TT&HĐ IV - 38/g
Năng Lượng Tối và Vật Chất Tối | Thư Viện Thiên Văn
PHẦN IV: BÁU VẬT
"Dọc
đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi, lỡ đánh rơi, đã chìm
trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc , chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt
lên, đánh bóng..."
NTT
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi
CHƯƠNG VI (XXXVIII): BÍCH LẠC
“Một
chân lý mới của khoa học thường thắng lợi không phải bằng cách những kẻ
chống đối nó sẽ được thuyết phục và tuyên bố mình được dạy dỗ, mà đúng
hơn bằng cách những kẻ chống đối dần dần chết hết và thế hệ mới ngay từ
đầu được làm quen với nó”.
“Nền
văn minh của chúng ta chẳng qua là sự tích lũy của tất cả những niềm mơ
ước đã được thể hiện trong thực tế qua hàng bao thế kỷ và nếu như loài
người không ước mơ, quay lưng lại với sự kỳ diệu của Vũ Trụ, thì đó là
dấu hiệu suy thoái của loài người”.
Clac
"Điều chủ yếu cản trở nhận thức chân lý không phải là sai lầm mà là chân lý như đúng như sai."
Lev Tolstoy (Nga)
Lev Tolstoy (Nga)
"Người không yêu tự do và chân lý, có thể trở thành người mạnh mẽ nhất, nhưng tuyệt đối không thể trở thành người vĩ đại".
Voltaire (Pháp)
Voltaire (Pháp)
"Không ai muốn chết cả, kể cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để có thể tới được đó. Cái chết là điểm đến cuối cùng mà chúng ta gặp phải, không ai có thể thoát khỏi nó. Tuy nhiên, cái chết là điều phải đến, nó là phát minh tuyệt vời nhất sau sự sống. Cái chết hoàn thành những điều mà sự sống còn bỏ dở, nó dọn dẹp những thứ cũ để mở đường cho nhiều thứ mới hơn. Những thứ mới hơn này chính là các bạn, tất nhiên trong tương lai chúng ta sẽ đều già đi và dần bị loại bỏ. Xin lỗi nếu như điều này quá bất ngờ, nhưng nó là sự thật""Nhà khoa học phải tìm kiếm chân lý, phải quý trọng chân lý hơn những ước mơ hay những mối quan hệ của riêng của mình"
Steve Jobs
Khuyết danh
"Toán học là khoa học của lớp trẻ. Không thể khác được. Nghiên cứu toán học là thứ thể dục của trí tuệ, đòi hỏi phải có tính dẻo dai và bền bỉ của thanh niên".
Khuyết danh
(Tiếp theo)
Chúng
ta vẫn còn nhớ được hai trường hợp nói năng, ứng xử của Gauxơ cũng đại
loại như thế mà không liên quan gì đến những phát kiến mới trong hình
học
Đây
là trường hợp thứ nhất. Trong khi vấn đề chứng minh Định lý cuối cùng
của Fecma nổi lên như một sự kiện có tính thời sự ở Châu Âu thì Gauxơ
chẳng có một biểu hiện công khai nào về nó. Hơn nữa, trong một bức thư,
thậm chí Gauxơ còn bộc lộ sự khinh bỉ đối với bài toán đang được nhiều
người đặc biệt quan tâm và bàn luận sôi nổi đó. Thật là lạ lùng! Có thể
nào trong thầm kín, ông đã từng đối đầu với nó và phải chịu bất lực
tương tự như bài toán chứng minh định đề 5 của Ơclít? Bạn ông, nhà thiên
văn người Đức tên là Heinrich Olbers đã viết thư động viên ông: “Gauxơ
thân mến, mình nghĩ rằng bạn nên để tâm về chuyện đó”. Hai tuần sau,
Gauxơ trả lời: “Tôi rất cảm ơn anh đã cho tôi biết tin về giải thưởng ở
Pari. Nhưng tôi buộc phải thú nhận rằng Định lý cuối cùng của Fecma với
tư cách chỉ là một mệnh đề cô lập ít có sự thu hút đối với tôi, vì bản
thân tôi cũng có thể đặt ra rất nhiều những mệnh đề như vậy mà người ta
không thể chứng minh hoặc bác bỏ được”.
Khi
viết ra những dòng như thế, không biết “Ông Hoàng toán học” có nhớ tới
cái vinh danh cũng thật lẫy lừng của Fecma là “Ông Hoàng nghiệp dư” hay
không? Hơn nữa, định lý lớn Fecma chắc gì đã cô lập hơn định đề 5 Ơclít?
Tiếp
theo là trường hợp thứ hai. Aben là nhà toán học trẻ kiệt xuất người
Nauy, tác giả của lý thuyết hàm số eliptic và đồng thời với Galoa nhưng
theo một con đường khác đã chứng minh tính không giải được bằng căn thức
đối với phương trình bậc năm. Trước những phát kiến toán học tuyệt vời
của Aben, Gauxơ đã viết thư sang Pháp rằng:
“Những
công việc khác đã cản trở tôi trong việc sửa chữa lại các nghiên cứu
trước đây. Aben đã lặp lại hầu như đến ba công trình của tôi. Anh ta đã
đi theo con đường mà tôi đã đi từ năm 1798. Vì thế, tôi không ngạc nhiên
khi thấy anh ta đã thu được những kết quả giống như tôi. Tuy nhiên, vì
trong quá trình tính toán, anh ta đã tỏ ra có nhiều tài năng và khéo
léo, đến mức làm tôi thấy không phải sửa chữa lại các kết quả của mình”.
Bức thư đó đã làm cho các nhà toán học Pháp rất bất bình. Đến nỗi nhà toán học Lêgiandrơ nói toạc ra rằng:
“Không
thể tồn tại một phát minh nào mà anh có thể cho là của mình nếu như
phát minh ấy đã được tìm ra từ nhiều năm trước nhưng nếu không chứng
minh được nó đã công bố ở đâu, ở tạp chí nào mà cứ tự nhận thì điều đó
không thể chấp nhận được và chỉ làm cho tác giả thực sự của phát minh bị
uất ức. Trong toán học thường thấy có người tìm được những vấn đề mà
người khác đã tìm ra và mọi người đã biết, điều tương tự cũng đã xảy ra
đối với tôi nhiều lần. Nhưng tôi không bao giờ kể đến chúng và không bao
giờ gọi chúng là “Những nguyên lý của tôi” nếu như chúng đã được công
bố trước các công trình của tôi”.
Có
lẽ chỉ trừ những kẻ mất trí, còn tất cả ai cũng luôn hành động vì mục
đích danh lợi (về vật chất cũng như tinh thần và có thể là cho cá nhân
mình hoặc cho cả cộng đồng). Bản chất của con người là vậy. Và cũng vì
vậy mà có thể lấy đặc tính này làm cơ sở xuất phát để giải thích mọi
biểu hiện về tâm hồn, mọi hành động, ứng xử dù lạ lùng và thậm chí là kỳ
quặc của một con người.
Cuộc
đời của Gauxơ đã thể hiện: ông vĩ đại khi là nhà toán học có công lao
to lớn đối với nhân loại và ông tầm thường khi là con người bị sự ngạo
mạn khuynh đảo.
Cũng
nên kể thêm rằng, phải khá lâu sau khi đọc phần phụ lục trong cuốn sách
của F. Bôia, Gauxơ mới giãi bày cho người bạn thân và luôn tôn trọng
mình thế này:
“Tha
thứ cho tôi nhé, Farkas! Từ mấy năm trước tôi đã thầm mong anh tha thứ
cho tôi vì tôi đã không đáp ứng thư anh. Tôi không biết phải khuyên bảo
con trai anh thế nào khi biết rằng anh đã đau khổ một đời vì bài toán
đường thẳng song song. Tôi cũng như anh và như nhiều nhà toán học lớn
khác đều rút ra kết luận rằng không thể chứng minh được định đề thứ năm
như một định lý. Tôi cũng giống như con trai anh đã sớm hiểu rằng, do nó
là một định đề kém hiển nhiên cho nên hoàn toàn có thể xây dựng một
định đề khác thay cho nó. Song, điều mà con trai anh đã làm cũng như bây
giờ một anh chàng Lôbasépxki nào đó ở nước Nga xa xôi đã làm một cách
công khai, thì tiếc thay tôi lại không thể nào làm được. Cái vinh dự dù
có là hão huyền đem đến cho tôi trên cương vị một người cầm cân nảy mực
trong toán học không thể cho phép tôi hấp tấp đưa ra một lời đánh giá…”
Dù
là muộn màng thì Gauxơ cũng đã có lời xin lỗi chân thành đến người bạn
thâm niên của mình. Không thể không nghĩ rằng chính sự áy náy không thể
giũ bỏ được trong tâm hồn suốt một thời gian dài và “nổi cộm” lên khi
xuất hiện “niềm tự hào toán học của nước Nga” trên đất Đức đã thúc giục
Gauxơ thốt ra những lời trần tình đó. Gauxơ đã nhận lỗi, tuy nhiên, theo
chính ông biện bạch thì nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm đó là do tình thế
khách quan đòi hỏi, vì sự trong sáng của toán học. Về vấn đề này, J.
Bôia có đưa ra lời nhận xét:
“Theo
ý tôi và tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng theo ý kiến của bất kỳ
một người hãy còn tỉnh táo nào cũng thế, các nguyên cớ mà Gauxơ đưa ra
để giải thích cho việc suốt đời ông ta không hề muốn công bố một điều gì
thuộc các công trình riêng của ông về vấn đề này (tức về hình học phi
Ơclít - NV) là hoàn toàn không đứng vững và không đáng phải để ý. Vì lẽ,
trong khoa học cũng như trong cuộc sống hàng ngày, mục tiêu chính là
phải làm sao ra sức giải thích và làm rõ nét những điều có tính chất cấp
thiết và hữu ích chung, đặc biệt là những điều còn chưa được rõ ràng
lắm, và đồng thời cố gắng thức tỉnh những nhận thức còn mơ hồ về sự
thật. Chính đó mới là những điều cần làm để khẳng định và phát triển
lên. Rất tiếc rằng, vốn dĩ bẩm sinh không phải ai cũng lĩnh hội được
toán học, nhưng đó đâu phải là cơ sở và lý do làm cho Gauxơ cứ giữ kín
một phần các công trình có giá trị của mình. Đành rằng, đáng tiếc là
trong giới toán học vẫn còn có những người thậm chí nổi tiếng mà lại tỏ
ra nông cạn, song đó không phải là lý do cứ để cho hậu thế lướt qua
trong khi khoa học vẫn giữ nguyên tình trạng mơ màng của nó như là nó đã
tiếp thu được từ quá khứ. Chính vì lẽ đó mà người ta cảm thấy vô cùng
khó chịu khi đáng lẽ ra phải thành thật và thẳng thắn công nhận giá trị
lớn lao của “Appenđixơ” và cả “Tentamen”, đồng thời cần biểu lộ lòng hân
hoan và sự suy nghĩ của mình một cách rộng rãi, thì Gauxơ lại cố lảng
tránh những vấn đề đó, đồng thời vội vàng bộc lộ những ý nguyện cực đoan
và tự trách cứ, vin vào cái lý do là con người còn chưa đủ khả năng
nhận thức. Tất nhiên, cuộc đời hoạt động và công lao… của một nhà khoa
học đâu phải ở chỗ ấy.”
***
***
Nếu
N. Lôbasépxki và J. Bôia là hai nhà toán học làm xuất hiện ra môn hình
học phi Ơclít thì Riman (Georg Friedrich Bernhard Riemann, 1826 - 1866),
nhà toán học thuộc thế hệ kế cận, là người phát triển và mở rộng nó, đưa
nó lên một tầm khái quát cao, đến gần hơn với sự hoàn thiện. Nói cho
công bằng thì Gauxơ cũng là người có nhiều công lao trên bước đường phát
triển của môn hình học mới này.
Riman
là con thứ hai trong sáu người con của một vị mục sư tin lành tại một
làng nhỏ ở Breselenz trong vùng lân cận thành phố Hanover thuộc nước
Đức. Ông lớn lên trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nên ốm đau suốt.
Lúc
6 tuổi, Riman đã bắt đầu biểu hiện năng khiếu toán học thiên bẩm khi
ông không những giải được bất kỳ bài toán nào được thầy giáo giao cho mà
còn tự nêu ra những bài toán làm cho chính thầy giáo cũng phải ngạc
nhiên. Năm lên 10 tuổi, Riman được một thầy giáo toán có nhiều kinh
nghiệm truyền dạy. Nhiều lần Riman đưa ra những lời giải toán còn hay
hơn cả người thầy này nữa. Năm 14 tuổi, Riman có lần còn làm ra một kiểu
lịch vĩnh cửu để làm quà tặng cho cha mẹ.
Năm
1846, khi đã là chàng trai 19 tuổi, Riman thi đậu vào Trường Đại học
Gottinghen để học thần học. Ông quyết định như vậy là để vừa lòng cha,
người muốn con trai noi theo mình để trở thành tăng lữ. Tuy nhiên, vốn
yêu thích toán học từ nhỏ nên Riman nhanh chóng bị thu hút bởi những bài
giảng toán học của các nhà toán học lỗi lạc giảng dạy tại trường đại
học này, trong đó có Gauxơ thiên tài. Niềm say mê toán học lại bùng lên
trong lòng Riman làm ông không thể chống nổi và đã chuyển sang theo học
ngành toán với sự đồng ý một cách miễn cưỡng của người cha.
Bernhard Riemann | |
---|---|
![]()
Bernhard Riemann, năm 1863
|
|
Sinh | 17 tháng 9 năm 1826 Breselenz, Đức |
Mất | 20 tháng 7, 1866 (39 tuổi) Selasca, Ý |
Nơi cư trú | ![]() |
Quốc tịch | ![]() |
Tôn giáo | Lutheran |
Ngành | Toán học |
Nơi công tác | Đại học Göttingen |
Alma mater | Đại học Göttingen Đại học Berlin |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Carl Friedrich Gauss |
Cố vấn nghiên cứu khác | Ferdinand Eisenstein Moritz Abraham Stern |
Nổi tiếng vì | Giả thuyết Riemann Hình học Riemann Tích phân Riemann Khối cầu Riemann Phương trình vi phân Riemann Định lý ánh xạ Riemann Tenxơ độ cong Riemann Tổng Riemann Tích phân Riemann-Stieltjes Phương trình Cauchy-Riemann Công thức Riemann-Hurwitz Bổ đề Riemann-Lebesgue Công thức Riemann-von Mangoldt Bài toán Riemann Định lý chuỗi Riemann Định lý Hirzebruch-Riemann-Roch Hàm Riemann Xi (ξ) |
Sau
một năm ở Gottinghen, Riman chuyển sang Đại học Béclin để nghe truyền
thụ những vấn đề mới nhất về toán học từ các bài giảng của các nhà toán
học xuất sắc như Jacobi, Steiner, Dirichlet… Riman chăm chỉ học hỏi,
nghiên cứu đủ mọi lĩnh vực: tôpô, lý thuyết hàm, vật lý toán, động lực
học chất khí, lý thuyết điện từ, tâm lý học… Nhờ vậy mà trình độ toán
học của ông nhanh chóng đạt đến đỉnh cao.
Năm
1849, Riman trở lại Trường Đại học Gottinghen để làm luận án tiến sĩ.
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ cho ông không phải ai khác, mà chính là
“Ông Hoàng toán học” Gauxơ. Bắt đầu từ đây, năng lực toán học phi thường
của Riman nở rộ và vô cùng rực rỡ. Ông đã có một đóng góp quan trọng
cho hình học phi Ơclít (đó là hệ thống hình học được gọi là Eliptic mà
sau này chúng ta sẽ còn nói tới), và cho lý thuyết số. Riman nổi tiếng
với hàm “Zeta” mà ông sáng tạo ra, một lý thuyết giúp nghiên cứu số
nguyên tố thông qua giải tích hàm phức. Bài toán tìm những giá trị của
một biến phức sao cho hàm Zeta triệt tiêu đã trở thành một trong những
bài toán nổi tiếng nhất trong toán học.
Đầu
tháng 11-1851, Riman trình bày luận án tiến sĩ với tiêu đề “Cơ sở lý
thuyết tổng quát của hàm biến phức”. Công trình này mang một trình độ
toán học rất cao, trở thành một đóng góp lớn cho toán học thế giới. Nó
xuất sắc đến nỗi làm cho Gauxơ phải ca ngợi hết lời. Việc ca ngợi một
công trình không phải của mình là một cử chỉ chưa từng có và không bao
giờ lặp lại của “Ông Hoàng toán học”.
Ngay
khi còn ở Trường Đại học Béclin, Riman đã nghiên cứu rất sâu về lĩnh
vực các phương trình vi phân, vật lý toán và mơ ước vươn lên hàng đầu
trong những lĩnh vực này. Năm 1850, sau khi xem xét những bài toán trong
nhiều lĩnh vực của toán học cũng như vật lý học, Riman có một niềm tin
triết học mạnh mẽ rằng, có thể xây dựng nên một lý thuyết toán học hoàn
chỉnh, trong đó chứa đựng tất cả các định luật tương tác giữa các điểm
như hấp dẫn, điện từ, truyền nhiệt…, dưới dạng một tổng quát hóa bao
quát được mọi quá trình diễn ra trong không gian vật lý liên tục. Chính
tư tưởng này đã đưa Riman đến việc tạo ra một đột phá táo bạo mà cũng
thật kỳ diệu về hình học, tạo thế cho bước nhảy lớn đối với toán học và
cả vật lý học trong tương lai sau đó.
Năm
1854, Riman được bổ nhiệm giảng dạy tại Trường Đại học Gottinghen với
tư cách một giảng viên được trả lương bằng tiền của chính sinh viên đóng
góp (đây là vị trí thông thường đầu tiên của các giảng viên tại các
trường đại học Đức thời đó). Theo thủ tục truyền thống thì Riman phải
trình bày một công trình chưa được công bố, với hội đồng khoa học của
nhà trường như một nghi thức bắt đầu.
Cũng
theo truyền thống, Riman phải đưa cho hội đồng khoa học ba chủ đề
nghiên cứu khác nhau, xếp hạng theo thứ tự ưa thích của tác giả. Thông
thường, hội đồng khoa học ấn định chủ đề thứ nhất, nếu không thì cũng
chủ đề thứ hai, chứ rất ít khi ấn định chủ đề thứ ba. Vì thế, Riman chọn
hai chủ đề đầu thuộc những lĩnh vực nghiên cứu sở trường của ông và ông
cũng ưu tiên chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Chủ đề thứ ba thuộc về hình học. Do
đã chủ tâm dồn nỗ lực cho hai chủ đề kia nên lúc đầu, Rinan chỉ dự định
chuẩn bị một cách tương đối hình thức cho chủ đề sau cùng này.
Carl Jacobi | |
---|---|
![]()
Carl Gustav Jacob Jacobi
|
|
Sinh | 10 tháng 12 năm 1804 Potsdam, Đức |
Mất | 18 tháng 2 năm 1851 Berlin, Đức |
Nơi cư trú | ![]() |
Tôn giáo | Kitô giáo, chuyển giáo từ đạo Do Thái |
Ngành | Toán học |
Alma mater | Đại học Berlin |
Nổi tiếng vì | Jacobian |
Jakob Steiner | |
---|---|
![]() |
|
Born | 18 March 1796 Utzenstorf, Canton of Bern |
Died | 1 April 1863 (aged 67) Bern |
Citizenship | Swiss |
Known for | Poncelet–Steiner theorem |
Scientific career | |
Fields | Mathematics |
Lejeune Dirichlet | |
---|---|
![]()
Johann Peter Gustav Lejeune Dirichlet
|
|
Sinh | 13 tháng 2 năm 1805 Düren, Đế quốc Pháp |
Mất | 5 tháng 5 năm 1859 Göttingen, Hanover |
Nơi cư trú | ![]() |
Ngành | Toán học |
Alma mater | Đại học Bonn |
Nổi tiếng vì | Hàm Dirichlet Hàm eta Dirichlet |
Thế
nhưng Gauxơ, một nhà toán học đại tài đã từng phải trăn trở trong biết
bao nhiêu thời gian về định đề 5 Ơclít; một “Ông Hoàng toán học” đã từng
bị giằng xé niềm tin đối với sự tồn tại của hình học phi Ơclít nhiều
năm trời, và đang bước những bước cuối cùng của cuộc đời trong tình
trạng già nua, lại có một suy nghĩ khác. Trước đây, dù vẫn chưa “xua
đuổi” được ý nghĩ hệ thống hình học Lôbaxépski - J. Bôia lại có thể thay
thế hình học Ơclít trong việc mô tả đúng đắn hơn về không gian thực tại
khách quan được, thì Gauxơ vẫn - trên cương vị là nhà toán học thuần
túy, đã suy luận rất nhiều (một cách riêng tư!) đối với vấn đề đó và đã
đi đến một tư tưởng về độ cong của không gian. Ông đã chỉ ra rằng độ
cong của không gian Ơclít là bằng 0; độ cong của mặt cầu (tương đương
với không gian Eliptic) là dương và độ cong của mặt phẳng trong không
gian Lôbaxépski - J. Bôia (trái ngược với mặt cầu) là có giá trị âm.
Biết rõ năng lực toán học siêu phàm của Riman và cũng để thỏa mãn được
những cái còn khúc mắc trong lòng mình về tính chân lý của hình học mới,
Gauxơ ấn định cho Riman trình bày chủ đề thứ ba với nội dung mang tựa
đề: “Bàn về những giả thuyết dùng làm cơ sở của môn hình học”.
Với sự lựa chọn đó của “Ông Hoàng toán học”, Riman đã phải ngay lập tức quay sang chuẩn bị ráo riết cho chủ đề thứ ba.
Cần
nhắc lại rằng, trước đó trong khi tập trung nghiên cứu lý thuyết số và
toán lý, Riman cũng đồng thời tranh thủ thời gian để tìm hiểu cặn kẽ
những lý thuyết đi tiên phong trong lĩnh vực hình học, và đã nghiên cứu
vấn đề độ cong của không gian một cách hoàn toàn độc lập với khái niệm
độ cong của Gauxơ cũng như của Lôbaxépski và J. Bôia. Trong ông đã hình
thành ngày một rõ ràng cái ý tưởng rằng, có thể xây dựng được một lý
thuyết hình học rộng lớn hơn, có tính tổng quát cao độ trên cơ sở thống
nhất các lý thuyết hình học đang có. Ý tưởng đó chưa được nghiên cứu
triển khai vì Riman còn bận bịu theo đuổi các bài toán trong những lĩnh
vực khác. Tuy nhiên sự nung nấu và ấp ủ về một lý thuyết hình học tổng
quát của Riman cũng đã bắt đầu bước vào giai đoạn chín muồi về mặt tư
tưởng và “cú hích” đúng lúc của Gauxơ đã làm bừng nở ra một công trình
hình học súc tích đến trác tuyệt, khúc chiết đến kỳ quan của nhà toán
học thiên tài trẻ tuổi.
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét