dự án Manhattan, với nguồn kinh phí khổng lồ vào thời điểm ấy là 2 tỉ USD để nghiên cứu và chế tạo thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt đáng sợ nhất.
Cha đẻ bom nguyên tử: 'Bàn tay chúng tôi đã vấy máu đồng loại' ảnh 1                            Trái bom nguyên tử đầu tiên mang tên “Gadget’.
Ở Đức, Hahn là người đã khám phá ra hiện tượng phân hạch. Song trong giới cầm quyền cao cấp cũng như trong giới khoa học, người ta biết rõ Hahn không ủng hộ chế độ Quốc xã. Tiến sĩ Flugge, một trong những người bạn gần gũi và có tài năng nhất của Hahn, đã có phản ứng trái ngược với các đồng nghiệp Mỹ bên kia đại dương. Ông cho rằng mối nguy hiểm cho nhân loại sẽ tăng lên to lớn bội phần nếu những phát minh khoa học có thể gây hậu quả nghiêm trọng lại bị đặt ra ngoài sự theo dõi và giám sát của xã hội. Do đó, ông đã viết một bản tường trình về phản ứng dây chuyền trong Urani, đăng trên số tháng 7-1939 của một tạp chí Đức. Sau đó, ông tiếp tục giải thích vấn đề một cách dễ hiểu hơn trong cuộc phỏng vấn của một tờ báo ôn hòa Đức. Đáng tiếc là sự trình bày công khai của tiến sĩ Flugge làm tăng thêm nỗi lo lắng ở Mỹ. Người Mỹ không thể hình dung được những lời tuyên bố như vậy trên báo chí lại không được chính phủ Đức chuẩn y. Họ lập luận rằng: “Nếu như bọn Quốc Xã tự cho phép đăng trên báo nhiều điều như vậy về vấn đề Urani, thì họ phải biết rõ ràng nhiều hơn hẳn thế. Vậy thì chúng ta phải khẩn trương lên…” 
Mùa hè năm 1939 lại xuất hiện một cơ hội nữa hoàn toàn bất ngờ, để tiếp xúc với các nhà bác học nguyên tử Đức. Đó là khoảng thời gian Heisenberg đang viếng thăm nước Mỹ. Người ta đã đề nghị nhà vật lý học tài năng Đức nhận chức vụ giáo sư và khuyên ông ở lại Mỹ. Nhưng Heisenberg đã khước từ. Ngay lúc đó ông đã thổ lộ rằng Hitle nhất định sẽ bại trận, và trong thời kỳ thảm họa sắp tới, chính ông cần phải có mặt ở Đức để gìn giữ những gì quá giá nhất trong nước này. 
Werner Heisenberg

Sinh 5 tháng 12, 1901
Würzburg, Đức
Mất 1 tháng 2, 1976 (74 tuổi)
Về sau Heisenberg đã nói: “Mùa hè năm 1939, có 12 người vẫn còn đủ khả năng ngăn cản được việc chế tạo bom nguyên tử, nếu họ thỏa thuận được với nhau”. Bản thân Heisenberg và Fermi cũng ở trong số đó. Đáng lẽ phải tích cực nắm lấy chủ động thì hai ông lại đã bỏ lỡ cơ hội.
Sau chiến tranh, Weizseker đã nhận xét: “Nếu chỉ có một việc là chúng ta, các nhà vật lý học, hợp thành một gia đình nhất trí, thì vẫn là chưa đủ. Có lẽ chúng ta còn phải tổ chức ra hiệp hội quốc tế với một kỷ luật duy nhất cho tất cả mọi thành viên. Nhưng nếu xét đến tính chất của khoa học hiện đại thì liệu điều đó có thể thực hiện được chăng?”
Mùa hè năm 1939, những tin tức truyền về Mỹ từ nguồn công khai và cả bí mật về những gì liên quan đến việc nghiên cứu “phản ứng dây chuyền trong Urani”, đã làm cho các nhà vật lý nguyên tử Mỹ rất lo ngại. Szillard và Wigner đã tích cực tìm cách tác động đến chính phủ Mỹ chú ý đến và hơn nữa là tài trợ, thúc đẩy nhanh những nghiên cứu về nguyên tử. Để thực hiện được điều đó, Sxillard đã tìm đến Anhxtanh (Einstein) để tranh thủ uy tín lớn lao cũng như danh tiếng lẫy lừng của nhà bác học này cho ý đồ. Và Szillard đã thuyết phục được Anhxtanh.


Chiếc B-29 mang tên Enola Gay và phi hành đoàn, những người thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống Hiroshima 1945
Ngày 2-8-1939, vì Wigner có việc phải đi California nên Szillard đi cùng với Edward Teller, người đồng hương trẻ tuổi của ông và cũng là người sau này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chế tạo bom khinh khí (mạnh hơn nhiều bom nguyên tử), đến Long Island để gặp Anhxtanh xin chữ ký vào bức thư gửi tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Roosevelt.
Sau này Szillard có giãi bày: “Theo như tôi nhớ, Anhxtanh đọc cho Teller ghi bức thư bằng tiếng Đức. Tôi đã sử dụng bản văn của bức thư đó làm cơ sở để viết thêm hai bản khác nhau nữa, một bản tương đối vắn tắt và một bản khá dài. Cả hai bản đều gửi cho tổng thống. Tôi để cho Anhxtanh chọn bản nào mà ông ưng và ông đã chọn bản viết dài. Tôi cũng chuẩn bị cả một bản bị vong lục, coi như là bản chú thích thêm bức thư của Anhxtanh. Cả bức thư lẫn bản bị vong lục đều được tiến sĩ Sacks đưa tới tổng thống vào tháng 10-1939”
Nhưng cả Teller lẫn Anhxtanh đều khẳng định rằng ngày hôm đó, Szillard đến với bức thư đã thảo xong trong túi. Teller khẳng định chắc chắn: “Anhxtanh chỉ ký vào thư thôi. Tôi cảm thấy rằng vào lúc đó, ông không hình dung được rõ ràng lắm chúng tôi đang làm gì trong vật lý hạt nhân”. Sacks cũng khẵng định với một chút trắng trợn: “Thực ra, chúng tôi cần đến chữ ký của Anhxtanh chỉ nhằm để tạo uy tín cho Szillard, vì vào lúc đó Szillard hầu như không được ai biết đến ở Mỹ”. Sau chiến tranh, Anhxtanh đã nói với Antonina Vallentin, bạn cũ và cũng là người viết tiểu sử ông: “Tôi thực ra đã đóng vai trò không hơn cái hòm thư. Họ mang đến cho tôi bức thư đã thảo xong và tôi chỉ có ký thôi”. Lúc đó, nhà bác học được cho là vĩ đại nhất thế kỷ XX cũng đã tỏ ra hối tiếc về hành động của mình.
Dù hữu ý hay vô tình thì Anhxtanh cũng đã hoặc mù quáng hoặc vô trách nhiệm trong việc quyết định phát tín hiệu mở đường cho sự chế tạo vũ khí kinh khủng nhất trong số tất cả các vũ khí hủy diệt. Quyết định đó chắc rằng càng làm cho Anhxtanh ân hận sâu sắc hơn nhiều, khi ông biết rằng mối nguy cơ bom nguyên tử Đức mà ông cũng như những người ảnh hưởng đến ông thành thực tin là có thật chỉ là một bóng ma ngáo ộp.
Những nhà khoa học đến từ Châu Âu (có cả Albert Einstein) và các nhà khoa học Hoa Kỳ, những người lo ngại nước Đức phát-xít cũng tiến hành chương trình phát triển vũ khí nguyên tử (chương trình, sau này, được biết là có tồn tại nhưng với quy mô nhỏ hơn rất nhiều và tiến độ bị người Mỹ bỏ xa). Riêng dự án thu hút tổng cộng 130.000 người từ hơn 30 tổ chức trên khắp nước Mỹ ở thời điểm sôi động nhất và tiêu tốn tổng cộng 2 tỷ đô la Mỹ thời đó, là một trong những dự án nghiên cứu, phát triển vĩ đại nhất và tốn kém nhất của mọi thời đại.


                                                                                     Khối cầu lửa vụ thử nguyên  "Trinity"  
 
Quả bom đầu tiên mang tên "Gadget" được kích nổ trong chương trình thử nghiệm "Trinity" gần Alamogordo, tiểu bang New Mexico ngày 16 tháng 7 năm 1945. Các quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki là những quả thứ hai và thứ ba được chế tạo và cho đến nay, chúng vẫn là những vũ khí hạt nhân duy nhất được đưa ra sử dụng.
Trong buổi tiếp tân tại Nhà Trắng sau khi quân Nhật đầu hàng vô điều kiện, Tổng thống Harry S. Truman tỏ ý khen ngợi những người thực hiện Dự án Manhattan đã góp phần đem lại chiến thắng kết thúc Thế chiến II, ông Oppenheimer liền đáp lại: "Thật ra bàn tay chúng tôi đã vấy máu đồng loại…". Cho đến lúc cuối đời, giáo sư Oppenheimer luôn sống trong tâm trạng hối hận day dứt khôn nguôi vì đã chế tạo ra một trong những vũ khí  hủy diệt loài người.
Trong khi Robert Oppenheimer hối hận về phát minh của mình thì vài nhà bác học khác lại nghĩ tới việc chế tạo một quả bom khủng khiếp hơn gấp ngàn lần : bom kinh khí H. Chính quyền Hoa Kỳ còn đang phân vân, chưa quyết định thì có tin rằng Liên Xô đã cho nổ thử một trái bom nguyên tử. Tin này đã làm cho phe ủng hộ chế tạo bom H thắng thế, Tổng Thống Harry Truman hạ lệnh chế tạo bom H. Được tin này, Robert Oppenheimer liền bước ra khỏi phòng nghiên cứu, tuyên bố dứt khoát, “Tôi không phải là một lái súng, tôi chỉ là một nhà bác học.” 
Ông Robert Oppenheimer từ chức Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử vào tháng 08 năm 1945.
                                   Enrico Fermi (1901–1954)
 
Năm 1963, Ủy Ban Năng Lượng Nguyên Tử Hoa Kỳ đã trao tặng ông phần thưởng Enrico Femi. Đây là danh dự cao quý nhất để khen thưởng các đóng góp của ông vào nền Vật Lý Lý Thuyết. Được nhớ đến như là cha đẻ của bom nguyên tử A, nhưng sau chiến tranh, ông đã dùng toàn bộ thời gian và sức lực của mình để vận động cho việc kiểm soát năng lượng nguyên tử trên toàn thế giới và tránh khỏi cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Liên Xô.

(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét