Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

TT&HĐ IV - 37/b

 

                                                Bí quyết giải hình học không gian cổ điển

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi, lỡ đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc , chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..." 
 NTT 
 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG V (XXXVII): KỲ HOA

“Chúng ta ngưỡng mộ Hy Lạp cổ đại như là cái nôi của nền khoa học phương Tây. Ở đó, lần đầu tiên hình học Ơclit được xây dựng. Đó là sự kỳ diệu của trí tuệ, là hệ thống logic mà những kết quả của nó suy ra cái này từ cái kia một cách chính xác, đến nỗi không ai có thể nghi ngờ điều gì”.
A. Anhxtanh

“Hình học có hai bảo vật, một là Định lý Pitago, bảo vật kia là Định lý tích trung bằng tích ngoại. Ta có thể so sánh cái thứ nhất với một lượng vàng và có thể gọi cái thứ hai là viên ngọc quí”.
J. Keple

“Euclid viết sách CƠ SỞ CỦA HÌNH HỌC ở Alexandria khoảng 300 năm trước Công nguyên. Đây là thời kỳ Hellenistic của triết học cổ đại, thời kỳ mà triết học cổ đại đã lan tỏa tới những vùng đất chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy lạp mà tiêu biểu là thành Alexandria bên bờ Phi của Địa Trung Hải. Nét chung của triết học thời kỳ Hellenistic, phần nào thể hiện trong sách CƠ SỞ CỦA HÌNH HỌC, là tư duy đã đạt đến mức tinh túy, nhưng có lẽ đã mất đi tính bay bổng của thời kỳ trước Socrates và sức mạnh tư duy của Plato, Socrates.
...Theo một nghĩa nào đó, CƠ SỞ CỦA HÌNH HỌC là quyển sách thuần túy toán học đầu tiên của nhân loại và là tờ giấy khai sinh ra toán học như một bộ môn độc lập, tuy vẫn còn là một bộ phận của triết học. Cách Euclid xây dựng một hệ thống kiến thức cao vút dựa trên số ít tiên đề nền và lấy luật logic làm chất gắn kết, đã là hình mẫu cho sự phát triển của toán học đến ngày nay"

Ngô Bảo Châu

 

 

(Tiếp theo)


Tính đầy đủ của Vũ trụ hình học đòi hỏi nếu đường thẳng a hiện hữu được thì những đường thẳng không đồng phương với a cũng có thể hiện hữu; chẳng hạn trên mặt phẳng hình 2 là đường thẳng b không đồng phương với đường thẳng a và cắt đường thẳng a tại điểm B.
Tương tự như đường thẳng a, đường thẳng b cũng có vô vàn những đường thẳng song song với nó và chúng cũng lập nên một không gian đồng phương. Không gian đồng phương chứa đường thẳng b rõ ràng là không trùng với không gian đồng phương chứa đường thẳng a. Không gian đồng phương chứa đường thẳng b cũng là “hình ảnh trực quan” của Vũ trụ số và có lực lượng tương đương với Vũ trụ số.
Có thể suy ra rằng có vô số không gian đồng phương (tương đương với Vũ trụ số về lực lượng), cùng tồn tại trong Vũ trụ hình học, chồng chất lên nhau nhưng không trùng nhau về phương chiều vì có vô số không gian đồng phương nên Vũ trụ hình học cũng có vô số hướng (phương và chiều) và cũng tương đương với vô số Vũ trụ số (có nội tại như nhau nhưng vô phương). Vô hình dung, có thể coi Vũ trụ hình học là Vũ Trụ ảo, về mặt lực lượng, nó bao hàm Vũ trụ số và là sự mở rộng của Vũ trụ số.
Tính đầy đủ của Tự Nhiên Tồn Tại đã làm cho trong Vũ trụ hình học không những chỉ hiện hữu (ảo) đường thẳng (để mà có các mặt phẳng và những hình khối tuyến tính) mà còn có những đường cong, đường sóng, nói chung là những đường luôn thay đổi phương chiều (để mà có các mặt không phẳng và những hình khối phi tuyến tính). Về mặt nào đó, có thể cho rằng Vũ trụ hình học có vô số loại không gian được tạo dựng nên từ hai lực lượng tương phản thẳng và tròn, mà về đại thể có thể coi Vũ trụ hình học gồm hai bộ phận tuyến tính và phi tuyến tính vừa tương đối độc lập nhau, vừa quan hệ chặt chẽ với nhau và là tiền đề tồn tại của nhau. Như vậy, Vũ trụ hình học là một Vũ trụ đa tạp nhưng thống nhất, các không gian khác nhau của nó, bằng các phép quay, tịnh tiến, chiếu, gọi chung là phương thức chuyển hóa… nào đấy đều có thể được chuyển hóa thành nhau; và các nguyên lý cơ bản nhất của Vũ trụ hình học luôn đúng trong mọi không gian của nó…
Chúng ta tạm dừng những phát biểu to tát nhưng “vô minh” ở đây để quay lại với “ông bạn nhỏ” của mình là đoạn thẳng OA.
Trên hình 2, chúng ta thấy ngay độ dài của OA là:
Nếu chúng ta “bẻ gãy” đoạn OA tại B và quay đoạn BA quanh B cho nó trùng với đường thẳng b (lúc này, vì BA nằm trên đường thẳng b nên nó không thuộc đường thẳng a nữa mà thuộc đường thẳng b, và chúng ta gọi tên mới là BD). Vậy thì khoảng cách OA lúc này, hay đúng hơn là OD là bao nhiêu? Nếu không còn hiện hữu một “con đường” nào khác nữa đi từ O đến D, thì chúng ta có quyền nói rằng khoảng cách từ O đến D lúc này là:
Tuy nhiên, vì thấy được mối lợi to lớn nếu tạo được tuyến đường “chim bay” OD trên đường thẳng d nên người ta đã làm hiện hữu đoạn thẳng OD. Về mặt trực quan thì chúng ta thấy rằng đoạn thẳng OD ngắn hơn đoạn thẳng gãy khúc OBD. Vậy thì nó bằng bao nhiêu?
Từ D, chúng ta “dóng” một đường vuông góc với OA và cắt OA tại F (“rất may”, OF là một đoạn thẳng tự nhiên và bằng 6). Theo định lý Pitago thì:
Suy ra:
và rõ ràng là một đoạn thẳng vô tỷ.
Nhưng không sao, vì cũng theo định lý Pitago thì:
Đến đây thì không thể “không sao” được nữa vì  là một đoạn thẳng cũng vô tỷ. Một đoạn thẳng vô tỷ lại hiện hữu chắc nịch như một đoạn thẳng tự nhiên là điều cần phải suy ngẫm và giải thích minh bạch.
Suy ngẫm, suy ngẫm và cứ thế suy ngẫm đã làm cho chúng ta “té ngửa” thấy điều này: sự vô tỷ không tồn tại trong Thực tại khách quan mà chỉ trong tâm trí con người, nghĩa là trong thực tại ảo. Tuy nhiên, thực tại ảo là của con người, mà con người là một bộ phận của Tự Nhiên Tồn Tại, cho nên sự vô tỷ cũng là thuộc Thực tại khách quan. Có thể nói, nguồn gốc của sự vô tỷ là tính tư duy tự do một cách cực đoan của con người và cũng nhờ tính tư duy tự do một cách cực đoan đó mà sự vô tỷ cũng luôn có thể bị triệt tiêu. Ví dụ như  sẽ cho ra số vô tỷ, nhưng nếu chúng ta chọn lại đơn vị sao cho 2 bằng 4 thì = 2 (với 2 được tính theo đơn vị mới) lại là một số tự nhiên. Trong trường hợp đoạn thẳng vô tỷ DF hay OD cũng vậy, chúng chỉ vô tỷ so với đơn vị độ dài đã qui ước và đối với nhiều phương khác với phương của hai đường thẳng chứa chúng hoặc theo sự lựa chọn độ dài qui ước không phù hợp với chúng chứ thực ra chúng vẫn là những đoạn thẳng tự nhiên và luôn luôn được xác định. Chẳng hạn đối với đoạn thẳng OD, khi phải nhận đơn vị độ dài của đường thẳng a cho mình thì so với độ dài ấy, nó bằng và được cho là độ dài vô tỷ. Tuy nhiên, nếu OD được chọn là đơn vị đo độ dài của đường thẳng d hoặc bằng 49 đơn vị độ dài của đường thẳng d thì:
Đó là những khoảng cách (hay độ dài) tự nhiên của đường thẳng d.
Trong nhiều trường hợp ngẫu nhiên thì không cần phải qui ước lại đơn vị độ dài trong phương mới, OD vẫn là một đoạn thẳng tự nhiên. Chẳng hạn, nếu chúng ta xoay tiếp BD đến trùng với đường thẳng c, vuông góc với a tại B, và ở vị trí mới này chúng ta gọi BD là BC, thì không cần qui ước lại đơn vị độ dài (nghĩa là đơn vị độ dài của đường thẳng c cũng là đơn vị độ dài của đường thẳng a), OC vẫn là đoạn thẳng có độ dài tự nhiên. Lúc đó, chúng ta có được một bộ ba đoạn thẳng Pitago là 4, 3, 5 vì chính xác là:
42 + 32 = 52
Bây giờ, chúng ta đưa ra bài toán:
Hiển nhiên, chúng ta sẽ được một đoạn thẳng trên đường thẳng a có độ dài bằng:
4 x 3 = 12
Điều hiển nhiên ở trên thực ra là không hiển nhiên vì nó đã phạm vào một “nan đề” cũ của chúng ta là độ dài nhân với độ dài không bao giờ bằng độ dài mà phải bằng độ dài bình phương. Độ dài bình phương là một thứ nguyên khác với thứ nguyên độ dài đơn thuần, cho nên bài toán trên, trong trường hợp này là không giải được. Muốn thực hiện được bài toán thì chỉ một trong hai thừa số nhân 3 hoặc 4 biểu thị độ dài, số còn lại phải là một số đếm (hoặc số lần mà độ dài được “nhân lên”).
Tình hình sẽ khó khăn hơn nữa nếu đoạn thẳng BA không còn thuộc về đường thẳng a nữa mà quay sang thuộc về đường thẳng b và biến thành BD. Bài toán đưa ra ở trên, lúc này trở nên tổng quát hơn:
Bài toán mới này làm cho đã “nan đề” lại càng chồng chất thêm “nan đề”.
Phải nói rằng tinh thần của toán học, như lịch sử của nó đã chứng minh, là vô cùng bất khuất và cực kỳ bền bỉ trên con đường đi chinh phục những bí ẩn và thách đố đối với nó. Ở đây, để giải quyết cái “ách tắc” ghê gớm của bài toán, toán học đã sáng tạo ra một phương tiện tính toán tuyệt vời, đó là: “Lượng giác”. Nhờ có lượng giác mà một trong hai thừa số có bản chất độ dài nói trên bị triệt tiêu thứ nguyên, hoặc nếu không triệt tiêu thì cũng chỉ ra rõ ràng kết quả là có lý, và do đó mà bài toán được giải quyết dễ dàng.
Theo lượng giác, trong một tam giác vuông, nếu gọi một trong hai góc không vuông là anfa (), cạnh vuông kề với nó là cạnh kề, cạnh vuông đối diện với nó là cạnh đối và cạnh còn lại là cạnh huyền, thì được qui ước:

Trong tam giác vuông FDB (ký hiệu: FDB), điều trên được thể hiện cụ thể như sau:
Toán học quan niệm rằng, khi BA nằm “chệch” phương khỏi đường thẳng a thì đối với đường thẳng a, nó đã bị loại trừ khỏi danh sách các đoạn thẳng thuộc a và hơn nữa là bị loại trừ khỏi không gian đồng phương chứa a. Lúc này BA đã thuộc về đường thẳng b, biến thành đoạn thẳng BD và dù giá trị thực về độ dài của nó vẫn là 3 thì theo góc độ quan sát của a, giá trị đó đã bị “co rút” lại, chỉ còn bằng hình chiếu vuông góc của BD xuống a, đó là đoạn . Như vậy, ở trạng thái không gian của hình 2 và theo sự nhìn nhận của a thì:
Đó là một đoạn thẳng của a, được hình thành do đoạn bị “kích hoạt” lên BF lần (BF lúc này phải đóng vai trò như một con số đơn thuần)
             
nên toán học đưa ra khái niệm “tích vô hướng của các véctơ” và biểu diễn:
(vì không qui ước chiều nên đây là một đoạn thẳng!)
Biểu thức đó có thể làm cho a mãn nguyện, chứ đối với chúng ta, những kẻ đứng ở bên ngoài Vũ trụ hình học quan sát với một quan điểm “trung dung” hơn, thì lại chả có gì gọi là mãn nguyện. Vì rằng lực lượng ở hai vế của biểu thức đã không bằng nhau khi . Lực lượng từ vế trái chuyển hóa sang vế phải, đã bị “bốc hơi” đi đâu. (Thậm chí là “bốc hơi” hoàn toàn khi !).
Nguyên lý bảo toàn không gian mách bảo rằng lượng bị hao hụt đó không thể hóa thành Hư Vô được, nó phải tồn tại và chỉ có thể đang lẩn khuất đâu đó mà thôi.
Vậy thì nó lẩn khuất ở đâu? Lại chăm chú quan sát, lại suy ngẫm quẩn quanh! Bậc tiền bối nói: đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông. Ngay từ đầu chúng ta đã biết chắc rằng con đường mà chúng ta chọn cho cuộc hành trình của mình là vô cùng trắc trở bởi vì nó… vô lối. Không một kẻ tỉnh táo nào, dù có mường tượng ra được, lại chấp nhận đi trên con đường phải luôn đối đầu với những thử thách ghê gớm mà nếu có đánh đổi cả một đời, chấp nhận mọi đày ải thì cũng chưa chắc đến được nơi cần đến. Chính sự đam mê cực kỳ mãnh liệt trước những biến ảo kỳ bí của những cái hiển nhiên tầm thường (như số 1 chẳng hạn) đã làm cho chúng ta chọn con đường ấy, và vì luôn ở trạng thái cuồng si tột độ (rất gần, gần đến bao nhiêu cũng được đối với điên loạn, nhưng chưa điên loạn!) nên chúng ta đi mà chẳng thấy nhọc nhằn gì, thậm chí còn coi những cuộc vượt núi băng sông, luồn rừng lách rú chỉ là những trò… “đá cá lăn dưa” đầy thi vị. Nếu đã ngại núi e sông thì giờ này chúng ta làm sao có mặt ở đây một cách cô độc hơn cả… “đơn thương độc mã”?
Nói nghêu ngao thế chứ lần này việc “đá cá lăn dưa” có vẻ khó khăn đây! Phải nói, Toán học là cực kỳ ngoan cường trên bước đường chinh phục của nó. Hơn nữa, Toán học là thực sự tài giỏi. Nó tài giỏi ở chỗ, nhiều khi để vượt qua những thách đố hóc búa, nó tạm thời cũng giở trò “đá cá lăn dưa”, nhưng sau đó vẫn quay về được với những xác đáng, đích thực. Dù sao thì đến nay, toán học vẫn chưa đi trọn con đường phải đi của nó cho nên theo thiển ý của chúng ta, vẫn còn những kết quả xác đáng, đích thực mà nó đưa ra, chưa đạt mức đầy đủ. Chúng ta noi gương cái tinh thần bất khuất vô song của toán học; khâm phục cái trí tuệ tuyệt vời của nó, yêu quí cái tâm hồn thi sĩ của nó, nhưng đồng thời, cũng vâng lời Đềcác: hoài nghi tất cả một khi chưa chắc chắn được về sự rõ ràng và sáng sủa. Thế thì khi đã suy ngẫm nhiều rồi mà chưa giải quyết được vấn đề gì, cứ thế mà… suy ngẫm tiếp tục thôi!
Chúng ta lại suy ngẫm triền miên trong khi mắt trừng trừng quan sát hình 2.
Vẫn chẳng nghĩ ra được điều gì hay ho, vẫn mù tịt. Sự bế tắc trong suy tư thường làm cho tâm thần mệt mỏi rất nhanh. Chúng ta đã bắt đầu uể oải, mắt đã hoa lên. Những minh họa trên hình 2 vốn dĩ bất động, bỗng cựa quậy, nhấp nhổm như một đám người bị phù thủng làm cho cứng đờ đột nhiên bừng tỉnh. Rồi như được tăng cường sinh khí, hình 2 trở nên ồn ào, náo nhiệt khác thường: các đường, các đoạn, các giao điểm đua nhau hiện lên, đua nhau biến mất, cái này hóa thành cái kia, cái kia hóa thành cái nọ, đan xen nhau, chồng chéo nhau ngổn ngang mà cũng đầy ý tứ. Thật kỳ dị! Không còn nghi ngờ gì nữa, sự hoang tưởng của chúng ta đã bước vào trạng thái thăng hoa cao độ.
Nhưng hoang tưởng ra như thế phỏng có ích lợi gì cho việc giải quyết cái mắc mứu toán học mà chúng ta đang quan tâm và nỗ lực giải quyết? Thật là phí phạm trí não! Nghĩ vậy, chúng ta bèn lấy tay dụi mắt, vò đầu, bẻ cổ răng rắc và nhanh chóng hoàn hồn trở lại.
Tuy nhiên, dù đã “hạ hỏa”, chúng ta vẫn không thể nào “tống cổ” được cái quang cảnh quá ư sôi sục, xô bồ xô bộn vừa qua ra khỏi tâm khảm. Nó đã gây ra một ấn tượng        quá mạnh, làm chúng ta mất hết những ý nghĩ mà chúng ta… muốn nghĩ, mất hết những suy tư toán học mà chúng ta rất cần trong lúc này. Lạ lùng nhất là nó cứ gợi nhớ về một thời xa lắc, thời mà chúng ta còn vật vã trong đói khát, lăn xả khắp nơi, làm bất cứ việc gì miễn là lương thiện vì miếng cơm manh áo, để rồi sau khi đã trở nên sung túc, có nhà có cửa thì trăn trở sôi sục, quyết một phen vươn lên giàu sang phú quí và… thất bại thảm hại, suýt chút nữa thì trở về với cảnh vô gia cư, đói khát như xưa…
Sự hồi tưởng làm chúng ta rùng mình. Sự rùng mình làm hiện lên trước mắt chúng ta một công trường dựng xây vĩ đại.
Sau chiến thắng vĩ đại, trào dâng niềm hứng khởi vĩ đại với những tuyên bố hào sảng vĩ đại. Vì biện chứng mà cực đoan, tự do dân chủ mà duy ý chí, duy lý mà mê tín, cho nên tự do lại bế tắc, độc lập lại hà khắc dẫn đến sự bối rối, lẩn quẩn vĩ đại quanh “giá - lương - tiền”. Khi sự hứng khởi vĩ đại biến thành sự cụt hứng vĩ đại thì lẽ tự nhiên phải dẫn đến sự hoang mang vĩ đại để nung nấu một cuộc bứt phá vĩ đại mà mở đầu là cuộc “đổi mới tư duy” vĩ đại. Nhờ có cuộc đổi mới tư duy vĩ đại mà có cuộc giải thoát đói nghèo vĩ đại làm trào dâng một tinh thần lạc quan vĩ đại về một tương lai sung túc trong một xứ sở nước non biếc xanh, an khang thịnh vượng.
Người nông dân, mà có lẽ ai cũng vậy chứ không riêng gì họ, khi đã thoát kiếp đói nghèo, có chút của ăn của để, rồi thì nghĩ ngay đến việc duy trì, mở rộng công ăn chuyện làm cũng như tu bổ, củng cố nơi ăn chốn ở tươm tất hơn, đẹp đẽ hơn, cao rộng hơn cho cuộc sống thoải mái hơn đồng thời cũng hãnh diện hơn trước bà con lối xóm, trước bàn dân thiên hạ. Điều đó hoàn toàn chính đáng mà cũng hợp lý, nếu nó được dự trù cẩn thận, suy tính kỹ lưỡng trên cơ sở “liệu cơm gắp mắm”. Còn không, coi chừng tai họa!
Xét ở tầm vĩ mô cũng vậy. Khi đã thoát ra được khỏi tình trạng xơ xác, tiêu điều và có được một ngân sách tương đối dồi dào, thì bất cứ quốc gia nào cũng bắt tay vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một qui mô hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế ngày một phát triển, phục vụ cho quốc kế dân sinh. Đương nhiên là phải như thế và muốn thế thì bước đầu tiên là xác định mục đích, dự tính, lên kế hoạch “dài hơi” cũng như “ngắn hơi” để rồi quy hoạch ưu tiên “dài hạn” cũng như “ngắn hạn” và tiến hành xây dựng từng bước, từng phần hay cấp tập, ồ ạt. Việc định hướng đúng đắn một cách cơ bản ngay từ đầu cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đối với một quốc gia là vô cùng quan trọng. Bởi vì nó không những quyết định đến tính hiệu quả, khả thi, thỏa mãn chính xác nhu cầu có thực của xã hội hiện tại mà còn gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong tương lai về mọi lĩnh vực như: môi trường sinh thái, phân bố dân cư, xu thế tiêu dùng xã hội, sự bình ổn của công ăn việc làm, của đời sống người dân…, thậm chí là đến cả vận mệnh của quá trình xây dựng phát triển kinh tế tiếp theo.
Muốn định hướng đúng thì phải có một tầm nhìn chiến lược đúng. Muốn có tầm nhìn chiến lược đúng thì phải có những bộ não tư duy đúng. Muốn tư duy đúng thì trước hết phải tỉnh táo, bình tĩnh, không những phải tài giỏi mà còn phải đức độ nữa. Tài giỏi và đức độ thể hiện ở chỗ thấu triệt được mối quan hệ giữa bảo tồn và đổi mới, giữa hiện tại và tương lai, giữa chung và riêng, giữa sở trường và sở đoản, giữa “của ăn” và “của để”, giữa thừa và thiếu, giữa còn và mất, giữa “ăn chắc mặc bền” và “ăn xổi ở thì”…, trên cơ sở quan niệm: xây dựng và phát triển kinh tế là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội cho nên mục đích tối hậu của nó là phục vụ cho đời sống xã hội, tạo khả năng cho mỗi cuộc đời người dân đều được sống trong công bằng, bác ái, an vui và ngày một sung túc, không phải cho riêng thế hệ hôm nay, cũng không phải cho riêng thế hệ mai sau, mà cho cả hai. Nói cụ thể hơn, xây dựng và phát triển kinh tế là một nảy sinh tất yếu từ đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội nhưng lại được định đoạt bởi ý chí chủ quan của con người. Mà ý chí con người thì do còn hạn chế về nhận thức tự nhiên - xã hội và cũng do không thể thoát ly được cái nền tảng cảm thức mê muội bản năng, cho nên không phải ai, không phải lúc nào cũng hoàn toàn sáng suốt. Vì vậy mà cần phải vô cùng thận trọng trong việc đề ra “tầm vóc chiến lược”, hết sức đề cao cảnh giác đối với chính mình, đừng để bị “dắt mũi” bởi những tham vọng vĩ đại, “dụ khị” vĩ đại, khờ khạo vĩ đại và cả “đục nước béo cò” vĩ đại.
Người nông dân nhờ nền kinh tế khởi sắc mà thoát kiếp đói nghèo. Chuyện rằng có một bác nông dân ở vùng đất giáp ranh, không phải nông thôn cũng chưa là phố thị, nhưng đồng ruộng, vườn tược còn nhiều nên gọi là nông thôn vẫn đúng hơn. Vào thời kỳ đất đai “sốt” giá, theo “phong trào thi đua” bán đất, bác cũng trích ra bán bớt ít ruộng vườn và được một đống tiền to. Bỗng nhiên trời cho một khoản kếch xù mà trước đó chỉ mơ thôi cũng chẳng dám, bác nông dân và gia đình bác ngây ngất quá chừng. Lúc đầu bác cũng chỉ trích ra một ít để trang trải nợ nần lặt vặt và mua sắm vài thứ đồ dùng tiện nghi cho sinh hoạt gia đình. Số còn lại thì bác vẫn giữ khư khư vì đắn đo, chưa biết “xài” như thế nào cho phải phép. Bác nông dân cũng như nhiều người lối xóm đang lưỡng lự thì các đại gia “hảo tâm”, các nhà mối lái “nghĩa khí”, các nhà quảng cáo “chân thành” cùng xồng xộc xông tới làng quê, rao giảng mê ly và bày ra mọi thứ hào nhoáng, choáng ngợp của nền văn minh hiện đại phương Tây. Thế là sau phong trào thi đua bán bớt đất đai vườn ruộng để cải thiện đời sống, thì xuất hiện phong trào thi đua tiêu dùng “hàng xịn” theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”. Bác nông dân nọ dù sao vẫn còn bị ám ảnh bởi sự nghèo khổ mới qua nên vẫn rụt rè, có phần sợ sệt.
Đúng thật là văn minh hiện đại có tính cám dỗ ghê gớm. Nó chế ngự lý trí và kích hoạt thèm muốn bản năng lên cao độ. Và khi thèm muốn bản năng đã thoát khỏi sự kìm tỏa của lý trí thì nó sẽ lồng lên bất kham. Không thể ngoại lệ, bác nông dân cũng bị tác động mãnh liệt, tuy nhiên bác không lâm vào tình trạng đến nỗi như thế.
Giá đất tiếp tục “sốt”, bác nông dân nhẩm tính: “Ruộng vườn của mình còn bao la, bán đi một miếng nhỏ nữa cũng chẳng “xi nhê” gì. Chậc! Đời người là mấy nả! Cứ quần quật mãi trên ruộng vườn rõ là chẳng bao giờ giàu nổi. Mà không khéo, người ta còn cho là đứa cù lần, được hưởng mà không biết hưởng, để vợ con nhếch nhác nghèo khổ”. Thế là bác nông dân lại “thu hoạch” được một khoản tiền “khủng”. Cũng bán miếng đất nhỏ bằng lần trước nhưng lại được số tiền gấp đôi lần trước nên lần này, bác nông dân không rụt rè nữa mà “chơi cho chúng biết tay” (chúng nó là những ai thì không nghe bác nói!). Bác sắm cho mỗi thằng con lớn một chiếc xe gắn máy “đời mới” láng coóng, một điện thoại di động không biết “ngon” cỡ nào mà giá tiền bằng mua con heo thịt cỡ 1 tạ. Thế rồi bác nghe theo lời mách bảo, thuê một anh kiến trúc sư ở tận một thành phố lớn về thiết kế chỗ gia đình bác đang ở. Vẽ vời xong, anh kiến trúc sư này “tiện thể” giới thiệu cho bác một ông thầu xây mà anh ta khen ngợi hết lời về tay nghề và bác đồng ý luôn. Không lâu sau đó, một cơ ngơi “vật vã” nghễu nghện trên toàn bộ “thổ cư” của bác nông dân. Tất cả đột nhiên thay đổi. Thay cho sự khiêm nhường, hồn nhiên, bình lặng và dung dị là sự huênh hoang, khiên cưỡng, ồn ã và hào nhoáng…
Nghe đâu bác nông dân còn bán thêm vài lần đất nữa vì những thằng con của bác, đã có gia đình riêng, cứ nằng nặc muốn bán để chia chác chứ chẳng thiết tha với công việc ruộng vườn “quê kệch”, khó mà giàu xổi lên được.
Câu chuyện về bác nông dân nọ, chúng ta chỉ biết có thế. Đó là câu chuyện buồn hay vui, kết thúc có hậu không, chúng ta không thể biết được. Bác nông dân hành động như thế là khôn hay dại, là thức thời hay nhanh nhẩu đoảng, chúng ta cũng không biết nốt. Trong dân gian Việt Nam có câu chuyện “Thằng Bờm” thật ý nhị. Có thể là lạc lõng nhưng chúng ta cũng cứ kể ra đây cho… vui:
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười”.
Thế rồi thằng Bờm có đổi cái quạt mo lấy nắm xôi không, đố ai biết đấy?!
Bẵng đi một dạo khá lâu, cũng cỡ khoảng 8 năm sau ngày bác nông dân xây dựng xong cơ đồ từ tiền bán ruộng đất của ông cha để lại, trước khi lên đường thực hiện cuộc hành trình này, chúng ta có dịp đi qua vùng quê ấy và thấy sừng sững một bản sơ đồ qui hoạch “hùng tráng”. Chắc đến giờ này một khu công nghiệp vĩ đại đã lù lù ở đó và đang hoạt động cầm chừng chờ qua cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nhắc đến “Qui hoạch”, chúng ta lại nhớ về thời xa lắc ấy, thời mà chúng ta đã từng sống lăn lộn vì gạo tiền, sống phập phù buồn vui theo từng tin tức thực hư, theo từng thông báo về những cuộc giải tỏa - đền bù chồng chất, lê thê, dai dẳng trong một phố thị bành trướng nhanh đến chóng mặt và đồng thời cũng là một công trường phá - xây vĩ đại.
Các “dự án” mà công trường ấy “ra tay” thực hiện có nhiều đúng mà cũng không ít sai và từng là đề tài tranh luận hấp dẫn cho hơn một thế hệ con người sống ở đó. Không biết có bao nhiêu cuộc đời lận đận vì nó, nhưng chắc chắn có nhiều “tai to mặt lớn” hôm nay nhờ nó mà “tích lũy tư bản” được rất khá từ hai bàn tay trắng và đồng lương tháng “vì nhân dân phục vụ”. Chẳng ai có thể đếm xuể được những câu chuyện đàm tiếu cười ra nước mắt lan truyền trong bàn dân thiên hạ về cái công trường phá - xây vĩ đại đó.
Như đã nói, qui hoạch là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Do đó, vấn đề ở đây không phải là qui hoạch hay không qui hoạch mà là qui hoạch và triển khai thực hiện qui hoạch như thế nào. Không thể phủ nhận được rằng có nhiều dự án đẹp đẽ, hợp lý đã trở thành hiện thực và phục vụ đắc lực, đầy hiệu quả trong xã hội. Nhưng cũng không ít dự án “tròn trịa” như thế đã bị biến dạng, méo mó đến nực cười (chưa kể bị “rút ruột”!) trong quá trình được thực thi. Đó là chưa nói đến những “dự án thế kỷ” không biết được sinh ra trên cơ sở đạo lý nào.
Cần thấy rằng, xây và phá là hai quá trình liên quan đến nhau. Không có phá thì không có xây và ngược lại không có xây thì cũng chẳng có phá. Thậm chí, có thể “đại ngôn” rằng, tạo dựng là một quá trình thống nhất gồm hai quá trình bộ phận là phá và xây. Hai quá trình đó là tiền đề tồn tại của nhau, cho nên không có cuộc dựng xây nào lại không bắt đầu từ sự khai phá (phá những tạo dựng có trước như thành quả tạo dựng của thiên nhiên, thành quả lao động của con người trong quá khứ…).
Vì qui hoạch là gắn liền với dựng xây, cho nên nó cũng liên quan mật thiết đến phá hoại. Nếu qui hoạch không khéo và hơn nữa là phạm sai lầm, làm cho yếu tố phá hoại tiềm tàng trong nó trở nên nổi trội thì đó chính là tai họa. Có những tai họa dễ thấy như làm xáo trộn đời sống trước đó vốn dĩ bình ổn của dân cư trong một thời gian quá dài, làm hao tiền tốn của của dân một cách vô ích, làm xấu đi nghiêm trọng môi trường sinh thái…, nhưng cũng có những tai họa khó thấy như làm giảm tiềm lực quốc gia, gây ra những bất hợp lý, không phù hợp trong phát triển kinh tế đối với đặc thù của đất nước, thậm chí trở thành chướng ngại phải phá bỏ trong một tương lai gần…
Từ đó mà thấy qui hoạch là một công việc cực kỳ khó, đòi hỏi phải có cái trí, cái tâm cao độ. Từ cảm hứng vĩ đại có thể làm ra dự án vĩ đại về một công trình dựng xây vĩ đại mà khi thực thi tất nhiên cũng sẽ đòi hỏi một chi phí vĩ đại, và nếu không khéo sẽ trở thành một khoản nợ nước ngoài vĩ đại làm kiệt quệ ngày mai…
Ôi! Cái công trình phá - xây vĩ đại thời xa lắc ấy đã hoàn tất chưa? Và giờ này, phố thị quê hương chúng ta đã đồ sộ đến mức nào rồi? Đột nhiên chúng ta nhớ đến người bạn rượu, quen từ thuở hàn vi. Kể cũng buồn cười, từ một kẻ thất nghiệp, khố rách áo ôm thời “bao cấp”, nhờ chuyển chỗ ở vài lần trong thời “đổi mới” mà ông bạn đó “hốt” được một mớ tiền khá bộn làm vốn để rồi chẳng mấy chốc trở thành một “đại gia” kinh doanh bất động sản. Có thể dựa vào hình 2, vì nó na ná như cái phố thị mà chúng ta ở trước đây, để kể câu chuyện làm giàu “nhẹ nhàng” đến lạ lùng của ông bạn rượu. Chuyện thế này:
Hồi đó, nếu trung tâm phố thị là điểm B thì chúng ta ở tại điểm O và nhà ông bạn ở điểm A. Nếu đoạn OB là 12km thì đoạn BA là 9km. Nghĩa là để đến nhà bạn, chúng ta phải qua B và đi tổng cộng là 21km. Đó là một quãng đường khá xa vào thời phương tiện đi lại chủ yếu bằng xe đạp. Vì thế mà chúng ta và ông bạn cũng ít có dịp gặp nhau.
“Đổi mới” được một thời gian không lâu thì khu vực A thuộc diện qui hoạch để làm khu công nghiệp. Ông bạn đến gặp chúng ta rủ đi nhậu và rầu rĩ báo “hung tin” đó, than thở số phận hẩm hiu. Số tiền đền bù nhận được khi đó chẳng đáng là bao, không thể mua được căn nhà phố dù chỉ nhỏ gấp đôi căn nhà cũ. (Do dư luận lên án ghê quá nên những lần giải tỏa về sau số tiền đền bù có tăng lên nhiều). Chúng ta góp ý kiến: đã lỡ rồi thì thà đi cho xa mà mua được đất rộng. Ông bạn gật gù: chắc phải thế thật chứ còn cách nào hay hơn nữa đâu.
Khoảng 2 tháng sau, ông bạn thông báo đã mua được miếng đất D ở vùng ngoại vi phố thị và đang cất nhà ở đó. Vào một ngày chủ nhật, chúng ta tìm đường đến D chơi. Vì chưa có đường BD nên muốn đến được D, chúng ta phải đi một đoạn OF dài 18 km trên đại lộ rồi từ F đi đoạn đường đất FD dài khoảng 6,7 km nữa. Tổng cộng, chúng ta phải đi khoảng 24,7 km mới đến được D (xa hơn quãng đường trước đây từ chỗ chúng ta đến nhà cũ của ông bạn). Phải nói ông bạn mua được mảnh đất vườn vuông vức, rất đẹp. Nó rộng đúng 2 công đất (2000 m2) và đã có sẵn cả chục cây ăn trái nhiều loại.
Gặp nhau, ông bạn mừng quá xé phay luôn hai con gà làm bữa nhậu. Suốt buổi khề khà, ông bạn cứ nói đi nói lại một cách khoái chí rằng, tưởng xui hóa hên, tự dưng được “lên” địa chủ, lại có được nghề chăn nuôi heo, gà thu nhập cũng được, thôi, cầu cho cứ thế này mãi là ổn…
Đường xa, mà cũng vì bận túi bụi việc làm ăn nên bẵng đi khá lâu, chúng ta không về D chơi được. Ông bạn cũng bặt vô âm tín, chẳng có tin tức gì.
Công trường phá - xây có phần đơn điệu với nhịp độ “tàn tàn” thuở ban đầu, lúc này bỗng mở rộng qui mô, bước vào giai đoạn hoạt động cao trào, hùng hổ, “dữ tợn” chưa từng thấy và trở nên vĩ đại. Có thể đó là tình trạng cộng hưởng do nhiều yếu tố đồng thời tác động như: sự mạnh lên của nội lực, được ngoại lực hà hơi tiếp sức, nhu cầu thực tế, cảm hứng yêu thích sự vĩ đại phương Tây, dễ làm giàu lúc giao thời…, và trong số đó, chắc chắn có cả sự lũng đoạn của những mưu đồ mờ ám. Cái phố thị nhỏ bé mà xưa kia từng được ví von là “Hòn ngọc viễn đông” theo đó mà ngày một đồ sộ. Sự phì đại, bành trướng của nó ra xung quanh, nhanh đến chóng mặt. Từng cơn sốt giá đất hầm hập nối tiếp nhau nổi lên, lan tỏa khắp nơi làm rúng động, băng hoại biết bao nhiêu tâm hồn con người và cũng làm tan nát biết bao nhiêu nghĩa tình. Thế là vùng ngoại ô D bị phố thị “ngoạm” mất, trở thành nội ô. Cảnh săc làng quê vườn tược ở đó vĩnh viễn biến mất. Một con đường nhựa thênh thang, thẳng tắp xuất hiện nối trung tâm phố thị B với D.
Khi con đường BD xuất hiện thì nghe phong phanh giá đất ở D vọt lên hơn 20 lần so với lúc ông bạn mới mua - chúng ta kháo nhau, xuýt xoa mừng cho ông bạn và cũng có phần ghen tỵ với sự quá ư may mắn của ông ta.
Nhưng sự may mắn của ông bạn nhậu đâu đã dừng ở đó. Một lần có việc, chúng ta đến trung tâm B và tình cờ gặp ông bạn. Cả hai đều quá đỗi vui mừng nên tạm gác lại mọi chuyện, lôi nhau vào một quán gần đó thi nhau… nốc bia. Chúng ta gật gù khen số ông bạn được phần sung sướng, rồi hỏi han tình hình “đô thị hóa” ở D. Ông bạn cười ha hả mà rằng: “Hồi đó mấy ông xui xẻo như tớ thì bây giờ giàu to rồi… Chưa đâu, giá đất ở D còn vọt lên nữa khi xuất hiện con đường OD. Người ta buộc phải làm con đường đó để giải quyết nạn kẹt xe ở B… Rồi mấy ông xem!...”. Chúng ta trố mắt nhìn ông bạn: khẩu khí của ông này thật đanh thép và hùng hồn, khác hẳn cách nói đứt quãng như hết hơi ngày trước, khi ông ta còn là một thanh niên với trình độ học vấn ở khoảng giữa chương trình phổ thông, vô công rỗi nghề, thường tìm chúng ta để chủ yếu là nhậu ké bia “đối chứng”. Để tỏ rõ thức thời, chúng ta nêu ra ý tưởng: “ Bây giờ mà mua được miếng đất đâu đó, dọc đường OD tương lai, để đó vài năm nữa bán lại, chắc hốt bạc”. Ông bạn lại cười ha hả: “Chán mấy ông bỏ mẹ! Kinh doanh là phải đi trước đón đầu… Tớ cũng “đón” được mấy miếng ở đó rồi… Bây giờ mà mấy ông đến đó, đố mua được miếng đất “ngon” nào. Vì người ta đều “găm” lại, chờ thời và cũng vì giá ở đó đã rất cao, thậm chí có chỗ còn cao hơn cả ở D nữa. Lúc này, chả ma nào dại mà đâm đầu vào đấy!...” Rồi ông bạn chồm tới, hạ thấp giọng: “Này, chỗ bạn bè với nhau, tớ khuyên thật lòng: nếu có tiền thì đến ngay huyện C mà mua đất. Ở đó đất hãy còn rẻ lắm và trước sau gì cũng thành một quận nội thành. Tin đi! Một khi khởi công làm con đường OD, người ta đồng thời cũng “ra quân” để khởi công con đường BC và con đường OC… Chúng ta lại một phen “được” ngạc nhiên: “Ông làm sao mà biết được như thế? Báo chí, TV có “nói năng” gì đâu!...”. Ông bạn khoái chí ra mặt, thì thầm: “Tớ có quen với mấy “lão” ở Sở Qui hoạch… Thật ra, nhiều khi cũng chẳng cần phải hỏi, cứ thấy mấy lão rủ nhau mua đất ở đâu thì mình mua ngay đất bên cạnh đó, chắc chắn là… trúng đậm!”.
Cuộc nhậu rồi cũng tàn. Ông bạn nhất quyết đòi trả tiền, bao cả bọn. Trước lúc bắt tay chào tạm biệt, ông bạn chìa cho chúng ta một tấm danh thiếp, rồi nói: “Khi nào có dịp ghé nhà tớ chơi. Hiện nay tớ không ở D nữa mà dời sang D’ rồi.”. Ông bạn phóng xe và mất dạng trong tích tắc. Nhìn kỹ danh thiếp chúng ta đọc thấy tên, họ, số điện thoại của ông bạn và sau đó là dòng chữ: “Môi giới mua bán, sang nhượng nhà đất”. Té ra, bạn chúng ta đã thành… “cò đất”.
Những thông tin của ông bạn trong cuộc nhậu đó rồi cũng lần lượt thành hiện thực. Phố thị đã đổi thay hoàn toàn: một khối bê tông đồ sộ chiếm lĩnh một khu vực đất đai mênh mông.
Chúng ta vẫn ở lại O, chẳng đi đâu cả. O theo thời gian, cũng vươn lên thành khu thị tứ ồn ào, xô bồ xô bộn với đủ mọi thành phần dân cư. Vì cũng là đầu mối của nhiều tuyến giao thông, vận chuyển vật tư hàng hóa nên cả ngày lẫn đêm lúc nào cũng đầy bụi, đất đỏ, rác rến vung vãi khắp nơi…
Có thể là do số kiếp mà cũng có thể là do bất tài vô tướng, chúng ta làm ăn đến mức hơi khấm khá một chút thì chững lại. Sau khi bị cùng một lúc sáu “trí thức lưu manh” trong đối tác làm ăn quịt nợ mà tổng số tiền qui ra theo thời giá là ngót ngét 100 cây vàng bốn số chín (tài sản đó là khối "tư bản" tương đối khổng lồ thời bấy giờ!), thì ước mơ vươn lên giàu sang phú quí của chúng ta tan vỡ hoàn toàn. Chúng ta không trách ai, chỉ trách mình tin người trong một xã hội mà cái ác của tham lam đồng tiền đã lũng đoạn. Buồn nản, chúng ta rửa tay, gác kiếm, trao lại binh quyền cho “em út” rồi lui về… xó phòng, ngồi ngẫm nghĩ sự trớ trêu của cuộc đời. Trong một lần ngồi suy tư sầu muộn như thế, chúng ta chợt thấy lóe lên một tia sáng chói ở tít trên cao xanh. Tia sáng đó thật lạ lùng! Nó cứ “đọng” mãi trong tâm khảm, làm chúng ta có cảm giác khắc khoải trong đợi chờ và cả cái cảm giác như là tia sáng đó hối thúc ghê gớm rằng, hãy tìm cho ra xuất xứ đích thực của nó. Thế là theo định mệnh, chúng ta răm rắp chuẩn bị hành tranh và lên đường thiên lý cho đến nay.

(Còn tiếp) 
--------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét