TT&HĐ V - 44/b

 
 
SÁM HỐI CỦA NHÀ KHOA HỌC KHI CHẾ TẠO BOM NGUYÊN TỬ THỨ VŨ KHÍ HỦY DIỆT KINH HOÀNG NHẤT"A di đà phật"

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG V (XXXXVI): CHIÊM BÁI

“Bằng cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước và ngẫu nhiên, chúng ta hướng mắt đến cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu, thì đó là chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn trong mỗi ngành khoa học, vâng, không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.

“Cái huyền diệu là trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, có một tính qui luật phổ quát ngự trị mà ở mức độ nào đó, có thể nhận thức được đối với chúng ta”.
Max Planck

“Từ trên cao, Tạo hóa mỉm cười nhìn xuống, Người đã trao cho chúng ta một lòng khao khát khám phá, nhiều hơn là khả năng trí tuệ để làm việc ấy”.
 Albert Einstein

“Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”. 
Albert Einstein

“Lý thuyết, là ta biết hết mọi thứ nhưng không thứ nào hoạt động được. Thực hành là việc gì cũng chạy mà ta không biết tại sao. Nơi đây ta gom chung lý thuyết với thực hành: chẳng cái nào chạy cả… và không ai biết lý do vì sao!”. 
A. Einstein

“Tư duy sáng tạo không chỉ bao gồm việc tạo ra những ý tưởng mới, mà còn là thoát khỏi những ý tưởng lỗi thời”
Roger von Oech

"Cuộc sống có hai quy luật cơ bản: thay đổi là điều không thể tránh được, và, mọi người thường chống lại sự thay đổi”.
Roger von Oech

"Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên". 

Lão Tử 
 
Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”.
"Người ta nói con người tài giỏi hơn con vật ở chỗ biết tư duy. Nhưng chiến tranh làm ta nghi ngờ điều đó. Và nhìn vào lòng tham, ta tin loài người là loài tác tệ nhất trong thế giới sinh vật!"
NTT

(Tiếp theo)


Suy đi nghĩ lại, thấy cãi nhau với Tạo Hóa đúng là hỗn thật và hơn nữa là cũng chẳng lợi lộc gì. Dù trước mắt Tạo Hóa, chúng ta bị coi là những thằng ngố nhưng đủ trí khôn để tỉnh ngộ ra rằng, ở đây mà chọc giận Ngài thì cực kỳ nguy hiểm vì khả năng trở về Trái Đất của chúng ta rất có thể sẽ không còn. Thế rồi chúng ta tuy cũng ngắt lời Tạo Hóa, nhưng không dám cãi nữa mà nói khác đi, hơi nịnh:
- Kính thưa Ngài! Ngàn lần cầu xin Ngài bớt giận và hãy tha thứ cho lời ăn tiếng nói hồ đồ ban nãy của chúng tôi. Chỉ vì được diện kiến Ngài làm chúng tôi vui sướng khôn xiết, nên có phần tếu táo và vô ý nói năng phạm thượng. Sự thiếu suy nghĩ nhất thời ấy dù sao cũng làm cho chúng tôi không còn là đại diện xứng đáng cho loài người Trái Đất nữa. Nhưng thực tâm mà nói, và cũng hết sức mong mỏi Ngài tin rằng, chúng tôi nói riêng cũng như loài người Trái Đất nói chung, luôn tạc dạ ghi lòng công ơn của Ngài, luôn kính cẩn nghiêng mình khi nghĩ đến Ngài, luôn hết mực tôn phục Ngài, coi Ngài là Đấng thiêng liêng nhất trong những Đấng thiêng liêng. Chỉ có Ngài là Đấng thiêng liêng tối cao, duy nhất tồn tại thực sự và vốn dĩ như một chân lý vĩ đại, bất di bất dịch. Còn lại, tất cả các Đấng thiêng liêng khác của loài người Trái Đất đều chỉ tồn tại ảo, mang tính khiên cưỡng, giả tạo vì đều được sáng tác ra từ trí não chưa đủ sáng suốt của con người. Đến đây, Ngài có thể vui lòng cho chúng tôi xin từ tạ để quay trở về Trái Đất được chưa ạ?!...
- Ê, vẫn chưa được phép về đâu mấy ông tướng ma mãnh kia! Phải ở đó mà nghe ta nói cho hết đã, biết không? Muốn được về sớm thì khi ta đang nói, đừng có nhảy vào mồm ta mà ngồi! Thế này, các ngươi lầm to rồi! Không phải vì giận mà ta nói đâu. Ta là hiện thân cao cả của Tự Nhiên Tồn Tại, làm sao mà biết nổi giận cơ chứ? Chỉ có loài người Trái Đất các ngươi mới có khái niệm ấy và trạng thái tinh thần thái quá ấy, cứ động một chút thôi là đã nổi cơn giận dữ đùng đùng và sẵn sàng gây hấn, kể cũng lạ! Ta tím tái không phải vì giận dữ mà vì bị sốc bởi thái độ và cách nói năng lúc đầu của các ngươi. Mà mỗi lần bị sốc là mỗi lần tâm trạng ta bị kích hoạt lên trạng thái kích thích, và để trở về với tâm trạng bình yên thì ta phải nói, phải rao giảng có phần hơi hùng hổ và kéo dài một chút. Tuy nhiên, đúng là ta thèm nói nhưng điều quan trọng hơn là các ngươi cần phải nghe, cần phải tạc dạ ghi lòng, vì điều đó sẽ rất có lợi cho các ngươi về lâu về dài. Hiểu chưa? Hả?... Hiểu rồi chứ gì! Vậy thì hãy lắng nghe ta nói tiếp nhé! 
- Vâng ạ! - Chúng ta nói lúng búng ở trong miệng.
Tạo Hóa phả ra một làn hương, lan tỏa như làn khói mỏng, thơm lừng không gian, rồi nói tiếp:
-Loài người các người lúc nào cũng chê bai, dè bỉu, khinh bỉ muông thú, lúc nào cũng rêu rao chúng là những giống loài man rợ. Các người đâu có thấu hiểu được muông thú là những con vật đáng thương, sống thụ động trong vòng cương tỏa của bản năng mà luật lệ của thiên nhiên hoang dã đã qui định cho chúng. bất cứ một giống loài sinh vật nào cũng đều là sự hun đúc của môi trường thiên nhiên hoang dã, sau quá trình tiến hóa thì trở nên tương đối độc lập với môi trường ấy. Chính vì vậy mà giữa giống loài sinh vật và Thiên nhiên hoang dã có mối quan hệ hữu cơ, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau, trong đó khả năng phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng, xu thế và mức độ biến đổi của môi trường thiên nhiên chứa chúng. Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến tính tích cực tương tác với môi trường để đảm bảo sống còn và duy trì nòi giống của mọi giống loài sinh vật chính là hiện tượng mà từ đó có thể rút ra được một nguyên lý có tính phổ quát của ta - Tạo Hóa (hay các ngươi cho là của Tự Nhiên cũng chẳng sao!), đó là sự tự phát duy trì vận động nội tại một cách phù hợp, theo những điều kiện cân bằng của mọi thực thể trước sự tác động thường xuyên của môi trường chứa chúng. Tương đối thôi, xét ở góc độ rộng, môi trường thiên nhiên trên Trái Đất cũng như một thực thể vận động nội tại cân bằng, có qui mô về kích thước và lực lượng vật chất ổn định, nghĩa là chỉ có ngần ấy thôi, xét ở góc độ hẹp thì nó tạm thời điều hòa trong thường xuyên biến động và bất ổn. Xét ở góc độ ảnh hưởng đến sự sống còn đối với một giống loài sinh vật nào đó thì môi trường thiên nhiên luôn chuyển hóa một cách giao động hoặc không giao động, thường biến và cũng nhiều khi đột biến, nhanh hoặc chậm, từ trạng thái được gọi là có điều kiện hoàn toàn bất lợi và (hoặc) ngược lại. Khi môi trường thiên nhiên tương đối ổn định, hài hòa, được cho là không bất lợi cũng không thuận lợi hoặc vừa bất lợi mà cũng vừa thuận lợi đối với sự sống còn của mọi giống loài sinh vật thì tình trạng đó được gọi “tình trạng cân bằng sinh thái”. Tình trạng cân bằng sinh thái của môi trường, một cách tuyệt đối là có tính lý tưởng, như là tiêu chuẩn tối ưu mà hoạt động môi trường luôn hướng tới, còn một cách tương đối thì coi như luôn được duy trì và đóng vai trò như là một động lực mạnh mẽ làm chuyển hóa, đổi mới toàn bộ thế giới sinh vật, vì, thứ nhất là, môi trường thiên nhiên của Trái Đất chỉ có qui mô hữu hạn, chỉ có "ngần ấy thôi”. Thứ hai là, để duy trì vận động nội tại, nghĩa là duy trì sự sống còn của bản thân thì mọi cá thể sinh vật để chỉ có cách duy nhất là tương tác và tích cực tương tác với môi trường thiên nhiên chứa chúng dưới nhiều hình thức mà hình thức cơ bản nhất, dễ thấy nhất là sự trao đổi chuyển hóa vật chất, hay nói gọn hơn là trao đổi chất. Có thể phân chia chất thành hai loại là vô sinh và hữu sinh. Chất vô sinh gồm hai thứ là vô cơ và hữu cơ. Chất hữu sinh được hợp thành từ những đơn vị nhỏ nhất của nó là tế bào và bản thân nó là một phần, một bộ phận hợp thành cơ thể sống… Hả? Lại định nhảy vào mồm ta ngồi đấy à!?... Hả? Phân loại chất ra theo kiểu đó nghe kỳ quá à?... Ta phân ra thế đấy, còn mấy ngươi muốn phân ra như thế nào thì tùy. Điều đó không quan trọng. Thấu hiểu hay không mới là vấn đề! Thôi, để ta nói tiếp!... Có thể nôm na thế này: thế giới nguyên tử hun đúc nên chất vô cơ, thế giới vô cơ hun đúc nên chất hữu cơ, thế giới vô sinh hun đúc nên chất hữu sinh, thế giới hữu sinh tương tác hợp thành đa dạng cơ thể sống động. Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên và đóng vai trò là đơn vị nhỏ nhất của mọi cơ thể sống xuất hiện sau này là tế bào. Chất đầu tiên mà cơ thể sống trao đổi với môi trường thiên nhiên là chất vô sinh. Gặp điều kiện thuận lợi thuở ban đầu mà sự sống đơn giản phát triển mạnh mẽ. Vì qui mô môi trường chỉ có ngần ấy thôi nên sự phát triển của sự sống bị hạn định về số lượng. Tính tích cực trao đổi chất vốn có để sống còn của cơ thể sống tạo ra mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi phát triển số lượng của sự sống và sự hạn định của môi trường sống. Để giải quyết mâu thuẫn này, giới sinh vật chỉ còn cách tự phát thực hiện một công đôi việc là tăng cường đến tột bậc khả năng trao đổi chất, nghĩa là không những trao đổi chất vô sinh và cả chất hữu sinh có được từ cơ thể sống (nhớ rằng môi trường thiên nhiên của một cá thể sống bao gồm các thế giới sinh vật trừ nó). Đó là một hành động hoàn toàn tự nhiên, có tính tất yếu vì hợp lý và cũng thật tiện lợi: tăng khả năng sống còn của sinh vật đồng thời cũng hạn chế sinh vật nói chung phát triển về mặt số lượng…
- Vậy thì thưa Ngài, tuổi thọ trung bình được ấn định cho từng giống loài sinh vật cũng có nguyên nhân từ đó phải không ạ? - Sự tò mò cố hữu làm chúng ta buột miệng hỏi rồi ngay lập tức sững lại - Ấy chết!... Xin lỗi Ngài!
- Lại nhảy vào mồm ta ngồi rồi!... Chỉ cái thói nhỏ nhoi đó thôi mà còn không sửa được thì thử hỏi, còn tự cải tạo được cái gì của mặt trái nhân tính? Nhưng thôi, lần này ta không mắng mỏ nặng nề làm gì vì dù sao mấy người đã đặt ra một câu hỏi rất hay ho và không kém phần hóc búa, Ta không muốn trả lời cặn kẽ mà chỉ nói vắn tắt thế này cho các ngươi có cơ sở để tự nghiên cứu tìm hiểu: ta vốn dĩ cũng là Đấng Công Bằng nên phải tạo ra cái chết tự nhiên cho mọi thực thể để mọi khả năng hình thành thực thể đều được xuất hiện và vui chơi ít nhất là một lần trong cái công viên Vũ Trụ thênh thang, kỳ diệu này và hơn nữa, đối với những thực thể biết ao ước đến khắc khoải, có niềm tin thật mãnh liệt và hạ quyết tâm lên tột độ thì đều được diện kiến ta, được chiêm ngưỡng cái tuyệt mỹ của đóa hoa vô sinh, đều chỉ có thể hiện hữu với một tuổi thọ nào đó mà ta tùy nghi ấn định, và sự hiện hữu đó, nếu không bị thiên lôi xóa sổ giữa chừng thì buộc phải theo trình tự: được sinh ra, phát triển lớn khôn, suy tàn và bị tiêu vong. Thực lòng ta không muốn nhưng đành phải tạo ra cái sự sinh - tử cho vạn vật vì môi trường không gian là “chỉ có ngần ấy thôi”. Để ta trở lại, nói tiếp phần nội dung rao giảng còn dang dở. Sự tích cực một cách tự phát để sống còn dẫn đến sự tăng cường khả năng trao đổi chất hữu sinh và hai cái đó hợp lại tạo ra cuộc cạnh tranh sinh tồn không mệt mỏi trong thế giới sinh vật. Cuộc cạnh tranh sinh tồn đó có phần êm dịu hơn giữa các cá thể sống trong nội bộ giống loài và gay gắt hơn, giữa các giống loài với nhau, thậm chí là trong một phạm vi nào đó, sự gay gắt trở nên quyết liệt, một mất một còn và được gọi là đấu tranh, sinh tồn. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mọi giống loài sinh vật đều phải tự phát cải tạo mình để tăng cường kỹ năng, kỹ xảo trước môi trường thiên nhiên biến đổi theo chiều hướng bất lợi, để tạo ưu thế hơn trước các giống loài sinh vật khác nhằm mưu cầu sự sống. Sự tự phát cải tạo bản thân ở các giống loài trước những hoàn cảnh bất lợi của môi trường ấy là có tính thường xuyên, liên tục, lâu dài và được gọi là quá trình tiến hóa thích nghi. Chính quá trình này là nguyên nhân trực tiếp làm cho thế giới sinh vật trở nên phong phú, muôn hình muôn vẻ và đa dạng giống loài, trong đó có muôn thú. Muông thú là những giống loài chuyên trao đổi chất hữu sinh bằng cách ăn sống nuốt tươi những cá thể sống khác, trong đó có một bộ phận săn bắt, cắn xé, ăn sống nuốt tươi các cơ thể sống của giống loài muông thú khác. Loài người thấy cảnh ăn sống nuốt tươi, tan xương nát thịt, máu chảy đầu lìa đó thỉ ghê tởm quá và lên án muông thú ăn thịt là man rợ. Có thật là man rợ không khi hành động ăn thịt lẫn nhau đó của muông thú có tính hoàn toàn bản năng, được mặc định bởi môi trường thiên nhiên hoang dã mà chính ta là người cho phép? Ta vô cùng ngạn nhiên vì không hiểu lòng dạ của loài người các ngươi nghĩ ra sao, dựa trên cơ sở nào và lấy quyền gì mà kết án muông thú ăn thịt như thế, trong khi ta lại thấy chính các ngươi mới là lũ cực kỳ man rợ, thậm chí là man rợ nhất trong Vũ Trụ này. Muông thú giết chóc và ăn thịt nhau là do bản năng sinh tồn thúc giục: đói thì đi tìm miếng ăn, phải giết chóc mà ăn, ăn no thì thôi, không thèm nữa, không giết chóc nữa. Do đó, sự giết chóc ở muông thú là có chừng mực, hạn độ và nhất là sự giết chóc ấy rất hiếm xảy ra và chỉ mang tính cá biệt trong nội bộ bầy đàn, đối với đồng loại. Còn ở loài người thì sao? Ối, thôi rồi! Đừng hòng mà chối cãi nhé! Vải thưa không hể che được mắt thánh! Đừng tưởng ta ở tít xa vời vợi là không thấy được hành vi của từng con người nói riêng và của loài người nói chung từ trước đến nay đâu nhé! Đây này: Khi loài người thoát được lốt vượn, biết sử dụng và chế tạo công cụ cũng như tạo ra lửa, thì nó coi như đã đủ trí khôn để nghĩ rằng nó không phải là muông thú mà là một giống loài siêu việt hơn muông thú, có quyền lực nhất định trong thế giới sinh vật. Lúc đó loài người tìm miếng ăn bằng cách nào? Bằng săn bắt hái lượm. Nghĩa là nó ăn cả thực vật lẫn động vật, ăn tạp, thứ gì nuốt được là nuốt, chỉ cần biết động đậy thôi là đớp (và sau này nó trở thành loài ăn tạp nham, ăn tham, ăn bẩn nhất thế gian). Nhưng nó thích ăn gì hơn cả? Ăn thịt chứ còn gì? Ăn như thế nào? Lúc đầu thì y hệt như muông thú, cũng săn bắt, giết chết, phanh thây, cắt xé con mồi rồi cứ thế ăn sống nuốt tươi. Sau đó thì có thêm món thịt nướng. Trước khi nướng thì cũng phanh thây, cắt xé con mồi ra, còn không thì cứ thế mà thiêu sống con vật cho đến chín, mặc cho nó giãy giụa, rống gào, chết dần trong tột cùng đau đớn. Hành động như thế dã man hơn muông thú chưa? Thiên nhiên đâu có mặc định là phải thiêu con vật khi nó còn sống đâu mà phải đành đoạn làm như vậy? Thôi cứ tạm cho là vẫn chưa man rợ hơn muông thú đi vì dù sao thì đó cũng là hành động trực tiếp đáp ứng nhu cầu ăn cho no. Một thời gian sau, loài người có thêm cách tạo ra miếng ăn nữa là trồng trọt - chăn nuôi. Trồng trọt - chăn nuôi làm cho loài người sống theo lối lang thang bầy đàn là chính, chuyển dần sang lấy lối sống định cư, quần tụ xã hội là chính. Lúc này, năng lực tác động vào môi trường thiên nhiên của loài người đã mạnh mẽ lên rất nhiều, và có thể tự cho rằng đã chiếm hữu được môi trường thiên nhiên hay ít ra thì cũng là chủ sở hữu duy nhất của thế giới sinh vật. Từ đây, loài người bắt đầu phát triển lên ngày một (cái mà nó tự gọi và tự nhận là) văn minh hơn. Thật lạ kỳ, cái mà ta thấy rõ rành rành thì loài người hình như mù mờ không thấy, đó là, càng văn minh thì loài người càng man rợ và cho đến ngày nay quá trình ngược đời ấy đã dừng lại chưa, mức độ man rợ vừa qua mà loài người gây ra đã đạt đến hết cung bậc ghê rợn của nó chưa? Có lẽ sự man rợ ấy đã đến tột cùng giới hạn vì chính ta đây còn bạt vía kinh hồn chứ nói gì đến ai! Ta thấy đến tận ngày nay dù loài người chủ yếu là ăn thịt, cả chín thì vẫn còn cảnh ăn sống nuốt tươi và những cảnh đó, oái oăm thay, lại thường xảy ra ở các nhà hàng, quán ăn mà thực khách là những người khá giả, văn minh lịch sự có thừa. Đặc biệt ở vùng Đông Nam Á vẫn còn món thịt sống như thế này: người ta trói một con khỉ còn sống, đút đầu nó lú một phần sọ lên mặt bàn qua một cái lỗ khoét sẵn. Anh bồi bàn hay có nơi là ông chủ quán cầm con dao sắc phạt ngang phần đỉnh đầu con khỉ như người ta phạt sọ dừa, làm lộ bộ óc khỉ ra. Thực khách lấy muỗng cứ thế thay nhau múc não ăn kèm gia vị và uống rượu trong khi con khỉ giãy giụa trong đau đớn đến chết ở bên dưới. Ăn xong bộ óc khỉ, người ta mới lấy xác khỉ xuống bếp nấu nướng thành món, mang lên tiếp tục ăn và uống rượu. Nếu thấy ngon miệng thì cứ ăn thịt sống cũng được. Đồng ý là muốn ăn thịt thì phải giết mổ xẻ rồi, không sao. Ăn óc sống mà bổ thì cũng tốt. Nhưng sao không giết con khỉ cho nó chết một cách nhanh nhất rồi ăn óc nó? Hay ăn như vậy không bổ và cả không thích thú à?! Cái man rợ trong ăn uống của loài người xưa nay có lẽ chỉ đến thế. Mức độ man rợ trong ăn uống của loài người xưa nay có lẽ chỉ đến thế. Mức độ man rợ đến kinh hoàng của loài người thể hiện ra ở những chỗ khác. Đòi hỏi chủ yếu của muông thú là có cái ăn, cái uống, có điều kiện thì ăn cho no, uống được nước trong cho hết khát, rồi thôi, không màng tới nữa. Chúng cũng thích ăn ngon và vui chơi. Nhưng sự thích ấy là hồn nhiên và có hạn độ. Loài người khác muông thú ở sự thèm khát đủ thứ một cách dai dẳng, cao độ và tham lam thì vô hạn độ. Loài người đủ no rồi thì thèm khát ăn ngon, yến tiệc linh đình phè phỡn, đủ ấm rồi thì thèm khát mặc đẹp và trang điểm lộng lẫy, vui chơi được rồi thì thèm khát vui chơi hơn nữa, thèm khát được tiêu khiển mọi lạc thú trên đời, có của ăn của để rồi thì thèm khát có nhiều hơn nữa, giàu, sang, phú quí đến bao nhiêu cũng chưa mãn nguyện, và còn nhiều thèm khát khác nữa. Có thể gói gọn thèm khát cả về vật chất lẫn tinh thần, cả mặt xấu lẫn mặt tốt của loài người trong một cái tên chung: thèm khát danh lợi. Vì khả năng suy nghĩ ở loài người vượt trội hơn hẳn, sâu sắc hơn rất nhiều so với những loài thú được cho là thông minh nhất nên loài người dần chiếm ưu thế tuyệt đối so với toàn bộ giới sinh vật còn lại trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Vì thiếu suy nghĩ nên sự thèm khát của muông thú chỉ hời hợt, nông cạn, gián đoạn và chừng mực. Dù con người có tự cho là đã tiến hóa vượt lên toàn bộ giới sinh vật và thoát hẳn khỏi giới ấy được và vẫn phải sinh sống bằng cái xác phàm còn nguyên xi những thôi thúc bản năng, vô thức của loài động vật. Như vậy, có thể định nghĩa: người là con vật có suy nghĩ sâu sắc, có tình cảm, hay: người là con vật có lý trí. Từ đây mà thấy sự thèm khát của muông thú khi có được sự suy nghĩ sâu sắc hỗ trợ sẽ vươn lên thành sự thèm khát danh lợi một cách cuồng nhiệt. Cần hiểu rằng khi nói sự suy nghĩ có tính liên tục, trình tự đạt mức trừu tượng hóa cao, biết hồi ức, nhớ lâu…, nghĩa là nói đến trình độ của suy nghĩ, chứ không phải ám chỉ về một suy nghĩ đúng đắn. Khi loài người còn chưa nhận thức được hoặc nhận thức sai lầm về bản chất của mình thì suy nghĩ của loài người về những vấn đề có liên quan đến nó không thể là hoàn toàn xác đáng được mà sẽ có đúng có sai, trong đó có tính bao trùm. Với sự suy nghĩ đã sâu sắc nhưng trên cơ sở nhận thức nền tảng còn phạm sai lầm về bản thân mình, đồng thời luôn có sự lũng đoạn thường xuyên của những thôi thúc bản năng sinh học ngấm ngầm nhưng mạnh mẽ, thì lý trí của loài người không thể sáng suốt hoàn toàn được mà chỉ có thể là sáng suốt trong mê lầm. Cần thấy rằng con người còn có một loại thôi thúc khác với thôi thúc bản năng sinh học (gọi tên khác là thôi thúc từ vô thức) nhưng gần giống như thế và tạm gọi là thôi thúc từ tiềm thức. Tiềm thức là một thể (ảo) nào đó “nằm giữa” vô thức và có ý thức, ý thức ở dưới dạng tiềm năng, mầm mống, chưa hoàn thiện. Nói nôm na thì tiềm thức là nơi chứa đựng những thèm khát danh lợi ở dạng phôi thai (thèm được học, thèm được yêu thương, thèm được gây hấn, thích đi tu, thích mạo hiểm…). Những thèm khát dưới dạng còn phôi thai và chưa được triển khai đó có được bằng con đường truyền thụ theo dòng dõi, di truyền huyết thống và cả bằng con đường cảm ứng kích thích tâm linh. Thôi thúc từ tiềm thức cũng có tính tự phát và tương đối yếu ớt nhưng cũng góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành ý chí. Ngược lại khi ý chí đã hình thành và tương đối ổn định thì nó sẽ làm thui chột những thôi thúc từ tiềm thức nào mà nó cho là không phù hợp và củng cố những thôi thúc từ tiềm thức nào mà nó cho là phù hợp, hợp thành những ý thức thực sự. Tóm lại, một con người trưởng thành thì nói chung là sống và hành động theo ý chí trong sự chi phối mạnh mẽ của thôi thúc bản năng và cả phần thôi thúc từ tiềm năng đã chuyển biến thành ý thức lẫn ý thức có được từ quá trình trực tiếp học hỏi, thu nhận kiến thức và những quan niệm sống đang lưu truyền trong xã hội. Sống và hành động theo ý chí như thế sẽ dần tương đối ổn định (trong một khoảng thời gian tương đối dài hoặc có khi là suốt cả đời người), thể hiện ra cái quan niệm sống, như bản chất, thành nhân cách sống của con người cụ thể đó. Tùy vào sự suy nghĩ sâu sắc (cái trực tiếp tạo nên quan niệm sống) của một con người về nhân tình thế thái xác đáng (đúng đắn) hay không xác đáng (sai trái) đến mức độ nào mà ý chí của người đó mê lầm hay sáng suốt đến cỡ nào và từ đó mà có một nhân cách được đánh giá là xấu hay tốt. Một cách tuyệt đối thì không ai toàn xấu cũng như toàn tốt (chỉ có ta đây là vừa toàn xấu vừa toàn tốt, khống xấu mà cũng không tốt và cũng không phải cả hai!), bởi vì toàn xấu chỉ có thể là ác quỉ và toàn tốt chỉ có thể là đức thánh. Và đã là con người thì không thể là hai thứ ấy mà chỉ có thể ở đâu đó trong khoảng giữa hai thứ ấy (nhưng một cách tương đối thì cũng có thể gọi một kẻ quá đỗi xấu xa là “ác quỉ nhân dạng” và một người thực sự đức độ là “đức thánh nhân dạng”!). Hơn nữa, cần chú ý rằng sự đánh giá khách quan về cái xấu và cái tốt cũng như mức độ xấu - tốt của một con người luôn bị tính chủ quan vốn có, khó lòng loại trừ hết được, lũng đoạn, luôn bị chi phối bởi quan niệm chung có được từ nhận thức về nhân sinh (vừa mê lầm, vừa sáng suốt) ở mỗi thời đại, thậm chí là phụ thuộc vào sự đánh giá của mỗi tầng lớp quần chúng có trong xã hội. Một người thực sự tốt là một người có lối suy nghĩ và hành động thuần khiết lý trí (là ý chí đã chắt lọc sạch "bùn nhơ chủ quan"!)Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, sự đánh giá xấu - tốt của Đại Chúng là thỏa đáng hơn cả, ít bị chi phối bởi tính thời đại hơn cả… Ê! Mấy thằng kia, đang nghe hay đang ngủ đấy? Hả?!...
Nghe Tạo Hóa nói, chúng ta bừng ngộ: con người ngày nay xuất hiện được trên Trái Đất là nhờ quá trình tiến hóa - thích nghi. Hiện nay có một bộ phận người nêu ra thuyết sáng tạo, đòi phủ nhận thuyết tiến hóa do Đácuyn nêu ra. Nhưng theo chúng ta học thuyết tiến hóa của Đácuyn vĩnh viễn là chân lý vì có thể nói thế này: tiến hóa - thích nghi là quá trình sáng tạo thuần túy tự nhiên, còn sáng tạo là quá trình tiến hóa - thích nghi chịu ảnh hưởng của trí tuệ loài có tư duy trừu tượng!
Âm hưởng vang vọng đang trầm bổng đều đều như rao giảng đạo bỗng gầm lên làm chúng ta giật thót người, vội lên tiếng (trong khi vẫn kịp che miệng ngáp một cái suýt sái quai hàm!):
- Dạ, chúng tôi vẫn đang nghe rất chăm chú đây, thưa Ngài! Ngài rao giảng quá hay, chúng tôi rất thích, nhưng hình như bị lạc đề thì phải? Theo thiển ý của chúng tôi thì Ngài nên…
- “Nên” cái con khỉ! - Tạo Hóa ngắt lời - Mấy ngươi định lên giọng khuyên hay cãi lại ta đấy à? Đừng có mà dại dột! Thầy Cãi và cả NTT (Nhà Thông Thái) - sư phụ của mấy người ấy - còn phải coi ta là bậc chí tôn, là sư phụ của mọi sư phụ về “nghề cãi”, thì lũ mạt hạng mấy ngươi đối với ta chẳng là cái thá gì đâu! Dù mấy ngươi đã là những lão già so với tuổi thọ của loài người Trái Đất thì về mặt nhận thức vẫn chỉ như những đứa con nít chùi mũi chưa sạch, biết cái quái gì mà dám bảo ta lạc đề, hả?... Câm ngay! Không cần mấy người trả lời! Đừng có tưởng bở lợi dụng trả lời để lại nói lung tung cho "đã" miệng nhé! Ta biết tỏng trong suốt thời gian đi từ Trái Đất đến đây, mấy ngươi đã nói bạt mạng đến cỡ nào rồi. Miệng lưỡi loài người Trái Đất thật không biết thế nào mà lường. Ghê quá!... Thôi, để ta nói tiếp!
- Thì Ngài vẫn đang nói đấy thôi, thưa Đấng Tạo Hóa!...
- Ơ hay mấy thằng này, sao cứ thích nói thế không biết! Ngứa mồm à?! Im ngay lập tức! Ta đã nói là lúc này không phải là lúc mấy ngươi được huyên thuyên mà phải chăm chú lắng nghe vì lợi ích sát sườn của chính bản thân mấy ngươi. Đây là dịp may hiếm có thậm chí là duy nhất có thể giúp cho những cái đầu nóng, thích gây hấn, gàn rỡ và lì lợm của mấy ngươi chuyển biến và phần nào mau chóng tỉnh ngộ. Nên nhớ rằng, Tạo Hóa mà đã rao giảng thì chỉ có đúng thôi chứ không thể sai, hoàn toàn đáng tin cậy nên cũng không cần phải kiểm chứng. Đến linh hồn của Pyrôn và Đềcác, hai nhà hoài nghi vĩ đại nhất của loài người Trái Đất, khi nghe ta nói cũng phải gật đầu lia lịa thừa nhận hoàn toàn, không thể hoài nghi được nữa… Ta rao giảng đến đâu nhỉ? À, phải rồi!... Biểu hiện lối sống tốt hay xấu (lành mạnh hay không lành mạnh) của một con người cụ thể được gọi là nhân cách (xấu hay tốt). Tập hợp tất cả các loại nhân cách lại thì gọi là nhân tính của loài người. Xét trên quan niệm tốt - xấu về mặt đạo đức, nếu loài người có nhân tính thì muông thú có thú tính. Nhờ có tư duy trừu tượng sâu sắc mà thú tính chuyển biến thành nhân tính. Có thể tóm tắt quá trình chuyển biến đó bằng biểu diễn sau đây:
TT + TD = NT
(tuyệt đối không nên hiểu biểu diễn đó là:
Tiền tài + Tình dục = Nhận thức
mà phải hiểu là:
Thú tính + tư duy trừu tượng = Nhân tính!)
Như vậy, dễ dàng suy lý (và cũng có thể dễ dàng rút ra được từ hiện thực khách quan của loài người các ngươi!) rằng, vì muông thú không có hoặc rất thiếu tư duy và hầu như không có cái gọi là tình cảm, cho nên trong cuộc đấu tranh sinh tồn, chúng phân biệt lợi - hại hoàn toàn hoặc hầu như hoàn toàn là dựa vào bản năng (mà chính ta đây phú cho chúng!) và cũng vì thế, mà sự phân biệt tốt - xấu (về mặt đạo đức) nếu có ở chúng thì cũng mờ nhạt, vụn vặt, không đáng kể. Nghĩa là sự cảm nhận của bản thân con vật đối với những hành động được cho là xấu xa hay tốt đẹp về mặt đạo đức, chỉ ở mức nông cạn, nhạt nhòa, nhỏ hẹp. Khi thú tính được trang bị tư duy thì nó được kích hoạt mạnh mẽ để vút lên một trình độ “cao siêu” là nhân tính. Nếu ở thú tính, sự thèm khát hoàn toàn là do bản năng thúc giục và luôn có chừng mực thì ở nhân tính, sự thèm khát ấy vụt trở thành không lồ gọi là sự thèm khát danh lợi do sự thúc giục hết sức mãnh liệt và không còn chừng mực của bản năng đã tăng trưởng đột biến, đã tự giác hóa bởi tư duy. Sự thèm khát danh lợi ấy luôn gây ảnh hưởng lên tâm trí con người và đặc biệt là có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nên lý trí con người, đến việc làm xuất hiện một nhân cách con người. Hơn nữa khi sự thèm khát danh lợi đã hoàn toàn chế ngự được lý trí, làm cho lý trí bị che phủ bởi mê lầm và trở thành một lý trí mù quáng thì sự thèm khát danh lợi ấy coi như đã tạo được cơ hội tăng trưởng tiếp tục cho bản thân nó đến tột độ và đạt trạng thái gọi là “sự tham lam vị kỷ vô độ lượng”. Rõ ràng là trình độ tư duy ở mức hoàn thiện về kỹ năng đã làm cho loài người trở thành vô địch trong cuộc đấu tranh sinh tồn ở thế giới sinh vật, nhưng cũng chính tư duy với nhận thức còn lệch lạc về thân phận con người, đã từng và còn đang có những hành động mù quáng, rồ dại, thậm chí là hư hỏng, suy đồi. Nói tóm lại, khi thú tính bị tư duy thổi phổng lên thành nhân tính, nghĩa là khi con thú hóa thành con người, thì tình cảm của nó cũng trở nên sâu sắc, cảm nhận được rõ ràng và tinh tế những cung bậc khác nhau về sung sướng và buồn khổ, hạnh phúc và đau thương, yên lành và bất ổn, tốt đẹp và xấu xa, yêu thương và căm ghét… Vì bị nhận thức còn sai lạc, lý trí còn mê lầm chi phối mà ở mỗi con người có sự nhận định tốt - xấu về mặt đạo đức tương đối có sai biệt nhau, từ đó mà xuất hiện trong xã hội rất nhiều những nhân cách khác nhau hợp thành một nhân tính phân định thành hai mặt tương phản nhau gọi là mặt phải (đúng, tốt đẹp) nhân tính và mặt trái (sai, xấu xa) nhân tính. Chính các mặt trái nhân tính này đã là nguyên nhân làm xuất hiện những hành động tán tận lương tâm nhất, điên dại nhất, tàn bạo nhất, man rợ nhất mà chỉ loài người mới có, không những đối với môi trường thiên nhiên, đối với thế giới sinh vật, mà còn đối với ngay chính xã hội loài người. Có thể nói, loài người đã hiểu sai ý ta, cố tình gây ra ngịch lý: càng văn minh thì càng man rợ!… Ơ này! Lại mấp máy môi định cãi chày cãi cối chứ gì, mấy thằng oắt kia? Không thể chối cãi được đâu! Lịch sử loài người các ngươi còn rành rành ra đó, còn trắng phếu xương và đỏ lòm máu ra kia kìa! Mai mốt mấy người về mà ôn lại đi, thử xem ta nói có chính xác không!? Mẹ hiền Trái Đất đã rộng lòng ban cho riêng loài người một nguồn sống phong phú và dồi dào tưởng chừng như không bao giờ cạn là môi trường thiên nhiên đủ đầy sông núi, bát ngát đất đai, bạt ngàn hoa trái và vô vàn muông thú. Chính cái tư duy dù sâu sắc nhưng còn mê lầm là nguyên nhân sâu xa nhất làm cho loài người chỉ trong khoảng thời gian ước chừng chục ngàn năm, nhất là từ thời trung đại đến nay, đã ngốn ngấu cái nguồn sống ấy đến tan hoang, đẩy nó đến bên bờ vực của sự suy thoái khó lòng mà khắc phục được. Loài người chưa bao giờ thấy được tác hại của mặt trái sự thèm  khát danh lợi nên đã ra sức tìm đủ mọi cách khai thác tài nguyên thiên nhiên với qui mô ngày càng tăng để đáp ứng cho nhu cầu sống cũng ngày càng tăng của mình. Có thể phân biệt tương đối cái nhu cầu sống đó của loài người ra làm hai loại là nhu cầu tự nhiên, có tính bức thiết, chừng mực và nhu cầu nhân tạo, có tính không bức thiết (hoặc chưa thực sự cần thiết), vô độ. Chẳng hạn, ăn cho no và ngon là nhu cầu tự nhiên, nhưng ăn đến mức ngày nào cũng mâm cao cỗ đầy thừa mứa, yến tiệc linh đình, tràn lan, hoang phí cho thỏa phè phỡn lại là nhu cầu nhân tạo. Hay mặc cho ấm, cho tươm tất và đẹp trong giản dị là nhu cầu tự nhiên, nhưng mặc cho thật lộng lẫy, diêm dúa, lòe loẹt để phô diễn sự cao sang, quyền quí thì lại là nhu cầu nhân tạo. Thêm một ví dụ nữa: có một ngôi nhà che mưa che nắng, đảm bảo cho sinh hoạt thông thường và ngôi nhà đó sạch sẽ, đẹp đẽ, phù hợp với thiên nhiên xung quanh là nhu cầu tự nhiên, trái lại sự đòi hỏi có cái nhà thật đồ sộ, lộng lẫy, nguy nga tráng lệ và thênh thang, vượt quá mức cần thiết của nhu cầu tự nhiên, như lâu đài, cung điện,… lại là nhu cầu nhân tạo. Giữa hai loại nhu cầu ấy, có thể thấy nhu cầu tự nhiên thường ổn định, hạn độ và nếu có tăng trưởng thì cũng chậm chạp một cách phù hợp với từng thời đại, trong khi đó nhu cầu nhân tạo luôn bất ổn, dễ bị kích hoạt đến vô độ, luôn luôn tăng nhanh theo thời gian và nhiều khi ở mức bùng phát. Thực ra giữa hai loại nhu cầu ấy không hề có ranh giới rõ ràng. Sự xuất hiện một nhu cầu nhân tạo nào đó được toàn xã hội thừa nhận là có lợi cho đời sống thì được coi là cũng có nguồn gốc tự nhiên và sau một thời gian tồn tại nhất định thì chuyển hóa thành nhu cầu tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sự tăng nhanh về qui mô của nhu cầu nhân tạo sẽ kéo theo sự tăng trưởng về qui mô của nhu cầu tự nhiên và một khi tư duy loài người còn mê lầm, chưa thấy được mặt trái tai hại của quá trình đó thì nó hoàn toàn bị chi phối bởi sự thèm khát danh lợi và không thể kìm chế được một cách tự giác (mà chỉ có thiên tai vô tình hoặc chính hậu quả của quá trình đó tự phát điều chỉnh, hủy hoại, phá vỡ mâu thuẫn của bản thân nó một cách mù quáng, đồng thời qua đó mà làm xuất hiện những biến động, xáo trộn gây bất lợi, khó khăn cho đời sống nói chung trong xã hội loài người). Có thể thấy rất rõ hiện tượng đó trong hoạt động của nền kinh tế sản xuất hàng hóa và cạnh tranh tự do kiểu tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ tạm gọi là vô chính phủ (coi như không có sự khống chế, hoạch định, điều tiết của nhà nước ở tầm vĩ mô đối với nền sản xuất hàng hóa). Do ở mỗi con người đều chứa đựng một sự thèm khát danh lợi với mức độ nhất định nào đó mà phần nhiều, sự thèm khát của cải vật chất, giàu sang phú quý, vinh hoa đã ở mức cao độ, thậm chí là vô độ, cho nên sản xuất hàng hóa của loài người ngày càng được chuyên môn hóa và mở rộng, từ tình trạng tản mạn, thủ công lên trình độ tập trung công nghiệp hóa. Đi liền với quá trình phát triển ấy đương nhiên là quá trình ngày càng tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên cả về mặt số lượng lẫn chủng loại. Khi sản xuất hàng hóa bước vào thời kỳ cơ giới hóa - điện khí hóa thì nó vụt biến thành một con quái vật khổng lồ, cắn xé, nhai nuốt đủ thứ tài nguyên thiên nhiên với những lượng ngày càng to lớn để thải ra ngày một nhiều các vật phẩm tiêu dùng cho nhu cầu (tự nhiên thì ít mà nhân tạo thì quá nhiều!) của loài người (và đồng thời cũng thải ra cơ man là rác gây ô nhiễm môi trường, làm biến thái môi trường theo chiều hướng bất lợi cho sự sống sinh vật). Sự thèm khát danh lợi kết hợp với cạnh tranh tự do làm cho hàng tiêu dùng ngày một tăng cao về sản lượng, mở rộng về chủng loại, mẫu mã, đến độ vượt quá nhu cầu cần thiết (cả tự nhiên lẫn nhân tạo) hiện có trong thực tế của đời sống xã hội và đồng thời quá trình đó cũng làm xuất hiện hàng loạt sản phẩm tiêu dùng mới, chưa từng có trên thị trường (mở đầu cho một nhu cầu nhân tạo mới ra đời). Hàng hóa sản xuất ra mà không tiêu thụ có lãi được là điều tối kỵ của sản xuất hàng hóa vì nó đe dọa đến sự sống còn của sản xuất, gây bức xúc, đau thương đến sự thèm khát danh lợi. Vì thế mà sự thèm khát danh lợi có lượng hàng hóa đứng trước nguy cơ dư thừa đó không còn cách nào khác là phải dùng mọi thủ đoạn có thể một cách trong sáng mà cũng nhiều khi đen tối nhằm kích thích những sự thèm khát danh lợi khác, nghĩa là kích thích tiêu dùng, để tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa của mình. Có thể liệt kê ra những hình thức kích thích tiêu dùng, đó là kêu gọi ủng hộ, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, lừa mị, thậm chí là dựa vào quyền lực hoặc trực tiếp dùng quyền lực, bạo lực. Hậu quả của sự tăng cường sản xuất hàng hóa về số lượng đồng thời kích hoạt tiêu dùng lên mức độ ngày càng cao, vô hình dung cũng gây ra sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên ngày một lớn. Hậu quả là chỉ riêng việc phục vụ cho sự sống còn của con quái vật sản xuất hàng hóa đã trở thành khổng lồ mà chưa cần nói đến đến thiệt hại do chiến tranh gây ra, loài người đã làm cho tài nguyên thiên nhiên của mình nhanh chóng, bị suy kiệt trầm trọng, làm cho môi trường thiên nhiên, nơi mà loài người đang sống còn trong đó, nơi là nguồn sống của loài người và thiếu nó thì loài người không thể tồn tại được, nhanh chóng bị xơ xác, tiêu điều và bị ô nhiễm nặng nề. Thử hỏi, loài người hành xử với mẹ hiền Trái Đất của mình như vậy, với cái nôi mà mình đã từng sống khi chào đời, với cái nơi đảm bảo sự sống cho mình như vậy thì cũng chính là mở ra con đường tự đưa mình tới sự diệt vong không còn xa nữa, thì đã có thể gọi cách hành xử như vậy là có tính ngu muội, tàn bạo và man rợ được chưa?... Ê, lại định mở mồm ra cãi đấy hả, lũ kia? Im! Ta đã nói xong đâu?...
       Tạo Hóa quát qua loa rồi tiếp tục huyên thuyên:
    -Ừ! Cứ cho rằng hành xử đến mức đó vẫn chưa gọi là man rợ đi, thì hành xử của con người mà ta kể sau đây có đúng là man rợ không? Loài người không những khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô lối với phần ít là để đáp ứng cho nhu cầu sống tự nhiên, bức thiết và phần nhiều là dùng để “nuôi nấng” cái nhu cầu  nhân tạo to lớn chưa được chú tâm kìm hãm, khống chế của mình mà còn phá phách môi trường thiên nhiên một cách vô tội vạ, phi nghĩa, cũng chỉ vì sự thèm khát danh lợi cao độ và vô độ của mình, cũng chỉ để thỏa mãn những thú tiêu khiển kỳ quặc, những tham vọng điên cuồng đến lạ lùng của mình. Chẳng hạn những kẻ có cuộc sống sung túc, vương giả, nghĩa là không hề do đói khát thúc giục mà chỉ vì để cho vui, thường tổ chức đi săn bắn, giết chóc muông thú, hoặc tiêu khiển bằng cách nuôi thú, kích thích chúng và tổ chức những cuộc đấu chọi giữa hai con thú cho đến khi một con chết đi. Dù có giỏi biện minh đến đâu chăng nữa thì sự hành hạ, giết chóc, tàn sát sinh linh muông thú không vì bất cứ một nhu cầu sống còn sát sườn nào cả mà chỉ để cho vui, cho hả dạ tính thích gây hấn tiềm tàng trong tâm hồn con người, không thể là không man rợ được. Còn công cuộc làm biến dạng địa hình địa vật thiên nhiên, hay có thể nói là công cuộc đập phá thiên nhiên để dựng xây cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, cầu cống… nhằm phục vụ cho đời sống loài người thì có tính man rợ không? Bộ não biết tư duy sâu sắc là một tuyệt tác của Tạo Hóa, được Tạo Hóa tác thành nên thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi lâu dài trong thế giới sinh vật (ta nói ra sự thật chứ không phải có thích tự khen mình như loài người Trái Đất đâu!). Tuy nhiên, trí khôn của loài người các ngươi không phải vì thế mà không còn nhiều ngây dại. Nghĩa là loài người Trái Đất vẫn còn ở tình trạng sáng suốt trong mê lầm, trong u minh, làm cho nó nhiều khi có những hành động kiểu “ma dẫn lối, quỉ đưa đường”. Vì vậy, có thể cho rằng, xét ở góc độ lành mạnh, biết hạn định trong chừng mực nhất định thì sự đập phá thiên nhiên để dựng xây nhằm cải tạo, môi trường sống cho tốt hơn là một yêu cầu cần thiết, biểu hiện và sự thông minh, tài giỏi của loài người và không hề man rợ. Nhưng nếu xét ở góc độ không lành mạnh, khi sự đập phá thiên nhiên trở nên ồ ạt, thái quá không thương tiếc chỉ để nhằm thỏa mãn sự thèm khát danh lợi, đáp ứng những nhu cầu nhân tạo không bức thiết, hay chỉ nhằm thỏa mãn những tham vọng ngông cuồng, vị kỷ, chẳng mảy may có ích lợi gì đối với xã hội, đối với sự sống của loài người, thì hành động đập phá ấy là man rợ. Những Kim tự tháp Ai Cập được loài người đánh giá là một trong những kỳ quan của mình vì nó toát lên cái hùng vĩ, cái trường tồn trước tầm vóc cũng như sức lực nhỏ bé của con người, trước sự ngắn ngủi của một đời người, mà loài người nhờ thông minh, tài giỏi và khéo léo đã đẽo tạc rồi chồng chất nên được. Ta cũng đồng tình như vậy, nhưng nhấn mạnh rằng, đó chỉ là kỳ quan đối với riêng loài người thôi chứ không phải là đối với bất kỳ ai hay bất kỳ thứ gì khác nữa. Đối với ta thì những kim tự tháp ấy là biểu hiện của sự kỳ cục. Đập phá núi non ở chỗ này đi chất thành núi non ở chỗ khác không phải là một hành động kỳ cục sao? Chỉ vì cái tham vọng cuồng loạn và đầy hão huyền là được bất tử mà các Pharaon Ai Cập đã huy động hàng ngàn vạn con người làm như vậy và ý đồ đó có ngộ nghĩnh và kỳ cục không.? Hơn nữa, trong cái kỳ cục ấy, ta còn thấy hàm chứa cả sự man rợ. Cho dù ngày nay có ý kiến cho rằng những người thợ xây dựng kim tự tháp được các Pharaon trả công hẳn hoi thì các Pharaon lấy gì mà trả nếu không phải là từ tiền của cướp được trong những cuộc chiến tranh tương tàn và sự cống nộp của nhân dân Ai Cập trước một quyền lực tối thượng sẵn sàng ra tay trừng trị kẻ không biết điều? Và bao nhiêu con người đã bị buộc phải xa gia đình, chia lìa quê hương bản quán, chết tha phương bởi các công việc cực kỳ nhọc nhằn, đầy nguy hiểm rình rập là xây đắp những nấm mồ vĩ đại và vô tích sự bởi những tham vọng cuồng tín một cách mù quáng ấy? Tại sao ngay từ thời kỳ được gọi là văn minh cổ đại và cho đến tận ngày nay, loài người lại thèm khát đến mê mẩn vàng bạc châu báu như vậy, để rồi tìm đủ mọi cách đào bới đất đai, triệt phá rừng núi nhằm vơ vét chúng, dùng mọi thủ đoạn sở hữu chúng làm của riêng? Sự thèm khát thái quá ấy có toát ra sự man rợ không? Ta biết tỏng là dù mấy người chỉ tỏ vẻ đang chăm chú nghe ta một cách phục thiện, nhưng thực ra trong lòng mấy người đang nổi loạn, phản đối ta ầm ĩ. Loài người Trái Đất coi cái tôi của mình lớn lắm. Vì thế mà loài người Trái Đất dễ dầu gì thấy được sự mê lầm của mình và thừa nhận những hành động man rợ của mình đối với môi trường thiên nhiên, thậm chí còn bao biện rằng, vì thiên nhiên có quá trình tự tái tạo của nó nên sự khai thác tài nguyên thiên nhiên của loài người với mức độ như hiện nay là vẫn chấp nhận được và chẳng thấm tháp gì so với sự tàn phá của thiên tai. Đành rằng có sinh thì phải có tử là một bất biến đối với vạn vật - hiện tượng trong Vũ Trụ. (Bản thân ta, dù “đẻ ra” luật ấy thì cũng phải tuân theo luật ấy, chỉ có điều sự sống - chết ấy là vĩnh cửu: đang sống vĩnh cửu thì đồng thời cũng đang chết vĩnh cửu, không sống vĩnh cửu mà cũng không chết vĩnh cửu, là cả hai mà cũng không phải cả hai và đó là Tự Nhiên Tồn Tại). Trái Đất xuất hiện trong Vũ Trụ thì rồi cũng có ngày phải tan biến đi, nghĩa là sự sống trên Trái Đất rồi cũng đến ngày tận thế. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên và không có gì gọi là tàn bạo hay man rợ cả, vì một cách thực sự khách quan thì sinh cũng như tử, chẳng có cái nào được ưu tiên hơn cái nào, chỉ là hai thể hiện tương phản nhau một cách tương đối lần lượt làm tiền đề cho nhau xuất hiện, phô diễn sự biến đổi đến tuyệt cùng theo nguyên lý nhân quả trong sự hạn định tuyệt đối của vật chất vận động nhằm cùng nhau phụng sự Tồn Tại. Như vậy, Trái Đất có vận mệnh của nó và sự sống Trái Đất cũng tồn vong theo cái vận mệnh ấy. Nhưng đó là vô tình! Lịch sử cho thấy trong suốt thời gian tồn tại cho đến nay, Trái Đất đã từng bị tàn phá bởi nhiều thiên tai kinh thiên động địa, làm chết hàng loạt sinh vật, làm tuyệt chủng nhiều giống loài, nhưng sự sống nói chung thì bất diệt: Những thiên tai từ bên ngoài ập đến tàn phá nghiêm trọng môi trường thiên nhiên ở Trái Đất là rất hiếm. Tác động bị cho là có tính phá hoại môi trường thiên nhiên Trái Đất chủ yếu là do bản thân sự vận động của Trái Đất gây ra và cũng chỉ ở mức độ không nghiêm trọng.Vì vận động của Trái Đất là có tính tuần hoàn, chu kỳ (vận động tuần hoàn theo chu kỳ là một phương thức vận động vật chất phổ biến trong Vũ Trụ!) cho nên sự tác động bị cho là phá hoại môi trường thiên nhiên ấy cũng phải “phảng phất” tính tuần hoàn, chu kỳ và thực sự khách quan thì phải cho rằng không phải là do thiên tai gây ra (vì làm gì có thiên tai trước quan sát thực sự khách quan, không thiên vị?!). Nếu đã có quá trình tác động đó thì cũng phải có một quá trình tác động ngược đối với môi trường thiên nhiên của thế giới sinh vật, có tính tương phản với nó. Hai quá trình đó đồng thời xảy ra nhưng theo hai chiều gọi là thuận - nghịch của nhau, và sự tiến triển của chúng có khi đều đặn có khi đột biến, có lúc hài hòa nhau, có lúc sai biệt nhau. Từ đó mà thấy, một cách tự nhiên, môi trường thiên nhiên biến động theo cách của nó không ưu tiên cho một giống loài sinh vật nào, không có mục đích phù hợp hay không phù hợp cho thế giới sinh vật, nhưng xét trên quan điểm ưu tiên cho sự sống còn thì nói chung, môi trường thiên nhiên biến đổi có lúc thuận lợi, có lúc bất lợi cho thế giới sinh vật (đóng vai trò như bộ phận hợp thành của chính môi trường ấy), làm cho thế giới sinh vật biến đổi theo một cách tích cực để thích ứng. Đối với từng giống loài sinh vật cụ thể thì đó chính là quá trình đấu tranh sinh tồn và trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy hoặc là bị diệt vong, hoặc là phải nỗ lực cải tạo bản thân đế tiến hóa thích nghi cho phù hợp, có ưu thế hơn trong điều kiện sống mới. Cũng từ đó mà thấy sự biến đổi của môi trường thiên nhiên (gồm cả thế giới sinh vật), luôn biểu hiện ra như hai quá trình đồng thời nhưng nhiều lúc nổi trội hơn so với nhau, tương tác đến nhau, đó là sự tự hủy hoại và tự tạo thành một cách chừng mực, tương đối hài hòa trong phạm vi qui mô về kích cỡ không gian và lực lượng vật chất hạn định của môi trường thiên nhiên. Đối với một giống loài nhất định thì tác động tổng hợp của hai quá trình đó tạo ta điều kiện, hoàn cảnh sống hoặc bất lợi hơn hoặc thuận lợi hơn. Trong điều kiện quá bất lợi, giống loài đó phải tự phát lan tỏa ra khắp môi trường để tìm cơ may sống sót, giảm số lượng thành viên phù hợp với lượng thức ăn đã suy giảm, tích cực tìm loại thức ăn mới để bổ sung, tích cực đối phó với thời tiết khí hậu đã xấu đi, “chờ đợi” sự cải tiến cơ thể sinh học của mình để thích nghi và chuyển biến thành giống loài mới. Một khi tất cả những cách thức ấy đều không kịp thời đáp ứng thì giống loài đó sẽ thực sự bị diệt vong. Điều đáng chú ý là trong điều kiện quá thuận lợi, giống loài đó sẽ tăng trưởng đột phá cả về kích thước cơ thể lẫn số lượng thành viên. Sự tăng trưởng lạm phát đó, vô hình dung, lại nhanh chóng tạo ra điều kiện sống bất lợi, dẫn đến bờ vực của sự tự diệt vong đối với giống loài đó, “nhường chỗ” cho những giống loài khác, hoặc cho một giống loài mới ra đời, và đây cũng là một yếu tố mang tính qui luật của nguyên nhân của quá trình tiến hóa thích nghi sinh vật. Nói thật, trước khi loài người các ngươi chưa xuất hiện, môi trường thiên nhiên của Trái Đất đã tồn tại và vận động hết sức hồn nhiên và tương đối hài hòa, cân đối, tự phát điều chỉnh cho phù hợp theo cách của nó, tự hoại bao nhiêu thì cũng tự tạo bấy nhiêu, có sinh có diệt để ổn định và đổi mới, đổi mới trong ổn định, không thiện không ác, không nhân đạo mà cũng chẳng man rợ. Nếu môi trường thiên nhiên biết suy nghĩ và có quyền tự quyết thì nó sẽ không bao giờ cho xuất hiện loài người để rồi nhanh chóng trở thành “mồi ngon” cho giống loài càng khôn lớn lên, càng tham lam vô độ đó. Môi trường thiên nhiên hiền hòa không những đã vô trình mà còn đã bị bắt buộc phải thực hiện điều đó, và đó hoàn toàn là do lỗi tại ta (ta ân hận quá nhưng đến bây giờ thì… quá muộn rồi!). Khi loài người được trang bị suy nghĩ sâu sắc nhưng vẫn còn mù quáng bởi mê lầm, đã trở nên một lực lượng có uy lực áp đảo nhanh chóng và khiên cưỡng theo chiều hướng ngày một tồi tệ đối với sự sống của sinh vật nói chung và của ngay chính loài người nói riêng. Hữu sinh và vô sinh là hai thể hiện tương phản nhau của vật chất vận động trong môi trường thiên nhiên mà loài người quan sát thấy, nêu ra khái niệm về chúng để phân biệt chúng. Hoàn toàn tương tư, cặp khái niệm tương phản sống - chết được dùng chủ yếu cho thế giới sinh vật để phân biệt hai trạng thái còn tồn tại hay đã hết tồn tại của một cơ thể sống (theo định nghĩa do chính loài người nêu ra). Tư duy sâu sắc đưa loài người đến nhận thức nói chung rằng, sống trên cõi trần gian để thấy biết, hưởng thụ, là điều sung sướng, là may mắn, hy hữu, nhưng đời người thì (thật đúng là tiếc) lại hữu hạn, ngắn ngủi nên sự sống là đáng quý và bình thường thì ai cũng ham sống, còn chết là hết tất cả, không bao giờ còn được thấy, biết và hưởng thụ nữa, vĩnh viễn lìa xa tất cả, vĩnh viên vô tri vô giác và vì thế mà thông thường, cái chết là đáng ghét, ai cũng ghê sợ nó dù biết rằng không thể tránh khỏi nó. Nghĩa là qua đánh giá chủ quan và thiên vị về tình cảm của loài người, sinh và tử đã không còn được thấy là bình đẳng với nhau nữa. Trong khi đối với mỗi con người ở trạng thái tâm thức bình thường, ai cũng vậy, đều ưu ái trọng vọng cuộc sống, nhất là cuộc sống của bản thân mình, thì đều coi sự chết chóc là một kết cục xót xa, đau thương và ai cũng muốn tránh né, xa lánh nó, dù biết rằng rồi cũng đến lúc phải chết thì người ta vẫn cố quên nó đi để vui sống. Cảm nhận về sinh - tử như vậy, dù không còn thực sự khách quan nữa, dù đã bị tình cảm chủ quan thiên vị, thì không phải là không hợp tình hợp lý đối với bản thân loài người, trái lại, phải cho là đúng đắn, sáng suốt, và đây chính là yếu tố quyết định làm hình thành nên Đức Huyền Diệu trong xã hội loài người mà các ngươi đã từng “khua môi, múa mép” nói tới. Cũng chính từ quan niệm thiên lệch về sinh - tử ấy mà xuất hiện hàng loạt những cặp khái niệm, quan niệm khác cũng thiên lệch khi đánh giá về mặt đạo đức đại loại như: thiện - ác, vị tha - ích kỷ, nhân hậu - dã man… và những tác động của tự nhiên gây thiệt hại đáng kể, nặng nề đến thế giới sinh vật được gọi là thiên tai. Như ta đã nói thì môi trường thiên nhiên Trái Đất là có hạn định về qui mô kích thước không gian lẫn lực lượng vật chất. Lúc đầu, môi trường ấy là hoàn toàn vô sinh. Khi môi trường ấy biến chuyển đến một thời đoạn được gọi là phù hợp và thuận lợi thì sự sống nảy sinh và tăng trưởng lực lượng mà đầu tiên là tăng trưởng về số lượng cá thể. Sự tăng trưởng ấy là tự phát, mù quáng và có chiều hướng đến vô hạn. Để đảm bảo tồn tại và tăng trưởng số lượng thì sự sống thủa ban đầu ấy rõ ràng là phải trao đổi chất với môi trường chứa nó và lượng vật chất phù hợp đóng vai trò “thức ăn” của nó chỉ có thể là do giới vô sinh cung ứng. Thế nhưng vì môi trường thiên nhiên là “chỉ có ngần ấy thôi” trong khi phải cung ứng thức ăn thường xuyên với số lượng ngày một tăng cho sự sống tồn tại và tăng trưởng mù quáng (tăng trưởng lạm phát lá một qui luật của tự nhiên!), cho nên nguồn thức ăn vô sinh đó tất yếu phải giảm có gia tốc theo thời gian. Bản thân sự sống (khi chưa có tư duy), do có cấu trúc nội tại cơ thể đã được định hình tương đối ổn định, phù hợp với điều kiện môi trường bởi tự nhiên (mà nguyên nhân sâu xa nhất là duy trì vận động cân bằng thông qua sự tương tác, trao đổi vật chất với môi trường chứa nó), theo hướng tạm gọi là có khả năng sinh sản và thường bị thúc dục bởi khả năng đã trở thành bản năng ấy, cho nên không thể tự khống chế được sự tăng trưởng mù quáng của nó. Cũng vì vậy mà hình thành nên mâu thuẫn tất yếu giữa quá trình duy trì tồn tại, đồng thời tăng trưởng thường xuyên của sự sống khởi thủy và quá trình giảm dần khả năng cung ứng theo thời gian của nguồn thức ăn vô sinh cho nó trong môi trường. Mâu thuẫn ấy dần dần trở nên căng thẳng, gay gắt, làm chuyển biến điều kiện môi trường từ thuận lợi sang bất lợi đối với sự sống khởi thủy, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn thức ăn và sự sống bị tiêu diệt. Tuy nhiên, môi trường thiên nhiên không (chỉ) tự giải quyết cái mâu thuẫn nội bộ đã trở nên “không chịu nổi ấy” bằng cách đơn thuần là trở lại tình trạng vô sinh thuở ban đầu mà (còn) bằng cách (hợp lý hơn): khống chế tốc độ tăng trưởng của sự sống, giảm tuổi thọ cá thể sinh vật ở mức hạn định nào đó, làm một phần lực lượng sự sống do thiếu thức ăn mà chết, nghĩa là bên cạnh quá trình duy trì tồn tại và tăng trưởng của sự sống, gọi là thuận, thì cũng có quá trình chấm dứt tồn tại, làm suy thoái lực lượng sự sống, gọi là nghịch. Phần lực lượng sự sống chết đi, sau khi phân hủy sẽ trở thành lực lượng chất vô sinh, bổ sung cho nguồn thức ăn “truyền thống”. Cách giải quyết mâu thuẫn đó là có tính hồn nhiên, mù quáng và hơn nữa, xảy ra trong một môi trường thường xuyên biến động nên không triệt để ở mọi lúc mọi nơi, nghĩa là nguồn thức ăn có thể giao động trong không gian và thời gian, lúc thiếu lúc thừa, làm cho sự sống khởi thủy phân hóa thành những bộ phận số lượng tương đối khác biệt nhau về tuổi thọ, về mức độ tăng trưởng số lượng cũng như kích cỡ của từng cá thể sống. Quá trình giải quyết mâu thuẫn không những không triệt để mà còn làm nảy sinh những mâu thuẫn mới đến độ gay gắt giữa sự sống khởi thủy và nguồn thức ăn sẽ tự phát làm xuất hiện nên một xu thế trong nội bộ sự sống khởi thủy, đó là sự tự phát nỗ lực bổ sung và tăng cường nguồn thức ăn về số lượng, nghĩa là không những mở rộng về chủng loại các chất vô sinh có thể ăn được mà cả các chất hữu sinh cũng được huy động cho mục đích duy trì tồn tại và tăng trưởng của các cơ thể sống. Muốn thế, tùy thuộc vào môi trường chứa chúng qui định, và cũng là quá trình tự phát, các cơ thể sống khởi thủy phải tự cải tạo bản thân để dần dần chuyển hóa cả về mặt cấu trúc sinh học lẫn sức vóc theo hướng tiêu thụ được những dạng thức ăn mới mà trước đó còn tồn tại dưới dạng tiềm năng, không những là các chất vô sinh mà cả các chất hữu sinh, không những là xác những cơ thể sống đã chết chưa bị phân hủy mà cả các cơ thể đang sống khác. Có thể nói chính tính đa dạng nhưng có mức độ hạn định về qui mô của môi trường thiên nhiên vô sinh (tồn tại những bộ phận môi trường - những địa bàn có điều kiện sống tương đối khác biệt nhau) đã làm xuất hiện những tập hợp sống khởi thủy ngày một khác biệt nhau tương đối về cấu trúc, sức vóc cá thể và cả lối sống, rồi cùng với sự chuyển biến này của sự sống, trước yêu cầu phải giải quyết cái mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng mù quáng không thể kìm chế dứt khoát được và lượng thức ăn vô sinh truyền thống, vốn sẵn có giảm đi một cách tất yếu, không phục hồi được, mà gây ra cảnh ăn tươi nuốt sống nhau giữa các tập hợp sống khởi thủy. Cuộc ăn thịt lẫn nhau ấy càng làm cho các tập hợp sống chuyển biến khác nhau nhiều hơn nữa, theo nhiều cách. Chẳng hạn, có thể là tập hợp sống có các cá thể với sức vóc lớn mạnh hơn sẽ tăng cường và hoàn thiện sức vóc ấy để ăn mồi dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, trong khi đó tập hợp sống có các cá thể nhỏ yếu hơn sẽ phải tự tạo và hoàn thiện những kỹ năng kỹ xảo mới để có khả năng thoát khỏi bị ăn, thậm chí là giết chết luôn đối phương “to xác” nào đó định ăn chúng và “xơi tái” lại… 
      Sau một hồi diễn thuyết tràng giang đại hải, Tạo Hóa ngừng một lát không biết làm gì, có lẽ cho...đỡ mệt, rồi "tóm lại":
    -Thế là ta đã nói cho mấy người nghe xong, dù là rất tóm tắt, cái nguồn gốc sâu xa nhất và đồng thời cũng là buổi đầu tiên của cuộc đấu tranh sinh tồn quyết liệt, của quá trình tiến hóa thích nghi liên tục làm xuất hiện đa dạng và phong phú giống loài làm tiêu vong hàng loạt giống loài cũ đồng thời hình thành hàng loạt giống loài mới, tạo thành hai xu thế thuận nghịch nhau là tiếp tục tăng cường đồng thời với tiếp tục khống chế quá trình đa dạng và phong phú hóa giống loài một cách thích ứng trong công cuộc nỗ lực mở rộng môi trường sống đến tận cùng khả năng mà môi trường thiên nhiên có thể có của thế giới sinh vật. Như vậy, rõ ràng là nếu không có loài người các ngươi thì cuộc sống trong môi trường thiên nhiên Trái Đất ấy nói chung là yên ả, hài hòa cân đối một cách hồn nhiên, có quá trình tự hủy hoại thì cũng có quá trình tự tái tạo một cách thích ứng, không hiền mà cũng không ác cho nên cũng chẳng có gì gọi là man rợ cả. Khi loài người xuất hiện và trở thành một lực lượng sống thống trị thế giới sinh vật thì cũng là lúc loài người bắt đầu thực hiện cuộc thập tự chinh vĩ đại đi chinh phục môi trường thiên nhiên. Chính sự thèm khát danh lợi nhiều khi đến vô độ lượng ẩn chứa trong mỗi con người đã làm cho cuộc thập tự chinh ấy ngàu càng rầm rộ, khốc liệt, đập phá, đào bới tan hoang giới vô sinh, tàn sát không thương tiếc giới hữu sinh nhằm vơ vét triệt để tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cái nhu cầu nhân tạo đầy giả tạo và ích kỷ của mình. Sự phá phách ấy của loài người ghê gớm đến nỗi quá trình hủy hoại trở nên hoàn toàn áp đảo quá trình tái tạo lại môi trường thiên nhiên, làm cho nó nhanh chóng suy thoái theo hướng ngày một bất lợi cho sự sống và hầu như mọi giống loài sinh vật đều đang lây lất bên bờ vực của sự tuyệt chủng. Vô hình chung, cuộc thập tự chinh đi phá hoại và tiêu diệt ấy chính là cái thiên tai phá hoại môi trường sống kinh hoàng nhất, gây thiệt hại sự sống khủng khiếp nhất và vì là hành động mù quáng, đầy ích kỷ của loài người, tưởng chỉ có lợi cho mình nhưng hóa ra cũng gây hại nặng nề cho chính giống loài mình, cho cả muôn đời con cháu mai sau của mình, nên cũng là cái thiên tai bộc lộ ra sự dã man, tàn bạo nhất mà Trái Đất (tiếc thay) buộc phải tạo ra trong số các thiên tai tự tạo ra được của Nó. Môi trường thiên nhiên Trái Đất đã lâm vào tình trạng “suy dinh dưỡng” đến tê hại như hiện mà loài người hầu như chẳng thấy, hoặc nếu có thấy thì cũng chỉ hời hợt và nhanh nhảu lôi một đống lý do để bao biện chứ không hề lo lắng gì cả. Phải chăng đó cũng là một biểu hiện của sự man rợ! Thật là đáng kinh ngạc!...Ơ hay, cái lũ dị hợm kia! Lời vàng ngọc của ta đâu phải lời ru mà ngủ hết rồi?
    Tạo hóa ngừng nói, thở hào hển. Lại một làn khói mỏng lan tỏa ra không gian từ đóa hoa vĩ đại. Lần này, chúng ta không cảm giác thấy mùi thơm dễ chịu nữa, mà là một mùi hôi kinh khủng, làm chúng ta bừng tỉnh khởi giấc..."ngáo đá"!
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH