TT&HĐ V - 44/f

 
Nguồn gốc của loài người [Phần 2/3]

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG V (XXXXVI): CHIÊM BÁI

“Bằng cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu, thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.

“Cái huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với chúng ta”.
Max Planck

“Từ trên cao, Tạo hóa mỉm cười nhìn xuống, Người đã trao cho chúng ta một lòng khao khát khám phá, nhiều hơn là khả năng trí tuệ để làm việc ấy”.
 Albert Einstein

“Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”. 
Albert Einstein

“Lý thuyết, là ta biết hết mọi thứ nhưng không thứ nào hoạt động được. Thực hành là việc gì cũng chạy mà ta không biết tại sao. Nơi đây ta gom chung lý thuyết với thực hành: chẳng cái nào chạy cả… và không ai biết lý do vì sao!”. 
A. Einstein

“Tư duy sáng tạo không chỉ bao gồm việc tạo ra những ý tưởng mới, mà còn là thoát khỏi những ý tưởng lỗi thời”
Roger von Oech

"Cuộc sống có hai quy luật cơ bản: thay đổi là điều không thể tránh được, và, mọi người thường chống lại sự thay đổi”.
Roger von Oech

"Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên".

Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”.
"Người ta nói con người tài giỏi hơn con vật ở chỗ biết tư duy. Nhưng chiến tranh làm ta nghi ngờ điều đó. Và nhìn vào lòng tham, ta tin loài người là loài tác tệ nhất trong thế giới sinh vật!"
NTT 
 
 
 
 
(Tiếp theo)



                                                                  Proconsul
Tổ quán của loài người là ở Đông Nam Châu Phi. Cách đây chừng 30 triệu năm, loài Proconsul - tổ tiên chung của các loài vượn cổ xuất hiện và nhờ đã thích nghi với lối sống vừa ở dưới mặt đất, vừa leo trèo trên cây nên đã tăng trưởng nhanh chóng, lan ra khắp Châu Phi. Loài Proconsul tiếp tục tiến hóa và đến khoảng 14 triệu năm cách nay thì làm xuất hiện một loài mới, tạm gọi là vượn người cổ xưa nhất - là tổ tiên chung của người nguyên thủy tối cổ và loài A. afavencis (hoặc cũng có thể là chi của loài này). 
Có khả năng thời điểm này cũng đánh dấu sự bắt đầu của một quá trình biến đổi khí hậu mới: kết thúc giai đoạn băng hà, thời tiết trở nên ấm áp hơn nhưng khô hơn, những cánh rừng trở nên thưa thớt hơn, những trảng cỏ có cây xuất hiện nhiều hơn, và nhất là nước biển dâng làm úng ngập nhiều vùng rộng lớn ở Đông Phi. Môi trường sống rừng rú bị thu hẹp lại làm cho cuộc đấu tranh sinh tồn trở nên gay gắt và buộc một bộ phận loài vượn người cổ xưa phải sống trong một môi trường bất lợi về mặt thời tiết khí hậu, đầy khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn truyền thống, nhưng dù sao thì cũng vẫn còn “dễ chịu” hơn sống ở những trảng cỏ, đó là những khu vực duyên hải ven biển ở Đông Nam Châu Phi. 
Lúc đầu do khả năng thích nghi còn yếu ớt nên chúng suy thoái về số lượng và ổn định ở mức ít ỏi. Để có thể thích nghi với môi trường sống hơn nữa thì chúng phải tiến hóa. Vì cấu tạo cơ thể đã định hình theo cách đã có thể đứng, đi được bằng hai chi sau và hai chi trước biết cầm nắm để hái lượm, đưa thức ăn vào miệng nên trong một môi trường sống đòi hỏi phải di chuyển, luồn lách một cách linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, trên mọi địa hình vùng duyên hải, cả trên cạn, trong trảng cỏ, trong đầm lầy, ao hồ, sông, biển và đồng thời phải tinh mắt hơn để phát hiện thức ăn cũng như hiểm họa, thì định hướng tiến hóa ưu tiên của loài vượn người tối cổ chỉ có thể là tăng cường chuyên biệt hóa chức năng, thuần thục hóa các thao tác của chân và tay cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa chúng trên cơ sở các qui luật vật lý, sao cho, có được sự uyển chuyển, khéo léo và đạt được hiệu quả cao nhất có thể trong di chuyển, hái lượm và tự vệ. Định hướng ấy tất yếu dẫn đến trước tiên là phải làm sao cho các giác quan sẵn có ngày một tinh nhạy hơn và nhất là bộ não phải phát triển lên một trình độ hoạt động mạnh mẽ hơn, khẩn trương hơn để xử lý ngày một nhiều thông tin hơn và điều khiển, chỉ huy hoạt động của cơ thể chính xác hơn, kịp thời hơn trên cơ sở cấu tạo nội tại, hình thể vốn đã được xác định thuở ban đầu của loài vượn người tối cổ. 
Chắc rằng trước khi xuất hiện loài vượn người tối cổ, linh trưởng đã có lối sống bầy đàn nhưng có được thức ăn chỉ chủ yếu bằng hái lượm, vồ chụp được sâu bọ để ăn chỉ là hành động nhỏ lẻ, nặng tính ngẫu nhiên, và cũng vì thế mà mối quan hệ giữa các cá thể trong nội bộ bầy đàn nói chung là hời hợt, không sâu sắc, do đó mà cũng không cần thiết phải có nhiều tín hiệu trong truyền nhận thông tin bằng cử chỉ và cả bằng âm thanh giữa chúng. Trong môi trường sống mới có nhiều khó khăn đối với việc tìm kiếm chủng loại thức ăn truyền thống, loài vượn người tối cổ buộc phải tìm những chủng loại thức ăn mới và quá trình đó cũng tạo nên một định hướng tiến hóa đối với nội tạng, nhất là hệ thống tiêu hóa và bài tiết để thích nghi với sự ăn tạp. Khi đã thích nghi với thức ăn là sò ốc lộ thiên ven bờ các con sông, ao hồ, đầm lầy và ven biển thì loài vượn người tối cổ sẽ tiến tới ăn các động vật nhỏ di chuyển chậm chạp. Khi sự tiêu thụ các thức  ăn đó đã trở nên thường xuyên thì sự tăng trưởng về số lượng của loài vượn người tối cổ cũng được kích hoạt ngày một nhanh lần lên và tất yếu hướng chúng đến việc phải săn bắt những con vật ngày càng lớn về hình thể, ngày một mạnh về sức vóc, ngày một nhanh về tốc độ di chuyển, không những ở trên cạn mà cả ở trong ao hồ, đầm lầy, sông ngòi, thậm chí là cả ở trên cây cao và cả trong biển cả, để làm thức ăn. Miền duyên hải ven biển trở thành môi trường sống truyền thống của vượn người tối cổ. 
Định hướng tiến hóa bị qui định bởi cấu trúc hình vóc cơ thể thuở ban đầu đã không ưu tiên lớn mạnh hóa cơ thể mà ưu tiên phát triển bộ não ngày một ý thức hóa đối với loài vượn người tối cổ và đó cũng là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu làm cho chúng ngày càng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong nội bộ bầy đàn khi săn bắt thú, cá. Vì định hướng tiến hóa đã không cho chúng có khả năng vồ chụp hiệu quả đối với những con mồi to, khỏe và nhanh nhẹn cho nên để có được con mồi, chúng chỉ còn cách cùng nhau bao vây, cùng lúc xông vào đánh, bắt con mồi hoặc vây hãm con mồi vào tình thế bị mắc bẫy, không còn khả năng tự vệ hoặc vượt thoát. Quá trình hình thành một cách tự nhiên những hình thức săn bắt kiểu đó đã dần dần làm cho loài vượn người tối cổ không những biết phân công nhau trong việc lùng bắt con mồi mà còn biết chia chác con mồi cho nhau. Nhưng muốn thế, trước hết chúng phải cố gắng tăng cường tín hiệu thông tin cho nhau, lúc đầu là bằng cử chỉ, động tác, sau là cả bằng âm thanh phát ra từ miệng. Bộ não đã đạt đến độ thông minh nhất định của chúng sẽ là thủ lĩnh thúc đẩy quá trình sáng tạo ra ngôn ngữ, đồng thời thông qua quá trình hình thành và sử dụng ngôn ngữ ấy mà bản thân bộ não cũng tự hoàn thiện mình theo hướng tư duy trừu tượng ngày một sâu sắc.
Lan tỏa dân cư, mở rộng môi trường sống là một quá trình tự nhiên, có tính qui luật trong thế giới sinh vật. Quá trình này làm xuất hiện những giống loài động vật sống, di chuyển và tìm thức ăn là hoa, lá, quả, sâu bọ trên những cành cao. Một trong những định hướng tiến hóa động vật làm xuất hiện lối sống này là làm cho tứ chi của con vật, nhất là hai chi trước thon, dài ra và có các ngón cũng dài ra, có thể bám chắc, cầm nắm linh hoạt để leo trèo, đu, chuyền cành và đồng thời để hái lá, bứt quả, nhặt sâu, bắt bọ.

 Australopithecus afarensis, Lucy's species | Natural History Museum
                                                 Australopithecus afarensis 
 
                                                             Homo habilis 
 
                                                             Homo erectus
Khi lối sống thường xuyên ở trên cây bắt đầu gặp nhiều khó khăn, nạn đói luôn đe dọa thì một bộ phận linh trưởng chuyển sang lối sống lưỡng cư lúc ở trên cây, lúc ở trên mặt đất để hái lượm. Chắc là tư thế đu cành, ngồi cầm thức ăn để ăn đã cho chúng một cơ thể tương đối thích ứng với lối đứng và đi được một quãng ngắn khi sống dưới mặt đất. Lối sống lưỡng cư ấy dần cải tạo đôi chân có hình dạng và cấu trúc ngày càng phù hợp hơn cho tư thế đứng thẳng và di chuyển, và cả đôi tay cũng vậy, nhưng theo hướng phải bảo lưu sự cầm nắm để còn có thể leo trèo, đu chuyền cành ở mức độ nào đó và quan trọng hơn là để còn hái lượm được thức ăn.
Sau một thời gian tiến hóa nào đó thì từ bộ phận Linh trưởng sống lưỡng cư đó xuất hiện loài Proconsul và từ sự tiến hóa của Proconsul mà xuất hiện loài vượn người tối cổ. Phải sống trong một môi trường sinh thái đặc thù lúc đầu có nhiều bất lợi, xuất phát từ cấu tạo sinh học và lối sống đã được định hình tương đối bền vững, thì định hướng tiến hóa như đã nói đối với loài vượn người tối cổ là một tất yếu: đứng thẳng hơn để chạy nhanh hơn, hai tay không những vẫn phải bảo lưu sự cầm nắm mà còn trở nên linh hoạt, thực hiện được nhiều động tác phối hợp hơn để phục vụ cho công việc vừa có thể hái lượm, vừa có thể chộp bắt, mang vác, đồng thời cũng hỗ trợ làm tăng tốc độ di chuyển khi cần thiết (nhất là khi bơi trong nước, đóng vai trò như hai mái chèo), mắt phân biệt tinh tường hơn và có thể nhìn thấy cả ở trong nước với mức độ nhất định… Để có được một định hình cơ thể uyển chuyển có thể thực hiện được nhiều tư thế, thực hiện nhịp nhàng được nhiều thao tác phối hợp giữa các bộ phận chức năng của cơ thể với nhau, nhằm sống thích ứng tốt nhất trong môi trường sinh thái pha tạp nhiều địa hình xen kẽ, thì phải tăng cường hệ thần kinh phức tạp hơn, tinh vi hơn nhằm truyền dẫn chính xác, kịp thời, đa dạng và nhiều thông tin hơn, mà trước hết là phải làm cho bộ não phát triển theo hướng tiếp thu, xử lý được nhiều loại thông tin, nhiều lượng thông tin hơn, phát ra mệnh lệnh điều hành cho các bộ phận cơ thể chính xác và kịp thời hơn, nghĩa là bộ não được định hướng phát triển có mức độ hoạt động mạnh mẽ hơn, phân biệt và lựa chọn tín hiệu thông tin tốt hơn, có tính tích cực, chủ động, tự giác ngày càng cao và như thế cũng là ngày càng sáng suốt hơn. Cần thấy rằng quá trình tiến hóa của bộ não và quá trình tiến hóa của cơ thể một cách đặc thù của loài vượn người tối cổ thực ra là đan xen nhau, có mối liên hệ qua lại khăng khít nhau, trong đó quá trình tiến hóa của bộ não đóng vai trò nền tảng.
Có lẽ vì vẫn còn giữa được thói quen ăn sâu bọ của thủy tổ xa xưa nên trong quá trình tìm kiếm mở rộng nguồn thức ăn, loài vượn người tối cổ đã chuyển sang ăn cả thịt động vật và từ đó mà ngoài thức ăn thực vật thì thịt động vật cũng trở thành thức ăn chính của chúng. Khi đã bắt đầu phải tìm cách ăn được cả những con mồi có tốc độ di chuyển nhanh, những con mồi to khỏe có khả năng tự vệ, hoặc cả những loài thú ăn thịt hung dữ, thì cũng là khi loài vượn người tối cổ (đã tiến hóa được một bước dài và cũng đã có được một bộ não khá sáng sủa, nhưng chưa có ngôn ngữ) bắt đầu chính thức làm hình thành nên phương thức kiếm ăn thứ hai không kém phần quan trọng cho bản thân chúng, đó là săn bắt.
Có thể mường tượng rằng, lúc đầu công việc săn bắt chỉ có tính cá thể, đơn lẻ, mạnh ai nấy làm, chỉ gồm những việc như: vồ chụp những con mồi nhỏ bé, chậm chạp, đi tìm hang, tổ trú ngụ, ẩn nấp của chúng để bắt chúng, dùng tay tát cạn những vũng nước tương đối nhỏ, nông để bắt cá…, rồi đến những công việc có tính tập thể hơn như tập trung thành từng nhóm nhỏ bao vây vồ chụp, lùa vào chỗ hiểm yếu nào đó làm cho con mồi thất thế, mất khả năng tự vệ để hạ sát nó…, cuối cùng là công việc săn bắt có hình thức xã hội: tập hợp thành một lực lượng hợp tác tương đối gắn bó, có sự phân công để cùng nhau hạ sát cho được con mồi. Khi đã có sự phân công, hiệp đồng trong săn bắt, hái lượm, mang vác thì có thể là không lâu sau đó cũng xuất hiện sự phân chia, phân phối lượng thức ăn đã cùng nhau thu hoạch được và thậm chí cũng xuất hiện luôn hiện tượng trao đổi miếng ăn khác loại cho nhau giữa các cá thể trong bầy đàn (chẳng hạn đổi hoa quả lấy thịt). Để có được một lối sống như thế, tổ tiên loài người đã phải đạt đến một trình độ giao tiếp phức tạp nhất định, nghĩa là hiểu được nhau không những qua điệu bộ cử chỉ đóng vai trò ám hiệu, mà còn qua những âm tiết đơn đóng vai trò thông báo phát ra từ miệng nữa. Lúc đầu, loài vượn người tối cổ lột xác thành loài người vượn thế hệ đầu tiên - loài A. afarensis (hoặc cũng có thể là loài A. africanus) mà về mặt thời gian xuất hiện thì có thể là vào khoảng 5,5 triệu năm về trước. Khi lối sống đã thích nghi với cả sự ăn thịt, cá và đã thường xuyên ăn thịt, cá thì vượn người cũng tăng trưởng sức vóc cơ thể lên với mức độ nhất định, trong đó sự phát triển của bộ não được ưu tiên. Đi đôi với sự tăng trưởng đó là sự tăng trưởng lạm phát về số lượng cá thể của loài. Chính sự tăng trưởng lạm phát về số lượng này đã nhanh chóng làm chật chội môi trường sống truyền thống, gây ra sự tranh giành lãnh thổ, tranh giành thức ăn gay gắt giữa các bầy đàn trong nội bộ loài A. afarensis (cũng có thể là loài A. africanus), làm xuất hiện sự lan tỏa dân cư của chúng ra khắp miền duyên hải Đông Nam Châu Phi - rồi sau đó là sự mở rộng môi trường sống về phía trong lục địa. Rất có thể không thích nghi được với đời sống thiếu muối nên sự mở rộng môi trường sống kiểu đó làm hình thành nên một lối sống tương tự như lưỡng cư, nghĩa là đi xa miền duyên hải săn bắt, hái lượm rồi lại trở về đó sống với nguồn nước lợ (nước nhiễm mặn). Quá trình lan tỏa dân cư ngày một sâu vào nội địa chắc đã làm cho một bộ phận xa rời miền duyên hải và vì không thể thích nghi được sự mất muối lâu dài của cơ thể nên thoái hóa dần và tiêu vong. Bộ phận người vượn thuở đầu tiên, và “bám trụ” được ở miền duyên hải, tiếp tục quá trình người hóa, lần lượt chuyển biến thành: A. africanus (cũng có thể là A. afarensis), A. robustus, A. boisei và Homohabilis. Tất nhiên những bộ phận nào đó của dòng họ Australopithecus không chuyển biến theo hướng người hóa được thì bị coi như là những ngõ cụt của sự tiến hóa và sau đó sẽ bị diệt vong trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Giống loài Homohabilis là những đại diện cuối cùng và có tính người nhất trong dòng họ người vượn. Chúng xuất hiện trong khoảng 3,5 triệu năm cách nay. Hoạt động sống của chúng đã mang hình thái xã hội dù còn rất sơ khai. Chúng chưa có ngôn ngữ nhưng đã có thể phát ra từ miệng nhiều âm thanh rời rạc khác nhau đóng vai trò như những tín hiệu thông báo đơn điệu.
Khảo cổ học đã xác định được niên đại chế tác công cụ đồ đá (đẽo đá) cổ xưa nhất là vào khoảng 1,82 - 1,75 triệu năm về trước, và chỉ phát hiện thấy ở Châu Phi. Nếu thế, phải cho rằng thời điểm mà tổ tiên xa xôi của loài người lần đầu tiên biết sử dụng công cụ (là những vật có sẵn trong thiên nhiên) còn sớm hơn thế nữa. Hình như hơn 2 triệu năm trước, Homohabilis đã săn bắt theo nhóm và đã hạ sát được những động vật ăn thực vật cỡ trung bình tuy có thể chạy nhanh nhưng ít khả năng tự vệ gây sát thương đối tượng. Họ bao vây, lùa ép con mồi sa xuống đầm lầy rồi dùng đá, gậy giết chết nó. Nếu đúng là như vậy thì thời điểm tổ tiên loài người lần đầu tiên biết sử dụng công cụ còn lùi sâu hơn nữa trong quá khứ. Khó lòng mà xác định được thời điểm ấy, song chúng ta phán đoán rằng đó là vào khoảng 5,5 triệu năm cách nay, cùng lúc với sự xuất hiện của loài A. afarencis. Định hướng tiến hóa đã bị qui định và trở nên đặc thù, bắt đầu từ loài vượn người cổ xưa nhất đã không theo hướng tối ưu hóa cấu tạo cơ thể để săn bắt mồi tương tự như loài hổ, báo mà theo hướng uyển chuyển, linh hoạt hóa cơ thể nhằm thích ứng với địa bàn môi trường có đa dạng địa hình đan xen phức tạp và lối sống hái lượm, nghĩa là ưu tiên theo hướng tối ưu hóa hệ thần kinh, làm cho bộ não ngày một tinh khôn hơn. Tiến hóa thích nghi và tăng trưởng đến một thời đoạn nào đó thì xuất hiện nạn khan hiếm thức ăn truyền thống, nhiều khi trở nên trầm trọng vì sự xuất hiện các thiên tai. Sự hối thúc có tính thường xuyên trong quá trình tìm kiếm thức ăn để sống còn đã buộc loài vượn người tối cổ phải mở rộng nguồn thức ăn, ngoài các chủng loại thức ăn thực vật và sâu bọ ra, chúng ăn thịt cả những động vật khác. Lúc đầu có thể là các loài động vật nhỏ bé di chuyển chậm ở trên cạn và sò ốc, sau là tôm cá và những động vật trên cạn lớn hơn. Cứ thế mà dần dần thịt động vật cũng trở thành nguồn thức ăn chủ yếu. Lúc đầu nguồn thức ăn động vật đó là rất dồi dào, gây ra kích thích cho một sự tăng trưởng lạm phát mới cho loài vượn người tối cổ và đến một thời đoạn nào đó, chúng lại đứng trước nạn khan hiếm thức ăn thường xuyên và buộc phải tính đến chuyện làm sao ăn thịt được cả những con mồi to lớn hơn, nhanh nhẹn hơn, có khả năng tự vệ hơn, cả ở trong nước lẫn trên cạn, nghĩa là phải tăng cường cả về năng lực lẫn hiệu quả trong việc tìm kiếm cũng như làm ra được miếng ăn, chủ yếu là trong săn bắt và làm thịt con mồi. Muốn thế thì phải làm thế nào khi “trời phú” cho chúng một cơ thể chẳng thích hợp gì cho sự săn đuổi, vồ chụp, xé xác những con mồi to khỏe, nhanh nhẹn hơn so với chúng? Do qui định của định hướng tiến hóa mà loài vượn người tối cổ cũng không thể thông qua con đường tiến hóa để cải tạo cơ thể thành như của loài hổ, báo hay cá sấu được. Chính bộ não phần nào “tỉnh ngộ” của chúng đã chỉ ra cách cho chúng thực hiện cái yêu cầu có tính sống còn đó, nhưng điều kiện tiên quyết cho não làm được cái công việc như là bước đầu tiên hoạt động sáng tạo đó, lại là do chúng đã sở hữu được hai cánh tay cử động tương đối tự do và linh hoạt, nhất là vẫn thừa hưởng được hai bàn tay biết cầm nắm của tổ tiên xưa kia. Đó chính là việc lựa chọn một vài thứ phù hợp, có sẵn tại chỗ trong nhiên thiên để sử dụng làm phương tiện, công cụ hỗ trợ cho đôi tay nhằm tăng cường sức mạnh và tầm hoạt động của chúng. Công cụ đầu tiên mà tổ tiên loài người sử dụng nhiều khả năng là hòn đá cuội. Họ dùng hòn đá cuội đập vỡ các hạt có vỏ cứng để ăn nhân bên trong hoạt vỏ sò, ốc để ăn thịt chúng. Công cụ được sử dụng tiếp theo là cành cây, thân cây nhỏ để làm que, gậy (nhưng cũng có thể đây mới là công cụ được sử dụng đầu tiên). Lúc đầu, có thể họ dùng que, gậy để khều những con vật nhỏ trong hang, đào bới tìm củ. Sau đó gậy được dùng để đập, đâm những con mồi ở ngoài tầm tay với, những hòn đá cuội còn có thể được dùng để chọi, ném về phía con mồi nhằm gây thương tích, hạ sát chúng và cuối cùng, cả hai thứ gậy và đá cuội được dùng vào việc hái những quả ở đầu cành không với tới được hoặc ở tít trên cao không có khả năng trèo lên vặt được. Công cụ tiếp theo có thể là vỏ sò, hến rồi đến những mảnh đá có sẵn cạnh sắc, được dùng vào việc xẻ thịt con vật. Chắc chắn là khi gậy và đá cuội đã được sử dụng tương đối thuần thục thì nó mặc nhiên cũng trở thành vũ khí tự vệ khi không thể chạy trốn được trước những con thú ăn thịt hung dữ. Chúng ta cho rằng, thời đoạn loài vượn người tối cổ biết sử dụng công cụ và sử dụng tương đối thuần thục công cụ để kiếm ăn và tự vệ cũng là thời đoạn chúng chuyển biến thành loài A. afarensis.
Để có được một cái gậy thì phải chọn những cành khô không có nhánh, nhưng không phải lúc nào cũng có được một cành như thế mà phải tiến hành bẻ nhánh nó đi và hơn nữa, có khi cũng chẳng có sẵn cành khô mà phải dùng cành tươi hoặc vì dùng cành tươi bền, dẻo dai hơn nên phải tiến hành cưa, chặt (bằng miếng đá dẹt có sẵn cạnh sắc?) cành tươi rồi tỉa tót nhánh của nó để làm gậy. Nếu cho rằng A. afarensis đã từng hành động như thế và như thế cũng là sự chế tạo công cụ thì không thể lấy thời điểm xuất hiện hiện tượng chế tạo ra công cụ làm mốc cho sự xuất hiện ra loài người được.
Vào khoảng hơn 8 triệu năm cách nay, nước biển đã xâm nhập Đông Phi và dâng lên dần dần đến khoảng thời gian trên dưới 5 triệu năm cách nay thì đạt đỉnh điểm và từ đó bắt đầu rút dần. Có thể vì thế mà những di cốt hóa thạch trong khoảng từ 8 đến 5 triệu năm cách nay đã không được tìm thấy, làm đứt đoạn xâu chuỗi khảo cổ về quá trình người hóa.
 Có khả năng thời điểm này cũng đánh dấu sự bắt đầu của một quá trình biến đổi khí hậu mới: kết thúc giai đoạn băng hà, thời tiết trở nên ấm áp hơn nhưng khô hơn, những cánh rừng trở nên thưa thớt hơn, những trảng cỏ có cây xuất hiện nhiều hơn, và nhất là nước biển dâng làm úng ngập nhiều vùng rộng lớn ở Đông Phi. Môi trường sống rừng rú bị thu hẹp lại làm cho cuộc đấu tranh sinh tồn trở nên gay gắt và buộc một bộ phận loài vượn người cổ xưa phải sống trong một môi trường bất lợi về mặt thời tiết khí hậu, đầy khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn truyền thống, nhưng dù sao thì cũng vẫn còn “dễ chịu” hơn sống ở những trảng cỏ, đó là những khu vực duyên hải ven biển ở Đông Nam Châu Phi.
Đến thời kỳ xuất hiện người vượn Homohabilis thì nước biển đã rút đi nhiều làm miền duyên hải Đông Nam Châu Phi không những bị thu hẹp lại phần nào mà còn bị biến thái theo hướng xấu đi, xơ xác đi, ảnh hưởng bất lợi đến sự tìm kiếm thức ăn đang “thịnh hành” của họ do kế thừa một cách đã phần nào sáng tạo thêm từ tiền thân trực tiếp của họ mà có. Do đó người vượn Homohabilis (chúng ta cho rằng lúc này số lượng cá thể còn ít) đã phải nâng cấp trình độ săn bắt lên một bước mới: từ lối săn bắt kiểu tập thể còn lỏng lẻo, tản mát, thiếu tính đồng bộ và chỉ “được chăng hay chớ” tiến tới hình thức săn bắt có tính xã hội dù còn sơ khai nhưng đã thể hiện được sự liên kết, gắn bó hơn, phần nào có tính tổ chức, chia nhau tìm con mồi theo nhiều hướng khác nhau, hướng nào phát hiện thấy con mồi to lớn thì báo hiệu cho cả nhóm tập trung về đó, phân công và hợp sức nhau phục kích, bủa vây, triệt hạ bằng được con mồi. Lúc đó, có thể đã có cá thể đóng vai trò phân công chung (đầu lĩnh) và hơi hướng tính kế hoạch. Nhờ trình độ đã được nâng lên một bước có tính cách mạng, mà người vượn Homohabilis tiến hành săn bắt hiệu quả rõ rệt, dễ dàng hơn, ít tốn sức hơn, hạ sát được những con vật ăn thực vật chạy nhanh tương đối lớn, và có thể hoạt động trong một địa bàn rộng lớn hơn để săn bắt.
Khi nguồn thức ăn đã tương đối dồi dào trở lại thì loài người vượn Homohabilis bước vào quá trình tăng trưởng: tăng trưởng về sức vóc cơ thể nhưng đặc biệt là ưu tiên tăng trưởng bộ não theo hướng làm xuất hiện tư duy sáng tạo để thỏa mãn những bức bách nảy sinh từ thực tiễn hoạt động sống (chẳng hạn như có thể là sự thiếu thốn công cụ có sẵn trong thiên nhiên, là sự còn nghèo nàn của giao tiếp bằng âm thanh, là sự còn yếu ớt trong việc chống lại những khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu…), đồng thời tăng trưởng và tăng trưởng lạm phát không thể kiềm chế được về số lượng các cá thể loài.


Não thường được biết là nơi quyết định độ thông minh của con người, quyết định phản xạ, cách thức con người hành động. Có nghiên cứu cho rằng, một bộ não thông minh tùy thuộc vào khả năng giao tiếp giữa các tế bào thần kinh và màng chất béo bao bọc các dây thần kinh. Chính các màng chất béo này quyết định độ nhanh của các tín hiệu lan truyền trong não.

Trước khi thay đổi hình dạng để trở thành một cơ quan chuyên biệt thì tế bào não cũng chỉ là một phần của đám tế bào không khác biệt với tế bào da. Hệ thần kinh trung ương được hình thành rất nhanh ngay khi còn trong phôi người vì nó phải kiểm soát các hoạt động trọng yếu sau này. Trong 21 ngày đầu tiên, hệ thần kinh chiếm 90% khối lượng phôi, sau 3 tháng nó chiếm nó chiếm 70% khối lượng phôi, sau đó là 40% ở trẻ sơ sinh và cuối cùng là chỉ còn lại 2% ở người trưởng thành.


Vòng tròn tiến triển và sự phá huỷ môi trường - Con người đang tự đầu độc chính mình!


1. Vòng tròn tiến triển và sự phá huỷ môi trường – Con người đang tự đầu độc chính mình!

Con người sẽ tiến hóa thế nào trong 100.000 năm nữa - 3
Hình dung về sọ não người trong tương lai
Sự tăng trưởng não bộ ở Homohabilis làm cho tính sáng tạo trong hoạt động sống của người vượn này thể hiện ra ngày một rõ ràng hơn. (Sáng tạo thủa ban đầu chỉ đơn thuần là bắt chước những hiện tượng thiên nhiên đã xảy ra trước đó, chẳng hạn tát nước bắt cá là bắt chước hiện tượng mưa làm nước dâng lên và khi nước rút đi thì để lại những vũng nông có cá, phải rất lâu về sau loài người mới có được sự sáng tạo dựa vào những nguyên lý, qui luật của thiên nhiên do mình khám phá ra để làm ra cái mà thiên nhiên trước đó chưa hề có. Có thể trong săn bắt, Homohabilis thời kỳ muộn đã biết làm những cái bẫy bằng cành cây để bắt những con thú nhỏ, biết đào những hố sâu có ngụy trang bằng cỏ, lá để lùa ép những con thú lớn sa vào đó). Ở đây, khi nói đến thuật ngữ sáng tạo thì nên hiểu là sự tự tạo ra của một cá thể hay một tập thể động vật nào đó, cái tương tự cái mà trong thiên nhiên đã từng xuất hiện, nhờ bộ não, nhờ bộ não biết bắt chước (như con vẹt, con khỉ…) và cái mà trong thiên nhiên chưa hề có trước đó nhờ một bộ não biết học hỏi, suy tư (như con người chẳng hạn). Nếu bắt chước nặng về tính thụ động, thậm chí là hoàn toàn thụ động thì học hỏi lại nặng về tính chủ động, thậm chí là hoàn toàn chủ động. Vậy thì quá trình tiến hóa từ một loài không có sừng thành loài có sừng, có phải là sự sáng tạo không? Không! Chỉ có thể gọi đó là sự tạo thành. Nếu con vật có muốn thì cũng không thể tự tạo ra được, bởi vì đó là kết quả tác động đồng thời của môi trường sinh thái và bản năng sinh tồn của loài vật ấy, tuân theo những qui luật đặc thù mà xa xôi hơn là tuân theo những nguyên lý phổ biến của vật chất vận động, và xa xôi tột cùng là tuân theo nguyên lý Tự Nhiên. Như vậy thì còn có thể nói: sáng tạo là sự tạo thành do bộ não thúc giục và chỉ huy thực hiện. Từ đó mà cũng thấy, sáng tạo là tính chủ quan nên cũng được chủ quan phân định, đánh giá mức độ đúng - sai, tốt - xấu. Vì quá trình tiến hóa sinh vật làm xuất hiện hiện tượng sáng tạo nhưng bản thân bất cứ một sự sáng tạo nào cũng đều không phải là kết quả bắt buộc, được tạo thành thông qua tiến hóa, cho nên sáng tạo còn có tính bất ổn, nhất thời, linh động. Nếu thụ động sáng tạo được hình thành trên cơ sở chủ yếu là bản năng, do đó mà cũng chỉ trong phạm vi hạn hẹp, hãn hữu, tình cờ, thì chủ động sáng tạo được hình thành trên cơ sở chủ yếu là lý trí, do đó mà cũng có phạm vi rộng lớn, thường xuyên, có chủ ý.
Tác động - phản ứng là một vốn dĩ của tự nhiên. Khi cái dùi đánh vào mặt trống thì cái dùi bị bật lại, mặt trống rung lên và kêu to theo cách đặc thù của nó, đó là những biểu hiện của tác động - phản ứng. Trên cơ sở tác động - phản ứng và thông qua tiến hóa mà sinh vật có được hai thể hiện cơ bản nhất của sự sống còn và cũng là hai hoạt động nền tảng nhất đối với sự sống còn, đó là phản xạ và xúc giác. Nguồn cội của mọi cảm giác sinh vật chính là xúc giác, nguồn cội của mọi phản ứng sống chính là phản xạ, không thể phản xạ nếu không có xúc giác. Có thể chia phản ứng thành hai loại: phản ứng vô điều kiện và phản ứng có điều kiện. Phản ứng vô điều kiện có tính bền vững, tự nhiên di truyền vì được hun đúc nên từ sự tiến hóa. Những hành động xuất phát từ phản ứng tự nhiên đều mang tính bản năng, máy móc. Phản ứng có điều kiện có tính không bền vững, khiên cưỡng, không phải di truyền, vì được tạo nên từ sự bắt chước, học hỏi, rèn luyện thông qua bộ não và hệ thần kinh của từng cá thể. Những hành vi xuất phát từ phản ứng có điều kiện đều ít nhiều mang tính lý trí, sáng tạo, và một khi chúng được thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại đến mức thuần thục thì chúng cũng ít nhiều trở nên bền vững, được bảo tồn lâu dài, có khi là đến suốt đời, thậm chí là cũng truyền lại được phần nào cho đời con cháu dưới dạng năng khiếu bẩm sinh, do đó mà chúng - những hành động đã thuần thục, đã được “thuộc làu làu” - cũng được thấy như có tính bản năng. Có thể gọi phản ứng có điều kiện bằng một cái tên khác là “hồi ức” (nhớ lại) và có thể phân hồi ức ra thành hai loại là hồi ức vô ý thức và hồi ức có ý thức. Một con chó, khi chủ đưa ra một dấu hiệu nào đó thì nó lập tức thực hiện một động tác, một hành động nào đó mà nó đã được huấn luyện trước đó vì tự phát nhớ lại một cách máy móc mù quáng rằng sau khi thực hiện xong động tác hay hành động đó, nó sẽ có được một miếng ăn khoái khẩu. Một con khỉ thấy một người đánh răng thì khi thấy kem và bàn chải đánh răng, nó cũng tự giác nhớ lại và đánh răng, nhưng sự tự giác ấy là vô ý thức vì không thể biết được làm như thế có ý nghĩa gì. Nếu hồi ức vô ý thức được thấy có mức độ manh mún rời rạc, mờ nhạt, nông cạn thì hồi ức có ý thức được thấy có mức độ cầu toàn, liền lạc, rõ ràng, sâu sắc.
Khi người vượn đã quen sử dụng công cụ và sự thiếu vắng công cụ có sẵn tại chỗ trong thiên nhiên, hoặc giả là sự thường xuyên thiếu thốn công cụ trong bầy đàn hay nhóm về lâu về dài sẽ tất yếu hướng họ đến việc chế tác công cụ, nhưng trước đó phải có những hiện tượng lần lượt là: sử dụng lại công cụ còn tốt, giữ gìn, tích trữ công cụ ở một nơi nhất định, mang vác công cụ trong quá trình đi tìm kiếm con mồi để kịp thời hành động khi gặp nó. Những hành vi ấy rõ ràng là đã thể hiện sự chuẩn bị trước cho mục đích săn bắt, dù có thể là còn hời hợt. Để có được những hành vi ấy thì người vượn buộc phải có hồi ức ít nhiều có ý thức. Có thể ước đoán hồi ức có ý thức đã được hình thành trong não của loài người vượn từ rất lâu trước khi có hiện tượng chế tác công cụ, có thể là ngay trong thời kỳ tồn tại loài    A. afarensis, cách nay chừng 5,5 triệu năm, và cũng có thể coi đó là một đặc trưng để phân biệt người vượn thời kỳ đầu với vượn người tối cổ thời kỳ cuối. Như vậy, chúng ta cho rằng người vượn Homohabilis thời kỳ đầu đã sở hữu được một bộ não biết hồi ức có ý thức ở một trình độ mà tính rõ ràng và liền lạc cao hơn hẳn của dòng họ A. australopithecus.
Hồi ức là biểu hiện đầu tiên của quá trình hình thành suy nghĩ.
Không có hồi ức có ý thức thì không thể sáng tạo một cách chủ động hữu ý và ngược lại, sự sáng tạo làm tăng khả năng và trình độ hồi ức có ý thức cho bộ não để bộ não không những tiếp tục duy trì sự sáng tạo mà còn làm cho trình độ và khả năng sáng tạo ngày một nâng cao.
Thừa hưởng được một bộ não đã biết hồi ức có ý thức ở chừng mực nhất định, người vượn Homohabilis thời kỳ đầu tiên bước vào công cuộc sáng tạo có tính nhảy vọt của mình. Nhờ có quá trình sáng tạo thường xuyên có tính ngày một mở rộng và nâng cao ấy mà hoạt động sống của người vượn Homohabilis dần phong phú hơn, năng động hơn, nhất là trong săn bắt hái lượm, không những trình độ về kỹ năng kỹ xảo được cải tiến nhiều, ngày một khéo léo hơn, điêu luyện hơn, mà cả trình độ hợp tác, liên kết, phân công, hiệp đồng theo hướng xã hội hóa cũng ngày một gắn bó hơn, nhịp nhàng hơn, rõ nét hơn và sâu rộng hơn.
Đi đôi với quá trình sáng tạo và nâng cao trình độ sáng tạo, đồng thời cũng đóng vai trò tiên phong mở đường, tạo điều kiện cho quá trình đó có thể triển khai được là quá trình hoàn thiện bộ não theo hướng mở rộng và sâu sắc hóa khả năng tư duy trừu tượng để đáp ứng sự đòi hỏi phải tăng cường giao tiếp với nhau nhất là giao tiếp bằng âm thanh phát ra từ cổ họng, làm cho sự giao tiếp ấy ngày càng tỉ mỉ hơn, “dài hơi” hơn, phức tạp hơn nhằm hiểu rõ ý đồ, sự truyền đạt của nhau hơn, nảy sinh ra trong hoạt động sống và làm ăn của người vượn Homohabilis.
Cần thấy rằng, trên bước đường sáng tạo và nâng cao khả năng sáng tạo của Homohabilis, không phải sự sáng tạo cá nhân nào cũng hợp lý hoặc ngay từ đầu đã tỏ ra hoàn toàn hợp lý, hơn nữa, không phải thành quả sáng tạo cá nhân nào cũng có thể được áp dụng có hiệu quả cho nhiều trường hợp có hình thức tương tự nhau nhưng xảy ra trong những điều kiện hoàn cảnh tương đối khác nhau của một môi trường thường xuyên biến đổi một cách sinh động. Vì thế mà có hiện tượng tiếp tục sửa chữa, cải tiến thành quả sáng tạo để áp dụng cho phù hợp trong điều kiện hoàn cảnh mới, đồng thời tiếp tục tạo ra những thành quả sáng tạo mới hoàn thiện hơn có tính hiệu quả cao hơn. Bản thân sự sáng tạo hàm chứa sẵn một cách tự nhiên tính tiên tiến, tính hiện đại, nghĩa là với cùng một mục đích sử dụng thì thành quả sáng tạo mới thường là hợp lý hơn, ưu việt hơn, hiệu quả hơn (chưa nói đến có thể là đa năng hơn) so với (những) thành quả sáng tạo cũ (bị coi là đã trở nên lạc hậu, kém hiệu quả trong sử dụng, thậm chí là không còn đáp ứng trước yêu cầu của cuộc sống nữa và bị loại bỏ). Từ đó mà cũng xuất hiện hiện tượng lựa chọn trong quá trình sáng tạo và nâng cao khả năng sáng tạo: giữ gìn và duy trì những sáng tạo được cho là quan trọng có tính cơ bản, nền tảng, hoặc vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, vẫn còn hữu ích và đào thải, loại bỏ những sáng tạo đã lạc hậu, đã bộc lộ tính phi lý, không còn giá trị sử dụng trước tình hình mới, với sự đòi hỏi cao hơn của cuộc sống, và trên cơ sở đó mà tiếp tục sáng tạo ở trình độ cao hơn nữa. Muốn thế, phải có được một bộ não biết hồi ức ở mức độ nhất định và thông qua những bước đi của sự tìm tòi sáng tạo mà khả năng hồi ức ấy ngày càng sâu rộng. Nhờ có khả năng hồi ức ngày càng tiến bộ mà người vượn Homohabilis có được cảm giác ngày càng rõ rệt về sự từng trải trong cuộc sống, biết rút ra được những cái gọi là kinh nghiệm được cho là quí báu, đã đúc kết được từ thực tiễn cuộc sống cũng như từ quá trình sáng tạo, không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với mỗi cá nhân nào, mà có ý nghĩa sống còn mang tính phổ biến đối với tất cả cá thể một nhóm, một cộng đồng và có khi là đối với cả toàn thể loài người vượn Homohabilis. Hiện tượng đó xảy ra ở từng cá nhân và cũng đồng thời xảy ra ở bình diện cộng đồng, nghĩa là khi một cá thể có được một kinh nghiệm có ích, một sáng tạo mới làm tăng lợi thế trong hoạt động sống của nó thì rồi bằng cách này hay cách khác, những cá nhân khác trong cộng đồng cũng tiếp thu và ứng dụng được cái kinh nghiệm, cái thành quả sáng tạo ấy. Hiện tượng tiếp thu và ứng dụng kinh nghiệm, sự sáng tạo của cá nhân này từ một cá nhân khác, có lẽ đã trở nên tương đối phổ biến từ rất sớm trong quá trình người hóa, nhưng thuở ban đầu, chắc ở thời điểm nào đó mà so với thời điểm xuất hiện loài Homohabilis cũng đã rất lâu, nó hầu như là tự phát, manh mún, sơ sài. Đến giai đoạn đầu tồn tại của Homohabilis, hiện tượng đó mới thể hiện rõ rệt tính tự giác, chủ động một cách có ý thức, xảy ra thường xuyên, và đến giai đoạn tồn tại sau của loài người vượn này thì nó đã trở thành một hiện tượng phổ biến, xảy ra thường xuyên, liên tục, thể hiện ra là một đặc trưng sống cơ bản của loài. Ngày nay, hiện tượng đó đã được định hình chắc chắn như một lẽ tự nhiên, như một yêu cầu bức thiết, như một phương thức hoạt động không thể thiếu được để mưu cầu sống còn của loài người, đó là hiện tượng dạy và học, truyền đạt và kế thừa kinh nghiệm cũng như kiến thức trong nội bộ loài người nhằm duy trì trình độ sống, tiếp tục sáng tạo hầu nâng cao hơn nữa chất lượng sống.
Cũng cần thấy rằng, lúc đầu, sự tiếp thu kinh nghiệm và thành quả sáng tạo hầu như chỉ đơn thuần là sự bắt chước. Về sau, sự sáng tạo ngày càng trở nên phong phú với trình độ ngày càng cao làm cho lối tiếp thu bằng cách bắt chước đơn thuần gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự truyền đạt theo lối “thị phạm”, nghĩa là làm mẫu và thực hiện việc làm mẫu ấy một cách lặp đi lặp lại. Thế rồi cũng đến lúc sự truyền đạt theo lối làm mẫu ấy cũng không thể diễn tả hết nội dung muốn truyền đạt cho đối tượng muốn tiếp thu cho nên phải tăng cường việc giao tiếp thông tin với nhau, mà trước tiên là tăng cường những cử chỉ điệu bộ đã qui ước về ý nghĩa, rồi sau đó là sự nỗ lực phát ra từ miệng nhiều âm tiết khác nhau hơn để có thể kết hợp hai loại thông tin ấy thành một cách thức giao tiếp mới, phức tạp hơn, theo cách có thể phát và thu những “đoạn” thông tin bao gồm hai hay nhiều tín hiệu được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, diễn tả được không những là một vật, một hiện tượng nào đó mà còn cả sự tiến triển của một quá trình nào đó tương đối giản đơn rồi phức tạp dần, và tập hợp liên tiếp các đoạn thông tin như vậy sẽ là nội dung trọn vẹn, được truyền đạt đến đối tượng tiếp thu.
Có thể nói lối giao tiếp với nhau theo kiểu “vừa í ới vừa khua chân múa tay” đã tồn tại rất lâu, trở thành như một bản năng sống vào nửa sau thời kỳ tồn tại của loài người vượn Homohabilis, và vừa là “bậc tiền bối”, vừa là tiền đề trực tiếp cho ngôn ngữ ra đời. “Di tích” của lối giao tiếp này, ngày nay vẫn còn dễ dàng thấy được trong những buổi huyên thuyên “trà dư tửu hậu” đủ mọi chuyện trên đời của những bợm nhậu (mà chúng ta là một trong số đó)!
Chắc là vào khoảng trên dưới 2,5 triệu năm cách nay, quá trình người hóa đã lần đầu tiên làm xuất hiện chính thức thứ “ngôn ngữ” nói thì ít mà khua chân múa tay thì nhiều. Có người nói rằng con người nói được là do yết hầu “tụt xuống” và hơn nữa, còn nói rằng, các nhà giải phẫu học đã chứng minh được, yết hầu con người không phải là yết hầu của loài linh trưởng tiến hóa thành mà là do di truyền sinh vật của một loài khác. Điều này không những không gây cho chúng ta sự hoang mang nào, mà trái lại, càng làm cho chúng ta tự tin hơn rằng, chính quá trình tiến hóa thích nghi của loài vượn người tối cổ - tổ tiên xa xôi của loài người, đã tạo tiền đề về cấu tạo sinh học cơ thể cho sự nói được. Có thể là sống trong một môi trường “lầy lội”, trống trải hơn nhiều so với rừng rú chính qui, tổ tiên loài người buộc phải đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân, buộc phải thường xuyên “nghểnh cổ” lên quan sát và hú gọi nhau, hoặc là do phải bơi lội, lặn hụp có tốc độ thường xuyên trong nước, mà cổ họ ngày một dài ra, tạo nên xu thế “tụt xuống” của yết hầu một cách linh động. Sau đó đến lượt sự thúc giục của bộ não phải phát ra được nhiều âm tiết khác nhau từ miệng để đáp ứng đòi hỏi của đời sống ngày một năng động sáng tạo đã cải tạo nốt những hạn chế còn lại trong cấu tạo sinh học của hệ thống phát âm thanh và làm cho những thế hệ sau cùng của loài người vượn Homohabilis nói được.
Khi Homohabilis nói được thì cũng là lúc kết thúc sự tồn tại của loài người vượn và chính thức xuất hiện loài người nguyên thủy tối cổ - người Homoerectus. Có thể tưởng tượng được ngôn ngữ ở những thế hệ đầu tiên của người Homoerectus là một thứ ngôn ngữ còn rất ngọng nghịu, kiểu “í a í ớ”, hầu như chỉ toàn nguyên âm, kết hợp với điệu bộ đầu, cổ, chân, tay. Ngôn ngữ đó đóng vai trò là nguồn gốc sâu xa nhất của mọi ngôn ngữ trên thế giới ngày nay.
Theo thiển ý của chúng ta, loài Homoerectus đã là loài người là vì loài đó đã có đầy đủ những đặc trưng có bản nhất chỉ riêng loài người mới có, đó là biết suy nghĩ, thường xuyên hồi ức, biết lao động một cách chủ động và tích cực sáng tạo và thường thì có sự chuẩn bị chu đáo từ trước (nghĩa là biết thực hiện hàng loạt công việc gián tiếp, trung gian trước khi đạt được thành quả cuối cùng), biết đúc kết, giữ gìn và lưu truyền những hiểu biết về tự nhiên và những thành quả sáng tạo thông qua con đường chủ động dạy và học, có ngôn ngữ và lấy ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp chủ yếu với nhau trong loài, hoạt động sống có tính xã hội hóa theo nhóm, cộng đồng. Nói tóm lại những cá thể loài Homoerectus đã là những con người vì họ đã biết suy nghĩ, có ý thức về xã hội, có thể giao tiếp thường xuyên với nhau bằng ngôn ngữ và thông qua đó mà tích cực học ỏi, sáng tạo. Như vậy, quan điểm của chúng ta là, không phải loài người nguyên thủy tối cổ xuất hiện vào khoảng thời gian bắt đầu có hiện tượng chế tác công cụ đá như khảo cổ đã phát hiện mà phải sớm hơn rất nhiều, vào khoảng 2,5 triệu năm cách ngày nay.
Rất có thể rằng đối với những thế hệ cuối cùng của loài Homohabilis và đầu tiên của loài Homoerectus, muối biển đã được biết đến, thậm chí là đã biết cách tạo ra nó, đã chuyển sang tập quán uống nước ngọt và ăn thức ăn có muối. Cũng có thể vào khoảng thời gian đó, mức sống đã được cải thiện lên một mức quan trọng (nhờ công cuộc săn bắt có tính xã hội hóa đạt được hiệu quả cao: bắt được nhiều cá, hạ sát được cả những loài động vật ăn thịt tương đối hung dữ…) mà người Homoerectus nhanh chóng bước vào thời kỳ tăng trưởng lạm phát. Sự tăng trưởng lạm phát trong tình hình miền duyên hải ở Đông Phi đã bị thu hẹp lại, làm tiêu điều hóa dần môi trường sống truyền thống là nguyên nhân chủ yếu kích hoạt, làm hình thành một cuộc lan tỏa dân cư mạnh mẽ của người Homoerectus. Đặc điểm của cuộc lan tỏa dân cư này là liên tục, trường kỳ có tính tự giác cao, và trở nên rầm rộ mỗi khi có sự tăng trưởng đột phát về số lượng dân di cư. Mở đầu cuộc di cư vĩ đại là một vài nhóm Homoerectus từ Đông Bắc Phi (nhiều khả năng là từ Ai Cập) di chuyển vượt qua biển Đỏ, chọn địa bàn sinh sống tại những khu vực của miền duyên hải, đâu đó thuộc Gioócđani ngày nay. Điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào ở đó đã kích thích ngày càng nhiều dân di cư từ Châu Phi sang. Thừa hưởng được môi trường sống mới phù hợp và đầy ưu đãi, người Homoerectus ở Gioócđani bước ngay vào cuộc tăng trưởng dân số đột phát và nhanh chóng mở rộng địa bàn sinh sống ra khắp các miền duyên hải thuộc Tiểu Á, nhưng vì chưa chủ động thích nghi với khí hậu ôn đới của phía bắc nên hướng ưu tiên số một là các miền duyên hải dọc bờ biển Đỏ thuộc Arập Xêút ngày nay. Quá trình tương tự: di cư đến miền đất mới thuận lợi làm tăng trưởng nhanh chóng dân số tại chỗ để lại xuất hiện làn sóng di cư, cứ lặp đi lặp lại, tạo nên một cuộc lan tràn người Homoerectus ra khắp các miền duyên hải ven Ấn Độ Dương (Nam Á) và ven Thái Bình Dương (Đông Nam Á và cực Nam Trung Hoa ngày nay). Nếu nhớ đến câu chuyện Đại Lục Mẫu và tin rằng có nó thực thì miền đất này, vào thời kỳ đó, vẫn còn có chỗ nối liền với Đông Nam Á và người Homoerectus cũng lan tràn khắp các miền duyên hải của nó.
Có lẽ vào khoảng thời gian 2 triệu năm về trước, người Homoerectus đã có mặt ở khắp các miền duyên hải nhiệt đới và dồi dào nguồn thức ăn. Trong điều kiện sống có nhiều thuận lợi, loài người nguyên thủy tối cổ đó tiếp tục tăng trưởng về sức vóc nhưng ưu tiên vẫn là khối lượng bộ não. Bên cạnh đó, tất nhiên là dân số của họ cũng tiếp tục tăng trưởng lạm phát một cách mù quáng.
Sự tăng trưởng dân số một cách lạm phát, mù quáng và không đồng đều ở các khu vực khác nhau không những làm xuất hiện những nhóm người Homoerectus du cư, di cư “xuôi ngược” đan xen nhau ở khắp nơi trong môi trường sống rộng lớn đã trở thành truyền thống tại Châu Phi cũng như Châu Á mà còn làm xuất hiện hiện tượng mở rộng dần phạm vi tìm kiếm thức ăn của người Homoerectus ra xa về phía biển và vào sâu trong nội địa. Đến một giai đoạn nhất định, do nhiều yếu tố tác động như đà tăng trưởng dân số và sự nghèo đi về nguồn thức ăn ở môi trường duyên hải truyền thống gây bức bách, sức vóc, thể lực đã được cải tạo thành lớn mạnh hơn, dẻo dai hơn, bộ não tăng trưởng làm cho biết “nhìn xa, trông rộng” hơn, đã biết làm ra muối biển và tích trữ muối biển để ăn dần, kỹ năng săn bắt thú rừng được nâng cao nhiều… đã làm cho hướng tìm kiếm thức ăn về phía nội địa ngày một trở nên nổi trội. Lúc đầu chỉ là những cuộc hành trình đi - về tương đối gần và ngắn hạn, sau là những cuộc du cư có đi có về ngày một sâu dần vào nội địa và ngày một dài hạn (chỉ đến khi hết muối biển dự trữ mới quay về miền duyên hải để làm ra muối chuẩn bị cho một cuộc du cư mới). Rất có thể quá trình thực hiện các cuộc du cư theo kiểu cách đó đã nảy sinh sáng kiến trao đổi muối với thịt thú và hoa quả của rừng rú: cử một ít người trong nhóm mang thức ăn kiếm được về biển đổi lấy muối, bộ phận còn lại tiếp tục săn bắt, hái lượm, hoặc mang muối từ biển đến các nhóm du cư sâu trong nội địa để đổi lấy thức ăn mang về. Chúng ta cho rằng ngay ở thời kỳ đó, người Homoerectus đã có một nền văn hóa dù có thể còn rất sơ khai và hơn nữa, đã có sự giao lưu văn hóa, trao đổi thành quả sáng tạo, trao đổi thức ăn cho nhau ở một mức độ còn hời hợt, giản đơn nào đó giữa các nhóm ở lân cận nhau.
Khi đã giải quyết được tương đối căn cơ muối ăn thì cũng là khi xuất hiện cuộc lan tỏa dân cư mới ngày một sôi nổi của người Homoerectus. Một bộ phận đông đảo người Homoerectus, theo thời gian và theo từng nhóm, lần lượt rời bỏ môi trường duyên hải truyền thống, di cư ngày một sâu vào nội địa, chọn những địa bàn tương đối thích hợp làm môi trường du cư sống và kiếm ăn mới và dù vẫn giữ mối giao lưu với bộ phận Homoerectus còn ở lại miền duyên hải thì cũng không cần thiết trở về miền duyên hải nữa.
Có thể cuộc lan tỏa dân cư vào sâu trong nội địa để sống hẳn ở đó xảy ra đều khắp ở mọi miền duyên hải Á - Phi của người Homoerectus đã bắt đầu từ khoảng 2 triệu năm về trước và đến khoảng 1,5 triệu năm cách nay thì họ đã tỏa ra hầu khắp lục địa Âu - Á.
Quá trình lan tỏa dân cư đó cũng làm xuất hiện một làn sóng di cư của người Homoerectus từ Tiểu Á di cư đến sinh sống dọc miền duyên hải thuộc bờ bắc Địa Trung Hải rồi từ đó xuất hiện những nhóm du cư vào sâu trong nội địa Châu Âu, (và theo hướng đông - bắc đến cả một số vùng tây - nam Châu Á), dần thích nghi với khí hậu ôn đới ở đó (trở lại lông hóa ở một chừng mực nhất định).
Dù có cuộc lan tỏa dân cư ra hầu hết các nơi trên cả ba châu Á - Âu - Phi thì tùy thuộc vào điều kiện sống ở mỗi nơi ảnh hưởng đến sự tăng trưởng dân cư mà mật độ dân cư ở các khu vực khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, mật độ dân cư ở những miền duyên hải có khí hậu ôn hòa, có điều kiện sống được coi là thuận lợi nhất cho người Homoerectus, bao giờ cũng thuộc ở hàng cao nhất. Trong tưởng tượng võ đoán của mình, chúng ta thấy có một khu vực cư dân Homoerectus thực sự đông đúc nhất thời bấy giờ mà các nhóm người Homoerectus ở đó có mối quan hệ trong sinh hoạt và làm ăn mật thiết hơn ở tất cả các khu vực khác, lần đầu tiên tạo nên hình ảnh như một quần cư các xã hội, một cộng đồng các xã hội thu nhỏ.
Nếu xét theo vị trí địa lý và biểu hiện đặc trưng của thời tiết khí hậu thì Đông - Nam Châu Á là một khu vực tương đối rộng gồm một phần lục địa là vùng Đông - Bắc Ấn Độ, vùng Nam sông Trường Giang và một quần đảo lớn. Khí hậu khu vực này có hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô ít nóng và mùa mưa ẩm, mát. Nhiệt độ trung bình giữa hai mùa không chênh lệch nhiều. Chính gió mùa và biển cả tạo nên đặc trưng khí hậu đó và nhờ khí hậu đó mà có được một môi trường sinh thái ôn hòa, tạo điều kiện cho thực vật phát triển, xanh tốt quanh năm và qua đó mà giới động vật cũng phong phú, dồi dào. Nếu xét trong một phạm vi hẹp hơn như ngày nay người ta thường qui ước và cũng dựa trên sự thể hiện đặc trưng nhất của loại khí hậu nói trên (ôn hòa nhất, gọi là khí hậu nhiệt đới gió mùa) thì Đông - Nam Á có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, trải ra từ khoảng 92 độ đến 140 độ kinh Đông và từ khoảng 28 độ, qua xích đạo, đến khoảng 15 độ vĩ Nam, mà xét về mặt lãnh thổ hành chính thì gồm 10 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Mianma, Malaixia, Xingapo, Indonêxia, Phillippin, Brunây.
Như chúng ta đã “cố tình” hình dung thì quá trình phân rã Pangea (từ một đại lục địa duy nhất phân rã thành nhiều lục địa) đã làm xuất hiện một tiểu lục địa bằng cỡ Nam Mỹ ngày nay bao gồm Châu Úc ngày nay và một phần tương đương như thế (hoặc có thể nhỏ hơn một chút) gọi là “Đại Lục Mẫu”. Đại Lục Mẫu nằm ở đâu đó trong vùng biển thuộc Thái Bình Dương, khoảng giữa Châu Á và Châu Úc ngày nay. Vào thời kỳ người Homoerectus lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á thì Đại Lục Mẫu vẫn còn nối liền với vùng lục địa này (có thể là ở bờ biển phía nam của Thái Lan và bờ biển Campuchia) bằng một dải đất tương đối hẹp. Sau này, do biến động địa chất và một phần do hiện tượng biển dâng mà thay cho dải đất đó là một quần thể hải đảo. Chắc là khí hậu của Đại Lục Mẫu nói riêng và của Đông Nam Á thời kỳ đó nói chung cũng tương tự như ngày nay, tức là khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhờ có khí hậu nhiệt đới gió mùa mà khu vực Đông Nam Á, nhất là Đại Lục Mẫu, trở nên ẩm ướt, không khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ. Chính vì vậy mà hệ sinh vật ở đây, trước khi người Homoerectus di cư đến, có tính nổi trội hơn hẳn so với nhiều nơi khác về đa dạng giống loài, về mức độ trù phú cũng như về khả năng tái tạo, hồi sinh. Nếu quả thực hơn 2 triệu năm trước đây là như vậy thì có thể nói: Đông Nam Á là miền Đất Hứa và Đại Lục Mẫu là Địa Đàng đã trong tư thế sẵn sàng nghênh đón những đoàn người Homoerectus đến chinh phục và thụ hưởng.
Trong môi trường thuận lợi đó, người Homoerectus thuộc Đông Nam Á cổ và nhất là trên Đại Lục Mẫu có đủ điều kiện “trời cho” để bước vào đợt chuyển biến làm tăng trưởng sức vóc và khối lượng bộ não, đồng thời là sự tăng trưởng mù quáng và lạm phát về số lượng dân cư. Mức độ tăng trưởng này nói chung là vượt trội hơn so với ở các vùng khác.
Giai đoạn đầu, do được hưởng lợi từ môi trường, mức sống của cộng đồng người Homoerectus trên Đại Lục Mẫu ngày càng được nâng cao, ngày càng sung túc. Khả năng có được miếng ăn dễ dàng đã làm cho thời gian dùng vào việc tìm kiếm thức ăn nói chung là được rút ngắn đáng kể. Vì đã sở hữu được một bộ não tương đối biết suy nghĩ làm cho cảm nhận về mặt tình cảm đã bắt đầu trở nên khá sâu sắc, cho nên trong những thời gian rảnh rỗi, như một lẽ tự nhiên, người Homoerectus sẽ quây quần bên nhau “ăn chơi nhảy múa” một cách thích thú. Lúc này, hoạt động sáng tạo được ưu tiên theo hướng phục vụ cho đời sống sinh hoạt tinh thần nhiều hơn. Chính vì thế mà so với đời sống đã biểu hiện tính văn hóa nói chung của loài người Homoerectus, ở Đại Lục Mẫu nổi lên một nền văn hóa biểu hiện rõ rệt hơn, và có thể nói là mau chóng đạt đến rực rỡ so với sự biểu hiện văn hóa ở tất cả các khu vực khác cùng thời. Nghĩa là, người Homoerectus ở Đại Lục Mẫu có lối sống văn minh hơn người Homoerectus sống ở những nơi khác.

Như một qui luật phổ biến, khi số lượng dân cư ở Đại Lục Mẫu tăng mù quáng vượt mức bão hòa, nghĩa là mối quan hệ cung - cầu thức ăn bị mất cân bằng thường xuyên theo hướng ngày một thiếu hụt lượng thức ăn cần thiết, ảnh hưởng ngày một xấu và trở nên trầm trọng đối với đời sống của toàn bộ cộng đồng người Homoerectus sống ở đó. Tình hình bức bách không thể không được giải quyết. Trong những trường hợp như thế, nếu đối với một giống loài chưa biết suy nghĩ thì hầu như môi trường thiên nhiên sẽ ra tay giải quyết theo cách của nó. Nhưng đối với loài đã có khả năng suy nghĩ và hoạt động sáng tạo thì dù quá trình giải quyết cũng phải theo cách của thiên nhiên, có hình thức cũng tương tự như của thiên nhiên, quá trình đó vẫn khác về bản chất với quá trình giải quyết bởi thiên nhiên, ở chỗ, xét theo một góc độ nhất định, đóng vai trò chủ yếu đứng ra giải quyết vấn đề không phải là thiên nhiên nữa mà chính là bản thân giống loài có khả năng tư duy, sáng tạo và đang bị đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của nó, hơn nữa, sự giải quyết đó mang tính chủ quan, tích cực, có ý thức.
Nếu không có những biến cố thiên nhiên gây tai họa hoặc làm trầm trọng thêm thì đối với những giống loài sinh vật không có suy nghĩ, quá trình mất cân đối giữa cung và cầu theo xu thế ngày một thiếu thức ăn để rồi đạt đến tình trạng trầm trọng, nói chung là có tính chừng mực, xảy ra từ từ, và cũng được thiên nhiên thông qua quá trình sống của những giống loài sinh vật đó giải quyết từ từ bằng cách: làm giảm số lượng tại chỗ (chết đói, lan tỏa dân cư, mở rộng môi trường sống), mở rộng chủng loại thức ăn, tăng khả năng đoạt được thức ăn… nghĩa là vừa bằng những giải quyết tình thế có tính tạm thời, vừa bằng những giải quyết căn cơ lâu dài, bằng tiến hóa thích nghi. Còn đối với loài đã có khả năng nhất định về tư duy và sáng tạo như loài Homoerectus thì quá trình mất cân đối cung - cầu thức ăn đạt đến tình trạng thiếu thức ăn gay gắt xảy ra với tốc độ nhanh hơn, có khoảng thời gian tương đối ngắn hơn và sự đòi hỏi phải giải quyết tình trạng mâu thuẫn ấy cũng mang tính cấp bách hơn. Lúc đầu thì thiên nhiên cũng tự phát đứng ra giải quyết. Nhưng cái bản tính chậm chạp, lề mề và nửa vời của nó đã không thể đáp ứng được nỗi bức xúc của một loài đã bước đầu có ý chí, bị ám ảnh phần nào sâu sắc bởi cái tình cảm sung sướng cũng như khổ đau, biết cảm thấy ghê sợ  cái viễn cảnh bị đói khát. Thế là không thụ động chờ đợi nữa, loài Homoerectus ở Đại Lục Mẫu, được sự hướng đạo của bộ não có khả năng nhất định về tư duy sáng tạo một cách có ý chí, đã “đứng lên” giành quyền tự quyết vận mệnh của mình, đẩy vai trò của thiên nhiên xuống hàng thứ yếu, lặn đi. Nói chung thì phương hướng tự quyết của Homoerectus ở Đại Lục Mẫu cũng không thể khác về mặt nguyên tắc phương hướng giải quyết của thiên nhiên. Sự khác cơ bản của sự tự quyết đó đối với sự giải quyết bởi thiên nhiên là ở chỗ, nó chủ động hơn, tích cực hơn, rốt ráo hơn, triệt để hơn, có tính quyết liệt hơn và có tốc độ nhanh hơn nhiều.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
























Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH