BẤT LỰC
Em Hát Anh Nghe : Ca Sĩ Ngọc Khánh | Mới Nhất Và Hay Nhất 2021
BẤT LỰC
...Nếu anh có giữ lời nguyện ước
Cũng chẳng bao giờ ta được yêu nhau
Vì khi anh là chim trời cao
Em lại là cá sống trong vùng sông nước
Anh hóa ra muôn trùng sóng biếc
Em biến thành hờ hững mây bay
Anh vội vươn vai cao vút Trường sơn
Em ào trận mưa theo sông về biển
Anh bất lực nằm sõng xoài bờ cát
Thổn thức ngàn đời mặn chát đại dương...
Uất ức, xót xa hun đúc sóng lừng*
Dựng trường thành chờ phút giây sụp đổ
Ôi quái tượng cơn gió giông bão tố
Sắp nổi nhấn chìm muôn thuở tình ta!
Trần Hạnh Thu
Chú thích:
Sóng lừng: Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển:
sóng thần và sóng lừng. Sóng thần là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ
trái đất và đã được nghiên cứu khá kỹ, nhưng sóng lừng cho đến nay vẫn
là hiện tượng gây nhiều tranh cãi. Từ giữa mặt biển phẳng lặng, bất ngờ
dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến... Đó là
chân dung sơ bộ nhất về một cơn sóng lừng. Lại nữa, sóng lừng có thể bất
ngờ nhô lên, đứng nghễu nghện vài phút rồi đổ sụp xuống, tan biến không
để lại dấu vết, nhưng cũng có thể lừng lững tiến bước vượt hàng nghìn
kilomét như bức tường nước di động, thậm chí cả trong trường hợp xuất
hiện thành bộ ba, bộ bốn.
Không thể dự báo sóng lừng, cả về thời gian lẫn địa điểm.
Bài thơ: Biển - Xuân Diệu - tác giả trình bày
Vụ đắm tàu ghê rợn nhất vùng "Tam giác Rồng" Nhật Bản
Nguyên nhân làm biến mất chiếc tàu cực kì đáng sợ...
Từ
những năm 40 của thế kỉ trước, vô số tàu biển cỡ lớn đã bị mất tích
trên vùng biển cách thành phố Okinawa (Nhật Bản) 200 hải lí (khoảng
370km). Nếu đánh dấu phạm vi của vùng biển nguy hiểm này trên bản đồ thế
giới, ta thấy nó là một khu vực hình tam giác rất giống với vùng Tam
giác quỷ Bermuda. Nơi đây được gọi là Tam giác Rồng (Dragon Triangle)
nằm trên vùng biển của Nhật Bản. Sự kiện mất tích một cách bí ẩn diễn ra
liên tục đối với những chiếc tàu biển lớn khiến mọi người đều lấy làm
lạ. Các nhà khoa học Nhật Bản và thế giới bắt đầu tiến hành khám phá, cố
gắng tìm cho ra sự thật của vùng biển ma quỷ này bằng việc phân tích vụ
tai nạn của con tàu De Baishar - một trong những vụ đắm tàu gây thiệt
hại lớn nhất trên vùng biển này.
Vùng Tam giác Rồng Nhật Bản.
Con tàu xấu số
Ngày
8/9/1980, con tàu biển khổng lồ De Baishar lớn gấp đôi con tàu Titanic,
chở 150 ngàn tấn quặng sắt đang chạy tại nơi cách bờ biển Okinawa
khoảng 370km thì bỗng nhiên gặp một trận bão mạnh. Tuy nhiên, vị thuyền
trưởng hết sức chủ quan bởi trong mắt ông thì De Baishar là con tàu chở
hàng khổng lồ được thiết kế hết sức chính xác, sẽ chẳng hề hấn gì trước
những trận siêu bão như thế này.
Nhưng sau khi Trung tâm chỉ huy trên bờ nhận được đoạn thông tin cuối cùng của thuyền trưởng “Chúng tôi đang gặp phải trận bão với sức gió 100km/h và những đợt sóng lừng (*) cao tới 9m" thì con
tàu De Baishar cũng bặt vô âm tín.
(*): Sóng lừng là hiện tượng đột ngột xuất hiện một bức tường nước khổng lồ có thể cao tới hơn 10m khi mặt biển đang phẳng lặng.
Hình ảnh mô tả một con sóng lừng.
Đây
là một vụ tai nạn rất lớn, nhưng không phải là một tai nạn ngẫu nhiên.
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới II (1939-1945), nhiều tàu
ngầm của cả hai bên tham chiến cũng từng gặp những tai nạn tương tự.
Theo số liệu thống kê của Hải quân Mỹ, trong số tàu ngầm của họ làm
nhiệm vụ hoặc đi qua vùng biển chết chóc này, đã có 1/5 số tàu mất tích
bởi những yếu tố “phi chiến đấu” như thiên tai, động đất... với tổng số
52 chiếc.
Vào
tháng 5/1945, nhằm giành ưu thế trên biển, hạm đội đặc biệt thứ 38 của
Hải quân Mỹ bao gồm cả tàu sân bay và các tàu khu trục oanh kích dữ dội
đội biệt kích thần phong của Nhật Bản liên tục suốt ba ngày đêm, sau đó
tạm ngừng để bổ sung nhiên liệu chuẩn bị cho đợt tiến công tiếp theo.
Bỗng nhiên, cả hạm đội phải gồng mình chống chọi sống còn với một thảm
họa thiên tai khốc liệt ngay tại vùng biển này. Do bất ngờ rơi vào một
cơn bão cực lớn với sức gió giật trên cấp 12 và sóng bạc đầu xô cao trên
18m, 16 chiếc chiến hạm đã bị hư hại nặng, hơn 200 chiếc chiến đấu cơ
bị quét khỏi mặt boong tàu sân bay cùng 765 thủy thủ chết và mất tích.
Đây là thảm họa thiên nhiên lớn nhất mà Hải quân Mỹ phải hứng chịu trong
Chiến tranh thế giới Thứ II.
Hành trình kiếm tìm đáp án
Ngày
23/9/1952, một nhóm các nhà khoa học đáp một chiếc tàu nghiên cứu biển
của Nhật Bản tới vùng biển Tam giác Rồng này nhằm khám phá ra bí ẩn các
sự cố chìm tàu trước đó. Sau khi nhổ neo rời cảng, con tàu luôn duy trì
tốc độ rẽ sóng ổn định. Theo lí thuyết chỉ mất khoảng 1 ngày là tiếp cận
được mục tiêu nhưng 3 ngày sau khi xuất phát, trung tâm mất liên lạc
hoàn toàn với các nhà khoa học. Mấy ngày sau, khi đến được vùng biển nơi
con tàu gặp nạn, các nhân viên của tàu cứu hộ không hề tìm kiếm được
dấu vết gì. Và tất nhiên, chẳng còn ai được cho là sống sót trên chuyến
tàu đó cả.
Hình ảnh mô phỏng con sóng lừng đang nhấn chìm con tàu trên Tam giác Rồng Nhật Bản.
Sự
việc cũng dần trôi vào lãng quên. Cho tới hơn 40 năm sau, vào tháng
9/1994, đội thám hiểm đại dương do Tiến sĩ David Mone, chuyên gia tìm
kiếm cứu hộ trên biển giàu kinh nghiệm của Mỹ, chỉ huy đã tiến thẳng vào
vùng biển ma quỷ này để khám phá ra sự thật. Đội thám hiểm dùng máy
quét dò âm thanh mặt phẳng, robot lặn sâu… dò tìm trong một thời gian
khá lâu, cuối cùng tại một địa điểm đáy biển sâu 4.000m người ta đã phát
hiện cả một “núi” sắt thép đã biến dạng; tiếp đó, tại vùng đáy biển gần
đó có khá nhiều quặng sắt phát sáng. Bởi họ đã biết, nhiều năm trước,
khi bị đắm, con tàu De Baishar từng chở quặng sắt nên thông qua manh mối
này mà người ta suy đoán rằng núi sắt vụn phát hiện ra dưới đáy biển
kia chính là xác con tàu khổng lồ De Baishar - mục tiêu đang cần phải
tìm.
Thông
qua phân tích hình ảnh do camera thăm dò quan sát truyền về Trung tâm
nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên do chìm tàu năm xưa: Khi
gặp một trận bão mạnh, thường thì với một con tàu biển khổng lồ như De
Baishar, nó sẽ dễ dàng chống chọi, an toàn vượt qua giông bão. Nhưng bất
ngờ thay, một đợt sóng lừng cực lớn xuất hiện, đã “bốc” toàn bộ con tàu
lên không trung rồi quật xuống, tạo nên sức ép khủng khiếp, bẻ gãy thân
tàu làm 3 đoạn tách rời nhau. Và thế là, chiếc tàu hàng khổng lồ “lớn
gấp đôi con tàu Titanic” nhanh chóng chìm xuống đáy biển sâu. Toàn bộ
thủy thủ đoàn không ai kịp thoát ra khỏi khoang tàu để nổi lên mặt nước.
Bên cạnh đó, trong quá trình chìm dần, các khoang rỗng của con tàu còn
bị chịu áp lực lớn dần của nước (cứ xuống sâu thêm 10m thì áp suất nước
tăng thêm 1kg/cm2) thế nên khi rơi xuống độ sâu 4.000m, toàn bộ con tàu
bị bóp bẹp, trong tích tắc đã biến thành một đống sắt vụn.
Vậy
đâu là đáp án cho những hiện tượng bất thường xảy ra ở vùng Tam giác
Rồng này? Đó vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ làm đau đầu biết bao nhà
nghiên cứu của Nhật Bản và thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét