TT&HĐ V - 44/d


 
Tìm kiếm nền Văn minh tiên tiến trước Văn minh chúng ta | Khoa học vũ trụ - Khoa học và Khám phá


PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG V (XXXXVI): CHIÊM BÁI

“Bằng cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu, thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.

“Cái huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với chúng ta”.
Max Planck

“Từ trên cao, Tạo hóa mỉm cười nhìn xuống, Người đã trao cho chúng ta một lòng khao khát khám phá, nhiều hơn là khả năng trí tuệ để làm việc ấy”.
 Albert Einstein

“Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”. 
Albert Einstein

“Lý thuyết, là ta biết hết mọi thứ nhưng không thứ nào hoạt động được. Thực hành là việc gì cũng chạy mà ta không biết tại sao. Nơi đây ta gom chung lý thuyết với thực hành: chẳng cái nào chạy cả… và không ai biết lý do vì sao!”. 
A. Einstein

“Tư duy sáng tạo không chỉ bao gồm việc tạo ra những ý tưởng mới, mà còn là thoát khỏi những ý tưởng lỗi thời”
Roger von Oech

"Cuộc sống có hai quy luật cơ bản: thay đổi là điều không thể tránh được, và, mọi người thường chống lại sự thay đổi”.
Roger von Oech

"Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên".
Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”.
"Người ta nói con người tài giỏi hơn con vật ở chỗ biết tư duy. Nhưng chiến tranh làm ta nghi ngờ điều đó. Và nhìn vào lòng tham, ta tin loài người là loài tác tệ nhất trong thế giới sinh vật!"
NTT

(Tiếp theo)


Câu hỏi về thân phận loài người làm tôi cảm thấy nôn nao rất khó chịu, cứ bồn chồn, bứt rứt làm sao ấy! Tôi không còn thể nào ngồi yên được nữa, đành đứng dậy đi qua đi lại, đi lòng vòng trong căn phòng "rộng" đến những 7,5 m2. Đi như thế mà cũng chẳng khuây khỏa là mấy! Hay là đi chơi quách cho rồi, rủ mấy thằng bạn nghèo ra quán thịt chó của ông Tư Râu đánh chén, nhậu nhẹt cho tưng đời? Tôi nhìn lên đồng hồ treo tường: mới hai giờ rưỡi chiều. Giờ này chắc là chẳng có ai trong số những bạn nhậu của tôi rảnh cả. Họ đều đang phải làm việc để kiếm sống. Phải nói rằng, tất cả những bạn nhậu mà tôi thân nhất, thích nhậu với họ nhất và thậm chí là không bao giờ chủ động rủ những người không phải họ đi nhậu vì muốn được vui thú, đều là những người thuộc tầng lớp mạt hạng của cư dân thành phố (nghĩa là nghèo nhưng chưa phải ở đáy xã hội, chưa nằm trong diện “xóa đói giảm nghèo”. Họ có chút học hành nhưng chẳng có danh phận gì, lúc trẻ đi làm không thuộc diện “biên chế” (chính thức được nhà nước thừa nhận là nhân viên “của mình”, được bảo hộ, có chế độ hưởng thụ ưu ái hơn và lâu dài so với “ngoài biên chế”), hoặc giữa chừng bỏ cơ quan nhà nước ra ngoài tự nhận làm (nghĩa là bị loại khỏi “biên chế” nhà nước như tôi đây) nên về già không được hưởng lương hưu. Do qui luật đào thải của nền kinh tế thị trường phải cạnh tranh gay gắt mà bây giờ, khi đã cao tuổi, nguy cơ thất nghiệp luôn đe dọa họ. Thường thì họ chỉ xin được việc làm ở những cơ sở làm ăn có qui mô nhỏ lẻ với hợp đồng ngắn hạn, hoặc công việc bấp bênh lúc có lúc không, mức lượng thấp, thậm chí là đi theo những đám thợ chuyên nhận làm khoán, nhận lương bằng người phụ việc, mà được nhận vào làm chủ yếu là do thương tình. Đó là nói về những người bạn nhậu thân của tôi, chứ xung vào lực lượng mạt hạng do nhiều nguyên nhân khác nữa: chẳng hạn người sạt nghiệp do bị đổ vỡ trong kinh doanh (do thời thế, lừa đảo), không gượng dậy nổi nên trở thành mạt hạng, vướng vào tứ đổ tường đến tán gia bại sản mà thành mạt hạng, lười lao động, dựa hơi vào sự tần tảo “buôn thúng bán mẹt” (bán nhỏ lẻ) của vợ mà sống nên thành ra mạt hạng… Tôi thực ra cũng là một kẻ mạt hạng mà nguyên nhân dẫn đến bỏ bê làm ăn bởi phần vì chán nản cái thời cuộc chộp giật, quịt lường quá xá cỡ trơ tráo, phần vì muốn tập trung viết cho xong câu chuyện hoang đường về Tự Nhiên Tồn Tại.

Loài người đã phải trải qua một giai đoạn tiến hóa dài lâu. Có vô số những bí ẩn xung quanh quá trình tiến hóa để con người có được hình dáng, cấu tạo cơ thể hoàn thiện như hiện nay.

Dù có tiến hóa về mặt thể chất nhưng tình mẫu tử vẫn được lưu truyền. Cùng ngắm nhìn chân dung những "người Mẹ" thời tiền sử theo tổng hợp của trang Discovery News dưới đây.

1. Plesiadapis

Plesiadapis là một trong những loài động vật có vú giống như linh trưởng cổ xưa nhất được biết, đã tồn tại khoảng 58 triệu năm trước đây ở Bắc Mỹ và châu Âu. Plesiadapis được phát hiện lần đầu bởi một nhà khảo cổ người Pháp năm 1877.

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 1
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, hộp sọ của Plesiadapis tương đối rộng và bằng phẳng, cùng cái mõm, hàm khá dài. Các nhà khoa học đã tranh luận trong thời gian dài về thói quen sống trên cây hay dưới mặt đất của chúng. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 2

Tuy nhiên, các cuộc điều tra gần đây đã chỉ ra Plesiadapis là một nhà leo núi chuyên nghiệp. Với chân, tay mạnh mẽ, chiếc móng dài, cứng giúp dễ dàng cắm chặt vào thân cây cùng chiếc đuôi rậm rạp đã chứng tỏ chúng là động vật bốn chân sống trên cây. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 3

Nhờ sự nhanh nhẹn trong di chuyển mà những "bà mẹ" này có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn về chăm con. Khối lượng cơ thể của loài Plesiadapis ước tính vào khoảng 2,1kg.  

2. Ardipithecus ramidus

Năm 2009, tại vùng sa mạc Afar tại miền Trung Awash, Ethiopia, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện bộ xương hóa thạch xa xưa nhất của tổ tiên loài người tên là Ardi. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 4
Ardi thuộc chủng loại Ardipithecus ramidus, có tuổi đến 4,4 triệu năm. Ardi cân nặng khoảng 50kg, cao 1,2m, có bộ não nhỏ, xương răng giống với loài người hơn linh trưởng và thuộc giới tính nữ.

Các nhà khoa học cho rằng, rất có thể con người và các loài khỉ đang tồn tại trên Trái đất có cùng một tổ tiên, chứ không phải là các mắt xích nối tiếp nhau trong quá trình tiến hóa. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 5

Theo các nhà khoa học, Ardi đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân khi ở dưới đất, nhưng ở trên cây vẫn sử dụng cả chân lẫn tay. Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ nhận thấy, những bà mẹ sẽ nhường việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cho các ông bố.

3. Australopithecus afarensis

Được phát hiện vào năm 1974 ở Ethiopia, các nhà khoa học đã đặt tên cho hóa thạch này là Lucy. Lucy thuộc họ Australopithecus afarensis, sống cách đây khoảng 3,9 triệu năm, thân hình mảnh mai, nhiều răng, não khá nhỏ. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 6
Có khoảng hơn 300 hóa thạch cùng loại đã được phát hiện, vì thế với các nhà nghiên cứu, Australopithecus afarensis trở thành một trong những nguồn dữ liệu về người cổ dồi dào nhất.

Hóa thạch này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì vào thời điểm được khai quật, Lucy là đại diện đầu tiên cho việc di chuyển bằng 2 chân của tổ tiên chúng ta, mặc dù "cô nàng" vẫn giỏi leo trèo và có cấu trúc khuôn mặt cũng như kích thước bộ não nhỏ như loài khỉ không đuôi. Lucy được xem là “mẹ của loài người” và là mối liên lạc đứt đoạn giữa loài người với tinh tinh.

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 7

Qua nghiên cứu, nhà khoa học Zeresenay Alemseged cho biết, Lucy vô cùng "đảm đang", mọi việc chăm sóc con đều được người mẹ này thực hiện hàng ngày.

4. Homo habilis

Homo habilis (hay người khéo léo) có niên đại khoảng 2,3 triệu năm trước đây. Người Homo habilis nhỏ và mảnh dẻ, cao khoảng 1 - 1,5m, nặng từ 25 - 50kg, có sự phân hóa hình thái giới tính rõ ràng, có cá thể đực lớn gấp đôi cá thể cái. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 8
Đa số mẫu hóa thạch thu được của người Homo habilis khoảng 20 tuổi, não bộ đạt tới 600 - 800cm3. Hàm và răng người Homo habilis nhỏ, chi trước dài, các ngón tay có khả năng cầm nắm chặt, bàn chân đã giống người hiện đại. Homo habilis ít lông, da có màu đen hoặc nâu.

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 9

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 10

Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận thấy, có sự xuất hiện phân công lao động sơ khai, như các cá thể nam to khỏe đi săn bắt, còn cá thể nữ ở "nhà" nuôi con. Một nhiệm vụ tối quan trọng của con cái là phải bảo vệ con con bởi chúng luôn là tầm ngắm của các loài ăn thịt hung dữ khác.

5. Homo erectus

Homo erectus (hay người đứng thẳng) có niên đại khoảng 1,8 triệu năm trước đây. Qua phân tích, Homo erectus có chiều cao từ 1,4 - 1,8m, sọ não khoảng 750 - 1.400cm3 và cột sống thể hiện rõ khả năng đi thẳng đứng. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 11
Các di chỉ khảo cổ cho thấy, hoạt động chính của người Homo erectus là săn bắt động vật, hái lượm. Nhiều công cụ bằng đá đã được chế tạo đơn giản, như đập vỡ, ghè hoặc mài những hòn đá lên nhau. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 12

Một sự kiện cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong cuộc sống loài người nguyên thủy, đó là sự kiện người Homo erectus biết dùng lửa. Có những dấu hiệu chỉ ra, các bà mẹ H. erectus dành cả ngày ngồi bên đống lửa để chăm sóc con và quây quần cùng gia đình. 

6. Homo antecessor

Homo antecessor là một trong những giống người được biết đến đầu tiên ở châu Âu, có niên đại khoảng 1,2 triệu năm trước. Homo antecessor cao khoảng 1,6 - 1,8m, nặng 90kg, kích thước sọ não khoảng 1.000 - 1.500cm3. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 13
Bằng phương pháp chụp cắt lớp, nhà nhân chủng học Juan Luis Arsuaga cho rằng, loài này có thể đã sử dụng một loại ngôn ngữ nói phức tạp, bởi cấu tạo của thanh quản cho thấy có khả năng phát ra những âm thanh phức tạp (tiếng nói). Do đó, mà các bà mẹ H. antecessor đã có thể "mắng" các con. 

7. Người Neanderthal

Qua nghiên cứu, người Neanderthal (Homo neanderthalensis) xuất hiện vào khoảng 250 - 300.000 năm trước đây, được coi là họ hàng gần gũi nhất của loài người. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 14
Người Neanderthal cao khoảng 1,65m, có bộ não nhỏ hơn người hiện đại, đã biết dùng các công cụ đá để đánh lửa, sống thành các nhóm xã hội, hình thành tập tục chôn người chết và mặc áo lông. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 15

Một vài nghiên cứu di truyền còn phát hiện thấy người Neanderthal từng giao phối với người hiện đại. Ngoài ra, nhiều bằng chứng đã được tìm thấy chỉ ra rằng, người Neanderthal đã cùng gia đình quây quần trong hang động cho ấm áp và cùng chăm sóc con.   

8. Homo sapiens 

Homo sapiens (hay người cận đại) có nguồn gốc từ châu Phi khoảng 200.000 năm trước đây. Tiến hành nghiên cứu, các nhà khảo cổ học nhận thấy, người cận đại Homo sapiens quần tụ thành nhóm nhỏ từ 30- 50 cá thể, thiết lập các lãnh thổ riêng. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 16
Giữa các nhóm đã hình thành "ngôn ngữ" để giao tiếp với nhau, người cha sẽ cùng nhau phối hợp trong săn bắt, tìm kiếm và dự trữ thức ăn. Còn việc chăm sóc và bảo vệ con là nhiệm vụ chính của người mẹ. Vào thời kỳ này, các loại dụng cụ đồ đá khác nhau đã được chế tạo để dùng cho săn bắt, mổ xẻ con mồi... 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 17

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 18
Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy bằng cớ chứng minh người Homo sapiens thường tụ tập trong các hang động để tránh lạnh, bắt đầu có đời sống văn hóa tinh thần như nhảy múa... 

8. Người lùn "Hobbit"

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 19

Người "Hobbit" (tên khoa học là Homo floresiensis - tên Hobbit chỉ mới được đặt lại gần đây dựa theo giống người lùn có trong tác phẩm văn học "The Hobbit" của nhà văn J. R. R. Tolkien) có mặt trên Trái đất khoảng 12.000 năm trước đây. Hình ảnh về người Hobbit là những người ăn hang ở lỗ, hình thể giống như người nhưng chỉ cao khoảng 1,06m, được tìm thấy ở đảo Flores thuộc Indonesia. 

Cận cảnh chân dung "người Mẹ" thời tiền sử 20
Họ giống người hiện đại ở nhiều mặt, chẳng hạn như đi trên 2 chân, có răng nanh nhỏ, và sống trong hang động. Bên cạnh đó, những công cụ bằng đá và dấu vết sử dụng lửa được tìm thấy bên trong hang, cùng với các phần còn lại của thịt động vật. 

Tạm kết: Cũng giống như tổ tiên của chúng ta, việc chăm sóc và nuôi dạy con là nghĩa vụ thiêng liêng, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Dù cho trải qua bao nhiêu thiên niên kỷ, qua nhiều giai đoạn tiến hóa của loài người thì việc chăm lo cho gia đình, bảo vệ con cái vẫn do người mẹ đảm nhiệm.
Nhắc đến hai từ “lao động” lại nhớ tới dĩ vãng. Thời niên thiếu, nhà trường thường hay tổ chức những buổi làm việc công ích như trồng cây, vệ sinh trường trại, đào hố ủ lá làm phân xanh giúp nông dân, đắp đê chống lũ lụt…, mà hối đó gọi là “lao động xã hội chủ nghĩa”. Trong nhiều buổi làm việc ấy, người ta giăng ra cái băng rôn to tướng đề câu khẩu hiệu “Lao động là vinh quang!”. Lúc đó, tôi tin mù quáng vào điều đó. Lớn lên thành thanh niên, tôi vẫn tin như vậy với lý trí: lao động vừa tự nuôi sống mình, vừa làm ra của cải vật chất cho xã hội hoặc tạo ra những công trình ích lợi cho cộng đồng nên vì thế mà vinh quang. Bây giờ nghĩ lại, tôi cho rằng khẩu hiệu đó không chính xác, mà đúng hơn có lẽ phải là "Lao động Xã hội chủ nghĩa là vinh quang!" chứ không phải bất cứ lao động nào cũng vinh quang, hay lao động nói chung là vinh quang.  Lao động không mang lại thành quả gì cho bản thân thì chỉ là lao động bắt buộc! Bè lũ tham nhũng, "tư sản đỏ" có thấy lao động là vinh quang không? Mục đích phục vụ sự sống còn chính đáng của loài người, đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội một cách phù hợp với Đức Huyền Diệu mới gọi là vinh quang.
Nhưng lao động là gì? Theo quan niệm của triết học duy vật biện chứng thì, xã hội loài người là một kết cấu vật chất đặc thù, hình thành trong quá trình phát triển và chuyển hóa lâu dài của tự nhiên, từ giới vô sinh đến hữu sinh, từ động vật đến loài người. Từ một loài động vật cao đẳng - vượn người - chuyển biến thành loài người là cả một quá trình biến đổi lâu dài thông qua lao động. Lao động là hình thức hoạt động đặc thù của con người nhằm sống còn, nhằm cải tạo tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu của mình, đồng thời cũng cải tạo bản thân con người nhằm tự giác tiến hóa, thích nghi. Phải nói rằng loài người vượn tiến hóa thành người nhờ lao động sáng tạo.
Có lẽ vì quan niệm như vậy cho nên những người theo chủ nghĩa cộng sản mới coi lao động nói chung là vinh quang.
Tôi cho rằng cái quan niệm ấy cũng có phần đúng nhưng còn khiếm khuyết, chưa “rõ ràng và sáng sủa”, nghĩa là vẫn phạm sai lầm, hàm chứa mâu thuẫn nội tại.
Trong “Biện chứng của tự nhiên”, Ăngghen viết thế này: “Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.
Vậy thì trước tiên cần phải làm sáng tỏ tính đặc thù của lao động thể hiện ra như thế nào. Cũng theo triết học duy vật biện chứng thì, quá trình lao động sản xuất là quá trình trao đổi vật chất giữa con người và tự nhiên, quá trình con người chinh phục tự nhiên, cải biến tự nhiên, trên cơ sở đó mà sáng tạo ra những điều kiện sinh tồn cho bản thân mình. Những sản phẩm lao động của con người thể hiện cụ thể sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người không phải làm với tư cách là những cá nhân riêng lẻ mà là những thành viên tập thể, quan hệ với nhau, trao đổi hoạt động với nhau, nhất là trong lao động sản xuất. Cũng trong “Biện chứng của tự nhiên”, Ăngghen viết: “Nhưng khi các loài vật tác động đến hoàn cảnh chung quanh của chúng trong một thời gian lâu dài, thì chúng hoàn toàn không có ý định trước về việc đó, và đối với bản thân chúng, tác động ấy chỉ là một việc ngẫu nhiên mà thôi. Trái lại, loài người càng cách xa loài vật thì tác động của con người vào tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính toán trước, có kế hoạch hướng vào những mục đích nhất định, được biết trước. Loài vật phá sạch thực vật trong một vùng nào đó mà không hiểu gì về việc làm của chúng cả. Còn con người, khi phá như thế để dùng dải đất đã dọn sạch đó mà gieo ngũ cốc hoặc trồng nho, thì đã biết trước rằng, mùa đến, các giống cây ấy sẽ đem lại cho họ một số thu hoạch biết bao nhiêu lần nhiều hơn số hạt giống mà họ đã gieo”, “Ở các loài vật, cùng với hệ thống thần kinh phát triển, thì khả năng hành động một cách có ý thức, có hệ thống cũng phát triển theo… Tuy nhiên, toàn bộ hành động có hệ thống mà tất cả các loài vật đã tiến hành đều không in lại dấu vết ý chí của chúng trên mặt đất. Chỉ có loài người mới làm được việc đó mà thôi”, “Tóm lại, loài vật chỉ bị lợi dụng giới tự nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi trong tự nhiên chỉ đơn thuần do sự có mặt của nó thôi, còn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó mà bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà thống trị giới tự nhiên. Và chính đó là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các loài vật khác, và một lần nữa, chính cũng là nhờ có lao động mà con người mới có được sự khác nhau đó”.
Để đến với luận điểm coi lao động có vai trò quyết định đối với sự hình thành loài người, Ăngghen đã nêu ra những suy lý, giải thích khá cụ thể và cũng được trình bày trong tác phẩm nói trên. Ông cho rằng, bước quyết định đầu tiên, có ý nghĩa tiền đề là đứng thẳng được trên mặt đất, di chuyển thường xuyên bằng hai chân (hai chi sau) và hai tay (hai chi trước) được tự do hoạt động. Theo ông, “… bàn tay đã được giải phóng, từ đấy, nó có thể đạt được ngày càng nhiều những sự khéo léo mới, và sự mềm mại hơn đã đạt được di truyền lại và cứ tăng lên mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác”, “Như vậy, bàn tay không những là khí quan của lao động mà còn là sản phẩm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các cơ, của các gân, và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả của xương nữa, và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa hưởng được đó vào động tác mới, ngày càng phức tạp hơn, mà bàn tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao…”, “Sự phát triển của bàn tay đã tác động trở lại, một cách trực tiếp và có thể chứng minh được, đến những bộ phận khác của cơ thể, đó là điều quan trọng hơn rất nhiều”, “Dần dần với sự phát triển của bàn tay và với quá trình lao động, con người bắt đầu thống trị tự nhiên và cứ mỗi lần sự thống trị đó tiến lên một bước, là mỗi lần nó mở rộng thêm tầm mắt của con người… Mặt khác, sự phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm những mối quan hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp để cho con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, và làm cho con người càng ngày càng có ý thức rõ rệt về lợi ích của sự hợp tác ấy đối với mỗi thành viên riêng rẽ. Tóm lại, những con người đang hình thành ấy đã phát triển đến mức là họ thấy cần thiết phải nói với nhau một cái gì đây”, “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cũng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Cuối cùng, Ăngghen kết luận: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ não của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người”, và “Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ”.
 Kết luận như thế dễ gây ngộ nhận rằng lao động có vai trò tuyệt đối trong việc làm cho não vượn chuyển hóa thành não người. Nghĩa là quá trình lao động là có trước sự xuất hiện của não người và như thế cũng là có trước con người, loài người. Trong khi đó, lao động là hoạt động đặc thù của con người, chỉ loài người mới có và nếu cho rằng chế tác công cụ là hoạt động lao động đầu tiên thì cũng có thể coi đó là thời điểm vượn chuyển hóa xong và những con người đầu tiên xuất hiện. Nhưng nếu lao động và con người đồng thời xuất hiện thì làm sao lao động lại sáng tạo ra con người được, hay nói cách khác con người làm sao có thể tự sáng tạo ra mình được? Khảo cổ học đã chứng tỏ rằng sự chuyển biến từ vượn cổ (ngày nay, nhiều ý kiến cho là từ một loài khác, hai chi dưới có màng như chân vịt, có cùng tổ tiên với vượn cổ) thành con người nguyên thủy biết chế tạo công cụ, là một quá trình tiến hóa rất lâu dài chứ không thể ngày một ngày hai hay đột biến được. Vậy thì trong suốt quá trình tiến hóa lâu dài đó, những hoạt động tác động đến thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của mình của những giống loài trung gian giữa vượn cổ và người nguyên thủy biết chế tạo công cụ, có được gọi là lao động không? Nếu lao động sáng tạo ra loài người thì phải thừa nhận đó cũng là lao động hoặc ít ra cũng là lao động kiểu “nửa vời” và cũng có thể là gồm một phần hoạt động gọi là không phải lao động và phần kia đúng là lao động và loài có hoạt động kiểu đó tạm gọi là loài “nửa người nửa ngợm” (nửa người nửa vượn). Rốt cuộc thì phải nghĩ rằng, để sinh tồn, chính loài vượn cổ là “kẻ” đã sáng tạo ra hoạt động dưới hình thức lao động và thông qua lao động mà tự cải tạo mình thành người. Nhưng bằng cách nào hay động lực nào đã làm cho loài vượn cổ còn chìm đắm trong bản năng và mê muội lại có thể sáng tạo ra hoạt động có tính tự giác cao độ là lao động được? Chỉ có thể là do cái quá trình đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi thôi thúc mà loài vượn cổ, một cách tự nhiên đã tăng cường hiệu quả của hoạt động kiếm sống với trình độ ngày một cao để “thoát xác, hóa thân” thành loài người. Như thế thì phải nói chính loài vượn cổ sáng tạo ra loài người từ bản thân chúng chứ không phải trực tiếp từ lao động và hơn nữa, lao động không phải là hình thức hoạt động sống chỉ riêng loài người mới có. Còn nếu vẫn khăng khăng cho rằng, lao động là hình thức hoạt động sống chỉ ở loài người mới có, và hành động theo hình thức lao động xuất hiện lần đầu tiên là chế tạo ra công cụ, thì phải quan niệm chính con người đã sáng tạo ra lao động chứ không phải lao động đã sáng tạo ra con người và trước khi có hiện tượng chế tác công cụ thì loài vượn cổ đã thành người nguyên thủy thậm chí là rất lâu rồi.
Xét ở góc độ nhất định, tôi cũng đồng ý rằng lao động là một hình thức hoạt động mà chỉ ở loài người mới có, nhưng không đồng ý hoàn toàn với những biểu hiện đặc thù của lao động mà triết học duy vật biện chứng nêu ra và Ăngghen là người đề xướng, vì chúng chưa thỏa đáng. Theo dõi lịch sử cũng như nhìn vào thực tiễn, dễ dàng thấy lao động biểu hiện ra với nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như lao động cưỡng bức và lao động tình nguyện, lao động trí óc và lao động chân tay, lao động cá thể và lao động tập thể… Vậy thì trước những cặp hình thức lao động tương phản ấy, điểm chung nhất của lao động là gì? Có phải là tính tác động làm biến đổi thiên nhiên, tính hợp tác xã hội, tính sáng tạo, tính tạo ra của cải vật chất (khác với làm phong phú thêm về mặt tinh thần)… không? Chắc là không rồi! Vậy thì đó là gì? Rõ ràng chỉ có thể thấy điều đó ở tính mục đích của lao động. Dù đối tượng tác động của lao động có là gì đi chăng nữa thì mục đích chung nhất của mọi hình thức lao động đều là đảm bảo, thỏa mãn những nhu cầu vật chất lẫn tinh thần vốn có và cả mới nảy sinh của con người nhằm duy trì và cải thiện cuộc sống ở mỗi cá nhân hoặc cho cả cộng đồng xã hội, nói cách khác là nhằm phụng sự sống còn, mà tuy hình thức lao động, có thể của riêng cá nhân nào đó hay của toàn xã hội (về mặt này, dù có vẻ rất khiên cưỡng thì cũng phải thừa  nhận rằng hình thức lao động cực đoan nhất chính là chiến tranh, hay có thể nói chiến tranh là hình thức lao động đặc biệt!).
Có chuyện kể về một người tên là Rôbinxơn không may lạc đến hòn đảo hoang vắng, tịch không một bóng người, ở giữa đại dương mênh mông, cách ly hoàn toàn với xã hội loài người. Anh ta đã phải hành động một mình để cố gắng sống sót mà hy vọng có ngày được trở về đất liền. Khó lòng chối cãi được hành động ấy của Rôbinxơn cũng là lao động. Nhưng lao động ấy có mang tính đặc thù như triết học duy vật biện chứng nêu ra không? Có và cũng không! Có là có ý đồ, có hoạch định, có tác động đến thiên nhiên, có tạo ra của cải vật chất, còn không là không có tính xã hội, do đó mà cũng không có sự hợp tác, không có sự trao đổi lao động. Điều đáng nói là ở mức độ như thế, một cách tương đối và hình thức, có thể thấy lao động của Rôbinxơn chẳng khác gì mấy so với hoạt động sống của con vật ở nhiều giống loài muông thú. Chẳng hạn như con báo, nó cũng biết chọn chỗ trú ngụ thuận tiện, cũng biết chọn khu vực thường xuất hiện con mồi, cũng biết ưu tiên chọn con mồi dễ khuất phục nhất trong bầy đàn con mồi, cũng biết nấp, rình ở chỗ tối ưu nhất có thể, cũng biết chờ đợi đến thời điểm thuận lợi nhất cho việc vồ bắt con mồi, cũng biết cất giấu phần xác còn lại của con mồi sau khi ăn để đến lúc nào đó ăn tiếp. Nghĩa là hành động mưu sinh của con báo, ở mức độ cũng thể hiện tính có ý đồ, có hoạch định, cũng tác động đến thiên nhiên và tạo ra của cải vật chất. Vậy, tại sao không gọi được hành động đó là lao động?
Theo quan niệm của triết học duy tồn thì có thể tạm hiểu: Lao động là hành động tác động vào ngoại vật hay ngoại cảnh một cách tự phát bản năng, đôi khi do cưỡng bức nhằm mục đích sống còn. Còn lao động sáng tạo là hành động tác động vào ngoại vật hay ngoại cảnh, có sự tham gia tích cực và mạnh mẽ của trí tuệ nhằm mục đích sống còn, tăng cường khả năng sống còn, cải thiện cuộc sống.
Thêm một câu hỏi khác: lao động có tạo ra ngôn ngữ không? Tôi cho rằng ngôn ngữ xuất hiện và hoàn thiện trong quá trình lao động nhưng bản thân lao động không thể tạo ra ngôn ngữ. Có thể đoán rằng trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người, khi mà phương thức kiếm ăn của con người chỉ là săn bắt, hái lượm, thì dù là ở dạng sơ khai, ngôn ngữ đã xuất hiện và đó là thứ ngôn ngữ duy nhất, chung cho cả loài người. Cùng với quá trình tăng trưởng, về số lượng và đặc tính tích cực đi tìm kiếm nguồn cũng như chủng loại thức ăn mới, là quá trình lan tỏa dân cư ra khắp thế giới của loài người. Sự lan tỏa ấy và có thể cả sự bắt đầu xuất hiện phương thức kiếm ăn mới là trồng trọt chăn nuôi đã tất yếu dẫn đến xuất hiện những quần thể dân cư mang tính xã hội ngày càng rõ rệt, chiếm lĩnh những khu vực tương đối rộng lớn mà về mặt địa lý là tương đối tách biệt nhau. Rất có thể rằng, hiện tượng đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho thứ ngôn ngữ duy nhất, chung cho cả loài người đã nói ở trên trở nên bị phân hóa chuyển biến theo nhiều hướng khác nhau, xa dần gốc gác ban đầu dẫn đến tình trạng những quần thể dân cư khác nhau thì có ngôn ngữ khác nhau. Nếu cho là lao động tạo ra ngôn ngữ thì tại sao lúc đó, trong khi cấu trúc sinh học cơ thể và do đó mà cấu tạo thanh quản của con người ở các quần thể xã hội khác nhau, nói chung là đồng nhất và hơn nữa, mục đích và cách thức lao động nói chung là hoàn toàn như nhau, thì ngôn ngữ ở các quần thể dân cư ấy lại khác nhau? Một lao động duy nhất lại “chế tác” ra nhiều ngôn ngữ có cùng một công dụng duy nhất, thỏa mãn cùng một nhu cầu cho duy nhất một loài người là điều hoàn toàn bất tường, hoàn toàn phi tự nhiên và không thể hình dung được. Sự duy lý rốt cuộc phải dẫn đến ý nghĩ: không phải là cái gì khác mà chính là bộ não người đã đóng vai trò quyết định, cùng với điều kiện hoàn cảnh của khu vực sống đóng vai trò thứ yếu, làm xuất hiện hiện tượng sai biệt, khác biệt về mặt ngôn ngữ giữa các quần thể người ấy. Nếu ý nghĩ này hợp lý và đáng tin cậy, thì phải đi đến một kết luận, quan điểm của Ăngghen về lao động vẫn còn khiếm khuyết…
Phải chăng con người tạo ra ngôn ngữ trước hết là để phục vụ đòi hỏi trong hành động mưu sinh của mình và vì thế mà sự sử dụng ngôn ngữ trong lao động cũng chính là nét đặc thù của lao động? Không đúng! Lao động không nhất thiết và không phải lúc nào cũng cần đến ngôn ngữ, hơn nữa con người tạo ra ngôn ngữ là để thỏa mãn nhu cầu sống nói chung chứ không riêng gì đối với lao động. Lao động chỉ có thể tăng cường sự phong phú của ngôn ngữ và là nguyên nhân chính của quá trình hợp quần xã hội.


Lá thư tìm thấy ở Telloh của thầy tế Lu'enna gửi nhà vua (có lẽ tên là) Urukagina của thành Lagash, Lưỡng Hà, thông báo con ngài đã chết trận, khoảng năm 2.400 TCN.
Không thể phủ nhận được ngôn ngữ là nguồn gốc nhân tạo, do chính con người tạo ra và vì thế mà chỉ ở loài người mới có: Nhưng không phải vì thế mà nó không có nguồn gốc tự nhiên. Xét cho cùng thì chính cái quá trình tiến hóa thích nghi tự nhiên trong đấu tranh sinh tồn đã làm xuất hiện ngôn ngữ của loài người. Vậy thì nguồn gốc tự nhiên dẫn đến ngôn ngữ của loài người là cái gì? Đó chính là sự truyền thụ và tiếp thu tín hiệu, thông tin giữa cá thể sinh vật và môi trường chứa nó (gồm cả đồng loại của nó). Có thể thấy ngôn ngữ của con người chỉ là một dạng, một cách thức có tính đặc thù, truyền thụ thông tin cho nhau trong vô vàn dạng, cách thức cũng có tính đặc thù khác, tồn tại trong thế giới sinh vật. Với góc độ nhìn nhận ấy thì ở các giống loài muông thú và thậm chí là ở nhiều giống loài thực vật, cũng có “ngôn ngữ” theo kiểu của chúng và phù hợp với chúng. Chẳng hạn như ở loài ong, loài kiến, phải cho rằng ở mức độ nào đó, chúng cũng có ngôn ngữ đặc thù để truyền thụ thông tin cho nhau. Nhiều hành vi của loài ong cho thấy có thể hiện tính ý đồ hoạch định, tính tổ chức, phân công phân nhiệm mà nếu giữa chúng không có sự truyền thụ thông tin cho nhau thì rất khó mà thực hiện được. Ở loài kiến cũng vậy. Khi một con kiến phát hiện ra thức ăn ở nơi nào đó thì nó lập tức quay về với ý đồ thông báo cho đồng loại và làm xuất hiện một đoàn kiến dài dằng dặc với những con kiến hối hả đi ngược về xuôi tha lôi thức ăn về tổ. Đối với những mẩu thức ăn quá lớn so với cơ thể của chúng thì nhiều con kiến sẽ hợp sức lại, cùng nhau vận chuyển mẩu thức ăn về tổ. Nếu những con kiến đó không có cùng một ý đồ, không biết phối hợp nhịp nhàng, không biết phân công tổ chức, không biết đồng tâm hiệp lực tác động vào theo cùng một hướng, thì chắc chắn chúng không thể vận chuyển được về tổ mẩu thức ăn đó. Nhưng làm sao chúng hiểu được nhau để cùng thực hiện tất cả những điều đó một cách đồng bộ nếu như chúng không có một “tiếng nói chung” kiểu gì đó để báo hiệu cho nhau, để “dặn dò” nhau? Như thế, trên cơ sở quan niệm của triết học duy vật biện chứng, một cách hình thức và ở một mức độ nhất định nào đó, phải cho rằng, hoạt động của đoàn kiến cũng như của từng con kiến trong việc tha lôi thức ăn về tổ, cũng là lao động, là một hình thức của lao động. Vì đã thừa nhận và trong hiện thực cũng dễ dàng phân biệt được lao động của con người và “lao động” của con vật, nghĩa là lao động của con người đúng là có tính đặc thù tính riêng, chỉ ở loài người mới có, cho nên phải trả lời câu hỏi: vậy thì lao động của con người và “lao động” của con thú thực sự khác nhau ở điểm nào nếu không thừa nhận những nét khác biệt mà triết học duy vật biện chứng đã nêu ra?
Không Gian (tuyệt đối) hay Thể Tích (tuyệt đối) là vốn dĩ thế. Vì chúng ta có mặt trong đó và cảm nhận được Nó là một sự thực không thể chối cãi được nên rõ ràng Nó là một cái gì đó chứ không phải không có gì. Hoạt động sống của chúng ta mách bảo với bản thân chúng ta một cách hồn nhiên rằng, chúng ta là một thực thể hẳn hoi, bằng chứng là chúng ta đang quan sát thấy vạn vật - hiện tượng và sự vận động, biến đổi ở xung quanh, chúng ta đang cảm giác được những tác động từ bên ngoài đến, chúng ta đang nghĩ suy về điều này, điều nọ… Nghĩa là chúng ta cũng là một cái gì đó chứ không phải không là gì, và chúng ta gọi đó là tồn tại, cũng như gọi cái “không là gì”, cái mà chúng ta không thấy được là hư vô. Xưa kia, do nhận thức còn nông cạn mà tổ tiên chúng ta cho rằng chỉ có bản thân họ và những thứ học nhìn thấy được mới tồn tại, còn lại là hư vô, là thực sự không có gì. Họ đâu biết quan niệm như thế là hoàn toàn chủ quan, sai lầm. Họ đâu biết rằng bản thân họ cũng như những thứ họ quan sát thấy, cảm nhận được trong phạm vi năng lực của họ, thực ra nên gọi là những hiện hữu (và toàn cảnh mà họ thấy được gọi là hiện thực). Họ đâu biết rằng hiện hữu là thể hiện của tồn tại trước quan sát, hiện thực chỉ là một bộ phận nhỏ nhoi của thực tại khách quan, nên cũng hiểu lầm phần phi hiện thực - phần hiện thực khách quan bao gồm vô vàn tồn tại mà họ không thấy được, là hư vô, thậm chí là Hư Vô (hư vô tuyệt đối) - Không cái gì tuyệt đối. Vì họ không thấy, không cảm nhận được không khí nên họ cho rằng đó là một khoảng không, một thinh không hay một hư không, trong khi không khí vẫn hiển hiện đầy ắp và vận động sôi nổi trong chốn hư không đó, nghĩa là không khí chỉ hư vô đối với họ thôi chứ thực ra vẫn đang tồn tại. Bây giờ, nhờ có sự khai sáng của triết học duy tồn mà chúng ta biết được ta không thấy tồn tại vĩ đại chìm khuất trước mắt chúng ta làm chúng ta không thấy gì hết và cho là hư vô, phi hiện thực ấy thực ra là những cái gì đó hợp thành một tổng thể hiện thực mênh mông, rộng lớn phi thường đang “sờ sờ” ở trước mắt chúng ta mà chúng ta gọi là Không Gian và từng tưởng lầm đó là chân không tuyệt đối, là sự thể hiện của Hư Vô (hư vô tuyệt đối). Bây giờ, chúng ta đã biết được cái Không Gian vĩ đại ấy bao gồm cả hiện thực của chúng ta và bản thân chúng ta và giờ đây trước mắt chúng ta, không chỉ là cái hiện thực tầm thường và eo hẹp nữa mà là cả một Hiện Thực vĩ đại phi thường, một thực thể Tồn Tại (tồn tại tuyệt đối) vô cùng biến ảo và huyền diệu. Bây giờ chúng ta đã biết được chúng ta và vạn vật hiện tượng chỉ là những tồn tại tương đối có nguồn gốc là Tồn Tại, nảy sinh, hiện hữu ra từ đó và khi không còn tồn tại nữa thì tiêu vong, tan biến vào đó, nhường chỗ cho những tồn tại tương đối, mới ra đời. Bây giờ chúng ta còn biết rằng không thể có Hư Vô bên cạnh Tồn Tại vì nếu Hư Vô thể hiện ra trước Tồn Tại như một hiện thực thì nó phải là Tồn Tại chứ không thể Hư Vô được. Tồn Tại là vốn dĩ và duy nhất! Đó là điều mà hôm nay chúng ta đã nhận thức được.
Đã là Tồn Tại thì phải thể hiện đến “chân tơ kẽ tóc”, đến cùng cực vì nếu không như thế thì cũng coi như Hư Vô - tuyệt đối không có gì - tình trạng không thể có thực được khi chúng ta đang “ở đây” và tồn tại thực sự, không thể phủ nhận được. Muốn thể hiện ra được ra như thế, Tồn Tại phải biến hóa một cách toàn diện, liên tục không ngừng nghỉ đến bất tận, và đó chính là vận động. Tồn Tại là vốn dĩ thì vận động toàn diện đến tận “chân tơ kẽ tóc”, đến cùng cực, đến vĩnh cửu cũng là một vốn dĩ. Vận động là vốn dĩ như thế để thể hiện Tồn Tại, bảo toàn Tồn Tại hay có thể nói vận động là tự nhiên và chúng ta nói: Tự Nhiên Tồn Tại. Như vậy khi nói Tự Nhiên Tồn Tại thì có nghĩa rằng Tồn Tại phải vận động một cách tự nhiên nhằm thể hiện đến cùng cực sự Tồn Tại ấy đồng thời nhằm bảo toàn tuyệt đối sự Tồn Tại ấy. Đây cũng chính là Nguyên Lý Tự Nhiên, nguyên lý đóng vai trò tuyệt đối, tối thượng, là ngọn nguồn, là cội gốc của mọi nguyên lý, qui luật có tính tương đối và đặc thù khác. Vì thực thể trong thực tại khách quan luôn liên tục, không ngừng nghỉ biến đổi một cách tuyệt đối, nhưng trong hiện thực khách quan của một quan sát nào đấy, thì tùy thuộc vào cảm nhận cũng như qui định chủ quan của quan sát ấy mà vạn vật, mọi thực thể được thấy tồn tại trong những khoảng thời gian xác định nào đó với tư cách là chính nó chứ không phải cái gì khác. Cũng vì phải tuân thủ Nguyên Lý Tự Nhiên mà vạn vật, mọi thực thể không thể tuyệt đối tự thân biến đối, vận động được mà phải thông qua, phải tương tác, phải trao đổi vật chất vớ môi trường chứa chúng, qui định và “dung dưỡng” sự tồn tại của chúng để cùng nhau vận động, cùng nhau biến đổi. Điều đó cho thấy ngay trong thế giới vô sinh đã hàm chứa hiện tượng, truyền thụ và xứ lý thông tin, và như thế cũng tiềm ẩn cái tạm gọi là mầm mống của tính tích cực, tự giác duy trì tồn tại của vạn vật mà sau này, những tích ấy thể hiện nổi bật, nhất là ở loài người, trong thế giới sinh vật.
Thực thể sống xuất hiện đầu tiên trong môi trường thiên nhiên của Trái Đất là đơn bào. Khi đơn bào mới xuất hiện thì môi trường dung dưỡng nó (đại dương) dồi dào chất đặc thù mà nó cần trao đổi để duy trì sự tồn tại hay còn gọi là sự sống của nó. Lúc đó, nó chẳng phải làm gì khác ngoài việc chỉ ăn thôi, nghĩa là chỉ việc hấp thụ chất được gọi là thức ăn từ môi trường chuyển hóa để nuôi sống cơ thể rồi trả lại môi trường một chất khác gọi là chất thải hay “phân”, và được nước biển cho đi rong chơi đây đó. Sự ăn đó làm cho đơn bào lớn lên nhưng do qui định nào đó có thể có từ sự trao đổi chất đặc thù của đơn bào và môi trường mà sự lớn lên của đơn bào là có hạn độ. Nhưng đơn bào vẫn cứ ăn một cách mù quáng trong môi trường đầy ắp thức ăn, làm cho nó “phát phì”, sự cân bằng nội tại của nó không thể duy trì được nữa và thế là nó vỡ ra, “chết tươi”, nghĩa là nó tự chấm dứt cuộc sống của nó chỉ vì tham lam quá độ! Có lẽ đơn bào ở thời kỳ đầu tiên chưa hẳn là đơn bào mà chỉ mới là một thực thể trung gian giữa vô sinh và hữu sinh, tạm gọi là tiền đơn bào. Tiền đơn bào tồn tại được một thời gian rồi chết đi, phân hủy, tan hòa trở lại vào môi trường vô sinh. Có nhiều quá trình như thế xảy ra đồng thời và lặp đi lặp lại khắp nơi trong môi trường. Thế giới sinh vật trong buổi đầu hình thành chắc là chỉ như thế thôi.
Thời gian trôi đi một đêm dài và rất có thể cái mầm mống tích cực duy trì tồn tại đã thôi thúc làm xuất hiện một quá trình chuyển hóa trong cái thế giới sinh vật bán khai ấy theo hướng phức tạp hóa cấu trúc nội tại của một bộ phận tiền đơn bào, làm chúng trở thành đơn bào thực thụ. Đơn bào cũng ăn, lớn lên, phát phì rồi chết như tiền đơn bào. Nhưng cách chết của nó khác với của tiền đơn bào ở chỗ tự phân đôi ra, làm cho một “cái tôi” thành hai “cái tôi” mới, nghĩa là nó chết mà như không chết, chết để phụng sự, tôn vinh, phát triển sự sống. Đó cũng chính là hình thức sinh sản đầu tiên trong thế giới sinh vật. Từ đây, trong cái môi trường còn rất dồi dào thức ăn, xuất hiện một quá trình tăng trưởng nhanh, có tính lạm phát về số lượng đơn bào. Quá trình này, theo thời gian làm biến đổi môi trường sinh thái theo hướng nguồn thức ăn cung cấp cho sự sống suy giảm đến mức nghiêm trọng, không đủ cung ứng cho số lượng đơn bào đã tăng trưởng lên mức thái quá. Để cân bằng sinh thái, hàng loạt đơn bào phải chịu chết đói để tái tạo, bổ sung nguồn thức ăn đang suy kiệt. Đồng thời với quá trình đó là quá trình làm xuất hiện đa bào, quá trình phân định sự sống thành giống đực, giống cái, làm xuất hiện hình thức sinh sản mới, quá trình làm xuất hiện những hình thức truyền thụ và lưu giữ thông tin mới để đáp ứng cho những cách thức trao đổi chất mới, để lựa chọn, phát hiện thức ăn đã tương đối khan hiếm trong môi trường, quá trình cải tạo cơ thể về mặt hình dạng để lợi dụng môi trường chủ động di chuyển tìm thức ăn… Tất cả các quá trình ấy diễn ra nhằm cố gắng cân bằng môi trường sinh thái, duy trì sự sống ở mỗi tập hợp cá thể sống có cấu trúc nội tại và lối sống giống nhau và được gọi là đồng loại, làm xuất  hiện mâu thuẫn về quyền lợi và như thế cũng làm xuất hiện sự cạnh tranh nhau để sống còn không những giữa những tập hợp cá thể khác nhau và cả giống nhau về cấu trúc sinh học và lối sống. Quá trình hình thành và cũng là giai đoạn mở đầu cho cuộc đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi trong thế giới sinh vật có thể đã là như vậy. Và cũng bắt đầu từ đây, thế giới sinh vật tăng trưởng theo hướng đa dạng hóa giống loài, nhiều giống loài tuyệt chủng thì đồng thời cũng xuất hiện nhiều giống loài mới, theo hướng mở rộng môi trường sinh thái của nó, chiếm lĩnh môi trường thiên nhiên đến tận cùng khả năng của nó, làm cho sự sống có mặt ở khắp nơi, từ biển cả đến mặt đất, trong lòng đất, trên núi cao và cả trong không trung, đồng thời qua đó mà cũng tăng trưởng về mặt lực lượng.
Trong lịch sử hình thành và tiến triển của sự sống, có thể thấy một điều giản dị này: lúc đầu chỉ là ăn (trao đổi chất), rồi đến phải tìm mà ăn và cuối cùng phải làm mới có ăn, lúc đầu chỉ cần một loại thức ăn vô sinh cho sự sống, sau là nhiều loại thức ăn vô sinh cho sự sống, thế rồi đến lúc bên cạnh thức ăn vô sinh còn xuất hiện thức ăn hữu sinh, thế rồi xuất hiện hiện tượng giống loài tiến hóa hơn ăn sống nuốt tươi giống loài chậm tiến hóa hơn và cả ăn thịt lẫn nhau, lúc đầu đối với một giống loài chỉ có một vài chủng loại thức ăn, sau là nhiều chủng loại thức ăn, cả từ thực vật lẫn động vật, và cuối cùng, nếu thức ăn hiểu theo nghĩa mở rộng, gồm cả những thứ phục vụ cho tiêu dùng phi thực phẩm thì coi như loài người là loài hầu như ăn được mọi thứ có trong môi trường thiên nhiên, kể cả máu thịt đồng loại, kể cả phân do bản thân loài người thải ra. Đó cũng chính là thành quả “đáng nể” nhất, đáng kể nhất của cuộc đấu tranh sinh tồn căng thẳng bền bỉ và lâu dài. Mở rộng ra, một cách phổ biến, vạn vật trong Vũ Trụ, nói tương đối, đều trao đổi chất theo một trong hai hoặc cả hai cách trong suốt quá trình tồn tại của chúng, một là thụ động chịu sự trao đổi chất với môi trường, hai là chủ động trao đổi chất với môi trường, trong đó cách thứ nhất thuộc tầng nền tảng vi mô, cách thứ hai thuộc tầng Vũ Trụ vĩ mô.
Nói chung là như vậy, nhưng phải hỏi rằng, cuộc đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi ấy cụ thể đã tác động trực tiếp vào yếu tố nào, vào khâu then chốt nào trong quá trình vận động của thế giới sinh vật để nó tiến triển theo chiều hướng sinh ra loài người và chiều hướng ấy có phải là duy nhất, tất yếu hay không? Có thể khẳng định: không riêng gì thế giới sinh vật ở Trái Đất mà bất cứ thế giới sinh vật nào đã từng hoặc sẽ xuất hiện trên những hành tinh khác trong Vũ Trụ, đều phải có quá trình tiến triển theo chiều hướng làm hình thành nên giống loài biết tư duy sâu sắc, nếu không bị chấm dứt đột ngột bởi một tai nạn vũ trụ nào đó. Tồn tại và đồng thời không tồn tại là một tất yếu khách quan, nhưng trước một quan sát chủ quan thì tồn tại và không tồn tại được phân định tương đối thành hai, nghĩa là khi một thực thể nào đó đang tồn tại thì nó không thể không tồn tại, và ngược lại. Khi nói đến sự tồn tại của một thực thể vô sinh nào đó thì sự tồn tại đó chỉ có thể là ở trong môi trường chứa nó. Vận động, chuyển hóa là bất tuyệt và đồng thời cũng là sự thể hiện của tồn tại cho nên khi nói một thực thể đang tồn tại thì cũng có nghĩa đó là một lực lượng vật chất đặc thù so với môi trường chứa nó, đang vận động và phải liên tục vận động để duy trì sự biểu hiện đặc thù ấy. Nghĩa là nội tại của lực lượng vật chất đặc thù ấy phải luôn luôn biến đổi đến hết khả năng để duy trì cân bằng nội tại trước nguy cơ bị mất thế cân bằng, bị chấm dứt tồn tại. Tự Nhiên Tồn Tại là vốn dĩ, mà xét trên nguyên lý nhân quả thì là nguyên nhân và đồng thời kết quả của chính nó. Ngoài ra, mọi tồn tại (tương đối) khác, từ sự nảy sinh, hiện hữu, tiêu vong đều phải nằm trong mối quan hệ nhân - quả, đều là những kết quả của những nguyên nhân xác định. Qua đó mà thấy, một thực thể không thể hoàn toàn tự thân vận động để duy trì sự tồn tại của nó được mà phải thông qua sự tương tác theo nguyên lý tác động - phản ứng và sự trao đổi vật chất giữa nó với môi trường chứa nó, làm biến đổi bản thân nó và đồng thời cả môi trường chứa nó, chi phối nó. Giềng mối của mọi tương tác và trao đổi vật chất là cảm ứng - kích thích và chuyển hóa của các hạt KG. Từ đó mà có hiện tượng thu - phát bức xạ. Thu - phát bức xạ là hình thức trao đổi vật chất thống nhất và duy nhất nhằm duy trì tồn tại của mọi thực thể vô sinh. Trong một môi trường có điều kiện, hoàn cảnh phù hợp thì sự sống xuất hiện. Khi sự sống xuất hiện thì bên cạnh hình thức trao đổi vật chất đóng vai trò nền tảng duy trì tồn tại, còn xuất hiện hình thức trao đổi vật chất đóng vai trò thiết yếu duy trì sự sống đối với mọi cơ thể sống là tiêu thụ trực tiếp những loại vật chất cần thiết có trong môi trường và thải ra môi trường những vật chất đã bị chuyển hóa hoặc dư thừa trở nên không còn cần thiết nữa, thậm chí là bất lợi đối với cơ thể ấy. Ở Trái Đất, một cách phổ biến thì một cơ thể sống, muốn sống được, phải thở, uống và ăn. Ôxy luôn được tái tạo và coi như vô tận đối với thế giới sinh vật, nước cũng tương đối được coi giống như vậy, còn thức ăn thì bấp bênh, lúc khan hiếm, lúc dồi dào, nhưng phổ biến là bị hạn chế, gây ra tình trạng phải tranh giành, cưỡng đoạt giữa các giống loài sinh vật, do sự tăng trưởng tự phát, thiên tai gây ra. Chính vì vậy mà thức ăn trở thành nhu cầu bức thiết hàng đầu đối với sự sống, không ăn thì không thể sống được. Mâu thuẫn gay gắt có tính thường xuyên giữa nguồn thức ăn bị hạn chế bởi sự tăng trưởng mù quáng cũng như thiên tai gây ra và những lực lượng sống đã làm xuất hiện xu hướng đa dạng hóa nguồn thức ăn, mở rộng môi trường sống, tăng cường khả năng tìm thấy thức ăn, khả năng tạo ra thức ăn và cả khả năng đề kháng, tự vệ, lẫn tránh tai họa để sống còn ở thế giới sinh vật. Đó cũng chính là xu hướng tự nhiên, tất yếu và vì vậy mà cũng là duy nhất của quá trình tiến hóa thích nghi ở bất kỳ thế giới sinh vật nào trong Vũ Trụ.
Nhưng sự tiến hóa thích nghi và làm xuất hiện phong phú, đa dạng giống loài sinh vật bắt đầu như thế nào, trên cơ sở cốt lõi nào và đối tượng đầu tiên mà nó tác động có tính xuyên suốt làm chuyển hóa giống loài sinh vật là ở khâu nào của sự sống? Không thể khác được, bắt đầu là ở khâu thu - phát bức xạ, làm xuất hiện hiện tượng truyền - nhận và lưu giữ thông tin, tín hiệu và đây cũng là đối tượng bị tác động xuyên suốt và thông qua đó mà có sự tiến hóa nói chung. Thủa ban đầu, khi sự sống mới xuất hiện thì vì thức ăn là vô cùng dồi dào cho nên khả năng nhận biết thức ăn có lẽ ở mức độ hầu như chưa có. Khi thức ăn không còn dồi dào nữa thì khả năng phân biệt, nhận biết thức ăn được tăng cường lên, phản ứng trong nội tại cơ thể sống đã có dấu hiệu của cảm giác, bức xạ từ bên ngoài vào đã bắt đầu có ý nghĩa thông tin. Không ăn thì chết, thiếu thức ăn thì phải chờ đợi thức ăn “đến”, chờ không được thì phải di chuyển, “đi” tìm cho ra thức ăn, không có thức ăn “truyền thống” thì thử chất có tính tương tự, không có thức ăn vô sinh thì thử ăn thức ăn hữu sinh, ăn cơ thể sống khác, cơ thể sống khác cũng “muốn” sống còn nên phải tránh né hoặc chống cự lại, hết thức ăn gần thì tìm thức ăn xa, thức ăn trực tiếp không có thì phải làm ra miếng ăn mà ăn, con mồi nhanh mạnh thì phải nhanh mạnh và khéo léo hơn để mà vồ chụp được… Nhưng muốn được như vậy thì trước hết và trên hết phải tăng cường mức độ sắc sảo, nhạy bén ở khâu đầu tiên là truyền - nhận, lưu giữ và giải mã tín hiệu thông tin. Quá trình đó tất yếu dẫn đến sự xuất hiện hệ thống thần kinh, các giác quan để cảm nhận ngày một tinh tế những tín hiệu thông báo đến từ môi trường sống, từ đó mà cấu trúc sinh học cơ thể cũng dần được cải tạo theo hướng có lợi hơn cho lối sống đặc thù đang có, giành được ưu thế hơn trong cuộc đấu tranh sinh tồn gay gắt. Cũng nhờ thế mà xuất hiện muông thú, những giống loài có hệ thần kinh đạt đến độ tinh vi, gồm một đầu não (bộ não) đóng vai trò trung tâm xử lý thông tin, điều hành hoạt động sống và một mạng lưới “chằng chịt” những dây cùng những đầu mối thần kinh đóng vai trò thu nhận, truyền dẫn thông tin, nhờ thế mà hoạt động sống của chúng đã có nhiều hành vi thể hiện rõ tính tích cực, chủ động và đôi khi cả tính sáng tạo. Nói chung, nếu ở các giống loài thực vật, sự tìm ăn hầu như là thụ động, mù quáng, thì ở các giống loài động vật, sự tìm ăn đã có tính chủ động hơn rất nhiều, nhất là ở bộ phận động vật ăn thịt, không những phải tích cực lùng sục cho ra con mồi mà còn phải săn, rình rập, kiên trì chờ cơ hội thuận lợi để vồ cho được con mồi, nghĩa là đối với chúng, không “làm việc” thì không có miếng ăn, thậm chí là phải làm việc cật lực một cách có tinh thần hợp tác, đồng tâm hiệp lực mới may ra có được miếng ăn. Đừng tưởng con người là giống loài đầu tiên và cũng là duy nhất chế tạo ra phương tiện, công cụ cũng như vũ khí để hỗ trợ cho đời sống, làm ăn, sự tự vệ của mình được thuận lợi hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Ngay từ khi xuất hiện cuộc đấu tranh sinh tồn, sinh vật, bị môi trường thiên nhiên thôi thúc và định hướng, thông qua quá trình tiến hóa thích nghi đã phải “tự tạo” ra và hoàn thiện những bộ phận cơ thể để làm công cụ, phương tiện sử dụng trong sinh hoạt tăng cường khả năng tìm kiếm và làm ăn cũng như khả năng tự vệ, trốn tránh kẻ thù. Chỉ có điều những công cụ, phương tiện ấy hình thành một cách hồn nhiên, tự phát và do đó mà cũng không có tính nổi trội, bị chìm khuất, con người khó thấy được. Không thể phủ nhận được tính công cụ, phương tiện phục vụ cho sự làm ăn, sự tự vệ đối với những thứ như móng vuốt, răng nanh ở loài hổ, báo, những thứ như nọc độc ở loài rắn, như sừng ở loài trâu, bò…
Có thể loài người là từ một loài có cùng một tổ tiên với loài vượn cổ tiến hóa lên. Loài tổ tiên này đã thích nghi với cuộc sống thường xuyên ở trên cây. Sau một thời kỳ sống nói chung là thuận lợi và bình ổn thì do nhiều nguyên nhân tự nhiên đã đề cập ở trên mà môi trường sống của chúng biến đổi theo xu thế ngày càng bất lợi, khắc nghiệt làm chúng bị phân liệt, chuyển hóa theo nhiều hướng khác nhau để thích nghi trong điều kiện hoàn cảnh môi trường mới. Có thể rằng một nhánh là tổ tiên trực tiếp của loài người đã phải lần hồi xuống mặt đất kiếm ăn, tìm những loại thức ăn mới như rau củ, dần dần là xác chết động vật, rồi thịt động vật sống, và theo thời gian, thích nghi luôn với đời sống thường xuyên ở đó. Cũng rất có thể rằng, lúc đầu thì sống trong rừng rậm, sau thì lần mò ra sống tập trung chủ yếu ở vùng duyên hải nhiệt đới, ưu tiên là ở những vùng gần cửa sông. Có lẽ tổ tiên của loài người đã sống ở đó khá lâu nhờ môi trường sinh thái ở đó thuận lợi nổi bật đối với họ như khí hậu, thời tiết ôn hòa hơn, thức ăn dồi dào hơn (cây trái, rau củ nhiều, thịt, cá, sò ốc cũng lắm…). Thời gian lâu dài đó đã biến đổi hình hài cũng như cấu trúc sinh học cơ thể và cả thói quen ăn uống, sinh hoạt. Chúng ta hình dung ra như thế vì phỏng đoán rằng loài người ngày nay hầu như đã trần trụi lông lá và ăn mặn, ăn nhiều muối hơn hẳn các giống loài muông thú khác là do tổ tiên của loài người đã từng sống lâu dài và đã tiến hóa thích nghi trong môi trường duyên hải đó, môi trường dồi dào những thực phẩm có hàm lượng muối cao, có nhiều ao hồ, đầm lầy xen kẽ. Hơn nữa, còn có thể phỏng đoán rằng chính cái địa hình đa tạp nói trên của miền duyên hải thời tối cổ nguyên thủy đã là yếu tố tối quan trọng, thậm chí là quyết định trong việc thúc giục tổ tiên của loài người từ bỏ lối đi đứng bằng bốn chi, chuyển sang đứng thẳng, đi bằng hai chân và đôi tay được giải phóng để đảm nhận một chức năng mới: làm phương tiện, công cụ hỗ trợ đắc lực cho họ trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Để di chuyển một cách có hiệu quả trên một địa hình phức tạp rừng núi, sông ngòi, đầm lầy, ao hồ, đồng bằng xen kẽ thì cấu tạo cơ thể phải đáp ứng được nhiều hình thức vận động là bơi nhanh được, lội nhanh được, chạy nhanh được, leo trèo thoăn thoắt được và trong khi vận động vẫn có thể quan sát, phát hiện được tai họa hay thức ăn, con mồi từ xa, thì tư thế đứng thẳng và chân tay linh hoạt là tối ưu hơn cả.
Như đã nói thì có nhiều hướng, nhiều cách thức tiến hóa thích nghi khác nhau tùy thuộc vào địa hình cụ thể của sự biến đổi môi trường sống, vào lối sống và cấu tạo sinh học đang có, nhưng hướng tiến hóa có tính phổ biến, xuyên suốt và đóng vai trò như cơ sở, tiền đề cho mọi tiến hóa thích nghi chính là tăng cường khả năng truyền nhận thông tin, giải mã tín hiệu và lưu giữ thông tin về mặt thời gian cũng như số lượng dẫn đến sự hình thành hệ thần kinh có trung tâm xử lý thông tin, chỉ huy và điều hành là bộ não. Điều đó cũng là một gợi ý cho chúng ta phỏng đoán tổ tiên loài người không phải là loài vượn cổ. Nếu loài người và loài vượn ngày nay cùng xuất thân từ loài vượn cổ thì tại sao loài vượn ngày nay cũng khôn nhưng còn thua kém rất xa so với trí khôn ở loài người, vì sao không thể đi thẳng thường xuyên bằng hai chân như loài người, vì sao chúng có nhiều lông trong khi loài người lại hiếm lông, và vì sao chúng ăn lạt còn loài người lại ăn mặn? Có thể nghĩ rằng thuở đầu tiên, loài vượn cổ và tổ tiên loài người rất gần nhau về mặt họ hàng, cùng chung sống trong một môi trường, thậm chí là những thế hệ đầu tiên khi rời bỏ lối sống thường xuyên trên cây xuống sống ở cả trên mặt đất vẫn là một loài duy nhất. Sự lan tỏa dân cư đã làm cho một bộ phận đi dọc theo những dòng suối rồi sông và cuối cùng thì “định cư” lâu dài ở miền duyên hải trù phú. Dần dà bộ phận này chuyển biến thành tổ tiên loài người còn bộ phận “ở lại” trở thành loài vượn cổ.
Lúc mới đặt chân lên địa bàn miền duyên hải, có lẽ trí khôn của tổ tiên loài người còn thua cả loài khỉ ngày nay và về mặt sức vóc cũng chỉ lớn hơn con khỉ không nhiều và chủng loại thức ăn vẫn là từ thực vật do hái lượm mà có. Lúc đầu là hoa quả nhưng những thứ ấy nhiều khi cũng hiếm nên sau là đến rau củ, rồi đến lúc đi lượm sò ốc ven sông, trong ao, hồ, vũng, ven biển để ăn. Rất có thể việc ăn những “quả” sò, ốc đã mở đường cho tổ tiên loài người mở rộng chủng loại thức ăn sang thịt động vật, trở thành loài ăn tạp nhất và mặn nhất trong thế giới sinh vật. Sau khi sò, ốc đã thành thức ăn “hợp khẩu vị” rồi thì đến lượt những động vật nhỏ, chậm chạp, dễ bắt đại loại như tôm, cua, ếch nhái, cá trong vũng, ao hồ cạn nước lúc nắng hạn… và cuối cùng là cả muông thú chạy nhanh, khỏe, dữ tợn cũng đến lượt trở thành nguồn thức ăn cho thủy tổ loài người. Sự mở rộng chủng loại thức ăn sang cá, thịt đồng thời làm xuất hiện một phương thức kiếm ăn mới, đó là săn bắt.
Khi chuyển sang ăn cả cá thịt thì cũng là lúc tổ tiên loài người bắt đầu bước đi những bước rất dài trên con đường tiến hóa thích nghi của mình, không những là về mặt cải thiện sức vóc, hình dáng mà còn cải thiện cả về mặt chức năng hoạt động của các bộ phận cơ thể, nhưng trước hết và cũng quan trọng hơn cả là sự tăng cường thể chất của bộ não, tạo điều kiện làm xuất hiện những yếu tố quyết định để bộ não ấy chuyển biến thành bộ não người nguyên thủy, biết chủ động thích nghi trong chừng mực có thể.
Sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt số lượng trong điều kiện thức ăn dồi dào của tổ tiên loài người làm xuất hiện ngày một nhiều bầy đàn đông đảo giống loài ấy, làm mất cân bằng sinh thái theo chiều hướng ngày một bất lợi đối với đời sống của chúng, gây ra sự thiếu hụt thức ăn, dẫn đến một yêu cầu có tính cấp bách là làm sao phải tìm kiếm và làm ra cái ăn (săn bắt) hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn trong những điều kiện và tình thế mỗi lúc càng khó khăn hơn, cạnh tranh gay gắt hơn giữa các bầy đàn, và cả giữa các cá thể tương đối xa lạ với nhau. Chính cái yêu cầu đó đã làm cho tổ tiên loài người chuyển dần sang đứng, đi, chạy nhảy bằng hai chân (chuyển biến để đảm nhận chức năng chủ yếu là di chuyển cơ thể nhanh chóng trên mặt đất cũng như dưới nước), làm cho đôi tay chỉ còn chức năng hỗ trợ cho di chuyển trong những trường hợp như leo trèo, bơi và hoàn toàn được giải phóng khi đi, đứng, chạy, nhảy, và vì thế mà dần dần chuyển biến, có chức năng chủ yếu là công cụ đắc lực trong việc tạo ra miếng ăn, thậm chí còn là một vũ khí lợi hại để tự vệ và trấn áp lẫn nhau bằng bạo lực. Bên cạnh quá trình phân hóa chức năng chủ yếu cho đôi chân và đôi tay ở tổ tiên loài người là quá trình tăng cường truyền tin cho nhau trong nội bộ giống loài (cố gắng tạo ra nhiều tín hiệu âm thanh hơn, qua đó mà hệ thống thanh quản - phát âm được cải tạo và ngược lại), nhằm hợp tác kịp thời hơn, đồng tâm hiệp lực hơn, hiệu quả hơn trong làm ăn. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, còn một quá trình thứ ba xảy ra song song và có quan hệ mật thiết với hai quá trình trên, nhưng có tính đi tiên phong, là cơ sở tiền đề làm diễn tiến hai quá trình đó, đó là quá trình làm cho hoạt động bộ não đã được chuẩn bị đầy đủ những tố chất cần thiết, ngày càng mạnh mẽ, tích cực, ngày càng tinh tế, làm cho những biểu hiện như: có ấn tượng, nhớ, suy diễn còn ở tình trạng hời hợt, bất ổn, mờ nhạt của bộ não ấy trở nên ngày càng sâu sắc, bền vững, rõ ràng và đóng vai trò như là những đặc tính nổi trội, vốn có.
Trong công cuộc mưu sinh lâu dài của tổ tiên loài người có nhiều hiện tượng thiên nhiên cứ như là sự lặp đi lặp lại đã tác động đến bộ não của họ, làm cho cái phản xạ ở hình thức là “sự nhớ lại” dần dần được củng cố và do đó mà “sự ấn tượng” còn mù mờ thuở ban đầu cũng dần trở nên rành mạch, rõ ràng. Trong số những hiện tượng lặp đi lặp lại ấy, có nhiều hiện tượng liên quan trực tiếp đến sự sống còn, có tính gợi ý, báo hiệu trước về những an nguy sắp xảy ra mà tổ tiên loài người phải đối mặt, hơn nữa, cũng có nhiều hiện tượng trong khi họ kiếm ăn chỉ thị rằng lẩn khuất đâu đó hoặc xa hoặc gần, có thể có thức ăn, có thể có con mồi. Những hiện tượng đó, cùng với sự ấn tượng đã tương đối ổn định làm cho sự phản xạ dưới hình thức “phán đoán” còn sơ khai của bộ não tổ tiên loài người dần dần đạt đến trình độ cao hơn, tạm gọi là “dự đoán” - hình thức đầu tiên và đơn giản của suy đoán, suy diễn, mà ở cao độ là suy lý lôgic. Chẳng hạn, sẽ đến một giai đoạn mà tổ tiên loài người khi thấy trên mặt hồ đang phẳng lặng tự nhiên nổi tăm thì họ biết được ngay bên dưới đó có cá, thậm chí còn biết cá to hay nhỏ, nhiều hay ít cá, sẽ biết truy đuổi một con mồi theo cách nào đó thì có thể dồn nó đến cùng đường và sẽ bắt được. Như vậy, sau một thời gian dài tiến hóa, tổ tiên loài người đã sở hữu được bộ não đã nảy mầm, đâm chồi tất cả các đặc tính mà bộ não người hiện có và bắt đầu những bước đi cuối cùng, vững chãi, dứt khoát để thành người.
Chính bộ não đã trưởng thành đó làm cho tổ tiên loài người, trong nội bộ từng bầy đàn, xích lại gần nhau hơn để hợp tác chặt chẽ hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn trong công cuộc mưu sinh, trong những quá trình tìm kiếm, phát hiện, hái lượm, săn bắt, tạo ra miếng ăn. Muốn thế, phải tăng cường số lượng tín hiệu chủ yếu là bằng âm thanh phát ra từ hệ thanh quản - phát âm để thông tin cho nhau nhằm phân công, phối hợp, hỗ trợ nhau trong làm ăn. Sự tăng lên ngày một nhiều tín hiệu đã tác động trở lại bộ não làm tăng cường trí nhớ cũng như sự hồi ức của nó và qua đó cũng kéo theo sự tăng cường các đặc tính khác. Lúc đầu những tín hiệu thông tin đó chỉ là đơn âm, hoàn toàn rời rạc, đóng vai trò như là những tên gọi về những hành động nào đó, những đối tượng nào đó hiện hữu trong môi trường thiên nhiên. Về sau, do cái đòi hỏi phải mưu sinh ngày càng hiệu quả hơn, nảy sinh ra trong cuộc đấu tranh sinh tồn giữa tổ tiên loài người với đại bộ phận còn lại của thế giới sinh vật, cũng như giữa các bầy đàn trong nội bộ tổ tiên loài người thôi thúc, mà chính bộ não ấy chứ không phải cái gì khác, vừa tiếp tục phát triển tín hiệu đơn âm, vừa làm hình thành những tín hiệu đơn âm rồi “tìm cách” liên kết chúng lại thành, lúc đầu là những đoạn thông tin ngắn, rồi sau là những đoạn thông tin ngày càng dài hơn, mang những ý nghĩa nào đó có tính thông báo cho nhau giữa các cá thể của nội bộ bầy đàn, giống loài về một hiện tượng nào đó, một biến cố nào đó, một hành vi nào đó, một cách cụ thể hơn, tường tận hơn, rành mạch hơn và cũng chính xác hơn, Thế là trước những đòi hỏi khách quan, trước tiên là sự tiến hóa của bộ não, rồi do hối thúc cần phải phát ra thường xuyên ngày một nhiều những tín hiệu thông tin khác nhau mà đến lượt hệ thống thanh quản và cơ quan phát âm của tổ tiên loài người được cải tạo để bắt đầu làm xuất hiện một hình thức truyền đạt thông tin mới trong thế giới sinh vật, có tính đặc thù, chỉ ở những thế hệ cuối cùng của tổ tiên loài người mới có, và tạm gọi là “tiền ngôn ngữ”. Đi đôi với quá trình hình thành tiền thân của ngôn ngữ là quá trình các đặc tính tiền đề làm hình thành nên sự suy nghĩ của bộ não tổ tiên loài người được làm cho sâu sắc hơn nữa. Một đứa trẻ ở độ tuổi chưa biết nói và cũng chưa hiểu được ngôn ngữ thì trong não của nó đã hình thành sự suy nghĩ chưa? Tất nhiên là chưa! Bởi vì điều dễ dàng thấy được là một bộ não biết suy nghĩ thì sự suy nghĩ ấy phải có ngôn ngữ làm nền tảng, phải sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để giãi bày, suy diễn, lập luận và đúc kết. Từ nhận định đó có thể cho rằng, trong thời kỳ tiền ngôn ngữ, nghĩa là trong thời kỳ mà các đoạn thông tin còn tương đối ngắn, chưa có bất cứ một mối quan hệ nào với nhau, còn sơ sài, tương tự như những ý niệm đơn sơ, tương tự như thành ngữ, khẩu hiệu, khẩu lệnh, thông báo ngắn ngủi…, thì bộ não của tổ tiên loài người cũng chưa có khả năng tư duy trừu tượng thực thụ, hay có thể nói là mới có khả năng “tiền suy nghĩ”, nghĩa là chỉ mới nghĩ được một cách mơ hồ và gián đoạn, chưa “suy ra” được, cũng có nghĩa là mới có khả năng hồi ức, hình dung, làm xuất hiện bên trong nó những hình ảnh còn nhạt nhòa, những hoạt cảnh như những đoạn phim ngắn và bị nhòe, không khác gì những giấc mơ câm nín mà con người hiện nay thấy được trong giấc ngủ của mình.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH