Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

TT&HĐ V - 44/g

 
Nguồn gốc của loài người [Phần 3/3]

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG V (XXXXVI): CHIÊM BÁI

“Bằng cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu, thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.

“Cái huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với chúng ta”.
Max Planck

“Từ trên cao, Tạo hóa mỉm cười nhìn xuống, Người đã trao cho chúng ta một lòng khao khát khám phá, nhiều hơn là khả năng trí tuệ để làm việc ấy”.
 Albert Einstein

“Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”. 
Albert Einstein

“Lý thuyết, là ta biết hết mọi thứ nhưng không thứ nào hoạt động được. Thực hành là việc gì cũng chạy mà ta không biết tại sao. Nơi đây ta gom chung lý thuyết với thực hành: chẳng cái nào chạy cả… và không ai biết lý do vì sao!”. 
A. Einstein

“Tư duy sáng tạo không chỉ bao gồm việc tạo ra những ý tưởng mới, mà còn là thoát khỏi những ý tưởng lỗi thời”
Roger von Oech

"Cuộc sống có hai quy luật cơ bản: thay đổi là điều không thể tránh được, và, mọi người thường chống lại sự thay đổi”.
Roger von Oech

"Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên".
Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”.
"Người ta nói con người tài giỏi hơn con vật ở chỗ biết tư duy. Nhưng chiến tranh làm ta nghi ngờ điều đó. Và nhìn vào lòng tham, ta tin loài người là loài tác tệ nhất trong thế giới sinh vật!"
NTT 
 
 
 

(Tiếp theo)

Sau một thời gian dài được hưởng một đời sống sung túc (tất nhiên cũng có lúc gặp khó khăn nhưng chỉ là những biến cố ngẫu nhiên và nhanh chóng được khắc phục bởi cái xu thế đang thuận lợi) thì cộng đồng người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu (ở nơi mà   chúng ta đã ước đoán là Địa Đàng của loài người sau này!) bước vào thời kỳ có xu thế ngày càng khó khăn, chủ yếu là về thức ăn. Bộ não của họ lúc này, nhờ thời gian sống sung túc, coi như đã được bồi bổ đủ tố chất tạo tiền đề cho một bước thăng hoa mới về khả năng tư duy trừu tượng cũng như khả năng sáng tạo. Có thể hình dung sự tự quyết của người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu trong việc giải tỏa nạn thiếu thức ăn thường xuyên và gay gắt như sau:
Lúc đầu, hiển nhiên là họ phải kéo dài thời gian lao động tìm kiếm miếng ăn hết mức có thể. Tình hình đó đi liền với hiện tượng cạnh tranh khu vực khai thác thức ăn, xâm lấn và bảo vệ lãnh thổ có ưu thế hơn trong đời sống. Sau đó, một số nhóm không chịu nổi áp lực của khó khăn đã tự nguyện rời bỏ Đại Lục Mẫu, mang theo cả nền văn hóa ở đó, trở lại đại lục địa Châu Á sinh sống. Một số nhóm khác, yếu thế dần trong cạnh tranh, bị đe dọa diệt vong bắt buộc phải ra đi và cũng trở lại đại lục địa Châu Á, nơi dù sao cũng “dễ thở hơn” để “tìm kế sinh nhai”.
Khi số lượng người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu đã giảm đi đáng kể thì lượng thức ăn tàng trữ ở đó được thấy tăng lên một cách tỷ đối và hơn nữa còn có thể do có hiện tượng tốc độ của sự tái sinh, phục hồi nguồn thức ăn được cải thiện, tăng lên đến mức độ cân bằng nhất định. Tình hình đó dẫn đến giảm thiểu sự cạnh tranh quyết liệt, mang tính đối kháng, giữa các nhóm người Homoerectus với nhau. Lúc này, dù nhìn chung, cuộc sống ở Đại Lục Mẫu đã bớt nhiều và thậm chí là ở nhiều nơi không còn căng thẳng nữa, nhưng khó khăn vất vả trong lao động kiếm ăn thì không phải đã hết và viễn cảnh đói khát vẫn chực chờ, đe dọa quay trở lại.
Và rồi sự đói khát quay lại thật như một định kỳ không tránh khỏi có tính qui luật do số lượng dân cư của cộng đồng người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu đã lại tăng lên phá vỡ thế cân bằng cung - cầu miếng ăn theo chiều hướng tăng cầu - giảm cung. Dù sự đói khát đó không hoành hành dữ dội như trước kia thì cũng làm cho một số nhóm người Homoerectus tiếp tục lên đường di cư rời khỏi Đại Lục Mẫu.
Số lượng dân cư ở Đại Lục Mẫu vì thế mà lại lần nữa giảm xuống làm cho cán cân cung - cầu thức ăn được cải thiện có lợi cho người Homoerectus còn ở lại đó. Cuộc sống sau một thời gian tương đối bình ổn thì lại bước vào một thời kỳ đầy khó khăn và đói khát mới. Thế rồi cạnh tranh có tính chất đối kháng giữa các nhóm Homoerectus ở Đại Lục Mẫu lại trở nên sôi nổi, quyết liệt (dù quyết liệt thì có lẽ ở người Homoerectus chưa có ý thức, chưa có chủ đích tiêu diệt nhau hàng loạt cho bằng được để loại trừ nhau ra khỏi cuộc đua tranh, nghĩa là ở người Homoerectus chưa xuất hiện đấu tranh vũ trang nhằm giết chóc nhau trong nội bộ giống loài, chưa có chiến tranh), thế rồi lại xuất hiện làn sóng người Homoerectus di cư rời bỏ Đại Lục Mẫu. Thế rồi… cứ thế, theo thời gian, lại xuất hiện một quá trình tương tự như thế… và lại tương tự như thế nữa.
Như vậy, vận động sống của cộng đồng người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu, sau thời kỳ sung túc, thịnh vượng thuở đầu tiên là một quá trình có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại của hai trạng thái đan xen: no đủ và đói khát. Đi đôi với quá trình đó là những làn sóng người Homoerectus, lúc có vẻ dồn dập, lúc có vẻ thưa thớt, rời bỏ Đại Lục Mẫu, xâm nhập vào lục địa Á - Âu mà địa bàn dừng chân đầu tiên là khu vực Đông - Nam Châu Á, khiến cho khu vực cũng có điều kiện sống thuận lợi và đang trong thời kỳ tăng trưởng lạm phát dân cư này nhanh chóng đạt và vượt qua trạng thái bão hòa, trở thành một đầu mối lan tỏa dân cư nổi trội theo hai hướng: ngược lên các miền duyên hải Đông - Bắc Á và xuôi xuống các miền duyên hải Nam Á, Địa Trung Hải và cả Đông Phi. Điều tự nhiên phải xảy ra là tiếp theo cuộc lan tỏa dân cư ấy và cũng chính vì cuộc lan tỏa dân cư ấy kích hoạt mà sự di cư từ các miền duyên hải vào sâu trong nội địa, có tính lẻ tẻ, dò dẫm trước đó khởi phát thành cao trào lan tràn dân cư, mở rộng môi trường sống đến hầu khắp các nơi có thể trên lục địa Âu - Á của loài người Homoerectus.
Ở loài người Homoerectus, có lẽ là bắt đầu từ khoảng 1,8 triệu năm về trước, tính sáng tạo không phải chỉ thể hiện rõ rệt trong lao động, mà trong cả toàn bộ hoạt động sống của họ. Có thể nói đi liền với hoạt động sống của người Homoerectus là quá trình sáng tạo và quá trình này mang tính liên tục. Tùy thuộc vào đòi hỏi nảy sinh từ cuộc sống ở những thời kỳ có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau mà định hướng ưu tiên sáng tạo có khác nhau. Chẳng hạn trong thời kỳ no đủ, sung túc, cuộc sống dễ dàng và nhàn nhã, thì định hướng ưu tiên sáng tạo là ở lĩnh vực tinh thần: làm sao cho vui chơi nhảy múa, hò la ngày một thích thú hơn, khoái chí hơn. Khi cuộc sống lâm vào thời kỳ thiếu thốn, đói khát do việc kiếm ăn đã trở nên khó khăn thì ngoài biện pháp tất nhiên là tăng thời gian kiếm ăn, còn có biện pháp là ưu tiên tập trung tìm tòi sáng tạo cho công việc tạo ra cái ăn, cũng có nghĩa là chuyển định hướng ưu tiên sáng tạo vào việc cố gắng nâng cao trình độ lao động, làm ăn. Quá trình lăn lộn với cuộc sống đó cũng làm nảy sinh quá trình hình thành nền văn hóa, những quan niệm, nhận thức đúng đắn hơn, mới hơn về thế giới khách quan, về hiện thực quanh mình, đưa con người Homoerectus đến với những sáng tạo mới, từ đó tiến dần lên văn minh.
Ở bất cứ khu vực sinh sống nào của người Homoerectus, quá trình sáng tạo cũng đều xảy ra và vận động theo cách như thế. Tuy nhiên, do đặc điểm khu vực của Đại Lục Mẫu: có khí hậu và môi trường sinh vật phong phú và dễ dàng tái sinh, hồi phục thì cũng có nhiều bão giông, lũ lụt (tại vì có ngọn núi Tu Di hùng vĩ ở đó?), diện tích khu vực tương đối nhỏ và hầu như bị cô lập bởi biển cả…, mà sau thời kỳ đầu tiên sống an nhàn, sung túc và làm xuất hiện một nền văn hóa có tính tập trung, vượt trội, rực rỡ hơn bất cứ văn hóa ở khu vực nào khác trên thế giới đương thời, người Homoerectus ở đó bước vào một thời kỳ tiến triển mới lúc thăng lúc trầm tương đối rõ rệt, lặp đi lặp lại một cách xen kẽ giữa no đủ, an nhàn (thì ngắn) và đói thiếu, vất vả (thì nhiều), trong đó, những thời đoạn đói thiếu, vất vả có mức độ trầm trọng và khắc nghiệt hơn nhiều so với ở nhiều nơi khác ngoài Đại Lục Mẫu. Cuộc sống tinh thần, những sắc thái tình cảm (những cảm giác tinh thần?!) của người Homoerectus cũng được xác lập chắc chắn từ đó. Dù cũng có nhiều lúc no đủ, an nhàn, nhưng nói chung thì xuyên suốt thời kỳ này, cuộc sống của cộng đồng người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu luôn phải đối đầu với thách thức của môi trường luôn biến thái theo chiều ngày một xấu, ngày một bất lợi, gây khó khăn chồng chất cho cuộc mưu sinh của họ, vẫn là hiện tượng nổi bật. Sự khắc phục khó khăn chồng chất đó bằng những cách thức như kéo dài thời gian kiếm ăn, gây sức ép di cư làm giảm số lượng dân cư tại chỗ rõ ràng là không triệt để, chỉ có tác dụng tình thế, nửa vời và nhất thời. Để khắc phục khó khăn một cách căn cơ, triệt để hơn, người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu chỉ còn cách ra sức tìm tòi sáng tạo và ngày một nâng cao khả năng sáng tạo, mà chủ yếu là tập trung sáng tạo để nâng cao trình độ hoạt động kiếm ăn. Có lẽ nhờ như thế mà bộ não của người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu đã dần dần có sức sáng tạo mạnh mẽ hơn, có ý thức sáng tạo cao hơn, hay nói cách khác là họ có được một tinh thần sáng tạo mãnh liệt hơn so với những người Homoerectus ở những khu vực khác.
Chúng ta có một phỏng đoán thế này: do điều kiện địa lý của Đại Lục Mẫu (phạm vi hẹp và hầu như bị cô lập bởi biển cả) mà quá trình sống của người Homoerectus ở đó đã làm cho lực lượng động vật trên cạn tại chỗ bị suy giảm dần một cách liên tục đến nguy cơ cạn kiệt, thậm chí là có thể đã làm một số giống loài bị tuyệt chủng thực sự. Trong hoàn cảnh đó và cũng nhận thấy có một nguồn thức ăn động vật nhiều tưởng chừng như vô tận nhưng lại rất khó đánh bắt, đó là các loài tôm cá sống ở sông, hồ rộng và nhất là ở biển cả, có lẽ người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu, vốn sẵn có sở trưởng bơi lặn, đã chuyển hướng tập trung sáng tạo vào công cuộc khai thác nguồn thức ăn này, nâng kỹ thuật đánh bắt lên cao, đạt nhiều hiệu quả. Nếu thực sự đã từng xảy ra như vậy thì đó chính là quyết định có tính bước ngoặt, cách mạng trong việc giải quyết nạn khan hiếm thức ăn của người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu. Việc chuyển hướng ưu tiên săn bắt ra phía biển cả, nhận các loài tôm cá làm thức ăn thịt chủ lực đã mở ra một khả năng quan trọng trong việc ổn định một cách căn cơ đời sống của họ, thậm chí là mở ra một thời kỳ no đủ, “vui chơi nhảy múa” mới. Có thể nghĩ rằng, nhờ tinh thần tích cực sáng tạo mà trình độ đánh bắt hải sản ngày một nâng cao, đạt nhiều hiệu quả (như tổ chức hợp lý, kỹ năng thành thạo, có công cụ và phương tiện hữu hiệu), không những đánh bắt, thu lượm được ở những vùng nước sâu, mà còn đánh bắt được ở những vùng nước biển xa bờ. Để đánh bắt được ở xa bờ, có thể người Homoerectus đã biết dùng những thân cây to làm phương tiện và nếu thế thì đó là tiền thân của những chiếc thuyền độc mộc sau này. Việc tìm kiếm thức ăn có nguồn gốc hải sản đã nâng hình thức hoạt động mưu sinh lên tầm cao có ý thức xã hội, đã biết hợp đồng, hợp tác, phân công, phân nhiệm, phân chia thành quả thu hoạch..., và đó chính là lao động.
***
Có thể phân định tương đối sự sáng tạo thành hai loại là sáng tạo trong lĩnh vực hoạt động tinh thần (nhằm thỏa mãn hơn nữa những tình cảm khoái lạc) và sáng tạo trong lĩnh vực hoạt động làm ăn (nhằm đảm bảo sự sống còn và hơn nữa là được an nhàn, no đủ, sung túc). Nếu sáng tạo ở lĩnh vực thứ nhất chủ yếu làm cho sắc thái tình cảm trở nên sâu rộng, phong phú và do đó làm xuất hiện một nền văn hóa và nền văn hóa đó ngày một được nâng cao, thì sáng tạo trong lĩnh vực thứ hai chủ yếu làm cho trình độ hoạt động kiếm ăn ngày một thăng tiến, và tác động tổng hợp của hai loại sáng tạo đó làm cho quá trình người hóa tiếp tục vận động, củng cố và tăng cường lối sống xã hội hóa, mở rộng và chuyên sâu hơn, nhận thức cũng như sự hiểu biết về tự nhiên, từ đó mà làm định hình một trình độ sống năng động, tích cực sáng tạo hơn trước, có văn hóa đa dạng và phong phú hơn trước (hoặc xét theo khu vực thì vượt trội hơn các khu vực khác), được gọi ngắn gọn là “văn minh” (hoặc văn minh hơn nếu so sánh với các khu vực khác). Nói thêm, trên cơ sở quan niệm văn hóa và văn minh như thế thì văn hóa chính là một biểu hiện cơ bản, rõ nét nhất của Đức Huyền Diệu, bởi vì văn hóa hàm chứa tình yêu cuộc sống, tình yêu thương đồng loại của con người, hàm chứa cái ước nguyện thiêng liêng mà tính xã hội của con người là cầu cho mọi người, trong đó có mình, được no đủ, an nhàn, mong được thân thiết, quây quần bên nhau, cùng sống vui vẻ, sung sướng. Khi đã có khái niệm văn hóa thì cũng có khái niệm “vô văn hóa”. Chỉ cần cầu ước cho đồng loại đau khổ thôi, chưa kể đến thực sự ra tay đày đọa, giết chóc người vô tội, hoặc chỉ cần làm cho con vật nào đó đau đớn để tiêu khiển thôi, đã là sự thể hiện vô văn hóa rồi. Đã là một nhà bác học tài giỏi, chưa hẳn là hoàn toàn có văn hóa, đã là một kẻ mù chữ, ngu dốt, chưa chắc đã hoàn toàn vô văn hóa, do đó mới có thêm khái niệm “thiếu văn hóa”. Một linh mục, một hòa thượng hay một giáo sư đi rao giảng văn hóa mà sống ngược với những điều mình rao giảng thì chỉ là một “thằng” vô văn hóa trắng trợn mà thôi. Cấm đoán cực đoan hòng làm thui chột bản năng tình dục của con người, chắc gì đã là hành động có văn hóa (?). Sống buông thả tự nhiên theo bản năng ấy mà không cưỡng bức, hành hạ làm cho ai phải khổ cả, chắc gì đã là vô văn hóa. Văn hóa là thiện - mỹ. Con người ngày nay mấy ai được cho là toàn thiện, toàn mỹ? Rõ ràng phải kết luận rằng, tuyệt đại đa số con người “hại điện” (xin lỗi, hiện đại!) kể cả chúng ta, đều giống nhau ở chỗ… thiếu văn hóa (!), chỉ khác nhau về mức độ thiếu ít hay thiếu nhiều mà thôi.
Ngày nay, không ít người vẫn hiểu lẫn lộn giữa văn minh và văn hóa. Khi nói: “Hãy sống cho văn minh lịch sự!” thì chúng ta cũng hiểu là hãy sống có văn hóa, và ngược lại. Khi nói: “Sống cho có văn hóa!” thì thường hiểu rằng, sống sao cho văn minh lịch sự. Khi nói về một xã hội văn minh nào đó thì chúng ta cũng hiểu ngầm rằng xã hội đó có nền văn hóa cao hơn nền văn hóa quá khứ hoặc cao hơn các nền văn hóa đương thời khác. Hiểu như thế e là còn phiến diện, thậm chí là sai lầm. Theo ý chúng ta thì một xã hội văn minh, hiểu cho đúng nhất, là một xã hội có trình độ sống và sáng tạo cao hơn (có ý thức hơn trong sinh hoạt và lao động, sinh hoạt tiện nghi hơn, lao động đạt được nhiều thành quả to lớn hơn nhờ có được sự hỗ trợ của công cụ và phương tiện hữu hiệu hơn hay còn gọi là tiên tiến, hiện đại hơn) so với quá khứ, nhờ kế thừa được những thành quả sáng tạo, tiếp thu được những kiến thức, hiểu biết về tự nhiên do quá khứ truyền lại, để trên cơ sở đó mà tiếp tục đi đến những khám phá mới, đạt đến những nhận thức cao hơn về tự nhiên cũng như xã hội so với quá khứ, qua đó mà rút ra được những kinh nghiệm quí báu, từ đó mà có được những sáng tạo mới ưu việt hơn, phục vụ cuộc sống hiệu quả hơn so với quá khứ. Một xã hội được gọi là văn minh hơn có thể là có trình độ văn hóa cao hơn, nghĩa là có những hoạt động văn hóa đa dạng hơn, phong phú hơn và chỉ thế thôi, chứ chưa chắc là một xã hội hoàn toàn có văn hóa. Cần phải thấy rằng, trong một xã hội, nếu có văn hóa thì cũng có vô văn hóa. Trong một xã hội lối sống có văn hóa trở nên nổi trội hơn hẳn có tính áp đảo đối với lối sống vô văn hóa, thì xã hội đó được gọi là có văn hóa. Xét ở góc độ tinh thần nếu cho rằng "có văn hóa" tốt hơn "vô văn hóa" thì rõ ràng, khái niệm "văn hóa xã hội" và "đạo đức xã hội" có mối liên quan hết sức mật thiết với nhau. 
Như vậy, một xã hội có văn hóa hơn không phải bao giờ cũng văn minh hơn và ngược lại, một xã hội văn minh hơn chưa chắc là có văn hóa hơn. Phải thừa nhận rằng xã hội loài người ngày nay văn minh hơn, có trình độ văn hóa cao hơn hẳn xã hội còn ở dạng sơ khai của loài người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu xưa kia nhưng chắc gì đã có văn hóa hơn, thậm chí có thể nói lối sống của loài người ngày nay vô văn hóa hơn hẳn lối sống của loài người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu thời bấy giờ. Chúng ta biết rằng chiến tranh cũng có nguồn gốc tự nhiên, nhưng chiến tranh, hình thức đấu tranh ở mức quyết liệt tột độ, có ý chí và quyết tâm cao độ nhằm tiêu diệt nhau trong nội bộ giống lòa, lại chỉ có ở loài người. Xét theo góc nhìn đó và trên phương diện văn hóa thì chiến tranh là hoạt động vô văn hóa nhất (hay có thế nói: vô đạo đức nhất) của loài người. Lịch sử tiến triển của xã hội loài người cho đến nay đã buộc chúng ta phải thừa nhận, không thể nào chối cãi được rằng, nếu chỉ chú ý đến mức độ giết chóc và qui mô của chiến tranh thôi, thì loài người càng tiến lên văn minh càng vô văn hóa. 
Có sự thể đó là vì, nói cho dông dài một chút, bất cứ thực thể nào hiện hữu trong môi trường chứa nó đều là do môi trường đó tạo dựng nên. Sự tạo dựng ấy vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa có tính tất yếu và hoàn toàn vô tình chứ chẳng phải môi trường yêu hay ghét gì. Sự tồn tại và hiện hữu của thực thể không phải (hoàn toàn) là tự thân mà phải trên cơ sở quan hệ khăng khít với môi trường thể hiện ra dưới những dạng là thu phát bức xạ, trao đổi vật chất, theo nguyên lý tác động - phản ứng, hay nói gọn lại là bằng cách tương tác giữa thực thể và môi trường. Xét ở một góc độ nhìn nhận nhất định và cũng tương đối thôi thì có thể cho rằng, thực thể tương tác với môi trường nhằm “cố gắng” duy trì sự tồn tại của mình, còn môi trường tương tác với thực thể nhằm “cố gắng” hủy diệt thực thể. Tuy nhiên, vì lực lượng của môi trường là hạn định, chỉ có “ngần ấy” thôi, và vật chất là bảo toàn, không thể bị tiêu diệt tuyệt đối được cho nên khi môi trường làm cho thực thể này bị tiêu vong thì nó vô tình tạo dựng nên thực thể khác hay những thực thể mới khác. Đối với sinh vật, tình hình cũng phải là như vậy: dù là cái cây hay con thú thì khi đã được sinh ra, nó chỉ “muốn” sống và phát huy mọi khả năng có thể để sống còn. Chính cái “muốn” ấy là giềng mối của hai quá trình cơ bản, đặc thù, có quan hệ tương tác khăng khít với nhau, xảy ra xuyên suốt trong lịch sử tồn tại của thế giới sinh vật, đó là quá trình đấu tranh sinh tồn và quá trình tiến hóa thích nghi. Hai quá trình ấy tất yếu làm xuất hiện bộ não và bộ não tiếp tục tiến hóa theo hướng có khả năng nghĩ được, suy được và đạt đến mức độ suy nghĩ sâu sắc để từ đó mà dần dần thông qua quá trình có tính lặp đi lặp lại quan sát - tìm hiểu - khám phá - sáng tạo - đúc kết - truyền thụ - kế thừa, mà nhận thức được tự nhiên. Mặt khác, sự “muốn” (sống) có tính tự nhiên ấy cũng chính là mầm mống đầu tiên và duy nhất để từ đó hình thành nên “cái tôi” ích kỷ đầy bản năng của mọi cá thể sinh vật, làm cho mọi giống loài sinh vật, nếu không bị chi phối bởi qui luật giữ gìn và phát triển lực lượng giống loài thì chỉ sống cho mình và vì mình. Ở loài người, do có suy nghĩ sâu sắc và đi liền với điều đó là cũng có một cảm thụ tinh thần nhạy bén, tinh tế, sâu xa về mặt tình cảm, nên “cái tôi” bản năng của mỗi con người cũng thăng hoa lên gồm cả “cái tôi” có ý thức (hay còn gọi là “cái tôi” hữu thức). Thể hiện rõ rệt nhất của “cái tôi” có ý thức chính là tình yêu thương của nó. Nếu “cái tôi” bản năng (hay còn gọi: “cái tôi” vô thức) hành động theo sự thúc giục của tự nhiên khách quan thì “cái tôi” có ý thức lại hành động theo sự thúc giục của lý trí chủ quan.
Từ trước đến nay, các nhà thần học cũng như khoa học, khi nghiên cứu và luận giải “cái tôi” đã chưa chỉ ra được một cách đích xác, hoặc chỉ ra sai lầm cái nguyên nhân mà từ đó làm hình thành, xuất hiện sự cảm nhận (tự ngã) “cái tôi” (bản ngã) ở mỗi con người, hơn nữa lại chỉ chú trọng đến “cái tôi” có ý thức mà không thấy được vai trò quan trọng có tính tiền đề của “cái tôi” vô thức, thậm chí là nhiều người còn lầm tưởng chỉ có “cái tôi” có ý thức mà thôi. Thực ra “cái tôi” của con người là sự tổng hợp một cách sinh động hai “cái tôi” vô thức và hữu thức. Có thể nhà phân tâm học Frớt (Sigmund Freud, 1856-1939), người Do Thái, là người đầu tiên vén lên bức màn bí mật của bản chất “cái tôi”, nhưng chính nhà phân tâm học người Thụy Sĩ tên là Jâng (Carl Gustav Jung, 1875-1961), luôn tự nhận là học trò và chịu ơn Frớt, mới là người đầu tiên phát biểu rằng, “cái tôi” là một tổng thể thống nhất của vô thức và hữu thức. Như vậy, có thể kết luận rằng “cái tôi” ở con người là một hình thức biểu hiện về mặt tinh thần của mỗi cá thể, là một tổng thể thống nhất gồm hai mặt vô thức và hữu thức. Hai mặt vô thức và hữu thức của “cái tôi” có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm chuyển hóa nhau, trong đó “cái tôi” vô thức đóng vai trò nền tảng, chỉ phối “âm thầm” nhưng xuyên suốt một cách tự nhiên đến ý nghĩ và hành động của mỗi con người, còn “cái tôi” hữu thức lại đóng vai trò gây lũng đoạn nền tảng, chi phối một cách chủ quan, duy ý chí và như thế cũng thiếu thường xuyên và thiếu ổn định đến suy tư và hành động của mỗi con người. Sự tác động tổng hợp của hai mặt vô thức và hữu thức đó sẽ làm nên nhân cách (hiểu theo nghĩa đạo đức) của “cái tôi”. Qua suy lý đó cũng thấy nhân cách của những cá nhân (con người cụ thể) khác nhau, có thể khác nhau, và một nhân cách có thể tồn tại suốt một đời người, cũng như, một đời người có thể có nhiều nhân cách khác nhau trong suốt quãng đời của một con người. Về điều nhận định này, chúng ta sẽ nói rõ hơn một chút.
Sigmund Freud
Freud năm 1921,
ảnh của Max Halberstadt
Sinh Sigismund Schlomo Freud
6 tháng 5, 1856
Freiberg in Mähren, Moravia, Áo
(now Příbor, Cộng hòa Séc)
Mất 23 tháng 9, 1939 (83 tuổi)
London, Anh
Ngành
  • Thần kinh học
  • Tâm lý trị liệu
  • Phân tâm học
Nơi công tác Đại học Viên
Alma mater Đại học Viên (MD, 1881)
 
Nổi tiếng vì Phân tâm học
Giải thưởng
  • Giải Goethe (1930)
  • Thành viên ngoại quốc của
    Hội Hoàng gia Luân Đôn
Chữ ký
 Carl Gustav Jung
Sinh 26 tháng 7, 1875
Kesswil, Thurgau, Switzerland
Mất 6 tháng 6, 1961 (85 tuổi)
Zürich, Thụy Sĩ
Nơi cư trú Thụy Sĩ
Quốc tịch Thụy Sĩ
Ngành Tâm thần học, tâm lý học, tâm lý trị liệu, phân tâm học
Nơi công tác Burghölzli, Quân đội Thụy Sĩ (làm nhân viên Ủy ban trong Chiến tranh thế giới thứ nhất)
 
Nổi tiếng vì Phân tâm học
 
Chữ ký
“Cái tôi” vô thức ở con người là kết quả của một quá trình tiến hóa trong thế giới sinh vật, nên nó cũng là cái có sẵn, tương tự nhau và cũng tương đối ổn định, bền vững ở mỗi con người. Sự tác động của “cái tôi” vô thức lên ý nghĩ và hành động của con người là có tính tự nhiên và do đó mà có thể nói đó là sự tác động mù quáng (bản năng, vô thức) trong sáng suốt (vì đã thông qua chọn lọc tự nhiên). Điều quan trọng cần chú ý là, vì chỉ tuân theo cái “muốn” tự nhiên khách quan nên sự tác động của “cái tôi” vô thức lên ý nghĩ và hành động của con người là có tính chừng mực, “hối thúc” con người hoạt động theo xu hướng tuần tự cho mình và vì mình trước rồi mới đến “cho đồng loại và vì đồng loại”.
“Cái tôi” hữu thức chính là biểu hiện hình thức về sự vận động trên phương diện tinh thần, tình cảm của bộ não biết tư duy trừu tượng, và chỉ có thể hình thành được trên cơ sở nền tảng là “cái tôi” vô thức. Có thể nói bộ não biết tư duy trừu tượng và “cái tôi” vô thức là hai yếu tố mang tính tiền đề nhưng không phải chỉ với hai yếu tố đó thôi đã có thể làm xuất hiện được “cái tôi” hữu thức.
Nhờ có bộ não biết tư duy trừu tượng, thông qua quá trình truyền thụ, dạy dỗ và tiếp thu, học hỏi trên cơ sở những kinh nghiệm, kiến thức đã đúc kết được của loài người mà con người ta mới có thể nhận thức được và tiếp tục nhận thức hơn nữa về tự nhiên cũng như xã hội. Trên cơ sở nhận thức về xã hội - nhân sinh của mình mà mỗi người đúc rút ra được một thái độ sống, một nguyên tắc sống hay nói chung lại là một ý thức sống mà bản thân cho là phù hợp, đúng đắn. Một người sống có ý thức, nếu không chú ý tới “cái tôi” vô thức, thì cũng có thể được gọi là “cái tôi” hữu thức, hoặc khi gọi như thế thì phải ngầm hiểu nó gồm cả mặt vô thức.
“Cái tôi” hữu thức là thể tương phản của “cái tôi” vô thức. Nếu “cái tôi” vô thức là có sẵn ở mỗi con người và có tính ổn định, bền vững thì “cái tôi” hữu thức là do bộ não biết tư duy trừu tượng xây dựng nên, nghĩa là nhờ nhân tạo mà có, vì thế mà xét ở góc độ nhất định, nó cũng mang tính phi tự nhiên (nhưng xét trên bình diện bao quát thì cũng là tự nhiên, không thể phi tự nhiên được!), tính bất ổn, dễ thay đổi. Cũng vì được chủ quan có hiểu biết (đúng đắn ở mức độ nào đó!) xây dựng nên, cho nên có thể nói, khi “cái tôi” hữu thức hối thúc tác động lên suy nghĩ và hành động của con người thì đó là sự hối thúc, tác động (được cho là) sáng suốt (vì có lý trí, được tư duy nhận thức (tưởng chừng như) đã thấu đạt chân lý, cân nhắc, lựa chọn, và hơn nữa cũng có phần phù hợp với tự nhiên) trong (hóa ra là còn) mù quáng (vì chủ quan nhận thức phạm sai lầm (được giáo huấn theo những quan điểm lập trường sai lầm), bộ não biết tư duy trừu tượng bị những thèm khát vật chất đã được kích hoạt lên cao độ, làm cho lú lẫn, vô minh).
Trong thực tế, ở con người, rất khó phân biệt rạch ròi được “cái tôi” vô thức với “cái tôi” hữu thức, thậm chí là không thể phân biệt được “cái tôi” hữu thức với “cái tôi” nói chung. Bởi vì cả “cái tôi” vô thức lẫn “cái tôi” hữu thức đều không thể tồn tại độc lập. Chúng là hai bộ phận, hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, chuyển hóa qua lại nhau để trong cái này có cái kia và ngược lại, hòa quyện vào nhau không thể tách rời, hợp thành một thể thống nhất và sinh động gọi là “cái tôi” của mỗi con người. Chỉ vì mục đích bàn luận, nhận thức mà chúng ta buộc phải cố tình phân định “cái tôi” ra (đây là một nguyên tắc phổ biến đối với bất kỳ đối tượng nghiên cứu nào nếu muốn nhận thức được một cách rốt ráo!) thành hai “cái tôi” tương phản nhau, đứng độc lập một cách khiên cưỡng, siêu hình. Suy rộng ra, nếu nói rằng một thực thể vô sinh là “cái tôi” vô thức thuần túy thì trong thế giới sinh vật, không thể có “cái tôi” vô thức hoàn toàn cũng như “cái tôi” hữu thức hoàn toàn. Ở loài người, nói đến sự tồn tại của “cái tôi” hữu thức thuần túy thì rõ ràng là phản tự nhiên, còn nói đến sự tồn tại của “cái tôi” vô thức thuần túy thì kể cũng… nực cười.
Đã gọi là một con người, nghĩa là có bộ não biết tư duy trừu tượng và vẫn đang còn khả năng tư duy trừu tượng, thì phải có “cái tôi” (bản ngã). “Cái tôi”, bao giờ cũng nhận thức được mình (tự ngã), đồng thời bao giờ cũng nhận thức được thế giới ở một mức độ nào đó, và bản thân nó thường vẫn cho rằng, những nhận thức đó của nó là đúng đắn vì nó nghĩ nó có đủ cơ sở đáng tin cậy để biện minh, dù thực ra, một cách khách quan thì những nhận thức đó còn chưa rốt ráo, còn ở mức độ đúng sai nhất thực, thậm chí là hoàn toàn ngộ nhận, mê lầm. Hiện tượng tìm mọi cách, mọi lý lẽ để bảo lưu quan điểm, lập trường trước một vấn đề nào đó đều có ở mỗi con người vì nó mang tính phổ biến và được gọi là tính bảo thủ của “cái tôi”. Ít người biết được tính bảo thủ của “cái tôi” cũng có nguồn gốc từ tự nhiên. Mọi cá thể sinh vật khi được sinh ra đều có mục đích tự nhiên và tối hậu là “để sống”. Vì mục đích đó mà mọi cơ thể sống đều phải “chống chọi” lại sự tác động biến đổi của môi trường để mưu cầu sống còn. Quá trình đó chỉ ra rằng, tự nhiên đã qui định cho mọi cá thể sinh vật đều phải có được tính sống “cho mình và vì mình” (sự sinh sản và nuôi nấng con cái nhằm duy trì giống loài, có thể suy rộng ra, cũng là “cho mình và vì mình”, dù ở một góc độ khác, những hành động đó chẳng có lợi gì cho cá thể sinh vật), đều phải coi bản thân mình quan trọng hơn mọi cái khác trên đời, coi bản thân cuộc sống của mình là quan trọng bậc nhất. Bước lên theo nấc thang tiến hóa đến bộ não biết tư duy trừu tượng thì thấy ở con người, đặc tính ấy được nhấn mạnh, thể hiện ra thành “cái tôi” đầy vị kỷ và kiêu hãnh, tự trọng vọng đề cao mình, tự coi mình là “tiểu vũ trụ” là trung tâm của vũ trụ, là chân lý, là đúng chứ khó mà sai được. Vì thế mà “cái tôi” nào cũng bảo thủ, tự tôn, dù ít dù nhiều. Điều đó giải thích vì sao ở những bàn nhậu, lúc đầu là tranh luận vui vẻ, nhã nhặn, sau khi bia rượu làm cho “mờ mắt” (vô thức bắt đầu lấn át), lại trở thành cuộc cãi vã ồn ào mà vẫn không thể phân thắng bại, thậm chí đôi khi còn bị kích hoạt đến độ làm xảy ra “đấu tranh vũ trang” giữa bạn bè với nhau… mà cũng… “huề trớt”, đâu vẫn hoàn đấy, quan điểm của ai thì người đó vẫn giữ.
Như vậy, bảo thủ của “cái tôi” được bộ não biết tư duy trừu tượng hun đúc nên từ bản tính chống chọi lại sự tác động biến đổi của môi trường có tính phổ biến trong thế giới sinh vật. Căn nguyên sâu xa của tính chống chọi ấy có thể được nhìn thấy trong thế giới vô sinh, đó chính là nguyên lý tác động - phản ứng, và hình tượng tiền thân của cá thể sinh vật chống chọi lại sự tác động biến đổi của môi trường để mưu cầu sống còn chính là thực thể vô sinh phản ứng lại tác động biến đổi của môi trường chứa nó hầu duy trì tồn tại sao cho nó vẫn là nó, nhưng căn nguyên sâu xa nhất, cội nguồn của mọi cội nguồn, đó chính là Nguyên lý Tự Nhiên: Tồn Tại phải được đảm bảo, không được xuất hiện Hư Vô, hay: một thực thể muốn tồn tại và vận động kiểu gì cũng được, nhưng tuyệt đối không được gây ra Hư Vô!
Do có sự cản trở của bảo thủ mà “cái tôi” thường bảo lưu, giữ gìn những niềm tin đã được định hình, những quan niệm cũ đã được khắc ghi trong lòng nó, dù đã lỗi thời. Cũng vì thế mà tính bảo thủ hầu như chỉ có hại cho quá trình nhận thức, gây khó khăn đáng kể trong việc tiếp thu những quan niệm mới lạ, dù những quan niệm đó có tỏ ra hợp lý hơn trong công cuộc tìm hiểu hiện thực khách quan.
Như đã từng nói thì chủ yếu là do đặc tính thể hiện nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại, làm cho hiện thực khách quan của con người trở nên vừa trong sáng rõ ràng vừa biến ảo huyền hoặc (với cùng một sự vật - hiện tượng ở những góc độ quan sát khác nhau có thể thấy những biểu hiện khác nhau và hơn nữa, có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau, thậm chí là trái chiều nhau mà vẫn đều tương đối thỏa đáng) và một phần cũng do trình độ nhận thức của thời đại còn hạn chế, cũng như do sự tương đối khác biệt về hiện trạng văn hóa, về hoàn cảnh điều kiện địa lý kinh tế - xã hội mang tính khu vực, tác động, gây ảnh hưởng mà làm xuất hiện trong xã hội loài người nhiều học thuyết triết học, nhiều trào lưu tư tưởng, nhiều lập trường chính trị về xã hội - nhân sinh khác nhau, thậm chí đến mức độ kháng nhau. Điều lạ lùng nhất nhưng cũng có thể hiểu được là tất cả những học thuyết và trào lưu tư tưởng ấy đều tự nhận mình là chân lý, đều luận giải được nhiều hiện tượng xã hội, nhất là đều rao giảng về đạo đức, về tình người và đều được một bộ phận con người tin theo, ủng hộ.
Trong điều kiện những kích thích thần kinh, những cảm giác, phát sinh một cách bản năng nhằm đòi hỏi cơ thể phải vận động để đáp ứng cho cuộc sống của bản thân nó, đã được bộ não biết tư duy trừu tượng nâng lên đến tầm tự giác, mở rộng và làm cho sâu sắc, rồi cùng với sự suy tư của bộ não ấy hợp thành cái gọi là hoạt động tinh thân của “cái tôi”, trong đó có một bộ phận là sự biểu lộ tình cảm theo những sắc thái và mức độ khác nhau), trong điều kiện thường xuyên chịu sự tác động của môi trường sống (về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa) cũng như hoàn cảnh sống thực tế (nghèo hay giàu, khó khăn hay dễ dàng, được khả năng tiếp thu, mức độ được truyền đạt kiến thức và cả việc được truyền đạt những quan niệm về xã hội - nhân sinh trên cơ sở triết thuyết nào, theo hệ thống tư tưởng và lập trường chính trị nào, mà ở mỗi “cái tôi” sẽ hình thành nên một thái độ sống, một ý thức sống. Ý thức sống ở mỗi “cái tôi” (ở mỗi con người cụ thể) đều có tính chung, tính phổ biến, tính tự nhiên, đồng thời cũng có tính riêng, tính đặc thù và tính nhân tạo.
Ý thức sống của “cái tôi” cùng với bản tính sống của nó hợp thành cái gọi là nhân cách sống ở mỗi con người. Mỗi con người khác nhau thì có nhân cách sống, không nhiều thì ít, cũng tương đối khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ bảo thủ và trải nghiệm mà nhân cách sống ở mỗi con người có thể biến đổi nhiều hay ít, không hoặc hoàn toàn biến đổi trong quãng đường đời của người ấy. Từ xưa đến nay, rất nhiều người vẫn ngộ nhận mặt trái (mặt xấu xa) của nhân tính là thú tính, nên đã khoác luôn cho khái niệm nhân cách một bộ cánh đẹp đẽ: sống có nhân cách cũng có nghĩa là sống có đạo đức, sống cao đẹp. Chúng ta cho rằng, không có “cái tôi” nào không có nhân cách sống, chỉ có điều xét trên phương diện đạo đức thì có thể phân biệt một nhân cách sống là xấu hay tốt, là đức độ hay không có đức độ, là toàn đức hay còn thiếu đạo đức, và nếu xét theo khái niệm văn hóa mang ý nghĩa đạo đức thì có thể đánh giá nhân cách sống đó là có văn hóa hay vô văn hóa, đầy văn hóa hay thiếu văn hóa.
Điều quan trọng là dựa trên cơ sở, tiêu chí nào mà đánh giá một nhân cách sống, một con người là có đức độ, là nhân đức, hay là có văn hóa, là nhân văn? Theo chúng ta quan niệm thì cơ sở cốt lõi nhất, đóng vai trò là điều kiện tối hậu, mang tính nền tảng mà ai cũng phải thừa nhận, các giáo lý ở thời đại nào cũng lấy đó làm tiêu chuẩn xuất phát để xây dựng khái niệm cũng như nội dung về đạo đức và thực thi đạo đức, đó là tình cảm như thế nào đối với đồng loại. Ai cũng đồng ý rằng, người có tình yêu thương con người, đối đãi và cư xử với con người trên tinh thần đó, cũng vì thế mà sống có trách nhiệm với cộng đồng, thì được gọi là người đạo đức, người có lối sống nhân văn và được mọi người ca ngợi. Nói chung, về cơ bản thì đạo đức là như thế, và bất cứ nhà tư tưởng nào, chân chính hay mị dân, bàn luận hay thuyết giảng về đạo đứng mà không làm toát lên tinh thần đó, sẽ không được quần chúng tin theo, ủng hộ.
Tuy nhiên, hiểu đạo đức là yêu thương, tôn trọng con người và hoạt động sống theo tinh thần ấy là một chuyện, còn cách thức, mức độ thể hiện tình yêu thương ấy trong thực tế, cụ thể phải như thế nào thì lại là chuyện khác. Có thể là vì trong tình cảm con người, có tình yêu thương thì cũng có mặt tương phản với nó là tình ghét hận. Nếu ở mọi cá thể sinh vật có bản tính tự nhiên là “muốn” thì cũng có bản tính tự nhiên là “không muốn”. Nếu bản năng của một cá thể chỉ muốn “cho mình và vì mình” thì cũng có nghĩa là không muốn sống “cho đồng loại và vì đồng loại”, và khi cái “muốn” (ăn, giao phối…) trỗi dậy thì cá thể đó có thể giành giật, xâu xé với đồng loại để có được cái “cho mình và vì mình”. Đó cũng chính là biểu hiện mầm mống của sự ghét hận.
Có thể thấy hai quá trình trái ngược nhau là tăng trưởng số lượng và suy thoái nguồn thức ăn sẽ làm cho một giống loài sinh vật nào đó đến bờ vực của sự chết chóc do đói khát. Trong tình trạng đó, các cá thể trong nội bộ giống loài đã phải cạnh tranh, xâu xé nhau để giành giật thức ăn. Nhưng hướng giải quyết đó chỉ mang tính nhất thời và không có tính ưu tiên vì rõ ràng là nếu một cá thể gây hấn, đe dọa sinh mạng một cá thể khác thì bản thân nó cũng bị đặt vào mối nguy hiểm ấy và như vậy là trái với cái “muốn sống” tối thượng của nó. Chính tự nhiên đã chọn cho giống loài (chưa biết sáng tạo) đó cách giải quyết căn cơ hơn, mà một trong hai hướng của cách giải quyết ấy là mở rộng môi trường sống, tức là lan tỏa dân cư.
Vì có bộ não biết suy nghĩ sâu sắc mà sự “muốn” và “không muốn” bản năng và có chừng mực ở loài vật được “đặc cách” lên trình độ “tham muốn” và chối bỏ đầy vị kỷ, không còn chừng mực nữa ở loài người. Mặt khác, lịch sử đã chỉ ra rằng bộ não biết suy nghĩ sâu sắc cũng tất yếu hướng con người đến sự sáng tạo và ngày càng tích cực sáng tạo để trước hết là chủ động thích nghi và sau đó là để đáp ứng cái nhu cầu vật chất ngày một nhiều cho đời sống của nó. Chính vì thế mà có thể thấy trong suốt quá trình người hóa, sự tăng trưởng số lượng của dòng họ người có một đặc điểm là loài xuất hiện sau (tiến hóa hơn) bao giờ cũng đạt mức đông đảo hơn, thậm chí là gấp bội phần so với loài xuất hiện trước ( kém tiến hóa hơn). Lẽ đương nhiên là sự tăng trưởng số lượng lạm phát cộng thêm với những đòi hỏi vật chất ngày càng nhiều nhằm đáp ứng cuộc sống có tính mù quáng (chưa cần kể đến tác động kích hoạt có tính đột ngột của thiên tai), cũng làm cho loài người phải đối mặt với những đợt đói kém ngày càng gay gắt, và cũng đương nhiên, tình hình đó đòi hỏi phải được giải quyết. Vào khoảng thời gian thuở ban đầu, ở những đợt đói kém xuất hiện có tính đột ngột và hoành hành dữ dội, có thể xuất hiện sự chết đói hàng loạt, sự cạnh tranh xâu xé nhau giữa nhóm người này với nhóm người khác, nhưng đó chí là những biện pháp chẳng đặng đừng, cực đoan, thụ động, không triệt để của tự nhiên. Cách giải quyết rốt ráo và triệt để hơn đối với nạn đói kém, ở loài người, về cơ bản, không khác ở loài vật, cũng là theo hai hướng: mở rộng hơn nữa chủng loại thức ăn và lan tỏa dân cư, mở rộng môi trường sống. Trong hai hướng ấy thì hướng mở rộng chủng loại thức ăn đòi hỏi phải có thời gian thích nghi cũng như yêu cầu gắt gao hơn về mặt tiến hóa và hơn nữa, mức độ hạn định cũng eo hẹp hơn, do đó, hướng mở rộng môi trường sống mặc nhiên được ưu tiên lựa chọn. Chính bộ não biết tư duy và chủ động sáng tạo đã làm nên nét đặc thù của quá trình mở rộng môi trường sống ở loài người, đó là hiện tượng lan tỏa dân cư có tính tích cực, ngày càng có ý thức, càng về sau càng mau chóng thích nghi với môi trường sống mới mà không nhất thiết phải chờ đến sự chuyển biến hình thể, sức vóc theo con đường tiến hóa, bên cạnh đó, hiện tượng tích cực giữ gìn, bảo tồn, tái tạo khôi phục nguồn thức ăn, tìm cách làm cho nguồn thức ăn tăng trưởng lực lượng, ngày càng lộ diện và dần dần trở nên nổi trội. Nét đặc thù của sự lan tỏa dân cư ở loài người còn thể hiện ở chỗ nó có tính bùng phát, nhanh chóng chiếm lĩnh mọi khu vực, mọi ngóc ngách lãnh thổ, chỉ trừ những khu vực mà trình độ và khả năng sáng tạo của loài người chưa thể khắc chế, chinh phục được về mặt thích nghi.
Môi trường thiên nhiên ở Trái Đất, đối với thế giới sinh vật là có giới hạn nên môi trường sống cũng phải có giới hạn và do đó quá trình lan tỏa dân cư mở rộng môi trường sống của loài người rồi cũng phải đến lúc chậm dần và dừng lại. Chính quá trình này buộc loài người ra sức sáng tạo theo hướng bảo tồn, tái tạo để không những ổn định nguồn thức ăn tại chỗ mà còn làm cho nó phải tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu thức ăn ngày một tăng, và như vậy, dù có là bắt chước thiên nhiên, thì coi như loài người đã sáng tạo ra một cách giải quyết căn cơ nạn đói ăn và ngày nay trở thành phương thức làm ăn chủ yếu, có tính quyết định đến sự sống còn của loài người, đó là trồng trọt và chăn nuôi.
Dù sao thì khi mà môi trường sống coi như đã được mở rộng đến hết khả năng, khi mà tốc độ tăng trưởng dân cư mù quáng còn chưa được kiểm soát, khi mà sự tăng lên về mức độ của nhu cầu tiêu dùng (tất nhiên là kèm theo cả sự lãng phí) chưa được phát hiện và kìm hãm một cách có ý thức, thì không có cách thức căn cơ nào thực sự hữu hiện nào có thể ngăn chặn hữu hiệu nạn nghèo đói. Nhất là những khi còn phải chịu sự tác động bất lợi mạnh mẽ và kéo dài của thiên tai, thì mức độ nghèo đói sẽ trở nên thảm trạng. Chắc chắn rằng, lịch sử của quá trình người hóa là gồm những giai đoạn sung túc, thịnh vượng, nghèo đói và thảm trạng nghèo đói xen kẽ. Đặc trưng nổi bật của quá trình người hóa là làm xuất hiện bộ não biết suy nghĩ và suy nghĩ ngày một sâu sắc. Có thể nghĩ rằng những thời đoạn sung túc, thịnh vượng có tác dụng tạo ra cơ sở vật chất, thai nghén và những thời đoạn đói nghèo, thảm trạng đói nghèo kế tiếp có tác dụng tạo tiền đề và sinh ra bộ não hoàn thiện hơn về mặt tư duy, mà lần sinh sau hoàn thiện hơn lần sinh trước, và như vậy, cũng có thể nghĩ rằng loài người được sinh ra từ gian khổ, đói nghèo chứ không phải từ sung túc thịnh vượng.
Chính vì bộ não người đã được sinh ra từ gian khổ, đói nghèo và dần “lớn khôn” trong suốt quá trình người hóa thuận lợi xen lẫn với khó khăn, “sung sướng” xen lẫn với “đau khổ” như thế cho nên khi đã bắt đầu biết suy nghĩ sâu sắc, đã bắt đầu có hoạt động về mặt tinh thần ở mức cao độ, tích cực và mạnh mẽ vượt trội hơn hẳn bộ não con vật, thì cũng là lúc cái cảm giác bản tính cốt lõi “muốn” và “không muốn” ở loài vật chuyển biến lên cao độ thành cái cảm giác bản tính xen lẫn với ý thức “tham muốn” và “chối từ” đầy vị kỷ để từ đó mà thăng hoa lên, làm xuất hiện một hệ thống gọi là “tình cảm” thực sự sâu rộng với đầy đủ mọi sắc thái mà chỉ ở loài người mới có. Từ những cảm nhận sâu sắc có tính tương phản như: no -đói, ấm - lạnh, thỏa mãn - thèm muốn, khó chịu - dễ chịu… mà có được những cặp cảm nhận có tính tương phản ở mức độ cao hơn về mặt tình cảm như: vui - buồn, sung sướng - khổ đau, dạn dĩ - sợ hãi, bình thản - lo lắng…, để rồi qua đó, hình thành nên cặp tình cảm tương phản có tính ý thức cao nhất (nghĩa là cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ nhất của lý trí), luôn thường trực trong tâm hồn con người một cách sinh động, đó là yêu - ghét.
Khi mà tương xứng với khả năng và trình độ sáng tạo trong chủ động thích nghi của mình, loài người đã mở rộng môi trường sống ra “khắp nơi” cả bề rộng (bằng lan tỏa dân cư) lẫn bề sâu (bằng cách làm tăng lượng cung ứng thức ăn tại chỗ), nghĩa là ở tất cả các khu vực có thể sống được, đều được các bộ phận lực lượng người chiếm lĩnh, thì để giải quyết cái mâu thuẫn tăng cầu - giảm cung đã đạt đến mức gây ra tình trạng đói khổ có tính phổ biến thì tại những khu vực bị lâm vào trình trạng đó, loài người đã không còn cách nào khác ngoài cách chuyển hướng đấu tranh sinh tồn chủ yếu của mình vào nội bộ giống loài, làm xuất hiện cuộc cạnh tranh bằng bạo lực ngày một gay gắt, và khi sự đói khổ đã trở thành thảm trạng đối với sự sống còn thì cuộc cạnh tranh bằng bạo lực ấy sẽ đạt đến trình độ đấu tranh vũ trang khốc liệt gây nên sự giết chóc lẫn nhau giữa người với người một cách có ý thức. Đó là nguồn gốc tự nhiên và cũng là căn nguyên của chiến tranh.
Nhưng vì sao trong quá trình mở rộng chủng loại thức ăn, ở loài thú cũng vậy và ở loài người cũng vậy, không hướng đến sự ăn thịt đồng loại như một hiện tượng phổ biến, dù thịt đồng loại cũng đầy đủ dưỡng chất, dù làm như thế vừa giảm nhanh được số lượng cá thể giống loài, vừa có thêm được một nguồn thức ăn mới? Tại sao con người giết chóc lẫn nhau chỉ với mục đích đánh bại nhau, khuất phục nhau nhằm xâm lấn lãnh thổ của nhau, giành giật nguồn sống của nhau, chiếm đoạt thành quả lao động của nhau, mà không nhân thể ăn thịt nhau luôn cho “nhất cử lưỡng tiện”, và như vậy có “hay” hơn không? Tại vì ghê rợn quá chăng? Tạm cứ cho là như thế đi, thì từ đâu lại có sự ghê rợn đó? Từ lối sống đạo đức chăng? Nhưng ở loài thú đâu có cảm giác ghê rợn mà sao chúng cũng không ăn thịt lẫn nhau trong nội bộ đồng loại? Hay là có cái gọi là ghê rợn bản năng? Bản năng nào lại không xuất phát từ tự nhiên?... Ở loài chó, một cách tự nhiên, không có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau. Nếu chúng có ăn thịt đồng loại thì chỉ trong những trường hợp đặc biệt nào đó, chẳng hạn có thể chúng ăn thịt đồng loại đã qua chế biến của con người và được con người “khích lệ”. Ở loài bọ ngựa, thường thì sau khi giao phối, con cái “xơi tái” luôn con đực. Nhưng hành động đó, dù có thể là do quá trình đấu tranh sinh tồn của loài bọ ngựa tạo ra, thì cũng không phải con cái vì đói, vì muốn bảo toàn mạng sống bản thân mà ăn, và con đực đâu phải là thức ăn thường xuyên của nó (?). Đặc biệt là con đực không hề chống cự lại, cứ “đứng đực” ra đó chờ chết như biết rằng không thể cưỡng lại được định mệnh (!). Ở loài người, dù rất cá biệt, rất hiếm hoi thì cũng không phải không có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau. Ngày xưa, có những bộ tộc người da đỏ ở Châu Mỹ có tục lệ ăn thịt tù binh. Nhưng hành động ăn thịt người đó hoàn toàn không phải là do sự đói khát đòi hỏi mà do một quan niệm tâm linh nào đó, do một hủ tục mê tín nào đó xúi giục, kích thích. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở Việt Nam, có những tên lính Việt Nam Cộng hòa (lính ngụy) man rợ đến mức bị người dân gọi là “ác ôn”, ăn gan uống máu những người kháng chiến chẳng may bị chúng bắt được. Nhưng hành động ăn thịt người đó cũng không phải vì đói khát mà chỉ vì muốn thỏa mãn những tình cảm trỗi dậy đến mức cao độ của mặt trái nhân tính, như: thích giết người, thích hành hạ đối phương chết dân mòn trong quằn quại, đau đớn, hận thù và đê hèn đến mức ăn gan, uống máu mới hả dạ… Như vậy sự ghê rợn không phải là nguyên nhân sâu xa mà có thể chỉ là một biểu hiện của cái nguyên nhân sâu xa ấy trong việc không làm xuất hiện một cách phổ biến hiện tượng ăn thịt đồng loại, đóng vai trò như một cách giải quyết nạn đói khát trong thế giới sinh vật. Chúng ta cho là cái nguyên nhân sâu xa ấy phải mang tính tự nhiên và đoán rằng, trong những trường hợp hãn hữu, ngoại lệ hay đặc biệt cấp bách nào đó, mà cũng chỉ rất tạm thời thôi, có thể ăn thịt đồng loại để thoát khỏi chết đói, nhưng dùng thịt đồng loại như thức ăn thường xuyên nhằm duy trì sự sống thì không thể. Trong thế giới sinh vật, quá trình mở rộng chủng loại thức ăn ở một giống loài bất kỳ đều phải đi đôi với sự tiến hóa nhưng có điều kiện và có mức độ chứ không thể tùy tiện và vô hạn định. Loài trâu, bò, ngựa không thể có thêm chủng loại thức ăn là thịt của loài hổ, báo được và ngược lại, loài hổ, báo không thể có thêm chủng loại thức ăn là cỏ, rơm được. Loài bọ hung sống được là nhờ vào phân của nhưng loài động vật khác. Nhưng những loài động vật ấy không thể ăn phân do bản thân chúng thải ra để duy trì sự sống được. Loài người năng động sáng tạo nhất thế giới trong việc tìm kiếm chủng loại thức ăn mới và trong thực tế đã có thể ăn được hầu hết các giống loài sinh vật thì vẫn không thể ăn sỏi đá để duy trì sống còn được (tuy nhiên nếu xét đến cả những nhu cầu tiêu dùng phi lương thực thực phẩm thì coi như nó “ăn” được ráo trọi mọi thứ mà Trái Đất này có, kể cả thịt đồng loại và phân của bản thân nó!). Tương tự như thế, chắc rằng tự nhiên đã cấm quá trình mở rộng nguồn thức ăn cũng như chủng loại thức ăn tiến triển theo hướng ăn thịt đồng loại để duy trì sự sống còn. Thể hiện của sự cấm ấy có thể là khi ăn thịt đồng loại, cơ thể không thể tiêu hóa được, gây ói mửa, dị ứng khói chịu, thậm chí về lâu dài còn là một tác nhân gây ra bệnh tật đe dọa đến sinh mạng, và tất cả những tác động ấy tạo nên một phản xạ “rất không muốn”, hay tạm gọi là “ghê sợ bản năng” ở loài vật mà ở loài người thì thăng hoa lên không những thành “ghét chê” mà còn thành “ghê tởm”, “rùng rợn”. Nói thêm rằng một trong những hiện tượng làm con người ghê tởm nhất là sự loạn luân (cha mẹ làm tình với con cái). Ở giới động vật, nếu đối với việc làm giảm số lượng của một giống loài và tăng lượng thức ăn, tự nhiên đã không cho phép giải quyết theo hướng ăn thịt đồng loại, thì đối với việc làm tăng trưởng số lượng cá thể, tự nhiên cũng không cho phép giải quyết theo hướng giao phối trực hệ (tức loạn luân), và cả hai hướng ấy đều vi phạm vào cái gọi là “đạo lý sinh tồn”. Trong thực tế, tự nhiên đã thể hiện sự không cho phép ấy bằng cách thiết lập một cơ chế sinh học gồm hai bộ phận gọi là cơ chế tránh ăn thịt đồng loại và cơ chế tránh loạn luân. Cơ chế tránh loạn luân hoạt động thực sự có hiệu quả ở động vật bậc thấp, và dù không rõ nét thì tính hiệu quả của cơ chế ấy cũng có xu thế giảm dần theo sự tiến hóa của hệ thần kinh làm xuất hiện bộ não biết tư duy trừu tượng. Ở loài linh trưởng, dù hiện tượng loạn luân chỉ là hãn hữu thì rõ ràng là cơ chế tránh loạn luân đã bị vi phạm, và ở loài người dù loạn luân vẫn không phải là hiện tượng phổ biến, dù trong tâm trí của đại đa số con người vẫn có cảm giác ghê tởm, thì vẫn thấy nó xuất hiện lác đác ở khắp nơi, vi phạm có phần “trắng trợn” cái cơ chế tự nhiên ấy, đến nỗi nhiều cộng đồng xã hội phải củng cố cơ chế ấy bằng ý chí, nêu rõ trong pháp luật. Hình như ở loài người, cơ chế sinh học tránh loạn luân bằng bản năng đã bị giảm tác dụng đi nhiều, và có như thế là vì tính hạn chế về khả năng cũng như tính định hướng của sự tiến hóa qui định (đã gọi là hoàn toàn đầy đủ thì phải có cả thiếu thốn, đã gọi là hoàn hảo thì cũng phải gồm cả khiếm khuyết. Thượng Đế toàn thiện toàn năng đến mấy đi nữa thì cũng không bao giờ hiện hữu ra được, vì thế Ngài hiện lên với bất cứ hình dạng nào khác thì lập tức trở nên tầm thường, thậm chí là quái dị!).
Nhờ có định hướng tiến hóa mà xuất hiện muôn loài. Nhưng hướng tiến hóa nào trong giới động vật cũng đều có xu thế cải thiện hệ thần kinh, tăng cường chức năng cảm giác theo cách nào đó, đồng thời trên cơ sở sẵn có mà chuyển biến cấu tạo cơ thể theo cách phù hợp với lối sống của giống loài, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của môi trường sống, nhằm mục đích sống còn trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Có thể thấy hướng tiến hóa làm xuất hiện loài hổ, báo là tăng cường, tinh nhạy hóa các giác quan giúp chúng dễ dàng phát hiện con mồi, chọn tình huống thuận lợi, giúp các bộ phận cơ thể phối hợp động tác nhịp nhàng và chính xác với nhau trong việc truy đuổi, rình, vồ con mồi, đồng thời tăng cường sự sắc bén của móng vuốt, sự chắc khỏe của hàm răng, sự linh động, uyển chuyển nhưng mạnh mẽ cơ bắp của cơ thể. Đối với loài hổ, báo, chỉ cần như thế là đã đủ để cho chúng có thể sống còn trong thiên nhiên hoang dã. Sở hữu một bộ não biết suy nghĩ, đối với chúng là không cần thiết, thừa, có khi còn bất lợi, làm “rối trí” cho hoạt động sống của chúng mà thôi. Do bắt đầu tiến hóa từ loài thủy tổ có lối sống chủ yếu ở trên cây và ăn hoa quả, sâu bọ, nên khi chuyển qua môi trường sống duyên hải có địa hình đa tạp, định hướng tiến hóa về cấu tạo sinh học cơ thể trên nền tảng cơ thể sẵn đã linh hoạt trong việc leo trèo, đu cành và hai chi trước tương đối được giải phóng khi di chuyển, biết cầm nắm, hái lượm, là đi thẳng bằng hai chi sau, giải phóng hơn nữa hai chi trước, cân đối lại cơ thể thành nhân dạng. Như vậy, trong thời kỳ đầu của quá trình người hóa, sự chuyển biến hình dạng, sức vóc theo hướng nhân dạng không phải vì mục đích tăng cường hiệu quả săn bắt mồi mà chỉ vì mục đích thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh cũng như địa hình địa vật của môi trường mới, không những phải xoay sở linh hoạt, chạy nhảy nhanh mà còn phải bơi lặn giỏi nữa trong quá trình hái lượm thức ăn hoặc trốn tránh các loài mãnh thú ăn thịt. Đến khi phải mở rộng chủng loại thức ăn đến những loài động vật to khỏe hoặc nhanh nhẹn cả ở dưới nước lẫn trên cạn thì “té ra” sự tiến hóa ấy của sức vóc hình thể rõ ràng là bất lợi, nếu ở trên cạn thì kém xa loài hổ, báo, nếu ở dưới nước thì thua xa loài cá mập. Trước thử thách có tính sống còn đó, chỉ còn cách duy nhất là ưu tiên định hướng tiến hóa làm xuất hiện bộ não biết suy nghĩ. Khi con vật được tự nhiên ban cho bộ não biết tư duy thì nó hóa thành con người và loài người, do biết chủ động tích cực sáng tạo trong hoạt động sống, nên cũng mau chóng thích nghi với sự biến thái tương đối của môi trường và đồng thời trở thành loài chiếm ưu thế hơn hẳn đối với muôn loài trong đấu tranh sinh tồn, phát triển thành một lực lượng động vật hết sức đông đảo, có mặt ở hầu như khắp những nơi trên Trái Đất mà sự sống có thể tồn tại được.
Như đã nói thì khả năng tiến hóa là có hạn, không thể vô hạn độ được. Loài người sở hữu được một bộ não biết suy nghĩ và năng động sáng tạo thì mức độ tinh nhạy của nhiều cảm giác bản năng của cơ chế cảnh báo sinh học vô thức, trong đó có cơ chế tránh loạn luân, bị giảm đi đáng kể (do có thể là không cần thiết nữa hoặc cũng có thể là do bị những cảm giác đã trở nên thái quá, có ý thức - gọi là tình cảm, chi phối, lấn át).
Điều đáng ngạc nhiên là cho đến tận ngày nay, loài người chỉ mới thấy được mặt phải tích cực, sáng suốt mà chưa nhận chân được tỏ tường, thấu đáo mặt trái tiêu cực, mù quáng trong hoạt động tinh thần của bộ não biết tư duy sáng tạo. Chính bộ não biết suy nghĩ sâu sắc đã làm xuất hiện ở con người một thứ cảm giác gọi là tình cảm. Từ “muốn” - “không muốn” bản năng có tính chừng mực, não người đã kích hoạt lên thành “tham muốn” - “chối từ” hữu thức có tính vô độ, đầy vị kỷ và qua đó mà cũng thể hiện một mối quan hệ tình cảm có nhiều cung bậc cao thấp khác nhau là “yêu” - “ghét”. Hoàn toàn tự nhiên và trong những lúc bình thường thì một con người bao giờ cũng yêu thương bản thân mình nhất, rồi mới thương đến người thân, gần gũi với mình, sau đó mới đến người ở xa và cuối cùng mới yêu (hoặc không ghét) đồng loại. Mức độ của tình yêu ấy có xu thế giảm dần từ gần đến xa và chuyển biến thành “ghét” ở mức độ khác nhau đối với những kẻ ghét mình, làm hại đến cuộc sống của bản thân mình cũng như cuộc sống người thân của mình.
Khi loài người đã mở rộng môi trường sống cả bề rộng lẫn bề sâu đến hết khả năng sáng tạo đang có của nó thì trong khi “chờ đợi” những sáng tạo có tính đột phá tiếp theo, để giải quyết cấp bách nhu cầu tiêu dùng mà tối cần thiết là lương thực, thực phẩm ngày một tăng cao, chủ yếu là do tăng trưởng số lượng dân cư trong khi lượng cung ứng cho tiêu dùng không tăng, thậm chí là còn giảm do thiên tai, loài người đã không còn cách nào khác là “sáng tạo” ra một cuộc đấu tranh sinh tồn bằng bạo lực, có công cụ hỗ trợ gọi là “vũ khí”, ngày một khốc liệt bởi có ý thức giết chóc nhau hàng loạt, gọi là đấu tranh vũ trang hay chiến tranh, trong nội bộ của nó. Có thể nói, nguồn gốc sâu xa của chiến tranh là đấu tranh sinh tồn trong thế giới sinh vật và chiến tranh cũng chính là một bộ phận, có hình thức cực đoan nhất của đấu tranh sinh tồn. Do có sự chênh lệch về mức sống giữa các nhóm người, về mật độ dân số cũng như lượng nguồn lương thực thực phẩm giữa các khu vực dân cư và nhất là tính cấp bách đòi hỏi phải sống còn mà làm xuất hiện hiện tượng lan tỏa dân cư có tính chất xâm nhập, lấn chiếm từ khu vực này đến khu vực khác, hiện tượng bộ phận người này tìm cách chiếm đoạt nguồn sống và thành quả lao động của bộ phận người khác, dẫn đến các hiện tượng ngăn chặn, chống trả đánh đuổi, và để giành được ưu thế, để thắng được mà chiếm đoạt được hay chống giữ được thì tất yếu phải hướng đến tăng cường lực lượng, sử dụng vũ khí để giết chóc đối tượng một cách có ý chí.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét