TT&HĐ IV - 38/e
Tại sao Hố đen lại là thứ đáng sợ nhất trong Vũ trụ ? | Khoa học vũ trụ - Top thú vị
PHẦN IV: BÁU VẬT
"Dọc
đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi, lỡ đánh rơi, đã chìm
trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc , chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt
lên, đánh bóng..."
NTT
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi
CHƯƠNG VI (XXXVIII): BÍCH LẠC
“Một
chân lý mới của khoa học thường thắng lợi không phải bằng cách những kẻ
chống đối nó sẽ được thuyết phục và tuyên bố mình được dạy dỗ, mà đúng
hơn bằng cách những kẻ chống đối dần dần chết hết và thế hệ mới ngay từ
đầu được làm quen với nó”.
“Nền
văn minh của chúng ta chẳng qua là sự tích lũy của tất cả những niềm mơ
ước đã được thể hiện trong thực tế qua hàng bao thế kỷ và nếu như loài
người không ước mơ, quay lưng lại với sự kỳ diệu của Vũ Trụ, thì đó là
dấu hiệu suy thoái của loài người”.
Clac
"Điều chủ yếu cản trở nhận thức chân lý không phải là sai lầm mà là chân lý như đúng như sai."
Lev Tolstoy (Nga)
Lev Tolstoy (Nga)
"Người không yêu tự do và chân lý, có thể trở thành người mạnh mẽ nhất, nhưng tuyệt đối không thể trở thành người vĩ đại".
Voltaire (Pháp)
Voltaire (Pháp)
"Không ai muốn chết cả, kể cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để có thể tới được đó. Cái chết là điểm đến cuối cùng mà chúng ta gặp phải, không ai có thể thoát khỏi nó. Tuy nhiên, cái chết là điều phải đến, nó là phát minh tuyệt vời nhất sau sự sống. Cái chết hoàn thành những điều mà sự sống còn bỏ dở, nó dọn dẹp những thứ cũ để mở đường cho nhiều thứ mới hơn. Những thứ mới hơn này chính là các bạn, tất nhiên trong tương lai chúng ta sẽ đều già đi và dần bị loại bỏ. Xin lỗi nếu như điều này quá bất ngờ, nhưng nó là sự thật""Nhà khoa học phải tìm kiếm chân lý, phải quý trọng chân lý hơn những ước mơ hay những mối quan hệ của riêng của mình"
Steve Jobs
Khuyết danh
"Toán học là khoa học của lớp trẻ. Không thể khác được. Nghiên cứu toán học là thứ thể dục của trí tuệ, đòi hỏi phải có tính dẻo dai và bền bỉ của thanh niên".
Khuyết danh
(Tiếp theo)
***
Ngay
từ thời còn là sinh viên, F. Bôia đã gọi vui K. Gauxơ, người bạn thân
của mình là “Cuốn sách im lặng chưa có tên tuổi”. Và F. Bôia đã không
lầm: K. Gauxơ sau này đã trở thành nhà toán học hàng đầu của Châu Âu và
được vinh danh là “Ông Hoàng toán học” của thời đại mình. Sự vinh danh
ấy không phải là quá đáng nếu nhìn vào những thành tựu toán học mà Gauxơ
đã gặt hái được cho khoa học. Chúng ta có thể tóm lược vài kết quả toán
học tiêu biểu của ông.
Vào
tháng 7-1796, trên một số báo được xuất bản ở Rên, có đăng bài “Phát
minh mới” được ký tên K. Gauxơ, một sinh viên của Trường Đại học tổng
hợp Gottinghen. Đây là một phát minh mới lạ mà lúc ấy ít người để ý đến.
Trong bài báo đó, Gauxơ viết:
“Mọi
nhà hình học đều biết rằng có thể bằng phương pháp hình học (tức bằng
thước kẻ và compa) dựng được các hình đa giác đều, cụ thể là tam giác,
ngũ giác 15 cạnh và các đa giác có số cạnh gấp đôi chúng. Điều đó người
ta có thể biết từ thời Ơclít và hình như từ ấy đến nay, mọi người đều
cho rằng lĩnh vực hình học sơ cấp không thể mở rộng thêm, hoặc ít ra là
tôi chưa biết một sự thành công nào trong việc mở rộng về hướng này. Do
đó tôi cho rằng đáng chú ý đến phát minh: ngoài những đa giác đều trên,
có thể bằng phương pháp hình học dựng nhiều đa giác đều khác, ví dụ như
đa giác đều 17 cạnh. Phát minh đó thực ra chỉ là hệ quả của một lý
thuyết lớn chưa được kết thúc hoàn toàn. Sau khi lý thuyết ấy được hoàn
thành, nó sẽ được giới thiệu với độc giả”.
Năm
năm sau, lúc chỉ mới 24 tuổi, Gauxơ đã cho xuất bản tác phẩm “Những
nghiên cứu số học” mà chương cuối của nó là một lý thuyết hoàn chỉnh về
chia đều đường tròn (cũng tức là dựng đa giác đều). Bản thân Gauxơ đã
coi lý thuyết này là một thành tựu lớn của mình.
Cả
cuộc đời Gauxơ là một quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Ông đưa mắt
về đâu là hầu như phát hiện ra ở đấy những điều mà trước đó người khác
không nhìn thấy. Khi chú ý đến vấn đề nào, ông cũng thường biết rút ra
được từ đó những nhận xét quan trọng và mới mẻ. Sự chú ý của ông tập
trung vào hầu hết các vấn đề chưa được giải quyết của tất cả các ngành
khoa học chính xác. Gauxơ rất giỏi trong việc giải quyết những bài toán
đặc biệt có tính ứng dụng, để rồi chúng đều được biến thành những nghiên
cứu sâu sắc và toàn diện.
Trong
đêm đầu năm 1801, nhà thiên văn người Ý tên là Piaxi đã tìm thấy một
hành tinh nhỏ giữa quĩ đạo của sao Hỏa và sao Mộc và đặt tên cho nó là
Xêrêra (Nữ thần nông nghiệp và là biểu tượng của sự no ấm). Sau đó ít
lâu Xêrêra tiến đến gần Mặt trời và bị những tia sáng chói chang của Mặt
trời che lấp. Rồi sau đó Xêrêra mất tích. Các nhà thiên văn đã cố tìm
nó nhưng vô vọng.
Thế
là Gauxơ bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng này. Ông xem xét kỹ lại tất
cả các tài liệu quan sát của của Fiaxi đối với hành tinh Xêrêra và đi
đến một kết luận tài tình: chỉ cần ba lần quan sát chính xác là hoàn
toàn có thể tính toán một quĩ đạo bất kỳ nào. Gauxơ đã tính đường đi của
Xêrêra, chỉ cho các nhà thiên văn vị trí chính xác của nó và họ đã thực
sự tìm ra hành tinh bé nhỏ này. Đây là công trình toán học đã làm cho
nhà toán học trẻ Gauxơ lần đầu tiên nổi tiếng khắp thế giới.
Gauxơ
đã hiến dâng cho thiên văn học 20 năm làm việc nhiệt tình của đời mình
và đã giải quyết được nhiều vấn đề thuần túy toán học nảy sinh trong khi
nghiên cứu thiên văn.
Tiếp
theo thiên văn học là địa chất học. Ở lĩnh vực này, Gauxơ cũng mang lại
cho khoa học những thành quả kỳ diệu. Phải thừa nhận rằng Gauxơ đã sáng
tạo ra môn địa chất cao cấp - môn học mà trước đó chưa từng có. Ông xây
dựng lý thuyết mặt sâu sắc đến nỗi vượt trước sự phát triển của ngành
toán học đến hàng trăm năm. Những phương pháp mà ông sáng tạo, về sau
được các nhà toán học khác ứng dụng rộng rãi.
Chỉ
cần thống kê tất cả những công việc mà Gauxơ đã làm, cũng tốn nhiều
trang sách. Ông xây dựng ngành điện tín điện tử, nghiên cứu hiện tượng
nhiễm từ của trái đất và kết quả là đã xuất bản hai công trình quan
trọng: “Những công trình về lý thuyết thế năng” và “Lý thuyết tổng quát
về nhiễm từ trái đất”. Gauxơ còn suy tư về những vấn đề cơ bản của cơ
học và một trong những phát kiến quan trọng của ông đến ngày nay vẫn còn
phải nhắc tới là “Nguyên lý tác dụng tối thiểu”. Đây là nguyên lý minh
họa một trong những qui luật cơ bản về sự chuyển động của hệ thống các
vật thể tác dụng tương hỗ với nhau.
Những
người đương thời với Gauxơ đã nể phục ông về sự toàn diện và sâu sắc
trong tư duy toán học, có khả năng không những đi sát với thời đại mà
còn vượt lên trước thời đại, đặt ra cho khoa học hết vấn đề này đến vấn
đề khác.
Không
thể kể hết được những công trình sáng tạo kiệt xuất của Gauxơ từ số
học, đại số học, hình học, thiên văn học, đến trắc địa học, vật lý học…
Ngoài một số lượng khổng lồ các công trình đã được công bố lúc Gauxơ còn
sống, người ta còn thu thập được một khối lượng đồ sộ các bản thảo chưa
công bố của Gauxơ, nhiều đến mức để tránh nhầm lẫn và sai sót vô tình,
người ta đã phải thành lập hẳn một tổ chức làm công việc chuyên sưu tầm,
biên tập suốt từ khi ông tạ thế vào năm 1855 cho đến tận trước ngày xảy
ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mới gọi là hoàn tất để trao cho
Hội khoa học Gottinghen lần lượt xuất bản thành 12 tập sách di cảo của
ông.
Qua
việc sưu tập di cảo chưa được công bố của Gauxơ, người ta phát hiện ra
rằng bản thân “Ông Hoàng toán học” cũng đã từng rất quan tâm tới việc
xây dựng môn hình học mới gọi là phi Ơclít (tên gọi “phi Ơclít” là do
Gauxơ khởi xướng) và cũng đi đến nhiều kết luận giống như Lôbasépxki,
cũng như các kết luận về lĩnh vực hình học này mà nhà toán học trẻ và
bất hạnh người Hungari là J. Bôia đã đạt tới.
Carl Friedrich Gauss | |
---|---|
![]() |
|
Sinh | 30 tháng 4, 1777 Braunschweig, Brunswick-Lüneburg, Đức |
Mất | 23 tháng 2, 1855 Göttingen, Hannover, Đức |
Ngành | Toán học, Thiên văn học |
Alma mater | Đại học Göttingen |
Chữ ký![]() |
Nhưng
thực hư là thế nào? Phải chăng là “Ông Hoàng toán học” Gauxơ cũng đã
xây dựng được một hệ thống hình học phi Ơclít đồng thời với N.
Lôbasépxki và J. Bôia? Hoàn toàn không! Có thể Gauxơ dù là rất sớm đã
suy tư về định đề 5 của Ơclít nhưng vẫn chưa xác định được hướng đi và
chỉ nhờ vào những “tâm sự chân thành” của những nhà toán học trăn trở
trên vấn đề này, gửi gắm cho ông vì tôn sùng “Ông Hoàng toán học” mà ông
đã có những ý niệm ngày càng rõ ràng về một hệ thống hình học được
chính ông đã gọi là “phi Ơclít”. Chúng ta cho rằng, Gauxơ có thể là nhà
toán học thiên tài, xứng đáng là “Ông Hoàng toán học” của thời đại ông,
nhưng không xứng đáng là người có công đứng ngang hàng với N. Lôbasépxki
và J. Bôia trong công cuộc mở đầu có tính cách mạng, định hình nên hệ
thống hình học mới gọi là phi Ơclít.
Con
người ta, khi đã được tung hô là vĩ nhân phi thường, luôn quên rằng
mình cũng chỉ là một kẻ còn khiếm khuyết, vì thế mà luôn cố gắng giữ gìn
cái “vinh quang bất diệt” đó và cũng từ đó mà đã ứng xử một cách “kỳ
lạ” trước những phát kiến khoa học mà mình đã không hoặc chưa kịp phát
hiện ra được.
Một tài năng vĩ đại chắc gì đã có một tâm hồn vĩ đại? Câu hỏi đó thực ra là một câu trả lời, và do đó không nên trách móc làm gì mà có lẽ nên thương cảm nhiều hơn, bởi vì con người ta, ai cũng vậy, sống, lao động gian khổ và chấp nhận những hy sinh với mục đích tối hậu là danh lợi. Dù cố biện minh cỡ nào đi chăng nữa thì nhiều ứng xử của “Ông Hoàng toán học” Gauxơ đã thiếu vắng hẳn tình người và thậm chí là tàn nhẫn (chỉ vì đơn giản là bị ám ảnh bởi nỗi lo ánh hào quang của mình giảm sút đi, hoặc cũng có thể chỉ là biểu hiện của một ẩn ý rất sâu: không ai qua mặt được “vua” và “vua” thì bao giờ cũng vượt trội trong bất cứ lĩnh vực toán học nào một khi đã để mắt tới?).
Một tài năng vĩ đại chắc gì đã có một tâm hồn vĩ đại? Câu hỏi đó thực ra là một câu trả lời, và do đó không nên trách móc làm gì mà có lẽ nên thương cảm nhiều hơn, bởi vì con người ta, ai cũng vậy, sống, lao động gian khổ và chấp nhận những hy sinh với mục đích tối hậu là danh lợi. Dù cố biện minh cỡ nào đi chăng nữa thì nhiều ứng xử của “Ông Hoàng toán học” Gauxơ đã thiếu vắng hẳn tình người và thậm chí là tàn nhẫn (chỉ vì đơn giản là bị ám ảnh bởi nỗi lo ánh hào quang của mình giảm sút đi, hoặc cũng có thể chỉ là biểu hiện của một ẩn ý rất sâu: không ai qua mặt được “vua” và “vua” thì bao giờ cũng vượt trội trong bất cứ lĩnh vực toán học nào một khi đã để mắt tới?).
J.
Bôia chính thức bắt tay vào và hoàn thành trong vòng 5 năm công trình
lý thuyết về hình học của mình mà ông gọi là “Học thuyết đúng tuyệt đối
về không gian”, hay gọi tắt là “Appenđixơ”. Công trình này được công bố
vào năm 1832, dưới dạng là phần phụ lục của quyển sách có tựa đề
“Tentamen” mà tác giả là Bôia cha, tức là sau ba năm kể từ khi “Bàn về
các nguyên lý hình học” của N. Lôbasépxki đã được công bố trên tờ “Thông
báo Cadan”.
Sau
khi đắn đo, cha con nhà Bôia quyết định xin ý kiến đánh giá công trình
của người con từ thần tượng toán học của họ ở Gottinghen, ngài Gauxơ.
Mở
đầu bức thư gửi cho Gauxơ, F. Bôia viết: “Gauxơ vô cùng quí mến! Hãy
thứ lỗi cho mình vì mình đã làm sao lãng cuộc hành trình của bạn. Hãy
tạm dừng lại và dành cho tình bạn một đôi chút.”
Sau
khi thông báo ngắn gọn về các công việc của bản thân và của con trai,
F. Bôia viết tiếp: “Theo yêu cầu của Janôs, mình gửi đến cho bạn một bản
luận văn nhỏ của nó. Với cặp mắt sắc bén và tinh tường, bạn hãy làm ơn
xem hộ nó và cho nó một lời kết luận thật khắt khe và không thương tiếc
như là mình đang nóng lòng chờ đợi… Con trai của mình coi sự đánh giá
của bạn còn cao hơn cả sự đánh giá của toàn châu Âu.”
Sau
khi đọc xong “Appenđixơ”, “cặp mắt sắc bén và tinh tường” của vị thần
tượng ở Gottinghen thấy ngay ra tất cả. Ông liền viết thư cho một người
học trò và cũng là bạn, tên là Gơling đang sống ở Menbuốc:
“Hôm
nay tôi nhận được một luận văn không lớn lắm nói về hình học phi Ơclít
gửi từ Hungari đến. Ở đây, tôi nhận thấy tư tưởng và kết quả của tôi
được phát triển một cách tuyệt vời, mặc dù cách trình bày quá vắn tắt đã
làm cho nó trở nên rất khó hiểu đối với ai chưa quen biết lĩnh vực này.
Tác giả của nó là một sĩ quan Áo rất trẻ. Anh ta là con trai người bạn
thời thanh niên của tôi, người mà hồi năm 1798 vẫn thường cùng tôi bàn
luận về vấn đề đó, mặc dù lúc bấy giờ các ý đồ của tôi hãy còn rất xa
mới được hoàn thiện và chín muồi như trong công trình độc lập của người
thanh niên này. Tôi cho rằng nhà hình học trẻ J. Bôia là một người có
tài thiên bẩm bậc nhất.”
Dù
rằng đó là những lời khen ngợi thật nhất, bộc phát ra từ trạng thái
phấn khích của sự khâm phục rõ ràng, thì Gauxơ, cũng kín đáo lồng vào
một ẩn ý là chính ông chứ không phải J. Bôia mới là người có tư tưởng
tiên phong đối với vấn đề mà bản luận văn của J.Bôia đề cập đến.
Nhận xét như thế về Gauxơ không phải là vô lý nếu đọc những dòng sau đây của Gauxơ gửi cho F. Bôia:
“…
Bây giờ có vài lời về cái công trình của con trai bạn. Nếu như mình
xuất phát từ chỗ thấy không cần thiết phải khen ngợi công trình đó, thì
lập tức bạn sẽ thấy ngạc nhiên. Nhưng không thể làm khác được vì nếu
mình khen ngợi nó thì tức là khen ngợi chính bản thân mình. Nội dung của
công trình đó, con đường mà con bạn đi qua và các kết quả mà con bạn đã
nhận được đều hầu như trùng với những cái mà mình đã nhận được từng
phần trong 30 - 35 năm về trước. Và điều đó làm cho mình hết sức ngạc
nhiên.
Mình
dự định trong đời sẽ không bao giờ công bố điều gì về một công trình
riêng của mình mà hiện tại còn đang nằm trên giấy… Nhưng dù sao mình
cũng có ý định ghi lại tất cả vào giấy để cho những ý nghĩ đó ít ra cũng
không bị chết theo cùng với bản thân mình.
Chính
vì vậy mà mình rất đỗi ngạc nhiên về sự trùng lặp đó và nó làm cho mình
thấy cái dự định trên không còn cần thiết nữa. Mình rất vui mừng rằng
chính công trình của con trai bạn đã làm cho mình khâm phục vô cùng”.
Thế
là thế nào? “Không cần thiết phải khen ngợi” thì sao lại “khâm phục vô
cùng” được? Có đúng là Gauxơ đã suy nghĩ về khả năng xây dựng một hệ
thống hình học mới, khác với Ơclít từ nhiều năm trước và cũng đã đặt
được một nền móng cơ bản và đúng đắn cho nó không, hay vẫn chỉ là những ý
tưởng dù có thể có vài ý thực sự xuất sắc nhưng rời rạc, chưa có manh
mối để kết nối chúng lại và vẫn chưa từng được viết ra giấy?
Cần
nhớ lại rằng, khoảng cuối năm 1804, trong bức thư gửi cho F. Bôia,
Gauxơ còn thảo luận về đường lối chứng minh định đề 5 của Ơclít và vẫn
còn tin tưởng rằng có thể chứng minh được:
“Phương
pháp của anh làm tôi không thích lắm. Tôi muốn tưởng tượng một cách rõ
ràng các hòn đá kỳ quái mà tôi tìm được trong phương pháp đó (và nó cũng
thuộc loại hòn đá ngầm đã làm vỡ tan các cố gắng của tôi). Tuy nhiên,
tôi vẫn tiếp tục hy vọng rằng một lúc nào đó trước khi nhắm mắt, tôi có
thể vượt qua được hòn đá đó.”
Thế
rồi sau 2 năm, sau 4 năm, 8 năm, 14 năm (tức khoảng năm 1818), Gauxơ
còn nói: “Trong lý thuyết các đường song song, đến bây giờ vẫn chưa ai
vượt qua được Ơclít”, hay “Chúng ta vẫn chưa nhích khỏi được chỗ đứng
của Ơclít cách đây 2.000 năm”. Rõ ràng là đến tận lúc này, ý tưởng về
một hình học phi Ơclít chưa mảy may xuất hiện trong đầu của Gauxơ.
Trong
những năm 1812 đến hết năm 1816, giáo sư Xvâycát dạy luật ở Trường tổng
hợp Kháccốp, nhưng ông lại đam mê lý thuyết về các đường song song.
Ngay từ năm 1807, ông đã công bố một phương án chứng minh định đề 5,
nhưng chẳng bao lâu sau ông đã thấy ra là mình sai lầm. Cuối cùng ông đã
đi đến khẳng định rằng có thể tồn tại, ngoài hình học Ơclít hay còn gọi
là “hình học với ý nghĩa hẹp” ra, còn có một hình học khác gọi là “hình
học của các vì sao” hay “hình học mở rộng”.
Năm
1817, Xvâycát đến nước Đức. Ở đây ông đã kết bạn với giáo sư Gơling.
Như đã kể, Gơling vừa từng là học trò, vừa là bạn của Gauxơ và thường
xuyên trao đổi thư từ với Gauxơ. Qua Gơling, Xvâycát biết được Gauxơ
cũng rất bận tâm nghiên cứu vấn đề các đường song song. Xvâycát vui mừng
quyết định gửi cho “Ông Hoàng toán học” một thông báo nhỏ của mình về
“hình học mở rộng”.
Gauxơ
thực sự sửng sốt. Ông viết ngay thư cho Gơling: “Thông báo của giáo sư
Xvâycát làm cho tôi vô cùng hài lòng và tôi yêu cầu anh chuyển đến ông
ta mọi ý nghĩ tốt lành của tôi về vấn đề này. Tất cả mọi cái đó hình như
đã in sâu vào tâm khảm tôi”.
Tiếp
theo, Gauxơ với trình độ toán học rất sắc sảo và nhạy bén của mình, đã
dẫn ra một số luận điểm xuất phát của “hình học mở rộng” mà rõ ràng là
Xvâycát đã không thể rút ra được vì không hiểu sâu về toán học. Tuy vậy
Gauxơ lại không những không khuyến khích Xvâycát tiếp tục nghiên cứu vấn
đề đó mà còn không nhắc nhở gì đến việc công bố cái thông báo khoa học
mà Xvâycát đã gửi cho Gauxơ.
Tại
sao Gauxơ đã xử sự với Xvâycát như vậy? Cũng có nhiều người gọi Gauxơ
là “Ông khổng lồ ở Gottinghen”. Nhưng tại sao “Ông khổng lồ” lại không
muốn cho một giáo sư luật là người đầu tiên nói về một “thứ” hình học
được gọi là “mở rộng”, bao trùm cả hình học Ơclít? Phải chăng thông báo
của Xvâycát đã lần đầu tiên gợi ra ý tưởng về một hệ thống hình học phi
Ơclít đối với bộ não mẫn cảm của nhà toán học thiên tài Gauxơ?
Hậu thế có thể không bao giờ trả lời được câu hỏi đó nhưng không thể không biết một chuyện khác đau buồn hơn nhiều.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét