Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

TT&HĐ V - 43/w



                                              Đường kính của vũ trụ và tốc độ bóng đêm

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 

"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
                                                                                                                               Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
                                                                                                                                       Upanishad       

CHƯƠNG IV (XXXXIII): ÊTE


“Một con người có thể thành công trong bất cứ việc gì nếu anh ta đổ vào đó một lòng nhiệt thành vô hạn”.
Charles Schwab

“Nếu toán học quắc thước, ngạo nghễ và hùng vĩ như những kim tự tháp Ai Cập thì vật lý học uyển chuyển, lúc điềm tĩnh lúc cuồn cuộn dâng trào như dòng sông Nin và chúng hợp thành một quang cảnh hiện thực khách quan vô cùng sinh động, vừa sáng lạn, vừa kỳ bí, được tạo dựng bởi thiên nhiên hoang dã và sự cộng tác sáng tạo của lý trí loài người”.
Thầy Cãi

“Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường. Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng”.
 MARTIN LUTHER KING 

"Sai lầm lớn nhất của Anhxtanh là tin theo quan niệm coi thời gian như vật chất, có thể co giãn được và hòa quyện vào không gian được. Do đó nếu ngày nay học thuyết tương đối trở thành cơ sở chủ yếu cho nhận thức vật lý học về Vũ Trụ, thì tương lai nó chỉ còn là một huyền thoại của một thời ảo mộng. Có thể coi không gian và thời gian quan hệ khăng khít như hình với bóng, như thể xác với linh hồn, nhưng phải được phân biệt dứt khoát với điều kiện tiên quyết: không có hình thì không có bóng, không có thể xác thì tuyệt đối không có linh hồn".
NTT

"Tất cả mọi điều trên thế giới này đều được hy vọng làm nên".  

MARTIN LUTHER KING

 

 

(Tiếp theo)

***
Trong không gian hình học Ơclít, chuyển động thẳng đều, vì có tính vĩnh cửu nên xu hướng của vật chuyển động là tiến tới vô tận. Nhưng đó chỉ là điều lý tưởng, khi cho rằng vật chuyển động đều hoàn toàn bị cô lập với môi trường chứa nó, nghĩa là giữa nó với môi trường không có bất cứ một tương tác động lực nào, bất cứ một trao đổi vật chất nào.  Bức xạ là hiện tượng phổ biến của tự nhiên nên đã là thực thể vật chất thì phải bức xạ! Trong thực tại khách quan không thể có chuyện chuyển động đều vì điều kiện tiên quyết để một vật tồn tại là nó phải luôn luôn liên hệ mật thiết với môi trường, bị môi trường chi phối và chi phối lại môi trường. 
Tuy nhiên, trong phạm vi hiện thực cảm tính và nói một cách tương đối, định luật quán tính của Niutơn vẫn đúng.
Trong điều kiện lý tưởng, không phải chỉ có chuyển động thẳng đều mới có tính vĩnh cửu mà chuyển động xoay đều của một vật quanh trục tâm của nó cũng có đặc tính như vậy. Khi có tác động ngang từ bên ngoài (lực hướng tâm), một vật đang chuyển động tròn đều (hay xoay đều) sẽ chuyển động tròn đều (hay xoay đều)  mãi mãi.
Đặc trưng cơ bản về mặt chuyển động của sự xoay đều là vận tốc góc (ký hiệu: ) của nó không đổi. Nghĩa là có thể coi vật rắn gồm vô vàn điểm có khối lượng m hợp thành và khi vật xoay đều thì trong cùng một khoảng thời gian, các điểm ấy đều xoay đi quanh trục tâm của vật một góc như nhau, nghĩa là trong một khoảng thời gian T nhất định, gọi là chu kỳ, thì chúng đều xoay được một góc theo qui ước là để về vị trí cũ.
Vận tốc góc được xác định như sau:
              
Trong không gian, các điểm tạo thành vật nói ở trên phân bố đều khắp từ ngoại vi cho đến tâm vật, do đó khoảng cách của chúng đến trục tâm vật thông thường là khác nhau. Khi vật xoay đều sau khoảng thời gian T, mọi điểm của vật đều quay đúng một vòng tròn quanh trục tâm vật với bán kính là khoảng cách của chúng đến trục tâm vật. Giả sử một điểm bất kỳ được biểu diễn theo khối lượng của nó là mi, thì chu vi đường tròn mà nó “vạch vẽ” được sau một chu kỳ là:
              
với ri  là bán kính quĩ đạo tròn.
Vậy có thể xác định được vận tốc theo độ dài đường chu vi của một điểm là:
              
Từ đó, một cách hình thức có thể xác định động lượng và xung lực của điểm đang xét theo biểu diễn của Niutơn:
              
Hay:       
Với:         ai gọi là gia tốc tiếp tuyến của điểm
               gọi là gia tốc góc của điểm.
Ý nghĩa của biểu diễn đó là, cần phải “tiêu tốn” một lực để làm cho điểm có khối lượng mi chuyển sang trạng thái chuyển động với vận tốc chu vi là hoặc với vận tốc góc là trong thời gian T. Cũng có thể hiểu rằng khi điểm có mi chuyển động quay với vận tốc chu vi quanh trục tâm của vật thì nó hàm chứa một lực . Lực này không đổi về cường độ nhưng luôn thay đổi phương chiều một cách đều đặn và cứ sau T thời gian thì lại trở về phương chiều cũ. Có thể thấy, nếu chuyển động thẳng đều không thay đổi về phương chiều thì chuyển động tròn đều lại luôn thay đổi phương chiều. Trên đời này không có bất cứ vật nào lại tự nhiên thay đổi trạng thái chuyển động dù là về mặt phương chiều cả. Vậy thì cái gì làm cho điểm có mi thay đổi phương chiều đều đặn trong chuyển động của nó? Câu trả lời tất yếu là nó đã bị một tác động thường xuyên và không đổi nào đó. Tác động này vì không làm thay đổi cường độ vận tốc mà chỉ “giữ” điểm chuyển động luôn cách trục tâm của một vật khoảng cách ri không đổi.
Từ lập luận đó, điều trước tiên chúng ta nghĩ đến là điểm chuyển động đều đang xét phải hàm chứa một tổng lực gồm hai thành phần lực vuông góc với nhau mà mỗi thành phần có cường độ đúng bằng một nửa Fi, trong đó, một thành phần tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động tròn của điểm (ký hiệu fitt), thành phần kia vuông góc với thành phần tiếp tuyến, hướng đến tâm của quĩ đạo tròn (còn gọi là lực xuyên tâm, ký hiệu fiht). Vì vậy, có thể bình tâm mà viết:
              
Hay:              (Với điều kiện  )
Khi hai véctơ lực vuông góp với nhau thì cosin của góc do chúng lập nên bằng 0, và do đó dễ dàng chuyển biểu diễn trên sang cách biểu diễn theo năng lượng (cơ năng):
              
Và có:
              
tròn đều thì coi như nó chuyển động cân bằng trong môi trường lực tĩnh mà véctơ này luôn có phương vuông góc với phương chuyển động và có chiều luôn hướng tới tâm quĩ đạo của chuyển động. Về mặt hình thức, có thể coi tâm quĩ đạo của chuyển động đã hút chất điểm đang chuyển động tròn đó một lực và chất điểm cũng đồng thời hút tâm đó một lực có cường độ đúng như thế (cùng phương nhưng ngược chiều). Do đó, cũng về mặt hình thức, hiện tượng tương tác lực này rất giống với tương tác hấp dẫn một khi chất điểm còn bảo toàn được trạng thái chuyển động ấy.
Giả sử rằng vật rắn xoay đều đang xét được hợp thành bởi n điểm có khối lượng mi (giống hệt nhau!) thì có thể viết:
              
hay         
với:          WX là cơ năng của vật xoay
               MX là khối lượng của vật rắn xoay đều
              VX là vận tốc chu vi trung bình của sự xoay
               R là bán kính trung bình của vật
                là vận tốc góc trung bình của vật xoay
Có thể đưa hai biểu diễn về một dạng thống nhất là:         
              
Với:         D là đường kính trung bình (biểu kiến ) của vật xoay
               T là chu kỳ của sự xoay
Trong thực tế, khi một vật đứng yên bị tác động lực, thông thường, vật đó sẽ chuyển sang trạng thái vừa chuyển động tịnh biến, vừa xoay quanh trục tâm của nó. Lúc này, theo biểu diễn , chúng ta viết được:
              
Với          Vt là vận tốc tịnh tiến của vật.
Nếu muốn tác động vào một vật (có dạng khối cầu cho dễ hình dung) đang đứng yên làm cho nó chỉ xoay với vận tốc VX thôi mà không di dời vị trí thì chỉ có cách là phải dùng đến hai lực (đúng hơn là xung lực) cùng một lúc. Hai lực này hợp với nhau thành một cặp gọi là ngẫu lực. Chúng bằng nhau về cường động, cùng phương (nhưng không được trùng phương) và ngược chiều. Đoạn thẳng nối hai điểm tác động lên vật của hai lực đó chính là đường kính của vật. Hiện tượng này cho thấy sự xoay đều của một vật không di dời vị trí là biểu hiện rõ ràng về sự cân bằng trong vận động nội tại của vật. Có thể tưởng tượng rằng nội tại vật gồm hai lực lượng bằng nhau nhưng tương phản nhau, tác động tương hỗ bằng cách hấp dẫn lẫn nhau, làm cho nhau xoay đều quanh trục tâm của vật, mà nếu xét trong tình thế tương phản, nghĩa là về mặt động lượng sẽ thấy chúng triệt tiêu nhau hay có thể viết:
                ;
còn nếu xét về mặt lực lượng, nghĩa là động năng thì chúng hợp thành động năng của vật, hay có thể viết:
                       
Quá trình tìm hiểu sự xoay đều của một vật không di dời vị trí ở trên sẽ dẫn chúng ta đến hình dung chung về nội tại của vạn vật. giả sử rằng VX=C, chúng ta có một vật đứng tại chỗ nhưng xoay đều với vận tốc biểu kiến C. Nhưng MC2 lại chính là biểu diễn về năng lượng toàn phần của vật. Vậy, dù cấu tạo nội tại của một vật có những  đặc thù lạ lùng đến mấy chăng nữa thì vẫn có thể qui về biểu diễn ở dạng cơ học và có thể tưởng tượng rằng nội tại của vật đó thực ra cũng là vật chất vận động, gồm vô vàn phần tử vật chất phân định thành từng cặp tương phản nhau tương tác nhau theo cách hấp dẫn lẫn nhau, làm tiền đề gây ra sự chuyển động hay đứng yên đối với nhau để cuối cùng được thấy như một khối lực lượng xoáy quanh trọng tâm của nó (gọi là spin).
Lực lượng vật chất xoáy này có một động năng xoáy là:
              
nhờ có một thế năng xoáy là:
              
Với:        
               a là gia tốc tiếp tuyến trên quĩ đạo tròn
               D là đường kính trung bình (biểu kiến, hiệu dụng) của vật.
sao cho trong suốt thời gian vật tồn tại là chính nó thì tổng của hai biểu diễn năng lượng ấy luôn bất biến, nghĩa là:
              
Quan sát vật có dạng khối cầu và xoay đều, ở khía cạnh khác, chúng ta thấy những điểm nằm trên bề mặt vật, có khoảng cách đến trục tâm quay đúng bằng bán kính của vật là có vận tốc chu vi lớn nhất. Gọi đường kính của vật là DV, thì quĩ đạo chuyển động quay của một điểm có vận tốc chu vi cực đại là đường tròn có chu vi  và chúng ta thể hiện điều này trên hình 9
Hình 9: Quĩ đạo tròn của điểm quay có vận tốc chu vi cực đại.
Nếu chúng ta đặt một tấm gương phẳng song song với đường AB nhưng ở bên ngoài mặt phẳng chứa biểu diễn quĩ đạo tròn ấy ở nhiều góc độ khác nhau (tương đương với việc quan sát ở nhiều góc độ khác nhau một cách phù hợp, thì sẽ thấy quĩ đạo ấy biến dạng từ tròn thành elíp, từ những elíp đầy đặn hơn thành những elíp dẹp hơn và cuối cùng là đoạn thẳng AB.
Hiện tượng trên dẫn chúng ta đến một tưởng tượng rằng khi nội tại của vật xoay được biểu diễn là hình tròn tâm O thì trong cái môi trường “hấp dẫn” ấy, nếu một điểm xuất phát từ điểm A chuyển động đến điểm B rồi quay về A trong cùng một thời gian t một cách “tự nhiên”, nó có thể đi trên vô vàn con đường vạch vẽ nên vô vàn quĩ đạo từ tròn, elíp đến thẳng mà trong số quĩ đạo đó hai quĩ đạo tròn và thẳng được gọi là hai trường hợp biên. Có thể thấy rằng chuyển động của điểm trên các quĩ đạo đó là tương đương về mặt thời gian. Nếu vận tốc trên quĩ đạo tròn của điểm chuyển động là không đổi và có giá trị cực đại thì biểu diễn trên hình 9 cho thấy vận tốc trên quĩ đạo thẳng của nó là biến đổi đều, từ A tăng dần đều đến 0 thì đạt cực đại (Vt=Vq), từ 0 giảm dần đều đến B thì đạt cực tiểu (bằng không), khi điểm chuyển động quay về từ B thì vận tốc lại tăng dần đều và đạt cực đại tại O và từ O lại giảm dần đều và đạt giá trị cực tiểu (bằng không) tại A. Như vậy chuyển động của điểm trên quĩ đạo thẳng AB hoàn toàn tương tự như hình chiếu thẳng góc của giao động con lắc trong trường hấp dẫn.
Trên hình 9, dễ dàng xác nhận rằng, khi điểm chuyển động từ A đến tâm O thì tại thời điểm ấy vận tốc của điểm đúng bằng:
              
và thời gian đi hết đoạn đường  của điểm đúng bằng . Do đó gia tốc của chuyển động này là:
              
Thật là quá đỗi hoang mang khi với cùng một chuyển động tròn đều, chúng ta lại có 3 giá trị gia tốc hướng tâm khác nhau. Nếu gọi ba gia tốc ấy lần lượt là a1, a2, a3 thì chúng ta có:
              
(kết quả này được nêu ra trong giáo trình vật lý cơ sở)
              
(xem ở phía trên đây)
              
(chúng ta mời vừa xác định)
Cần phải hiểu hiện tượng này như thế nào? Biểu diễn nào đúng? Chẳng lẽ cả ba biểu diễn đó đều đúng cho chuyển động tròn đều? Trong trường hợp đang xét ở đây, giá trị a3 chắc chắn là đúng vì nó bắt nguồn từ một sự thật không thể khác, được quan sát “chắc như bắp” xác nhận. Tuy nhiên, chuyển động đó là một tồn tại ảo, là ảnh phản chiếu gương của một điểm thực đang chuyển động tròn đều và “hàm chứa” a2 - yếu tố tích hợp với khối lượng để biểu diễn lực hay nói đúng hơn là khả năng tác động lực của điểm thực đó. Vì a2 được tính ra trên cơ sở định luật 2 Niutơn (đã được sự qui ước thừa nhận và được thực tiễn xác nhận như một tất yếu của tự nhiên) nên nó cũng đúng đối với mọi chuyển động tròn đều. Nếu bằng cách nào đó làm triệt tiêu chuyển động quay đều quanh tâm O của điểm thực đang xét mà không làm “sứt mẻ” cơ năng của nó, hơn nữa gia tốc toàn phần của nó chuyển hóa hoàn toàn thành gia tốc hướng tâm thì chúng ta có thể suy ra được giá trị gia tốc ấy từ biểu diễn cơ năng:
              
(xem dẫn giải ở trên và nhớ rằng ở đây )
Suy ra:
              
Trong thực tế, do sự tác động có tính tương hỗ và động lượng muốn chuyển hóa được phải thông qua nội tại vật, cho nên một vật thật, khi bị triệt tiêu chuyển động quay đều và xuất hiện chuyển động hướng về tâm thì chỉ có thể chuyển động với gia tốc là a2 và khi đã đạt đến vận tốc chuyển động chu vi trước đó của nó thì nó sẽ chuyển động thẳng đều (không bị tác động của ngoại lực nữa).
Trong ba “anh chàng” gia tốc hướng tâm đã nêu thì “anh chàng” a1 là kỳ quái nhất. Đó là kết quả của một cách tính toán khác và không thể suy ra được từ công thức tính ra a2. Vậy thì nó là gia tốc… kiểu gì?
Chúng ta cho rằng đã có sự ngộ nhận trong quá trình xây dựng nên giá trị gia tốc a1. Nếu quá trình tính toán ấy không phạm sai sót thì chuyển động tròn đều có gia tốc hướng tâm a1>a3>a2 chỉ có thể xảy ra trong một trường lực đặc biệt nào đó có bản chất tương tự như trường lực của điểm ảo dao động mà chúng ta đã trình bày ở trên nhưng có cường độ mạnh hơn và thực sự tồn tại. Thật là thú vị khi nghĩ rằng Niutơn có thể đã dùng chính gia tốc hướng tâm a1 để xây dựng nên biểu diễn toán học cho định luật vạn vật hấp dẫn bất hủ của mình. Vậy thì, khi thấy một chuyển động đều có gia tốc a1, phải cho rằng nó đang ở trong một trường lực mang bản chất hấp dẫn và bị trường lực ấy tác động một lực hút về tâm quay của vật là:
              
Suy ra:    
Đây cũng chính là “hoạt lực” được Lépnít đề xướng khi ông nghiên cứu sự rơi tự do của một vật. Có thể tưởng tượng rằng một vật có khối lượng m rơi từ độ cao R xuống mặt đất thì khi chạm đất, cơ năng của nó chuyển hóa hoàn toàn từ thế năng sang động năng và đạt được vận tốc là v.
Việc giải thích sự tồn tại của ba giá trị gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều coi như xong, tạm thời ổn thỏa. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một vấn đề mới mà chúng ta cho rằng có tầm quan trọng quyết định đến toàn bộ bức tranh vật lý. Đó là bản chất của hạt KG, mô hình vật lý của nó và nguyên lý chung nhất về sự hình thành vạn vật - hiện tượng trong Vũ Trụ thực tại.
Có thể tưởng tượng rằng, lực lượng vật chất của một thực thể là gồm nhiều lực lượng vật chất ít hơn (hay là những thực thể nhỏ hơn) kết thành. Nội tại của những lực lượng vật chất thành phần ấy lại là sự hết thành của nhiều phần tử thực thể nhỏ hơn nữa… Cứ như thế, chúng ta sẽ đến được tận cùng vi mô của Vũ Trụ, để thấy một phân tử thực thể nhỏ cùng cực, nhỏ tuyệt đối không thể phân chia được và đó chính là hạt KG. Do cách thức kết thành nên các lực lượng vật chất tương đối có thể khác nhau làm cho chúng tương đối có thể phân biệt được với nhau nhưng tuyệt đối thống nhất về bản chất cuối cùng vì chúng đều có nguồn gốc xuất phát chung là Không Gian, đều được xây dựng nên từ những đơn vị nhỏ tuyệt đối là hạt KG. Chính vì lẽ đó, lực lượng vật chất hạt KG, không thể là cái gì khác mà cũng chính là… Không Gian và cũng được xác định  theo biểu diễn năng lượng toàn phần. Nếu gọi năng lượng toàn phần của hạt KG là (đọc là “épxilon), khối lượng của nó là mh, thì chúng ta có thể biểu diễn:
              
(Từ biểu diễn đó, có thể thấy, nếu một thực thể vĩ mô có khối lượng M được kết thành từ n hạt KG thì cũng có thể biểu diễn:
               )
Tương tự như khi hình dung vận động nội tại của một vật, ở đây chúng ta cũng cho rằng vận động nội tại của hạt KG có đặc trưng (hay qui về đặc trưng) là sự xoáy và gọi là “xoáy không gian” hay “spin”. Nếu gọi đường kính của hạt KG là dh, khoảng thời gian thực hiện một chu kỳ xoáy của hạt KG là th, thì biểu diễn  được viết bổ sung là:
              
Trong chương Thực - ảo, coi như chúng ta đã xác định được:
               dh=0,96.10-k
chúng ta cũng đã quyết định . Còn th? Nó chính là khoảng thời gian thực hiện một chu kỳ vận động nhanh nhất tuyệt đối trong Vũ Trụ thực tại. Do đó về mặt thời gian, nó cũng đóng vai trò là đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối và đồng thời là một tồn tại ảo mang ý nghĩa số đếm. Mà số đếm nhỏ nhất chỉ có thể là “một”, cho nên có thể cho:
                       th=1.10-l
Chúng ta có thể chọn thứ nguyên của khối lượng là “gam” (viết tắt là g), của độ dài là “xăngtimét” (viết tắt là cm), của thời gian là “giây” (viết tắt là s) thì vận tốc c được xác định:
              
(Chúng ta vẫn chưa biết k bằng bao nhiêu, nhưng biết chắc là l-k=10 vì vật lý học đã xác minh và khẳng định như thế!).
Vì Tự Nhiên vốn dĩ là tồn tại chứ không thể Hư Vô cho nên mạng khối Không Gian phải bền chặt tuyệt đối. Để thỏa mãn cái yêu cầu vốn dĩ tuyệt đối đó, và đồng thời cũng đảm bảo tính nhỏ tuyệt đối nhưng có vận động nội tại “hết cung bậc”, hạt KG phải là một thực thể có tính tứ diện tam giác đều kết hợp với tính khối cầu chuẩn, đứng cố định tuyệt đối trong môi trường không gian (vận tốc tịnh tiến tuyệt đối bằng 0) nhưng nội tại của nó lại xoáy không gian “kinh hồn bạt vía”. Có thể tưởng tượng xoáy trong nội tại hạt KG thông thường (chưa bị kích thích) là một kiểu xoáy có tính điều hòa, cân bằng vận động và sự xoáy ấy, trong một chu kỳ, lần lượt trải qua bốn thay đổi về phương chiều (vì hạt KG là thực thể chỉ có bốn phương chiều!). Hay cũng có thể nói vận động nội tại của hạt KG là có tính chu kỳ, làm cho nội tại của hạt KG lần lượng và liên tục trải qua bốn trạng thái cơ bản vốn có của nó một cách lặp đi lặp lại.
Trước đây, kể cũng đã lâu rồi, chúng ta có những mường tượng hoang đường về nội tại hạt KG và bây giờ chúng ta nhắc lại sơ lược trên tinh thần có sửa chữa, điều chỉnh, bổ sung và nhận thức lại để cố gắng xây dựng một quan niệm khả dĩ hơn về nó. Nếu chúng ta có thể lọt vào nội tại hạt KG thì chúng ta sẽ thấy đó cũng chính là Vũ Trụ thực tại với vô vàn vật chất vận động. Nhưng thực ra trong Vũ Trụ thực tại, chúng ta lại tuyệt đối không thấy được “bên trong” hạt KG. Vì nội tại hạt KG có thể chất vừa là Không Gian vừa không phải là Không Gian nên nó là một tồn tại ảo tuyệt đối và chúng ta gọi là Không Gian ảo (hay có thể gọi là tiền vật chất cũng được). Vũ Trụ thực tại, khi đóng vai trò là nội tại hạt KG, sẽ như một lực lượng vật chất thực sự nhỏ nhất nhưng biến ảo tuyệt đối trong thực tại, trước quan sát. Lực lượng vật chất ấy là một Không Gian ảo vận động không ngừng, bất tuyệt, được hình dung như nhờ có bốn yếu tố “tiền vật chất” phân biệt được với nhau, tạo khả năng phối hợp, phân định thành hai lực lượng tương phản nhau, liên tục chuyển hóa qua lại nhau, làm xuất hiện bốn trạng thái nội tại hạt KG trong một chu kỳ của quá trình vận động điều hòa của nó.
Tự Nhiên Tồn Tại là duy nhất tuyệt đối. Sẽ tuyệt đối không có gì nếu không có Tự Nhiên Tồn Tại. Nhưng rõ ràng, đối với quan sát và nhận thức thì không thể tuyệt đối “không có gì” được mà phải là vốn dĩ phải “có một cái gì đó”. Lịch sử nhận thức triết học của loài người dù có nhiều lúc hoang mang, bối rối, hoài nghi trong quan niệm về điều này điều kia, nhưng tuyệt đối chưa một lần “dám” phủ nhận sự Tồn Tại.
Biểu hiện của Tồn Tại là Không Gian vận động và ngược lại Không Gian vận động là khẳng định Tự Nhiên Tồn Tại . Cho nên Không Gian vận động cũng là vốn dĩ, tự nhiên như thế. Nhìn ở góc độ này, vận động nội tại của hạt KG là vốn dĩ, tự thân. Nhìn ở góc độ kia thì vận động ấy phụ thuộc vào môi trường không gian (mà hun đúc nên nó). Có thể nói, vận động nội tại của hạt KG là do môi trường qui định và đồng thời đến lượt nó, cũng tác động, gây ảnh hưởng trở lại đối với môi trường (cái mà nó cũng góp phần sinh ra!).
Bốn yếu tố tiền vật chất mà chúng ta hình dung, cụ thể là như thế nào? Chúng ta cho rằng hạt KG chỉ có khả năng tương tác (theo phương thức kích thích - cảm ứng) với bên ngoài theo bốn phương chiều của môi trường qui định cho nó. Trong nội tại hạt KG, bốn phương chiều mà môi trường qui định cho nó. Trong nội tại hạt KG, bốn phương chiều cơ bản ấy được thấy là bốn phương và trên mỗi phương là một cặp chiều tương phản âm - dương với nhau, nghĩa là thành bốn phương, tám chiều. Có thể tưởng tượng rằng trong trường hợp cân bằng tĩnh tại tuyệt đối thì lực lượng vật chất nội tại của hạt KG phân bố liền lạc, đều đặn một cách đồng nhất theo bốn phương và tám chiều (lúc này coi như chưa phân định thành những cặp tương phản âm - dương). Tuy nhiên, Không Gian không thể không vận động, vật chất không thể không tương tác, cho nên một cách vốn dĩ, lực lượng nội tại của hạt KG được thấy phân định theo bốn phương - tám hướng và trên mỗi phương là một cặp lực lượng vận động trái chiều nhau, tương phản nhau, cảm ứng - kích thích nhau, làm tiền đề tồn tại của nhau, chuyển hóa qua lại nhau và qua đó mà hợp thành một bộ phận lực lượng thống nhất vận động trong cân bằng. Nhưng những bộ phận lực lượng đó không thể tồn tại độc lập tuyệt đối được trong nội tại hạt KG và cũng vì phải tuân theo một cách nghiêm ngặt qui luật nhận - quả, cho nên chúng lại phải hoàn toàn phụ thuộc vào nhau, tương tác nhau, tạo tiền đề vận động cho nhau theo cách thức toàn thể qui định sự tồn tại của bộ phận và bộ phận gây ảnh hưởng ngược lại đến toàn thể, hợp nhất thành một lực lượng thống nhất vận động không ngừng đê phẩn định, đồng thời phân định vận động để thống nhất. Muốn thế, sự phân định nội tại hạt KG lúc này, ngoài bốn lực lượng bộ phận theo bốn phương nói trên, còn có thêm một bộ phận lực lượng thứ năm nữa. Có thể hình dung bộ phận lực lượng này được phân bổ theo một phương đặc biệt, vừa vô phương vừa là sự hợp nhất của bốn phương kia, đóng vai trò như gốc phân định, xuất phát của tám chiều, có tính ảo cho nên cũng được gọi là phương ảo. Nghĩa là trong nội tại hạt KG phải gồm bốn phương - tám hướng thực và một phương - hai chiều ảo hợp chung lại thành năm phương - mười chiều. (Cần nhớ rằng nếu có thể thấy được nội tại hạt KG từ bên ngoài - tức là từ Vũ Trụ thực tại thì phương - chiều thực của nó sẽ biến thành ảo và phương - chiều ảo của nó sẽ biến thánh thực). Bộ phận lực lượng phân bố theo phương - chiều ảo trong nội tại hạt KG tồn tại trong tình thế mường tượng ấy để đóng vai trò làm trung gian chuyển hóa tương phản tương phản của các lực lượng còn lại, là trung tâm tạo thế duy trì vận động cân bằng cho nội tại hạt KG. Rốt cuộc, sự hợp nhất và phối hợp vận động của năm bộ phận lực lượng ấy sẽ dẫn đến kết quả là nội tại hạt KG “được thấy” phân định thành hai lực lượng cơ bản, tương phản nhau, chuyển hóa qua lại nhau, làm xuất hiện sáu trạng thái nội tại, trong đó gồm bốn trạng thái gọi là thông thường và hai trạng thái gọi là kích thích. Bình thường, nội tại hạt KG vận động một cách điều hòa, tuần hoàn lặp đi lặp lại có tính chu kỳ và mỗi chu kỳ lần lượt qua bốn trạng thái thông thường. Trong trường hợp tác động của môi trường đến hạt KG có đột biến bất thường nào đó, thì nội tại của nó cũng cảm ứng mạnh mẽ một cách đột biến (có thể hình dung như hiện tượng cộng hưởng) và “lâm vào”  một trong hai trạng thái kích thích tột độ, không thể duy trì vận động điều hòa được nữa, nghĩa là đứng trước nguy cơ bị “bùng nổ”, chấm dứt tồn tại. Bị bức bách phải chấm dứt tồn tại nhưng lại không thể không tồn tại được mà cũng không thể tự thân trở về với vận động điều hòa trước đó, là một mâu thuẫn đối kháng, gay gắt đến cùng cực, một mất một còn. Để giải quyết mâu thuẫn đó nhằm “bảo vệ” sự tồn tại của bản thân và đồng thời cũng “bảo vệ” Tự Nhiên Tồn Tại, hạt KG đã chỉ còn cách duy nhất là “cái gì của Xêda thì trả lại cho Xêda”, nghĩa là trong khoảng thời gian ngắn tuyệt đối (th) nó phải tác động mạnh đến một trong bốn hạt KG bao quanh nó và tạo nên nó, kích hoạt hạt KG này đột biến cảm ứng, đạt đến trạng thái kích thích, còn nó thì nhờ nguyên lý tác động tương hỗ mà trở về một trong bốn trạng thái thông thường, tiếp tục vận động điều hòa. Tình hình cứ thế tiếp diễn và sự kích thích ấy được thấy như truyền đi trong Vũ Trụ thực tại, hoặc được thấy như hạt KG kích thích chuyển động trong đó, tức là làm xuất hiện hiện tượng "di dời vị trí". Dù sự “trút bỏ” trạng thái kích thích của hạt KG là nhờ có nỗ lực của bản thân nó nhưng một mình nó, tự thân nó thôi là chưa đủ mà chủ yếu là nhờ vào môi trường và trên hết là Tự Nhiên tạo ra khả năng đó.
Để nhận thức cho được bản chất nội tại của hạt KG, chúng ta phải cố gắng lý giải sự tồn tại của nó, cố gắng hình dung cách thức vận động, sự hình thành các trạng thái của nó cũng như nguyên nhân xuất hiện và lan truyền hạt KG kích thích trong Vũ Trụ. Thế nhưng, dù cho sự lý giải, hình dung, mô tả đó có xác đáng đến mấy đi chăng nữa, thì tuyệt nhiên chúng ta không được quên rằng sự tồn tại của hạt KG thông thường và hạt KG kích thích là vốn dĩ thế, là “có sẵn” vô thủy vô chung như thế. Vì “có sẵn” như thế và cũng vì không thể quan niệm được một thực tại vô hạn lại là kết quả được xây dựng nên từ những cái vô cùng nhỏ hữu hạn, nên chúng ta cho rằng số lượng các hạt KG phải hữu hạn và dù có nhiều đến bao nhiêu đi nữa thì vẫn có thể biểu diễn được bằng một con số tự nhiên bất biến. Hạt KG kích thích cũng có sẵn như vậy và số lượng của chúng cũng bất biến nên cũng có thể được biểu diễn bằng một số tự nhiên. Số tự nhiên này phải là một số chẵn vì có hai loại hạt KG kích thích tương phản nhau hợp thành hai số lượng bằng nhau nhằm đảm bảo tính bảo toàn tuyệt đối cũng như sự cân bằng động tuyệt đối của Tự Nhiên Tồn Tại. Nếu đem chia số lượng hạt KG kích thích cho tổng số lượng hạt KG nói chung thì chúng ta sẽ có được một con số tỷ lệ. Chúng ta cho rằng số tỷ lệ này là một tiền định của Tự Nhiên, nó có thể “mách bảo” vì sao trong Vũ Trụ hài hòa, vạn vật - hiện tượng lại tồn tại hỗn độn như vậy, vì sao trong môi trường không gian mênh mông và “hanh thông” vạn vật - hiện tượng lại vận động gặp nhiều những biến cố ách tắc, trắc trở như vậy, và cuối cùng là vì sao Tự Nhiên Tồn Tại vĩnh cửu, vô thủy vô chung trong khi vạn vật - hiện tượng lại bị bó buộc trong vòng sinh - tử và nhiều sự “tử” xảy ra hoàn toàn bất ngờ, đột ngột đến “tức tưởi”, không thể đoán trước được như vậy…
Dù ảo dù thật thì năm phương trong nội tại hạt KG đều là phi vật chất, nghĩa là đều tồn tại ảo, đều tương đối có thể phân biệt được giữa chúng với nhau và đồng thời tuyệt đối cũng không thể phân biệt được. Để biểu diễn các trạng thái nội tại hạt KG, chúng ta có thể dùng số chiều của nó. Trước hết, chúng ta gọi phương là “cái một” (“1”) và như thế sẽ có năm cái “1”. Chúng ta qui ước rằng cái “1” phân định thành hai chiều tương phản âm - dương là –1 và +1, và do đó nội tại hạt KG mười chiều hợp thành năm cặp chiều tương phản âm - dương với nhau theo từng đôi một. Phân bố theo năm cặp chiều ấy là năm bộ phận lực lượng vận động bằng nhau, tương đối độc lập đối với nhau. Song, một cách tuyệt đối thì năm bộ phận lực lượng ấy có bản chất như nhau và hợp thành duy nhất một lực lượng thống nhất tạo nên nội tại hạt KG. Do đó mà có sự phối thuộc trong vận động, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa năm lực lượng ấy. Tình hình đó dẫn đến lực lượng nội tại hạt KG cũng phân định thành hai lực lượng tương phản không ngừng chuyển hóa qua lại nhau trên cơ sở năm lực lượng bộ phận của nó, đồng thời coi một bộ phận là một đơn vị chuyển hóa âm - dương. Với lực lượng chuyển hóa ấy và sự chuyển hóa phải tuân theo qui luật nhằm bảo tồn Tự Nhiên Tồn Tại mà nội tại hạt KG có sáu trạng thái tồn tại khác nhau. Nếu chúng ta cũng gọi năm lực lượng bộ phận của nội tại hạt KG là năm “cái một” thì chúng ta có thể biểu diễn sáu trạng thái ấy như sau:
              
Với số trên là biểu diễn lực lượng âm, số dưới biểu diễn lực lượng dương. Hai trạng thái đầu và cuối của dãy trạng thái là hai trạng thái kích thích (tột độ), chúng tương phản hoàn toàn đối với nhau. Bốn trạng thái còn lại là bốn trạng thái thông thường trong một chu kỳ vận động điều hòa của nội tại hạt KG. Có thể biểu diễn trạng thái theo cách viết số trước số sau, chẳng hạn đối với trạng thái có thể viết là (–2,+3).
Chúng ta cho rằng sự chuyển đổi từ trạng thái thông thường này sang trạng thái thông thường khác là do có sự kích thích cảm ứng lẫn nhau giữa hai lực lượng âm và dương của nội tại hạt KG bao quanh nó (môi trường) “hối thúc”. Vậy thì sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia diễn biến như thế nào? Nếu qui ước trạng thái đầu của chu kỳ chuyển hóa là trạng thái (–1,+4) thì vì để đảm bảo vận động nội tại của hạt KG là điều hòa và tuần hoàn  thì trạng thái cuối của chu trình cũng phải là (–1,+4). Hai trạng thái này coi như là chồng chập nhau thành một trạng thái, đóng vai trò là trạng thái kết thúc của chu kỳ này đồng thời là trạng thái xuất phát của chu kỳ kia. Vậy thì trạng thái ở giữa chu kỳ phải là trạng thái tương phản với trạng thái vừa nêu và đó chính là trạng thái (–4,+1). Cuối cùng, hai trạng thái thông thường còn lại sẽ phải nằm xem kẽ, ở hai vị trí còn lại sao cho sự vận động được đều đặn, êm xuôi. Một chu kỳ chuyển biến trạng thái của nội tại hạt KG được mô tả ở hình 10.
Hình 10: Chuyển đổi trạng thái nội tại của hạt KG trong một
chu kỳ vận động của nó có thể là như thế này.
Khi bị kích thích đột biến, nội tại hạt KG lâm vào một trong hai trạng thái căng thẳng tột độ là (0,+5), hoặc (–5,0). Như đã nói, để thoát khỏi tình trạng có khả năng bị chấm dứt tồn tại và buộc phải thoát khỏi tình trạng ấy một cách vô điều kiện nhằm duy trì tồn tại vốn có của mình, hạt KG, trong khoảng thời gian ngắn nhất tuyệt đối là th, thông qua phương thức kích thích cảm ứng và có ưu tiên lựa chọn, sẽ phải “truyền trọn vẹn” cái trạng thái căng thẳng tột độ của nó cho một trong bốn hạt KG bao quanh nó, còn bản thân nó thì trở thành hạt KG thông thường. Có thể biểu diễn quá trình tác động tương hỗ giữa hạt KG kích thích và hạt KG thông thường như thế nào? Chúng ta cho rằng vì quá trình đó thực chất là làm chuyển biến vận động nội tại lẫn nhau của hai hạt KG dẫn đến sự biến đổi trạng thái nội tại của chúng cho nên cũng có thể hình dung như là sự trao đổi trạng thái nội tại giữa chúng với nhau. Vậy thì có thể biểu diễn quá trình ấy dưới dạng tương tự như phương trình phản ứng hóa học với qui ước là một phép tổng không giao hoán. Dưới đây là hai ví dụ biểu diễn:

Đến đây, coi như chúng ta đã thực hiện xong vạch vẽ đầu tiên, dù chỉ là sơ phác thì cũng là những nét cơ sở quan trọng bậc nhất đối với bức tranh toàn cảnh vật lý của Vũ Trụ thực tại. Trên cơ sở những vạch vẽ mở đầu ấy, chúng ta sẽ tiếp tục bổ sung những vạch vẽ mới, làm xuất hiện vạn vật - hiện tượng vận động nhộn nhịp và chuyển biến kỳ thú trong cái không gian bao la đến choáng ngợp và hàm chứa vô vàn đều bí ẩn mà chúng ta đang quan chiêm.
Dù rằng chỉ có thể quan chiêm trực giác được một phân cảnh rất hạn hẹp thì sự tồn tại và vận động vốn dĩ của nó của Vũ Trụ vẫn là hoàn toàn hiển nhiên, không thể bàn cãi. Dù cho có chúa, thánh hay đấng tối cao điều khiển nào đó đi chăng nữa thì gồm chung lại, sự tồn tại và vận động ấy vẫn là tự nhiên, tự thân, vô thủy vô chung, là nguyên nhân đồng thời cũng là kết quả của chính nó. Tính tự nhiên tuyệt đối của Vũ Trụ làm cho Nó đầy đủ tuyệt đối (nghĩa là gồm cả thiếu thốn!). Quan sát và tư duy, trên cơ sở nhận thức đúng hay sai mặc lòng, không thể nào tưởng tượng, dù là ở mức độ hoang tưởng điên cuồng cùng cực nhất, vượt ra ngoài phạm vi đầy đủ tuyệt đối đó được, nghĩa là không thể nào tưởng tượng ra cái mà Vũ Trụ không có. Đừng tưởng rằng Vũ Trụ không có Hư Vô và chúng ta lại vẫn tưởng tượng ra được Hư Vô! Khi chúng ta tưởng tượng về Hư Vô thì thực ra là tưởng tượng về một khoảng tuyệt đối không có gì. Nhưng xét cho cùng thì khoảng đó vẫn có quảng tính, ám chỉ đến không gian, và cũng vì thế mà vẫn là sự tưởng tượng ra cái tồn tại, cái có của Vũ Trụ, dù cái có ấy là một tồn tại ảo.  Vũ Trụ có thực thì cũng có ảo, có vừa thực vừa ảo thì cũng có không thực không ảo. Chính vì lẽ đó mà chúng ta không nên cực đoan cho rằng Vũ Trụ là tuyệt đối vô tận hay tuyệt đối hữu hạn. Vì vô tận hay hữu hạn thì cũng đều có thể là thực hay ảo, và nếu “chồng chập” chúng lại thì là vừa thực vừa ảo hay không thực mà cũng không ảo. Tuy nhiên, một khi chúng ta đã định nghĩa bản thân mình là thực (Đềcác thật chí lý!) thì mọi hiện hữu mà chúng ta trực giác được cũng phải là thực và cái hiện hữu vô cùng vĩ đại, không thể thấu suốt gây choáng ngợp hoàn toàn đối với cảm giác, cũng phải là một Vũ Trụ thực tại, không thể là Vũ Trụ ảo được. Thực tại vĩ đại ấy, không thể khác, phải gồm những “phần” thực tại nhỏ hơn hợp thành và nếu phân chia đến cùng sẽ được thấy như là gồm vô vàn thực tại nhỏ nhất hợp thành. Số lượng của những thực tại nhỏ nhất tuyệt đối ấy cũng phải là thực tại chứ không thể phi thực tại được. Vì thế, trước một thực tại quan sát và tư duy nhận thức, Vũ Trụ thực tại phải hữu hạn. Hay nói đúng hơn, trước cái “tôi tư duy cho nên tôi tồn tại” thì Vũ Trụ vừa hữu hạn vừa vô hạn, nhưng trong khi sự hữu hạn là một tồn tại thực thì sự vô hạn của Nó chỉ là tồn tại ảo không hơn không kém.
Vì Vũ Trụ thực tại là hữu hạn nên vận động tự thân của Nó, về mặt phong phú, đa dạng, tất yếu bị hạn chế. Nghĩa là sự vận động ấy phải có tính điều hòa, tuần hoàn, theo chu kỳ và trong một chu kỳ phải gồm đủ mọi trạng thái kế tiếp nhau theo qui định của Tự Nhiên mà Vũ Trụ có thể có. (Nếu tưởng tượng rằng, mỗi nội tại của một hạt KG là một Vũ Trụ thực tại đối với quan sát “ở đó”, và cho rằng số lượng hạt KG đúng bằng số lượng trạng thái Vũ Trụ có thể có, thì sự tồn tại của loài người nói chung và của cuộc đời chúng ta nói riêng, là vĩnh cửu trong Vũ Trụ thực tại này thì ở một số Vũ Trụ thực tại khác, chúng ta đang là thiếu niên, thanh niên, trung niên, cụ già… và cũng phải có một Vũ Trụ thực tại mà trong đó, chúng ta đang… lìa đời. Cứ nghĩ đến việc chúng ta sống rồi phải chết đi, nhưng sự chết ấy chẳng thấm thía gì so với sự sống vĩnh cửu của chúng ta kể trên, hay sự sống lặp đi lặp lại của chúng ta trong một Vũ Trụ thực tại duy nhất, mà thấy vui vẻ đáo để và sung sướng đến… tê người!). Trong số các trạng thái ấy, có lẽ phải có một trạng thái mà Vũ Trụ không có bất cứ vạn vật nào khác ngoài một môi trường không gian được hợp thành từ vô vàn hạt KG thông thường có tính lặn khuất và hạt KG kích thích có tính nổi trội, được thấy như đang di động (bơi đi) hỗn loạn trong môi trường đó. Nghĩa là nếu có một hạt KG “bơi lội tung tăng” trong môi trường không gian thì ắt hẳn đó chính là hạt KG kích thích. Có hai loại hạt KG kích thích tương phản nhau. Chúng ta lần lượt gọi tên chúng là “hạt KG âm” (ký hiệu ) và “hạt KG dương” (ký hiệu ).
Nguyên nhân làm xuất hiện hạt KG di động là hạt KG nào đó chủ động làm mất đi trạng thái kích thích tột độ của bản thân nó bằng cách trao đổi trạng thái với hạt KG thông thường ở kế cận nó và sự kiện cứ thế tiếp diễn thành một quá trình. Mục đích của hạt KG di động cũng chính là muốn tìm cách làm mất đi sự kích thích đó. Chính vì thế mà hai hạt KG kích thích cùng dấu luôn có xu thế tránh xa nhau, đẩy nhau, còn hai hạt KG kích thích trái dấu lại luôn có xu thế tìm đến nhau, hút nhau: Một hạt KG kích thích luôn “biết” lựa chọn ưu tiên con đường thuận lợi nhất đến với hạt KG kích thích trái dấu với nó. Con đường đó có thể là gần nhất, có thể là ít bị cản trở nhất và trong trường hợp tốt nhất là gồm cả hai điều kiện đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào hai hạt KG trái dấu tiến về phía nhau thì cũng triệt tiêu sự kích thích của nhau được. Nếu bỏ qua sự tác động đột biến của môi trường thì chỉ khi độ dài của quãng đường giữa hai hạt KG trái dấu đó là chẵn (số lượng hạt KG thông thường giữa chúng là chẵn) thì chúng mới tiếp giáp với nhau được và sự tương tác làm mất trạng thái kích thích tột độ của cả hai hạt đó sẽ xảy ra. Tùy điều kiện, hoàn cảnh lúc xảy ra tương tác mà chúng ta có thể biểu diễn theo hai cách:
              
Và:
              
Nghĩa là khi hai hạt KG trái dấu tương tác được với nhau, chúng sẽ thực sự làm triệt tiêu trạng thái kích thích tột độ của nhau và trở lại thành hai hạt KG thông thường, về “sống yên bình trong lòng Đại Chúng”. Cần nhấn mạnh rằng, khi hai hạt KG trái dấu tương tác nhau để biến thành hai hạt KG thông thường thì ở đâu đó trong môi trường, lập tức đồng thời phải xuất hiện hai hạt KG kích thích mới, trái dấu nhau.
Trong trường hợp độ dài quãng đường giữa hai hạt KG trái dấu tiến đến nhau là lẻ thì hai hạt đó không thể tiếp giáp với nhau được vì giữa chúng bị ngăn cách bởi một hạt KG thông thường. Hạt KG thông thường này không thể lấy đâu ra lực lượng để cùng một lúc trao đổi trạng thái với hai hạt KG, hoặc giả vì cùng một lúc bị kích thích “lên” và kích thích “xuống” nên trạng thái nội tại của nó coi như không thay đổi do tác động bên ngoài. Hai hạt KG trái dấu rất “thèm khát” nhau nhưng lại không thể tác hợp trực tiếp với nhau được, mà cũng không thể đứng yên mãi ở đó được, cho nên chúng phải tìm con đường khác, thuận lợi nhất để đến với nhau cho bằng được (vì chúng đang ở gần nhau nhất và ngoài sự ngăn cách của hạt KG thông thường giữa chúng thì chúng không còn gặp trắc trở nào nữa). Trong hiện thực, để tránh một chướng ngại vật, cách đầu tiên mà chúng ta lựa chọn là đi vòng qua nó trên một tuyến đường ngắn nhất có thể. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, cách đó không thể thực hiện được mà phải chọn cách khác, đi theo một con đường khác thậm chí là rất dài nhưng vẫn được gọi là tối ưu. Ở đây cũng vậy, cấu trúc mạng khối đặc thù của không gian đã làm cho hai hạt KG đi vòng qua chướng ngại để đến với nhau được. Vậy thì chúng chọn cách nào? Nhìn ở góc độ hạt KG là một khối tứ diện tam giác đều thì sự chồng khít nhau của chúng sẽ làm xuất hiện một khối đa diện lồi gồm năm hạt KG (có 10 mặt tam giác đều) nhỏ nhất có thể chứa hai hạt KG trái dấu trong tình trạng giữa chúng có một hạt KG thông thường ngăn cách. Một cách hình thức, chúng ta có thể minh họa điều đó trên mặt phẳng (xem hình 11).
Hình 11: Hệ thống hành tinh nhỏ nhất của Vũ Trụ thực tại
Nếu hình 11 phản ánh đúng thực tại thì chắc chắn hai hạt KG trái dấu sẽ chọn con đường có độ dài là hai hạt KG thông thường trong đa diện lồi đó để đến với nhau và trong “chớp mắt” chúng sẽ cùng biến mất và như thế, vạn vật - hiện tượng mà chúng ta đang thấy trong Vũ Trụ không thể xuất hiện được: Vậy thì quan niệm nêu ở trên của chúng ta về cách xử sự của hai hạt KG trái dấu trong trường hợp giữa chúng chỉ có một hạt KG thông thường (hạt A) ngăn cách là chưa thỏa đáng, cần phải xem xét lại. Có thể rằng hai hạt KG trái dấu luôn có xu thế tìm đến nhau, nhưng sự thực, nguyên nhân sâu xa lại là do áp lực của môi trường. Để đảm bảo sự cân bằng động tuyệt đối của mình, môi trường đã buộc hai hạt KG trái dấu, nếu không chịu một sự cản trở nào khác, sẽ phải tiến về phía nhau theo con đường tối ưu cũng do chính môi trường chỉ ra, “vạch vẽ” ra. Khi giữa hai hạt KG trái dấu tiến đến nhau chỉ còn khoảng cách là hạt A thì không phải cả hai hạt KG trái dấu ấy cùng “rẽ” sang một con đường khác để lại đến với nhau mà chỉ có một hạt ra đi trên con đường tối ưu ấy và coi như nhường cho hạt kia trao đổi trạng thái với hạt A. Nhưng vì sao lại có hiện tượng ấy? Bởi vì trong hai hạt KG trái dấu ấy, xét về mặt “hấp dẫn” hạt A, có một hạt có ưu thế hơn, nhiều khả năng hơn trong việc “chiếm hữu” điểm A, và hạt còn lại do bị thất thế hơn (và tất nhiên là không thể đứng đó mà ngắm “cuộc mây mưa” được!) buộc phải ra đi (hay cũng có thể là bị “đuổi đi”!). Giả sử khi hai hạt KG trái dấu áp sát hạt A và trạng thái hạt A lúc đó là (–1,+4), thì vì trạng thái đó có tính “dương hơn” nên sức hấp dẫn của hạt KG dương sẽ… chẳng ra gì cả so với hạt KG âm đối với hạt A, nên hạt KG dương phải ra đi. Con đường mà hạt KG dương phải đi là B, C. Khi hạt KG dương chiếm chỗ của hạt B thì đồng thời hạt KG âm cũng coi như chiếm chỗ hạt A. Tình trạng mới của hai hạt KG trái dấu ấy vẫn như cũ, không được cải thiện một chút nào cả, do đó sự kiện giống hệt lại tiếp diễn làm hình thành nên quá trình quay quanh trục tâm khối đa diện của hai hạt KG trái dấu. Vận tốc chu vi của hai hạt đó phải là C. Cũng có trường hợp hạt KG dương “hấp dẫn” hạt A hơn và hạt KG âm mới là “kẻ” phải ra đi “tìm đường cứu nước”, cho nên nếu gọi chiều quay nêu trên là “thuận” thì còn chiều quay tương phản với nó và gọi là “nghịch”. Tuy nhiên, có thể nghĩ rằng dù quay theo chiều nào thì bản chất của hiện tượng vẫn là như nhất, hoặc nếu có phân biệt thì hầu như cũng… chẳng để làm gì. Ở một góc độ nào đó, có thể coi cặp hạt KG trái dấu quay là hệ thống cơ học kiểu hành tinh nhỏ nhất mà Vũ Trụ có. Đồng thời ở một góc độ khác, đúng hơn, nên coi sự quay của cặp hạt KG đó là sự xoáy nội tại của khối thập diện tam giác đều chứa chúng và khối thập diện này là hạt cơ bản nhỏ nhất, trung hòa về điện, là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên vạn vật trong môi trường không gian (hay ête). Chúng ta gọi nó là hạt  (và đây cũng là ký hiệu biểu diễn năng lượng toàn phần của nó).
Nếu coi như đã biết năng lượng toàn phần của hạt KG thông thường là , thì vì hạt KG kích thích chỉ “nổi trội” hơn hạt KG thông thường về mặt trạng thái thôi cho nên xét theo giá trị tuyệt đối, phải có:
             
Chúng ta cho rằng môi trường không gian là một thực thể do cả hai loại hạt KG thông thường và kích thích hợp thành. Tuy nhiên, do tính “nổi trội” của hạt KG kích thích mà có thể phân biệt được phần nổi trội của nó trong môi trường không gian nói chung như một thực thể vận động tương đối độc lập (có thể hình dung nó như một sóng nước, một phần tử giao động sóng trong một đại dương nước mênh mông). Hay có thể nói hạt KG kích thích vừa là phần tử của môi trường không gian vừa là phần tử hoạt động có thể tương đối phân biệt được với môi trường ấy. Thật khó lòng mà hình dung ra sự thể hiện nước đôi ấy của hạt KG kích thích trong đại dương không gian thực tại mênh mông, nhưng nếu không cố hình dung ra được thì chúng ta không thể tiếp tục hoang tưởng được. Có lẽ đành chấp nhận hình ảnh hạt KG kích thích nổi trội lên như một núm nước dạng cầu trên mặt nước phẳng lặng. Nhưng có lẽ hình dung hay nhất là thế này: vì hạt KG có 6 trạng thái đó phải phân biệt được với nhau nên chúng ta coi như trong môi trường không gian, hạt KG có thể biểu hiện ra 6 màu khác nhau, gồm 4 màu cho hạt KG ở trạng thái thông thường và 2 màu cho hai hạt KG kích thích trái chiều. Vì chỉ cần 4 màu thông thường đã đủ cho việc “vẽ bản đồ” phân định trong toàn không gian rồi nên 2 màu kích thích coi như “bị thừa”, nổi trội hẳn lên trên “tấm bản đồ” không gian. Lúc này “tấm bản đồ” không gian coi như chìm khuất, đóng vai trò nền tảng cơ sở cho các cùng vạn vật do nó tạo nên, “múa may quay cuồng” “trên đó”. Hơn nữa, có thể hình dung nền tảng ấy có mức năng lượng bằng 0 trong quá trình nghiên cứu vật lý về vật chất vận động. Mặt khác, vì hai hạt KG kích thích trái dấu có tính hút nhau và hai hạt KG kích thích cùng dấu có tính đẩy nhau và vai trò cực kỳ quan trọng của nó trong việc tạo thành vạn vật - hiện tượng trong Vũ Trụ nên chúng ta ký hiệu chúng cho thật rõ ràng hơn, lần lượt là .
Sự “di dời” của cho phép chúng ta tưởng tượng rằng có hiện tượng là tại một vị trí nào đó trong không gian có một quá trình phát triển từ một yếu tố gì đó vô cùng bé nhỏ lên thành một lượng KG nổi trội, thể hiện ra là hạt  có dạng cầu chuẩn. Thể tích của khối cầu này đúng bằng lượng KG hình thành. Vì thể tích được biểu diễn một cách tất yếu như là một lượng nào đó của lập phương khoảng cách (hay độ dài, cho nên cái yếu tố gì đó vô cùng bé nhỏ nói ở trên, không thể là cái gì khác, mà phải là đơn vị nhỏ nhất của khoảng cách làm nên thể tích ấy, và chúng ta gọi nó là . Lượng thể tích được hình thành nw6n nên từ cơ sở ban đầu  cũng chính là lực lượng vật chất toàn phần của hạt nhìn ở góc độ “phi thời gian”. Nhưng quá trình hình thành nên hạt  ở đâu đó trong không gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc phải có một độ dài lâu nhất định gọi là thời gian. Như chúng ta đã từng lý giải thì khi quan sát từ hệ O (đứng yên) một sự kiện xảy ra tại một vị trí nào đó trong hệ O’ (chuyển động so với hệ O) thì có thể qui ra một cách tượng trưng khoảng thời gian xảy ra sự kiện thành độ dài quãng đường mà hệ O’ chuyển động được trong khoảng thời gian ấy. Do đó có thể quan niệm độ dài không gian là thực của độ dài thời gian và ngược lại, độ dài thời gian là ảo của độ dài không gian. Một cách nào đó, có thể lập mối quan hệ tương đương giữa chúng và có thể biểu diễn thể tích của hạt  theo thời gian. Vì sự xuất hiện hạt ở đâu đó không thể là phi Tự Nhiên được mà phải có nguyên nhân và yếu tố nguyên nhân quyết định là phải “tốn” một năng lượng. Năng lượng ấy đúng bằng . Nếu gọi “khoảng” thời gian làm nên một “phần tử” nào đó của  dt thì vì cách biểu diễn dưới dạng năng lương mà chúng ta đã biết, chúng ta sẽ đến được với biểu diễn sau đây:
              
Và dễ dàng có được:
              
với        te là đơn vị thời gian riêng và cũng là chu kỳ vận động nội tại của hạt
de là đường kính của hạt
Vế phải của biểu diễn chính là thể tích “thấy được” của hạt  do tính nổi trội của nó.
Như vậy, biểu thức về năng lượng toàn phần của  sẽ là:
              
Năng lượng đó cũng chính xác bằng năng lượng toàn phần của , nghĩa là:
              
Ở đây, năng lượng còn được thấy như là sự tăng trưởng lực lượng (hay thể tích) KG một cách có gia tốc. Và nếu biểu diễn này đúng thì khối lượng của một hạt KG là:
              
Hạt không thể đứng yên trong môi trường không gian được (hay có thể nói chỉ đứng yên trong khoảng thời gian bằng , nhưng th đã là đơn vị nhỏ tuyệt đối của thời gian rồi nên không tồn tại khoảng thời gian ấy. Và luôn nhớ rằng, ở trong nội tại hạt KG, khoảng thời gian th, biến thành nghịch đảo của chính nó và trở thành một khoảng thời gian có độ dài lâu đến “thiên thu” - là một chu kỳ vận động của Vũ Trụ thực tại!). Không những không thể đứng yên mà nó còn phải luôn “chuyển động” với vận tốc cực đại tuyệt đối C. Chính vì thế mà chúng ta cho rằng hạt không có nội tại (hoặc phải quan niệm nội tại của nó đã bị chìm khuất trong môi trường không gian).
Khi hai hạt  trái dấu tìm đến nhau mà không triệt tiêu nhau, chúng hợp thành một hệ thống quay “tít mù” trong Vũ Trụ, hay nhìn ở góc độ khác, coi như chúng hợp thành lực lượng vật chất của hạt trung tính . Lực lượng vật chất này rõ ràng là đúng bằng lực lượng toàn phần của hai hạt KG, nghĩa là:
              
   Với:      mh=0,1024.10-k (g)
Khi hạt đứng yên, lực lượng nội tại của nó đúng bằng năng lượng toàn phần và xoáy không gian với một vận tốc góc cực đại tuyệt đối mà Vũ Trụ có thể có.
Cần phải phán đoán rằng, hiện tượng hủy cặp hoặc hợp thành  của hai hạt trái dấu xảy ra thường xuyên, không ngừng và phổ biến trong khắp Vũ Trụ và có tính ngẫu nhiên nên sự phân bố năng lượng trong môi trường không gian tương đối không đồng đều, tạo nên những trường thế tác động đến các thực thể, làm cho chúng chuyển động ưu tiên từ miền có mức (mật độ) năng lượng cao hơn đến miền có mức năng lượng thấp hơn. Vì thế mà sự đứng yên tuyệt đối của hạt  chỉ mang tính nhất thời và sự vận động di dời vị trí của nó mới là phổ biến. Phải chăng đây cũng là nguyên nhân sâu xa nhất làm xuất hiện hiện tượng vạn vật hấp dẫn trong Vũ Trụ, “dễ thấy” ở tầng nấc vĩ mô? 
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét