TT&HĐ V - 44/c

 
Những khám phá kì diệu về THỜI GIAN | Phần Cuối | Phim tài liệu khoa học (Thuyết Minh)
 

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG V (XXXXVI): CHIÊM BÁI

“Bằng cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu, thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.

“Cái huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với chúng ta”.
Max Planck

“Từ trên cao, Tạo hóa mỉm cười nhìn xuống, Người đã trao cho chúng ta một lòng khao khát khám phá, nhiều hơn là khả năng trí tuệ để làm việc ấy”.
 Albert Einstein

“Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”. 
Albert Einstein

“Lý thuyết, là ta biết hết mọi thứ nhưng không thứ nào hoạt động được. Thực hành là việc gì cũng chạy mà ta không biết tại sao. Nơi đây ta gom chung lý thuyết với thực hành: chẳng cái nào chạy cả… và không ai biết lý do vì sao!”. 
A. Einstein

“Tư duy sáng tạo không chỉ bao gồm việc tạo ra những ý tưởng mới, mà còn là thoát khỏi những ý tưởng lỗi thời”
Roger von Oech

"Cuộc sống có hai quy luật cơ bản: thay đổi là điều không thể tránh được, và, mọi người thường chống lại sự thay đổi”.
Roger von Oech

"Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên".
Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”.
"Người ta nói con người tài giỏi hơn con vật ở chỗ biết tư duy. Nhưng chiến tranh làm ta nghi ngờ điều đó. Và nhìn vào lòng tham, ta tin loài người là loài tác tệ nhất trong thế giới sinh vật!"
NTT

(Tiếp theo)




     Bốn bề im phắc, rợn người. chúng ta hốt hoảng nhìn nhau có ý dò hỏi. Nhưng không có chuyện gì xảy ra ngoài mùi hôi ngày một nồng nặc. 
     Được một lúc thì mùi hôi cũng bớt dần, Tạo Hóa lại nói tiếp, có phần gay gắt hơn:
        -Ê! Mấy đứa mắc dịch cứng đầu kia, lại đang lầm bầm cái gì đấy!? Phản đối ta à? Loài người Trái Đất gây ra quang cảnh hoang tàn đến thế đối với môi trường thiên nhiên, nơi mà bản thân loài người chỉ có thể sống còn nếu điều kiện sống chưa bị triệt thoái mất đi, thì như thế không phải là ngu muội sao, không gọi là thảm cảnh sao? Và ngu muội gây ra thảm cảnh thì gọi là gì nếu không phải là man rợ? Giống loài muông thú có hành động bạo tàn đối với môi trường thiên nhiên như loài người không? Đừng có giở trò bao biện nữa vì trước Tạo Hóa là không thể bao biện được đâu! Nhưng thôi, mấy người cứ bảo thủ đi, cứ khẳng định rằng loài người các ngươi có quyền hành động như vậy để mưu cầu cuộc sống chưa bao giờ được hưởng thụ mãn nguyện và đó cũng phù hợp với lẽ tự nhiên đi, rằng loài người là văn minh, lịch sự nhất Vũ Trụ đi, thì trong trường hợp cuối cùng mà ta sắp “xổ toẹt” ra đây, mấy người sẽ không còn bấu víu được vào bất cứ cái gì để có thể biện minh, dù là… cãi chày cãi cối trước sự kiện khẳng định đanh thép này: đúng, loài người là một lũ man rợ! Loài người không phải chỉ có một mà là hai cuộc thập tự chinh điên rồ vĩ đại, có qui mô tương tự nhau, được phát động gần như cùng một lúc và cùng hầu như được tiến hành thường xuyên, liên tục và đều tiếp diễn đến tận ngày nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Cả hai cuộc thập tự chinh ấy đều tàn phá dữ dội thiên nhiên và tàn sát khốc liệt sự sống và vì thế mà đều man rợ. Cuộc thập tự chinh thứ nhất thì như ta đã kể, còn cuộc thập tự chinh thứ hai chính là quá trình chiếm đoạt, cướp bóc tài sản, của cải, hành hạ, tiêu diệt lẫn nhau đến thảm khốc của loài người, nghĩa là loài người thực hiện cuộc thập tự chinh này với mục đích hết sức quái đản: hành hạ, chém giết không thương tiếc chính mình, tự mình cố gắng đi diệt chủng chính mình. Nếu cuộc thập tự chinh thứ nhất dù đúng là man rợ nhưng khó thấy và mấy ngươi còn chối cãi leo lẻo được thì cuộc thập tự chinh thứ hai là man rợ tới mức tột cùng, ghê hồn bạt vía, không kẻ còn một chút lương tri nào có thể hình dung ra được. Con người với nhau mà đọa đày nhau trong gông cùm, xiềng xích, mà hành hạ tra tấn nhau bằng đủ mọi cực hình từ xẻo tai, móc mắt đến chặt chân, chặt tay… cho tàn phế. Con người với nhau mà xé xác, phanh thây, ăn gan uống máu nhau, thiêu sống nhau chết quằn quại trên dàn lửa… Con Người với nhau mà xông vào chặt chém nhau đến chết cho hả hận thù hay chỉ vì cho thỏa niềm thích chí. Con người với nhau mà giết chóc nhau vì điên loạn, ghen ghét đã đành, nhưng đang yêu thương nhau tha thiết lại giết nhau mới quái đản. Con người với nhau mà dàn trận tuyến cố tiêu diệt nhau, xé tan xác nhau hàng loạt để tranh thắng bằng đủ mọi thứ vũ khí mà nền văn minh chế tác ra được như đại bác, súng liên thanh, bom napan, chất độc hóa học, bom nguyên tử… Ôi! Quá ghê tởm, quá rùng rợn, quá man rợ! Ôi! Ta không kể tiếp được nữa đâu, lợm giọng quá!...
Đóa hoa vĩ đại lại chuyển sang sắc tím tái. Chắc Tạo Hóa lại lên cơn giận dữ? Không, có lẽ Ngài trở nên buồn bã thì đúng hơn! Kể ra thì Đấng Toàn Năng rao giảng cũng có phần chí lý. Tuy nhiên, vì đã là toàn năng thì phải bao gồm cả thiểu năng nên Ngài cũng không thể biết hết được. Ngài đâu có biết được hai cuộc thập tự chinh của loài người dù sao thì cũng gây tỉnh ngộ, cũng phân hóa nội bộ loài người và làm xuất hiện một bộ phận lực lượng không ít lên án sự tàn ác của hai cuộc thập tự chinh ấy, không những chỉ hô hào, kêu gọi mà còn có những hành động thiết thực trong thực tế nhằm hạn chế, ngăn chặn những hành động có tính man rợ đối với con người và cả đối với môi trường thiên nhiên, đối với thế giới sinh vật. Có thể thấy dễ dàng là ngày nay đã có nhiều tổ chức ra đời, tập hợp lực lượng, không tiếc tiền của lẫn công sức, tích cực hoạt động với mục đích duy nhất là bảo tồn, tái tạo môi trường thiên nhiên, thế giới sinh vật theo hướng cải thiện lại điều kiện sống và chấm dứt sự hành xử man rợ giữa người với người. Ngài cũng đâu biết được loài người chúng ta đã khám phá ra và đang khai thác, ứng dụng vào đời sống với mục đích hòa bình, ngày một hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên không bao giờ cạn, đó là năng lượng hạt nhân…
- Ta biết hết! - Đóa hoa vĩ đại rực hồng hào, tươi tắn trở lại - Đúng! Trong nội bộ loài người Trái Đất không thiếu, thậm chí là có rất nhiều những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp. Đó chính là sự thể hiện của mặt phải nhân tính của Đức Huyền Diệu. Nhưng thể hiện đến ngần ấy thôi là chưa đủ. Đạo đức xã hội là vấn đề cơ bản và trọng yếu nhất mà loài người các ngươi nêu ra và bàn luận ngay từ buổi bình minh của lối sống cộng đồng - xã hội. Cho đến tận ngày nay, cuộc bàn luận ấy vẫn chưa ngã ngũ và vấn đề đạo đức vẫn mang tính thời sự ở những khía cạnh chung nhất có tính hình thức, lý tưởng. Vì chưa nhận thức đúng đắn được nguồn gốc tự nhiên của Đức Huyền Diệu và cũng vì cái bản tính kiêu ngạo, thích tự đề cao mình mà loài người thường “nhập nhèm” giữa Đức Huyền Diệu và nhân tính, không thừa nhận  mặt trái của nhân tính mà lại cho đó là thú tính, gây hàm oan cho giống loài muông thú - lực lượng sinh vật đóng vai trò hiến tế cho sự sống của loài người và như vậy, đáng lý ra loài người phải trân trọng, đời đời biết ơn. Cái mê lầm nghiêm trọng nhất chính là ở chỗ này đấy. Này, ta bảo cho mà biết, khi mấy ngươi về đến Trái Đất thì ngay lập tức phải bố cáo lời rao giảng từ nãy đến giờ của ta và tuyên truyền lời ta nhắn nhủ sau đây, vì tình thế liên quan đến vấn đề tồn - vong của sự sống ở đó đã đến lúc cấp bách lắm rồi! Hãy lắng tai, quên, hãy tập trung tinh thần mà tiếp thu này! Loài người các ngươi không được chậm trễ nữa, phải suy ngẫm, chiêm nghiệm để nhận thức lại cho đúng đắn về thân phận mình đi! Hãy vứt bỏ ngay tức khắc cái quan niệm cho rằng loài người là chúa tể đi! Phải nhìn cho ra được mặt phản tác dụng của sự tiến hóa để thấy rằng, xét cho cùng thì loài người cũng chỉ là một giống loài thuộc thế giới muông thú, dù được ưu tiên hơn muông thú khác về tư duy thì đồng thời cũng bị chính cái tư duy ấy làm cho bị tật nguyền hành hạ hơn muông thú khác. Xét ở góc độ số lượng Vũ Trụ là nhiều và vận động của Vũ Trụ là tuần hoàn theo chu trình gồm rất nhiều những hữu hạn các trạng thái kế tiếp nhau thì con người cũng như muông thú có vô số cuộc đời và coi như trường sinh bất tử. Tuy nhiên, trong thực tại, con người cũng như muông thú sống rồi thì phải chết đi, chỉ có duy nhất một cuộc đời ngắn ngủi. Vì con người cảm nhận sâu sắc hơn muông thú về sinh - lão - bệnh - tử , về hỉ, nộ, ái, ố trong cuộc đời nên nó mạnh mẽ mà cũng yếu đuối hơn con vật, đáng thương mà cũng đáng ghét hơn con vật, hiền lành mà cũng hung dữ hơn con vật. Chỉ khi nào toàn thể loài người nhận thức được như thế và biết cái nhận thức ấy trở thành bản năng thì mới giũ bỏ được sự thèm khát danh lợi mù quáng đến mức tham lam vô độ ở mỗi con người, mới không còn lừa dối, chà đạp và tàn sát lẫn nhau; mới có được cái tôi sáng suốt, cái tâm vị tha, mã thượng, biết yêu mình thì cũng biết yêu đồng loại và yêu gồm cả thế giới sinh vật lẫn môi trường thiên nhiên: Từ đó mà biết đoàn kết lại, thống nhất với nhau khai thác có chừng mực tài nguyên thiên nhiên đồng thời với việc tích cực bảo tồn, dung dưỡng tái tạo lại. Làm được như thế, loài người mới thực sự gọi là văn minh, mới thực sự đủ trí lực mà vươn lên tự quyết vận mệnh của mình, mới đủ khả năng đi đến những miền đất mới trong Vũ Trụ bao la để khai phá, cải tạo thành những môi trường sống mới và những thế giới sinh vật tươi đẹp. Đến lúc đó sự đáng tin cậy của loài người các ngươi mới có thể được đảm bảo là trường sinh bất tử trong Tự Nhiên Tồn Tại… Ta nói xong rồi đấy! Bây giờ thì mấy ngươi về đi, về nhanh đi kẻo không kịp. Phải khẩn trương lên vì các ngươi đã già rồi, không khéo lại “qui tiên” dọc đường làm uổng phí lời giáo huấn vàng ngọc của ta…
Tuy mừng hú như vừa sắp chết đuối vớ được cái phao, song chúng ta cũng muốn nán lại một chút xíu nữa để hỏi Tạo Hóa một điều tối quan trọng ấp ủ trong lòng. Thế là chúng ta lên tiếng:
- Ấy chết!... Vô cùng biết ơn Ngài, thưa Đấng Tạo Hóa thiêng liêng! Chúng tôi đã lĩnh hội hết ý Ngài và xin ghi nhớ chính xác đến từng lời nói của Ngài để về truyền đạt lại cho loài người Trái Đất. Nhưng kính thưa Ngài, sở dĩ chúng tôi cố gắng vượt muôn trùng xa cách đến đây vì muốn được diện kiến Ngài, được nghe Ngài rao giảng và cũng vì mong ước thiết tha được Ngài làm sáng tỏ một câu hỏi nhỏ đang nung nấu đến cháy bỏng tâm can mình. Xin Ngài mở lòng bao dung giúp cho được không ạ, dù vẫn biết rằng thiên cơ là bất khả lậu?
- Hỏi đi, nhanh lên!
- Dạ, dạ… Kính thưa Tạo Hóa, triết học duy tồn mà Thầy Cãi và NTT đề xướng ra có thỏa đáng không ạ, những phê phán của chúng tôi đối với cơ học Niutơn và thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh có hợp lý không ạ, cái biểu diễn toán học về lực lượng toàn phần của hạt KG mà chúng tôi nêu ra có chính xác không ạ, có phải là cốt lõi thống nhất của hai phương trình tổng quát về thuyết tương đối rộng lẫn thuyết cơ học lượng tử, và cuối cùng, từ biểu diễn ấy có thể tính ra hằng số hấp dẫn G không ạ?
- Ái chà!... Câu hỏi to đùng thế mà bảo là nhỏ à, lũ láu cá kia!? Trả lời cũng được thôi nhưng ta không trả lời đâu. Mấy người phải tự chiêm nghiệm lấy! Ta không trả lời không phải vì thiên cơ bất khả lậu mà chỉ vì muốn giữ lại niềm say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học, sự tích cực suy tư để nhận thức tự nhiên cho loài người các ngươi. nếu mấy ngươi bị mất đi cái tinh thần quí báu ấy thì cũng coi như mất đi niềm hứng khởi lớn lao trong cuộc sống, không bao giờ còn thích quan sát, thi đua trí tuệ để tìm kiếm vinh quang trong Vũ Trụ nữa…
Thất vọng tràn trề! Buồn bực Tạo Hóa quá thể nên không đợi ông ta (hay bà ta nhỉ?) nói hết câu đã cộc lốc:
- Thôi vậy! Xin chào Ngài!
Rồi quay lưng định trở về theo “đường xưa, lối cũ”.
- Ô! Hô, hô! Đi như thế có mà đến tám hoánh mới may ra về được Trần Gian! - Tạo Hóa vừa nói vừa cười hô hố.
Ừ nhỉ! Nếu ở đây là vô cùng xa của Trái Đất thì Trái Đất là vô cùng xa của ở đây, nghĩa là vị trí của chúng ta ở khoảng hai rìa Vũ Trụ đối diện nhau. Nghĩ đến cái khoảng cách 1038 cm mà quá hãi hùng! Tuy nhiên nghĩ lại, chúng ta tự hỏi: thế thì bằng cách nào chúng ta lại từ Trái Đất đến được đây? Sực nhớ chúng ta đã lý giải rằng, chúng ta đến đây được là nhờ tác dụng tổng hợp của hai lực cùng chiều: nỗ lực hoang tưởng tột độ của chúng ta và sức thu hút phi thường của Tạo Hóa. Nhờ hai lực đó mà chúng ta “phi thân” với một tốc độ mà chỉ trong Hoang Đường mới có thể hình dung ra được, mà tốc độ ánh sáng C phải “lạy bằng cụ”. Vậy thì nếu muốn quay lại quê nhà (trên con đường có khoảng cách kinh hoàng ấy mà không bị chết già dọc đường, cần phải có một tổng lực giống như lúc ra đi nhưng ngược chiều tác dụng). Nghĩ đến đây lại thấy sợ hãi rụng rời: Đành rằng có thể tự tạo ra một nỗ lực hoang tưởng cực độ nhưng làm sao không những phải thoát được sự thu hút ghê hồn của Tạo Hóa mà còn phải được Tạo Hóa thúc đẩy một lực đúng bằng sự thu hút nhưng ngược chiều? Chỉ còn cách phải xuống nước, năn nỉ nhờ Tạo Hóa thương tình cứu giúp mà thôi! Và thế là chúng ta quay lưng lại, chắp tay van vái:
- Xin ngàn lần, vạn lần lạy Đấng Tạo Hóa thiêng liêng của vạn vật, muôn loài! Ngài hãy rộng lòng từ bi hỉ xả, cứu nhân độ thế một lần nữa, mở ra con đường, chỉ ra cách đi để chúng tôi về được quê hương bản quán thân yêu trong khoảng thời gian sớm nhất có thể!
- Ta không giúp đâu, hỡi những kẻ vô ơn bội nghĩa và hay giận hờn vô lối kia! Cứ ở đó cho đến mục xương nhé!
- Ôi! Cầu mong Ngài rủ lòng thương yêu như Ngài đã từng khuyên răn chúng tôi thương yêu vạn vật, muôn loài! Chúng tôi đã hối lỗi rồi ạ…
- Thương yêu muông thú không có nghĩa là không ăn thịt muông thú. Ta còn dạy thế nữa đấy!
- Vậy thì chúng tôi coi như đã hoàn toàn mất hết hi vọng trở về rồi sao? Hỡi loài người đang chìm đắm trong cơn mê lầm, những lời rao giảng vàng ngọc của Đấng Tạo Hóa toàn năng và độ lượng sẽ không bao giờ truyền đực đến tai các ngươi nữa, và như thế các ngươi sẽ mãi mãi không bao giờ tỉnh ngộ! Ôi, đau khổ quá! Ôi, bất hạnh quá đi mất!
- Chưa chi đã sướt mướt quá thể! Cái tinh thần “cột trụ kiên cường” mà Nho giáo trang bị cho, mấy người để đâu rồi?... - Tạo Hóa lại cười hô hố rồi nói tiếp - Ta đùa chút cho vui thê thôi chứ ta sẽ giúp. Cứ ở yên đó, không cần làm gì cả mà chỉ… đợi thôi!
Chúng ta chờ đợi trong sự hồi hộp nhưng chưa kịp nghĩ ngợi gì nhiều thì đột nhiên không hiểu sự chuyển đổi trạng thái chuyển động xảy ra như thế nào mà chúng ta lại thấy cái đóa hoa rực rỡ và vĩ đại ở trước mặt lớn lên rất nhanh. Nếu Tạo Hóa không tự hóa thân thì rõ ràng chỉ có thể là chúng ta đang phi thân mỗi lúc một nhanh đến chóng mặt, thẳng tới trung tâm của đóa hoa vĩ đại. Không gian lúc này không còn trong lành, mát mẻ nữa mà đang ngột ngạt, nóng bức dần lên, rất khó chịu…
Thế rồi cái nóng tăng lên đến mức hầm hập, như thiêu như đốt, khó lòng mà chịu đựng nổi nữa. Không những thế cái đóa hoa vĩ đại đang vô cùng rực rỡ bỗng tự nhiên lu mờ hẳn, không thể phân biệt được với không gian xung quanh nữa. Còn không gian thì tối sầm lại rất nhanh. Thế rồi chúng ta hoàn toàn không phân biệt được gì nữa. Bốn bề chỉ là một màu đen tuyệt đối. Căng thẳng tột độ làm chúng ta hoảng loạn, gào lên:
- Cứu với Tạo Hóa ơi! Chết chúng tôi rồi!...
Ngay lập tức tiếng tạo Hóa vang vọng đến loáng thoáng, nghe như từ nơi xa lắm:
- Đừng sợ! Cố chịu đựng một chút rồi tất cả sẽ qua, không sao đâu!
- Nhưng đi theo kiểu lạ kỳ này thỉ chỉ càng ra xa Trái Đất thêm chứ về đó làm sao được?
- Đi xa thì cũng có nghĩa là trở về. Mấy ngươi quên điều đó rồi à? Ở càng xa Trái Đất thì cũng càng gần Trái Đất. Để về Trái Đất với thời gian sớm nhất thì mấy ngươi chỉ có thể và phải đi theo kiểu ấy và nó được gọi là rơi tự do trong chuyển hóa không gian. Nghĩa là mấy ngươi được ta hóa thân để có thể vượt ra rìa của Vũ Trụ thực mà vào Vũ Trụ ảo (tức nội tại hạt KG), chớp mắt đi qua miền ảo rồi lại vượt rìa của Vũ Trụ ảo (cũng là rìa bên kia của Vũ Trụ thực) và lại về Vũ Trụ thực nhưng ở phía đối diện. Vì lúc đó Trái Đất ở gần đó nên với vận tốc ánh sáng, về đến Trái Đất chỉ còn là “vài bước chân”. Đến lúc này thì mấy ngươi đã đi được hai phần ba quãng đường về rồi đấy. Biết chưa hả, lũ ngố?... Thôi, về vui vẻ nhé!...
- Dạ! Chúng tôi cảm ơn Ngài vô cùng và xin khắc cốt ghi xương sự giúp đỡ tận tình đến không thể tận tình hơn của Ngài! Xin tạm biệt Ngài!
Chúng ta nói “tạm biệt” nhưng hiểu rằng có thể là vĩnh viễn không còn dịp nào diện kiến được Tạo Hóa nữa. Với tâm trạng vui buồn lẫn lộn trong cái nóng và ngột ngạt đến ghê hồn, chúng ta lịm dần đi và không còn biết gì nữa…
***
Tôi choàng tỉnh dậy. Nhìn đồng hồ đã thấy mười giờ sáng nên vội vội vàng vàng vào nhà tắm khẩn trưởng làm vệ sinh cá nhân. Xong đâu đó, như thường lệ (nhưng hôm nay muộn hơn), tôi lại ngồi bên cái bàn sắt cũ kỹ và quá đỗi quen thuộc kê ở góc xó phòng mà trên đó là một đống giấy tờ, sách vở ngổn ngang, lộn xộn hết chỗ nói. Định cầm bút viết tiếp câu chuyện hoang đường về Tự Nhiên Tồn Tại thì cảm thấy trong đầu hoàn toàn trống rỗng, không nảy ra được bất cứ ý tứ khả dĩ nào để kể nốt đoạn cuối của cuộc hành trình trở về Trái Đất từ Vũ Trụ của mình. Thế là tôi đành cứ ngồi đực ra đấy, chẳng biết làm gì ngoài việc đờ đẫn nhìn ra sân như kẻ mất hồn.
Một câu hỏi mà bất cứ người nào (ngoài tôi ra!) cũng cho là ngớ ngẩn nhất trên đời, bỗng dưng bật ra: cuộc hành trình vĩ đại đi chinh phục đỉnh Tu Di huyền thoại và trở về an toàn ấy có thực không nhỉ? Không cần suy nghĩ, câu trả lời ngay lập tức phải chắc chắn là “không” rồi. Bởi vì nếu tôi thực sự đã thực hiện được cuộc hành trình phi phàm ấy thì loài người đã phải đưa tiễn tôi ồn ào lúc lên đường, phải chào đón tôi nồng nhiệt lúc trở về, báo chí, truyền hình đã phải rùm beng lên và tôi đã trở thành nổi tiếng rồi. Đó ắt hẳn phải là những sự kiện trọng đại mà suốt đời, tôi không thể quên được. Đằng này, dù có cố gắng hết sức thì tôi cũng chẳng nhớ mảy may gì cả. Hơn nữa, một người nổi tiếng đối với cả loài người mà ngồi hàng tiếng đồng hồ trong xó phòng cũng chẳng có ma nào đến hỏi han, phỏng vấn, chụp hình kiếm chác thì quả là không thể tin được. mặt khác, nếu tôi thực sự đã thực hiện cuộc hành trình đang đẵng ấy thì phải tốn rất nhiều thời gian. Dù được Tạo Hóa bày mưu tính kế, trợ giúp tận tình thì giá chót cũng phải mất không dưới 10 năm. Ấy vậy mà quang cảnh cây cối trong sân nhà tôi hôm nay vẫn i xì như ngày nào, chẳng có gì thay đổi cả. Cây nhãn cổ thụ vẫn đứng đó, vẫn trong thế tuyệt đẹp như một cây kiểng khổng lồ. Cây bông sứ như một bà già cong lưng vẫn còn kia, tỏa hương thơm dìu dịu. Chúng vẫn đan cành lá vào nhau như thuở nào, gợi nghĩ về một mối tình trìu mến, thủy chung đến đầu bạc răng long. Và còn biểu hiện này nữa cũng báo hiệu cho biết về sự không có thực của cuộc hành trình đó: không thể vừa hành trình vừa viết được một chồng sách cao nghễu nghện ở trên bàn kia được.
Về mặt lôgic thì xét trên phương diện nào cũng vậy, hợp lý nhất là tôi chưa bao giờ đi đâu quá xa cả và thường là ngồi ru rú ở xó nhà để viết, thế thôi.
Dựa trên suy lý, tôi cũng đồng ý như thế. Tuy nhiên, từ sâu xa tiếm thức hay linh cảm, tôi vẫn cứ ngờ ngợ làm sao ấy. Cái cảm giác rằng bản thân tôi vừa thực hiện xong cuộc hành trình vĩ đại cứ bám chặt lấy tâm can, không chịu buông tha. Những quang cảnh mà tôi nghĩ rằng đã trực giác được trong suốt cuộc hành trình vẫn còn rõ mồn một trong trí não tôi. Nhất là sự rực rỡ đến diệu kỳ của đóa hoa vĩ đại đã từng làm tôi xao xuyến mãnh liệt, vẫn còn ám ảnh tôi đến độ cứ nhắm mắt lại là thấy một vầng thái dương bừng sáng vạn sắc màu lung linh huyền ảo và bên tai là vang vọng lời rao giảng giáo huấn, dặn dò của Đấng Tạo Hóa.
Lý trí mách bảo không thể có một sự thực như thế, trong khi tình cảm thì lại tha thiết báo rằng đã từng có một sự thực như thế đã làm cho tôi lâm vào hoang mang, lòng rối như tơ vò, không còn biết ra làm sao nữa. lại cứ thế ngồi thừ ra đó, ngao ngán, thẫn thờ…
À!... Hay là tôi vừa nằm mơ? Tôi biết cũng có những giấc mơ gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc đến độ khi nhớ lại cứ tưởng là thực vậy. Mặt khác nếu cho đó là giấc mơ thì sẽ làm cho lý trí và tình cảm thỏa thuận được với nhau: cuộc hành trình ấy là không có thực nhưng giấc mơ về cuộc hành trình ấy là một sự thực. Có lẽ đúng là chính tôi đã thực hiện cuộc phiêu du kỳ thú ấy nhưng không phải trong thực tại mà là trong giấc mơ của mình. Tôi đã ngờ rằng hôm qua uống rượu với bạn bè đến khoảng 4 giờ chiều thì say mèm và lăn ra ngủ mê mệt cho đến tận 10 giờ sáng hôm nay. Với ngần ấy thời gian có đủ để mơ về một hành trình ra đi và trở về dài dằng dặc như thế không? Có khả năng lắm chứ, vì kinh nghiệm cho tôi biết là có khi chỉ cần mươi phút cũng đủ để mơ về cà một đời người…
Tôi thở phào nhẹ nhõm, nghĩ thầm: “Thôi, thì cứ cho là giấc mơ đi!!...”. Mới nghĩ đến đó thì giật bắn mình vì chợt nhận ra mình đã đi vào vết xe đổ, nghĩa là phạm vào đúng cái sai lầm trong nhận định đã nêu ra ở phía trên. Chồng sách nghễu nghện như đang cười chế nhạo tôi: “Ông mới mơ xong thì làm sao có tôi hiện diện ở đây được?...”
Thế là tôi lại chìm trong mâu thuẫn, bị sa lầy chưa có cách nào thoát ra được. Nếu không thoát ra được mâu thuẫn này thì trước thiên hạ, tôi sẽ trở thành một thằng lừa bịp trâng tráo nhất và như vậy, toàn bộ câu chuyện về Tự Nhiên Tồn Tại quả thực là chỉ rặt những chuyện hoang đường nhảm nhí, không đáng tin cậy chút nào. Trong trường hợp đó, cái bọ sách mà tôi đem hết sức bình sinh và vắt cạn trí não ra để mà hoàn thành chỉ là một công trình phản khoa học đến nực cười, hoàn toàn vô giá trị, thậm chí có thể còn bị cho là có tác dụng đầu độc nhận thức của loài người về tự nhiên cũng như xã hội và vì thế mà đáng bị tiêu hủy đi. 
Suy nghĩ ấy làm tôi hoảng loạn thật sự và toát mồ hôi hột. Tưởng tượng ra cái ngày công trình đồ sộ mà mình đã đem cả cuộc đời và danh dự đáng cược vào nó, yêu thương nó biết bao nhiêu mà cũng hy vọng vào nó biết bao nhiêu bị người đời kết án và cho lên dàn hỏa, lòng tôi thấy đau xót quá! Biết làm sao bây giờ đây? Tự nhiên đang tiến lên thuận lợi, giương đông kích tây hết sức nhịp nhàng cho ngòi bút dễ dàng vẽ lia lịa rồng rắn thì bị cái mâu thuẫn không giống ai giáng cho một đòn lãng xẹt, và đứng trước nguy cơ một thảm họa to lớn, đó là sự đổ vỡ tan tành cái mưu đồ hô hào thế giới tin vào quan niệm hai chân lý để biết mà khống chế quá trình phá - xây có chừng mực, để tự giác thúc đẩy quá trình tiến hóa về hướng tạo ra cái bản năng yêu mình thì cũng thực sự yêu gồm cả đồng loại, giống loài theo nguyên tắc của Đức Huyền Diệu. Ôi! Bế tắc quá! Buồn bã quá! Chán nản quá!...
Trong thực tại khách quan không bao giờ cũng có hai loại nghịch lý. Loại nghich lý thứ nhất do khách quan gây ra, loại nghịch lý thứ hai do chủ quan gây ra. Nghịch lý chủ quan là do sự lũng đoạn chủ quan, bởi quan niệm về tự nhiên chưa xác đáng gây ra. Do đó, khi thấy xuất hiện nghịch lý chủ quan thì có nghĩa sự suy nghĩ và quan niệm chủ quan đã phạm sai lầm. Vậy thì tôi đã phạm sau lầm ở khâu nào nhỉ? Hay là tôi đã hoàn toàn mê lầm ngay từ buổi đầu tiên khi quyết định dứt áo ra đi, lên đường để tìm… một cái gì đó không biết là cái gì? Nếu đúng như thế thì làm sao còn có thể cứu vớt cái mưu đồ cao đẹp mà tôi đang ấp ủ và hy vọng được nữa? Nếu đúng như  thế thì chồng sách cao nghền nghện kia chỉ là một đống giấy lộn, toàn những bôi bác phi nghĩa! Một suy nghĩ hoảng loạn vụt đến: hay là ngay lúc này đây nên tự tay thiêu sống nó đi, kẻo (biết đâu chừng) người đời mà thấy nó thì rồi không những kết tội và thiêu sống nó mà còn thiêu sống cả tôi, hối không kịp nữa! (Nghĩ đến cảnh bị thiêu sống trên giàn lửa, quằn quại trong cái nóng khủng khiếp rồi mới chết là lạnh toát cả gáy!).
Dù sao thì cái suy nghĩ hoảng loạn vụt đến đó rồi cũng vụt đi. Sự mê lầm ngay từ lúc lên đường mới chỉ là một giả định, một nghi vấn đặt ra để xem xét lại bản thân cho kỹ hơn mà thôi. Đẻ con ra, người mẹ sao nỡ ghét bỏ và sao không nuối tiếc, đau buồn khi con thành hư hỏng? Tôi cũng vậy thôi! Hơn nữa, chỉ có những kẻ ác và mù quáng như Tần Thủy Hoàng mới đốt sách. Ai đó, hình như là Tô Đông Pha thì phải, đã nói: “Kẻ nào trước đốt sách thì sau sẽ thiêu người”. Đúng lắm! Ở Châu Âu trong đêm trường Trung cổ, thiếu gì những chuyện như vậy!
Nếu không có sách của tiền nhân để lại, nghĩa là nếu không được dạy dỗ, chỉ bảo ngay từ thuở lọt lòng thì tôi đây vẫn chỉ là con thú hình nhân chứ không thể là con người được. Đừng có tưởng một đứa trẻ mới ra đời đã là con người. Không ai có thể nhớ lại cuộc sống của mình từ lúc lọt lòng cho đến lúc một tuổi; thậm chí lá lúc lớn hơn nữa. Đều đó cho thấy đứa bé có độ tuổi trong quãng thời gian đầu đời ấy có một trí nhớ rất nhạt nhòa, nhanh quên, rất thiếu hoặc có thể là hoàn toàn không có, và hoạt động, phản ứng hoàn toàn theo bản năng tương tự như một con thú mới sinh. Tuy nhiên bộ não của nó đã được trang bị những yếu tố cần thiết để tư duy của nó trở nên ngày một sâu sắc nhờ tình tinh, sự chỉ bảo, dạy dỗ của người mẹ, của gia đình rồi của xã hội. Có thể thấy quá trình chuyển biến từ lúc đầu giao hợp để thụ tinh thành bào thai, sinh nở ra đứa bé rồi trở thành con người là một tương tự còn dạng phác thảo, hay cũng có thể coi là một quá trình rút gọn, sơ lược hóa biểu diễn quá trình lịch sử tiến hóa của sự sống từ đơn bào đến đa bào rồi xuất hiện muông thú và từ đó mà tiến triển thành người. Trong thực tế đã từng xảy ra chuyện: một đứa bé mới chào đời đã bị bỏ rơi và được muông thú, chẳng hạn là chó sói tha vào nuôi trong từng rú hoang dã, hoàn toàn tách biệt với xã hội loài người. Đứa bé ấy khi lớn lên đã không thành được con người mà thành con vật gọi là người - sói, mang hình nhân nhưng hành động và sống theo lối sống bản năng của loài sói, nghĩa là thường di chuyển bằng cả bốn chi, ăn sống nuốt tươi, hú hét, nghịch đùa như một con sói. Có thể đoán rằng lúc đó sự thông minh của người - sói chỉ bằng hoặc cao hơn của loài cá heo đã được dạy dỗ một chút, vì những yếu tố làm cho tư duy chuyền biến đến sâu sắc, trong điều kiện không có sự chỉ bảo, dạy dỗ của con người nên đã không thể hoạt động được và coi như tạm thời lặn đi. Khi người ta phát hiện được và đưa người - sói về hòa nhập với xã hội loài người thì phải sau một thời gian không phải là ngắn, được chỉ bảo, dạy dỗ, người - sói mới dần dần chuyển biến một cách khó khăn thành con người (biết nói, đi bằng hai chân, chuyền sang thói quen ăn chín…).
Đấy, sách (cũng có nghĩa là sự chỉ bảo, dạy dỗ) quan trọng như thế đấy! Cho nên một cuốn sách được viết ra với một ý đồ cao đẹp thì dù hay dù dở cũng phải giữ gìn cho hậu thế, có thể phê phán nó nhưng đừng chối bỏ nó và nhất là đừng buộc tội nó, bởi vì chắc gì nó đã dở, đã có tội và hơn nữa con người ta không chỉ trưởng thành nhờ tiếp thu, rút ra được chân lý từ những điều đúng, mà còn từ những điều sai nữa!
Tôi ngắm nghía chồng sách ở góc bàn và bỗng nhiên thấy thương mình, thương nó quá! Một trong vài ba nỗi đam mê nhất của đời tôi là đọc sách. Nhờ đọc sách mà tôi đã thấm nhuần biết bao nhiêu điều đúng, lẽ phải, được biết bao nhiêu những chỉ bảo, giáo huấn sâu sắc, quí báu hơn vàng ngọc (và cả kim cương nữa chứ!?), lưu giữ được biết bao nhiêu lời hay ý đẹp của biết bao nhiêu vị thiên tài, hiền nhân đã từng xuất hiện trong lịch sử loài người từ trước tới nay và rồi đã cố gắng chắc lọc, gửi gắm chúng cũng như những hiểu biết mà tôi có được từ việc học hỏi các vị tiền bối ấy vào chồng sách kia, với một nỗi niềm thông cảm, thương mến giống loài mình thiết tha và cả một sự mong ước đến cháy bỏng Trái Đất có được một môi trường thiên nhiên luôn trong sáng, sạch sẽ, thanh bình, trù phú xanh tươi hoa lá, sung túc đa dạng muông thú…
Suy tư ấy đã làm cho một quá khứ hiện về trong ký ức. Ngày xưa, có một chàng trai nghèo hèn, khốn khổ vì không thể hòa nhịp được vào cái xã hội đương thời đậm màu sắc "tiền tư bản", đầy những khắc kỷ, chủ nhật nào cũng lê bước đến Thư viện quốc gia từ sáng sớm, ngấu nghiến đọc sách đủ loại, hết quyển này đến quyển khác đọc một mạch cho đến khi chuông reo đóng cửa, cả ngày không ăn uống gì. Chàng trai ấy cứ mỗi lần lĩnh được đồng lương ít ỏi lại lang thang đến những quầy sách cũ, ở hàng giờ trong đó, lục lọi lôi ra những quyển sách đầy bụi bặm và hôi nồng mùi phân gián. Sự ơ thờ, bất tuân của chàng trai đối với lối sống quan liêu, mệnh lệnh, những nhiễu gian xảo núp sau tinh thần phục vụ nhiệt thành một cách hình thức, đã làm cho nhiều người nghĩ chàng là kẻ gàn rở, tưng tửng điên và ngốc nghếch dại khờ. Ở công ty chàng làm việc, người ta thầm thì kháo nhau rồi cười khúc khích, ý nhị về một kẻ lập dị, áo quần thì nhàu nát, tóc tai thì bù xù, lúc nào cũng có vẻ ngơ ngơ ngác ngác, ít khi trò chuyện với ai và hay có những ý kiến, những lời nói trái ngược với quan niệm thông thường, rất chi là… trời ơi đất hỡi. Chính vì thế mà không ít người lạnh nhạt, xa lánh, thậm chí là tỏ ra khinh khỉnh với chàng trai. Chàng trai cũng từng rụt rè tán tỉnh vài cô gái nhưng chẳng cô nào chịu đáp lại, thậm chí có cô còn khó chịu ra mặt. Đúng! Theo cái thằng đàn ông mạt hạng như vậy thì làm gì có tương lai tươi sáng, có khi còn rước phải nợ đời. Không ai biết chàng trai là một người quá nhạy cảm. Vì quá nhạy cảm nên chàng tự thấy đời mình thật là buồn bã, khổ đau, thật là cô đơn hiu quạnh. Cũng không ai biết chàng trai là một người ương ngạnh đầy ước vọng. Vì thế mà có lần chàng trai đã làm một bài thơ khá dài, đặt tựa đề là “Thách thức”, đóng vai trò như một tuyên ngôn trước một đương thời đã loại bỏ chàng và chàng cũng tự rời bỏ, đồng thời cũng như một khẳng định dứt khoát về lẽ sống mà chàng đã chọn cho cuộc đời mình. Sau đây là bài thơ của chàng trai:
THÁCH THỨC
               Ta còn sống đây hay đã chết rồi
               Mà dòng đời buồn vui không cần ta nữa
               Một xác vô tình vật vờ méo mó
               Hay một hồn ma đờ đẫn vô hình?

               Ta mất hay còn
               Hỡi Đất, Trời, Tạo Hóa?
               Nếu đã chết rồi, hãy xóa xác ta đi
               Và đày hồn ta xuống chín tầng địa ngục
               Cho đáng kiếp một đời hèn, ô nhục
               Mù lòa, lạc lối, bơ vơ
               Ngu dại, ngẩn ngơ
               Sống như trò hề thiên hạ
               Nhe răng cười mà mắt nhòe nhoẹt lệ!

               Không! Không!... Không!
               Ta còn đây mà.
               Tại sao phải chết?
               Ta còn biết yêu thương
               Chưa lẫn vào phẫn uất
               Vẫn đang nhìn đời và nắm chắc bàn tay
               Hỡi Trời cao Đất dày!
               Người chỉ có quyền sinh quyền diệt
               Chứ không có quyền phán quyết
               Sự nhục vinh của một đời ta
               Để chê bôi gièm pha
               Đời ta bán rẻ.

               Không! Không!... Không!
               Ta cứ sống và quyết đi đến tận cùng Trần Thế
               Thắp nửa đời qua dám ngọn đuốc soi đường
               Cố kết ưu phiền thành khối kim cương
               Làm lấp lánh vinh quang cho nửa đời phía trước
               Ha, ha, ha,… ha!
               Sao mà chết được
               Khi thân ta sinh lực vẫn tràn trề
               Và lòng ta vẫn đắm đuối say mê
               Chứa chan ước vọng
               Máu còn nóng, còn thơm trong xác câm, hồn lặng!...

               Hôm nay,
               Trong cảnh huy hoàng của rực rỡ ban mai
               Ta bật cười vang
                           Rung chuyển Đất - Trời,
                                       Sảng khoái!
               Vọng về dòng đời
                           Thành rú gầm man dại.
               Bởi ai cũng tin ta đã điên rồi
               Và trong nhịp sống loài người
               Vĩnh viễn đâu còn ta nữa.
               Cứ ngờ xác ta đã trương phình thối rữa
               Trở về lại với cát bụi Trần Gian
               Và linh hồn ta
                           Đã bị lưu đày
                                       Khổ ải đến chung thân

               Không! Không!... Không!
               Ta đang sống đây như nhà địa chất
               Cần mẫn, xả thân, gan góc
               Mải mê tìm tòi, gạn lọc
               Trong lửa thiêu ngột ngạt, hoang mạc vô tri
               Khám phá ra chiếc chìa khóa diệu kỳ
               Mở toang kho tàng ánh sáng
               Cho tình người bừng lên không còn hốc tối
               Cho bờ cõi Thế Gian trải rộng vô biên
               Cho mỗi con người thành mỗi Phật mỗi Tiên
               Và nhân loại ngồi vào ngai Tạo Hóa!

               Không! Không!... Không!
               Ta chẳng thèm mặc cả
               Trước thói thường mè nheo
               Trước cái đói cái nghèo
               Trước cười chê mắng nhiếc
               Dẫu mất một đời trả cho vô ích
               Ta vẫn ha ha sảng khoái cười vang
               Hỡi những con đường đại lộ thênh thang
               Còn nhớ cội nguồn là những lối mòn một thuở?
               Hỡi những lối mòn ngoằn ngoèo nho nhỏ
               Còn ghi công người mở lối chông gai
               Bất chấp đương thời ruồng bỏ, mỉa mai
               Âm thầm khai hóa?!...
Bài thơ, đọc lên nghe cũng khá hay. Tuy nhiên phải công nhận rằng cái câu “Và nhân loại ngồi vào ngai Tạo hóa” có vẻ… hơi hỗn xược, và hình như chàng trai vẫn thích được làm… vua chúa!
Thế là từ ngày lẳng lặng thoát ly cái guồng máy hoạt động kinh tế khiên cưỡng, lập dị, đầy những ách tắc do sự điều hành duy ý chí một cách mù quáng ấy, từ bỏ cái chốn khó mà sống được thanh thản, lương thiện, chí công vô tư thì ít mà tư lợi, tham quyền cố vị thì nhiều nên cũng nhiều mưu mô xảo quyệt nhằm nịnh bợ nhau một cách nhục nhã, nhằm đấu đá, triệt hạ nhau một cách đê hèn, ác độc, chàng trai trở về sống hồn nhiên trong dân dã đời thường, thành người thợ sắt tự do để sinh nhai, lấy tứ đổ tường làm phương tiệt tự an ủi, giải khuây sầu muộn, lấy đọc sách, viết lách làm niềm vui thú…
Vì thế mà hôm nay tôi mới có được chồng sách (đang ở dạng bản thảo) ngồn ngộn kia! Ấy vậy mà trong một phút giây hoảng loạn, tôi đã định tống khứ nó, “di tam thiên lý” (quăng xa đến ba ngàn dặm!) nó, cho khuất mắt! Thật quá ư là hồ đồ!
Tự nhiên, tôi nổi cơn bực bội, hờn giận chính bản thân mình, ghét cái đối tượng mà tình yêu thương của một con người, theo bản năng, luôn hướng về đó trước tiên. Tôi định bạt tai mình mấy cái thật đau cho hả tức tối nhưng thôi ngay vì sực nhớ: hành hạ mình thì cũng chính là hành hạ đồng loại, khi đã hành hạ được mình rồi thì cũng dễ dàng hành hạ ngươi khác một cách vô cớ, trừng trị tội ác là một chuyện, còn hành hạ đồng loại cho hả giận hay để tiêu khiển thì không những thể hiện ra sự mê lầm của lý trí mà còn làm thể hiện của tính man rợ, tàn bạo chỉ ở loài người mới có, hành hạ bằng tư tưởng đã xấu rồi, huống chi là làm đau đớn thể xác cho hả dạ! Tôi lấy tay xoa má mình là lẩm bẩm: “Xuýt nữa thì phạm trọng tội!”.
Qua đó mà thấy, rao giảng về tình yêu thương đồng loại thì dễ, nhưng một con người có được và duy trì được tình yêu thương đồng loại một cách sáng suốt, đích thực lại rất hiếm và việc thực hành tình yêu thương ấy một cách đồng đều, thỏa đáng và vô tư lợi trong thực tế xã hội đa tạp về nhân tính, còn đầy rẫy bất công do vô vàn thèm khát danh lợi mù quáng gây ra (nhớ rằng bản thân hiện tượng phân định giàu - nghèo với nguyên nhân tự nhiên, chính đáng thì không gây ra bất công!), là vô cùng khó. Nhiều lần tôi đã tự hỏi: đến bao giờ thì tình yêu thương đồng loại của con người trở thành bản năng, nghĩa là đến bao giờ thì bất kỳ ai cũng yêu thương đồng loại một cách tự nhiên, thực sự, ai thấy cảnh giết chóc đồng loại cũng đều rùng mình, ghê rợn, ngất đi vì không chịu đựng nổi? Có thể có cái bản năng ấy không nếu loài người biết cách và tích cực tự cải tạo mình, tự giác thúc đẩy bản thân mình tiến hóa có chủ đích? Hay chẳng bao giờ?
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH