TT&HĐ V - 44/i
Những người thợ săn cổ xưa nhất thế giới - bộ tộc Il Toboro - Thế giới đó đây
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
Gorky
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng
mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể
gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
CHƯƠNG V (XXXXVI): CHIÊM BÁI
“Bằng
cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu
nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu,
thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối
đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi
nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà
còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học,
mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.
“Cái
huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui
luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với
chúng ta”.
Max Planck
Albert Einstein
Albert Einstein
(Tiếp theo)
Rõ
ràng, cư dân của nền văn hóa Hòa Bình đã chọn rau, củ, quả hạt làm
nguồn thức ăn chủ lực để ăn và phục vụ chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, sự
tăng trưởng dân cư tuyệt đối và tỉ đối do tự phát, do qui luật mùa màng
và do cả ảnh hưởng của thiên tai mà vào thời kỳ đầu mới phát hiện lúa
nước có thể làm lương thực được, đời sống của cư dân Hòa Bình lúc đó còn
bấp bênh thường bị sự đói ăn đe dọa, chỉ có thể bán định cư và do đó mà
không thể tập trung sống quây quần thành một xã hội đông đảo được. Dù
điều kiện đất đai và trình độ canh tác đã mở ra khả năng thu hoạch đại
trà hạt lúa nước thì cũng chẳng giải quyết được gì ngoài một phần nhỏ
dùng nuôi gia súc. Để có thể định cư được lâu dài và đồng thời giải
quyết căn cơ nạn thiếu lương thực, thực phẩm thì chỉ còn cách lấy hạt
lúa làm lương thực chủ lực, vừa đủ ăn vừa có thể tích trữ ăn dần chờ thu
hoạch mùa sau nhờ khả năng cung ứng lớn lao tiềm tàng của nó. Nhưng
không thể ăn hạt lúa trực tiếp được và muốn ăn nó, nhất là ăn cho no,
không phải dễ: phải làm sao tách bóc vỏ hạt lúa với một số lượng thực sự
nhiều theo cách nào đó hàng loạt để nhanh chóng có được một lượng gạo
cần thiết. Trước cái đòi hỏi có tính quyết định đó, bộ não sáng tạo của
người Việt nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình đã dẫn họ đến một chế tác
tuyệt vời, đó là cái cối đá và cái chày gỗ. Khi sử dụng kết hợp chúng
với nhau (chày gỗ giã vào lòng cối đá) thì lượng thóc trong đó nhanh
chóng bị bóc tách vỏ và sau khi lược, sàng vỏ thóc đi thì có được gạo
(có thể là ở hình thức gần như bột gạo. Và chỉ sau này, khi đã xuất hiện
cối xay gạo hoặc bàn chà bằng đá thì mới có được lượng gạo là gồm những
hạt gạo nguyên).
Khi
đã có chày cối giã thóc lấy gạo thì coi như người Việt nguyên thủy của
nền văn minh Hòa Bình đã tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại cho mình và
sau này là cho cả nhân loại trong trồng trọt, trong việc giải quyết vấn
đề cung ứng lương thực. Có thể sự xuất hiện chày cối xảy ra vào nửa cuối
thời kỳ tồn tại của nền văn minh Hòa Bình, khoảng 7-8 ngàn năm cách
nay, rồi sau đó mới có bàn chà đá và sau nữa là cối xay đá.
Chúng
ta cho rằng chính chày cối giã (hoặc cũng có thể dùng để nghiền) lúa đã
làm cho đời sống người tiền sử Hòa Bình biến chuyển nhanh chóng từ du
cư chủ yếu sang định cư là chủ yếu, có khả năng thu hẹp địa bàn hoạt
động để sống theo từng nhóm đông đảo có tính quần cư xã hội, sung túc
hơn nhiều và tạo nên một hình thái xã hội kiểu cộng đồng dù còn sơ khai,
và rất thịnh vượng. Chính trong giai đoạn thịnh vượng và an bình kiểu
cộng đồng này, dạng sơ khai của hội lễ phồn thực nhằm tôn vinh cuộc
sống, ngợi ca sự tồn sinh và an lạc với hai biểu tượng linga - yôni đã
ra đời. Tuy nhiên linga và yôni ở đây không phải là biểu tượng của dương
vật và âm vật mà là biểu tượng của cái chày và cái cối. Biết đâu chừng
những khúc xương thời Đồng Đậu mà các nhà khảo cổ cho là những linga,
đơn giản chỉ là những cái chày! Sau này, qua thời gian, cùng với nghề
trồng lúa, nó được truyền sang Ấn Độ và vì sự liên tưởng tương tự, nên
bị hiểu sai đi thành những biểu tượng cách điệu của dương vật và âm vật.
Sự thể có lẽ chỉ là như thế(!)…
Hình 9: Hình họa người giã gạo và thổi khèn trên trống đồng Đông Sơn (9)
Hình 1: Trống Ngọc Lũ và mặt trống (1)
Tiếp
thu được cái tinh thần tôn vinh cuộc sống, ca ngợi sự tồn sinh an lạc
(nhớ rằng đã từng có người Việt thường sang yết kiến, dâng chim trĩ cho
Chu Công và người đó chắc phải tài giỏi của nước Văn Lang ) và lấy
thuyết âm dương, lưỡng nghi, coi âm và dương là hai thế lực tạo ra mọi
diễn biến trong tự nhiên, làm xuất phát điểm, Lão Tử thiên tài đã xây
dựng học thuyết triết học về tự nhiên - xã hội, tưởng là bí hiểm nhưng
hóa ra là quá sáng láng, tuyệt mỹ như một viên ngọc bích hầu như không
có tì vết. Tiêu biểu và cũng mang nội dung cốt lõi của học thuyết đó,
chính là cuốn Đạo Đức Kinh, một tuyệt tác triết học có một không hai
trên thế giới. Qua cuốn sách đó, người ta thấy hiện lên một Lão Tử, một
Đạo gia có một nhân cách đạo đức sáng ngời: dung dị, đĩnh đạc, khiêm
nhường, bình thản mà nồng nàn tình yêu thương đồng loại, nhất là đối với
đại chúng cần lao. Nếu luận giải đúng cách của cuốn Đạo Đức Kinh thì chỉ
cần thấm nhuần nó, học theo chỉ bảo của nó đã đủ để một con người trở
thành người nhân đức, một nhà chính trị được đại chúng tôn vinh, một nhà
quân sự được đại chúng ngưỡng mộ và một nhà lãnh đạo đất nước được đại
chúng kính yêu.
Quan
niệm về đạo đức, hay đức nhân của Lão Tử cũng lấy tình yêu thương con
người làm cơ sở, làm giềng mối, nhưng ông cho rằng nó có nguồn gốc từ tự
nhiên và lấy quan niệm về tự nhiên làm xuất phát điểm để bàn luận vấn
đề đạo đức cho nên nhiều người chưa thấy được tính xác đáng và nhất quán
trong lập trường tư tưởng của Đạo Gia về vấn đề này. Trong Đạo Đức Kinh
có viết:
“Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu.”
Vế sau được nhiều người hiểu khác nhau. Nguyễn Hiến Lê thì dịch:
“Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.”
Và hiểu: trị dân thì phải theo Đạo, nghĩa là theo tự nhiên, để cho dân phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.
Nhưng
theo chúng ta thì có lẽ nên thay “trăm họ” bằng giữ nguyên “bách tính”
và hiểu: Đạo không thị phi, chỉ làm ra này kia một cách tự nhiên thế
thôi; đã là thánh nhân thì cũng nên như thế, không nên chấp nê tính cách cá
nhân (như nóng, giận, tự ái…) hay những nhận thức khác nhau (về tự nhiên
- xã hội, nhân sinh) mà làm gì.
Cũng trong cuốn sách ấy, ở chỗ khác viết:
“Đạo
sinh ra vạn vật, đức bao bọc mỗi vật, vật chất khiến cho mỗi vật thành
hình, hoàn cảnh hoàn thành mỗi vật. Vì vậy mà vạn vật đều tôn đạo
và quí đức. Đạo sở dĩ được tôn sùng, đức sở dĩ được quí là vì đạo và đức
không can thiệp, chi phối vạn vật mà để vạn vật tự nhiên phát triển.
Đạo
sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dưỡng, nuôi lớn tới thành thục, che
chở vạn vật. Tuy sinh dưỡng vạn vật mà không chiếm cho mình, làm mà
không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà mình không làm chủ, như vậy
gọi là Đức Huyền Diệu.”
Như
vậy, Đạo sinh ra vạn vật một cách tự nhiên, chẳng thị phi gì, cứ thế
mặc, bao bọc nuôi dưỡng hoặc không bao bọc nuôi dưỡng, tùy ý. Nhưng khi
Đạo “quyết định” bao bọc nuôi dưỡng thì đó chính là Đức. Đức là một mặt
của Đạo nên nó cũng tự nhiên, nhưng khi một vật được sinh ra và được bao
bọc, nuôi dưỡng đến thành thục thì đối với bản thân nó, Đạo và Đức lại ở
trong vòng đánh giá thị phi của nó, và vì nó được sinh ra, lớn lên,
hiện hữu, góp mặt với thế giới hiện thực, được “sống” cho nên nó tôn
sùng Đạo, và quí Đức, và đối với con người thì Đức đó là Đức Huyền Diệu.
Chẳng hạn người mẹ sinh ra đứa con là do Đạo bày, thiên tính bao bọc và
nuôi dưỡng đứa con đó đến khôn lớn là do mặt phải (mặt tốt) của Đạo -
chính là Đức Huyền Diệu bày, tự nhiên thế thôi, nhưng đứa con khi lớn
lên, hiểu ra, sẽ tôn sùng mẹ, thương yêu mẹ, nghĩa là tôn sùng Đạo và
quí Đức.
Một
con người, nếu đã biết sùng Đạo và quí Đức thì cũng có nghĩa là đã biết
tự coi trọng bản thân sự sống của mình, thích sống hơn chết và do đó mà
lúc bình thường cũng ưu tiên cho mạng sống của mình, quí và yêu thương
đời mình nhất.
Qua
đó mà thấy Lão Tử đã phát hiện ra tính tự ái, vị kỷ tồn tại tự nhiên
trong mỗi con người. Chưa hết, ông còn phát hiện ra cái tham muốn danh
lợi bởi lý trí mù quáng của con người, và hơn nữa, ông còn khuyên đừng
chạy theo tham muốn danh lợi quá đáng trong đoạn viết sau đây (cũng
trong Đạo Đức Kinh):
“Danh tiếng với sinh mệnh cái nào quí? Sinh mệnh với của cải cái nào trọng? Được danh lợi mà mất sinh mệnh, cái nào hại?
Cho
nên, ham danh quá thì phải hao tổn nhiều, chứa của cải nhiều thì mất
mát nhiều. Biết thế nào là đủ thì không nhục, biết lúc nào nên ngừng thị
không nguy mà có thể sống lâu được.”
Lão
Tử phát hiện ra tính tự ái, ích kỷ cố hữu của con người nhưng bản thân
ông lại không tự ái, ích kỷ theo cách hiểu cực đoan, xấu xa. Đạo Đức
Kinh viết:
“Thánh
nhân không có thành kiến, lấy lòng thiên hạ làm lòng mình. Thánh nhân
tốt với người tốt, tốt với cả người không tốt, nhờ vậy mà mọi người đều
hóa ra tốt; tin người đáng tin mà tin cả người không đáng tin, nhờ vậy
mà mọi người đều hóa ra đáng tin.”
Đó
chính là điểm xuất phát của cái tư tưởng “lấy ân báo oán” và quan điểm
giáo huấn con người bằng sự tin yêu trong sáng, bằng tấm gương sống có
đạo đức của bản thân mình. Chúng ta cho rằng đây là một luận điểm hết
sức đúng đắn của Đạo Gia. Trong thực tế đời mình, chúng ta đã thấy được
điều ấy và nhất là trong lịch sử đấu tranh chống xâm lược của dân tộc
Việt, nó đã trở thành như một truyền thống nhân đạo trước quân xâm lược
bị đánh bại.
Tuy
nhiên, sự thực hiện hành vi đạo đức, giúp người của Lão Tử rất hồn
nhiên, theo kiểu cứ tự nhiên như không, không cương cường danh chính như
chủ trương của Khổng Tử, cũng không quên mình như Mặc Tử, vì theo ông:
“Người có đức cao thì không có ý cần đức, cho nên có đức; người có đức thấp thì có ý cần đức, cho nên không có đức.
Người
có đức cao thì vô vi (thuận theo tự nhiên) nên không (thấy) cố ý làm;
người có đức thấp cũng (cố) vô vi (để được cho là tự nguyện) nên (thấy)
cố ý làm (vì danh lợi).”
Điều
đặc biệt trong quan niệm đạo đức của Lão Tử là ghét giết chóc, ghét
chiến tranh, nhưng cũng chấp nhận chiến tranh. Bởi vì, cũng theo luật tự
nhiên, khi bị đe dọa tước đoạt nguồn sống, mạng sống và không còn đường
lùi thì chỉ còn cách chống cự lại đến cùng, do đó mà đành phải nghênh
chiến. Nhưng dù có nghênh chiến thì cũng phải trên tinh thần tôn trọng
sinh linh, nghĩa là không giết chóc bừa bãi, vô cớ và phải tỏ rõ lòng
nhân hậu khi thắng trận. Vì chúng ta đã bàn luận nhiều về chiến tranh
rồi nên ở đây chỉ trích lại một đoạn ngắn trong Đạo Đức Kinh:
“Vì
binh khí là vật bất tường (gây họa), ai cũng ghét cho nên người giữ đạo
không thích dùng nó (…), bất đắc dĩ phải dùng nó (…) thì điềm đạm,
tránh (cực đoan) là hơn cả. Thắng cũng không cho là hay, nếu cho là hay
tức là thích giết người (…). Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai
mà khóc; chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử.”
Khi
hiểu quan niệm về đạo đức của Lão Tử theo tinh thần như trên thì cũng
sẽ hiểu ngay những luận điệu thâm thúy về “vị ngã”, “khinh vật trọng
sinh” và “vô danh” của Dương Chu, một trong những bậc tiền bối của Đạo
Gia (và cũng có thể là chính Lão Tử).
Người
đời sau còn lưu câu nói nổi tiếng của Dương Chu: “Nhổ một sợi lông, lợi
cả thiên hạ cũng không làm”. “Lợi” ở đây có hai nghĩa: “làm lợi cho cả
thiên hạ” và “có được cả thiên hạ”.
Cho
đến tận ngày nay, không phải ai cũng hiểu thấu được ẩn ý của Dương Chu
trong câu nói đó. Mạnh Tử - một hiền triết Nho gia, nói có ý chê bai,
cho là Dương Chu đề cao lối sống hẹp hòi ích kỷ, chỉ biết có mình, chỉ
sống vì mình (vị ngã), và như vậy thì đâu phải là đức, thiện: “Dương Chu
chủ trương vì mình, nhổ một sợi lông mà lợi thiên hạ, không làm”.
Câu
nói của Dương Chu thực ra đã làm toát ra được một cách cô đọng nhưng
rất sắc nét cái tinh thần hành động bắt chước tự nhiên, tuân theo tự
nhiên của Đạo Gia. Rõ ràng chỉ cần cho đi một sợi lông mà cả thiên hạ
được lợi hoặc được cả thiên hạ là điều quá ư phi lý, chỉ là ảo tưởng,
không thể xảy ra trong hiện thực. Đã biết không thể làm ra được như thế
mà cứ làm thì thật là vô Đạo và hóa ra là kẻ ngớ ngẩn, ngu ngốc. Cứ giả
sử là làm được đi nữa thì việc nhổ đi một sợi lông của mình sẽ làm mình
đau, làm mất đi một phần cơ thể sống của mình như thế là phạm vào cái
tính tự nhiên: tự tôn trọng mình, tự bảo dưỡng cuộc sống của mình, và
hơn nữa, vì làm như thế là khiên cưỡng, cho nên cũng “thấy được” là cố ý
là (vì danh lợi), do đó mà cũng thất đức, vô đạo đức”.
Kể ra thì Dương Chu cũng đúng khi không thèm “chơi” cái trò nhổ lông để giúp thiên hạ hay để đổi lấy thiên hạ!
Dù
sao, cái quan niệm vị ngã của Dương Chu vẫn chỉ thị đến sự ích kỷ, hẹp
hòi và để tránh điều đó trong khi chưa nhận thức được mặt tác động tiêu
cực của qui luật tự nhiên xã hội, cũng như chưa thấy được hết và sâu sắc
mức độ tác động mãnh liệt, lớn lao, cả tích cực lẫn tiêu cực của lý trí
đến đời sống con người, ông đã phải đưa ra một luận giải có tính lý
tưởng hóa về nhân sinh hành vi trong hoạt động đạo đức. Trong Xung Hư
Chân Kinh, thiên Dương Chu, của Liệt Tử có viết lời Dương Chu:
“Người
xưa, mất một cái lông mà lợi cho thiên hạ thì cũng không chịu, mà có ai
đem cả thiên hạ phụng dưỡng thân mình thì cũng không nhận. Nếu mọi
người đều không muốn làm lợi cho thiên hạ thì thiên hạ sẽ bình trị”.
Nghĩa
là ai ai cũng chỉ lo cho cuộc sống của mình thôi, ai ai cũng không mưu
cầu danh lợi, thì xã hội sẽ an bình. Quả là lạ lùng, ai cũng vị kỷ thì
làm gì còn vị kỷ nữa, mà đã không còn vị kỷ thì vị nhân cũng không còn
nốt. Một xã hội mà toàn những con người như thế thì lạnh lùng quá, nhẫn
tâm quá, bị bao phủ bởi cái tình cảm yêu mình - ghét người, và như thế,
vô hình dung, té ra lại là không “tôn sùng Đạo và quí Đức”!
Chắc
ý Dương Chu không phải thế! Mà có lẽ thế này: sống thuận với lẽ trời là
“vô vi vô bất vi” mà tỏ rõ được cái đức tự nhiên là “bảo bọc, nuôi
dưỡng” sinh linh. Nhưng sức riêng ta không thể lo gồm được thì trước hết
phải ưu tiên tự lo cho ta. Ta sống theo bản tính tự nhiên nên “biết thế
nào là đủ” và chỉ cầu vừa đủ sống thôi. Sau đó, nếu đã sống vừa đủ rồi
mà cái “lo cho ta” còn dư thì đó không còn là của ta nữa và ta đem trả
lại cho thiên hạ để thiên hạ “bao bọc, nuôi dưỡng” những người đói khát,
nghèo khổ, chưa đủ tự lo đủ cho mình. Ta sống theo lối ấy là theo ý
trời, là do Đạo bảo thế chứ chưa hẳn là muốn thế (không muốn nhưng không
phải là không muốn mà muốn tất cả: sống lâu, an lạc!!!), và như thế, ta
cũng đâu có chủ đích làm phước, làm đức cho ai ngoài bản thân ta ra cả.
Vì không chủ đích làm cho nên vô vi, không cần đức nên ta có đức, ta
tốt với ta thì ta cũng tốt với người, ta yêu thân ta thì ta cũng yêu
thân người (một cách hoàn toàn tự nhiên, không hề giả dối). Nếu ai ai
cũng sống được như vậy, không cầu lợi cho mình cũng như không cầu lợi
cho thiên hạ thì thiên hạ thái bình…
Sau
đây chúng ta trích một vài đoạn nữa trong Xung Hư Chân Kinh, thấy rõ
hơn cái tinh thần vị ngã tưởng nhỏ mọn, nhẫn tâm nhưng thực ra hợp lý,
cao thượng và lồng lộng tính nhân văn.
“Dương Chu bảo:
(…)
Người thời thái cổ biết sống ở đời là tạm đến, biết chết là tạm đi, cho
nên tùy tâm mà động (làm theo lòng mình), không trái với sở thích
(luật) tự nhiên. Họ cứ thế vui sống và không từ bỏ cái tình ấy nên cái
danh không quyến rũ họ được. Vì họ sống theo bản tính nên không trái với
sở thích (xu thế vận động) của vạn vật.”
“Dương Chu bảo:
Người
ta có bản chất giống trời đất, cũng mang tính của ngũ hành, là loài tối
linh trong muôn vật. Ấy vậy mà móng tay và răng không đủ để tự vệ, da
thịt không đủ để che chở thân mình, chạy không đủ nhanh để trốn nguy,
lại không có lông để chế ngự nóng lạnh, buộc phải nhờ cậy vào vật để tự
nuôi sống bằng cách dùng trí chứ không thể ỷ vào sức. Cho nên cái quí
của trí là bảo tồn được thân ta làm quí, cái đáng khinh của sức ấy là
chiếm đoạt lấy vật làm khinh. Như thế, thân ta không phải của ta, nhưng
đã sinh ra rồi thì không thể không bảo tồn nó; vật không phải ta có,
nhưng đã có rồi thì không thể bỏ đi.
Thân
là của sự sống, vật là chủ của nguồn nuôi sự sống. tuy ta giữ được toàn
vẹn thân sống thì cũng không thể có (tư hữu) cái thân ấy được. Tuy ta
không bỏ vật thì cũng không thể có (tư hữu) cái vật ấy được. Có được cái
thân ấy, có được cái vật ấy, đó là sự tự tung tự tác một cách trái
ngang cái thân, cái vật của thiên hạ. Làm được như thế chỉ có thánh nhân
(vua chúa, đại vô đạo) họa chăng!
Coi
thân mình là chung với cái thân của thiên hạ, chung với cái vật của
thiên hạ, thì chỉ bậc chí nhân (đại nhân, đại trí) mới thực hiện được.
Và như thế chính là tột bậc của sự toàn thiện”.
“Dương Chu bảo:
Người
làm điều thiện không phải để cầu danh mà danh tự nó tới. Danh không hẹn
gì với lợi mà lợi theo nó. Lợi không hẹn gì với sự tranh giành mà sự
tranh giành cứ đến với nó. Vì vậy người quân tử phản thận trọng mà làm
điều thiện”.
“Dương Chu bảo:
Nhà
sang, áo đẹp, thức ăn ngon, vợ đẹp, có bốn thứ đó thì còn cần gì khác
nữa? Nếu còn cần thêm nữa là tham lam vô độ. Kẻ tham lam vô độ là loài
mọt của âm dương (trời đất)”.
Nói
tóm lại, ba học thuyết về đạo đức của ba trường phái Nho Gia, Mặc Gia
và Đạo Gia dù có đúng có sai với mức độ nhiều hay ít thì nhìn chung đều
lấy sự tôn trọng cuộc sống, tình yêu cuộc sống làm cơ sở xuất phát cho
lập luận và đều kêu gọi con người về tình yêu thương đồng loại, đừng
giết chóc nhau mà hãy làm việc thiện, được cho là tốt đẹp trong xã hội.
Đó chính là biểu hiện tính khách quan mà chúng hàm chứa, và như vậy sự
khác biệt giữa chúng với nhau là do sự lũng đoạn của nhận thức chủ quan ở
những người sáng lập nên chúng gây ra. Một cách tương đối, có thể cho
rằng Nho Gia là lập trường tư tưởng đại diện cho tầng lớp quí tộc, quan
lại tiến bộ trong triều đình, Mặc Gia là lập trường tư tưởng đại diện
cho tầng lớp khá giả, giàu có chính đáng trong xã hội và cuối cùng, Đạo
Gia là lập trường tư tưởng đại diện cho Đại chúng cần lao. Có lẽ cũng vì
thế mà học thuyết về đạo đức của Đạo Gia, so với hai học thuyết về đạo
đức kia, là đúng nhất, có tính hiện thực nhất.
Đến
đây, chúng ta tự hỏi: vậy thì loài người có bao giờ được sống trong cái
xã hội có viễn cảnh mà Mặc Tử đã mường tượng ra, hoặc có tính hiện thực
hơn, do Dương Chu mường tượng ra, cùng với sự loại trừ vĩnh viễn chiến
tranh, loại trừ vĩnh viễn những cuộc giết chóc lẫn nhau nhằm tranh đoạt
nguồn sống của nhau, không? Chúng ta trả lời ngắn gọn thế này: có thể,
nhưng cũng còn tùy!
Đã
là con người thì phải có “cái tôi” thị phi. Vì có “cái tôi” thị phi nên
con người không thể giũ bỏ được sự vị kỷ, tự tôn. “Cái tôi” đó chính là
bộ não biết tư duy trừu tượng. Bộ não biết tư duy trừu tượng làm cho
con người có được một tình cảm sâu sắc về mọi mặt của đời sống và thông
qua trải nghiệm mà nó cảm nhận được thế nào là đau đớn, cực khổ, thế nào
là vui sướng, cực lạc, cũng như đời người đáng quí và quan trọng ở chỗ
nào, để rồi thay cho sự “muốn sống” bản năng, có chừng mực ở con vật là
sự tham sống sợ chết và thèm muốn được hưởng nhiều khoái lạc, ngự trị ở
mỗi con người. Cái bản năng “pha lẫn” lý trí đó, tùy thuộc vào mức độ mù
quáng hay lệch lạc của lý trí mà làm cho mức độ vị kỷ, tự tôn ở mỗi con
người, và cũng tùy lúc thể hiện của ý chí, có sự khác biệt nhau, nhưng
thông thường thì ai cũng ưu tiên lo toan cho đời sống của bản thân mình
trước, nghĩa là coi trọng và yêu thương bản thân mình nhất (nhớ rằng,
chính cuộc đấu tranh sinh tồn làm nảy nở ra sự yêu, ghét). Chính tình
yêu vị kỷ, vừa là bản năng, vừa là do lý trí hối thúc đó cùng với sự suy
nghĩ và cảm nghiệm mà sau đó, con người còn biết yêu thương và lo toan
cho người khác nữa theo những mức độ khác nhau ở mỗi con người, cả giữa
người này với người khác, và cũng tùy lúc, tùy mức độ tác động của ý
chí, nhưng thông thường thì giảm dần từ thân đến sơ, từ gần đến xa, càng
sơ, xa càng mờ nhạt và thậm chí là không yêu không ghét. Nghĩa là, con
người nào, thông thường cũng yêu mình và yêu người tùy mức độ và tùy
lúc. Hay nói cách khác, đã là con người thì ai cũng luôn yêu thương mình
và “mình” ở đây được mở rộng có mức độ, tùy lúc và tùy
vào mỗi con người mà có thể hiểu là: gia đình mình, dòng học mình, dân
tộc mình…, hoặc: nhà mình, làng xóm mình, quê hương mình, tổ quốc mình…
Trong
dân gian Việt Nam vẫn tồn tại câu nói “giúp đói chứ không giúp nghèo”,
hay "giúp ngặt chứ không ai giúp nghèo” (nghĩa là giúp người gặp khó
thoát khỏi cơn bĩ cực chứ biết thế nào là nghèo mà giúp). Ngẫm kỹ, thấy
ông cha ta thật chí lý!).
Không
có ghét thì làm sao có yêu? Cho nên khi đã yêu thì con người cũng biết
ghét: ghét những cái gì, những kẻ nào đe dọa, làm phương hại đến sự sống
của “mình” (“mình” ở đây cũng có thể là dân tộc, tổ quốc). Ghét là
tương phản của yêu nên yêu có nhiều cung bậc thì ghét cũng có nhiều cung
bậc: từ chê bai, khinh bỉ cho đến căm thù và thậm chí là hận thù truyền
kiếp.
Có
thể thấy, suy cho cùng thì chính tự nhiên chứ không phải cái gì khác
thiết lập nên cơ chế yêu mình rồi yêu người ở mỗi con người, và đó chính
là biểu hiện cái cơ chế tránh giết chóc lẫn nhau ở loài người. Tuy
nhiên, nếu cơ chế tránh giết chóc đồng loại ở loài vật có tính nghiêm
ngặt bao nhiêu thì ở loài người lại lỏng lẻo bấy nhiêu.
Tính
hạn định về qui mô cũng như tính thường xuyên biến đổi có chu kỳ và đột
biến không theo chu kỳ của môi trường thiên nhiên cùng với qui luật
tăng trưởng lạm phát về số lượng ở các giống loài sinh vật chính là hai
yếu tố cơ bản làm xuất hiện đủ mọi chuyện như: có sống thì có chết, có
no đủ thì có đói khát, có sinh thì có diệt, gây ra “hỉ, nộ, ái, ố” trong
thế giới sinh vật. Ở loài vật, sự “hỉ, nộ, ái, ố” nói chung chỉ biểu
hiện một cách mờ nhạt, còn ở loài người thì sự biểu hiện đó trở nên rõ
ràng, đậm nét. Có như thế là bởi vì loài vật chỉ “muốn” có chừng mực còn
loài người thì “muốn” đến vô chừng vô mực. Dẫn đến, nói nôm na, loài
vật có hành vi nào thì loài người có hành vi đó, nhưng khi ở loài vật,
hành vi chỉ đến mức độ “đủ dùng”, thì ở loài người, hành vi được kích
hoạt đến mức độ cực đoan.
Loài
người, thuở đầu tiên, tích cực lao động và sáng tạo là nhằm chống lại
đói khát, thiếu thốn, muốn no đủ và an nhàn. Khi đã no đủ và an nhàn rồi
thì vì đã có tình cảm sâu sắc, có cái gọi là cảm giác tinh thần sâu nặng được thiết lập do quá trình đấu tranh sinh tồn lâu dài trong thiên nhiên và cả trong xã hội, loài người lại muốn sống sao cho thoải mái hơn nữa, sung sướng hơn
nữa, thế là sự sáng tạo cũng hướng vào tiêu dùng để nhằm cải thiện, nâng
cao hơn chất lượng cuộc sống cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, đồng
thời bản thân sự tiêu dùng cũng tăng lên về qui mô. Sự tiêu dùng tăng
lên tác động trở lại, kích thích lao động sáng tạo tích cực hơn nữa để
lúc này, không những chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, mà còn
để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm đã tăng lên.
Quá trình đó lặp đi lặp lại một cách “lẩn quẩn” và bị cái “muốn” mù
quáng ở loài người “động viên, xúi giục” mà ngày một “phát phì”: tổng
các nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân đã thành thói quen và tổng
nhu cầu tiêu dùng dành cho lao động sáng tạo, “đồ sộ” lên mãi đến cực
đoan. Trong khi đó, do bị tác động bởi tính hạn định khách quan và cả
chủ quan mà khả năng cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong lao động sáng
tạo (trong sản xuất) cũng có tính hạn định, luôn bị sự thiếu hụt đe dọa,
do đó mà cũng xuất hiện nạn khan hiếm và liền với nó là nạn tranh giành
tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn nhân lực. Tình hình đó sẽ trở nên
trầm trọng thêm khi gặp phải thiên tai và đồng thời cũng tất yếu làm
xuất hiện sự giàu nghèo trong xã hội: kẻ giàu, người nghèo, khu vực này
giàu hơn khu vực kia, nước này nghèo hơn nước kia…
Bên
trong cái tiến trình “phát phì” trường kỳ đó, chính lao động sáng tạo
đã làm cho hiện tượng đầu lĩnh trong bầy đàn ở loài vật trở nên rõ ràng
hơn ở loài người để từ đó mà xuất hiện bộ phận lãnh đạo của một tập thể
người đông đảo hơn nào đó có vai trò chỉ huy, điều hành tập thể đó trong
hoạt động sống nhằm tăng cường khả năng sống còn và muốn thế, nó phải
được đảm bảo có một quyền lực nhất định. Qua đó mà thấy sự phân định
lãnh thổ và sự xuất hiện các hình thức lãnh đạo có quyền lực và điển
hình là nhà nước pháp quyền trong xã hội loài người là một tất yếu lịch
sử.
Khi
một con người được tập thể hay xã hội trao cho một trọng trách nào đó
thì nó cũng có một quyền lực nhất định. Cái quyền lực đó mở ra cho con
người đó khả năng có lợi thế hơn người trong mưu sinh, trong việc đáp
ứng cái “muốn” được hưởng lạc nhiều hơn nữa, đang nung nấu khôn nguôi
trong lòng nó, thôi thúc nó làm điều bất chính, và khi mặt phải nhân
tính không còn kiềm chế nổi cái “muốn” đã biến thành “gã thèm khát khổng
lồ” thì nó bắt đầu mưu mô chiếm đoạt của cải vật chất (mà nó không thể
làm ra được một cách lương thiện, chân chính trong xã hội) bằng cách
tham nhũng ăn gian, ăn hối lộ, thậm chí là chiếm đoạt công khai, trắng
trợn nhờ vào quyền lực, vây cánh mà nó đang lợi dụng.
Hiện
tượng phân định giàu - nghèo, phân định quyền lực trong đời sống xã hội
đã làm cho cái “muốn” của mỗi con người vốn dĩ đã cực đoan càng cực
đoan hơn nữa đến độ thái quá thành nỗi tham muốn, thèm khát khuấy động
mạnh mẽ, và thường xuyên trong tâm trí con người, lũng đoạn cái tình yêu
thương vốn dĩ đã bị thiên vị của nó (yêu mình rồi mới yêu người, yêu
thân hơn sơ). Chính vì thế mà trong xã hội cũng xuất hiện sự phân định
tương đối thành hai loại người: hiền hơn và ác hơn, lương thiện và bất
lương. Tình hình đó làm giảm hiệu lực của cái cơ chế tránh giết chóc lẫn
nhau trong nội bộ loài người và mở ra khả năng chực chờ xâm hại nghiêm
trọng nó.
Lúc
bình thường, “yêu mình” đã được ưu tiên thì lúc tình hình xã hội căng
thẳng trong mưu sinh, “yêu mình” càng được chú trọng hơn nữa và trở
thành ưu tiên số một, tối thượng, thậm chí trở thành tình yêu duy nhất:
chỉ yêu mình thôi (hiện tượng mẹ nhường miếng ăn cho con để mình chết
đói là trường hợp đặc biệt, tương tự như thế là trường hợp xông vào làn
tên mũi đạn để bảo vệ gia đình, xét cho cùng thì đó là “mình hy sinh vì
sự sống của mình” và chỉ xảy ra khi bộ não đã bị kích thích đến cao độ).
Khi đã đạt đến trạng thái chỉ yêu mình thôi và đứng trước sự lựa chọn
giữa sống hay chết, còn hay mất thì “mình” sẵn sàng làm đủ mọi chuyện,
kể cả giết chóc người nếu có điều kiện.
Ở
loài người, thuở đầu tiên, mình đi đánh người, bức hại, giết chóc người
chỉ đơn giản nhằm cấp bách giải quyết cái đói đe dọa sự sống của mình.
Sau, quen giết chóc người rồi thì thành như một cách thức kiếm ăn được
sử dụng thường xuyên. Cuối cùng, mình đi giết chóc người không phải chỉ
vì đói nữa mà vì muốn chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên của người, thành
quả lao động của người và cả sức lao động của người để thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng của mình, thỏa mãn sự thèm khát giàu sang của mình, thỏa mãn
lòng tham vô độ lượng của mình và thậm chí, chỉ là để thỏa mãn cái sở
thích được đi chinh chiến của mình. Và như vậy, đối với mình lúc này,
cái cơ chế tránh giết chóc đồng loại ở loài người coi như hoàn toàn mất
tác dụng.
Thế chiến II chính thức nổ ra năm 1939 khi Đức quốc xã phát động cuộc
chiến chớp nhoáng với Ba Lan và nhanh chóng lan rộng ra toàn châu Âu,
khi Anh và Pháp tuyên chiến với Đức và Italy. Trong khi ấy, Mỹ vẫn đứng
ngoài cuộc và chỉ về phe đồng minh năm 1941 sau khi Nhật Bản bất ngờ tấn
công Trân Châu Cảng. Cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về phe đồng minh
và bom nguyên tử đã lần đầu tiên được sử dụng.
2. Hậu 11/9 (2001-2010) – 1,1 nghìn tỷ USD
Vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 đã dẫn đến sự phẫn nộ của cả thế giới. Mỹ đã nhanh chóng trả thù khi truy lùng al Qaeda và trùm khủng bố Osama bin Laden – những người bị cáo buộc đứng đằng sau vụ tấn công. Đồng thời, siêu cường thế giới cũng thực hiện cuộc chiến chống Iraq của Saddam Hussein năm 2006 với lý do nghi ngờ quốc gia này sản xuất vũ khí hạt nhân, mặc dù bằng chứng chưa bao giờ được tìm thấy.
3. Chiến tranh tại Việt Nam (1965-1975) - 738 tỷ USD
Đó là đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh và Mỹ có vẻ như không thể chấp nhận bất kỳ nhà nước Cộng sản nào tồn tại. Cuối cùng, đế quốc số 1 thời bấy giờ đã thua trong một cuộc chiến khó tin, cho dù họ đã khôn khéo rút bớt các lực lượng quân sự của mình trước khi thất bại hoàn toàn.
4. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) - 341 tỷ USD
Vào thời kỳ bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên chính là chiến trường đầu tiên. Hai miền của quốc gia này được chia đôi ở vĩ tuyến 38 với nửa phía bắc có sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc, trong khi phía nam đứng đằng sau bởi Mỹ và đồng minh. Trong giai đoạn cao trào của cuộc chiến, Tướng Douglas MacArthur thậm chí đã cân nhắc có nên sử dụng bom nguyên tử hay không.
5. Chiến tranh thế giới thứ I (1917-1921) - 334 tỷ USD
Trên thực tế, cuộc chiến này diễn ra từ năm 1914 nhưng Mỹ chỉ tham dự vào năm 1917. Trước đó, châu Âu chia làm hai phe gồm Anh, Pháp và các đồng minh, chống lại phe Đức, Bulgaria, Áo-Hung và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sau khi tàu của Đức bắn hạ tàu hành khách của Mỹ, quốc gia này đã kết thúc thời kỳ thu lợi khổng lồ từ giao dịch vũ khí cho cả hai bên mà về phe đồng minh.
6. Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991) - 102 tỷ USD
Iraq dưới thời Saddam Hussein đã xâm chiếm Kuwait năm 1990 với lý do đây là một phần lãnh thổ của quốc gia này thay vì nằm dưới quyền cai trị của Anh. Điều này đã de dọa nguồn cung dầu của phương Tây, đặc biệt là khi Hussein đe dọa cả Ả-rập Xê-út. Mỹ đã nhanh chóng đưa ra chiến dịch Lá chắn sa mạc nhằm ngăn Iraq tấn công Ả-rập Xê-út, sau đó chuyển thành Bão táp sa mạc với mục tiêu giải phóng Kuwait.
7. Nội chiến (1861-1865) - 79,7 tỷ USD
Đây là cuộc chiến giữa những người Mỹ khi các bang phản đối chế độ nô lệ chống lại các bang ủng hộ chế độ này. Mặc dù nó khiến xứ cờ hoa phải trả giá nặng nề, song đây là điều cần thiết để giải phóng những người Mỹ gốc Phi khỏi cuộc sống tăm tối.
8. Cuộc chiến Tây Ban Nha – Hoa Kỳ (1898-1899) - 9 tỷ USD
Khi Tây Ban Nha kiểm soát Cuba – vốn rất gần Florida, Mỹ đã yêu cầu nước này chuyển quyền kiểm soát cho mình và sự từ chối của quốc gia châu Âu đã dẫn đến cuộc chiến đầy tốn kém lúc bấy giờ. Đây cũng là khởi nguồn cho chính sách bành trướng của Mỹ, khi nước này vươn tay đến cả Puerto Rico, Guam và Philippines.
9. Cuộc cách mạng Mỹ (1775-1783) - 2,4 tỷ USD
Đó là cuộc chiến giữa 13 thuộc địa và Vương quốc Anh, khi những người Mỹ đòi hỏi sự bình đẳng cho mình. Sau tám năm, cuộc chiến kết thúc với Hiệp ước Paris năm 1783 và kể từ đó, Mỹ là một quốc gia độc lập.
10. Chiến tranh Mỹ - Mexico (1846-1849) – 2,37 tỷ USD
Hàng ngàn tỷ USD đã được chi cho các cuộc chiến vô nghĩa, trong khi số tiền này đủ để giải quyết triệt để nạn đói trên thế giới nhiều lần.
1. Chiến tranh thế giới thứ II (1941-1945) - 4,1 nghìn tỷ USD
2. Hậu 11/9 (2001-2010) – 1,1 nghìn tỷ USD
Vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 đã dẫn đến sự phẫn nộ của cả thế giới. Mỹ đã nhanh chóng trả thù khi truy lùng al Qaeda và trùm khủng bố Osama bin Laden – những người bị cáo buộc đứng đằng sau vụ tấn công. Đồng thời, siêu cường thế giới cũng thực hiện cuộc chiến chống Iraq của Saddam Hussein năm 2006 với lý do nghi ngờ quốc gia này sản xuất vũ khí hạt nhân, mặc dù bằng chứng chưa bao giờ được tìm thấy.
3. Chiến tranh tại Việt Nam (1965-1975) - 738 tỷ USD
Đó là đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh và Mỹ có vẻ như không thể chấp nhận bất kỳ nhà nước Cộng sản nào tồn tại. Cuối cùng, đế quốc số 1 thời bấy giờ đã thua trong một cuộc chiến khó tin, cho dù họ đã khôn khéo rút bớt các lực lượng quân sự của mình trước khi thất bại hoàn toàn.
4. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) - 341 tỷ USD
Vào thời kỳ bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên chính là chiến trường đầu tiên. Hai miền của quốc gia này được chia đôi ở vĩ tuyến 38 với nửa phía bắc có sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc, trong khi phía nam đứng đằng sau bởi Mỹ và đồng minh. Trong giai đoạn cao trào của cuộc chiến, Tướng Douglas MacArthur thậm chí đã cân nhắc có nên sử dụng bom nguyên tử hay không.
5. Chiến tranh thế giới thứ I (1917-1921) - 334 tỷ USD
Trên thực tế, cuộc chiến này diễn ra từ năm 1914 nhưng Mỹ chỉ tham dự vào năm 1917. Trước đó, châu Âu chia làm hai phe gồm Anh, Pháp và các đồng minh, chống lại phe Đức, Bulgaria, Áo-Hung và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sau khi tàu của Đức bắn hạ tàu hành khách của Mỹ, quốc gia này đã kết thúc thời kỳ thu lợi khổng lồ từ giao dịch vũ khí cho cả hai bên mà về phe đồng minh.
6. Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991) - 102 tỷ USD
Iraq dưới thời Saddam Hussein đã xâm chiếm Kuwait năm 1990 với lý do đây là một phần lãnh thổ của quốc gia này thay vì nằm dưới quyền cai trị của Anh. Điều này đã de dọa nguồn cung dầu của phương Tây, đặc biệt là khi Hussein đe dọa cả Ả-rập Xê-út. Mỹ đã nhanh chóng đưa ra chiến dịch Lá chắn sa mạc nhằm ngăn Iraq tấn công Ả-rập Xê-út, sau đó chuyển thành Bão táp sa mạc với mục tiêu giải phóng Kuwait.
7. Nội chiến (1861-1865) - 79,7 tỷ USD
Đây là cuộc chiến giữa những người Mỹ khi các bang phản đối chế độ nô lệ chống lại các bang ủng hộ chế độ này. Mặc dù nó khiến xứ cờ hoa phải trả giá nặng nề, song đây là điều cần thiết để giải phóng những người Mỹ gốc Phi khỏi cuộc sống tăm tối.
8. Cuộc chiến Tây Ban Nha – Hoa Kỳ (1898-1899) - 9 tỷ USD
Khi Tây Ban Nha kiểm soát Cuba – vốn rất gần Florida, Mỹ đã yêu cầu nước này chuyển quyền kiểm soát cho mình và sự từ chối của quốc gia châu Âu đã dẫn đến cuộc chiến đầy tốn kém lúc bấy giờ. Đây cũng là khởi nguồn cho chính sách bành trướng của Mỹ, khi nước này vươn tay đến cả Puerto Rico, Guam và Philippines.
9. Cuộc cách mạng Mỹ (1775-1783) - 2,4 tỷ USD
Đó là cuộc chiến giữa 13 thuộc địa và Vương quốc Anh, khi những người Mỹ đòi hỏi sự bình đẳng cho mình. Sau tám năm, cuộc chiến kết thúc với Hiệp ước Paris năm 1783 và kể từ đó, Mỹ là một quốc gia độc lập.
10. Chiến tranh Mỹ - Mexico (1846-1849) – 2,37 tỷ USD
Qua
phân tích ở trên, có thể thấy việc thiết lập quyền lực, tranh đoạt,
giết chóc lẫn nhau trong nội bộ loài người, xét đến cùng là có nguồn gốc
tự nhiên, và con người bị hối thúc thực hiện bởi thế lực tuy ngấm ngầm
nhưng mạnh mẽ của tự nhiên. Nhưng nếu xét ở góc độ trực tiếp hơn thì sự
tranh đoạt, giết chóc lẫn nhau trong xã hội loài người cũng có một phần
nguyên nhân do nhân tạo. Chính cái mặt trái sáng tạo của bộ não biết suy
nghĩ và có tình cảm sâu sắc một cách thiên vị nhưng chưa nhận thức thấu
đáo cái thân phận sinh vật hèn kém của con người, phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm trong việc kích hoạt bạo lực, đẩy cuộc đấu tranh sinh tồn
của loài người đến mức khốc liệt, cực đoan chưa từng thấy trước đó trong
thế giới sinh vật, gây ra những cuộc giết chóc lẫn nhau vô cùng thảm
khốc, vô cùng tàn bạo trong xã hội loài người. Trong cái xã hội “tràn
trề” văn minh ngày nay, sự giết chóc lẫn nhau để tranh đoạt, để hả thù
hận vẫn xảy ra ở khắp nơi, làm cho chúng ta có cảm nghĩ, giết chóc đồng
loại đã trở thành cái thú ngấm vào tận xương tủy ở một bộ phận không ít
con người mất rồi. Ngày nay, con người suy nghĩ về thân phận loài người,
đánh giá địa vị loài người trong thế giới sinh vật, trong môi trường
thiên nhiên, hình như chẳng khá hơn ở thời cổ đại là bao nhiêu, thậm chí
còn mê lầm hơn, vị kỷ hơn và kiêu ngạo hơn. Trên thế giới hiện tại,
thuộc thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, các chính khách, các nguyên thủ
quốc gia (tổng thống, thủ tướng…) của các nước lớn văn minh, giàu có về
kinh tế, mạnh mẽ về tiềm lực quân sự, hầu hết đều ưa thích khoe khoang
bạo lực, sẵn sàng a dua nhau dùng thủ đoạn bạo lực, mượn tiếng nhân
quyền, dân chủ, bảo vệ dân chúng mà ngang nhiên tự quyết, dội bom đạn
xuống “đầu” các nước khác, yếu hơn mà họ ghét, thậm chí là xâm chiếm
luôn, gây nên không ít sự giết chóc và sự tàn phá tan hoang hàng loạt
những thành quả lao động của nhân dân các nước đó. Có như thế là vì suy
nghĩ của họ đầy ích kỷ, tự kiêu: chỉ yêu thương mình và tự cho mình có
quyền định đoạt số phận của các nước nhỏ hơn, yếu hơn, kém văn minh hơn.
Như vậy, dù họ là những con người văn minh lịch sự có thừa thì vẫn
thiếu đạo đức, thiếu văn hóa. Họ tưởng mình đang làm những điều văn hóa nhưng thực ra
là vô văn hóa, tưởng mình đang suy nghĩ sáng suốt nhưng thực ra là vô
minh, mê lầm, tưởng mình là một trang quân tử mã thượng nhưng thực ra
chỉ là kẻ tiểu nhân đê hèn.
Cuối
cùng, chúng ta đặt lại câu hỏi: vậy thì trong tương lai, trên thế giới
có bao giờ xuất hiện một xã hội loài người mà mọi người đều an ổn làm ăn
ít ra là như thời Nghiêu, Thuấn ở Trung Hoa thời thượng cổ và nhất là
bạo lực và chiến tranh vĩnh viễn không bao giờ xảy ra nữa không?
Và chúng ta lại trả lời: có thể, nhưng cũng còn tùy! Muốn được thế, có lẽ loài người phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
1-
Khoa học kỹ thuật phát triển đến trình độ tạo ra được nguồn cung cấp
lương thực, thực phẩm thực sự dồi dào, đủ cung ứng cho toàn thể loài
người một cách bền vững, đồng thời tạo ra cách thức khai thác năng lượng
hạt nhân dễ dàng hơn, an toàn hơn để lấy đó làm nguồn cung cấp năng
lượng duy nhất phục vụ cho hoạt động sống của con người và được sử dụng
một cách phổ biến, dễ dàng trong dân dụng đời thường, bên cạnh đó cũng
tạo ra được nguồn cung ứng vật tư nguyên liệu luôn được tái tạo trở lại
một cách nhanh chóng, đủ để cung ứng cho nhịp độ sản xuất công nghiệp ở
trình độ cao trên toàn cầu (tương tự như gỗ và tái tạo rừng).
2-
Loài người đã nhận thức thấu đáo và sáng tỏ được bản chất thực sự của
con người, thấy được tội lỗi mà nó gây ra cho môi trường thiên nhiên,
thế giới sinh vật cũng như đối với cả bản thân nó, đồng thời cũng thấy
được cái nguyên nhân khách quan và chủ quan đã “xúi giục” nó gây ra
những tội lỗi ấy để mà biết ăn năn hối cải theo hướng:
+ Thấm nhuần một lối sống chừng mực, có văn hóa, hướng thiện.
+
Không chọn mục đích cuộc đời theo hướng ưu tiên giảm dần: giàu có - no
đủ - sống lâu (lộc, phước, thọ) mà phải lấy no đủ, an nhàn để sống lâu
mà vui thú điền viên, rong chơi thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh
trong thiên nhiên, trong Vũ Trụ (trong một thực sự ảo, thực như một hiện
thực, kỳ thú hơn hiện thực), làm lựa chọn ưu tiên tối thượng.
+ Điều tiết sinh đẻ một cách có kế hoạch.
+
Khi các phương tiện giao thông và truyền thông đã trở nên cực kỳ hiện
đại: an toàn, tiện nghi, tốc độ cực nhanh thì coi như Trái Đất đã nhỏ đi
nhiều (một cách tỷ đối). Lúc đó, loài người chỉ cần một chính phủ duy
nhất, kiểu như Liên Hiệp Quốc ngày nay điều hành, còn các nguyên thủ
quốc gia chỉ đóng vai trò như thống đốc bang, biên giới lãnh thổ được
xác định lại cho hợp lý đối với việc điều hành và chỉ có tính hình thức,
một ngôn ngữ và chữ viết quốc tế được sáng tạo ra và được sử dụng một
cách phổ thông, còn ngôn ngữ các dân tộc chỉ đóng vai trò như thổ ngữ.
Không còn quân đội và vũ khí giết người mà chỉ có lực lượng cảnh sát
cùng với những phương tiện trấn áp có thể gây sát thương ở mức độ nhất
định, nhưng không gây chết người.
Chúng
ta tin rằng khi loài người đáp ứng được những điều kiện đó, nó sẽ có
được một xã hội mà con người trong đó sống an bình, hạnh phúc nhất. Bởi
vì khi đó, coi như loài người đã đưa được cuộc đấu tranh sinh tồn trong
nội tại nó hướng (chủ yếu) ra phía ngoài với đối tượng là môi trường
thiên nhiên và Vũ Trụ.
Hướng
tiến triển đến một xã hội đại đồng yên ổn và vui tươi đó có phải là một
tất yếu đối với loài người không? Nếu không thì thật là bất hạnh, nếu
đúng thì xin… cảm ơn Tạo Hóa!
Nhưng
thôi, không “nhăng cuội” lộn xộn và dông dài nữa, chúng ta hãy quay về
tiếp tục “thực hiện” cho xong quá trình người hóa mà chúng ta tưởng
tượng ra trên cơ sở những tài liệu và kết quả khảo cổ sẵn có trong tay!
***
Có
thể rằng, vào khoảng 600 - 700 ngàn năm cách nay, đã xuất hiện ba loại
người Homo erectus khác biệt nhau khá rõ về màu da: da đen và không lông
ở Châu Phi, da sạm và không lông ở miền nhiệt đới Châu Á, da sáng và
lông hóa có mức độ ở miền ôn đới. Cũng có thể khi đó, ngôn ngữ “í a í
ới” kết hợp với điệu bộ đầu, cổ, chân tay đã phong phú và phức tạp hơn
trước, hơn nữa ngôn ngữ của ba loại người Homo erectus đã có những sự
khác biệt nhất định, nhưng họ vẫn tương đối còn hiểu nhau được.
Theo
các nhà khảo cổ thì vào khoảng 550 ngàn năm trước, người Homo erectus
đã biết tạo ra và duy trì lửa. Nhưng hiện tượng đó xuất hiện lần đầu
tiên ở đâu trên thế giới và người Homo erectus dùng lửa đầu tiên vào
việc gì?
Đang
liều lĩnh tưởng tượng một cách ngon trớn và mang trong lòng sự thiên
vị, chúng ta cho rằng con người tạo ra và sử dụng lửa cho cuộc sống của
mình lần đầu tiên là ở Đại Lục Mẫu (và nếu Đại Lục Mẫu thực sự chưa hề
tồn tại thì là ở Đông Nam Á). Có lẽ vào thời đó trên Đại Lục Mẫu và cả ở
Đông Nam Á, bạt ngàn cây họ tre như: trúc, vầu, nứa… Những cây này mọc
thành từng đám rừng ken nhau dày đặc. Khi dông gió, bị sét đánh trúng,
chúng dễ bốc cháy và tạo nên cháy rừng. Tuy nhiên hiện tượng đó không
gợi ý được cho người Homo erectus cách tạo ra lửa. Còn một hiện tượng
gây nguy cơ cháy rừng nữa mà chính nó mới làm cho họ biết tự tạo ra ngọn
lửa. Đó là do những nguyên nhân nào đó, như khô hạn chẳng hạn, làm
những bụi cây đó khô héo đi. Khi có đợt gió khô nóng thổi đến, do mọc
ken dày mà xảy ra hiện tượng thân cây nọ chà qua xát lại thân cây kia,
làm nhiệt độ tại vùng bị chà xát tăng dần đến độ bốc khói, ngún lửa, rồi
bùng lên cháy trong gió. Bắt chước, người Homo erectus đã dùng hai
miếng tre, vầu hay trúc khô… chà xát nhau và từ đó xuất hiện ngọn lửa
đầu tiên trên thế giới.
Lúc
đầu, người Homo erectus chỉ thấy ở ngọn lửa sự làm cháy, làm nóng và
làm sáng, do đó nhiều khả năng họ chỉ sử dụng lửa nhằm mục đích sưởi ấm
trong mùa đông giá lạnh, nhất là vào ban đêm. Có thể rằng họ cũng thường
xuyên quây quần ăn uống, nhảy múa quanh đống lửa và trong những lần như
thế, họ ngẫu nhiên đánh rơi hoặc chủ ý quăng những mẫu thức ăn thừa vào
đống lửa. Dần dần họ phát hiện ra một điều quan trọng: củ, quả, hạt và
cả cá, thịt thú, khi được nướng trên lửa, vùi vào tro than còn cháy, sau
một thời gian ăn nhất định thì trở nên mềm hơn, dễ cắn, nhai hơn. Thế
là một cách thức ăn mới ra đời và trở thành cách ăn chủ yếu ở người Homo
Erectus: ăn thức ăn đã được làm mềm (làm chín) nhờ lửa. Sự chuyển biến
từ cách ăn tươi nuốt sống sang lấy ăn chín làm chủ yếu đã tạo nên một
tác động mạnh mẽ đến quá trình người hóa ở Đại Lục Mẫu nói riêng và Đông
Nam Á nói chung, theo hướng tăng trưởng nhanh chóng khối lượng bộ não,
cải tạo lại răng, hàm, khuôn mặt… để rồi vào khoảng hơn 500 ngàn năm
trước đây, ở đó xuất hiện loài người Homo Sapiens (người tinh khôn). nhờ
được cung cấp nhiều tố chất hơn mà khối lượng của bộ não ở người Homo
sapiens lớn hơn của người Homo erectus và do đó mà khả năng suy nghĩ của
người Homo sapiens cũng ở mức độ sâu sắc hơn người Homo erectus nhiều.
(Tự
nhiên, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu chúng ta như thế này: một cách
tương đối, có thể lấy hiện tượng mơ mộng và sự nhớ lại mơ mộng ấy sau
khi thức dậy xảy ra thường xuyên ở con người ngày nay để hình dung sự
tiến triển mức độ suy nghĩ ngày một sâu sắc của bộ não trong lịch sử của
quá trình người hóa. Sau một ngày tích cực phục vụ cho hoạt động sống
(và ở người là cả tư duy sáng tạo) từ bộ não cũng đạt đến trạng thái
kích thích cao độ, gây ra cảm giác buồn ngủ để tự vệ. Như vậy giấc ngủ
là hình thức nghỉ ngơi của bộ não, giúp cho nó từ trạng thái vận động bị
kích thích lên căng thẳng trở về với trạng thái điều hòa, bình thường,
vốn có của nó (trạng thái vận động tối thiểu), tức là làm giảm mức độ
chuyển hóa có nguy cơ bị làm cho rối loạn trong nội bộ của nó (vì nếu bị
như thế thì nó sẽ không còn là nó nữa!). Khi một người chìm vào giấc
ngủ thì cường độ hoạt động của não người đó giảm hẳn đi và mức độ hoạt
động thấp nhất của nó lúc đó là chỉ còn hoạt động vô thức. Có lẽ nếu chỉ
mệt mỏi thực sự về thể xác do hoạt động sống tích cực thôi thì khi ngủ,
não người đó chỉ hoạt động hoàn toàn vô thức, và nếu chỉ mệt mỏi, căng
thẳng về hoạt động tinh thần thôi thì trong giấc ngủ, người đó chủ yếu
là chiêm mộng hết sự việc này đến sự việc khác. Tuy nhiên, trong thực
tế, một người không thể chỉ mệt mỏi về thể xác, cơ bắp mà không mệt mỏi
về tinh thần, trí não và ngược lại, chỉ duy có điều mức độ giữa hai sự
mệt mỏi ấy, trong mối quan hệ giữa chúng với nhau, có thể là nhiều ít
khác nhau. Chính vì vậy mà trong một giấc ngủ, các nhà nghiên cứu thấy
rằng thường thì não thực hiện hai cách ngủ: ngủ sâu (không chiêm mộng)
và ngủ REM (có chiêm mộng). Hai cách ngủ ấy xuất hiện đan xen nhau trong
suốt một giấc ngủ, và đó là hiện tượng biểu hiện rằng, bộ não đã biết tư duy trừu tượng. Chúng ta cho rằng trong giai đoạn ngủ REM, bộ não dù
đã giảm cường độ hoạt động của nó xuống rất nhiều, thì ở mức độ nào đó,
vẫn chưa triệt tiêu được hẳn mặt tích cực (mà ở người là tính có ý
thức) trong hoạt động thực tiễn, luôn ẩn chứa tiềm tàng trong nó. Nghĩa
là khi ngủ REM, bộ não vẫn còn bị lũng đoạn bởi tác động tổng hợp mù
quáng của ba yếu tố mang tính tương đối chủ quan là nghĩ suy, trừu tượng
hóa, hồi ức (mà ở những loài động vật bậc cao, nghĩ là chủ yếu (mắt
thấy tai nghe hiện thực và phân biệt được trong chừng mực nhất định vạn
vật - hiện tượng, cũng như sự lợi hại trong hiện thực), ít suy, và hồi
ức thì còn ở mức thấp: chóng quên).
Nói
tóm lại, hoạt động chủ đạo của não người ngày nay trong giấc ngủ của
nó, là hoạt động vô thức nhưng cũng thường xuyên bị lũng đoạn bởi tính
hữu thức mà nó vốn dĩ dung chứa tiềm tàng. Tùy mức độ thể hiện của tính
hữu thức trong giấc ngủ REM mà cảnh chiêm mộng hời hợt hay sâu sắc, và
khi thức dậy sự nhớ lại (hồi ức) là mờ nhạt hay rõ nét, nhanh chóng bị
xóa nhòa trong tâm trí hay được khắc ghi tương đối lâu dài.
Có
thể dùng sự chiêm mộng trong khi ngủ và nhớ lại sau khi thức giấc ở con
người ngày nay để để dù là thô thiển thì cũng phần nào dùng được cho
việc đánh giá mức độ suy nghĩ sâu sắc của não người trong giai đoạn nào
đó của quá trình người hóa. Chúng ta cho rằng, đại khái, ngoại trừ những
cái cần thiết cho hoạt động sống còn và lặp lại hàng ngày có thể được
lưu nhớ lâu dài nhờ có sự thường xuyên được nhắc nhở, còn thì những sự
kiện xảy ra trong ngày hôm trước, đến ngày hôm sau, người Homo erectus
hậu kỳ đã quên đi ít nhiều, và có thể là đến năm, bảy ngày sau, họ đã
không thể nhớ lại mảy may. Còn đối với người Homo sapiens thì có lẽ dăm
ba ngày sau vẫn còn thấy rõ mồn một những sự kiện xảy ra trong ngày hôm
nay, và cũng có khả năng, dù độ sắc nét của những sự kiện đó đã giảm dần
đu, thì phải đến (chắc là) cả tháng thậm chí là lâu hơn nữa, họ mới
không thể hồi ức lại được nữa… Có thể coi sự nhớ lại những cảnh đã chiêm
mộng là trường hợp riêng của hiện tượng hồi ức về quá khứ. Quá khứ là
những cảnh, những sự kiện phi hiện thực đã từng là hiện thực. Hiện thực
của ngày hôm qua chỉ còn như một giấc chiêm mộng của ngày hôm nay mà
thôi!).
Với
bộ não tiến triển hơn vào cấu trúc hàm, răng, miệng giúp cho sự phát âm
linh động hơn nhờ chuyển sang chế độ ăn thức ăn chín là chủ yếu mà
trong giai đoạn đầu hiện diện ở Đông Nam Á, ngôn ngữ của người Homo
sapiens, dù vẫn phải kết hợp với điệu nộ chân tay, dù vẫn chỉ phát ra
toàn nguyên âm, thì đã có bước phát triển vượt bậc: phong phú hơn nhiều
về số lượng âm tiết phát ra, chuỗi âm tiết có liên quan đến nhau được
liên tục phát ra thành đoạn để diễn tả một sự việc, một hiện tượng của
đã dài ra. Hay chúng ta nói: ngôn ngữ “í a í ới” còn sơ sài ở người Homo
erectus đã tiến triển lên ngôn ngữ phức “ú a ú ớ” phức tạp hơn ở người
Homo sapiens giai đoạn đầu tồn tại và chuyển biến thành thứ ngôn ngữ “bi
ba bi bô” (có phụ âm ở đầu âm tiết) phong phú và phức tạp hơn nữa, có
khả năng diễn tả hiện thực sâu rộng hơn nữa, trong khoảng hậu kỳ tồn tại
của họ. Sự kiện đó cũng có nghĩa rằng bộ phận lớn người Homo erectus
còn lại trên thế giới với chế độ ăn sống nuốt tươi (coi như dừng bước
trong quá trình người hóa), về mặt ngôn ngữ, đã hầu như không thể hiểu
người Homo sapiens được nữa.
Sau
một thời gian “dừng chân” không lâu trong khu vực Đông Nam Á, (có lẽ là
trong khoảng 10 đến 20 ngàn năm), do những nguyên nhân khách quan và
chủ quan, người Homo sapiens, mang theo chế độ ăn chín là chủ yếu, lan
tràn ra khắp các châu lục (trừ Châu Mỹ) và có thể là cả châu Úc, cũng
như châu Nam Cực và Bắc Cực). Trong cuộc lan tỏa dân cư ồ ạt này, người
Homo sapiens nhanh chóng có mặt ở hầu hết các khu vực có người Homo
erectus đang sinh sống, có điều kiện tương đối thuận lợi cho hoạt động
sống của con người. Như vậy, lúc đó, ở đâu có người Homo erectus thì
cũng có người Homo sapiens. Hai giống người này đều biết tạo ra lửa và
sử dụng lửa, nhưng trong khi người Homo erectus chỉ dùng lửa để sưởi ấm
vào mùa lạnh giá và vẫn giữ tập quán ăn sống nuốt tươi, thì người Homo
sapiens còn dùng lửa để làm chín thức ăn phục vụ cho chế độ ăn chín là
chủ yếu và đã trở thành tập quán không thể bỏ được của họ.
Có
thể là do đã có sự khác biệt tương đối rõ về mặt hình thể và nhất là
bất đồng ngôn ngữ mà hai giống người ấy đã coi nhau như những kẻ xa lạ
và giữa họ đã nảy sinh ra cuộc cạnh tranh sinh tồn ngày một gay gắt. Nhờ
đã tinh khôn hơn, mối liên kết mang tính xã hội giữa các thành viên hợp
thành quần thể chặt chẽ hơn trong hoạt động sống mà người Homo sapiens
có ưu thế vượt trội hơn người Homo erectus trong cuộc cạnh tranh đó. Dần
dần, ở tất cả các khu vực xuất hiện người Homo sapiens, người Homo
erectus đóng vai trò như “thổ dân” ở những khu vực đó hoàn toàn bị lấn
át, phải phiêu dạt đến những vùng có điều kiện sống khó khăn hơn, bị
giảm dần số lượng cá thể, trở thành thiểu số trước đa số áp đảo người
Homo sapiens.
Theo
kết quả khảo cổ thì người Homo sapiens đã có mặt ở Trung Cận Đông vào
khoảng trên dưới 400 ngàn năm cách nay, có mặt ở Đông Phi vào khoảng
trên dưới 200 ngàn năm cách nay. Và cũng theo nhiều nhà nghiên cứu nhân
học thì đại diện cuối cùng của người Homo erectus tồn tại đến khoảng
trên dưới 120 ngàn năm cách nay thì tiêu vong.
Có
lẽ thời điểm xuất hiện người Homo sapiens ở Trung Cận Đông và cả ở Châu
Âu phải sớm hơn nữa so với kết quả khảo cổ, thậm chí là không dưới 480
ngàn năm cách ngày nay. Bộ phận người Homo sapiens chọn Châu Âu làm địa
bàn sinh sống, có thể do phải thích nghi với điều kiện khí hậu có mùa
đông rét buốt hơn hẳn của vùng ôn đới so với của vùng nhiệt đới, và hơn
nữa, hầu hết mặt sông, hồ bị đóng băng, đã tiến hóa theo hướng thành người
Homo neandertalensis để rồi sau này (khoảng trên dưới 100 ngàn năm cách
nay) làm xuất hiện người Neanderthal (Neanderthal là tên một thung lũng
ở Đức, nơi lần đầu tiên tìm thấy di tích của giống người này, vào năm
1856). Xét về mặt người hóa thì chúng ta có cảm tưởng rằng, sự tiến hóa
thích nghi ấy có vẻ mang tính thoái hóa, hay nói đúng hơn là một bước
lùi: cẳng tay và cẳng chân ngắn lại chút ít nhưng cơ bắp mạnh mẽ hơn, gò
má thấp xuống, cằm chìm đi, cổ ngắn bớt, dù vẫn ăn thức ăn chín (nướng
qua lửa), nhưng lượng thịt trong khẩu phần thức ăn là chủ yếu, thậm chí
là vào mùa đông, chỉ ăn thịt động vật, lông dày hơn. Điều đặc biệt là
đầu người Neanderthal rất to, sọ chủ yếu phát triển ra phía sau để đảm
bảo tính cân bằng cho lối đi, đứng thẳng, chứa một bộ não có khối lượng
lớn hơn của chúng ta ngày nay. Có thể thấy ở nhiều loài động vật, não bộ
của chúng cũng to hơn của chúng ta, nhưng trí khôn của chúng, thậm chí,
còn thua cả trí khôn của con chó. Như vậy, không phải sự tăng trưởng
nào về khối lượng của bộ não cũng làm cho nó tinh khôn hơn. Hướng ưu
tiên trong quá trình tiến hóa người hóa là làm cho bộ não biết suy nghĩ
ngày một sâu sắc và muốn thế thì điều kiện tiên quyết là bộ não phải có
đủ tố chất đáp ứng cho sự tiến triển ấy, do vậy, khối lượng của nó đòi
hỏi phải tăng lên đến mức độ phù hợp. Từ nhận định này, có thể đưa ra
suy đoán rằng, khối lượng não bộ vượt trội ở người Neanderthal so với
khối lượng não bộ của những giống người khác cùng thời kỳ, không phải
hoàn toàn là do sự đòi hỏi nói trên, mà chủ yếu là do bị “phát phì” đơn
thuần. Có thể rằng khi một bộ phận người Homo sapiens đến sinh sống ở
Châu Âu, dù có gặp không ít khó khăn về mặt khí hậu, địa hình sinh thái
của mùa đông băng giá, thì họ cũng được đứng trước một nguồn thức ăn
thực sự dồi dào, đó là những đàn thú có thân hình to lớn, ăn thực vật,
đã thích nghi được với môi trường ở đó và đang thời kỳ phát triển tương
đối nhanh về số lượng, nhất là đông đảo những bầy voi ma mút, mà trình
độ tổ chức săn bắt của họ đã có khả năng khai thác được. Do chuyển qua
chế độ ăn thịt, cá, sò, ốc là chủ yếu, mà lượng thức ăn đó cũng rất dồi
dào và cũng tương đối dễ dàng kiếm được, nên khối lượng não bộ của con
người Neanderthal ở Châu Âu tăng lên quá mức cần thiết cho việc nâng cấp trình độ
suy nghĩ của nó: chỉ một phần ít được dùng vào việc đó, số lớn còn lại
là dư thừa, tích tụ ở đó như một lực lượng dự trữ tiềm tàng. Nếu đúng là
thế thì cái sọ “kềnh càng” thái quá của người Neanderthal chỉ làm cho
họ “mệt mỏi” thêm trong hoạt động sống, trong cạnh tranh sống còn, nhất
là khi nguồn thức ăn truyền thống của họ bị giảm sút đáng kể, trở nên
khó kiếm. Phải chăng đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho người Neanderthal
biến mất một cách đột ngột cách đây khoảng 35 ngàn năm?
Nếu
không kể giai đoạn đầu của quá trình người hóa ở Đông Nam Phi và cuộc
lan tỏa dân cư từ Đông Bắc Phi sang các miền duyên hải nhiệt đới Tiểu Á -
Nam Á - Đông Nam Á của người Homo erectus thì có thể nói những nảy sinh
tự nhiên có tính hối thúc quá trình người hóa tiến triển nhanh hơn theo
hướng làm xuất hiện loài người ngày nay đều xảy ra ở Đông Nam Á, hay
cũng có thể nói: Đông Nam Á là nơi xảy ra những chuyển biến cơ bản tạo
ra những tiến triển có tính bước ngoặt trong quá trình người hóa, đồng
thời đó cũng như một trung tâm xuất phát những làn sóng lan tỏa dân cư,
tạo nên một quá trình lan tỏa dân cư nổi trội, theo hướng từ những miền
duyên hải nhiệt đới vào sâu trong đại lục địa Á - Âu, từ vùng nhiệt đới
sang vùng ôn đới, từ Á sang Âu, kéo dài suốt lịch sử của quá trình người
hóa.
Khi
người Homo sapiens xuất hiện thì coi như họ đã được người Homo erectus
bàn giao lại nhiệm vụ tiếp tục hành quân đến tương lai, giương cao ngọn
lửa đã sáng tạo được để hoàn thành nốt những bước đi cuối cùng của cuộc
trường chinh người hóa vĩ đại, kéo dài suốt chừng 10 triệu năm.
Nhiều
người thường nói: não người là siêu việt nhất (hay hoàn hảo nhất) trong
các bộ não. Nói như vậy e là không chính xác. Có những loài chim thiên
di cả chục ngàn cây số để tránh mùa đông rét mướt, hoặc kiếm ăn, đã có
thể định vị được cố hương sau một thời gian xa cách thậm chí là hàng nửa
năm trời để trở về lại cố hương. Mũi chó thính hơn mũi người cả triệu
lần. Loài rùa biển chọn môi trường sống ở cách xa nơi “chôn nhau cắt
rốn” của nó hàng chục ngàn cây số, nhưng đến kỳ sinh đẻ, nó vẫn nhớ lại
chính xác nơi đó mà vượt trùng dương trở về. Nếu xét trên những mặt đó
thì não của chim, chó, rùa hẳn là phải ưu việt hơn não người. Cho nên,
nếu cho rằng não người là hoàn thiện nhất thì phải hiểu là hoàn thiện
nhất về mặt tư duy mà thôi.
-------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét