HÒN PHỤ- TỬ Ở KIÊN GIANG (ĐL)
HÒN PHỤ- TỬ Ở KIÊN GIANG
Nghe tin sét đánh buốt ê đầu
Hòn tình Phụ- Tử chẳng còn đâu
Trần Hạnh Thu
Đến thăm Hòn Phụ Tử… những ngày “không còn cha”
Những người lần đầu đặt chân đến tham quan Hòn Phụ Tử đều có chung một tâm trạng là tiếc nuối khi không thấy mặt cha – hòn Phụ. Tuy nhiên, quang cảnh non nước nơi đây làm đắm say lòng người nên sự nuối tiếc ấy cũng mau ùa vào con sóng xô ra biển…
Từ những năm 90, mỗi khi du khách đặt chân đến vùng đất Hà Tiên tham quan, du khách thường dừng lại ghé thăm “Hòn Phụ Tử” (xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Lí do du khách ghé thăm điểm du lịch này không chỉ bởi vẻ đẹp non nước hữu tình mà còn muốn con cháu hay chính bản thân mình có vài phút ngẫm nghĩ về tình cha con cao đẹp qua truyền thuyết Hòn Phụ Tử.
Trước khi “vượt” ra biển thăm Hòn Phụ Tử, một điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua theo đúng nghĩa đen là Chùa Hang (vì Chùa Hang là con đường bộ duy nhất ra Hòn Phụ Tử). Ngôi chùa đặc biệt này phần lớn diện tích nằm trong hang núi, có lối vào nhỏ hẹp, phải chèn mình qua vách núi mới vào được. Khi đi sâu vào bên trong, du khách bị cuốn hút vào những khối thạch nhủ, hóc đá gân guốc, hình dáng độc đáo…
Chùa Hang từ cửa vào cho đến “thoát” ra đến cửa biển chỉ kéo dài vài trăm mét. Khi vào Chùa Hang nhiều người có chung cảm giác là thanh tịnh và cảm thấy thoái mãi khi hưởng được những luồng gió mát rượi thổi từ ngoài biển vào.
Bước ra khỏi Chùa Hang, trước mắt du khách là nhiều hòn đá chơ vơ, sừng sững giữa biển xanh mà người ta ví là tiểu Hạ Long. Du khách có thể thả bộ dưới bãi biển trước Chùa Hang vài trăm mét là có thể tận mắt xem Hòn Phụ Tử. Tuy nhiên, với những du khách lần đầu tiên đến tham quan Hòn Phụ Tử, đều có chung cảm giác tiếc nuối vì không xem được “hình hài” của Hòn Phụ. Bởi cách đây 10 năm (9/8/2006) vì sự tác động của tự nhiên, Hòn Phụ đã gãy và hơn một nửa thân mình đổ xuống biển. Từ đó, Hòn Phụ Tử chỉ còn Hòn Phụ.
Anh Trung – một hướng dẫn viên du lịch cho biết: Tôi làm hướng dẫn viên ở đây từ khi Hòn Phụ chưa bị đổ nên cũng nắm rõ lượng khách đến đây nhiều ít như thế nào sau khi sự cố xảy ra vào 8/2006. Nói thật thì sau khi Hòn Phụ bị đổ, lượng du khách đến đây tham quan có giảm một ít. Nếu du khách đến đây trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến gần Tết tì tiêu điều lắm! Còn qua tết đến tháng 6 thì nhân viên ở đây làm việc “thở không ra hơi” luôn. Bởi vậy, anh em chúng tôi làm việc ở đây xem như 6 tháng làm, 6 tháng nghỉ.
Hòn Phụ Tử đã nổi tiếng khắp nơi. Chúng tôi chẳng biết lượng khách đến đây ít hay niều sau khi Hòn Phụ “rời” Hòn Tử ra đi nhưng chúng tôi thấy tiếc khi thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này những cảnh sắc tự nhiên tuyệt đẹp. Thế nhưng con đường dẫn vào quần thể du lịch trứ danh này, nhỏ và nhếch nhác; hàng quán bày bán ngổn ngang, thiếu vệ sinh; dịch vụ phục vụ du khách thì quá nghèo nàn… Theo chúng tôi, đây mới là những lí do du khách đến rồi không bao giờ trở lại thăm Hòn Phụ Tử, chứ không phải vì Hòn Phụ bỏ con “về” với biển như người ta nói.
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Cảnh quan nơi đây thật đẹp, ngoài Hòn Phụ Tử níu chân du khách bao năm qua
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nguyễn Hành
Nhận xét
Đăng nhận xét