Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

TIN BUỒN 22 (Fidel Castro)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lãnh tụ Fidel Castro - Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Đài Truyền hình Nhà nước Cuba vừa vô cùng thương tiếc báo tin: Lãnh tụ cách mạng Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với nhân dân Cuba cũng như phong trào cánh tả trên toàn thế giới.

Cho đến nay, Fidel Castro vẫn luôn là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, một biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
Con người huyền thoại
Trên thế giới, ít người đạt được niềm vinh quang ghi tên mình vào huyền thoại ngay khi đang sống. Fidel Castro là một trong số đó. Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới thứ ba từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc như Hồ Chí Minh, Nelson Mandela, Che Guevara… Fidel đã trở thành một người anh hùng, một nguồn cổ vũ tinh thần của những dân tộc nghèo đói và bị áp bức trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của vị “Tổng tư lệnh kính yêu” Fidel Castro, nhân dân Cuba đã vượt qua bức tường phong toả hơn 40 năm của Mỹ, đập tan thế “thuyền đơn giữa đại dương tư bản chủ nghĩa,” lập nên những kỳ tích làm kinh ngạc cả thế giới.
Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926, trong một gia đình giàu có tại thị trấn nhỏ Biran, nhưng chàng thanh niên này lại quyết định đi theo con đường vô sản để tìm lại công bằng cho nhân dân lao động.
Tên tuổi của Fidel Castro gắn liền với vận mệnh quốc gia và cuộc sống của toàn thể nhân dân Cuba kể từ khi ông khởi binh tấn công pháo đài Moncada ngày 26/7/1953 chống lại chính quyền quân sự do Batista đứng đầu.
Tuy sau trận đánh này, Fidel và nhiều nghĩa quân bị chính quyền độc tài Batista bắt giữ, đưa ra xét xử, nhưng Fidel đã tự bào chữa cho mình một cách hùng hồn bằng bài biện hộ làm chấn động chính quyền phản động mang tên: “Lịch sử sẽ phán quyết tôi vô tội.”
Trận tiến công trại lính Moncada tuy thất bại nhưng là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của cách mạng Cuba và làm Fidel nhận thức một chân lý đúng đắn sau này được chứng minh là: “Kẻ thù sợ nhất nhân dân khi họ cầm vũ khí đấu tranh; đấu tranh vũ trang phải đi đầu.” Có thể nói, trận tiến công trại lính Moncada chính là hạt giống cách mạng Cuba do chính tay Fidel ươm trồng.
Ngày 1/1/1959, tên độc tài Batista cuối cùng đã phải tháo chạy ra nước ngoài, quân khởi nghĩa do Fidel lãnh đạo tiến vào thủ đô, chính quyền lâm thời được thành lập. Sự kiện này đã mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân dân Cuba, kỉ nguyên làm chủ vận mệnh của chính mình.
Ngay sau cách mạng Cuba thành công, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng bóp chết cuộc cách mạng non trẻ. Nhưng không hề nao núng, Fidel đã tích cực triển khai những hoạt động ngoại giao cấp cao, trở thành một trong những nguyên thủ quốc gia được chú ý nhất trên vũ đài chính trị quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Cuba và phản đối chính sách cấm vận của Mỹ.
Kết quả là, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba do Chủ tịch Fidel Castro đứng đầu, hơn 50 năm qua, đất nước Cuba đã có những thay đổi sâu sắc chưa từng có trong lịch sử. Hiện nay, Cuba có hệ thống y tế đứng hàng đầu thế giới. Tỷ lệ người dân Cuba biết đọc, biết viết đạt tới 98%. 100% trẻ em được đến trường và giáo dục hoàn toàn miễn phí.
Sau thành công của Đại hội Đảng cộng sản Cuba lần thứ VI (năm 2011), với hơn 300 cải cách được đưa ra, đất nước Cuba đang có những biến chuyển đáng kể. Năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Cuba là 2,7%, năm 2014 là 2,2% và năm 2015 là 4%. Xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ y tế là ngành kinh tế lớn nhất, mang về cho Cuba khoảng 6-8 tỷ USD/năm...
Đặc biệt, sau hơn nửa thế kỷ cấm vận phi lý, cuối cùng, chính quyền Mỹ đã phải dỡ bỏ lệnh cấm vận và tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba vào ngày 20/7/2015. Đây là một sự kiện tích cực trong lịch sử quan hệ Mỹ-Cuba.
Với những thành tựu này, hiện thực Cuba là bằng chứng sinh động khẳng định trong thế giới đương đại, hoàn toàn có thể và cần xây dựng một xã hội khác với xã hội tư bản để đem lại hòa bình, độc lập cho các dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Và trong những kỳ tích làm kinh ngạc cả thế giới của Cuba này đều ghi dấu ấn đậm nét của vị lãnh tụ tài ba Fidel Castro.
Ngày 18/2/2008, sau 49 năm lãnh đạo Cuba, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã chính thức tuyên bố nghỉ hưu và thôi không giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba. Trong bức thư gửi nhân dân Cuba đăng trên báo Granma, Chủ tịch Fidel Castro khẳng định, ông muốn mở đường để thế hệ trẻ hơn tiếp tục nắm quyền.
“Đây không phải là lời chia tay của tôi gửi đồng bào. Ước nguyện lớn nhất của tôi là làm một người lính trên mặt trận ý tưởng.”
Quyết định trên của Chủ tịch Fidel Castro được coi là một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với đội ngũ lãnh đạo Cuba.
Dù không trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc vì lý do sức khỏe, song Fidel vẫn được tham khảo ý kiến trong mọi quyết định chiến lược đối với sự sống còn của cách mạng Cuba. Kể từ khi rời khỏi các chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cuba, Fidel Castro vẫn tiếp tục đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Ông liên tục có những bài viết phản ánh sắc sảo đăng trên tờ Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba. Tất cả những sự kiện quan trọng ông đều có bài phản ánh, như sự kiện Bin Laden bị Mỹ tiêu diệt trên đất Pakistan, khủng hoảng nợ ở Mỹ và một số nước thành viên EU, cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, Afghanistan…
Với những cống hiến trọn đời cho đất nước Cuba, Fidel mãi mãi là một vị lãnh tụ, là linh hồn của cách mạng Cuba. Nhân dân Cuba không bao giờ quên ơn và yêu mến, kính phục ông. Trong lòng nhân dân Cuba, Fidel mãi mãi là lãnh tụ tinh thần, mãi mãi là Tổng Tư lệnh.
Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam
Từ hàng chục năm qua, trong trái tim mỗi người Việt Nam, Cuba và vị lãnh tụ Fidel Castro đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật khởi và khát vọng vươn tới tự do, hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam luôn dành cho nhân dân Cuba, cho vị lãnh tụ Fidel Castro niềm tin yêu, sự khâm phục và đồng cảm sâu sắc.
Trong lịch sử, Cuba là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 12/1961), là nước đầu tiên thành lập Ủy ban đoàn kết với Việt Nam (tháng 9/1963), là nước đầu tiên và duy nhất lập Sứ quán bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại vùng giải phóng (tháng 7/1967).
Những năm đó, Cuba khó khăn, đời sống nhân dân gặp nhiều thiếu thốn, có kẻ ác ý tung tin dân Cuba thiếu đường, thiếu sữa là vì có bao nhiêu Fidel gửi cả cho Việt Nam. Nhưng trong một cuộc míttinh quần chúng với hàng chục vạn người tham gia tại thủ đô La Habana, Fidel Castro đã nói: “Đáng tiếc là chúng ta – những người Cuba – không có đủ đường sữa để gửi cho nhân dân Việt Nam, chứ nếu có, không những đường sữa mà cả máu chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng cho nhân dân Việt Nam.”
Năm 1967 được Cuba đặt tên là “Năm Việt Nam Anh hùng.” Năm 1972, đê điều ở miền Bắc Việt Nam trở thành mục tiêu phá hoại của đế quốc Mỹ, Cuba đã lấy ngày 28/8/1972 làm “Ngày đê điều” và phát động chiến dịch tuyên truyền mới tố cáo tội ác đế quốc. Fidel một lần nữa khẳng định: “Tình đoàn kết của chúng ta, niềm tin của chúng ta đối với nhân dân Việt Nam và ban lãnh đạo Việt Nam là vô điều kiện và tuyệt đối.”
Tháng 9/1973, Fidel là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam khi chiến tranh chưa kết thúc, đem đến cho chiến sỹ và nhân dân Việt Nam lời động viên chiến đấu và lời hứa đóng góp thực hiện mong ước của Bác Hồ xây dựng Việt Nam 10 lần to đẹp hơn. Hình ảnh vị Tổng Tư lệnh với bộ quân phục màu xanh ôliu đứng trên nóc một lô cốt cũ của địch, phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, là sự cổ vũ vô cùng to lớn đối với đồng bào chiến sĩ ta lúc đó.
"Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" cũng là câu nói chí tình, chí nghĩa của Fidel trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên này. Trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, câu nói ấy đã làm rung động bao trái tim của nhân dân Cuba và nhân dân Việt Nam, cũng như hàng triệu người có lương tri trên thế giới.
Câu nói đó thực sự phát ra từ trái tim của Fidel và nhân dân Cuba, cùng với sự giúp đỡ hết lòng của Cuba là một nguồn động viên vô cùng to lớn đối với nhân dân Việt Nam giữa lúc bom đạn ác liệt, khó khăn đủ bề vì cuộc chiến tranh kéo dài. Càng quý hơn khi chúng ta biết được lúc đó đất nước Cuba đang chịu sự cấm vận, cũng khó khăn mà vẫn sẵn lòng giúp chúng ta vô điều kiện với một tình cảm anh em ruột thịt. Fidel và nhân dân Cuba đã xem cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam như của chính mình.
Cũng trong chuyến thăm lần đầu tiên này của Fidel đến Việt Nam, Cuba đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội vào loại tầm cỡ lúc bấy giờ với tổng trị giá khoảng 80 triệu USD, gồm: Khách sạn Thắng Lợi (tại Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba (tại Đồng Hới, Quảng Bình), Đường Xuân Mai, Trại bò giống Ba Vì, Xí nghiệp gà Lương Mỹ; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh; giúp đào tạo trên 1.000 sinh viên Việt Nam ở trình độ Đại học và cao học và vận động ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc…. Sự nhường cơm sẻ áo chí tình này thật nghĩa hiệp và đúng lúc.
Tháng 12/1995 và tháng 2/2003, Fidel Castro có chuyến thăm lần thứ hai và thứ ba đến Việt Nam. Trong những chuyến thăm này, tình hữu nghị và sự hợp tác anh em giữa hai nước Việt Nam-Cuba tiếp tục đạt được nhiều mốc son mới. Qua những chuyến thăm, chủ tịch Fidel luôn khẳng định, nhân dân Việt Nam mãi mãi là những người bạn, người anh em gần gũi, thân thiết của nhân dân Cuba và tin tưởng chắc chắn rằng tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa Cuba và Việt Nam sẽ không ngừng được củng cố và phát triển.
Phát huy những tình cảm quý báu giữa Đảng và nhân dân hai nước, trong hơn nửa thế kỷ qua, bất chấp những biến động của tình hình chính trị thế giới, tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị thắm thiết Việt Nam-Cuba vẫn không ngừng được củng cố, trở thành mẫu mực của tình cảm thủy chung, trong sáng, là tài sản vô giá mà hai Ðảng và nhân dân hai nước luôn giữ gìn, vun đắp./.
Theo (TTXVN/VIETNAM+)
http://www.vietnamplus.vn/lanh-tu-fidel-castro-nguoi-ban-lon-cua-nhan-dan-viet-nam/417925.vnp

Cuộc đời Chủ tịch Fidel Castro qua ảnh

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro vừa qua đời ở tuổi 90, sau khi cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
 
Nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926, mất ngày 25/11/2016. Ông là Thủ tướng của Cuba từ tháng 2/1959 tới tháng 12/1976. Sau đó ông làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba tới khi từ chức tháng 2/2008 vì lý do sức khỏe. Ảnh: AP
 
Fidel Castro lấy bằng Tiến sĩ Luật tại Đại học Havana năm 1950. Năm 1953, Fidel Castro cùng người em trai Raul dẫn theo 100 chiến sĩ tấn công trại lính Moncada, khởi đầu cuộc cách mạng chống chế độ độc tài Batista. Ông cùng em trai Raul bị bắt, kết án 15 năm tù. "Kết án tôi không là gì cả. Lịch sử sẽ giải oan cho tôi", Fidel tuyên bố tại phiên tòa. Ảnh: AFP
 
Sau cuộc khởi nghĩa, Fidel Castro trở thành biểu tượng của phong trào chống độc tài. Năm 1955, Fidel cùng em trai Raul được thả tự do. Họ sang Argentina gặp nhà cách mạng Ernesto "Che" Guevara, người sau này đóng vai trò quan trọng trong phong trào cách mạng Cuba. Ảnh: AFP
 
Năm 1959, nhà độc tài Batista trốn khỏi Cuba. Fidel Castro tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cuba vào tháng 2/1959. Ông được người Cuba coi là anh hùng dân tộc. Fidel nổi tiếng với khả năng diễn thuyết hàng giờ đồng hồ, thu hút hàng triệu người Cuba lắng nghe. Ảnh: AP
 
Bài diễn thuyết dài nhất của Fidel Castro trước người dân Cuba kéo dài 7 giờ 10 phút. Ảnh: AFP
 
Fidel Castro và Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev. Fidel tuyên bố ông trung thành với lý tưởng Cộng sản. Năm 1961, ông cùng các lực lượng vũ trang Cuba đánh bại cuộc tấn công vào Vịnh Con Lợn do CIA tiến hành với mục đích lật đổ chính quyền. Mỹ sau đó cấm vận kinh tế với Cuba và mới gỡ bỏ từng phần lệnh cấm từ năm 2014. Ảnh: AFP
 
Fidel Castro luôn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Ông là nguyên thủ đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng tại tỉnh Quảng Trị, ngay vào thời điểm cuộc chiến vẫn còn khốc liệt vào tháng 9/1973. Ảnh: AP
 
Nhà lãnh đạo Fidel Castro và cố Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng tháng 9/1973. Ảnh: VNA
 
Fidel Castro vẫy cờ của các chiến sĩ Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Lãnh tụ Fidel từng tuyên bố: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!" Ảnh: VNA
 
Năm 2006, ông tạm nhường lại quyền lãnh đạo cho em trai Raul vì lý do sức khỏe. Nhà lãnh đạo Fidel chính thức từ chức năm 2008, sau 49 năm dẫn dắt Cuba. Sau đó, Fidel Castro dành thời gian để viết sách và viết báo. Ông được coi là người vẫn có ảnh hưởng lớn ở Cuba dù không còn cầm quyền. Ảnh: AP
 
Năm 2009, Cuba xuất bản cuốn sách dày 339 trang, tập hợp gần 2.000 bài phát biểu, trang viết của ông trong suốt 49 năm nắm quyền ở Cuba. Truyền thông Cuba cho biết cuốn sách cung cấp cho độc giả những công cụ hữu ích để tranh biện trong thế giới hiện đại và thể hiện những ý tưởng xuất sắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Ảnh: AP
 
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đến chào nhà lãnh đạo Fidel Castro ngày 15/11. Ảnh: Reuters
 
Lãnh tụ Fidel Castro qua đời lúc 22h29 ngày 25/11 (tức 10h29 sáng 26/11 giờ Hà Nội). Chủ tịch Cuba Raul Castro cho biết thi hài Fidel Castro sẽ được hỏa táng vào sáng sớm ngày 26/11 theo đúng ý nguyện của ông.
Văn Việt
(Theo Guardian)

Fidel Castro

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fidel Castro
Cuba.FidelCastro.02.jpg
Castro đứng trước tượng anh hùng Cuba José Martí năm 2003
Chức vụ
Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba
Nhiệm kỳ 24 tháng 6, 1961 – 19 tháng 4, 2011
Tiền nhiệm Blas Roca Calderio
Kế nhiệm Raúl Castro
Nhiệm kỳ 2 tháng 12, 1976 – 24 tháng 2, 2008
Tiền nhiệm Osvaldo Dorticós Torrado
Kế nhiệm Raúl Castro
Nhiệm kỳ 2 tháng 12, 1976 – 24 tháng 2, 2008
Tiền nhiệm Bản thân (với tư cách Thủ tướng)
Kế nhiệm Raúl Castro
Nhiệm kỳ 16 tháng 2, 1959 – 2 tháng 12, 1976
Tiền nhiệm José Miró Cardona
Kế nhiệm Bản thân (với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
Tổng thư ký Phong trào không liên kết khóa 7 và 23
Nhiệm kỳ 16 tháng 9, 2006 – 24 tháng 2, 2008
Tiền nhiệm Abdullah Ahmad Badawi
Kế nhiệm Raúl Castro
Tiền nhiệm Abdullah Ahmad Badawi
Kế nhiệm Neelam Sanjiva Reddy
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Cuba
Sinh 13 tháng 8, 1926
Birán, Holguin, Cuba
Mất 25 tháng 11, 2016 (90 tuổi)
Alma mater Đại học La Habana
Tôn giáo Vô thần
Họ hàng (anh chị em)
Raúl Castro Ruz
Emma Castro Ruz
Agustina Castro Ruz
Ramon Castro Ruz
Angela Castro Ruz
Juanita Castro Ruz
Pedro Emilio Castro Argota
Manuel Castro Argota
Lidia Castro Argota
Antonia Maria Castro Argota
Georgina Castro Argota
Martin Castro
Con cái Fidel Ángel Castro Diaz-Balart
Alina Fernández-Revuelta
Alexis Castro-Soto
Alejandro Castro-Soto
Antonio Castro-Soto
Angel Castro-Soto
Alex Castro-Soto
Jorge Angel Castro Laborde
Francisca Pupo
Chữ ký Fidel Castro Signature.svg
  • Quyền chủ tịch được chuyển giao cho Raúl Castro từ ngày 31 tháng 7 năm 2006.
Fidel Alejandro Castro Ruz (Speaker Icon.svg âm thanh) (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926, mất ngày 25 tháng 11 năm 2016 ) là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của cuộc Cách mạng Cuba, Thủ tướng của Cuba từ tháng 2 năm 1959 tới tháng 12 năm 1976, và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba cho tới khi ông từ chức tháng 2 năm 2008. Ông là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm 2011, em trai ông, Raúl Castro, được kế nhiệm chức vụ này vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Ông là người đương thời với những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Che Guevara, Hồ Chí Minh, Nelson Mandela,...
Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và đã có bằng luật. Khi học tập ở Đại học La Habana, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành một nhân vật được biết đến trong chính giới Cuba.  Sự nghiệp chính trị của ông tiếp tục với những lời chỉ trích mang tính chủ nghĩa dân tộc đối với Tổng thống Fulgencio Batista, và sự ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ với Cuba. Ông trở thành một nhân vật chống Batista kịch liệt và thu hút sự chú ý của chính quyền. Cuối cùng ông cầm đầu cuộc tấn công thất bại năm 1953 vào Pháo đài Moncada, sau đó bị bắt, xét xử, tống giam và thả tự do. Sau đó ông tới Mexico để tổ chức và huấn luyện một cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12 năm 1956.
Castro lên nắm quyền lực sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài được Hoa Kỳ tài trợ  của Fulgencio Batista,  và một thời gian ngắn sau đó trở thành Thủ tướng Cuba. Năm 1965 ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba và lãnh đạo cuộc chuyển tiếp Cuba trở thành một nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng. Năm 1976 ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng như Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng giữ cấp bậc tối cao quân đội Comandante en Jefe ("Tổng chỉ huy") các lực lượng vũ trang Cuba.
Sau một cuộc phẫu thuật ruột bởi một bệnh hệ tiêu hoá không được tiết lộ được cho là diverticulitis, Castro đã chuyển giao các chức vụ của mình cho Phó chủ tịch thứ nhất, đồng thời là em trai ông, Raúl Castro, ngày 31 tháng 7 năm 2006. Ngày 19 tháng 2 năm 2008, năm ngày trước khi thời hạn nhiệm kỳ của ông kết thúc, ông thông báo không tiếp tục tham gia tranh cử một nhiệm kỳ nữa với cả chức danh chủ tịch và tổng tư lệnh. Ngày 24 tháng 2 năm 2008, Quốc hội Cuba bầu Raúl Castro kế nhiệm ông làm Chủ tịch Cuba.
Trên bình diện quốc tế, Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" đối với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc  Ông đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng và huân chương danh dự của các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác như Ahmed Ben BellaNelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng
Ngoài ra, Castro cũng được xem là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất nửa sau thế kỷ XX, là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với nhân dân những xứ có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính quyền trấn áp trên thế giới. Chính phủ Castro đóng vai trò không nhỏ trong cuộc giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ Apartheid nói riêng cũng như những cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung  Bản thân ông cũng là nhà lãnh tụ đã vượt qua nhiều sóng gió và nguy hiểm nhất: tháng 12/2011, Sách Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là người bị ám sát nhiều nhất (638 lần), chủ yếu bởi tổ chức Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành

Tiểu sử

Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1927 (một năm trễ hơn trong giấy tờ chính thức) tại một thị trấn nhỏ tên Birán, con không hôn thú của một chủ đồn điền trồng mía giàu có, Ángel Castro Argiz, di dân từ Tây Ban Nha, và người nấu bếp cho ông, bà Lina Ruz González .Giấy tờ chính thức đầu tiên là một giấy rửa tội ký vào năm 1935, với tên là „Fidel Hipólito Ruz González". Lúc đó ông lấy họ của mẹ, bởi vì ông là con không chính thức. Sau khi cha ông ly dị vào năm 1941, ông ta đã hối lộ để được một giấy rửa tội mới cho Fidel. Trong giấy tờ đó ông tên là „Fidel Ángel Castro Ruz". Ngày sinh được đổi lại là 13 tháng 8 1926, để mà Fidel có thể theo học trường Jesuiten ở Havanna, bởi vì ông hãy còn nhỏ tuổi. Giấy rửa tội cuối cùng được ký vào tháng 12 1943, sau khi cha ông lấy mẹ ông, có tên là "Fidel Alejandro Castro Ruz" mà bây giờ vẫn còn được dùng.
Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ngay từ năm 1940, khi mới 13 tuổi, ông đã viết một bức thư tiếng Anh gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt trình bày về những suy nghĩ của ông về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (khi đó Cuba đang nằm dưới "sự bảo hộ" của Mỹ).
Ông vào Đại học La Habana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950. Ngay từ khi học đại học, ông đã dành niềm đam mê cho phong trào chống chủ nghĩa đế quốc và phản đối sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ các nước ở Caribbean. Castro gia nhập Ủy ban Đại học vì nền độc lập của Puerto RicoỦy ban vì Cộng hòa Dân chủ Dominica.
Trong thời gian học đại học, Castro tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952; trở thành đảng viên Đảng Chính thống (tiếng Tây Ban Nha: Partido Ortodoxo) và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính Thống, hàng ngàn chính khách bị sát hại và dân chúng sống dưới sự đàn áp. Dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, chế độ của Batista được cho là đã sát hại khoảng 20.000 người Cuba
Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 người ủng hộ cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Castro và các chiến hữu tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn "Lịch sử sẽ giải oan cho tôi" (La historia me absolverá), phản ánh quan điểm chính trị của ông.

Che Guevara và Fidel Castro
Một năm sau, Batista đặc xá cho nhiều tù chính trị, trong đó có Castro. Castro sang México và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 trước kia. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City và cả Raúl Castro, em trai của Fidel.
Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên con tàu Granma dài 18 mét. Sau khi đổ bộ, họ nhanh chóng bị bao vây bởi quân chính phủ Batista. Một trận đánh ác liệt diễn ra, nhóm cách mạng chỉ còn 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista có tinh thần chiến đấu kém nên đào ngũ và đầu hàng rất nhiều.
Ngày 1 tháng 1 năm 1959, quân đội của Fidel Castro tiến vào La Havana, quân đội của Batista đào ngũ hàng loạt và hầu như không kháng cự. Sự kiện này đánh dấu sự thành công cuộc cách mạng Cuba. Khi thua cuộc, Batista chạy trốn khỏi Cuba và sang tỵ nạn chính trị ở Mỹ.

Fidel Castro năm 1959
Một giai đoạn quá độ đã được hình thành. Manuel Urrutia Lleó, một chính trị gia không đảng phái đã được tôn lên làm Tổng thống Cuba vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Manuel đã chỉ định một luật sư và là giáo sư Đại học La HabanaJosé Miró Cardona làm Thủ tướng. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, Miró bất ngờ từ chức. Fidel Castro được chỉ định là Thủ tướng. Ông hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp. Chính phủ Castro đã tuyên án tử hình hàng trăm cựu quan chức thuộc Đảng Batista vì tội danh tham nhũng.
Hoa Kỳ ban đầu công nhận chính quyền Fidel Castro, nhưng sau khi Castro quốc hữu hóa các công ty của Hoa Kỳ tại Cuba thì quan hệ Hoa Kỳ – Cuba trở nên lạnh nhạt. Chính sách kinh tế của Castro làm cho Hoa Kỳ nghi ngờ rằng ông ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và có quan hệ với Liên bang Xô viết – đối địch với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Tháng 4 năm 1959, Castro viếng thăm Nhà Trắng nhưng Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ chối gặp, thay vào đó là Phó tổng thống Richard Nixon. Sau cuộc gặp gỡ này, Nixon cho rằng Castro là một người "ngây thơ" nhưng không nhất thiết là cộng sản.
Tháng 2 năm 1960, chính quyền Castro ký một hiệp định thương mại với Liên Xô, trong đó Liên Xô đồng ý bán dầu hỏa cho Cuba. Không thể chấp nhận một nước ngay sát mình có quan hệ thương mại với Liên Xô, Hoa Kỳ đơn phương cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 tháng 1 năm 1961. Điều này lại đẩy Cuba tiếp tục thắt chặt quan hệ với Liên Xô và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế.
Tháng 3/1960, tổng thống Mỹ phê chuẩn một kế hoạch lật đổ Castro của CIA. Kế hoạch này có ngân sách 13 triệu USD để huấn luyện một lực lượng quân sự bên ngoài lãnh thổ Cuba để tiến hành các hoạt động chiến tranh du kích. Tháng 9/1960, Allen W. Dulles, Giám đốc CIA lúc đó, đã khởi xướng các cuộc đàm phán với mafia Cuba (những kẻ đang tức giận vì Castro đã đóng cửa các nhà thổsòng bạc ở Cuba) để tiến hành các vụ ám sát nhắm vào Fidel Castro. Cục điều tra liên bang (FBI) được lệnh không tiến hành các cuộc điều tra chống lại nhóm mafia này tại Mỹ. Các đời thổng thống Mỹ tiếp theo vẫn theo đuổi chính sách ám sát Castro bằng các chiến dịch bí mật khác nhau
Ngày 17 tháng 4 năm 1961, Hoa Kỳ yểm trợ một đạo binh gồm 1.300 lính Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Heo (tiếng Anh: Bay of Pigs) nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Đó chính là sự kiện Vịnh Con Lợn. Tuy vậy, cụm quân này đã bị đánh tan hoàn toàn bởi Quân đội Cách mạng Cuba trong thời gian ngắn ngủi. Fidel Castro đã đích thân chỉ huy trận đánh trên một chiếc xe tăng T-34 dẫn đầu đội hình chiến đấu của quân đội Cuba trong cuộc chiến trên vịnh Con lợn. Đặc biệt chiếc T-34 do ông chỉ huy đã bắn hạ 2 chiếc xe tăng M4 Sherman trong khi tham chiến .
Cuộc đổ bộ thất bại và nhiều người bị bắt, chín người bị xử tử vì tội phản bội Tổ quốc. Ngày 1 tháng 5 năm 1961, ông tuyên bố Cuba là một quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa và chính thức bãi bỏ sự bầu cử đa đảng. Những người phê phán Castro cho rằng ông sợ những cuộc bầu cử sẽ khiến ông mất uy quyền. Cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người dân Cuba nghe lãnh tụ Castro tuyên bố:
Cũng trong năm đó, ngày 2 tháng 12, Castro tuyên bố rằng ông theo chủ nghĩa Marx-Lenin, và Cuba sẽ đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cuối năm 1961, ông được Liên bang Xô viết trao tặng Giải thưởng Hoà bình Lenin.
Các chiến dịch chống Cuba được Cục tình báo Mỹ CIA tiếp tục tiến hành sau đó; nhiều âm mưu ám sát Fidel Castro và ám sát thành công các quan chức khác; vụ đặt bom năm 1960 (3 người Mỹ bị giết và 2 bị bắt) và các vụ đánh bom khủng bố nhằm vào khách du lịch năm 1997; vụ đánh bom tàu của Pháp tại cảng Havana (ít nhất 75 người chết); vụ tấn công sinh học bằng virus bệnh cúm khiến nửa triệu con lợn bị chết; và vụ đánh bom máy bay chở khách của Cuba (78 người chết) của Luis Posada CarrilesOrlando Bosch. Bosch đã được tổng thống Mỹ Geogre Bush ân xá và hai hung thủ này vẫn tự do tại Mỹ bất chấp việc Mỹ tuyên bố chống chủ nghĩa khủng bố
Tỷ lệ tử vong của trẻ em là một vấn đề lớn ở Cuba. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 60 phần nghìn vào năm 1959. Để đối phó với thực trạng này, Fidel đã đưa vào hệ thống chăm sóc y tế miễn phí và bắt đầu một chương trình tiêm chủng toàn quốc. Tới năm 1980, tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống còn 15 phần nghìn. Con số này hiện ở mức tốt nhất trong số các nước đang phát triển.
Năm 1967, người bạn chiến đấu của Fidel, Che Guevara, bị Cục tình báo trung ương Mỹ sát hại ở Bolivia. Trong buổi lễ tưởng niệm Che, ngày 18 tháng 10 năm 1967, Fidel phát biểu:
"Nếu phải diễn tả hình ảnh tương lai của thế hệ con cháu mà chúng ta muốn chúng trở thành, chúng ta sẽ nói rằng: Hãy giống như Che. Nếu phải bày tỏ lòng mong ước con cháu mình sẽ được giáo dục như thế nào, chúng ta sẽ nói không chút ngần ngại rằng: Chúng ta muốn chúng được giáo dục theo tinh thần của Che".
Ngày 15 tháng 9 năm 1973, giữa lúc cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, ông đến thăm Quảng Trị, Việt Nam khi đó đang nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là chuyến thăm đặc biệt đáng nhớ nhất của không chỉ riêng ông mà còn với những người Việt Nam mà ông đã gặp như Đại tá Hồ Văn A, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cuối năm 1976, một Hiến pháp Cuba mới được xây dựng với những thay đổi về cơ cấu chính quyền. Ngày 2 tháng 12 năm 1976, Fidel Castro được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Cuba, một chức vụ vừa là nguyên thủ quốc gia của Cuba, vừa là người đứng đầu Chính phủ Cuba. Chức vụ này được Quốc hội Cuba bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, Fidel đã đắc cử suốt 7 nhiệm kỳ và giữ chức vụ này liên tục trong 32 năm cho tới khi nghỉ hưu.
Chính quyền Castro áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Chính sách này làm cho giới thượng lưu bất mãn, kể cả những người trước kia ủng hộ kháng chiến. Nhiều người trong số này trốn sang Hoa Kỳ và lập ra những tổ chức chống Fidel Castro tại Florida. Ngày 28 tháng 3 năm 1980, một chiếc xe buýt tông sập cổng tòa đại sứ Peru ở thủ đô La Habana. Trong vòng 48 tiếng, hơn 10.000 người Cuba đã nhân cơ hội tràn vào tòa đại sứ xin tị nạn chính trị. Ngày 10 tháng 4 năm 1980, Castro tuyên bố cho mọi người dân được tự do rời Cuba qua cảng Mariel ở La Habana nếu họ muốn. Khoảng hơn 125 nghìn người dân Cuba xuống tàu, trên một cuộc hành trình được Hoa Kỳ gọi là "Đoàn Tàu Tự Do" hay là cuộc di tản Mariel, đa số đến Florida, Hoa Kỳ. Cuộc di cư chấm dứt sau khi không còn người Cuba nào muốn xuống tàu ra nước ngoài nữa.
Tháng 1 năm 2004, Luis Eduardo Garzón, thị trưởng của Bogotá – thủ đô của Columbia – sau cuộc gặp gỡ với Castro nói rằng ông ta "trông có vẻ rất ốm yếu". Tháng 5 năm 2004, bác sĩ của Castro bác bỏ các tin đồn cho rằng sức khỏe Castro đang xuống dốc. Ông tuyên bố rằng Castro sẽ sống đến 140 tuổi.
Ngày 20 tháng 10 năm 2004, Castro bị vấp ngã sau khi đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh. Cú ngã này làm ông bị gãy xương tay và đầu gối. Ông ta phải trải qua ba giờ giải phẫu. Sau đó Castro viết một lá thư để đăng lên báo, đài. Trong thư ông cam đoan với công chúng rằng mình vẫn khỏe và sẽ "không mất liên lạc với quý vị".
Sau cuộc phẫu thuật dạ dày năm 2006, Fidel Castro đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai của mình là ông Raul Castro. Kể từ đó, Fidel Castro ít xuất hiện trước công chúng.
Ngày 18 tháng 2 năm 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba, kết thúc sự nghiệp chính trị sau gần 50 năm
Tổng tư lệnh cách mạng Cuba qua đời lúc 22h29 ngày 25/11/2016 giờ Cuba", Chủ tịch Cuba Raul Castro thông báo trên truyền hình quốc gia Cuba.

Cống hiến

Castro có quan điểm kiên định về đạo đức. Ông tin rằng rượu cồn, ma túy, đánh bạcmại dâm là những tội lỗi lớn. Ông coi sòng bạc và các câu lạc bộ đêm là nguồn gốc của sự cám dỗ và suy đồi đạo đức nên sau khi lên năm quyền (năm 1961), ông đã đề ra luật đóng cửa những cơ sở này. Mất đi cơ sở làm ăn, các thành viên mafia tham gia điều hành những nơi đã buộc phải rời Cuba. Hiện nay, Cuba là nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất tại khu vực châu Mỹ
Trong chế độ Batista, nhiều cơ sở dịch vụ thể hiện sự phân biệt chủng tộc khi có 2 khu dành riêng cho người da đen và da trắng (bể bơi, bãi biển, khách sạn, nghĩa địa, v.v..). Fidel đã xóa bỏ tất cả những sự phân biệt này, ông cấm các khu dịch vụ mở những khu vực dành riêng cho mỗi chủng tộc, tất cả mọi người đều bình đẳng khi sử dụng dịch vụ
Trong suốt giai đoạn lãnh đạo của mình, Fidel rất quan tâm tới phúc lợi xã hội cho người dân (giáo dục, y tế, nhà ở...). Trước cuộc cách mạng, 23,6% dân số Cuba mù chữ. Tại các vùng nông thôn, trên 50% dân số không biết đọc biết viết và 61% trẻ em không có cơ hội tới trường. Castro đã yêu cầu các sinh viên thành phố về nông thôn để dạy người dân biết chữ. Cuba giương cao khẩu hiệu: "Nếu bạn không biết, hãy học. Nếu bạn biết, hãy dạy", nhờ vậy nạn mù chữ được thanh toán. Giáo dục ở Cuba hiện nay là miễn phí ở tất cả các cấp học dưới sự kiểm soát của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, không có chuyện trẻ em bị thất học vì đói nghèo.
Tháng 1/1998, Fidel Castro đã nói về một trong những thành tựu mà ông coi là lớn nhất trong cuộc đời mình
Chính quyền Cuba điều hành hệ thống y tế toàn dân và tự gánh trách nhiêm tài chính và quản lý cho toàn bộ hệ thống. Trước cách mạng, Cuba chỉ có 6.000 bác sĩ, 64% số này làm việc ở Havana, nơi sinh sống của đại đa số những người giàu có nhất. Fidel Castro đã yêu cầu các bác sĩ phải được phân bổ đều khắp đất nước, đồng thời cho xây dựng ba trường đại học y khoa mới. Bất kỳ hoạt động y tế nào mang tính chất tư nhân để thu lợi nhuận đều bị Chính phủ Cuba nghiêm cấm. Năm 1976, chương trình chăm sóc sức khỏe Cuba được đưa thành điều 50 của Hiến pháp Cuba, theo đó quy định rằng "tất cả mọi người được quyền bảo vệ và chăm sóc sửa khỏe miễn phí".
Một số thống kê về Cuba được tờ Independent của Anh nêu ra về y tế Cuba vào năm 2006 :
  • Tuổi thọ bình quân: nam 75,11; nữ: 79,85 (Mỹ tương ứng là 75; 80,8).
  • Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: 6,22 ca tử vong trên 1.000 trẻ em (Mỹ là 6,43).
  • Tỷ lệ nhiễm HIV: dưới 0,1 phần trăm (Mỹ: 0,6 phần trăm).
  • Số bác sĩ trên 1000 dân: 5,91 (Mỹ: 2,56).
  • Số giường bệnh trên 10.000 dân: 49 (Mỹ: 33).
  • 25.000 bác sĩ Cuba đang làm nhiệm vụ nhân đạo tại 68 quốc gia. Năm 2006, 1.800 bác sĩ từ 47 nước đang phát triển đã tốt nghiệp từ 21 trường y tế của Cuba. Mỗi năm có hơn 5.000 "khách du lịch sức khỏe" đi du lịch tới Cuba, tạo ra hơn 40 triệu USD cho nền kinh tế Cuba.
  • Số bác sĩ Fidel Castro được cung cấp để gửi sang Mỹ để giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão Katrina: 1.586
Chính phủ Cuba thường xuyên cử các đoàn y tế tới các khu vực có thiên tai, dịch bệnh trên thế giới (đặc biệt tại các nước nghèo) để hỗ trợ  Kể từ khi Cuba cử một nhóm bác sĩ đến giúp Chile khắc phục hậu quả của một trận động đất năm 1960, đến nay Cuba này đã gửi hơn 135.000 nhân viên y tế đến nhiều nơi trên thế giới trong các sứ mệnh nhân đạo. "Ngoại giao y tế" tạo ra lợi ích sức khỏe và cải thiện quan hệ giữa các quốc gia là nền tảng của chính sách đối ngoại Cuba trong suốt hàng chục năm qua. Bên cạnh những giá trị về nhân đạo và tạo lập hình ảnh quốc gia, Cuba cũng được hưởng lợi kinh tế từ chính sách “ngoại giao y tế”. Cùng với các dịch vụ giáo dục, thể thao, việc cử các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm việc đưa về cho Cuba khoảng 10 tỷ USD hàng năm, trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất đối với hòn đảo này
Ngày 1/7/2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức xác nhận Cuba trở thành quốc gia đầu tiên đã thành công trong việc ngăn chặn virus HIV truyền từ mẹ sang con. Theo Giám đốc WHO Margaret Chan, thành công của Cuba là một trong những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế toàn cầu, là chiến thắng y học rất vĩ đại của nhân loại trong cuộc chiến lâu dài với HIV/AIDS. Một trong những yếu tố quan trọng là nhờ vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia toàn diện tập trung vào sức khỏe sản phụ. Tại Cuba có đến 99% bà mẹ mang thai và 100% các bé sơ sinh từ mẹ bị HIV đều được điều trị thuốc ngăn chặn phơi nhiễm HIV và các loại thuốc này miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một ký giả Việt Nam đã từng sang Cuba 4 lần từ năm 2006 đến 2014; cũng đã được làm việc với lãnh đạo Bộ Kinh tế Cuba; Bộ Nội vụ Cuba, đã nhận xét
Quả thật, tôi cũng xin phép được nhắc lại câu của Đại sứ Lê Quảng Ba nếu như nói về Cuba: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?!”.
Bấy lâu nay, thế giới và cả Việt Nam nữa – cũng không hiểu Cuba. Rất nhiều lời nhận xét về Cuba là xuất phát từ những kẻ trọc phú lắm tiền. Nói nôm na là họ coi cái gì ở Cuba cũng kém, cũng xấu. Nhưng họ không biết rằng, ở Cuba, có những điều mà ít nhất 2/3 dân số Việt Nam đang nằm mơ cũng không được như vậy.
Tất cả trẻ em Cuba đều được giáo dục miễn phí ngay từ mẫu giáo lớn (5 tuổi) cho đến khi tốt nghiệp đại học hoặc học lên đến tiến sĩ... Tất cả người dân Cuba đều được khám, chữa bệnh miễn phí và được dùng những loại thuốc tốt nhất có thể... Tất cả người dân, trẻ em Cuba đều được uống sữa tươi miễn phí... Rồi nữa, giáo dục của Cuba được xếp vào hàng tiên tiến nhất thế giới, ngang với Đan Mạch. Y tế Cuba thì đứng vào hàng đầu và họ đã chế ra được vắc-xin phòng chống bệnh ung thư và nhiều loại thuốc đặc biệt khác. Thể thao Cuba thì cũng đứng vào hàng thứ 14, 15 trên thế giới
Còn về trật tự xã hội thì quả thực đó là một thiên đường cho sự ngăn nắp, nề nếp, văn minh và sự tôn trọng các quy tắc trật tự đô thị, bảo vệ môi trường.
Đúng là người dân Cuba còn thiếu thốn bởi lệnh cấm vận dã man của Mỹ. Nhưng trong phạm vi có thể, Chính phủ Cuba đã lo cho trẻ em và người già hết mức. Đấy chính là bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những kẻ trọc phú sẽ không bao giờ nhìn thấy những điều đó bởi họ quen đến những nơi có tiền là có thể mua tất cả. Nhưng họ lại không nghĩ rằng, có những điều trong cuộc sống con người ta mà có tiền cũng chẳng thể mua được: Đó là sự hạnh phúc, bình an... Mà cũng phải nói thêm rằng, bình quân thu nhập theo đầu người của Cuba còn cao gấp 3 lần người Việt Nam. Và Cuba đã dành 54% tổng thu nhập quốc gia cho giáo dụcy tế.
Năm 2014, Cuba thống kê việc Hoa Kỳ cấm vận chống Cuba đã khiến kinh tế nước này thiệt hại 1,11 nghìn tỷ USD trong 55 năm qua (trung bình mỗi năm thiệt hại 20 tỷ USD). Trong 22 năm qua, Liên hiệp quốc năm nào cũng thông qua một nghị quyết yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận chống Cuba với sự ủng hộ áp đảo của các thành viên thể hiện sự đoàn kết ủng hộ cho Cuba. Năm 2013, bản nghị quyết đã nhận được 188 phiếu thuận và chỉ có 2 phiếu chống của MỹIsrael  (tuy nhiên, do Mỹ là nước có quyền phủ quyết ở Liên Hiệp quốc nên dù Nghị quyết có số phiếu thuận áp đảo thì vẫn không được thông qua).
Bất chấp thiệt hại do cấm vận kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức khá cao, đạt mức 18.796 USD/người/năm (theo sức mua tương đương - PPP) vào năm 2011, bằng một nửa Nhật Bản và xếp hạng 60/185 quốc gia  Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng ở mức cao (0,815 điểm vào năm 2013, hạng 44 thế giới)

Hình ảnh đại chúng

"Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Fidel luôn luôn là cam kết thực hiện Bình đẳng xã hội. Ông khinh thường bất kỳ hệ thống xã hội nào trong đó một nhóm người sống xa xỉ hơn nhiều so với đa số còn lại. Ông muốn có một hệ thống xã hội cung cấp các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người dân - đủ thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và giáo dục miễn phí. Bản chất độc đoán của cuộc cách mạng Cuba bắt nguồn phần lớn từ mục tiêu này của Fidel. Castro làm những điều mà đã thuyết phục ông ấy là đúng, là vì lợi ích của nhân dân. Bất cứ ai chống lại cuộc cách mạng và chống lại nhân dân Cuba, trong đôi mắt của Castro, chỉ đơn giản là không thể chấp nhận. Do đó, rất ít thể hiện quá trớn của tự do cá nhân - trong ngôn luận và hội họp, được chấp nhận. Đã có tù nhân chính trị - những người có những hành vi quá mức chống lại cuộc cách mạng - mặc dù ngày nay con số này chỉ khoảng 300, giảm rõ rệt so với ngày đầu của cuộc cách mạng
Wayne S. Smith, US Interests Section in Havana Chief from 1979 to 1982, in 2007.
Trong lịch sử hiện đại, Fidel Castro là một nhà lãnh đạo nhận được những nhận định mâu thuẫn. Truyền thông phương Tây miêu tả ông là một nhà độc tài   và thời gian cầm quyền của ông là dài nhất trong lịch sử Mỹ Latinh hiện đại.  tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ buộc tội ông tạo ra một "bộ máy đàn áp". Tuy nhiên, nhân dân Cuba xem ông là một vị anh hùng, người đã thực hiện cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là "Fidel vô cùng yêu mến" và tôn vinh "sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối với những người khác" cùng với "tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng". .
Nhà viết tiểu sử Leycester Coltman mô tả ông là "người nhiệt huyết, làm việc chăm chỉ, tận tâm, trung thành... rộng lượng và hào hùng" nhưng cần chú ý rằng ông sẽ không tha thứ cho kẻ thù. Ông khẳng định, Castro "luôn luôn có một cảm giác quan tâm và hài hước" nhưng có thể sẽ có "cơn thịnh nộ dữ dội nếu ông nghĩ rằng mình đã bị lăng nhục"  Nhà viết tiểu sử Peter Bourne ghi nhận Fidel có thái độ quan tâm đặc biệt với nhân dân, ông coi họ "như những thành viên trong đại gia đình khổng lồ của mình"  Nhà sử học Alex Von Tunzelmann nhận xét "mặc dù độc đoán, Castro là một người yêu nước, một người đàn ông với ý thức sâu sắc về nhiệm vụ cứu vớt nhân dân Cuba".
Sử gia và nhà báo Richard Gott coi Castro là "một trong những nhân vật chính trị khác thường nhất của thế kỷ 20", ghi nhận Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự của Chính phủ các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài như Ahmed Ben BellaNelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng
Đối với những cáo buộc từ phương Tây rằng ông là nhà độc tài, Fidel Castro tuyên bố rằng nhà nước đôi khi phải hạn chế quyền tự do của một số cá nhân để bảo vệ các quyền lợi của tập thể người dân như quyền được lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và y tế miễn phí . Bourne Castro ghi nhận rằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Castro ở Cuba hoàn toàn là từ những giá trị của bản thân con người ông. Bourne lưu ý rằng rất hiếm có một quốc gia và một dân tộc hoàn toàn ủng hộ bởi "nhân cách từ một con người" như đối với Fidel

Đời sống riêng

Những chi tiết về cuộc sống riêng tư của Castro, đặc biệt mà có dính líu tới những thành viên trong gia đình, ít được biết, bởi vì báo chí nhà nước bị cấm đề cập tới. Với người vợ đầu tiên, bà Mirta Díaz-Balart, mà ông cưới vào ngày 11, tháng 10 1948, Castro có một người con trai tên Fidel Ángel "Fidelito" Castro Díaz-Balart, sanh ngày 1, tháng 9 1949. Díaz-Balart và Castro ly dị trong năm 1955, sau đó bà cưới Emilio Núñez Blanco. Sau một thời gian cư trú ở Madrid, Díaz-Balart đã trở về Havana để sống với Fidelito và gia đình ông. Fidelito lớn lên ở Cuba; có một thời, ông làm chủ tịch ủy ban năng lực nguyên tử Cuba nhưng sau đó bị cách chức bởi chính cha mình.
Ngoài ra, Fidel có 5 người con trai khác với người vợ thứ hai, Dalia Soto del Valle: Antonio, Alejandro, Alexis, Alexander "Alex" and Ángel Castro Soto del Valle. Trong khi Fidel ở với Mirta, ông đã ngoại tình với Natalia "Naty" Revuelta Clews, sinh ở Havana vào năm 1925 và đã làm đám cưới với Orlando Fernández, đẻ ra một người con gái tên Alina Fernández|Alina Fernández Revuelta.  Alina rời khỏi Cuba vào năm 1993, hóa trang làm một du khách người Tây Ban Nha,  và xin tị nạn ở Hoa kỳ. Bà đã chỉ trích chính sách của cha mình Với một phụ nữ khác không được biết tên, ông có một người con trai khác, tên Jorge Ángel Castro. Fidel còn có một người con gái khác, Francisca Pupo (sanh năm 1953) kết quả của một cuộc tình một đêm. Pupo và chồng bà bây giờ sống ở Miami. Người viết tiểu sử về Castro, ông Robert E. Quirk ghi nhận là trong suốt cuộc đời, Fidel thường có quan hệ tình một đêm với các người đàn bà khác vì ông "không có khả năng để duy trì một quan hệ yêu đương lâu dài với bất cứ người phụ nữ nào."
Chị em gái của ông, bà Juanita Castro, từng là một nhân viên tình báo Mỹ (CIA) hoạt động chống lại chính anh em trai mình trước khi chuyển sang sống ở Hoa Kỳ ngay từ đầu thập niên 1960. Khi bà đi tỵ nạn, đã nói là "Tôi không thể hờ hững với những gì đang xảy ra trên đất nước tôi. Hai anh em của tôi, Fidel và Raúl đã biến nước tôi thành một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả. Người dân đang bị trói buộc và hành hạ bởi chủ nghĩa Cộng sản quốc tế."
Báo RFI dẫn lời sĩ quan cận vệ Juan Reinaldo Sanchez, người đã chạy sang Mỹ lưu vong năm 2008, trong quyển sách "La Vie cachée de Fidel Castro" đã cáo buộc: "Cả cuộc đời, Fidel Castro khẳng định ông không có tài sản, chỉ có một chiếc lều câu cá. Thực tế, căn lều của lãnh đạo Cuba là một hệ thống biệt thự sang trong, huy động những phương tiện hậu cần khổng lồ, chiếm trọn hải đảo Cayo Piedra mà giới lãnh đạo xã hội chủ nghĩa thường sang thăm Cuba ít ai biết."  Tuy nhiên, các nhà báo quốc tế từng tới phỏng vấn Fidel tại nhà ông đã cho biết: mặc dù được cung cấp thực phẩm và chăm sóc y tế tốt, Fidel không hề sống một cuộc sống xa hoa
Năm 2006, tạp chí Forbes từng ghi nhận Fidel có tài sản 900 triệu USD, tuy nhiên tạp chí này cũng thừa nhận ước tính này mang tính cảm quan hơn là khoa học. Sau đó, Fidel Castro đã giận dữ xuất hiện trên truyền hình để bác bỏ tuyên bố của tạp chí Forbes, gọi đó là "sự vu khống lố bịch". Chủ tịch Fidel Castro còn tuyên bố sẽ từ chức nếu Forbes chứng minh được ông có tài sản gửi ở nước ngoài, dù đó chỉ là 1 USD. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Cuba Francisco Soberon cho rằng, Cơ quan Tình báo Mỹ đứng đằng sau thông tin trên tạp chí Forbes với mục đích bôi nhọ Fidel Castro. Tháng 5/2006, nhà báo Mỹ George Galloway đã xuất hiện trên truyền hình Cuba để bảo vệ Castro. Ông nói: "Những người dân Cuba là những người duy nhất trên thế giới có một nhà lãnh đạo có thể nói rằng ông ta không có một đồng đôla riêng của mình."
Đại tá Hồ Văn A nhớ lại chuyến thăm Việt Nam năm 1973, Chủ tịch Fidel Castro khi tới Quảng Bình, thấy một dân công nữ bị ngất đã cho dừng xe, lệnh cho Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam lấy xe chở đi cấp cứu. Ngay sau đó, Fidel đã gọi điện về nước và yêu cầu sớm xúc tiến việc xây dựng một bệnh viện ngay tại khu vực này. Chỉ một thời gian ngắn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba đã ra đời ngay tại Đồng Hới, Quảng Bình. Khi về nước, Fidel vẫn nhớ tới người nữ dân công và đã gửi thuốc cùng danh thiếp kỷ niệm sang cho chị. Nhiều nhân chứng ngày ấy vẫn nhớ hình ảnh Fidel vóc dáng to lớn, mặc bộ quân phục màu xanh nhưng cử chỉ lại gần gũi đến bất ngờ
Fidel Castro nổi tiếng với giờ làm việc bận rộn, ông thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày Ông có một trí nhớ "phi thường", các bài phát biểu Castro thường trích dẫn các báo cáo và những cuốn sách ông đã đọc, ông có thể diễn thuyết về một chủ đề trong suốt nhiều giờ trước đám đông mà không cần tài liệu kèm theo  Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê các loại vũ khí, nhất là súng  và ưa thích cuộc sống ở vùng nông thôn ngoại ô thành phố.
Nói về động lực của đời mình, Fidel phát biểu:

Các vụ ám sát nhằm vào Fidel Castro

Ủy ban Giáo hội tuyên bố đã tìm ra ít nhất tám nỗ lực của tình báo Mỹ (CIA) nhằm ám sát Fidel Castro trong giai đoạn 1960-1965. Fabian Escalante, nguyên giám đốc đã nghỉ hưu của cơ quan phản gián Cuba, người được giao nhiệm vụ bảo vệ Fidel Castro, ước tính số lượng các chương trình ám sát hoặc nỗ lực ám sát của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ nhắm vào Fidel là 638 (tính tới 2006)  Các nỗ lực ám sát rất đa dạng, bao gồm xì gà tẩm độc tố hoặc tẩm thuốc nổ, bút bi chứa một ống tiêm tẩm chất độc chết người, và thuê mafia ám sát... Một số âm mưu đã được miêu tả trong một bộ phim tài liệu với tựa đề 638 cách để giết Castro phát sóng vào năm 2006 bởi Channel 4 - kênh truyền hình dịch vụ công cộng của Anh.
Castro từng nói: "Nếu sống sót sau các vụ ám sát cũng được trao huy chương Olympic, tôi nhất định sẽ giành được huy chương vàng."


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét