TT&HĐ V - 44/k
Khả năng kỳ diệu của bộ não con người | Phim khoa học khám phá (thuyết minh)
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
Gorky
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng
mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể
gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
CHƯƠNG V (XXXXVI): CHIÊM BÁI
“Bằng
cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu
nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu,
thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối
đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi
nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà
còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học,
mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.
“Cái
huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui
luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với
chúng ta”.
Max Planck
Albert Einstein
Albert Einstein
(Tiếp theo)
Có
lẽ cấu tạo của não bộ người Homo sapiens đã giống với của não bộ người
ngày nay: mọi thể hiện trong hoạt động của não người ngày nay đều đã có ở
hoạt động của não bộ người Homo sapiens. Có thể nói một cách hình
tượng: não bộ người Homo sapiens là não bộ người ngày nay - một kiệt tác
của tự nhiên, chưa qua khâu củng cố đến hoàn thiện lần cuối cùng.
Ở
người Homo sapiens, nhờ đã có một khả năng hồi ức tỏ tường, sâu rộng và
tương đối “dài hơi” (nhớ lâu) và qua đó cũng biết tưởng tượng về cái
gọi là “ngày mai” hay “tương lai”, mà tính tự giác, tính hoạch định
trong hoạt động sống của họ đã trở nên rõ ràng. Những biểu hiện về mặt
xã hội hóa trong lối sống của họ cũng vậy. Dù vẫn sống chủ yếu là du cư
nhưng cũng đã xuất hiện cả biểu hiện của sự định cư, hay có thể nói đó
là lối sống định cư trong du cư. Vào thời đại Homo sapiens, con người có
thể đã sống theo từng nhóm mà các thành viên trong nhóm có mối liên hệ
huyết thống với nhau. Những nhóm ấy sống du mục “loanh quanh” trong một
phạm vị lãnh thổ nhất định. Một nhóm, khi du cư đến một địa bàn gọi là
mới, dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thức ăn, thì tạm thời định cư lại.
Do chế độ ăn thức ăn chín đã thành tập quán và cũng do nguyên nhân phải
chia sẻ thức ăn cho những thành viên chưa tự lập được hoặc đã mất khả
năng lao động, mà cách ăn theo bữa được hình thành. Vào buổi sáng, trước
khi phân công nhau tỏa đi các phía kiếm ăn, mọi người trong nhóm quây
quần lại ăn và đó là bữa ăn sáng. Sau đó phần lớn thành viên của nhóm
tỏa đi kiếm ăn, một bộ phận ít ở lại lo củng cố nơi ăn chốn ở, coi dưỡng
trẻ em, người già yếu. Chiều, sau khi bộ phận đi kiếm ăn trở về, mang
theo thành quả mới kiếm được, thì cả nhóm lại quây quần lại ăn uống
quanh đống lửa, đó là bữa chiều. Khi kiếm được dư dả thức ăn thì cả nhóm
nghỉ ngơi, thậm chí là suốt ngày ăn chơi nhảy múa. Sau một thời gian
khai thác, thức ăn trong địa bàn hoạt động của nhóm trở nên khan hiếm,
cạn kiệt, họ lại du cư đến địa bàn khác.
Trong
một khu vực nhất định, các nhóm người Homo sapiens đã thường xuyên có
mối quan hệ với nhau, giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ chung, trao
đổi thành quả lao động cho nhau, tạo nên hình thức một cộng đồng xã hội
tương đối gắn bó. Thông qua mối quan hệ này mà xuất hiện những nhóm
người mới. Sự tăng trưởng tự nhiên có tính lạm phát về số lượng người sẽ
tất yếu dẫn đến sự thiếu hụt thức ăn trong khu vực, thúc ép một số nhóm
phải di cư ra khỏi khu vực để tìm địa bàn sống mới, tạo ra hiện tượng
lan cư.
Như
đã nói thì ngôn ngữ của người homo sapiens ngày càng phong phú, phức
tạp và tương đối lưu loát. Trong ngôn ngữ đó đã xuất hiện những câu,
những đoạn ngắn đóng vai trò như một đúc kết kinh nghiệm, một lưu nhớ về
kiến thức, về sự hiểu biết nhằm truyền đạt cho nhau, nhất là từ thế hệ
trước cho thế hệ sau.
Nói
chung, người Homo sapiens về sau đã có ý thức tương đối rõ ràng về cuộc
sống của họ, về hành vi lao động sáng tạo của họ. Dù có thể là còn rất
mờ nhạt thì những ý niệm về quê hương, bản quán, lãnh thổ, tổ quốc đã
bắt đầu hình thành trong họ. Đối với người Homo sapiens ở Đông Nam Á,
được sống ổn định trong định cư lâu dài đã trở thành nguyện vọng ngày
một thiết tha. Có lẽ đó là nguyên nhân chủ yếu thúc giục họ năng động
sáng tạo hơn nữa trong lao động để sao cho không những kiếm đủ ăn mà còn
dư dôi, để dành cho những thời đoạn trái mùa hoặc những lúc gặp khó
khăn do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu… Nghĩa là phải làm sao đạt được
năng suất ngày càng cao trong săn bắt, hái lượm, tạo ra được nguồn cung
cấp thức ăn dồi dào về mặt tiềm năng, đồng thời phải tìm ra cách tích
trữ được thức ăn tương đối lâu dài.
Người thượng cổ Việt Nam
Một
trong những hướng ưu tiên trong lao động sáng tạo của người Homo
sapiens ở Đông Nam Á là đánh bắt cá và tăng cường kỹ năng đánh bắt cá.
Họ là những người bơi giỏi mà lặn cũng tài. Có thể vào thời đó, người
Homo sapiens đã chế tạo được những chiếc bè gồm những thân cây như tre,
nứa… ghép lại với nhau chặt chẽ thành mảng, thậm chí còn làm ra được cả
buồm bằng cách đan những thân cây nhỏ, mềm như cỏ, dây leo… thành tấm
lớn. Lúc đầu những chiếc bè đó được dùng trong ao, hồ lớn để ra xa bờ,
làm nơi nghỉ mệt sau những lần bơi lặn tìm sò, ốc và đâm, bắt cá. Sau
khi đã sử dụng thành thạo bè trong các ao hồ thì nó được dùng trên sông
và cuối cùng là trên biển cả. Hiện tượng cá nướng chín, để khô phía trên
ngọn lửa (hun khói), phơi khô dưới nắng để vài ngày sau hoặc lâu hơn
nữa vẫn không bị thối rữa, vẫn ăn được đã là một gợi ý quan trọng cho
việc tích trữ thức ăn ở người Homo sapiens. Song, quan trọng hơn cả
trong việc giúp cho người Homo sapiens sáng tạo ra một cách thức độc
đáo, vừa giải quyết được vấn đề tích lũy thức ăn, vừa là một hành động
tích cực duy trì, tái tạo nguồn thức ăn, đó là hiện tượng lượng cá, sò,
ốc ở các ao hồ sau khi đã bị đánh bắt làm cho giảm đi đáng kể, thậm chí
là gần như cạn kiệt thì sau một thời gian nhất định, lại trở nên dồi
dào. Chính hiện tượng đó đã dẫn người Homo sapiens đến ý niệm “chăn
nuôi” thủy sản. Những thức ăn dư thừa sau khi ăn đã được họ ném xuống ao
hồ gần đó cho cá ăn. Khi đánh bắt cá thì có ý thức chừa lại những con
nhỏ để nuôi tiếp. Rất có thể nuôi cá là hình thức tự giác, tích cực một
cách có ý thức đầu tiên của loài người trong việc nuôi dưỡng, tái tạo và
tăng cường nguồn thức ăn. Từ việc nuôi cá mà người Homo sapiens có thể
đã nghĩ đến việc nuôi và thuần hóa những động vật ăn cỏ hiền lành khác như trâu, bò,
lợn, gà… chẳng hạn.
Bên
cạnh đó, nhờ có cách ăn chín mà người Homo sapiens có một hướng tiến
quan trọng khác trong việc tăng cường nguồn thức ăn và mở rộng khả năng
tích lũy, tàng trữ thức ăn. Đó là tìm ra được những cách thức chế biến
phù hợp để ăn được hầu hết những quả, củ, hạt có trong thiên nhiên, và
đặc biệt là đã tìm ra được một chủng loại thức ăn mới, gồm hầu như tất
cả các cây nhỏ, thân mềm mà ngày nay chúng ta gọi chung là “rau”. Quá
trình mở rộng nguồn thức ăn thực vật đó đã giúp cho người Homo sapiens
phát hiện ra rằng, có những loại cây tương đối dễ trồng, chỉ sau một
thời gian ngắn đã cho nhiều quả, củ như bầu, bí, khoai lang, sắn… chẳng
hạn, và rau cũng thế, rất dễ mọc, tăng trưởng nhanh, đồng thời cũng mau
cho thu hoạch. Đã sẵn có ý thức về nuôi cá thì ý tưởng về “trồng rau”
cũng tất yếu xuất hiện. Đến đây thì một phương thức có tính căn cơ, giải
quyết tương đối cơ bản cho lối sống định cư lâu dài, chính thức ra đời,
và được gọi tên là “trồng trọt - chăn nuôi”.
Nhờ
có phương thức “trồng trọt - chăn nuôi” là tính xã hội trong cộng đồng
người Homo sapiens càng trở nên rõ rệt hơn: quan hệ giữa các nhóm, giữa
các thành viên thường xuyên hơn, gắn bó hơn. Cũng nhờ có phương thức đó
mà hoạt động làm ăn của người Homo sapiens dần trở nên hoàn toàn có ý
thức: có dự trù, hoạch định, có kế hoạch trong việc phân định của ăn của
để, chọn thời điểm phù hợp để nuôi cấy, gieo trồng.
Khi
phương thức kiếm ăn “trồng trọt - chăn nuôi” trong các cộng đồng người
Homo sapiens ở Đông Nam Á đã trở nên phổ biến, thì dù phương thức “săn
bắt - hái lượm” vẫn còn đóng vai trò chủ yếu, lối sống định cư lâu dài đã xuất hiện như một hiện tượng nổi trội, và có thể gọi đó là lối sống
“du cư trong định cư”, hay còn gọi là “bán định cư”.
Chính
cái lối sống du cư trong định cư lâu dài đã làm cho những ý niệm phôi
thai về cha mẹ, con cái, anh em một nhà, bà con dòng họ về giống nòi,
quê cha đất tổ, sự sở hữu, lãnh thổ, tổ quốc… dần trở nên rõ ràng và
ngày một sâu sắc ở người Homo sapiens.
Trí
tưởng tượng “điếc không sợ súng” dẫn chúng ta đến điều này: hiện tượng
trồng trọt - chăn nuôi đi liền với lối sống du cư trong định cư lâu dài
đã xuất hiện lần đầu tiên tại Đại Lục Mẫu vào khoảng 150 ngàn năm cách
ngày nay. Lối sống mới và chế độ ăn mới (ăn chín, chế độ ăn nhiều rau, ăn theo bữa, tăng cá giảm
thịt, chủ yếu là củ quả kèm theo nhiều rau) đã tác động trở lại, cải
tạo người Homo sapiens ở Đại Lục Mẫu chuyển biến thành người Homo
sapiens sapiens (người thông minh). Chúng ta cho rằng người Homo s.
sapiens xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng hơn 130 ngàn năm cách nay. Từ
những người đó (còn gọi là người tiền Homo s. sapiens) mà định hình
thành người Homo s. sapiens - tiền thân của người hiện đại, xuất hiện
vào khoảng 40 - 50 ngàn năm cách nay. Có lẽ đó cũng là thời điểm kết
thúc của quá trình người hóa, vì từ đó đến nay dường như không còn thấy
xuất hiện sự tiến hóa nào nữa, nhất là về mặt trí não, có vẻ như mức độ
suy nghĩ sâu sắc của bộ não đã đạt đến hạn định.
Từ
Đại Lục Mẫu, lối sống và chế độ ăn, cùng với văn hóa của người Homo s.
sapiens, theo làn sóng lan tỏa dân cư, xâm nhập trước tiên vào phần Đông
Nam Á thuộc đại lục địa Á - Âu. để rồi từ đó mà xâm nhập vào khắp các
khu vực khác trên đại lục địa này và cả châu Phi. Theo kết quả của khảo
cổ học thì người Homo s. sapiens đã có mặt ở Indônêxia vào khoảng 130
ngàn năm về trước, và ở Cận Đông là vào khoảng 100 ngàn năm về trước.
Có
thể cho rằng, ở hầu hết các khu vực, người Homo sapiens “bản địa” và
người tiền Homo s. sapiens mới đến đã có sự hòa hợp tương đối với nhau,
ảnh hưởng lối sống của nhau và đồng hóa nhau theo xu thế tạm gọi là
“người hiện đại hóa”. Riêng tại châu Âu thì vào khoảng 80 ngàn năm cách
nay, người Homo s. sapiens mới xuất hiện đông đảo. Do chuyển hóa từ
người Homo sapiens theo hai hướng tương đối nghịch nhau mà giữa người
Homo s. sapiens và người Neanderthal đã có những khác biệt lớn về mặt
sinh học. Vì không thấy có hình thức chuyển tiếp (trung gian) giữa hai
loài nhỏ này nên các nhà nhân học cho rằng giữa họ không có sự giao
phối. Tình thế đó dẫn đến cạnh tranh sinh tồn quyết liệt giữa hai loài
người này. Trong tình trạng ngày một khan hiếm thịt động vật và hoàn
toàn yếu thế hơn trước sự cạnh tranh mạnh mẽ môi trường sống của người
Homo s. sapiens, người Neanderthal tiêu hao dần và đi tới tuyệt chủng.
Homo
sapiens (hay người cận đại) có nguồn gốc từ châu Phi khoảng 200.000 năm
trước đây. Tiến hành nghiên cứu, các nhà khảo cổ học nhận thấy, người
cận đại Homo sapiens quần tụ thành nhóm nhỏ từ 30- 50 cá thể, thiết lập
các lãnh thổ riêng.
Giữa
các nhóm đã hình thành "ngôn ngữ" để giao tiếp với nhau, người cha sẽ
cùng nhau phối hợp trong săn bắt, tìm kiếm và dự trữ thức ăn. Còn việc
chăm sóc và bảo vệ con là nhiệm vụ chính của người mẹ. Vào thời kỳ này,
các loại dụng cụ đồ đá khác nhau đã được chế tạo để dùng cho săn bắt, mổ
xẻ con mồi...
Ngoài
ra, các nhà khoa học còn tìm thấy bằng cớ chứng minh người Homo sapiens
thường tụ tập trong các hang động để tránh lạnh, bắt đầu có đời sống
văn hóa tinh thần như nhảy múa...
Đến
khoảng 40 ngàn năm cách nay thì người Homo s. sapiens coi như đã lan
tỏa ra khắp đại lục Á - Âu và Châu Phi, đồng thời cũng kết thúc quá
trình lan tỏa dân cư theo xu thế ưu tiên, nổi trội từ Đông Nam Á ra khắp
nơi. Từ đó, cuộc lan tỏa dân cư của loài người chuyển biến sang một
hình thức mới, có biểu hiện nổi trội mới: lúc đầu, từ những khu vực có
môi trường sống thuận lợi và đông đảo dân cư hơn, dân cư lan tỏa ra xung
quanh, đến những khu vực hẻo lánh, có môi trường sống khó khăn hơn, từ
hạ nguồn các con sông lan tỏa lên thượng nguồn, từ đồng bằng phì nhiêu
ven các con sông lan tỏa lên trung du, thảo nguyên và vào cả những vùng
rừng núi âm u, hiểm trở, sau đó, cũng xuất hiện rải rác những cuộc lan
tỏa cùng hướng nhưng ngược chiều với những chiều hướng nói trên. Quá
trình lan tỏa dân cư có vẻ tương đối hỗn loạn đó đã tạo nên hiện tượng
tạm gọi là “giao thoa dân cư”, dân cư của khu vực này lấn át dân cư của
khu vực kia và ngược lại.
Hiện tượng đó ngày càng trở nên phổ biến theo cùng với sự tăng trưởng số lượng ngày càng đông đảo của loài người và đồng thời cũng làm nảy sinh sự cạnh tranh sinh tồn nhiều lúc rất gay gắt giữa những bộ phận người Homo s. sapiens với nhau, đe dọa trực tiếp đến lối sống du cư trong định cư lâu dài của nhau, thu hẹp phạm vi lãnh thổ đáp ứng cho lối sống ấy của nhau. Trong tình hình ấy, đã sẵn ý niệm về lãnh thổ của cộng đồng (hình thức sơ khai của bộ tộc, tương tự như hình thức liên kết giữa các bộ lạc hoặc thị tộc sau này) thì cũng tất yếu xuất hiện ý niệm về quyền sở hữu lãnh thổ và quyền được ở trên mảnh đất quê hương, bản quán. Chính sự thôi thúc phải cạnh tranh để sống còn và quyền được sở hữu lãnh thổ ấy đã thổi bùng lên cái gọi là bạo lực để từ đó mà xuất hiện hình thức cạnh tranh cực đoan nhất: đấu tranh vũ trang gây chết chóc lẫn nhau giữa hai bộ phận đối đầu nhau. Có thể rằng cuộc chiến tranh đầu tiên gây chết chóc bằng “vũ khí chuyên dụng” trong nội bộ loài người đã xảy ra cách nay khoảng (ít ra thì cũng) hơn 10 ngàn năm về trước.
Hiện tượng đó ngày càng trở nên phổ biến theo cùng với sự tăng trưởng số lượng ngày càng đông đảo của loài người và đồng thời cũng làm nảy sinh sự cạnh tranh sinh tồn nhiều lúc rất gay gắt giữa những bộ phận người Homo s. sapiens với nhau, đe dọa trực tiếp đến lối sống du cư trong định cư lâu dài của nhau, thu hẹp phạm vi lãnh thổ đáp ứng cho lối sống ấy của nhau. Trong tình hình ấy, đã sẵn ý niệm về lãnh thổ của cộng đồng (hình thức sơ khai của bộ tộc, tương tự như hình thức liên kết giữa các bộ lạc hoặc thị tộc sau này) thì cũng tất yếu xuất hiện ý niệm về quyền sở hữu lãnh thổ và quyền được ở trên mảnh đất quê hương, bản quán. Chính sự thôi thúc phải cạnh tranh để sống còn và quyền được sở hữu lãnh thổ ấy đã thổi bùng lên cái gọi là bạo lực để từ đó mà xuất hiện hình thức cạnh tranh cực đoan nhất: đấu tranh vũ trang gây chết chóc lẫn nhau giữa hai bộ phận đối đầu nhau. Có thể rằng cuộc chiến tranh đầu tiên gây chết chóc bằng “vũ khí chuyên dụng” trong nội bộ loài người đã xảy ra cách nay khoảng (ít ra thì cũng) hơn 10 ngàn năm về trước.
Khi
hiện tượng xâm lấn và bảo vệ lãnh thổ đã xảy ra tương đối thường xuyên
thì cũng là lúc xuất hiện những hình thức đầu tiên nào đó có tính qui
ước để đánh dấu phạm vi lãnh thổ đã sở hữu. Khi đã xuất hiện sự sở hữu
lãnh thổ thì đồng thời cũng xuất hiện sự phân hóa ngôn ngữ thành đa ngôn
ngữ. Ngày nay có một sự khác nhau dễ nhận biết về cách phát âm trong
ngôn ngữ của người Châu Âu (dù có gốc Xlavơ hay Latinh) so với cách phát
âm trong ngôn ngữ còn lại của thế giới (nhất là của Châu Á). Trong hai
loại ngôn ngữ đó, nói chung, nguyên âm và phụ âm đều được sử dụng nhuần
nhuyễn và cũng tương tự nhau, cũng gồm hai hệ thống các nguyên âm và các
phụ âm, rồi trên cơ sở kết hợp hai hệ thống ấy, chọn lựa, sắp xếp hai
loại âm tiết ấy với nhau mà tạo ra những âm thanh mới để chỉ về những sự
việc nào đó, những hành động nào đó, mà khi phát âm chúng một cách liên
tiếp và hợp lý thì có thể mô tả được một hiện tượng (đã, đang, sắp diễn
ra) nào đó, hoặc một ý tưởng, một suy nghĩ nào đó. Tuy nhiên, trong khi
ngôn ngữ Châu Âu, nói chung, là sự hợp thành của những âm thanh đa âm
tiết, nhiều khi phải nhấn mạnh phụ âm, nhất là âm gió, ở đầu hay ở cuối
âm thanh thì mới hiểu được và thường thì những đơn âm hợp thành âm thanh
đa âm tiết ấy, nếu tách ra đứng một mình thì hầu như chẳng có nghĩa gì
cả, thì ngôn ngữ ngoài Châu Âu, nói chung, là sự hợp thành của những âm
thanh đơn âm tiết, và những âm thanh đa âm tiết chỉ là sự kết hợp đơn
giản của đôi ba đơn âm tiết đó, cho nên không có sự nhấn mạnh phụ âm và
khi tách một âm tiết nào đó của âm thanh đa âm tiết ra đứng độc lập thì
(thường là) nó vẫn còn ý nghĩa vốn có trước đó của bản thân nó. Chẳng
hạn, trong Anh ngữ có âm thanh đa âm tiết: Xờ-taa-tờ (start: khởi sự,
bắt đầu). Nếu không thể hiện để nhận biết được âm “xờ” và âm “tờ” trong
khi phát âm thanh ấy thì chẳng ai hiểu gì cả và nếu tách âm “xờ” hay
“tờ” ra đứng độc lập thì bản thân chúng là vô nghĩa. Nhưng trong Việt
ngữ không có hiện tượng ấy: “khởi sự” là một âm thanh được tạo thành
bằng cách ghép đơn giản hai đơn âm “khởi” và “sự”. Hai đơn âm này được
coi như là sự kết hợp một cách tự nhiên và hợp lý theo khả năng phát âm
thanh của người Việt đối với phụ âm “khờ” và nguyên âm “ởi” hay của phụ
âm “sờ” và nguyên âm “ự”, để khi phát âm thì gọn lại là “khởi” hay “sự”
chứ không phải là “khờ-ởi” hay “sờ-ự”. Hơn nữa, nếu hiểu âm thanh “khởi
sự” là “khởi đầu sự việc” thì khi tách âm thanh đó thành hai đơn âm đứng
độc lập “khởi” vẫn có nghĩa là “khởi đầu”, “bắt đầu” và “sự” vẫn có
nghĩa là “sự việc”. Trong ngôn ngữ Việt, không có những âm thanh kiểu
“ởi khờ” (ởikh) nghĩa là thể hiện có tính nhấn mạnh phụ âm ở cuối âm, và
dù một âm thanh có phụ âm ở cuối thì nó cũng không được thể hiện một
cách rõ rệt, chẳng hạn như âm “ớt”, không ai phát âm thành “ớt-tờ” cả.
Còn ở Anh ngữ lại có, chẳng hạn như âm “iventờ” (event: biến cố), nếu
trong khi phát âm, không thể hiện rõ phụ âm “t” ở cuối thì không thể
hiểu được.
Người
ta nói “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nói như vậy có
lẽ không đúng. Chúng ta cho rằng ngôn ngữ Việt Nam giản dị, trong sáng.
Trình tự diễn đạt về một sự kiện, biến cố nào đó bằng Việt ngữ rất hợp
lý, rất sát với diễn tiến của sự kiện, biến cố ấy trong hiện thực. Chúng
ta nói: “Nước dâng lên làm lụt cả một vùng”, và người nghe thấy ngay ra
được hiện tượng và diễn tiến của hiện tượng. Trong câu nói đó, không có
một âm thanh nào thừa cả, vô nghĩa cả và diễn tiến của hiện tượng trong
thực tế đã xảy ra đúng như vậy. Còn khi chúng ta nói: “Cả một vùng ngập
lụt là do nước dâng”, thì người nghe hiểu được ngay cái nguyên nhân gây
ra thực trạng ấy là “nước dâng”, hai âm “là”, “do” đóng vai trò tiếp
ngữ nhằm chỉ đích danh cái làm cho “cả một vùng ngập lụt”. Không ai nói
“Đi ăn cơm, tôi” vì nó trái ngược với trình tự diễn tiến trong thực tế,
và như thế không ai có thể hiểu được, mà phải nói: “Tôi đi ăn cơm”,
nghĩa là phải theo trình tự chủ ngữ - vị ngữ - tân ngữ. (Chủ thể thực
hiện hành động tác động đến khách thể và nếu thiếu chủ thể thì cái quá
trình đó trở nên mơ hồ, phi thực và thậm chí là không thể xảy ra được).
Điều gây ấn tượng mạnh nhất của Việt ngữ, gợi cho chúng ta cái suy nghĩ
rằng nó còn lưu giữ được toàn bộ dấu tích của ngôn ngữ cổ xưa nhất -
ngôn ngữ “bi ba bi bô” của người Homo sapiens, và thậm chí cả của tiền
ngôn ngữ - ngôn ngữ “ú a ú ớ” của người Homo erectus, đó là cách ghép có
tính cực kỳ đơn giản, cơ giới, rời rạc các đơn âm tiết thành đoạn,
thành câu nói, mà sau khi ghép rồi thì các đơn âm tiết vẫn không bị biến
thái khi phát âm.
Còn
trong các ngôn ngữ gốc Châu Âu thì tình hình rất khác. Chẳng hạn trong
ngôn ngữ Hunggari (ở Trung Âu), có thể nói: “Nem lehet még itt a
búcsuzás” (phát âm theo tiếng Việt là: “Nem lehetơ mêgơ ittơ o
bucchùdásờ”). Nếu dịch sang tiếng Việt theo đúng vị trí các âm tiết
trong câu thì nghĩa của nó là thế này: “Không thể vẫn ở đây là sự (cuộc)
chia tay” và… thật là tối nghĩa. Nhưng nếu hiểu được cách nói muốn nhấn
mạnh trọng tâm vào vấn đề nào đó của người Châu Âu thì sẽ dịch ra được:
“Ở đây, chưa thể xảy ra sự (cuộc) chia tay được”, và hoàn toàn hiểu
được. Hay ví dụ khác, khi người Mỹ nói: “I love you, too”, nếu dịch theo
vị trí âm tiết thì là: “Anh yêu em, cũng” và rất tối nghĩa, nên phải
dịch là: “Anh cũng yêu em” và dễ dàng hiểu được. Sau đây là ví dụ về sự
biến thái âm thanh của một âm tiết gốc sau khi tham gia vào ghép câu.
Nếu từ ba âm gốc trong tiếng Anh là “you” (nghĩa là “anh”), “hit” (nghĩa
là “đánh”) và “I” (nghĩa là “tôi”), chúng ta ghép thành câu: “You hit
I” (“I”, khi phát thành âm thanh thì nghe là “ai”) để muốn nói rằng “Anh
đánh tôi” thì người Anh sẽ cười cho thối mũi, mà phải nói: “You hit me”
(với âm thanh phát ra của “me” là “mi”, cũng có nghĩa là “tôi” chứ
không phải là âm thanh “ai” nữa) thì mới diễn đạt được cái ý muốn nói
đó.
Như
vậy, có thể thấy, so với cách ghép câu của Việt ngữ thì cách ghép câu
trong ngôn ngữ gốc Châu Âu là phức tạp hơn, khó khăn hơn rất nhiều (dù
có thể là làm cho câu mang ý nghĩa tinh tế hơn, rõ ràng hơn), đòi hỏi
người học thứ ngôn ngữ đó phải thuộc những qui tắc biến đổi âm thanh
không phải là dễ nhớ, nghĩa là mất hẳn đi tính tự nhiên, dung dị mà thay
vào đó là nặng nề tính chủ quan, khiên cưỡng.
Chúng
ta cho rằng tất cả các ngôn ngữ ngày nay trên thế giới đều có chung một
nguồn gốc xuất phát ban đầu mà gần nhất có thể chính là ngôn ngữ của
người Homo s. sapiens (tồn tại đến khoảng thời gian trên dưới 50 ngàn
năm về trước thì bắt đầu bị phân hóa).
Nhưng
tại sao lại có sự khác biệt dễ thấy nói trên giữa ngôn ngữ Á (mà Việt
ngữ là tiêu biểu) và ngôn ngữ Âu (mà Anh ngữ là tiêu biểu)? Căn nguyên
sâu xa và có tính quyết định tạo ra sự khác biệt đó chính là do chế độ
ăn (hay thành phần thức ăn truyền thống) của người Homo s. sapiens ở
Đông Nam Á và của người Homo s. sapiens ở Châu Âu có sự khác biệt đáng
kể. Sau khi phương thức kiếm ăn bằng trồng trọt - chăn nuôi ra đời thì
người Homo s. sapiens ở Đông Nam Á tất nhiên là vẫn giữ chế độ ăn chín
và ăn tạp, nhưng tỷ lệ giữa các chủng loại thức ăn trong một bữa ăn
thường nhật, nói chung là, thịt thú rừng ít, thịt cá, tôm, sò, ốc… và
thịt các động vật nhỏ, lưỡng cư như ếch, nhái nhiều hơn, nhưng chính yếu
là thức ăn củ, quả (nhiều tinh bột) kết hợp với các loại rau (nhiều
chất xơ). Chính lối ăn mềm, ít béo, nhiều tinh bột kèm chất xơ hóa ra
lại phù hợp với khí hậu nhiệt đới, hơn nữa, làm cho cơ bắp con người dẻo
dai hơn và nhất là làm cho khuôn mặt con người chuyển biến thành thanh
thoát, nhẹ nhõm hơn, hoạt động của môi, miệng, lưỡi… linh hoạt hơn, uyển
chuyển hơn, do đó mà cũng phát ra được nhiều loại âm tiết khác nhau với
nhiều cao độ trầm bổng khác nhau. Một trong những nét độc đáo của Việt
ngữ là tính trầm bổng, “líu lo” của nó. Nhiều người nước ngoài, nhất là
người phương Tây đã lấy làm thích thú khi nghe người Việt nói chuyện với
nhau. Hỏi tại sao thì họ nói: “Nghe như chim hót”. Có lẽ học tiếng Việt
khó không phải vì ngữ pháp mà vì sự phát âm của nó.
Đi tìm chữ viết của người Việt cổ
Trong
làn sóng lan tỏa dân cư có tính tương đối ồ ạt và lâu dài, người Homo
s. sapiens từ Đông Nam Á đã mang theo văn minh và lối sống ưu việt của
họ (du cư săn bắt hái lượm trong định cư trồng trọt chăn nuôi, lấy rau,
củ, quả làm thức ăn chủ lực trong bữa ăn và “tích cốc phòng cơ”) đến hầu
hết mọi miền của đại lục Á - Âu và cả Châu Phi. Tràn sang Châu Âu,
người Homo s. sapiens về cơ bản vẫn sống trên nền tảng ấy. Tuy nhiên, để
thích nghi với điều kiện sống trong một môi trường có khoảng thời gian
lạnh, băng giá kéo dài hơn hẳn thời gian nóng, ấm, người Homo s. sapiens
đã phải cải biến đối tượng của trồng trọt chăn nuôi cũng như trong khẩu
phần bữa ăn: tăng chất béo (nghĩa là ăn thịt nhiều hơn), giảm chất xơ
(nghĩa là ăn củ quả, nhất là rau, ít đi). Chính điều kiện khí hậu và chế
độ ăn ấy đã làm cho khuôn mặt và cả cơ hàm, miệng của người Homo s.
sapiens ở Châu Âu chuyển hóa dần theo hướng “quắc thước” hơn, đồng thời
mức độ trầm bổng của âm thanh phát ra từ miệng cũng giảm xuống. Do số
lượng nguyên âm có thể phát thanh được từ miệng đã bị hạn chế đi nhiều,
trong khi phải tăng cường ngôn ngữ để đáp ứng cho đòi hỏi xã hội hóa
trong hoạt động sống cũng như cho đòi hỏi nhận thức về tự nhiên ngày
càng cao của mình mà người Homo s. sapiens ở Châu Âu đã phát triển ngôn
ngữ theo hướng tăng cường sử dụng phụ âm và đa âm tiết hóa cho mỗi âm
thanh phát ra.
Nếu
thực sự đã từng tồn tại Đại Lục Mẫu thì chắc rằng cách nay vào khoảng
30 - 40 ngàn năm về trước, đã có những biến động địa chất làm cho nó
tách rời hẳn vùng Đông Nam Á thuộc đại lục Á - Âu (Đông Nam Á ngày nay).
Hẳn là lúc đó, hoạt động sống của người Homo s. sapiens đã ở một trình
độ vượt trội so với thời kỳ đầu thoát thai ra từ người Homo erectus. Lao
động kiếm sống của họ trong thời gian này tất nhiên là vẫn theo hai
phương thức cơ bản: săn bắt - hái lượm và trồng trọt chăn nuôi. Tuy
nhiên hiện tượng lựa chọn một trong hai phương thức ấy làm chủ yếu ở
từng nhóm, từng bộ phận, từng cụm người Homo s. sapiens theo điều kiện
địa hình, thổ nhưỡng trong phạm vị địa bàn lãnh thổ mà họ làm ăn sinh
sống, đã trở nên tương đối phổ biến và như vậy, cũng sẽ kéo theo sự tồn
tại của hiện tượng trao đổi thành quả lao động giữa những nhóm, những
cụm người Homo s. sapiens với nhau. Trong phương thức săn bắt - hái
lượm, đánh bắt cá và sò ốc có thể đã được nhiều nhóm, nhiều cụm người
Homo s. sapiens lựa chọn làm công việc kiếm sống chủ yếu. Trình độ đánh
bắt cá và sò ốc lúc đó đã có những tiến bộ đáng kể, đủ đáp ứng một cuộc
sống no đủ, thậm chí là sung túc cho họ. Có thể rằng lúc bấy giờ, bè
mảng do người Homo sapiens phát minh trước đó đã được người Homo s.
sapiens cải tiến hơn nữa để có khả năng thực hiện đánh bắt ngày một xa
bờ, ngày một dài ngày. Chúng ta tưởng tượng ra những cái bè hình chữ
nhật, có nhiều lớp mảng tre nứa xếp chồng lên nhau (để nổi hơn, chịu tải
lớn hơn mà cũng an toàn hơn), bốn bề có thành (cũng được ghép từ những
mảng tre nứa) bao bọc, giữa bè là một cái cột được ràng buộc chặt và
trên đó là một cái buồm được kết lại từ những mảnh da thú. Nếu người
Homo s. sapiens đã từng chế tạo ra những cái bè đại loại như vậy thì đó
chính là thế hệ đầu tiên của những chiếc thuyền buồm đi biển sau này.
Phải chăng con thuyền cứu nạn Nôyê trong truyền thuyết có hình dạng và
cấu tạo tương tự?
Có
lẽ vào khoảng 25 - 30 ngàn năm về trước, người Homo s. sapiens ở Đại
Lục Mẫu đã ngang dọc trên biển cả bằng những chiếc bè - thuyền kiểu đó
để đánh bắt cá và chở cá đi trao đổi những chủng loại thức ăn rau, củ,
quả, thịt thú rừng, gia súc với những nhóm người Homo s. sapiens khác,
thậm chí tới tận những miền ven biển của Đông Nam Á ngày nay. Đó là
những chuyến hải hành đầu tiên của loài người trên thế giới.
Trong
trồng trọt chăn nuôi, người Homo s. sapiens ở Đại Lục Mẫu đã có thể có
những tiến bộ vượt bậc: thuần hóa được khá nhiều loài động vật hoang dã,
đã xuất hiện nghề chăn thả từng đàn gia súc, đã có hiện tượng chuyên
canh rau củ quả theo mùa, thậm chí là đã phát hiện ra cây ngô và bước
đầu dùng nó như một cây lương thực quan trọng.
Chính
sự phát triển vượt bậc trong trồng trọt - chăn nuôi đã tạo điều kiện
cho người Homo s. sapiens về cơ bản chuyển sang lối sống định cư lâu
dài. Những cụm dân cư được định hình và rải rác khắp Đại Lục Mẫu. Người
ta cũng có thể đi xa kiếm sống một thời gian, xong rồi thì lại trở về
nơi đã từng thường trú, nơi đã từng được sinh ra và lớn lên. Cuộc sống
tương đối no đủ và hứa hẹn một tương lại ngày càng sung túc ở hầu hết
những cụm dân cư của Đại Lục Mẫu, cũng như yêu cầu về trao đổi thành quả
lao động trong kiếm sống đã hầu như triệt tiêu sự cạnh tranh gay gắt để
sống còn trong nội bộ người Homo s. sapiens ở đó. Mối quan hệ giữa các
cụm dân cư là có tính tương đối mật thiết, trên tinh thần tương trợ,
thân ái, đôi bên cùng có lợi. Một cộng đồng xã hội sung túc và hiền hòa
với những con người quả cảm và chăm chỉ trong lao động, thuần phác, hồn
nhiên và lạc quan trong cuộc sống đã bắt đầu ló dạng ở Đại Lục Mẫu, để
rồi không lâu sau đó Đại Lục Mẫu trở thành nơi cực kỳ tươi đẹp và hạnh
phúc, thành một Địa Đàng có ngọn núi Tudi đầy huyền thoại mà loài người
ngày nay vẫn còn chưa nguôi tiếc nuối.
Tiếp
tục tưởng tượng (ở mức độ hoang tưởng bạt mạng nhất!), chúng ta thấy
vào khoảng hơn 20 ngàn năm cách ngày nay, xã hội loài người ở Đại Lục
Mẫu đã đạt đến cực thịnh, làm xuất hiện ở đó một nền văn minh hết mực
thanh bình, không hề biết đến chiến tranh, vô cùng rực rỡ, hơn hẳn mức
độ văn minh của bất cứ khu vực nào khác trên thế giới.
Theo
một truyền thuyết thì người Homo s. sapiens ở Đại Lục Mẫu thời kỳ văn
minh đó còn được gọi là người Mẫu La. “La” có nghĩa là Mặt Trời và người
Mẫu La có tục thờ Mặt Trời. Rất có thể công cụ lao động cũng như đồ
dùng trong sinh hoạt của người Mẫu La chủ yếu được chế tạo từ gỗ, tre
nứa, với một phần là vỏ sò, ốc cỡ lớn, xương động vật, công cụ bằng đá
chỉ được sử dụng hạn chế và phần nhiều là dùng để ghè, đập và cũng có
khi là để đục, đẽo. Nhiều khả năng họ đã chế tác ra được cung tên để sử
dụng trong hoạt động săn bắt, và trong việc chế biến thức ăn, họ không
chỉ làm chín bằng cách nướng mà còn bằng cách nấu (cho thức ăn sống vào
những thứ có hình dáng tương tự như vỏ sò, vỏ ốc biển, có thể được làm
từ đất sét, rồi đổ nước vào đặt trên ngọn lửa). Nếu đã từng là như thế
thì nên gọi thời đại đó là thời đại văn minh đồ gỗ. Trong thời đại ấy đã
xuất hiện những hình vẽ mang tính hội họa và cả những điêu khắc, tạc
tượng bằng gỗ và đá.
Cuộc
sống trong phồn vinh và thanh bình lâu dài đã làm cho tâm hồn của con
người Mẫu La có bản chất thuần phác, hồn nhiên, tràn đầy lạc quan và ứng
xử với nhau hiền hòa đồng thời cần cù, chăm chỉ trong lao động sáng tạo
và là những người đi biển đầy quả cảm.
Nhưng
rồi thời đại phồn thịnh ấy cũng qua đi. Sự tăng trưởng số lượng tự phát
do cuộc sống no đủ, sung túc tạo ra đã dần dần làm cho đời sống của đại
đa số cư dân ở Đại Lục Mẫu lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn hơn
trong công cuộc kiếm sống mưu sinh. Sự “chật chội” của môi trường sống
đã làm nảy sinh những đợt đi tìm những miền đất mới bên ngoài Đại Lục
Mẫu. Bên cạnh những đoàn hải hành đi làm ăn xa rồi trở về là những
chuyến hải hành với mục đích rời khỏi Đại Lục Mẫu tìm chốn định cư lâu
dài. Đầu tiên, có thể là sự xâm nhập vào những khu vực ven biển rồi sâu
hơn vào nội địa thuộc Đông Nam Á ngày nay và sống hòa đồng với cư dân
“bản địa” ở những nơi đó.
Có
thể rằng vào khoảng 20 ngàn năm cách nay đã có những cuộc hải hành
vượt biển vĩ đại của người Mẫu La từ Đại Lục Mẫu. Đó là những đoàn
thuyền bè gồm nhiều chiếc liên kết với nhau chở trên đó hàng trăm
người, thậm chí là cả ngàn người vượt biển để đến định cư lâu dài ở
những miền đất mới đã được khám phá. Dưới một hình thức diễn tả nào đó,
nhiều khả năng những tấm bản đồ tương đối chi tiết về nhiều vùng đất
và vùng biển trên Trái Đất đã được tạo ra. Ngày nay, khi nói về những
tấm bản đồ hàng hải rất chính xác thời Trung Cổ, các nhà khoa học đều
thống nhất rằng chúng được sao chép lại từ những bản đồ cổ xưa hơn nữa,
chẳng hạn từ thời tồn tại và hoạt động của thư viện Alêxandria - Hi
Lạp cổ đại. Xixêron nói: “Nơi hai đầu trục của bầu trời đi qua đều phủ
đầy tuyết” để tả về hai miền Bắc Cực và Nam Cực. Vì sao ông biết được
như thế khi mà mãi 2 ngàn năm sau đó mới có những con thuyền đến được bờ
châu Nam Cực lạnh giá? Bản đồ của Ptôlemê thể hiện vùng Bắc Âu với
những phần phủ trắng. Khoa học hiện đại ghi nhận đó là những vùng tương
ứng với thời kỳ băng hà vào khoảng 8000 năm TCN. Vị chuyên gia về lịch
sử và địa lý châu Mỹ nổi tiếng, giáo sư G. Hepged đã thu thập các
chứng cứ xoay quanh các bản đồ của các nhà hàng hải cổ rồi đưa ra kết
luận: “Từ thời xa xưa đã có một nền văn minh bao trùm thế giới và các
nhà họa đồ học thời đó đã lập nên các tấm bản đồ hoàn chỉnh về mọi vùng
khác nhau trên hành tinh. Rồi chúng được đồng loạt vẽ dựa trên những
tri thức khoa học đồng nhất về phương diện kỹ thuật, các qui ước cũng
như cách tính toán tỷ lệ xích chung… với những dụng cụ vẽ hoàn thiện
giống hệt nhau”.
Có một hướng lan tỏa dân cư đầy gian nan nhưng cũng đầy hứa hẹn đối với người Mẫu La ở thời kỳ đó, đó chính là hướng tới châu Úc. Chắc rằng người Mẫu La đã có mặt ở Châu Úc vào xấp xỉ thời điểm đã nói ở trên. Sau đó một thời gian, bằng đường biển họ cũng đổ bộ lên vùng Nam Á thuộc Ấn Độ ngày nay, và cả các vùng Đông Nam và Nam Châu Phi. Ngoài hướng đến Châu Úc, còn một hướng nữa có phần gian nan hơn nhưng cũng không ít hứa hẹn, đó là từ Đại Lục Mẫu vượt biển đến các quần đảo Polinêdi (trong đó có đảo Phục Sinh) rồi từ đó vượt biển một lần nữa để đến Nam Mỹ. Có thể người Mẫu La có mặt lần đầu tiên ở Nam Mỹ vào khoảng không dưới 15 ngàn năm cách nay (mãi sau này rất lâu, người Homo s. sapiens ở Đông Bắc Á mới vượt được eo biển Bêring để xâm nhập vào Bắc Mỹ. Có thể rằng khi người Homo s. sapiens Đông Bắc Á xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ thì người Mẫu La đã sinh sống ở Nam Mỹ hàng mấy ngàn năm rồi).
Có một hướng lan tỏa dân cư đầy gian nan nhưng cũng đầy hứa hẹn đối với người Mẫu La ở thời kỳ đó, đó chính là hướng tới châu Úc. Chắc rằng người Mẫu La đã có mặt ở Châu Úc vào xấp xỉ thời điểm đã nói ở trên. Sau đó một thời gian, bằng đường biển họ cũng đổ bộ lên vùng Nam Á thuộc Ấn Độ ngày nay, và cả các vùng Đông Nam và Nam Châu Phi. Ngoài hướng đến Châu Úc, còn một hướng nữa có phần gian nan hơn nhưng cũng không ít hứa hẹn, đó là từ Đại Lục Mẫu vượt biển đến các quần đảo Polinêdi (trong đó có đảo Phục Sinh) rồi từ đó vượt biển một lần nữa để đến Nam Mỹ. Có thể người Mẫu La có mặt lần đầu tiên ở Nam Mỹ vào khoảng không dưới 15 ngàn năm cách nay (mãi sau này rất lâu, người Homo s. sapiens ở Đông Bắc Á mới vượt được eo biển Bêring để xâm nhập vào Bắc Mỹ. Có thể rằng khi người Homo s. sapiens Đông Bắc Á xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ thì người Mẫu La đã sinh sống ở Nam Mỹ hàng mấy ngàn năm rồi).
Sau
khi đã lan tỏa dân cư đến những miền đất đầy hứa hẹn, thênh thang, chưa
có dấu chân người và sinh cảnh tươi tốt, trù phú thì Đại Lục Mẫu đã
giải quyết được căn bản những khó khăn trong kiếm sống và xã hội người
Mẫu La ở đó lại bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển lên cực thịnh
mới. Từng đoàn thuyền hùng hậu chở những đồ chế tác tinh xảo bằng gỗ, đá
(như cung tên, những ngọn lao bằng tre hoặc tầm vông vừa cứng vừa dẻo
dai, những điêu khắc tín ngưỡng quí giá vì tính thiêng liêng, cần cho
việc thờ phụng tế lễ…) và cả những sản vật khác ra đi từ Đại Lục Mẫu và
trở về đầy ắp những sản vật, thực phẩm, thú lạ do trao đổi mà có.
Có
lẽ vào thời kỳ đó, trên Đại Lục Mẫu đã bắt đầu xuất hiện những công
trình đã thực sự to lớn, đây đó đã mọc lên những bức tượng đá khổng lồ,
làm cho cảnh Địa Đàng càng trở nên hùng vĩ, huyền linh hơn nữa. Chúng ta
đoán như vậy vì cho rằng tất cả những công trình đá có tầm vóc khổng lồ
đến choáng ngợp như các pho tượng đầu người ở đảo Phục Sinh, những kim
tự tháp ở Nam Mỹ và ở Ai Cập thời cổ đại… đều được tạo tác nên theo
những kỹ năng, bí quyết đều có tính kế thừa từ kỹ năng, bí quyết của
người Mẫu La…
Thế
rồi đến một ngày nào đó trong khoảng thời gian trên dưới 12 ngàn năm về
trước, không gian trên Đại Lục Mẫu bỗng trở nên khác thường, đỉnh của
ngọn núi hình kim tự tháp mà người đời sau gọi là “Tu Di huyền thoại”
thường vẫn lấp lánh như pha lê, bỗng phản chiếu ra ánh sáng màu vàng
ruộm ảm đạm, cây cối im phắc bởi không có một ngọn gió, chim muông bay
dáo dác trên bầu trời, muông thú gầm rú, gia súc lồng lên, hoảng loạn.
Người Mẫu La trên Đại Lục Mẫu, trước cái biểu hiện bất thường đầy đe dọa
đó, dù không biết điều gì đang xảy ra thì ai cũng thấy lòng bứt rứt,
bất an và đều dừng mọi hoạt động sống và chờ đợi trong âu lo.
Nhưng
thời gian chờ đợi trong âu lo ấy của người Mẫu La trên Đại Lục Mẫu
không lâu. Đột nhiên, đất rùng mạnh dưới chân họ và một tiếng nổ long
trời lở đất phát ra từ phía núi Tu Di, ngọn của quả núi hùng vĩ đó đã
biến mất, thay cho nó là một cột lửa khổng lồ, cao vút đến trời xanh.
Chưa ai kịp hoàn hồn thì tiếp theo là hàng loạt cú nổ còn kinh thiên
động địa hơn bội phần, hất tung phần lớn Đại Lục Mẫu lên không trung,
tạo nên một trận mưa đất đá xuống một vùng rộng lớn ở Thái Bình Dương,
có khi đến tận bờ biển châu Mỹ. Trong nháy mắt, Đại Lục Mẫu - một Địa
Đàng trở thành huyền thoại và cũng là ước mơ đối với hậu thế, cùng với
toàn bộ cư dân và nền văn minh rực rỡ của nó, biến mất.
Vụ
nổ liên hoàn hủy diệt cực kỳ vĩ đại đó không những chỉ làm tan biến một
lục địa mà còn gây chấn động mạnh mẽ đến toàn cầu, tạo ra những đột
biến kiến tạo ở nhiều khu vực, nhưng mạnh mẽ nhất có lẽ là ở đáy các đại
dương. Sự đột biến kiến tạo ở đáy các đại dương đã là nguyên nhân chủ
yếu làm xuất hiện hàng loạt đợt sóng thần khổng lồ của những khổng lồ
tràn vào càn quét, làm ngập lụt nặng nề hầu như khắp các miền duyên hải
trên thế giới, gây ra sự tàn phá hết sức nặng nề, có tính hủy hoại và
diệt chủng thực sự đối với sinh cảnh ở những nơi đó.
Cuộc
thiên tai đó đã gây nên ấn tượng khủng khiếp nhất trong tâm khảm những
người còn sống sót để rồi bằng con đường truyền khẩu mà hậu thế sau này
được biết đến một thiên tai ghê gớm có qui mô toàn cầu đã từng xảy ra
trong quá khứ xa mờ được gọi dưới cái tên “trận Đại Hồng Thủy”. Ngày nay
ở hầu hết các dân tộc đều có một câu chuyện dưới dạng truyền thuyết hay
thần thoại, nhiều khi na ná nhau, ám chỉ về trận thiên tai kinh hoàng
ấy. Chẳng hạn, dân tộc Việt Nam có câu chuyện Ông Đùng, dân tộc Trung
Hoa có câu chuyện Bà Nữ Oa…
Một
câu hỏi đặt ra: tại sao các bộ phận người Mẫu La đến định cư ở các nơi
như Đông Nam Á ngày nay, Nam Mỹ, Úc… lại không kế thừa được và từ đó
tiếp tục phát huy nền văn minh của họ để cho khi Đại Lục Mẫu đột ngột
biến mất thì nền văn minh rực rỡ của nó cũng đột ngột biến mất theo, hầu
như không để lại dấu viết gì? Chắc chắn là vẫn còn những di vật, tuy
không nhiều, thuộc nền văn minh đó còn lưu đến tận ngày nay, nhưng chúng
ta chưa nhận biết nó. Cũng đã có sự kế thừa về văn hóa, lối sống, về
trình độ văn minh ở những bô phận người Mẫu La sống bên ngoài Đại Lục
Mẫu mà chúng ta vì chưa hẳn tin vào sự tồn tại của nền văn minh Mẫu La
nên cũng chưa nhận biết nó. Khi nói trình độ chế tác gỗ - đá của người
Mẫu La đã đạt mức độ điêu luyện, tinh xảo thì không có nghĩa người Mẫu
La cụ thể nào cũng đạt được kỹ năng ấy mà có thể chỉ một bộ phận nhỏ là
nắm được bí quyết và thực hiện được. Cũng như khi nói người của thế kỷ
XX đã chế tác được máy bay thì không phải bất cứ người nào ở thế kỷ ấy
cũng chế tác được máy bay, mà chỉ có ít ỏi vài nhóm nhỏ người ở vài khu
vực làm được điều đó. Nếu đột nhiên những nhóm đó và những khu vực đó
biến mất như Đại Lục Mẫu thì coi như khả năng chế tạo máy bay cũng mất
đi. Khi những chiếc máy bay đang sử dụng lần lượt hư hỏng hết thì hiện
tượng di chuyển bằng máy bay chấm dứt và thấy có vẻ như nền văn minh
hàng không tiến triển thụt lùi, trở lại nền văn minh thủy - bộ chẳng
hạn. Do đó, có thể nghĩ rằng trong cuộc lan tỏa dân cư của người Mẫu La
từ Đại Lục Mẫu ra thế giới, những người ra đi hầu hết là những người
bình dân “ít hiểu biết”, chứ không phải là những người ưu tú về trí tuệ,
về tài năng đại diện cho nền văn minh Mẫu - La…
Đến
đây, câu chuyện hoang tưởng của chúng ta về quá trình người hóa đã hết.
Chúng ta không thể khẳng định chắc chắn được Đại Lục Mẫu cùng với nền
văn minh Mẫu La rực rỡ của nó đã từng thực sự hiện diện hay không, nhưng
chúng ta tin tưởng sâu sắc vào điều này: bắt đầu từ người Homo erectus,
đã xuất hiện một quá trình lan tỏa dân cư và cả văn hóa, văn minh, có
tính liên tục, có xu thế nổi trội đặc biệt từ Đông Nam Á ra khắp thế
giới và sự nổi trội đặc biệt của quá trình này được thể hiện đến tận 12
ngàn năm cách nay mới mất dần đi.
Một câu hỏi bất chợt nảy ra: loài người hôm nay có còn nằm trong quá trình tiến hóa sinh vật nữa không?
Đó
là một câu hỏi đơn giản nhưng thật khó trả lời cho đích đáng được! Có
lẽ chỉ khi nào con người không thuộc về thế giới sinh vật thì nó mới
thoát khỏi tiến trình đó. Nhưng làm sao con người thoát ly ra khỏi thế
giới sinh vật được khi bản thân nó là sinh vật? Vậy thì loài người vẫn
phải nằm trong quá trình tiến hóa sinh vật và tất nhiên là bị quá trình
ấy chi phối. Có điều loài người tiếp tục tiến hóa theo hướng nào? Chúng
ta biết rằng mục đích của tiến hóa sinh vật là làm cho giống loài nào đó
cải biến để thích nghi với điều kiện của môi trường sống. Tuy nhiên,
như chúng ta đang thấy, khả năng sáng tạo và kỹ năng chế tác của con
người đã làm cho loài người trở thành vô địch trong đấu tranh sinh tồn
đối với mọi giống loài sinh vật khác (kể cả đối với siêu vi khuẩn?), và
dễ dàng sống thích nghi được trước mọi biến đổi về khí hậu, thời tiết và
sinh sản hiện nay trên Trái Đất. Con người ngày nay vẫn chỉ sở hữu một
cơ thể yếu ở nhưng nó lại có thể bay nhanh hơn chim, lặn sâu hơn cá,
chạy nhanh hơn ngựa, vồ chộp mồi hiệu quả hơn hổ báo, mạnh hơn voi…, có
thể sống bình thản trong sa mạc, ở Nam Cực, thậm chí là ở những trạm Vũ
Trụ bay vòng quanh Trái Đất. Thế thì loài người cần gì phải tiến hóa
nữa.
Có thể trả lời tóm tắt thế này: Tiến hóa sinh vật là một quá trình mang tính phổ biến vì môi trường sống luôn biến đổi. Loài người vẫn tiếp tục tiến hóa nhưng có lẽ chậm dần vì nó được trang bị thêm hai thứ vũ khí vô cùng đắc dụng để thích nghi với môi trường là tư duy trừu tượng và lao động sáng tạo. Hoặc cũng có thể cho rằng tiến lên cuộc sống ngày càng văn minh cũng là một hình thức tiến hóa!
Xét
ở góc độ tiến hóa theo hướng có một bộ não biết tư duy ngày một sâu sắc
thì có lẽ vì sự tiến triển nào rồi cũng phải có hạn độ và hình như não
người đã tiến triển đạt được cái hạn độ đó rồi và vì vậy có thể coi như
con người đã ngừng tiến hóa.
Dù
có ngừng tiến hóa thì loài người vẫn không ngừng sáng tạo và sáng tạo
ngày càng xuất sắc để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao, từ tự nhiên
vừa giả tạo (mà nó chưa nhận thức được mặt trái tai hại của chúng).
Chính cái mặt trái tai hại của của quá trình tích cực sáng tạo và tăng
cường sáng tạo để thỏa mãn sự thèm muốn vô hạn độ và mù quáng của con
người, đến một thời đoạn nào đó sẽ làm xuất hiện ở loài người một cuộc
tiến hóa thích nghi “âm thầm” mà nếu nhìn ở góc độ tự nhiên thì đó lại
là một tiến trình thoái hóa sinh học: nhờ có đầy đủ những phương tiện,
công cụ, thiết bị tối tân hỗ trợ trong di chuyển, trong lao động, trong
học tập, trong sinh hoạt… mà con người sống thỏa mãn hơn, song cũng vì
bị lệ thuộc mà con người thoái hóa dần: cơ thể nhỏ lại, chân tay ngắn
bớt, mất dần đi sự sắc sảo về tư duy dù sở hữu cái đầu to hơn (giống
trường hợp người Neandethal), bụng như cái trống và lười biếng lao động.
Khi tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác đến mức cạn kiệt mà chưa có
nguồn bổ sung thay thế, sinh cảnh trở nên tiêu điều, xơ xác thì tình
trạng thoái hóa sinh học ở con người trong điều kiện môi trường sinh
thái như vậy sẽ đẩy loài người rơi xuống vực thẳm của sự tiêu vong.
Viễn
cảnh đen tối ấy có thể xảy ra không? Tùy thuộc vào sự nhận thức và phát
hiện ra sớm hay muộn biện pháp khắc phục của bản thân con người mà
thôi!
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét