PHÁT HIỆN KHẢO CỔ 23

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
💥 7 Phát Hiện Khảo Cổ Bí Ẩn Nhất Hành Tinh Khiến Các Nhà Khoa Học Không Thể Giải Thích

Những bức tranh tường trong đường hầm cổ đại khiến đội khảo cổ kinh ngạc: Loài người đã từng nuôi khủng long?

Diệu Thúy |

Những bức tranh tường trong đường hầm cổ đại khiến đội khảo cổ kinh ngạc: Loài người đã từng nuôi khủng long?

Trong những bức tranh tường này, một số người khổng lồ đang trói khủng long bằng xích sắt, một số cho khủng long ăn hoặc cưỡi trên lưng chúng.

Phát hiện ly kỳ trong đường hầm cổ đại

Trái Đất có lịch sử lâu đời 4,6 tỷ năm, trong khi loài người chỉ có khoảng 4 triệu năm tồn tại, bước vào nền văn minh cách đây 6000 – 7000 nghìn năm, do đó, so với hành tinh nơi chúng ta đang sống, con người hiện đại dường như quá nhỏ bé.

Từ lâu, loài người luôn coi mình là vua của trời đất, luôn cho rằng chính con người đã tạo ra những nền văn minh tiên tiến thổi sức sống cho trái đất căng đầy. Tuy nhiên, trước những đột phá to lớn trong công tác khảo cổ học trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây, nhiều chuyên gia và học giả nghi ngờ rằng nền văn minh tiền sử đã từng tồn tại!

Những bức tranh tường trong đường hầm cổ đại khiến đội khảo cổ kinh ngạc: Loài người đã từng nuôi khủng long? - Ảnh 1.

Khung cảnh đường hầm cổ tại Mexico. Hình ảnh: Kknews

Vào những năm 1970, một nhóm khảo cổ người Mỹ đã phát hiện ra một đường hầm dưới lòng đất trong một khu rừng nhiệt đới trên 1 bán đảo của Mexico. 

Trong đường hầm này có dấu vết rõ ràng về sự phát triển của con người bởi sau khi đi vào đường hầm vài km thì thấy 1 đại sảnh rất rộng rãi và bằng phẳng được cho là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng lúc bấy giờ.

Ở khu vực "sảnh" có một số cột đá và nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá có hình thù động vật. Ngoài ra còn có rất nhiều bức tranh tường được chạm khắc trên các lối đi ở hai bên hành lang, và các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng nhiều bức tranh tường thực sự vẽ hình khủng long!

Những bức tranh tường trong đường hầm cổ đại khiến đội khảo cổ kinh ngạc: Loài người đã từng nuôi khủng long? - Ảnh 3.

Những tảng đá khắc hình khủng long được tìm thấy trong đường hầm cổ. Hình ảnh: Netease

Không chỉ vậy, trong tranh còn khắc họa những con khủng long được nuôi bởi một số người khổng lồ cao lớn. 

Trong những bức tranh tường này, một số người khổng lồ trói khủng long bằng xích sắt, một số cho khủng long ăn thức ăn và một số cưỡi trên lưng khủng long. Bằng phương pháp theo dõi phân hạch (tiếng Anh gọi là Fission track dating), các chuyên gia khẳng định rằng những bức tranh tường này có tuổi đời khoảng 500.000 đến 600.000 năm.

Nền văn minh tiền sử

Điều đáng nói ở đây là khủng long đã tuyệt chủng sớm nhất là 65 triệu năm trước, con người vẫn còn chưa tiệm cận đến xã hội văn minh, vẫn đốn củi "ăn lông ở lỗ" ở khoảng 5 đến 6 triệu năm trước.

Con người không thể nhìn thấy khủng long chứ đừng nói đến việc vẽ những bức tranh sống động như thể đã từng tìm thấy các hóa thạch khủng long để mà khắc họa nên những bức vẽ như vậy. Vậy những bức tranh tường kỳ lạ trong đường hầm Mexico này đến từ đâu? Và nó có ẩn ý gì?

Những bức tranh tường trong đường hầm cổ đại khiến đội khảo cổ kinh ngạc: Loài người đã từng nuôi khủng long? - Ảnh 5.

Cận cảnh bức tranh trên tường trong đường hầm cổ đại. Hình ảnh: Netease

Các chuyên gia cho rằng đây rất có thể là một kiệt tác do những người khổng lồ thời tiền sử để lại. Tại nhiều nơi trên thế giới, người ta đã khai quật được nhiều hài cốt và hóa thạch khổng lồ, những người khổng lồ này thường có chiều cao trên 5 - 6 mét, có tuổi đời từ hàng trăm nghìn đến hàng trăm triệu năm. 

Điển hình là việc vào năm 1833, dư luận xôn xao trước thông tin các chuyên gia tìm thấy một bộ xương người cao 4m ở Lompock Rancho, California, Mỹ.

Những bức tranh tường trong đường hầm cổ đại khiến đội khảo cổ kinh ngạc: Loài người đã từng nuôi khủng long? - Ảnh 6.

Bằng chứng về "người khổng lồ" cao hơn 4 mét được tìm thấy tại California, Mỹ. Hình ảnh: LiveScience

Thậm chí họ còn từng tạo ra một nền văn minh rực rỡ trên trái đất. Một số người khổng lồ đã bắt khủng long để làm giống. Sau đó, do khí hậu và các lý do khác, những người khổng lồ này ngày càng ít đi và họ buộc phải sống cuộc sống chui rúc và sống chui lủi trong những đường hầm cổ đại. Đó phải chăng là nguồn gốc của những bức tranh tường này được tìm thấy tại Mexico?

Núi lửa phun trào khiến tuyết tan chảy, xác ướp lăn xuống từ đỉnh núi, hé lộ tội ác man rợ trút lên đầu cô gái khốn khổ

L.T, Theo Pháp Luật & Bạn Đọc 01:02 15/09/2021

Các phân tích khoa học về xác ướp Momia Juanita cũng đã tiết lộ nhiều chi tiết thú vị khác nhau về cuộc đời và cái chết của cô.

Momia Juanita (hay Mummy Juanita) là cái tên các nhà khảo cổ học đặt cho xác ướp của một cô gái trẻ, sống ở thời đế chế Inca lừng danh thế kỷ 15, được phát hiện ở Peru vào năm 1995. Xác ướp này còn có tên gọi khác là "Lady of Ampato " (Quý cô Ampato) và "Inca Ice Maiden" (tiên nữ băng Inca).

Sở dĩ, người ta đặt cho xác ướp thiếu nữ trẻ những cái tên như vậy vì 2 lý do: Thứ nhất, vì cô được tìm thấy trên đỉnh núi Ampato, một ngọn núi lửa không còn hoạt động ở dãy Andes. Thứ hai, vì xác ướp được bảo quản rất tốt do nhiệt độ cực thấp trên đỉnh núi.

Núi lửa phun trào khiến tuyết tan chảy, xác ướp lăn xuống từ đỉnh núi, hé lộ tội ác man rợ trút lên đầu cô gái khốn khổ - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu cho rằng xác ướp Momia Juanita là nạn nhân của một nghi thức hiến tế quan trọng của người Inca được gọi là Capacocha (Capac Cocha), đôi khi được dịch là "nghĩa vụ hoàng gia". Các phân tích khoa học về Momia Juanita cũng đã tiết lộ nhiều chi tiết thú vị về cuộc đời và cái chết của cô.

Phát hiện bất ngờ

Đối với hầu hết các xác ướp được tìm thấy trên khắp thế giới từ trước đến nay, các nhà khoa học phải dày công tìm kiếm, đào bới thậm chí tốn rất nhiều tiền bạc, nhưng xác ướp nàng Momia Juanita lại được phát hiện theo cách thật tình cờ, đầy bất ngờ.

Ngày 8 tháng 9 năm 1995, nhà khảo cổ học Johan Reinhard và trợ lý của ông Miguel Zarate đã vô tình phát hiện xác ướp Momia Juanita khi đi khảo sát địa hình. Phát hiện này có được nhờ vào sự tan chảy của tuyết trên đỉnh núi Ampato. Mà nguyên nhân tuyết tan là do tro núi lửa sinh ra từ một ngọn núi lửa phun trào gần đó.

Núi lửa phun trào khiến tuyết tan chảy, xác ướp lăn xuống từ đỉnh núi, hé lộ tội ác man rợ trút lên đầu cô gái khốn khổ - Ảnh 2.

Hình ảnh xác ướp Momia Juanita trước khi được gỡ bỏ lớp vải bọc bên ngoài

Tuyết tan khiến xác ướp Momia Juanita lộ ra và rơi xuống sườn núi, và được Reinhard cùng Zarate tìm thấy. Trong chuyến thám hiểm thứ 2 lên núi vào tháng 10 cùng năm, họ đã phát hiện thêm 2 xác ướp nữa ở một khu vực thấp hơn của dãy núi Ampato.

Theo các nhà nghiên cứu, Momia Juanita chỉ khoảng từ 12 đến 15 tuổi khi cô qua đời. 2 xác ướp được phát hiện 1 tháng sau đó cũng là trẻ em.

Tội ác man rợ của một nghi lễ hiến tế

Theo các nhà nghiên cứu, cô gái nhỏ Momia Juanita đã bị đem làm vật hiến tế như một phần của nghi thức được gọi là Capacocha. Nghi thức này yêu cầu người Inca phải hy sinh những gì tốt nhất và khỏe mạnh nhất của họ cho thần linh.

Lễ hiến tế này được thực hiện nhằm mục đích xoa dịu các vị thần, từ đó đảm bảo mùa màng bội thu, hoặc ngăn chặn một số thảm họa thiên nhiên. Dựa trên vị trí nơi cô gái nhỏ được chôn, người ta cho rằng nghi lễ có thể liên quan đến việc thờ phụng thần núi Ampato.

Núi lửa phun trào khiến tuyết tan chảy, xác ướp lăn xuống từ đỉnh núi, hé lộ tội ác man rợ trút lên đầu cô gái khốn khổ - Ảnh 3.

Hình minh họa của họa sĩ Felipe Guaman Poma de Ayala (1615). Hình ảnh này mô tả nghi lễ Capacocha (Nguồn ảnh: Thư viện Quốc gia Đan Mạch)

Khi Momia Juanita được phát hiện, toàn bộ cơ thể cô bị quấn trong một cái bọc. Ngoài hài cốt của cô gái trẻ, cái bọc đó còn chứa nhiều đồ tạo tác khác, bao gồm nhiều tượng đất sét nhỏ, vỏ sò và các đồ vật bằng vàng. Những thứ này được đặt vào như lễ vật dâng lên các vị thần.

Các nhà khảo cổ đã dự đoán rằng những đồ vật này cùng với thức ăn, lá coca và rượu chicha, một loại đồ uống có cồn được chưng cất từ ngô, được các linh mục mang theo khi họ dẫn cô gái lên núi.

Núi lửa phun trào khiến tuyết tan chảy, xác ướp lăn xuống từ đỉnh núi, hé lộ tội ác man rợ trút lên đầu cô gái khốn khổ - Ảnh 4.

Hình ảnh tái hiện lại nơi chôn cất Momia Juanita

Hai xác ướp được tìm thấy sau đó có thể đã bị mang đi chết chung với Momia Juanita nhằm trấn an tinh thần cô. Đây được cho là một phương pháp phổ biến mà người Inca sử dụng khi họ hiến tế ai đó cho thần linh.

Khi nạn nhân đã bất tỉnh, các thầy cúng sẽ tiến hành hiến tế. Trong trường hợp của Momia Juanita, kết quả chụp X quang xác ướp cho thấy cô bị vật cứng tác động vào đầu. Cú đánh quá mạnh gây ra xuất huyết lớn dẫn đến tử vong.

Một phân tích khoa học khác tiết lộ thông tin thú vị về cuộc đời của Momia Juanita là phân tích đồng vị trên tóc của cô. Vì xác ướp được bảo quản khá tốt nên các nhà khoa học mới làm được điều này.

Phân tích này đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin về chế độ ăn uống của cô gái. Theo đó, cô gái này đã được chọn làm người tế thần từ khoảng một năm trước khi chết. Bằng chứng là sự thay đổi trong chế độ ăn uống, được tiết lộ thông qua phân tích chất đồng vị trên tóc.

Trước khi được chọn để hiến tế, Momia Juanita có một chế độ ăn uống theo tiêu chuẩn của người Inca, bao gồm khoai tây và rau. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi, khoảng một năm trước khi chết, cô bắt đầu được ăn thịt động vật và ngô, những thứ vốn là thức ăn của giới tinh hoa.

Ngày nay, xác ướp Momia Juanita đang được đặt tại bảo tàng Museo Santuarios Andinos ở Arequipa, một thành phố không xa núi Ampato. Xác ướp được lưu giữ trong môi trường đặc biệt, nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát nghiêm ngặt để bảo quản thật tốt, phục vụ cho nghiên cứu trong tương lai.

Núi lửa phun trào khiến tuyết tan chảy, xác ướp lăn xuống từ đỉnh núi, hé lộ tội ác man rợ trút lên đầu cô gái khốn khổ - Ảnh 5.

Xác ướp Momia Juanita hiện đang được bảo quản trong lồng kính tại bảo tàng Museo Santuarios Andinos

Nguồn: Ancient origins

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH