Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 95

 
Người Lính Già Xa Quê Hương - Duy Khánh (ASIA 36)
 
Lời Người Lính Xa Nhà - Chế Linh - Nhạc Vàng Hải Ngoại | Huyền Thoại Nhạc Vàng

-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.

-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người luôn tự vỗ ngực là khôn ngoan, có lý trí.

-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.

-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".

-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.

-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!

-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ về danh lợi và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.

 
Sabaton - The Last Stand ( Imrael Production ) HD ►GMV◄
 
Sabaton - Rise of Evil Unofficial Video HQ + Lyrics

------------------------------------------------ 

 
NHỮNG TRẬN CHIẾN 1 NGÀY ÁC LIỆT NHẤT LỊCH SỬ THẾ GIỚI

 (ĐC sưu tầm trên NET)

7 cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử: Bất ngờ chiến tranh Việt Nam

Thứ ba, ngày 23/03/2021 20:30 PM (GMT+7)
Aa Aa+
Đó là những cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử, đồng thời cũng là cuộc chiến đẫm máu khiến hàng triệu người thiệt mạng, mất nhà cửa, người thân...
7 cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử: Bất ngờ chiến tranh Việt Nam - Ảnh 1.

Cuộc Nội chiến Mỹ là một trong những cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử. Theo ước tính, cuộc chiến này đã tiêu tốn khoảng 80 tỷ USD (tính theo tỷ giá hiện đại).

7 cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử: Bất ngờ chiến tranh Việt Nam - Ảnh 2.

Nội chiến Sudan là cuộc đối đầu quân sự dai dẳng giữa chính quyền Hồi giáo ở phía bắc với lực lượng phiến quân theo Thiên chúa giáo ở miền nam. Đây là cuộc chiến được đánh giá là một trong những cuộc nội chiến đẫm máu nhất thế giới, với chi phí đổ vào cuộc chiến này ước tính hơn 100 tỷ USD.

7 cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử: Bất ngờ chiến tranh Việt Nam - Ảnh 3.

Chiến tranh thế giới thứ I (1914 - 1918) là một trong những cuộc chiến đẫm máu và tốn kém nhất lịch sử. Theo ước tính, chi phí cuộc chiến này lên đến 334 tỷ USD. Trong Chiến tranh thế giới thứ I, Mỹ đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến.

7 cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử: Bất ngờ chiến tranh Việt Nam - Ảnh 4.

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã tiêu tốn 341 tỷ USD. Đây là cuộc chiến giữa hai miền Triều Tiên được chia đôi ở vĩ tuyến 38. Trong đó, nửa phía bắc có sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc, trong khi phía nam được Mỹ và đồng minh đứng hậu thuẫn.

7 cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử: Bất ngờ chiến tranh Việt Nam - Ảnh 5.

Theo ước tính, Mỹ đã chi 738 tỷ USD cho các chiến dịch, nhiệm vụ trong thời gian diễn ra chiến tranh Việt Nam (1965 - 1975). Mặc dù đã bỏ ra một số tiền lớn nhưng cuối cùng Mỹ vẫn nếm mùi thất bại.

7 cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử: Bất ngờ chiến tranh Việt Nam - Ảnh 6.

Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động và tiến hành sau khi nước này xảy ra vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 (trong ảnh). Ngay sau đó, Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố quy mô lớn để truy lùng và tiêu diệt tổ chức khủng bố Al Qaeda và trùm khủng bố Osama bin Laden. Theo ước tính, cuộc chiến chống khủng bố giai đoạn 2001 - 2010 tiêu tốn khoảng 1,1 nghìn tỷ USD.

7 cuộc chiến tranh đắt đỏ nhất lịch sử: Bất ngờ chiến tranh Việt Nam - Ảnh 7.

Chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945) là cuộc chiến đẫm máu và đắt đỏ khi tiêu tốn 4,1 nghìn tỷ USD. Trong cuộc chiến chống phát xít, phe đồng minh đã giành thắng lợi. Đây cũng là cuộc chiến chứng kiến bom nguyên tử lần đầu tiên được sử dụng.

PV (Theo Kiên Thức)

Trận chiến giữa lòng địch của kíp tăng Liên Xô năm 1941

Bị địch chặn đường rút quân, Dmitry Malko và đồng đội quyết định đào thoát bằng cách lẻn vào thành phố Minsk bị phát xít Đức chiếm đóng.

Tháng 5/1945, quân Mỹ bắt được thiếu tá Đức Rudolf Hale. Trong cuộc thẩm vấn, Hale thừa nhận năm 1941 từng tham gia đánh chiếm thành phố Minsk, ngày nay là thủ đô Belarus. Hale cũng tiết lộ rằng trong chiến dịch tấn công Minsk, quân Đức đã chịu tổn thất nặng nề bởi một xe tăng T-28 Liên Xô bất ngờ xuất hiện trên đường phố.

T-28 là xe tăng nhiều tháp pháo được Liên Xô thiết kế và sản xuất trong thập niên 1930, lấy cảm hứng từ mẫu Vickers A1E1 Independent của Anh trong Thế chiến I. Nguyên mẫu T-28 Liên Xô có ba tháp pháo với vũ khí chính là pháo KT-28 cỡ nòng 76,2 mm đặt chính giữa, cùng hai tháp pháo phụ trang bị súng máy DT cỡ 7,62 mm và hai súng máy ở tháp pháo trung tâm, một ở phía trước và một phía sau.

T-28 được sản xuất hàng loạt từ năm 1933 và được đánh giá là thiết kế xe tăng hạng trung hiện đại nhất thời đó. Nó có uy lực tương đương hoặc tốt hơn các xe tăng Anh, vượt trội xe tăng Renault FT chủ lực của mọi sư đoàn tăng thiết giáp Pháp.

Xe tăng T-28 Liên Xô bị cháy sau một trận đánh. Ảnh: Wikipedia.

Xe tăng T-28 Liên Xô bị cháy sau một trận đánh. Ảnh: Wikipedia.

Liên Xô sản xuất khoảng 500 xe tăng T-28, lần đầu tiên triển khai chúng trong Chiến tranh Mùa đông với Phần Lan năm 1939. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu Thế chiến II, lượng lớn xe tăng T-28 đều ở trong tình trạng xuống cấp. Một chiếc trong số này do thượng sĩ Dmitry Malko phụ trách sửa chữa.

Sáng 27/6/1941, thiếu tá Denisovsky, trưởng kho quân khí của quân khu đặc biệt phía tây Minsk, ra lệnh tổng sơ tán khi quân Đức chuẩn bị tấn công. Mọi binh sĩ Liên Xô cần thu dọn trang bị và vật dụng cá nhân trong 24 giờ. Malko thuyết phục được cấp trên phê duyệt sử dụng một trong 63 xe tăng T-28 trong kho để sơ tán. Cả đêm hôm đó, Malko chuẩn bị mọi thứ cho hành trình dài cùng chiếc xe tăng với sự hỗ trợ của vợ.

Sáng hôm sau, đội hình Liên Xô di chuyển dọc cao tốc Mogilev, xe tăng của Malko đi đoạn hậu. Trong quá trình di chuyển, đoàn xe bị địch oanh tạc, khiến xe tăng T-28 hư hại và mất khả năng cơ động. Thiếu tá Denisovsky ra lệnh phá hủy xe tăng và tiếp tục rút lui. Tuy nhiên, Malko từ chối làm điều này và quyết định tự sửa chữa xe.

Malko mất vài giờ để sửa xong xe và không đuổi kịp đoàn di tản, nhưng vẫn gặp được một đơn vị khác. Khi đến sông Berezina, anh gặp thiếu tá tăng thiết giáp Vasechkin và ba học viên trường pháo binh gồm Nikolai Pedan, Alexander Rachitsky và Fedor Naumov. Họ tập hợp thành một kíp xe tăng hoàn chỉnh.

Nhóm của Malko được cấp trên yêu cầu kéo ba xe tăng T-26 mắc kẹt ở đầm lầy nhưng không tìm thấy. Malko và đồng đội phải ở lại trong rừng cả đêm, trước khi nhận ra chiếc T-28 của họ bị kẻ địch bao vây vào sáng hôm sau, trong khi các binh sĩ Liên Xô đã rời đi.

Lúc này, cuộc tấn công của Đức đang trong giai đoạn ác liệt, mọi nỗ lực rút lui qua tuyến đường cao tốc Mogilev đều bị chặn đứng. Kíp tăng T-28 Liên Xô bắt đầu lên kế hoạch thoát vòng vây quân thù.

Học viên Nikolai Pedan đề xuất kế hoạch táo bạo là lẻn vào thành phố Minsk đang bị địch chiếm. Malko ủng hộ kế hoạch này vì biết rõ thành phố và tự tin rằng có thể dễ dàng đi qua đó. Chiếc T-28 có một số lợi thế trong kế hoạch này là hỏa lực mạnh và tốc độ cao.

Trên đường tiến về Minsk, họ bổ sung nhiên liệu và đạn dược từ một nhà kho bỏ hoang gần đó. Do chưa có kinh nghiệm hiệp đồng tác chiến, họ thống nhất một số mệnh lệnh bằng ký hiệu, như khi tay thiếu tá Vasechkin đặt lên vai phải lái xe thì rẽ phải, đặt lên vai trái thì rẽ trái, vỗ một cái vào lưng thì vào số một, hai cái thì vào số hai và để tay lên đầu là dừng xe.

Mỗi người đảm nhận một vị trí khai hỏa trên xe tăng, họ quyết không đầu hàng và sẵn sàng gây nhiều thiệt hại nhất cho đối phương.

Xe tăng T-28 Liên Xô bị quân Đức thu giữ năm 1941. Ảnh: Wikipedia.

Xe tăng T-28 Liên Xô bị quân Đức thu giữ năm 1941. Ảnh: Wikipedia.

Đường cao tốc hướng về Minsk vắng vẻ. Trước khi họ vào thành phố, một số lính vũ trang Đức xuất hiện nhưng không phát hiện xe tăng. Chiếc T-28 trở thành "con ngựa thành Troy", khi mà lính Đức ở Minsk tưởng rằng đó là đồng đội đang tịch thu chiến lợi phẩm.

Xe tiến đến phố Voroshilov, nơi có nhiều cửa hàng kinh doanh. Lính Đức đang chất đầy những thùng rượu lên xe mà không để ý tới xe tăng áp sát họ. Khi còn cách đối phương khoảng 45 m, súng máy trên tháp pháo bên phải xe tăng Liên Xô bắt đầu khai hỏa và tiêu diệt số lính Đức trước tòa nhà trong một phút. Chiếc T-28 sau đó tông vào xe tải và nghiền nát nó cùng kẻ địch bên trong.

Tiến sâu hơn vào thành phố, kíp tăng T-28 chạm mặt một đoàn xe mô tô Đức, các xe di chuyển theo hàng thẳng giống như đang diễu hành.

"Thiếu tá Vasechkin không ra lệnh nổ súng, nhưng tôi cảm nhận được bàn tay anh ấy đặt lên vai trái nên cho xe rẽ trái. Những mô tô đi đầu đâm vào xe tăng và bị đè bẹp. Những kẻ phía sau ngoặt sang phải và tôi lập tức được lệnh rẽ phải. Một số tên địch cố gắng quay đầu xe nhưng không thoát khỏi họng súng máy. Chỉ trong vài phút, đội mô tô địch bị tiêu diệt hoàn toàn", Malko viết trong hồi ký.

Sau khi rẽ trái vào phố Yanka Kupala, kíp tăng phát hiện lượng lớn xe quân sự, đạn dược và vũ khí của đối phương. Trên bờ sông, lính Đúc đang tắm gần những bộ bếp dã chiến. Ở bờ bên kia, các xe tăng Đức đỗ sau rừng cây.

"Chiếc T-28 đồng loạt khai hỏa pháo và mọi khẩu súng máy trên xe. Tôi bị cơn mưa vỏ đạn nóng rơi vào lưng bỏng rát. Qua khe quan sát, tôi thấy xe bồn nổ tung, tạo ra vệt dầu loang chảy xuống dòng sông. Ngọn lửa bao trùm các phương tiện địch và cả những ngôi nhà gần đó. Súng máy khiến lính Đức hoảng loạn. Gần như toàn bộ đội hình địch bị quét sạch như thể có cơn lốc tràn qua", Malko nhớ lại.

Thiếu tá Vasechkin nhanh chóng lệnh cho xe tăng quay lại và di chuyển cầu tới công viên Gorky. Dưới những lùm cây rậm rạp có khoảng 20 xe quân sự, một số pháo tự hành và xe tăng. Lính Đức đứng gần đó nhìn lên trời và tỏ ra sợ hãi, cho rằng mình đang bị không quân Liên Xô tập kích.

Kip xe tăng T-28 tiếp tục nã đạn vào đội hình đối phương, gây ra nhiều thiệt hại. Khi chỉ còn 6 quả đạn pháo, thiếu tá Vasechkin ra lệnh ngừng bắn và bắt đầu di chuyển hết tốc lực về phía đông. Xe tăng không gặp trở ngại nào khi tiến đến đường cao tốc Moskva.

Lính Đức hành quân gần Minsk tháng 8/1941. Ảnh: Bundesarchiv.

Lính Đức hành quân gần Minsk tháng 8/1941. Ảnh: Bundesarchiv.

Bỗng nhiên, một chớp sáng lóe lên trước khe quan sát của lái xe khi chiếc T-28 trúng hỏa lực chống tăng của Đức. Vài giây sau, quả đạn thứ hai bắn trúng tháp pháo nhưng bị bật ra. Xe tăng vẫn di chuyển với vận tốc tối đa và Malko phải cố gắng điều khiển chiếc T-28 cơ động, tiếp cận khu nhà gần đó để tránh đạn.

Chiếc xe tăng bất ngờ trúng đạn và khói mù mịt khoang chiến đấu. Malko nhận ra đạn pháo đã bắn trúng khoang động cơ và gây cháy. Chiếc xe tăng tiếp tục di chuyển cho đến khi trúng thêm một phát đạn nữa.

"Tôi thấy thiếu tá bò ra khỏi xe tăng và bắn lính Đức bằng súng ngắn. Hai học viên nhảy khỏi tháp pháo nhưng một người ngay lập tức bị bắn chết, người còn lại bò đến hàng rào. Máu liên tục chảy xuống mặt tôi. Tôi lau nó bằng khăn tay và kẹp vết thương. Điều cuối tôi nhớ là tiếng nổ mạnh phát ra chỗ xe tăng khi những quả đạn cuối cùng phát nổ", Malko hồi tưởng.

Dmitry Malko lẩn trốn và thoát khỏi Minsk, sau đó trở lại đơn vị của mình. Anh bị thẩm vấn và suýt bị xử bắn vì cấp trên không tin câu chuyện ở Minsk, nhưng mệnh lệnh này sau đó được rút lại.

Trong quá trình chiến đấu, kíp tăng T-28 đã tiêu diệt trên 300 lính và phá hủy 10 xe thiết giáp Đức. Học viên Alexander Rachitsky và thiếu tá Vasechkin hy sinh tại chỗ. Học viên Fedor Naumov ẩn náu trong thành phố Minsk sau đó tham gia phong trào kháng chiến. Học viên Nikolai Pedan bị bắt làm tù binh và ở trong trại tập trung đến năm 1945.

Chiếc xe tăng T-28 vẫn ở nguyên vị trí trong suốt cuộc chiến. Năm 1944, Malko tiến vào thành phố Minsk trên một chiếc xe tăng T-34 và thấy ra chiếc xe tăng T-28 năm nào. 25 năm sau, chiến công của Malko và đồng đội mới chính thức được công nhận.

Duy Sơn (Theo War History)

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét