Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

TT&HĐ V - 43/p


 
Năng lượng Thành phần cơ bản nhất của vũ trụ | Phim khoa học khám phá (thuyết minh)
 
 

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 

"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
                                                                                                                               Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
                                                                                                                                       Upanishad       

CHƯƠNG IV (XXXXIII): ÊTE


“Một con người có thể thành công trong bất cứ việc gì nếu anh ta đổ vào đó một lòng nhiệt thành vô hạn”.
Charles Schwab

“Nếu toán học quắc thước, ngạo nghễ và hùng vĩ như những kim tự tháp Ai Cập thì vật lý học uyển chuyển, lúc điềm tĩnh lúc cuồn cuộn dâng trào như dòng sông Nin và chúng hợp thành một quang cảnh hiện thực khách quan vô cùng sinh động, vừa sáng lạn, vừa kỳ bí, được tạo dựng bởi thiên nhiên hoang dã và sự cộng tác sáng tạo của lý trí loài người”.
Thầy Cãi

“Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường. Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng”.
 MARTIN LUTHER KING 

"Sai lầm lớn nhất của Anhxtanh là tin theo quan niệm coi thời gian như vật chất, có thể co giãn được và hòa quyện vào không gian được. Do đó nếu ngày nay học thuyết tương đối trở thành cơ sở chủ yếu cho nhận thức vật lý học về Vũ Trụ, thì tương lai nó chỉ còn là một huyền thoại của một thời ảo mộng. Có thể coi không gian và thời gian quan hệ khăng khít như hình với bóng, như thể xác với linh hồn, nhưng phải được phân biệt dứt khoát với điều kiện tiên quyết: không có hình thì không có bóng, không có thể xác thì tuyệt đối không có linh hồn".
NTT

"Tất cả mọi điều trên thế giới này đều được hy vọng làm nên".  
 

 

(Tiếp theo)

***
Trước tiên, chúng ta đặt lại câu hỏi mà đối với một số người, đã trở thành “đồ cổ” và đối với một số người khác, vẫn nóng bỏng tính thời sự: Khối lượng là gì?
Theo cách trả lời truyền thống thì khối lượng của một vật là lượng vật chất mà vật có (hay: là lượng vật chất tạo nên vật). Trực quan cũng thấy, lượng vật chất của một vật càng nhiều, nghĩa là khối lượng của nó càng lớn (trọng lượng càng nặng) thì càng khó làm biến chuyển trạng thái chuyển động của nó, cho nên khối lượng cũng đóng luôn vai trò là đại lượng đặc trưng cho khả năng bảo toàn trạng thái chuyển động (hay còn gọi là số đo quán tính, sức ỳ) của một vật. (Theo biểu thức E=mc2 của Anhxtanh, khối lượng còn đóng thêm vai trò là đại lượng đặc trưng cho năng lượng toàn phần chứa trong vật, đồng thời là một thành tố làm nên năng lượng đó).
Định nghĩa trên về khối lượng là dựa vào cơ sở đã biết được bản chất của vật chất. Cho nên những ai muốn hiểu thấu đáo khái niệm khối lượng hơn nữa mà vẫn chưa nắm bắt được bản chất vật chất thì cần phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: vậy thì, vật chất là gì? Đối với khái niệm “vật” thì có thể tạm hiểu nôm na: cái gì mà có quảng tính (tạm hiểu là có tính kích thước, còn tính kích thước là gì thì cũng dễ hình dung) thì gọi là “vật”. (Vậy thì cái bóng của một người, vì cũng có diện tích nên có thể được gọi là vật không? Có mà cũng không, hay cũng có thể gọi là vật ảo để phân biệt với những vật thật hay thực thể - những vật tồn tại và vận động tương đối độc lập trong môi trường chứa chúng). Còn “chất”? Một vật bao giờ cũng hàm chứa một thứ hay nhiều thứ gì đó tạo nên nội tại vật hay đúng hơn là tạo nên bản thân vật, làm cho vật tồn tại, hiện hữu một cách có quảng tính, có lượng. Về hình thức thể hiện thì trước quan sát, nội tại của vật này có thể giống mà cũng có thể khác nội tại của vật kia cho dù chúng có cùng một cách thể hiện quảng tính và có cùng một lượng. Để phân biệt nội tại của các vật “theo hướng ấy”, hoặc phân biệt những thứ gì đó đóng vai trò làm nên nội tại vật, người ta đã đưa ra thuật ngữ “chất” và đi đến khái niệm về “chất”. Thuật ngữ “chất” được dùng một cách rất linh động trong đời sống hàng ngày. Có khi “chất” được dùng theo nghĩa mở rộng như: chất lỏng, chất khí, chất rắn, chất tẩy rửa, chất nhờn…; theo nghĩa hẹp hơn thì chẳng hạn: chất gỗ, chất sắt, chất thép…, hẹp hơn nữa thì chẳng hạn: chất nước, chất axit, chất clo, chất nitơ… Người ta còn phân loại chất theo kiểu nữa là chất vô cơ và chất hữu cơ, hợp chất và đơn chất. Hợp chất là chất được tạo thành từ hai hay nhiều đơn chất (như axit, nước…). Đơn chất là giới hạn cuối cùng của chất, được cấu thành nên từ sự liên kết của các vi hạt gọi là phân tử, nguyên tử. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Hóa học là các chất và sự biến đổi, chuyển hóa giữa chúng với nhau. Đến đây, chúng ta có thể nêu định nghĩa: Chất là một khái niệm được dùng trong việc định tính về mặt lý – hóa đối với nội tại của các thực thể (hay các vật) nhằm phân biệt chúng với nhau, phục vụ đời sống cũng như nghiên cứu khoa học.
  Thế giới mà chúng ta đang sống thật kỳ dị! Có những điều chúng ta tưởng đã thấy rành rành trong hiện thực, biết mười mươi, con nít thuộc lòng, nhưng nằm ngẫm kỹ, thì lại thấy rất hoang mang, cực khó hiểu. Chẳng hạn biểu thức toán học: 1 + 1 = 2,  ai mà không "biết tỏng", nhưng để nhận thức nó một cách đúng đắn, ngay cả đối với học giả uyên bác ngày nay cũng không phải là dễ dàng, vì thực ra nó chỉ là biểu tượng phản ánh không đầy đủ hiện thực, chứ không hề "có" theo đúng nghĩa đen, nghĩa là không hề tồn tại trong thực tại khách quan trước khi có toán học. Sở dĩ có nó là vì có con người biết tư duy trừu tượng trong quan sát, suy tưởng thành biểu tượng, thành một tồn tại trong thế giới ảo toán học. 
  Theo chúng ta,  trên đời này không có gì khác ngoài Tự Nhiên Tồn Tại, ngoài Tồn Tại theo nguyên lý Tự Nhiên. Tồn Tại có nghĩa là "Có", Tự Nhiên có nghĩa là phải "Có kiểu như thế" chứ không thể "không có", không thể "có kiểu khác". Chẳng hạn, trong hiện thực Trái Đất,chỉ thấy có những hòn đá lăn xuống chân núi chứ không hề có hòn đá nào tự nhiên (!) lăn từ chân núi lên đỉnh núi. Vì Tồn Tại là cái "Có" duy nhất nên nó phải bảo toàn và vì nó phải liên tục thể hiện đến "chân tơ kẽ tóc" để phân biệt được nên nó phải biến đổi, chuyển hóa không ngừng. Nói cách khác, bản chất của Tồn Tại là vận động. Khi ta nói Tồn Tại (viết hoa), thì nên hiểu rằng đó là danh từ chung, nói về tồn tại tuyệt đối, khi ta nói tồn tại (viết thường), thì có nghĩa ta đang nói đến tồn tại cụ thể (như sông, núi, rừng, biển, không gian, thời gian,...), là tồn tại tương đối. Có thể phân tồn tại tương đối thành hai loại là tồn tại thực và tồn tại ảo. Tồn tại thực là cái có thực trong thực tại, không cần qua tư duy trừu tượng. Ví dụ: một cái cây là một tồn tại thực. con vật tuy không có tư duy trừu tượng thì cũng phải biết có chướng ngại ở đó mà tránh. Còn tồn tại ảo là tồn tại phải thông qua tư duy trừu tượng mới có. Chẳng hạn toán học, vật lý học, thời gian... Từ đó, chúng ta rút ra được nguyên lý Tự Nhiên. 
   Như vậy, không có tồn tại thực thì không có tồn tại ảo, nói cách khác, tồn tại ảo là phản ánh hay là thể hiện của tồn tại thực. Không có tư duy trừu tượng thì không có thời gian, hay thời gian là cảm giác lâu, mau của một quá trình vận động hoặc chuyển hóa nào đó của tồn tại thực. Toàn bộ thế giới này đều vận động tuân theo tuyệt đối và duy nhất nguyên lý Tự Nhiên. Có thể nói nguyên lý Tự Nhiên được coi như tiên đề nguyên lý- là nguyên lý cội rễ chung nhất của mọi nguyên lý, qui luật của thế giới này. Nó phát biểu rằng, Tự Nhiên Tồn Tại là không thể bị tiêu diệt (nghĩa là không có Hư Vô). Mọi vận động, chuyển hóa phải đảm bảo bảo toàn Tự Nhiên Tồn Tại. Ba nguyên lý lớn nhất (luật tự nhiên): nguyên lý Nhân Quả (tồn tại "chỉ" nảy sinh từ Tồn Tại chứ không thể từ Hư Vô), nguyên lý Tác dụng tương hỗ (mọi tồn tại đều cố gắng tồn tại, nghĩa là đều cố gắng duy trì trạng thái "đang" tồn tại) và nguyên lý bảo toàn (số lượng Tồn Tại là vốn dĩ và bất biến) được coi là ba hệ quả chi phối toàn bộ sự tồn tại và hoạt động của thế giới tự nhiên, được rút ra trực tiếp từ nguyên lý Tự Nhiên...
     Có thể thấy, những vấn đề nêu ra ở trên không hoàn toàn vô lý, thậm chí rất đáng phải suy nghĩ. Trong lịch sử, thiếu gì những quan niệm điên rồ trở thành chân lý và ngược lại, thiếu gì những quan niệm vĩ đại một thời, hóa ra lại là đồ bỏ! 
   Như chúng ta đã từng quan niệm, không thể có Hư Vô, chỉ có Tồn Tại. Làm sao biết được Tồn Tại? Vì Tồn Tại thể hiện ra. Muốn  quan sát nhận biết được Tồn Tại thì Tồn Tại phải biến đổi không ngừng, phải vận động, chuyển hóa. Từ đó mà có kết luận: vận động là đặc tính cốt lõi của Tồn Tại. Hay nói khác đi, vận động và Tồn Tại là hai góc nhìn về cùng một Tự Nhiên Tồn Tại thống nhất, không thể tách rời, như hình với bóng, là hai trong một. Nói đến Tự Nhiên Tồn Tại phải nghĩ đến vận động, nói đến vận động phải nghĩ đến Tự Nhiên Tồn Tại. Để thể hiện thì Tồn Tại phải thường xuyên biến đổi. Nói chính xác hơn, tuân theo nguyên lý Tự Nhiên, Tồn Tại là thường biến tuyệt đối, tồn tại (tương đối) là bất biến trong thường biến, thường biến để bất biến. Bất biến để duy trì trạng thái vốn có, đang có của Tồn Tại, thường biến để đảm bảo sự tồn tại vốn dĩ, thường hằng của Tồn Tại, để tuyệt đối không có Hư Vô. Từ đó xuất hiện một đặc tính cơ bản nữa của Tồn Tại là tính "cố gắng duy trì tồn tại" hay còn gọi là "sức ỳ tồn tại". Sức ỳ tồn tại là tính cố gắng duy trì trạng thái ("cũ") vốn có của tồn tại, chống lại mọi biến đổi. Đại lượng đặc trưng cho sức ỳ tồn tại mà con người đã phát hiện ra chính là khối lượng (m). Còn đại lượng đặc trưng cho mức độ làm biến đổi trạng thái của tồn tại là năng lượng (E).  Có thể phân Tồn Tại thực ra hai loại là tồn tại có khối lượng (vật chất...), năng lượng và tồn tại phi khối lượng (không gian...), phi năng lượng. Từ đây chúng ta rút ra một kết luận có thể là khác với quan niệm đương thời: đã là vật chất thì phải có khối lượng và đã là tồn tại thực thì phải có năng lượng! Vì vật chất có nguồn gốc từ không gian, được không gian hun đúc nên, và xét trên phương diện nào đó, vật chất cũng làm nên không gian, vì vật chất, khi không còn tồn tại nữa lại sẽ  chuyển hóa thành không gian, về với Tồn Tại. Yếu tố cơ bản nhất làm nên Tồn Tại (mọi tồn tại phi vật chất và vật chất) là "khoảng cách" không gian (sự xa - gần) và yếu tố cơ bản nhất  để có thể nhận biết vận động là "khoảng khắc" thời gian (sự lâu-mau). Sự kết hợp và qui ước lẫn nhau của yếu tố thể tích, tức "khoảng cách" không gian sẽ làm hình thành nên "thể tích" và sự biến đổi, chuyển hóa thể tích ấy sẽ làm nên "khoảng khắc". Thể hiện cơ bản nhất của vật chất là tính thực thể. Vì vật chất được sinh ra từ không gian nên thực thể phải có tính không gian, nghĩa là có thể tích. Mọi vận động của mọi thể tích (sự biến dạng, sự thay đổi,...) xét cho cùng, đều là tập hợp của các "khoảng khắc" và vận động đơn giản nhất của vật chất được cho là sự xê dịch, di dời vị trí, mà đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của di dời vị trí là vận tốc (v). Đơn vị nhỏ tuyệt đối của Tồn Tại là lượng không thời gian kích thích hf (f là tần số lớn nhất của sóng điện từ, h là hằng số Planck) lan truyền khắp Vũ Trụ như những thực thể xoáy cực nhanh với vận tốc chu vi v = c (với c là hằng số Vũ Trụ, đồng thời cũng chính là trị số vận tốc cực đại mà nó có) và hàm chứa một giá trị năng lượng toàn phần cực tiểu e = mc2. Thực thể là tính có thể tích (tính không gian), không có thực thể nào lại không có thể tích, có kích thước (có bề dài, bề rộng và bề sâu). Thực thể vật chất nhỏ nhất, đơn vị tuyệt đối làm hình thành nên vật chất của thực tại khách quan được cho là (hay được qui ước là) điểm không gian (hay còn gọi là hạt không gian, ký hiệu: hạt KG). Mọi thực thể đều phải vận động và chuyển hóa không ngừng nhằm thể hiện và "nắm bắt" thể hiện sự duy trì tồn tại của nó đối với thực thể xung quanh đồng thời "biết" được sự tồn tại của thực thể xung quanh. Chính vì vậy mà có nguyên lý nhân quả, nguyên lý Tác động tương hỗ, nguyên lý bảo toàn, và Tự Nhiên Tồn Tại được thấy như một hệ cân bằng động vĩ đại. Tóm lại, có vẻ như sự kích thích không gian sẽ hun đúc, làm nên đại lượng gọi là "khối lượng" (thường ký hiệu là "m") và sự kết hợp của khối lượng, khoảng cách, khoảng khắc sẽ làm nên cái gọi là "năng lượng".
Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học, duy vật và duy tâm, về có Thượng Đế hay không có Thượng Đế, nảy sinh từ ngàn xưa đến nay vẫn chưa hề chấm dứt. Dù trường phái duy vật đã chứng minh được nhiều điều rằng không có Thượng Đế, dù khoa học đã có những bước tiến vĩ đại, vẫn chưa trả lời được cân hỏi cuối cùng có tính chung cục, quyết định này: đâu là nguyên nhân cuối cùng của vận động (?). Nhờ có quan sát mà loài người ngày nay đã đi đến nhận định, Vũ Trụ là một khoảng không gian bao la và vật chất vận động không ngừng. Vận động tồn tại tuân thủ tuyệt đối nguyên lý nhân quả và nguyên lý tác động - phản ứng hay chuyển động theo qui luật tác dụng tương hỗ mà Niutơn đã khám phá ra. Nghĩa là một vật (nói rộng hơn là vật chất) muốn chuyển động được (nói rộng hơn là vận động được) thì phải tương tác với một hay nhiều vật khác.Từ đó suy ra, phải có "cú huých đầu tiên" tạo ra chuyển động (vận động) vật chất. Vậy "cú huých đầu tiên" đó (lực tác động đó) từ đâu mà có nếu không phải do Thượng Đế?
  Theo quan niệm của chúng ta thì việc khám phá ra năng lượng toàn phần và tính tương đối của chuyển động hình như đã trả lời được câu hỏi hóc búa đó. Vận động là tồn tại tự thân của Tự Nhiên Tồn Tại, vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của chính nó!
   Trong vật lý, khối lượng là đặc trưng về tính thống nhất của vật chất. Hai vật có khối lượng bằng nhau thì bằng nhau về lực lượng vật chất. Vì không thể có Hư Vô nên tương tự như Tự Nhiên Tồn Tại, khối lượng tồn tại "trong" vật chất một cách vốn dĩ nhằm cố gắng duy trì tồn tại, thể hiện ra như sức ỳ tồn tại. Mặt khác, bản chất của Tồn Tại là thường biến và đặc trưng cho khả năng biến đổi ấy chính là năng lượng toàn phần. Bất cứ thực thể vật chất nào cũng phải có khối lượng và năng lượng toàn phần. Cái gọi là "lực" ẩn chưa tiềm tàng trong năng lượng toan phần. Sự chuyển hóa năng lượng toàn phần sẽ bộc lộ ra lực. Có thể nói, lực là đại lượng được hun đúc nên từ vận động nội tại của vật chất, chứ không phải từ ngoại lai, do Thượng Đế tạo ra.
   Đặc trưng cho mỗi thực thể vật chất đơn vị (hạt không gian) là một năng lượng toàn phần ký hiệu là  e = mc2. Nếu có một thực thể có khối lượng M thì nó phải được hun đúc nên từ n hạt không gian, có năng lượng toàn phần E = Mc2 = n.mc2 (với n là số tự nhiên). Như vậy, một thực thể bao giờ cũng có hai đại lượng đặc trưng cơ bản là khối lượng và năng lượng toàn phần và được biểu diễn gộp:  E = Mc2 = M0c2 + Mv2. Theo chúng ta nhận định, đây là biểu diễn cơ bản nhất của một vật trước quan sát của con người. Người ta vẫn tưởng biểu diễn đó là Mv (hay Mv2), nhưng không phải. Vì khi v=o, tức vật đứng yên, thì biểu diễn đó biến mất khỏi hiện thực quan sát (Mv (hay Mv2)=o). Điều đó là phi thực tế! Một chiếc ôtô đang chạy (v khác o) bỗng dừng lại (tức đứng yên, v=o) thì quan sát vẫn phải thấy nó. Biểu diễn E = Mc2 = M0c2 + Mv2 chỉ ra rằng, khi v=o, thì còn lại vẫn là chiếc ôtô (E = Mc2)!

   Năng lượng là khái niệm nói về khả năng sinh công của vật, nghĩa là khả năng làm biến dạng vật chất, làm biến đổi trạng thái vận động của một vật. Có lẽ khám phá vĩ đại nhất, quan trọng bậc nhất của loài người là phát hiện ra khối lượng nhờ sống trong môi trường trọng lực. Khối lượng là thể hiện cơ bản của "sức ỳ" tồn tại vật chất và vận tốc cùng với "lực" là những khái niệm thuộc hàng đầu tiên mà con người nhận thức được trong quá trình tìm hiểu sự tồn tại, vận động và tương tác biến đổi vật chất. Mặc dù không có cách nào để xác định khối lượng của một vật, nhưng theo Niutơn, một vật (thực thể) không chịu bất cứ tác động lực nào từ bên ngoài thì sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều của nó. Ngược lại, một vật khi chuyển đổi từ trạng thái v khác 0 sang trạng thái v =0 (đứng yên) hoặc từ trạng thái v = 0 sang trạng thái v khác 0, thì vật đó đã chịu một tác động lực có giá trị xác định, Niutơn khám phá bằng F = m.a. Nhưng đúng thật thế không? 
   Như đã biết, mỗi thực thể trong thế giới vật chất đều được đặc trưng bằng một năng lượng toàn phần là  E = Mc2, mà lượng nhỏ nhất, đóng vai trò đơn vị là của hạt không gian, nó bằng mc2. Nếu thực thể được coi là tổng hợp (tích hợp) của số nguyên lần hạt không gian thì Mc2= n.mc2 (n là số tự nhiên). Nhưng biểu diễn tổng quát hơn phải là: Mc2 = M0c2 + Mv2. Với M0 = M.(1 - v2/ c2). Không có cách nào triệt tiêu được biểu thức ấy, và đó chính là Tồn Tại! Khi v<M0 , khi v = o thì thực thể  được coi là đứng yên tuyệt đối trong Vũ Trụ với E = Mc2, khi v = c thì thực thể bị coi là đã phân rã hết thành n sóng bức xạ điện từ (hạt không gian) với: Mc2= n.mc2. Theo định luật tác dụng tương hỗ của Niutơn, khi vật chịu lực F tác dụng thì đồng thời nó cũng triển khai một lực cùng độ lớn, đồng phương nhưng ngược chiều (-F). Điều khó hiểu nhất là hai lực đó tuy đồng phương ngược chiều nhưng không triệt tiêu nhau, vì nếu chúng triệt tiêu nhau sẽ coi như không có tác động lực, do đó cũng không có sự thay đổi trạnh thái nào cả, thế giới trở nên Hư Vô! Nhưng chính sự tương tác cơ học tuân theo nguyên lý làm xuất hiện cặp lực trực đối mà con người đã ngộ nhận động năng là 1/2Mv2 thay vì Mv2. Lực -F từ đâu mà có? Phải thừa nhận rằng nguyên nhân sâu xa nhất gây ra -F là F. Có thể gọi F là ngoại lực nhưng phải hiểu đó là lực nội tại của một thực thể vật chất khác. 
  Thực tiễn cho thấy không phải với bất cứ giá trị nào của ngoại lực (dù không có ma sát) cũng làm thay đổi trạng thái vận động của thực thể bị tác động. Điều khẳng định là mỗi thực thể tồn tại trong tự nhiên đều có một năng lực tiềm ẩn (Mc2) cũng như một sức ỳ (m) cưỡng lại sự thay đổi trạng thái chuyển động nhất định. Một vật đang đứng yên (có v = o), chỉ khi chịu một lực có độ lớn xác định, thì mới chuyển sang trạng thái chuyển động được, nghĩa là muốn chuyển vật đó sang trạng thái có khả năng sinh công (có v) thì phải cần một ngoại lực F* > F = ma, hay F*= F + f  =  ma + ma*, với f là tác động làm cho vật thay đổi phương chiều và trạng thái và gọi là "lực quán tính". Có tính được f trực tiếp không? Đến nay thì không, dù biết rằng nó phải bằng m.a* xác định đối với mỗi thực thể và a* là một hằng số Vũ Trụ có thứ nguyên gia tốc (hoặc lực/khối lượng). Có thể hình dung, vì năng lượng E cũng được hiểu là khả năng sinh công tiềm ẩn của vật nên có thể viết: E = F.S = M0c2 + Mv2 => F = M.(1 - v2/ c2).c2/s + Ma , với c2/s = a* là hằng số vũ trụ mới (?). Khi một vật đứng yên bị tác động lực mà không vào trạng thái chuyển động, nghĩa là có v = o, thì F < Ma*. Khi v <Nếu suy luận vừa nêu là có lý, tương lai được thực nghiệm xác nhận, và nếu cho rằng, một vật là một khối tích hợp bức xạ điện từ, mà thu phát bức xạ điện từ là hiện tượng phổ biến của tự nhiên, thì cả định luật I , II Niutơn và cả thuyết tương đối hẹp của Anhstanh đều cần phải được xem xét lại!...
 Quan niệm đó nghe có lý không? Nhưng hình như Niutơn vẫn đúng, vì  trong thực tế có thể f đã có trong Ma rồi, nghĩa là một vật đang chuyển động với gia tốc a, đã có một ngoại lực  đúng bằng F = F* + f = m.a tác động, và  không còn lực nào khác tác động nữa.
   Nếu như thế (nghĩa là Niutơn đúng!), thì bức tranh Vũ Trụ sẽ rất hỗn loạn, quĩ đạo chuyển động của Trái Đất không thể ổn định như hiện nay! Vì nếu Trái Đất không có lực quán tính, nghĩa là không có khối lượng, thì khi bị tác động với bất kỳ một xung lực F.t nào khác không, Trái Đất cũng phải chuyển động không theo quĩ đạo cũ nữa. Với bất kỳ thiên thạch nào "rơi xuống" Trái Đất, cũng làm cho Trái Đất rời khỏi quĩ đạo trong Thái Dương Hệ để "lạc" vào Vũ Trụ mênh mông từ lâu rồi!
     Nói năng bạt mạng và dễ dãi như vậy đã thỏa đáng chưa? Có thể rằng chưa! Nếu chưa thì cũng đành chịu vì thực lòng, chúng ta đã “vét cạn” khả năng rồi.
   Mà sự thô phác thường hoặc là sự vạch trần ngay lập tức cái ngớ ngẩn, dở hơi của kẻ học đòi làm hiền triết, hoặc là sự thấu triệt trong suy tư của đứa con nít ngô nghê! Phải chăng chúng ta đã lên cơn điên dại, muốn vĩ đại hơn ông Niutơn và ông Anhxtanh!?...
Thật là rợn người với suy nghĩ ngông cuồng và kỳ quặc ấy!
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét