PHÁT HIỆN KHẢO CỔ 21
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phát hiện cả một khu rừng hóa đá, bên trong đầy quái thú tuyệt chủng
(NLĐO)- Một kiểm lâm viên ở Bắc California tình cờ phát hiện được một "kho báu cổ sinh vật học khổng lồ", với nhiều cây cối kỳ dị và quái thú hàng triệu tuổi, bao gồm 1 con mastodon.
Nhà cổ sinh vật học Russell Shapiro từ Đại học Bang California ở Chico (Mỹ) nói với tờ Chico State Today rằng hóa thạch của những quái thú được tìm thấy trong rừng là rất hiếm hoi ở California.
Một nhà cổ sinh vật học đang khôi phục mẫu vật lẫn trong đá - Ảnh: Đại học Bang California ở Chico
Khu rừng hóa đá ẩn mình tại chân núi Sierra Nevada ở California với hơn 600 cây hóa thạch, và hàng trăm hài cốt động vật, bao gồm một hộp sọ mastodon (voi răng mấu) 8 triệu tuổi còn nguyên ngà, một loài voi 4 ngà, một con tê giác cổ đại, rùa khổng lồ, cá hồi khổng lồ, một loài lạc đà… Hầu hết các "quái thú" này thuộc về những loài tuyệt chủng từ rất lâu.
Theo Smithsonian Magazine, người phát hiện đầu tiên là Kiểm lâm viên kiêm nhà tự nhiên học Greg Francek từ Cơ quan quản lý dịch vụ đô thị cấp quận ở Vịnh Đông (EBMUD). Khi đang tuần tra ở lưu vực sông Mokelumne ở Sierra Nevada, ông đã bị thu hút bởi một cái cây hóa thạch kỳ dị. Sau đó cái cây thứ 2, thứ 3 lộ diện và người kiểm lâm nhận ra mình lạc vào cả một khu rừng hóa đá ma quái.
Cận cảnh hộp sọ khổng lồ của mastodon vừa được khai quật - Ảnh: Đại học Bang California ở Chico
Các thân cây và xương cốt hóa thạch tạo nên cảnh tượng giống như tất cả chúng đồng loạt bị hóa đá. Khu vực tạo nên một bức tranh rõ ràng, hoàn chỉnh về môi trường sống trong khu vực cách đây 10 triệu năm, khi các loài động vật đang tiến hóa dở dang để thích nghi từ môi trường rừng rậm sang đồng cỏ, khi khí hậu và cảnh quan khu vực thay đổi.
Cuộc khai quật đã kéo dài khoảng 1 năm và vẫn đang tiếp diễn. Riêng hộp sọ mastodon với cặp ngà nguyên vẹn dài đến 6 mét – mẫu vật được đánh giá cao nhất khu rừng – sẽ được trưng bày vào tháng 9 sắp tới tại Bảo tàng Khoa học Chico's Gateway thuộc Đại học Bang California ở Chico.
Kỳ bí xác ướp mỹ nữ 4.000 tuổi mang vẻ đẹp lạ
Tại sa mạc Taklamakan ở Tây Bắc Trung
Quốc, các chuyên gia tìm thấy một xác ướp mỹ nữ 4.000 tuổi. Thi hài mỹ
nhân này gây chú ý khi sở hữu những đường nét trên gương mặt giống người
phương Tây.
Nghĩa trang Xiaohe tại sa mạc Taklamakan ở Tây Bắc Trung Quốc là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng thế giới. Các nhà khảo cổ đã có những phát hiện quan trọng tại đây. Trong số này, nổi bật là xác ướp mỹ nữ 4.000 tuổi.Xác ướp mỹ nhân 4.000 tuổi trên còn được giới chuyên gia gọi là "công chúa" Xiaohe. Các nhà khoa học dành nhiều sự chú ý đến thi hài này bởi sở hữu bí mật bất ngờ.Cụ thể, thông qua một loạt kiểm tra, phân tích xác ướp, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện "công chúa" Xiaohe có làn da mịn, mũi cao, tóc màu hung và dài, hàng mi dài và cong vút.Thêm nữa, xác ướp "công chúa" Xiaohe có một nụ cười quyến rũ. Dù qua đời từ 4.000 năm trước nhưng mỹ nhân này khiến người xem thích thú khi dường như ra đi trong thanh thản. Vì vậy, khuôn miệng nở nụ cười tuyệt đẹp.Căn cứ vào những đặc điểm trên gương mặt "công chúa" Xiaohe, các chuyên gia nhận thấy mỹ nhân này có nhiều điểm khác biệt so với người dân châu Á sống cùng thời.Dung mạo của "công chúa" Xiaohe khiến các chuyên gia cho rằng bà mang những đặc điểm giống người châu Âu.Từ đây, họ suy đoán có thể mỹ nhân này di chuyển từ một nơi nào đó ở châu Âu đến sa mạc Taklamakan và qua đời tại đây.Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia tiến hành kiểm tra ADN và phát hiện "công chúa" Xiaohe sở hữu bộ gene di truyền lai giữa người phương Đông và phương Tây.Nhờ vậy, "công chúa" Xiaohe mang vẻ đẹp đặc biệt hơn so với người dân bản địa.Thêm nữa, nhờ được chôn cất trong một chiếc quan tài làm từ thân cây hồ dương cộng thêm thời tiết khô nóng của sa mạc giúp thi hài mỹ nhân 4.000 tuổi còn nguyên vẹn theo thời gian. Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.
Nhận xét
Đăng nhận xét